Bùi Huy Phồn: Nhớ và nghĩ về Vũ Trọng Phụng

Bùi Huy Phồn

(Trịnh Thúy Hà ghi)

Tôi hơn Vũ Trọng Phụng một tuổi, nhưng vào làng văn sau anh vài ba năm. Tôi nhớ lần đầu tiên gặp Vũ Trọng Phụng ở một tiệm thuốc phiện của mụ Đốc Trịnh, sau đền Bà Kiệu, bờ hồ Hoàn Kiếm, do một người bạn giới thiệu: “Vũ Trọng Phụng nó nói tới mày luôn sau khi đọc mấy bài thơ và truyện ngắn của mày. Hôm nào, tao dẫn đến gặp nó”.

Bước vào căn pḥng ánh sáng âm u, dập dờn bên dưới là một dăy sập đôi trải đệm hoa, trên mỗi sập có treo một cái lọng mở sẵn, người bạn đưa tôi đến thẳng nơi Vũ Trọng Phụng đang nằm, trước mặt một người bồi tiêm.

Hút xong điếu thuốc, không hiểu điếu thứ bao nhiêu, nhà văn ngồi dậy bắt tay chúng tôi, rồi quay bảo bồi tiêm mời tôi một điếu. Tôi từ chối:

- Cảm ơn anh tôi không biết hút.

Phụng dằng lấy dọc tẩu chuyển sang bạn tôi, vừa nói gần như mắng:

- Muốn làm nhà văn mà không biết hút thuốc phiện th́ viết hay sao được!

Tôi phân trần về hoàn cảnh sức khỏe của ḿnh, lúc bấy giờ Phụng mới mỉm cười thân mật.

- Nói thế chứ, chẳng nên đa mang làm ǵ cái của nợ này. Tôi sở dĩ phải hút v́ phổi yếu, có thể nghi là bị ho lao, nên bác sĩ khuyên ḿnh cứ hút thuốc phiện đi là khỏi, đến nỗi bây giờ bệnh chẳng biết có khỏi không, nhưng chắc chắn ḿnh đă trở thành dân “bẹp” thực thụ.

Tôi liếc nh́n xung quanh chỗ Phụng nằm, thấy la liệt, một số sách và báo tiếng Pháp, như báo Nhân đạo (L’Humanité) của Đảng cộng sản Pháp, báo Gringoire của Đảng Xă hội, báo Đọc (Lu), hầu hết là báo tiến bộ Pháp lúc bấy giờ.

Sau khi trao đổi với nhau về một số chuyện văn chương, về thời sự, về một số nhân vật đương thời, chúng tôi đă trở nên thân nhau như đôi bạn. Lúc về, anh Phụng ghi cho tôi địa chỉ của anh ở số nhà (tôi quên) phố Hàng Bạc và hẹn tôi thể nào cũng tới thăm, để c̣n nói chuyện nhiều hơn nữa.

Tục ngữ Pháp có câu “Văn tức là người” nhưng với Vũ Trọng Phụng từ khi tôi quen biết anh tới khi anh qua đời, câu ngạn ngữ ấy có nghĩa ngược lại. Đó là một con người thật thà đôn hậu, có nghĩa, có t́nh, có trước có sau, hoàn toàn không giống như văn phong trong tác phẩm của anh. Sự việc để minh họa th́ rất nhiều, tôi chỉ xin nêu ra đây một vài ví dụ:

Tôi lập gia đ́nh trước anh Phụng, lúc c̣n chưa quen nhau. Khi anh cưới vợ tức chị Mỵ Nương, mẹ cháu Mỵ Hằng bây giờ, anh có cho tôi biết tin và mời tới ăn cơm, với một số bạn bè thân. Biết tôi c̣n túng, anh bảo tôi:

- Cậu cứ mừng ḿnh một đôi câu đối, thuê viết lên liễn Tàu để ḿnh treo ở nhà làm kỷ niệm.

