Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)

 

Thanh Châu: Đám tang Vũ Trọng Phụng

Thanh Châu

Không kèn không trống. Đám tang lặng lẽ đi trên đường Ngă Tư Sở - Thanh Xuân.

Trong cái đám đông đi sau chiếc xe thiên cổ phủ đầy mấy ṿng hoa, có những cái đầu bù rối, có những bộ mặt thông minh nhưng già sọm, có những người bận những áo quần mỏi mệt, mỏi mệt như bước đi của họ. Đó là những ngôi sao của văn học giới ở kinh đô. Đó là những kẻ mỗi ngày thường làm náo nức, vui buồn cả một thành thị, cả một nước. Họ là những nghệ sĩ, những nhà văn, nhà thơ, nhà báo có tên tuổi hay đương c̣n mờ tối. Những người thợ cần cù, tận tụy đương xây đài vinh quang cho một giống ṇi.

Họ cúi đầu đi, buồn nản, ngùi ngùi.

Tôi nh́n họ và nghĩ thầm:

Rồi đến lượt ai đây? trên con đường này, mới trong ṿng bốn tháng trời, tôi đă tiễn hai người “về nơi yên nghỉ cuối cùng”. Hai cái thiên tài lỗi lạc đă để lại nhiều cho đất nước: 7 Juin 1939, Tản Đà chết giữa cảnh nghèo, 13 Octobre 1939, Vũ Trọng Phụng chết v́ bệnh phổi. Cái đám người c̣n lại sống v́ cán bút, đi cạnh tôi hôm nay thưa thớt, và không được mấy ai khỏe lắm...

Gió sáng mát mẻ quá. Ánh nắng thu trong suốt và dịu dàng. Những ruộng lúa hai bên đường xanh tốt và nặng trĩu bông. Giá như không có chiếc xe thảm đạm kia, giá như không có mấy đứa trẻ rắc vàng hồ lên mặt đường để cho người ta thỉnh thoảng đạp chân lên nghe răng rắc, th́ có lẽ nhiều nhà thơ tưởng đó là một cuộc đi chơi vùng quê trong ngày chủ nhật.

Giá không có người vợ bận sô gai khóc đă lả người vịn vào kẻ đi bên cạnh mà lê bước. Giá không có đứa con gái nhỏ mồ côi, xinh xắn và ngây thơ kia mà người ta bồng trên tay cho theo chiếc xe tang. Trời! Tôi không muốn nghĩ đến lúc hai kẻ khốn nạn ấy trở về căn nhà trống lạnh với đau đớn và túng thiếu ở ngoại ô Hà Nội. Ngoại ô, quê hương của những nghệ sĩ nghèo nàn, của những kẻ mang hết tinh hoa của đời họ để cống hiến, để giải trí cả một thành thị xa hoa và bội bạc.

Đám đông lặng lẽ đi.

Tôi buồn v́ không thể nói được là tất cả Hà thành đều có đấy như ư muốn. V́ đám tang này c̣n kém bề long trọng, kém đông hơn đám tang thi sĩ Tản Đà.

Bẩy giờ sáng người ta đă bắt đầu đi. Hôm nay chủ nhật. Mà trời lại đẹp quá! Hà Nội c̣n bận nhiều chuyện khác.

Một người lạ đi cạnh tôi bỗng thở dài:

- Vũ Trọng Phụng mới 28 tuổi đầu, mà đă để lại gần hai chục cuốn. Vậy mà...

Tức th́ một người nữa lên tiếng ngắt:

- Anh ta đă chọn nhầm đất sống. Viết! Viết làm ǵ nhiều thế? Viết làm ǵ đến ho lao? Cái xă hội này không đáng được hưởng nhiều như vậy.

Nhưng, chiếc xe tang đă dừng bánh trước cổng nghĩa trang rồi. Sao chóng vậy? Có lẽ v́ người ta đă thuộc đường.

Cái cảnh quen mắt và xé ḷng kia lại diễn thêm một lần nữa ở nơi này. Những tiếng khóc nổi lên. Những người phu khiêng chiếc quan tài đi vào một con đường hẹp, rồi đặt xuống bên cạnh một cái hố sâu đă đào sẵn. Những người bạn hữu, thân quyến của người chết đă xúm đen lại đấy. Một người ở đám đông, rút trong túi ra một tập giấy đọc, đọc...

Một người nữa cũng làm y như thế sau người trước. Người ta rút khăn tay lau mắt. Người ta cảm động. Người ta ném những ḥn đất nhỏ xuống huyệt để vội vàng trở về. Có ǵ đâu! Đám tang Vũ Trọng Phụng cũng như đám tang kẻ tầm thường khác đă gửi thịt xương nơi chốn này. Người gác nghĩa trang hôm nay không tỏ vẻ ǵ khác cả.

Trên đường về tôi nghĩ đến một chuyện của Vũ Trọng Phụng viết hồi chưa nổi tiếng, đầu đề là Chống nạng lên đường. Tôi tưởng tượng con người ốm yếu, tàn tật tả trong chuyện kia chính là Vũ quân. Vũ quân cũng vừa kiệt lực, chống nạng lên đường. Nhưng đây là đường vinh quang của những vị bất tử. Vũ quân đă bước qua khải hoàn môn của các nhà văn.

Bây giờ th́ Vũ Trọng Phụng không cần phải ở ngoại ô thành phố đề tránh nạn đắt đỏ, khó khăn chật vật và mưu hồ khẩu như Tản Đà khi trước nữa. Đă có một thế giới thật yên lành đón đợi anh. Từ nay anh không cần viết nữa. Và, trước căn nhà lẹp xẹp số 73 đường Cầu Mới, nếu có một ngày mà đất nước này biết ơn những người con đă hy sinh cho đất nước, th́ con cháu chúng ta sẽ có khi được đọc trên một tấm biển đồng khắc những chữ này:

“Đây là nơi nhà tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đă từ trần bốn tháng sau thi sĩ Tản Đà, ở gian bên cạnh”.

Tao Đàn, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, 1939