Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)




 

Nguyễn Hoành Khung: Nh́n lại và suy nghĩ xung quanh một 'vụ án' văn học [1/2]

Nguyễn Hoành Khung

 

Lịch sử văn học Việt Nam có không ít những hiện tượng phức tạp, song phức tạp, sóng gió như Vũ Trọng Phụng th́ thật hiếm có. Sự nghiệp văn chương của nhà văn chết trẻ này có số phận thăng trầm thật lạ lùng. Ít có nhà văn nào gây được sự chú ư đặc biệt của giới văn học, giới giáo dục, giới lănh đạo và công chúng rộng răi, hơn hết mọi nhà văn cùng thời và cũng có lúc, bị vùi sâu dưới đất đen, như chưa có nhà văn nào bị vùi dập đến thế. Vấn đề Vũ Trọng Phụng đă từng nhiều lần gây tranh căi, có khi nảy lửa, song vẫn cứ treo lơ lửng không được giải quyết và là một nghi án kéo dài, như để khiêu khích dư luận suốt trong nhiều thập kỷ.

Vũ Trọng Phụng, có thể nói thành “vấn đề” ngay từ khi vừa xuất hiện trên văn đàn. Những truyện ngắn sáng tác đầu tay đăng trên tờ Ngọ báo năm 1930, theo một bài hồi kư của Tam Lang là “tả những chuyện dâm đăng”, “cái đề đă là quá bạo, mà lối văn lại tả chân một cách bạo hơn nữa, bạo đến sỗ sàng”. Cũng theo bài viết trên, ông Bùi Xuân Học, chủ tờ Ngọ báo đă “cự kịch liệt” Tam Lang về việc cho đăng những truyện đó. Rồi Không một tiếng vang (1931), vở “dân sinh bi kịch” có nội dung hiện thực tố cáo rơ rệt, đă bị tờ báo của nhóm Tự lực văn đoàn điểm bằng những lời lẽ chế giễu.

Đến những phóng sự Cạm bẫy người (1933) và Kỹ nghệ lấy Tây (1934, in thành sách 1936) th́ Vũ Trọng Phụng trở nên rất nổi tiếng. Báo Tràng An gọi Vũ là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Phùng Tất Đắc viết giới thiệu cuốn Kỹ nghệ lấy Tây với sự tán thưởng nhiệt liệt. “Cuốn sách này, tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hạng những công tŕnh có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công tŕnh có thể vạch hướng cho văn nghệ, những công tŕnh giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này”. Như vậy, Vũ Trọng Phụng mặc nhiên được khẳng định là một kiện tướng của khuynh hướng văn học tả chân tiến bộ đương thời.

Năm 1936 là năm lao động văn học phi thường, cho thấy sức sáng tạo dồi dào lạ lùng của ng̣i bút Vũ Trọng Phụng. Ngày 1 tháng giêng, ông bắt đầu cho đăng tiểu thuyết Giông tố trên tờ Hà nội báo. Giông tố “đă làm nổi danh tức th́ một tiểu thuyết gia, bên cạnh nhà phóng sự đă biết. Sự thành công có vẻ như một “scandale”, một trái bom nổ vào thành tŕ những quan niệm văn chương nền nếp lương thiện khi đó”. Liền sau đó cũng trên Hà nội báo, ông cho đăng tiếp tiểu thuyết Số đỏ (mà sau này Nguyễn Khải gọi là “cuốn sách ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”) phóng sự Cơm thầy cơm cô - thiên phóng sự hay nhất trước cách mạng; một loạt truyện ngắn: Bộ răng vàng. Hồ sê líu hồ líu sê sàng… Rồi tiểu thuyết Vỡ đê đăng trên tờ Tương lai, rồi cả tiểu thuyết Làm đĩ… Tất cả đều trong một năm 1936.