Tôi nghĩ mấy đêm ngày, cũng không ra một đôi câu đối ưng ư, nên đến hôm cưới đành phải mua một cái caravat đưa mừng và khẩn khoản xin lỗi:

- Ḿnh hay làm câu đối thật đấy, nhưng quen làm câu đối đả kích thiên hạ, chả nhẽ nay bạn thành lập gia đ́nh, lại dùng văn chương đả kích bạn hay sao!

Hơn một năm sau, vợ tôi sinh cháu gái đầu ḷng, tôi vắng Hà Nội ít lâu, khi ra gặp lại Phụng, anh hỏi tôi bốp chát:

- Đi đâu mà mất mặt lâu thế, ông bạn?

Tôi tŕnh bày lư do “mất mặt”, anh nghe xong tỏ vẻ rất mừng, và hỏi thăm sức khỏe của vợ tôi và cháu.

Chuyện tưởng thế là xong, không ngờ hai hôm sau, anh đưa tới nơi tôi ở trọ một hộp sữa bột “Gigô” kèm theo chiếc mũ và đôi tất len trẻ em nhờ tôi chuyển về cho cháu ở quê, theo đúng phong tục quà cáp mừng tặng truyền thống tốt đẹp của các cụ xưa.

Cũng thời gian này có lẽ thấy “ông vua” thuốc lậu Hồng Khê, ngoài việc mở cửa hàng thuốc cao đan hoàn, c̣n mở thêm nhà in Lê Cường, tờ Hà nội báo, lại thêm nhà xuất bản Lê Cường, danh tiếng, lợi lộc đều “lẫy lừng”, một ông vua thuốc lậu khác, Lê Huy Phách em họ ông trên, cũng mon men vào nghề chữ nghĩa. Ông làm một bữa cơm thịnh soạn mời anh Vũ Trọng Phụng và tôi, cùng một vài "vệ tinh" khác đến dự để bàn việc làm ăn. Trong khi đang hăng hái, cao đàm khoát luận, vị vua thuốc lậu nọ lỡ miệng nói xách mé:

- Cái bọn thằng Lưu Trọng Lư viết lách có ra cái quái ǵ...

Vũ Trọng Phụng chưa cần nghe hết đă dằn cả chén cả đũa xuống mâm, chỉ tay thẳng vào mặt chủ nhân bữa tiệc:

- Nói cho anh biết, anh không được hỗn như thế. Chỉ có chúng tôi là những người cùng nghề mới có thể gọi nhau là thằng nọ thằng kia chứ anh chỉ là tên bán thuốc tim la mới nhoi lên, chứ là cái thá ǵ mà dám nói bậy?

Bữa cỗ hôm đó đă tàn lụi đi không một hồi âm trở lại.

Khi tờ Tiểu thuyết thứ năm và tờ Hà Nội báo không c̣n nữa, Vũ Trọng Phụng được Nguyễn Giang, con cụ Nguyễn Văn Vĩnh, mở lại tờ Đông Dương tạp chí và mời Vũ Trọng Phụng về làm chủ bút. Riêng Vũ Trọng Phụng, để lấp kín mỗi số báo, đă viết rất nhiều bài bằng nhiều thể loại khác nhau kư nhiều bút danh khác nhau. Chính Phụng cũng không bao giờ ư thức được rằng trong số báo tháng 10/1937, anh có bài viết “Nhân sự chia rẽ của đệ tam và đệ tứ quốc tế” đăng trên tạp chí này đă là một cái cớ cho nhiều nhà phê b́nh lên án anh là một cây bút nguy hiểm về chính trị. Một số chúng tôi thỉnh thoảng có gửi bài đăng. Ngoài ra, tôi c̣n nhớ cũng vào dịp này, tôi có gửi một bài thơ đưa Phụng đăng lên tạp chí Đông Dương số tết:

Ḿnh nghĩ thân ḿnh rơ đắng cay
Ba mươi mùng một đến rồi đây
Văn chương bán chẳng ma nào chuộng
Công nợ xoay quanh mặt đă dày
Tướng số đợi chờ, thôi hăo cả
Mả mồ kết phát cũng huyền thay
Có ngờ ở thiện c̣n mang nạn
Ông quyết đi theo giặc những ngày.


