Tiếp theo phần 1

 

Nguyễn Hoành Khung: Nh́n lại và suy nghĩ xung quanh một 'vụ án' văn học [2/2]

Nguyễn Hoành Khung

Thật ra, vẫn có không ít ư kiến thẳng thắn, tỉnh táo, không bằng ḷng với sự đối xử bất công với Vũ Trọng Phụng! Một số bạn văn của Vũ Trọng Phụng từng gần gũi hiểu rơ ông, đă lên tiếng bênh vực, “giải oan” cho ông trong các hồi kư của ḿnh hoặc phát biểu trong các hội nghị văn học. Một ít nhà nghiên cứu vẫn lặng lẽ, kiên tŕ lượm lặt tài liệu, mài sắc phương pháp, đi sâu giải quyết vấn đề một cách khoa học và khẳng định vị trí không thể thay thế được của Vũ Trọng Phụng trong văn học sử dân tọc. Song, mấy tiếng nói lẻ tẻ đó không thể đảo ngược t́nh h́nh.

Vẫn phải đến gần đây, trong luồng gió đổi mới mạnh mẽ của đất nước, vấn đề Vũ Trọng Phụng mới chính thức được đặt lại, tên tuổi nhà văn mới được phục hồi một cách dứt khoát. Việc xuất bản Tuyển tập Vũ Trọng Phụng năm 1987 là sự kiện có ư nghĩa chấm dứt một vụ án kéo dài lâu nay. Nhân việc tác phẩm Vũ Trọng Phụng “từ cơi chết trở về chói lọi” đó, nhiều cuộc nói chuyện, hội thảo kỷ niệm Vũ Trọng Phụng được tổ chức tự phát, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Buổi nói chuyện kỷ niệm 75 năm sinh nhà văn tại Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô ngày 6-12-1987, với sự có mặt đông đảo nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê b́nh văn học, đă diễn ra trong không khí đầy hào hứng, xúc động. Sau Tuyển tập Vũ Trọng Phụng các tác phẩm của nhà văn được in lại liên tiếp: Vỡ đê, Số đỏ, Giông tố, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, tập truyện ngắn lấy tên Cái ghen đàn ông v.v…

Công cuộc đổi mới mang tính chất thời đại hiện nay như một luồng gió mạnh và lành, có tác dụng “cởi trói” tư tưởng và đă trả lại vị trí xứng đáng cho nhiều tên tuổi của văn học dân tộc mà trước đây đă bị vùi dập bất công trong đó có Vũ Trọng Phụng.

*

V́ đâu mà một nhà văn đầy tài năng và tâm huyết, lại bị đối xử phũ phàng đến thế trong chế độ xă hội chủ nghĩa của chúng ta? Mối “phong vận kỳ oan” ấy là bởi đâu? Dứt khoát không phải là do bản thân chế độ, và cũng dứt khoát không phải do đường lối văn nghệ của Đảng.

Như đă thấy, Vũ Trọng Phụng bị cuốn vào cơn lốc tai ương là từ khi bị nhóm Nhân văn – Giai phẩm đưa vào cuộc. “Thằng bán tơ kia giở mối ra”… Song cũng không thể quy tất cả cho những người trong nhóm Nhân văn. Trong lịch sử văn học, đâu thiếu những vụ lợi dụng văn học phục vụ cho ư đồ riêng, và văn chương bị vạ lây khi Phạm Quỳnh gây nên phong trào suy tôn Truyện Kiều với động cơ bán nước, th́ các cụ nghè Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng đă vạch trần cái “tà thuyết” đó. Và, tiếc thay các cụ cùng lớn tiếng kết án luôn cả Truyện Kiều là “ai dâm sầu – oán, đạo dục tang bi”, gọi Kiều là “con đĩ Kiều”… Ném con chuột, các cụ đă nhằm cả vào cái lọ quư. Hiện tượng ấy lại được lặp lại với lập luận: Nhóm Nhân văn đề cao Vũ Trọng Phụng, in Tự lực văn đoàn là do “cái giai cấp tính của bọn Nhân văn đă đánh hơi rất nhạy cái ǵ là của bọn họ”. Cái logic thật là tiện lợi: “Nhân văn” đề cao Vũ Trọng Phụng và Tự lực văn doàn, vậy th́ Tự lực văn đoàn - Vũ Trọng Phụng – Nhân văn là cùng một giuộc, cùng chung “giai cấp tính”, và v́ thế
mới có cái nhận định kỳ quặc rằng Vũ Trọng Phụng, cùng với Tự lực văn đoàn, là cùng một ḍng văn tư sản… “bắt nguồn trong lối sống mục nát của những người trưởng giả bóc lột” như đă dẫn ở trên!

Mỗi hiện tượng văn học phức tạp là một thử thách đối với công tác nghiên cứu phê b́nh. Vụ án Vũ Trọng Phụng – một trang sử đáng xấu hổ trong đời sống văn học của chúng ta – cho thấy mặt yếu kém cần khắc phục của ngành nghiên cứu văn học của ta. Có thể nói, đó không có ǵ khác là bệnh xă hội học dung tục với những biểu hiện khác nhau.

Ở trường hợp Vũ Trọng Phụng, lối nghiên cứu xă hội học dung tục thể hiện tập trung nhất ở cái nh́n đồng nhất văn học và chính trị, lấy tư tưởng chính trị của nhà văn làm căn cứ duy nhất để đánh giá tác phẩm. Và từ đó, việc nghiên cứu duy nhất để đánh giá tác phẩm. Và từ đó, việc nghiên cứu văn học có khi rút lại thành việc “điều tra lư lịch”, việc lượm lặt những lời lẽ phát biểu về chính trị của nhà văn.

Vũ Trọng Phụng bị kết tội nặng đến thế chủ yếu v́ ông bị coi là “có vấn đề” nghiêm trọng về chính trị: “đề cao đế quốc, đề cao tờrốtkít, chống Đảng cộng sản” (!)… Có thể nói rằng, quan điểm chính trị của một nhà văn dù có ảnh hưởng quan trọng đến mấy đối với sáng tác của ông ta, th́ cũng không thể quyết định toàn bộ giá trị của chúng. Người nghiên cứu văn học mác-xít nào không biết đến t́nh trạng có mâu thuẫn trong thế giới quan, trong sáng tác cảu nhiều nhà hiện thực cổ điển, và chẳng phải những L.Toixtoi, Ph.Dôxtoiepxki, những Phạm Thái, Nguyễn Du, đều có “vấn đề” về tư tưởng chính trị cả đó sao! Nhưng dù vậy th́ về Vũ Trọng Phụng, cho đến nay cũng chưa thấy ai đưa ra được chứng cứ ǵ xác đáng về hoạt động gọi là phản động của ông, trong khi đó đă có không ít ư kiến của những bạn văn gần gũi nhà văn lú sinh thời bác bỏ có căn cứ những lời kết án “mười phân hồ đồ” về chính trị đối với ông. C̣n về bản chất tư tưởng chính trị của Vũ Trọng Phụng – một vấn đề khá phức tạp, thoạt nh́n th́ thấy rất khó hiểu – chúng tôi đă có dịp đề cập, ở đây xin chỉ nói qua. Xét kỹ có thể thấy rằng, dù nhà văn ca ngợi một công sứ thực dân hay một viên tri huyện, một trí thức tư sản xu hướng quốc gia hay một nhà cách mạng quốc tế, dù hướng về Đảng cộng sản hay phát biểu ủng hộ phái “trực trị” Nguyễn Văn Vĩnh th́ thực chất, ông vẫn đứng trên lập trường cải lương mà thôi. Mà chủ nghĩa cải lương có thể nói là quan điểm chính trị phổ biến của toàn bộ giới trí thức đương thời, trừ số rất ít may mắn giác ngộ cách mạng. Tất nhiên cần phân biệt những quan điểm cải lương có màu sắc giai cấp khác nhau, có chủ nghĩa cải lương của nhóm Tự lực đặc tư sản, và có tư tưởng cải lương của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…những trí thức tiểu tư sản nghèo căm ghét sâu sắc trật tự thuộc địa thiết tha cải thiện đời sống quần chúng lao động, mong mỏi sự đổi thay nhưng chưa nhận thức được chân lư cách mạng .C̣n tội ác “Đề cao bọn Trốtkít, chống Đảng cộng sản” của Vũ Trọng Phụng th́ thế nào? Căn cứ của lời buộc tội ghê gớm đó chủ yếu là bài báo Nhân sự chia rẽ giữa Đệ tam và Đệ tứ…đă nói trên và h́nh tượng ông già Hải Vân trong giông tố. Trong bài báo tai hại nọ, Vũ Trọng Phụng đă bỏ chung Trôxkít (đệ tứ) và Xtalin (đệ tam), vào cùng một rọ, coi cả hai cùng là môn đệ Lênin, cùng là cộng sản, nhưng là hai cánh v́ tranh giành nhau quyền lực mà tiêu diệt nhau…Không thể không thấy đó là một lầm lạc có hại. Song cũng không thể không thấy đó chỉ là một lầm ạc, và là lầm lạc dễ hiểu đối với người trí thức tiểu tư sản thuộc địa bị bưng bít trong ṿng vây của những luận điệu phản động khi đó. Mà cuộc xung đột đệ tam - đệ tứ bấy giờ là một vấn đề chính trị phức tạp, bởi lẽ bọn Tơrốtkít tuy bản chất là chống cộng song lại luôn tự nhận là cách mạng chân chính để tố cáo Đảng cộng sản phản bội cách mạng, và số người bị lầm về chúng đâu có ít. Vấn đề càng phức tạp khi một số đảng viên cộng sản cũng mơ hồ đă hợp tác với những tên Tơrốtkít trong nhóm La lutte để cùng nêu ra những khẩu hiệu tranh đấu chung, và một số tên tơrốtkít đă trúng cử Hội đồng thành phố Sài G̣n với tư cách đại biểu “khối công nông” trong danh sách của Mặt trận dân chủ đưa ra! Chính Ngô Tất Tố cũng đă ngộ nhận như Vũ Trọng Phụng về vấn đề Đệ tam - Đệ tứ khá rắc rối này. Trong bài báo Lênin và Khổng Tử (Tuần lễ số 151 ra ngày 25.6.1938), tác giả Tắt đèn đă tỏ ra ngao ngán khi thấy đều là những “tín đồ cộng sản” song lại chia thành bè cánh để “khuynh loát nhau”, “tranh cướp nhau”, gây nên cảnh “Cốt nhục tương tàn” kéo dài! Vậy th́ Ngô Tất Tố cũng “đề cao bọn tơrốtkít, chống Đảng cộng sản” hay sao?.

C̣n về h́nh tượng nhân vật Hải Vân mà người ta thường dẫn ra để kết án Vũ Trọng Phụng là xuyên tạc, bôi nhọ người cộng sản, th́ thế nào? Đúng là h́nh tượng nhân vật nhà “cách mạng quốc tế” này không mấy chân thực, khá xa lạ với người cộng sản thật. Vừa có dáng vẻ giang hồ hảo hán, và màu sắc nhân vật tiểu thuyết trinh thám li ḱ bí mật vừa phảng phất bậc hiền triết phương Đông, thông tuệ cả y, nho, lư, số, đồng thời lại là một nhân vật cầm đầu “hội kín”, hành tung bí mật, bản lĩnh cao cường, lắm thủ đoạn, lắm âm mưu, giỏi tổ chức bắt cóc, tống tiền, giỏi cả lái xe hơi, bắn súng lục, thôi miên,…Song, hoàn toàn không thể nói Vũ TRọng Phụng muốn bôi nhọ người chiến sĩ cộng sản qua h́nh tượng Hải Vân, trái lại có căn cứ để nói rằng nhà văn đă dựng nên nhân vật chiến sĩ cộng sản vày với niềm kính phục, tin tưởng chân thành. Chính Hải Vân là người trực tiếp phát ngôn về nhận thức chính trị và tư tưởng số mệnh của tác giả. Trong sáng tác Vũ Trọng Phụng, chỉ ở Giông tố mới xuất hiện xu hướng vượt t́nh thế, mà điều đó cũng chỉ thật sự biểu lộ ở nhân vật Hải Vân. Với bút pháp đầy lăng mạn, có những nét bay bổng, khoáng đạt, tuy có chỗ dễ dăi, tùy tiện – Hải Vân hiện lên như một nhân vật phi thường, toàn năng, “một bậc kỳ tài” khác hẳn đám nhân vật nhợt nhạt bất lực trong tác phẩm. Cái tên Hải Vân và cái cảnh “giông tố” mịt mùng trên biển khơi lúc Hải Vân lên thuyền vượt trùng dương, để lại Tú Anh ngây ngất trông vời trên bờ cát…thật hùng vĩ, thật lăng mạn. Con người này vụt đến, vụt đi, đó là con người của bốn phương “không thu chặt ḷng yêu vào gia đ́nh …mà là để muốn biết cả nhân loại, muốn biết xă hội”, con người mang chí lớn, nghĩa là, chí b́nh sinh là đem tiền kiếm được của bậc phú quư san sẻ ra cho kẻ bần hàn, “nửa đời tù tội (…)” chín năm trời trốn tránh, gối đất nằm sương”. Đó là cong người ung dung tự chủ, thấu suốt lẽ trời, nắm chắc tương lai, con người tung hoành bốn bể với sứ mệnh trọng đại liên quan đến cả xă hội. Không ǵ lạ nếu người đương thời thấy Hải Vân “một người phong trần, có chí khí lớn, có hoài băo lớn”. Một h́nh tượng như thế sao lại có thể cho là tác giả đưa ra nhằm bôi nhọ, đả kích? Đúng hơn là nhà văn đă thể hiện sự ngưỡng mộ gần như tôn sùng người chiến sĩ cộng sản, song với nhận thức ngây thơ của ông về họ, ông tưởng đâu người cộng sản là những nhân vật “kỳ tài”, bản lĩnh cao cường, trí tuệ sáng suốt, mẫn tiệp khác thường. Mà với Vũ Trọng Phụng th́ tài nào sáng suốt nào bằng giỏi tướng số, thấu hiểu mệnh trời, “thượng thông thiên văn, hạ tri địa lư, trung tri nhận sự”, cao cường nào hơn những thủ đoạn tống tiền, bắt cóc, ám sát… Nếu h́nh tượng này không chân thực th́ cũng không hề có ư nghĩa là tác giả có ư đồ hạ thấp nhân vật. H́nh tượng Từ Hải cũng đâu có chân thực! Nhà phê b́nh Hoài Thanh chẳng coi Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du đó sao?

Việc đưa ra một nhân vật tích cực là người chiến sĩ cộng sản quốc tế có tầm cỡ, tuy không thành công và bộc lộ những hạn chế về nhận thức của tác giả, vẫn chứng tỏ nỗ lực vượt ḿnh của ông để hướng tới rào lưu chính trị tiên tiến nhất của thời đại. Và cũng chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của một nhà văn xă hội. Những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê đều có không khí chính trị thời sự nóng hổi, đậm đặc (nhất là Vỡ đê), đă vang lên tiếng nói tố cáo “phái tư bản” thống trị tàn bạo đểu cáng, tiếng nói tố khổ thống thiết để cho quần chúng bị áp bức bóc lột tàn tệ không c̣n đường sống. Tiếng nói đầy tính chiến đấu đó của Vũ Trọng Phụng đâu có lạc lơng mà đă thật sự ḥa vào tiếng thét đấu tranh của quần chúng đ̣i cơm áo, tự do, dân chủ trong cao trào Mặt trận dân chủ vừa dâng lên khi đó. Nói Vũ Trọng Phụng “chống Đảng cộng sản”, “đả kích phong trào b́nh dân” (mặt trận dân chủ) là hết sức xằng bậy. Nói thế này phải lẽ hơn: Giông tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, cũng như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, là sự hưởng ứng nhanh nhạy, tích cực, tuy tự phát, của cây bút “tả chân xă hội”, “vi nhân sinh” đó trước phong trào Mặt trận dân chủ do Đảng cộng sản lănh đạo bấy giờ.

Hơn đâu hết, trường hợp Vũ Trọng Phụng cho thấy, nếu thiếu quan điểm lịch sử đúng đắn, đầy đủ th́ nghiên cứu văn học không thể đạt tới một tiến bộ thật sự nào, thậm chí có thể dẫn đến những sai lầm đáng xấu hổ. Chỉ có quan điểm giai cấp trần trụi hoặc chỉ chăm lo “tính Đảng”, “nhạy bén về chính trị”, chỉ hăng hái với vai tṛ “người lính gác cổng của Đảng”, nhưng không có một quan điểm lịch sử nhuần nhuyễn th́ tất yếu dẫn đến hẹp ḥi, thô bạo, hư vô chủ nghĩa. Và từ đó đến chỗ đao to búa lớn, sẵn sàng vùi dập phũ phàng ngay cả những thiên tài, đâu có xa! Do thiếu quan điểm lịch sử nên mới đ̣i hỏi một nhà văn tiểu tư sản trong chế độ thuộc địa chưa giác ngộ cách mạng phải không được sai lầm trong nhận thức chính trị, phải hiểu biết chính xác mọi xu hướng tổ chức chính trị đương thời, phải xây dựng thành công người cộng sản – nhân vật tích cực của thời đại, phải luôn luôn “đúng lập trường”, như một nhà văn hiện thực xă hội chủ nghĩa vậy! Chẳng phải v́ hăng hái vận dụng quan điểm giai cấp, v́ tính lập trường mà người ta ép duyên cô Tấm với anh nông dân Điền bịa đặt chứ không được lấy hoàng tử của cô đó sao? Lối nghiên cứu đó quá nhạy cảm, nhạy cảm tới bệnh hoạn, về lập trường chính trị, nhưng lại hoàn toàn làm tê liệt giác quan về chân lư khoa học, về giá trị chân chính của tác phẩm văn học, về sức mạnh của nghệ thuật, của cái đẹp. Với tâm lư chủ quan kỳ cục của những kẻ mắc cái bệnh mà Lênin gọi là “bệnh tự măn cộng sản” – nó thẳng tay gạt bỏ những ǵ không giống với cách mạng vô sản hôm nay.

Đáng lẽ t́m hiểu, nghiên cứu một nhà văn, nó lại chỉ đi t́m con người chính trị trong nhà văn đó. Mà đi t́m ở đâu kia chứ? Đối với nhà văn, th́ phải chăng tư tưởng t́nh cảm tâm huyết nhất thể hiện trước hết ở những h́nh tượng trung tâm, nổi bật, có sức truyền cảm thẩm mỹ nhiều nhất, chứ không phải ở những lời phát biểu trực tiếp hay những h́nh tượng minh họa nhợt nhạt. Xác định tư tưởng Vũ Trọng Phụng, trước hết phải căn cứ vào một loạt những h́nh tượng điển h́nh bất hủ đầy sức sống của nhà văn. Bức tranh xă hội rộng lớn ở Giông tố, cái xă hội không có chút công lư nào, cái ác và đồng tiền thống trị như một uy lực tuyệt đối, số phận người nghèo bị nghiền nát trong cái guồng máy quay cuồng đảo điên chống mặt không cách ǵ thoát ra được, cái sân khấu tṛ hề Số đỏ trên đó múa may đám tư sản trưởng giả thành thị “âu hóa” phè phỡn, lố lăng, có mặt cả một loạt nhân vật tiêu biểu cho bộ máy thống trị nhà nước, tất cả đều “rất chi là ối a ba phèng” – lời Nguyễn Tuân -…, chẳng lẽ không cho thấy lập trường xă hội chính trị của tác giả sao? Sinh thời, Vũ Trọng Phụng có nói về ḿnh: “Tư tưởng xă hội của tôi nó đă kết lại từ trong mạch máu”. “Tư tưởng xă hội” chính là thái độ căm ghét sâu sắc, phủ nhận dứt khoát của nhà văn đối với trật tự thực dân phong kiến “khốn nạn”, “chó đểu” đương thời mà ông là nạn nhân điêu đứng của nó, lại là điều c̣n nghi ngờ hay sao?

Ngoài cái tội án “đề cao đế quốc”, “chống Đảng cộng sản”. Vũ Trọng Phụng c̣n bị kết án là “khiêu dâm”, “đồi truỵ” – và đây cũng là một “trọng tội” không kém nguy hiểm.

Quả thật, việc miêu tả cái dâm trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đă làm nhiều người đọc từ lâu cứ thấy vướng, ngay cả những người có thiện cảm với nhà văn cũng không đồng t́nh bênh vực ông trong vấn đề này. Không thể không thấy rằng ng̣i bút Vũ Trọng Phụng có chỗ buông thả, phần nào lạm dụng “tả chân” để viết về cái dâm một cách thừa thăi, cũng không thể phủ nhận Vũ Trọng Phụng đă chịu ảnh hưởng nặng nề của Phrớt (chính ông tự nhận là môn đệ của Phrớt) khi cho rằng: “Đă là người th́ ai cũng dâm” và đă hơn một lần ra sức chứng minh cho sức mạnh không ǵ cưỡng được của “căn tính dâm đăng” của con người! Điều này có liên quan tới việc v́ sao ng̣i bút Vũ Trọng Phụng thường ít nhiều dính dáng tới chủ nghĩa tự nhiên. Song dù vậy, vẫn không thể nói một cách trùm lớp rằng Vũ Trọng Phụng là ng̣i bút “khiêu dâm”, “dâm uế”, “đồi truỵ”. Dù việc miêu tả cái dâm ở nhà văn là cần thiết cho sự tố cáo cho yêu cầu tả thực, hai chỉ là sự chệch choạc, ngộ nhận trong nhận thức th́ cũng không thể làm mất ư nghĩa tích cực to lớn chủ yếu trong toàn bộ tác phẩm của ông. Nên nhận định như Nguyễn Tuân, “thực chất của văn phẩm Vũ Trọng Phụng là vượt lên những hiện tượng ấy để nói lên một cái ǵ rất lớn và nói lên cái hoài băo rất lành rất đẹp của tác giả”. Truyện Giông tố, tác phẩm bề thế nhất của Vũ Trọng Phụng, mở đầu bằng một vụ hiếp dâm. Nhưng t́nh tiết, cốt truyện triển khai từ cái “nút” khai đề ấy, không theo hướng chủ nghĩa tự nhiên, mà trái lại, qua vụ cưỡng dâm bỉ ổi và vụ kiện kéo dài sau đó, ng̣i bút tác giả đă đi theo hướng phân tích xă hội của chủ nghĩa hiện thực với tinh thần tố cáo tiến bộ: kết án gay gắt cái xă hội không hề có công lư đương thời… Chuyện xoay quanh một gia đ́nh loạn luân nhưng nội dung và ư nghĩa của tác phẩm không dừng lại ở sinh hoạt gia đ́nh, mà Giông tố trước hết là một bức tranh xă hội chân thực, có giá trị to lớn nhiều mặt. Những lời lẽ buộc tội Vũ Trọng Phụng là “khiêu dâm”, “đồi truỵ” chẳng những phiến diện, thành kiến bất công mà c̣n thể hiện thói quen sính đạo đức đến độc ác, không phải quá hiếm trong phê b́nh thưởng thức văn học lâu nay.

Điều đáng buồn là lối phê phán thô bạo, đao to búa lớn, tác hại khôn lường đó lại nhiều khi được coi là có “tính chiến đấu”,  “tính nguyên tắc cao”, nên thường được bảo vệ an toàn, thậm chí được cổ vũ!

Ở đây, không thể không nhắc đến bài viết của Hoàng Văn Hoan. Chúng tôi thật chẳng muốn làm cái việc “té nước theo mưa” phê phán một người đă bị lịch sử kết án, một “áng văn chửi người” – chữ dùng của Lỗ Tấn – hơn thế, “ngậm máu phun người”, của chính con người mà nay đă trở thành kẻ phản bội, tự xoá bỏ ḿnh. Song nếu điểm duyệt lịch sử vấn đề Vũ Trọng Phụng một cách trung thực th́ không thể bỏ qua nó. Tuy nó không được công bố nhưng ảnh hưởng của nó là có thật. Không phải không có người thành thật tiếp thu bài Hoàng Văn Hoan như một mẫu mực về “tính nguyên tắc”, “tính Đảng”, “nhạy bén về chính trị”, “rơ ràng dứt khoát về quan điểm, lập trường” (!) Và với người nào quen nghe ngóng ư kiến cấp trên ửước khi phát biểu th́ bài Hoàng Văn Hoan càng có ảnh hưởng, ảnh hưởng cả khi mới chỉ được nghe nói đến chứ không hề được đọc nó.

Bài nghiên cứu phê b́nh văn chương ấy thật có một không hai, song, lại không phải là cái ǵ hoàn toàn lạc lơng, phi lư. Thật ra, nó chỉ là tác phẩm “xuất sắc” nhất, “kết tinh” nhất của một lối nghiên cứu phê b́nh văn học không phải không phổ biến trong một thời kỳ dài. Trước hết, nó tiêu biểu cho quan điểm xă hội dung tục, coi ‘tiêu chuẩn chính trị là thứ nhất” theo công thức của Mao Trạch Đông (được Hoàng Văn Hoan dẫn ra như một lời dạy kinh điển) mà “tiêu chuẩn chính trị” chỉ là có ca ngợi Đảng Cộng sản, đả kích đế quốc… hay không, miêu tả nhân vật cộng sản thế nào, v.v… “Tiêu chuẩn nghệ thuật” là thứ nh́, thực ra, bị vứt đi một cách thẳng thừng. V́, cũng theo lời dạy của Mao Trạch Đông, “thường thường những tác phẩm phản động lại càng có nhiều nghệ thuật tinh và chính v́ thế, càng có hại cho nhân dân” (Diễn văn bế mạc Hội nghị văn nghệ Diên An). Và, theo Hoàng Văn Hoan, Vũ Trọng Phụng chỉ có “biệt tài về cái lối tán dóc”, “biệt tài về cái môn chửi xỏ”, “biệt tài về cái lối nói úp mở lắt léo”!!!

Bài viết c̣n tiêu biểu cho lối tư duy hết sức chủ quan, độc đoán, không có sự trung thực khách quan, và tác phong nghiêm chỉnh cần thiết tối thiểu của nghiên cứu khoa học. Người viết sử dụng tài liệu rất tuỳ tiện, không hề giám định thẩm tra, rồi cắt xén, xuyên tạc theo định kiến có sẵn. V́ thế mới dẫn đến những lời buộc tội kiểu vu cáo, như cho rằng Vũ Trọng Phụng “sống một cách bừa băi, truỵ lạc chơi bời lung tung” v.v… Cũng v́ luôn luôn chủ quan, định kiến nên Hoàng Văn Hoan “nh́n đâu cũng thấy địch”, đọc chỗ nào cũng thấy phản động: “Trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng đă xuyên tạc vấn đề quốc gia và quốc tế, xuyên tạc cách mạng qua h́nh tượng Hải Vân, và trong Vỡ đê th́ qua h́nh tượng Phú và ṭa báo Lao động, c̣n ở Số đỏ th́ chửi xỏ phong trào b́nh dân. Ở Cạm bẫy người th́ có chỗ chửi cộng sản ra mặt. Có lẽ ở các quyền khác, nếu chúng ta t́m kỹ chắc cũng thấy được”. