Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)

 

Tam Lang: Vài kỷ niệm về Vũ Trọng Phụng

Tam Lang

 

Có lẽ tôi là người thứ nhất đă được chứng kiến những bước chập chững đầu tiên của Vũ Trọng Phụng văn sĩ.

Anh bạn quá cố hăy tha thứ cho tôi cái tội đă khuyến khích anh, xúi giục anh bỏ cán bút của người thư kư để nắm lấy cán bút của nhà văn. Tôi nói ra đây là để xưng tội chớ không phải để kể công, v́, đẩy anh vào cái cạm văn chương, khiến anh tận tụy v́ nó mà yểu mệnh, đó đă chẳng phải là một cái công đáng kể.

Nghĩ đến anh và thương anh, tôi tưởng không ǵ hơn là kể lại một vài kỷ niệm về anh. Tôi muốn cho những bạn đọc trung thành của anh biết rơ anh hơn, biết rơ anh tức là biết rơ cái cảnh huống cơ cực của số đông bọn người cầm bút.

Hồi ấy, vào năm 1930, đứng chủ trương bộ biên tập Ngọ Báo, một buổi sáng mùa đông - tôi c̣n nhớ lắm - tôi tiếp được một phong thư trong có một vài chữ viết. Tôi không nhớ nhan đề bài ấy, chỉ biết rằng bài tả cảnh đôi vợ chồng son ngồi trên balcon gác nói chuyện, trong trắng... Dưới bài kư tên: Vũ Trọng Phụng. Tôi chú ư đến bài truyện ngắn ấy ngay v́ nó có một lối văn đặc biệt, vượt trên hết cả những bài đă đăng trong mục “Chuyện Ngọ báo” hồi ấy. Lược bỏ một vài đoạn thừa, c̣n, tôi cho đăng nguyên văn.

Truyện ấy đăng trên báo rồi, cách vài hôm, một người bạn tôi, ông Tô Chân Nho, cho tôi hay rằng bài ấy tả cảnh đôi vợ chồng mới cưới ở phố Hàng Bạc. Tác giả nó, người cùng phố, hiện đang làm thư kư đánh máy ở nhà in I.D.E.O.

Và, mấy hôm sau, tôi tiếp được luôn mấy bài nữa - bài nào cũng đánh máy rất cẩn thận - của ông Vũ Trọng Phụng nào đó mà tôi chưa biết mặt. Tôi chú ư nhất mấy bài tả những chuyện dâm đăng. Cái đề đă là quá bạo, mà lối văn lại tả chân một cách bạo hơn nữa, bạo đến sỗ sàng - th́ sự thật, tự nó chẳng sỗ sàng là ǵ? Hồi ấy, văn tả chân c̣n là một món hàng hiếm trong văn học. V́ ưa lối văn tả chân của những bài ấy, tôi không thể đừng không cho đăng trên tờ Ngọ Báo. Một bài tả về chuyện dâm đăng đăng lên rồi, tôi liền bị ông Bùi Xuân Học, chủ nhiệm tờ báo tôi đang làm, cự kịch liệt.

Sau đó ít lâu, một buổi, tôi tiếp ở ṭa soạn Ngọ Báo một ông khách. Ông ta tự giới thiệu là Vũ Trọng Phụng. Thoạt trông người ông, gầy g̣ xanh xao, tôi có ngay một cảm tưởng na ná như thế này:

- Thảo nào! Ông tả con người dâm đăng đúng đến thế!

Câu chuyện giữa ông Phụng và tôi, cố nhiên không ra ngoài vấn đề văn chương. Ông Phụng tỏ ư chán nản chân thư kư lắm rồi. Ông nói thích cái đời làm báo hơn cái đời “cạo giấy” và tuy lần đầu nói chuyện mới biết nhau mặc dầu, ông không ngần ngại nhờ tôi giới thiệu vào ṭa soạn Ngọ Báo. Tôi nhận lời giúp nhưng ṭa soạn Ngọ Báo hồi ấy đủ người rồi, không thể lấy thêm ông Phụng vào được nữa. Tôi cố nói với ông Học lấy ông sang giúp việc bên trị sự v́ ông đánh máy thạo. Ông Học bằng ḷng.