Cả bảy câu thơ trên không có vấn đề ǵ, riêng câu tám gây sự tranh luận trong ban biên tập. Đa số người có ư kiến nói với tác giả nên đổi lấy câu kết khác, v́ nếu để chữ cũ “ông quyết đi theo giặc những ngày” mật thám nó có thể kết tội cho ḿnh, nói bóng gió chữ “giặc” mà gây khó khăn cho tờ báo th́ gay go. Riêng Vũ Trọng Phụng th́ trước sau vẫn bảo vệ cho ư muốn của tôi “giặc đây là giặc cướp giặc cỏ, chứ có phải là giặc Pháp hay giặc ǵ đâu”. Và cuối cùng, lấy quyền tối hậu quyết định của chủ bút, anh đă cho đăng bài thơ. Quả nhiên, sau bọn mật thám có chất vấn câu thơ đó thực. Nhưng anh Phụng kiên quyết bảo vệ ư kiến của ḿnh, nên không có việc ǵ xảy ra.

Ít lâu sau, nhắc lại chuyện này, tôi tủm tỉm cười hỏi lại Phụng:

- Giặc là giặc cướp, đó là ư kiến của anh và cũng là ư kiến của tôi, nhưng trong thâm tâm anh hiểu ư tôi muốn nói giặc là giặc nào?

Anh trả lời tôi, không cần suy nghĩ:

-  Th́ anh muốn nói giặc là giặc Pháp chứ là giặc nào. Bạn đọc ai chẳng nghĩ như thế, cứ riêng ǵ anh là tác giả, tôi là chủ bút.

Mấy chục năm về sau có những nhà phê b́nh lên án Vũ Trọng Phụng làm Đông Dương tạp chí là làm cho địch, rồi nhâng nhâng đắc chí ḿnh là học giả uyên thâm nhưng rơ ràng là một việc làm thiếu chính xác, một lập luận không có cơ sở.

Trong kháng chiến chống Pháp, vấn đề Vũ Trọng Phụng yên ắng đi được trên mười năm. Khoảng mùa hè năm 1961 năm 1962 ǵ đó, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam có tổ chức một cuộc hội thảo về nhà văn Vũ Trọng Phụng mà về sau này tôi mới biết những cuộc họp này do Hoàng Văn Hoan đứng giật dây bên trong. Có người tâu với Hoàng Văn Hoan, lúc ấy đương phụ trách những công việc ở cơ quan cấp cao, rằng Vũ Trọng Phụng viết bài “chửi cộng sản” ở Đông Dương tạp chí (bài đă nói ở trên). Thật ra, đấy chỉ là một bài báo của một người không có chính kiến nhất định đă khen chê lung tung cả đệ tam đệ tứ. Hoàng Văn Hoan đọc bài báo này, phẫn nộ gọi Vũ Trọng Phụng là “văn gian” và tổ chức đánh bằng “thảo luận học thuật” cho có vẻ khoa học.

Thành phần dự hội thảo rất đông, khoảng gần một trăm người, đa số là các nhà phê b́nh, nghiên cứu văn học, các cán bộ giảng dạy văn ở mấy trường đại học, và mươi anh em sáng tác. Hội thảo sắp sửa bắt đầu, có thêm Hoàng Văn Hoan đủng đỉnh đến “với tư cách là quan sát viên”. V́ từ đầu đến cuối buổi hội thảo ông ta không phát biểu ǵ cả. Qua chừng năm, bảy người phát biểu ư kiến, cuộc họp chia ra làm hai phe đối lập nhau rơ rệt.