Chắc chắn Số đỏ và nhiều trang viết khác của Vũ Trọng Phụng đă làm chạm nọc nhóm Tự lực. Đồng thời, cách viết táo bạo khi đề cập đến cái dâm của nhà văn đă gây nên phản ứng ở một số người. Cuốn Dứt t́nh vừa xuất bản cũng có tiếng vang rộng răi được nhiều tờ báo phê b́nh: Đông tây, Tràng An, Đuốc nhà Nam…

Trên tờ báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn, số 51, ra ngày 14.3.1937, xuất hiện bài Dâm hay không dâm? kư tên Nhất Chi Mai lên án đích danh Vũ Trọng Phụng, với những lời lẽ đả kích cay độc. Bài báo gọi Vũ Trọng Phụng là hạng “văn sĩ nửa mùa, loè đời bằng cái học vấn sơ học”, rồi cao giọng: “Mục đích bài này không phải để vạch cái hành tung đáng ngờ của nhà văn xă hội Vũ Trọng Phụng mà chính là vạch cái bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy của văn ông ta”. Đáng chú ư là Nhất Mai Chi không chỉ kết tội Vũ Trọng Phụng viết những điều “bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ dáy” mà c̣n lên án toàn bộ tư tưởng tác phẩm Vũ Trọng Phụng với thái độ hằn học không che dấu.

“Kết luận, tôi phải nói cái cảm tưởng của tôi khi đọc Vũ Trọng Phụng.
“Đọc xong một đoạn văn, tôi thấy trong ḷng phẫn uất, khó chịu tức tối.
“Không phải phẫn uất khó chịu cái vết thương xă hội tả trong câu văn, mà chính là v́ cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn nhỏ nhen ẩn trong đó.
“Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, môt tư tưởng lạc quan. Đọc xong, ta tưởng nhân gian là một nơi địa ngục và xung quanh ḿnh toàn những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng.
“Phải chăng đó là tấm gương phản chiéu tính t́nh, lư tưởng của nhà văn, một nhà văn nh́n thế giới qua cặp kính đen và một cội nguôn văn cũng đen nữa”.

Vũ Trọng Phụng đă lập tức “đạp” lại bài “phê b́nh” mang giọng thóa mạ đó bằng bài: “Để đáp lời báo Ngày nay. Dâm hay không Dâm?” trên tờ Tương lai ra ngày 25-3-1937. Nhà văn bỏ qua những lời hạ nhục vô văn hóa, cùng lối nói bóng gió xỏ xiên về “hành tung đáng ngờ” của ông, trước hết ông vạch ra rằng Nhất Chi Mai chẳng phải là “một độc giả” như lời báo Ngày nay nói, một thủ đoạn ném đá dấu tay, mà chính là “tay trợ bút cũ của báo Phong hóa giờ đây đổi tên”. Tức là ông coi bài báo chính là tiếng nói của nhóm Tự lực. Rồi từ đó, ông lần lượt trả lời từng điểm một, vừa công kích đối phương, vừa tuyên bố quan điểm của ḿnh. Bài báo của Vũ Trọng Phụng có giọng đĩnh đạc, đanh thép không ngờ:

“Khi dùng một chữ bẩn thỉu tôi chẳng thấy khoái trá như khi các ông t́m được một kiểu áo phụ nữ mới mẻ, những lúc ấy, tôi chỉ thấy thương hại cái nhân loại ô éu bẩn thỉu, nó bắt tôi phải viết như thế, và nó bắt các ông phải chạy xa sự thực bằng những danh từ điêu trá của văn chương. Các ông quen nh́n một cô gái nhẩy là một phụ nữ tân thời vui vẻ trẻ trung, hy sinh cho ái t́nh hoặc cách mạng lại gia đ́nh. Riêng tôi, tôi chỉ thấy, đó là một người đàn bà vô học, chẳng có thi vị, lại hư hỏng, lại bất hiếu bất mục nữa, lại có nhiều vi trùng trong người nữa. Tôi không biết gọi gái đĩ là nàng – chữ ấy nó thi vị lắm – hoặc tô điểm cho gái đĩ ấy những cái thi vị mà gái đĩ ấy không có, đến nỗi đọc xong truyện người ta chỉ thấy một gái đĩ là làm gương cho thế gian noi theo!

“… Đó, thưa các ông, cái chỗ bất đồng ư kiến giữa chúng ta (…) Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiẻu thuyết là sự thực ở đời… Cứ một chỗ trái ngược nhau ấy cũng đủ khiến chúng ta c̣n xung đột nhau nữa…”.

Đáp lại lời Nhất Chi Mai lên án ông có tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen, nhà văn viết:

“Hắc ám, có! v́ tôi vốn là người bi quan, căm hờn, cũng có, v́ tôi cho rằng cái xă hội nước nhà mà lại không đáng căm hờn, mà lại cứ “vui vẻ trẻ trung”, trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ v.v… như các ông chủ trương th́ một là không muốn cải cách ǵ xă hội, hai là ích kỷ một cách đáng sỉ nhục.
“C̣n bảo nhỏ nhen, th́ là thế nào?
“Tả thực các xă hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đăng của bọn người có nhiều tiên, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xă hội công b́nh hơn nữa, đừng có những chuyện ô uế, dâm đăng, mà bảo là nhỏ nhen, th́ há dễ Zola, Hugo, Malraux, Dostoievki, Maxime Gorki lại không cũng là nhỏ nhen?
“Nếu các ông không muốn sờ lên gáy th́ thôi, bao nhiêu chuyện thanh cao, tao nhă, cao thượng của loài người xin các ông cứ cố mà hương hoa khấn khứa. Tôi xin để cái phần ấy cho các ông. Riêng tôi xă hội này, tôi chỉ thấy khốn nạn, quan tham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà cái xa hoa chơi bời của bọ giàu th́ thật là những câu chửi rủa vái cái xă hội dân quê thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột. Lạc quan được cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xă hội chó đểu này là hay ho tốt đẹp, rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi h́nh quả tim để đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ư tôi, thế là giả dối, là tự ḿnh lừa ḿnh và di họa cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực”.

Chúng tôi phải trích dẫn hơi dài v́ đây là một bài bút chiến sắc bén rất đáng chú ư, thực tế là bản tuyên ngôn nghệ thuật bằng chính luận đầu tiên và cũng là duy nhất của trào lưu “tả thực”, “vị nhân sinh” tiến bộ khi đó. Cuộc bút chiến vượt khỏi tính chất một tranh căi b́nh thường trong phê b́nh văn học để mang ư nghĩa một cuộc đụng độ tất yếu giữa hai khuynh hướng văn học đang nổi lên mạnh mẽ đương thời; khuynh hướng “lạng mạn tư sản” của Tự lực văn đoàn và khuynh hướng “tả chân xă hội” của Vũ Trọng Phụng và “các nhà văn cùng chí hướng” với ông. Với bài bút chiến, Vũ Trọng Phụng có ư thức nhân danh những nhà văn tả chân, vị nhân sinh để tấn công vào khuynh hướng văn học tư sản của nhóm Tự lực, lúc này đă lộ rơ bản chất trưởng giả ích kỷ và đang bị dư luận tiến bộ lên án. V́ vậy, ông có thái độ tự tin và giọng văn dơng dạc, hùng hồn của người biết ḿnh nắm chính nghĩa, chân lư và có sức mạnh, biết đằng sau ḿnh có dư luận đông đảo làm hậu thuẫn.

Thật ra, trong quan niệm viết “sự thực ở đời”, trong cái nh́n xă hội, nhất là trong lập luận về quyền viết cái “dâm” của Vũ Trọng Phụng vẫn có chỗ chông chênh, chưa thật ổn. Song, điều chủ yếu là ông đă nói lên tiếng nói đanh thép, đầy sức thuyết phục của một khuynh hướng văn học chân chính, với một tinh thần chiến đấu cao, mà ông là đại diện xứng đáng nhất lúc ấy, và giới văn học cùng công chúng tiến bộ đương thời đă sẵn sàng bỏ qua những hạn chế của ông để nhiệt liệt hoan nghênh ông như một cây bút kiệt xuất của văn học “tả chân xă hội”, “vị nhân sinh”.

Cái chết của Vũ Trọng Phụng sau đó (ngày 13 tháng 10 năm 1939) đă gây xúc động mạnh trong giới văn học. Xung quanh đám tang sơ sài của một nhà văn nghèo xấu số là những hoạt động sôi nổi của nhà văn nghèo xấu số là những hoạt động sôi nổi của làng văn Hà Nội. Họ tự phát họp lại thành hai nhóm để… tưởng niệm Vũ Trọng Phụng, một cách hội họp tưởng niệm đặc biệt, đúng với cung cách sinh hoạt của giới văn nghệ sĩ nghèo lúc bấy giờ. Nguyễn Tuân đă kể lại “một đêm họp đưa ma Phụng” đó, thật thấm thía. Rồi họ ra một số tạp chí Tao đàn đặc biệt về Vũ Trọng Phụng vào dịp này, với những hồi kư, tiểu luận, phê b́nh, câu đối, điếu văn… kư tên nhiều cây bút quen biết của giới văn chương Hà Nội đương thời. Tất cả đều biểu lộ niềm thương tiếc chân thành, sự trân trọng cảm phục đối với người bạn văn trung thực, đầy tài năng vừa thiệt phận. Cái chết của Vũ Trọng Phụng cũng gần giống cái chết của Tản Đà bốn tháng trước, ở ngay số nhà bên cạnh, phố Cầu Mới đă làm nổi bật bi kịch của kiếp nhà văn nghèo bị xă hội đồng tiền vụi dập, càng nung nấu tâm sự chua xót phẫn uất của những kẻ làm nghề văn khi đó. Trong tờ tạp chí, bên cạnh những lời lẽ có phần ồn ào của Nguyễn Vỹ, Trương Tửu, là những lời chân thành, đầy niềm cảm phục của Ngô Tất Tố (Gia thế ông Vũ Trọng Phụng), Nguyễn Tuân (Một đêm họp đưa ma Phụng), Lan Khai (Con người Vũ Trọng Phụng)… có thể nói qua tạp chí, Vũ Trọng Phụng đă được đề cao hơn bất cứ nhà văn nào đương thời. Ông được so sánh với Balzac, được coi là “nhà văn của thời đại” người chiến sĩ tranh đấu đến phút cuối cùng, một nhà văn mà cái thiên tài không c̣n nghi ngại được”, “xứng đáng với sự tôn sùng của tất cả các văn hữu, được đặt vào vị trí vinh quang của những người bấy tử”…

Sau Cách mạng, vấn đề Vũ Trọng Phụng lại có nhiều dịp trở lại. Vào năm 1946, ở Hà Nội, nhà xuất bản Minh Đức tổ chức kỷ niệm Vũ Trọng Phụng, song không có tiếng vang mấy.

Trong kháng chiến chống Pháp, một lần Vũ Trọng Phụng được đề cập đến. Đó là Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt bắc năm 1949. Giới văn nghệ thảo luận về xây dựng nền văn nghệ mới, hiện thực xă hội chủ nghĩa, đă nhắc đến Vũ Trọng Phụng như là người tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực, song là “hiện thực cũ”. Đây là những ư kiến lướt qua, chưa phải là đă nghiên cứu thấu đáo, song chứng tỏ rằng Vũ Trọng Phụng vẫn gây được ấn tượng đậm trong giới văn nghệ và giá trị hiện thực tố cáo trong tác phẩm của ông được mọi người mặc nhiên thừa nhận, biểu dương.

Sau ḥa b́nh lập lại ở Miền Bắc (1954), nhất là khoảng 1956-1957, khi công việc biên soạn sách giáo khoa, sách văn học sử được đẩy mạnh, các tác phẩm có giá trị trước cách mạng được chọn lọc để in lại th́ Vũ Trọng Phụng được chú ư đặc biệt. Trên tờ Văn học Xô Viết (Lettre sovietique) của nước bạn, số 9-1955, Nguyễn Đ́nh Thi gọi Vũ Trọng Phụng là “nhà tiểu thuyết trác việt của văn học Việt Nam”, trên báo Nhân dân số ra ngày 27-10-1956 Nguyễn Tuân giới thiệu Giông tố sắp tái bản cho rằng tác phẩm đă “nói một cái ǵ rất lớn, và nói lên cái hoài băo rất lành rất đẹp của tác giả, coi Vũ Trọng Phụng “đường hoàng đi vào cơi bất diệt của văn xuôi Việt Nam”. Nguyên Hồng cũng viết lời giới thiệu cuốn sách bằng những lời khẳng định sôi nổi. Các tác giả cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập III dành một chương riêng cho Vũ Trọng Phụng, “người có một địa vị không ai tranh giành được trong ḍng văn học hiện thực trước cách mạng”. Tác phẩm Vũ Trọng Phụng được chính thức đưa vào chương tŕnh giảng dạy ở trường phổ thông, chương tŕnh khoa ngữ văn các trường đại học. Như vậy, thời gian này, Vũ Trọng Phụng rất được đề cao, tuy người ta cũng nói đến mặt hạn chế của ông. Và cũng có ư kiến, như của Văn Tân, phát biểu trên tạp chí Văn, sử, địa tháng 6-1957 cho rằng đề cao như vậy là quá đáng v́ “chưa thực sự đi sâu vào tác phẩm của Vũ Trọng Phụng” và hầu như “bỏ quên những nhà văn cùng thời (…) như Ngô Tất Tố chẳng hạn”.

T́nh h́nh cho đến lúc đó chưa thành vấn đề ǵ đáng kể. Chỉ từ khi, một số cây bút của nhóm Nhân văn – Giai phẩm cũng ra sức đề cao Vũ Trọng Phụng, mà nói như Hoài Thanh, họ có “cái dă tâm dùng văn học cũ đả kích vào Đảng, vào chế độ”, “xem Vũ Trọng Phụng là sáng suốt hơn Đảng”, th́ vấn đề chuyển sang một hướng khác và rồi sẽ đi rất xa. Tập sách Vũ Trọng Phụng với chúng ta gồm những bài kư tên Phan Khôi, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Cầm… đều một giọng đề cao Vũ Trọng Phụng. Nói cho đúng, không phải mọi ư kiến trong tập sách đều là “xằng bậy” đều có “dă tâm chống chế độ” mà trong đó cũng có những nhận định nghiêm chỉnh, thể hiện thái độ trân trọng thành thật đối với nhà văn. Nhưng ư đồ của một số người cầm đầu là điều dễ thấy.

Cuốn tiểu luận Vũ Trọng Phụng – nhà văn hiện thực của Văn Tâm được viết trong bầu không khí đó. Cho đến nay, đây là công tŕnh dày dặn đầu tiên soạn khá công phu đă nghiên cứu toàn diện và hệ thống hơn cả về Vũ Trọng Phụng. Cuốn sách tương đối phong phú về tư liệu, có những ư kiến có giá trị phát hiện, song do chưa có tinh thần khách quan khoa học cần thiết nên sự đánh giá không tránh được thiên lệch, một chiều.

Khi tập trung đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm th́ việc đề cao Vũ Trọng Phụng cũng được xem lại. Có người phát hiện Vũ Trọng Phụng đă viết bài báo dài Nhân sự chia rẽ giữa Đệ Tam và Đệ Tứ quốc tế, ta thử ngó lại cuộc cách mạng cộng sản ở Nga từ lúc khởi thuỷ cho đến nay, đăng nhiều kỳ trên Đông Dương tạp chí (từ số 20, ra ngày 25-9-1937), với những lời lẽ dường như đề cao Trốtzki, xúc phạm Lênin, Xtalin. Do không chịu đi sâu t́m hiểu thấu đáo vấn đề, người ta đă vội vă cho rằng Vũ Trọng Phụng có vấn đề chính trị nghiêm trọng!

Một tinh thần cảnh giác trong điều kiện chưa nắm chắc vấn đề khi đó là dễ hiểu và cần thiết. Song lẽ ra, để chống việc đề cao Vũ Trọng Phụng một cách vô căn cứ ḥng lợi dụng tên tuổi nhà văn cho những ư đồ riêng, th́ phải đi sâu nghiên cứu hiện tượng văn học rơ ràng là phức tạp này một cách khoa học, thấu đáo để có sự đánh giá đúng đắn. Song, đáng tiếc là người ta đă thay việc nghiên cứu khoa học thường “chồn chân mỏi gối” bằng việc ném ra vội vă những ư kiến phủ nhận Vũ Trọng Phụng nặng nề. Bài báo Nhà văn với quần chúng lao động của Nguyễn Đ́nh Thi đăng trên Nhân dân, ngày 1-5-1958, viết trong dịp phát huy thắng lợi của cuộc đấu tranh chóng nhóm Nhân văn – Giai phẩm muốn rút ra bài học cho giới văn nghệ là cần tiếp tục ḥa ḿnh vào đời sống lao động của quần chúng đă liên hệ với trường hợp Vũ Trọng Phụng như một điển h́nh phản diện: “Theo tôi, một bên là tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của Khái Hưng hay Nhất Linh, một bên là khuynh hướng gọi là “tả chân xă hội của Vũ Trọng Phụng hay Vi Huyền Đắc, đó chỉ là hai mặt của cùng một ḍng văn học tư sản trước cách mạng – ḍng văn học đó bắt nguồn trong lối sống mục nát của những người trưởng giả bóc lột hoặc ăn bám bóp hầu bóp cổ nhân dân lao động”. Xếp Vũ Trọng Phụng, một nhà văn suốt đời nghèo túng và suốt đời cầm bút để vạch mặt “những lớp người trưởng giả bóc lột” vào ḍng văn học tư sản của lớp người trưởng giả bóc lột” đó th́ phải thật dũng cảm, hoặc rất ư hài hước!

Tháng 6-1960, Viện văn học (mới thành lập) đă tổ chức cuộc hội thảo mấy ngày liền về Vũ Trọng Phụng, với sự có mặt đông đảo nhiều nhà nghiên cứu, phê b́nh văn học ở Hà Nội. Các ư kiến phát biểu đă cung cấp thêm nhiều tài liệu, gợi ư cho việc t́m hiểu về con người, tư tưởng và sáng tạo của Vũ Trọng Phụng, song ư kiến đánh giá phần lớn rất xa nhau. Cuộc họp không đi tới một sự nhất trí nào, ngoài sự nhất trí rằng Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng đầy mâu thuẫn, hết sức phức tạp: nhà văn sở trường về đề tài ăn chơi, trụy lạc, lưu manh, đĩ điếm bị mang tiếng “khiêu dâm” ấy chính là một người sống rất mực thước, khuôn phép, một người con có hiếu, người bạn tín nghĩa. Và có quan điểm đạo đức rất bảo thủ; rất nghèo, nhưng vừa bênh vực vừa thương cảm lại vừa miệt thị người nghèo; khinh ghét bọn tư sản, quan lại, thực dân nhưng lại nhiều lúc ca ngợi chúng, khinh bỉ chúng cả “giống người” nhưng lại cảm phục riêng nhiều người, mà trong những người được cảm phục có cả Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh – những kẻ cộng tác đắc lực với thực dân Pháp – và cả Nguyễn Thái Học, Kư Con và Trần Huy Liệu, những chiến sĩ yêu nước, cách mạng; vừa có quan hệ với bọn trốtkít Huỳnh Văn Phương vừa đi lại và có nhiều thiện cảm với nhóm Tin tức (cộng sản); vừa tỏ ra tán thành thuyết “trực trị” của Nguyễn Văn Vĩnh, vừa thiện cảm với “chủ nghĩa quốc gia” lại hướng về cả “chủ nghĩa quốc tế” (cộng sản); và với Đảng cộng sản th́ vừa ca ngợi, vừa như bôi nhọ, cuối cùng, chẳng biết theo “chủ nghĩa” ǵ. C̣n tác phẩm th́, vừa có chủ nghĩa hiện thực phê phán, vừa có chủ nghĩa tự nhiên, lại vừa có cả chủ nghĩa lăng mạn tiêu cực v.v…

Hoàng Văn Hoan khi đó là Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch quốc hội - đă dự cuộc hội thảo ở Viện Văn học, và sau đó đă gửi tới Viện một bài viết nhan đề Một vài ư kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam.

Viện Văn học đă không công bố bài viết cực đoan giống như bản tuyên án cuối cùng đó nên ít người được đọc nó. Song giới văn học có loáng thoáng nghe nói đến nó. Không có ǵ lạ là người ta lại càng tỏ ra cảnh giác hơn với tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Chúng bị đưa ra khỏi chương tŕnh nhà trường, chẳng những không được in lại mà hầu như bị cấm lưu hành và bị liệt vào loại đồi truỵ, phản động. Sách báo nghiên cứu hoặc né tránh Vũ Trọng Phụng, hoặc có nói đến th́ thường là nghiệt ngă, nặng về phê phán! Vũ Đức Phúc trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 (Nhà xuất bản Văn học, 1964) viết: “Vũ Trọng Phụng đă viết một số tác phẩm có hại, nhưng ông đă cống hiến một số tác phẩm có giá trị hiện thực nhất định. Chỗ tốt của ông ta thực tốt, nhưng chỗ dở lại nhiều hơn và nghiêm trọng. Nhưng ông ta là một nhà văn có tài nên đă ảnh hưởng tới nhiều nhà văn khác”. Nhà nghiên cứu cũng khẳng định một số h́nh tượng nhân vật của Vũ Trọng Phụng là những “điển h́nh bất hủ”. Như vậy, sự đánh giá tuy nặng nề song c̣n có mức
độ. Đến cuốn Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1954) (Nhà xuất bản Khoa học, 1971), th́ nhà nghiên cứu lại đặt hẳn Vũ Trọng Phụng vào khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa với một loạt tội nặng nề: “cái nh́n tàn nhẫn đối với xă hội, khinh miệt nhân dân lao động, có khi đề cao đế quốc, đề cao bọn Tơrốtkít, chống Đảng cộng sản”, “tuy chống lối sống lăng mạn nhưng lại đẻ ra nhiều tác phẩm có tính chất khiêu dâm ghê gớm”, “có khi tác hại hơn văn học lăng mạn tiêu cực”.

Trong bầu không khí thành kiến đó, khó ai có thể phát biểu một ư kiến công bằng về nhà văn đang bị… trù dập. Thậm chí việc nghiên cứu nghiêm chỉnh, tranh luận thẳng thắn để giải quyết vấn đề trên tinh thần khoa học cũng bị ngăn cản. Và vấn đề Vũ Trọng Phụng hầu như bị gác lại, cứ treo lơ lửng trong dư luận như một nghi án, lắm khi thật nhức nhối. Người ta tỏ ra rất thận trọng, cảnh giác với việc đề cao chừng nào đó của Vũ Trọng Phụng, nhưng lại chẳng mấy thận trọng, cảnh giác với thái độ thiếu khoa học, dẫn đến sự phủ nhận phũ phàng đối với nhà văn. Thế là, Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông đành ch́m trong “sự im lặng đáng sợ” kéo dài.

Hết phần 1. Mời các bạn đọc tiếp phần 2 =======>