Thế là, với một số lương không lấy ǵ làm cao, Vũ Trọng Phụng đă kiêm cả hai việc: đánh máy bên trị sự và viết bài bên ṭa soạn. Nhưng cũng chẳng được bao lâu, ông Phụng phải thôi. V́ ông Bùi Xuân Thành, thân sinh ông Học, và là chủ nhân thực hiệu nhưng ẩn danh của tờ Ngọ Báo thấy công việc bên trị sự bê trễ đă tỏ ư bất măn về ông Phụng.

Trước khi thôi Ngọ Báo, ông Phụng có sang từ biệt tôi ở ṭa soạn. Tôi vừa buồn mất một bạn đồng sự vừa tiếc mất một bạn đồng nghiệp, tuổi tuy trẻ mà cái tài c̣n hứa hẹn nhiều ở tương lai. Tôi bắt tay ông ngậm ngùi hẹn thế nào cũng có ngày cùng nhau cộng sự trong trường văn nghiệp.

Ngày ấy, buồn thay, đă không bao giờ có.

Tôi thật vô duyên với anh.

Đă có một lần, “suưt nữa” chúng tôi đă cộng sự với nhau trong một ṭa báo, nhưng chỉ “suưt nữa” thôi, v́ một sự cản trở ngoài ư định của chúng tôi. Lần ấy, một người thầu khoán trẻ tuổi, bạn tôi, định lấy tờ Bắc kỳ thời báo của Dương Tự Tám và xuất tiền làm manchette báo và ít nhiều bài đă đưa nhà in rồi. Sở Mật thám liền gọi ông Tám ra cho biết: nếu ông nhường báo ấy cho ai th́ Chính phủ rút giấy phép. Ông Tám không dám để cho người bạn tôi làm nữa. Nguyên do, th́ ra chỉ tại chúng tôi. Có thế thôi! Bộ biên tập dự lập có ba người: Vũ Trọng Phụng, Phùng Bảo Thạch và tôi, thế là lại chia tay nhau mỗi người một ngả. Để kỷ niệm cuộc cộng sự “suưt nữa” th́ thành ấy, tôi chỉ c̣n giữ lại được tấm ảnh dưới đây.

Bẵng đi mấy năm, tôi không gặp anh nữa. Tên anh, tôi cũng đă hầu quên bởi không thấy nó trên một tờ báo nào.

Anh chàng Vũ Trọng Phụng văn sĩ của tôi đă gác cây bút nhà văn lên giá, đi cầm cây bút của người thư kư vô danh rồi chắc?

Kế mưu sinh! “Phải! Có lẽ chỉ v́ chuyện mưu sinh” tôi tự bảo, v́ tôi biết gia cảnh nhà anh: anh là cột trụ của một gia đ́nh. Kế mưu sinh! Ôi! Chỉ v́ mi mà bao đấng anh tài đă mai một!

Trên tờ Ngọ Báo, tôi đă bỏ, không viết lối văn “Những cái ... mắt thấy” để thử tập một lối khác chưa có trong văn chương Việt Nam: lối phóng sự. Tôi bắt đầu viết Tôi kéo xe.

Đùng một cái, tôi thấy hiện ra trên tờ Nhật Tân thiên phóng sự Cạm bẫy người của Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Rồi liên tiếp, hoặc trên tờ báo ấy, hoặc trên báo khác, những thiên phóng sự khác kế tiếp nhau ra đời: nào Kỹ nghệ lấy Tây, nào Cơm thầy cơm cô, v.v...

Đọc những thiên phóng sự ấy, tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng, về mặt phóng sự - một lối văn tôi khởi xướng ra đầu tiên, đă bỏ tôi xa lắm.

Sau này, lúc cái tên “Vũ Trọng Phụng” đă là tên rất quen đối với những người biết cầm tờ báo đọc, từ Bắc chí Nam, th́ ít khi tôi có dịp gặp người bạn trẻ mà tôi đă được tiếp chuyện 7-8 năm trước, một ngày mùa đông rét làm run tay bút.

Hai chúng tôi, mỗi người một nơi: tôi “bền sĩ tượng” trong một tờ báo hàng ngày, anh, lận đận nhảy hết từ tờ tuần báo này sang tờ tuần báo khác, hai chúng tôi bận rộn về công việc, không mấy lúc được gặp nhau, nói chi đến sự có thời giờ nhàn rỗi đến thăm nhau.

Rồi, một ngày kia, tôi nhận được một cánh thiếp hồng: Vũ Trọng Phụng cưới vợ.
Tôi lo cho anh hơn mừng.

Tôi nghĩ bụng: một cây bút, mặc dầu không lúc nào ráo mực, làm sao đủ chung cho hai nhân mạng những nhu cầu trong cái thời buổi khó khăn này?

Tôi, một người cầm bút và người chồng đă hối chót đi nhận một người đàn bà làm vợ để làm khổ lây người ta, nay trông thấy một người đồng hội đồng thuyền sa chân xuống hố, nỡ nào không ái ngại thay!

Hồi sau này, do những bạn bè chung kể lại, tôi mới hay rằng Phụng đă có con, rồi Phụng ốm...

Cho đến đầu năm nay, một buổi sáng, tôi ngạc nhiên khi thấy Phụng mang cái thân h́nh hom hem gầy guộc như con măn ốm đến chơi tôi ở phố Hàng Bạc. Theo sau anh là một ông khách lạ.

Câu thứ nhất anh nói khi gặp tôi, tôi c̣n nghe đâu như mới nói hôm qua.

-Vào nhà anh khó hơn vào dinh ông Toàn quyền.

Ư anh muốn nói đến chơi tôi ít gặp khi có nhà.

Hai chúng tôi, người ở giữa phố, kẻ ở cuối phố, tuy cách nhau chỉ có một con đường mà thật như người ở châu Âu, kẻ ở châu Mỹ.

Anh giới thiệu với tôi ông khách lạ. Đó là ông Ngươn Long, người thay mặt cho một nhà xuất bản lớn trong Nam, ra đây kiếm người viết.

Tôi rót nước mời khách. Ông Ngươn Long đă nâng chén, c̣n anh Phụng th́ không.

Anh gạt tay mà nói:

- Tôi ho. Xin anh tha cho, đừng bắt uống.

Tôi đă có nghe nói anh bị bệnh ho. Anh có ư tốt không muốn uống nước e truyền ác bệnh cho tôi. Cảm ơn anh! Nhưng hỡi bạn! Bạn biết đâu chẳng đợi bạn truyền sang, ác bệnh ấy đă ẩn nấp trong tim phổi những kẻ lao tâm mà thiếu chất bổ lực như anh, như tôi, như đa số con nhà cầm bút!

Anh cho tôi biết mục đích cuộc đến thăm tôi.

Th́ ra ông Ngươn Long muốn đi kiếm người viết cho nhà xuất bản của ông mà chưa t́m thấy một ai. V́, theo lời anh Phụng nói, nhiều nhà văn cũng như anh đă kư hợp đồng với nhà Tân Dân không thể viết cho người khác được nữa.

Nhớ đến một số ít nhà văn c̣n “tự do” chưa bị bó buộc bởi một hợp đồng nào, anh Phụng đă nhắc đến những tên: Thiết Can, Trương Tửu, Nguyễn Vỹ... và nhờ tôi hướng dẫn ông bạn Sài G̣n đi t́m những đồng nghiệp ấy. Rồi anh cáo từ về trước, kêu là không đi được nhiều, để mặc hai chúng tôi đi đến nhà bạn Thiết Can.

Anh Phụng quả đă yếu đến thế ư?

Anh c̣n yếu hơn thế nữa.

Ai ngờ đâu.

Buổi sáng thứ bảy 14 October, tôi đang ngồi sửa bài cho báo Con Ong tại nhà in Lê Cường th́ bà Lê Cường đi vào hỏi tôi:

- Ông biết tin ông Phụng mất chưa?

- Thưa đă. Ông nhà vừa cho tôi hay.

Vừa rồi, phải, ông Lê Cường đă cho tôi hay. Tôi cũng không cảm động cho lắm, chỉ hơi ngạc nhiên. Bởi v́, tôi vẫn đợi cái tin buồn ấy, biết rằng một ngày kia nó sẽ đến, nhưng không ngờ nó đến vào ngày hôm nay. Sao chóng thế?

Nhưng, than ôi! chóng hay chầy rồi nó cũng đến. “Phụng khó ḷng sống qua vụ rét này”. Thiết Can, dạo nọ, nhân một cuộc phỏng vấn, có đến thăm anh, về nói với tôi như thế.

Cái chết, anh đă nắm chắc trong tay rồi! Nó c̣n chạy đi đâu? Anh c̣n chạy đi đâu?

Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là có cớ lắm chứ!

Tai ác là làm sao bà Lê Cường lại thêm một câu:

- Viết văn khổ lắm các ông ạ! Nghĩ măi nát gan nát óc làm ǵ mà chẳng chóng chết!

Bà chủ nhà in và nhà xuất bản Lê Cường cũng biết thế ư? Quí hóa thay! Nhưng nào ai mượn bà than giùm số phận con nhà văn chúng tôi! Câu than thân đó phải để chúng tôi nói ra, và chỉ chúng tôi mới có quyền nói.

Câu than ấy, thương ôi! đă không bao giờ chúng tôi nói ra.

Và chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến sự tự cứu chúng tôi nữa.

Và chưa bao giờ! Phải, nhưng bây giờ, bây giờ anh Phụng, một nhà văn sĩ nghèo từng sống trong cảnh thiếu thốn và v́ thiếu thốn mà chết. Bây giờ đă là lúc chúng tôi nghĩ đến sự tự cứu chúng tôi chưa?

Tôi tưởng rằng đă đến lúc.

Trông gương hiện tại anh Phụng nằm xuống, nghĩ đến những kẻ sau này sắp theo chân anh Phụng, tôi đă xót xa thương cảm cho đời chúng tôi, đám văn sĩ nghèo.

Tôi đă nghĩ, nhân dịp này, triệu tập anh em nhà văn để lập nên một đoàn thể mục đích chỉ là tương trợ lẫn nhau, gọi là lấy một phần ngh́n những khi thiếu thốn.

Cùng buổi ấy, tôi đă gặp những bạn: Nguyễn Tuân, Nguyễn Đ́nh Lạp, Lê Bá Chấn, Nguyễn Đức Long, Thiết Can. Tôi nảy ra ư tưởng muốn bàn với anh em điều dự định của tôi, trước khi triệu tập một cuộc họp hết thẩy anh em làng văn làng báo.
Tôi muốn bàn với những anh em có mặt câu chuyện nghiêm trọng ấy. Nhưng, họp ở đâu?

Nếu không là ở nơi...

Cái lầu hồng của bọn gái giang hồ đặt ra để làm ǵ? Nếu không phải để làm nơi tụ họp của những giai tứ chiếng? Ai bảo chúng tôi không là bọn giai tứ chiếng?

Thế là ngay tối hôm ấy chúng tôi đă qua cầu sông Cái.

Và ngay đêm hôm ấy, chúng tôi đă nói chuyện nhiều về thân thế và văn chương Vũ Trọng Phụng, trước khi bàn đến dự án lập hội tương trợ của các nhà văn nghèo.

Chúng tôi đă thao thức suốt đêm hôm thứ bảy. Chúng tôi đă nằm bên ngọn đèn dầu lạc chờ sáng. Và, khi trời c̣n lờ mờ, chúng tôi đă trở dậy, đi bộ trong sương sớm, vượt hai cái dốc, qua mấy nhịp cầu để về cho kịp gặp mặt Vũ Trọng Phụng, người bạn thân yêu và thương tiếc của chúng tôi, lần cuối cùng.

Lần cuối cùng, chúng tôi đă gặp anh trong chiếc áo quan trên đặt bát cơm khô, trên bát cơm khô có hai cây đũa tre đóng cọc giữ lấy cái trứng.

Vũ Trọng Phụng đă trở về với đất.

Chúng tôi trở lại xă hội loài người.

                                                 Novembre 1939


Tao Đàn, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, 1939