Phe thứ nhất, đa số là những vị không biết, không đọc Vũ Trọng Phụng v́ cứ nghe nội dung phát biểu rất cay cú rất hăng để lên án người đă khuất bằng đủ lời đao to búa lớn, song hầu hết đều không có nội dung. Người th́ cho văn của Vũ Trọng Phụng là thứ văn chương tự nhiên của chủ nghĩa đồi trụy, khiêu dâm. Người th́ cho con người Vũ Trọng Phụng là tay sai đế quốc thực dân, là bảo thủ, là tờrốtkit.

Phe thứ hai, phần đông đều là những người cùng thời với Vũ Trọng Phụng như các nhà văn Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Lưu Trọng Lư, Như Phong, Hoài Thanh và tôi... bằng những lư lẽ xuất phát từ hiện thực đời sống xă hội lúc bấy giờ và đặc biệt xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi người cầm bút đối với nhà văn quá cố. Thí dụ: khi nhà phê b́nh Vũ Đức Phúc lên án Vũ Trọng Phụng làm tờ Đông Dương tạp chí tức là làm tay sai cho giặc Pháp, tức th́ nhà văn Nguyễn Công Hoan đập lại: “ Nếu nói ai dính dáng ǵ với giặc Pháp đều là làm tay sai cho chúng th́ những người như anh, như tôi, như chúng ta... cũng đều là tay sai như thế cả. Chỉ biết chắc chắn rằng trong cái thời đại những nhà văn, nhà báo chúng tôi mà lúc đó anh Vũ Đức Phúc chưa có (nói theo nghĩa bóng), cho nên anh không biết rằng hễ kẻ nào th́ thọt ở Sở mật thám, hay làm tay sai cho giặc, là chúng tôi tẩy chay, hỏi không thèm đáp, gặp không thèm bắt tay”.

Cuộc hội thảm kéo dài mất đẫy một ngày sôi nổi, nhưng đến lúc hết giờ, cũng không kết luận nổi phe nào đúng, phe nào sai.

Sau chừng hơn một tháng, một hôm tôi nhận được giấy của nhà thơ Tố Hữu mời đến tận nhà dự cuộc hội thảo tiếp về Vũ Trọng Phụng. Kỳ này số người họp ít hơn so với lần trước rất nhiều. Lúc đến tôi chỉ thấy có mấy người. Các anh Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Nguyên Hồng và một số người khác mà tôi không nhớ.

Hôm đó đă sang tiết thu 1962, tôi nhớ thế, v́ trên hai bàn bày sẵn những bộ đồ trà tiếp khách có đặt những chùm nhăn lồng Hưng Yên. Mới nói được vài câu chuyện giao đăi chung chung, th́ Hoàng Văn Hoan lại kềnh càng đến để mà, vẫn như lần trước, không tham gia ư kiến ǵ cả.

Cuộc hội thảo lần này, chúng tôi tuy không ai bảo ai mà mọi ư kiến đều tập trung vào điểm đánh giá đúng mức con người Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của anh. Ngoài những ư kiến của chúng tôi trong kỳ họp trước được lặp lại, c̣n thêm những luận cứ mới trong kỳ hội thảo này được nêu ra. Tôi nói về nhân cách Vũ Trọng Phụng khi anh c̣n là chủ bút Đông Dương tạp chí như đă thuật lại ở phần trên để tự chúng ta nhận xét lấy, xem anh có phải là tay sai cho giặc Pháp không.

Cuộc hội thảo lần này cũng rất sôi nổi, nhiệt t́nh, nhưng được kết thúc trong êm thấm, mặc dù người chủ tŕ hội thảo, nhà thơ Tố Hữu, cũng không có ư kiến kết luận. Chúng tôi ra về vui vẻ như trút được gánh nặng. Nhưng than ôi, chỉ ít lâu sau, không nhà xuất bản nào dám đụng đến việc tái bản Vũ Trọng Phụng; ở nhà trường thôi trích giảng văn Vũ Trọng Phụng; ở cấp đại học chỉ giảng về Vũ Trọng Phụng như một trường hợp ngoài lề và tiết học ấy được đặt tên là “vấn đề Vũ Trọng Phụng”.

Bây giờ tôi hỏi: thế th́ có ai nói cấm, có văn bản nào của đoàn thể hay chính quyền đă chỉ thị về cung cách đối xử như thế với tác phẩm Vũ Trọng Phụng? Không ai nói công khai, không có công văn chỉ thị nào cả, ngoài một thứ kiểu như “thư luân lưu” dài hàng chục trang đánh máy của Hoàng Văn Hoan cho một số người thân cận tung đi mà tới nay tôi đă nh́n tận mắt thấy một vài chỗ c̣n lưu trữ được, cộng với những cái hiệu lực ngầm nào đấy lan tràn dữ dội, độc ác.

Âu cũng là thói quen làm việc của một thời của số người vô trách nhiệm nhưng lại tự vỗ ngự là có tinh thần trách nhiệm cao!

Chúng ta đều biết nỗi oan khiên của Vũ Trọng Phụng, một nhà văn hiện thực lớn không những chỉ ở trong nước mà c̣n được đánh giá cao ở nước ngoài. Thế mà đột nhiên ngót hai mươi năm nay đă bị một số người đánh cho tới tấp như thế nào.

Nỗi đau và hờn tủi ấy không những đối với người đă khuất, nó c̣n làm liên lụy đến gia đ́nh cháu Vũ Mỵ Hằng, người con gái duy nhất của nhà văn, từ ngày cháu chào đời cho tới nay đă gần năm chục tuổi đầu.

Tôi nhớ măi hồi tôi c̣n khỏe, hàng năm thường rủ bạn bè cùng tới thăm gia đ́nh vợ chồng cháu Hằng, nhất là từ khi cụ bà thân sinh ra Phụng và chị Phụng mất đi. Năm nào hoặc v́ bận, v́ đi công tác xa không xuống Cầu Mới được, khi gặp lại cháu Hằng tuy không nói ra miệng, nhưng qua khóe mắt, qua cử chỉ chúng tôi đều hiểu cháu đang nghĩ: chắc bố Phụng cháu không có vấn đề ǵ thêm nữa, nên các bác mới xuống thăm như thế. Và mỗi lần, hễ đọc báo, nghe đài thấy ai nói tới bố một cách công bằng, cởi mở, cháu đều đi khoe tin đó với bà con thân thuộc. Ngược lại, khi nào nghe ai nói không tốt về bố, vợ chồng cháu và con cái lại buồn lo đến mất ngủ quên ăn.

Mấy năm gần đây, sau lần tái bản tiểu thuyết Vỡ đê và gần đây việc in Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (gồm ba quyển) do nhà xuất bản Văn học chủ trương, tập truyện ngắn Cái ghen đàn ông, phụ trương tạp chí Tác phẩm văn học của Hội nhà văn Việt Nam, việc tổ chức những buổi hội thảo để đánh giá một cách khoa học tác phẩm và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật to lớn của Vũ Trọng Phụng được tổ chức ở Hà Nội cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh là những biểu hiện tốt đẹp. Nhưng riêng tôi và một số người ít nhiều hiểu biết Vũ Trọng Phụng đều thấy đây mới chỉ là bước đầu. Chúng ta nên có những buổi thảo luận công khai hơn, thẳng thắn đĩnh đạc hơn rồi đi tới những quyết định xứng đáng với vị trí Vũ Trọng Phụng trong văn học sử và cũng để đánh thức một vài nhà nghiên cứu phê b́nh nào đó cho đến bây giờ vẫn c̣n cố nói: “Văn nghệ chúng ta có bị trói bao giờ mà nay bảo là cởi”.

Nguồn:

Báo Người Hà Nội, số 79 ra ngày 1/7/1988

Vũ Trọng Phụng - Con người và tác phẩm, Nguyễn Hoàng Khung và Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, Nxb. Hội Nhà văn, H., 1994, tr. 48-55.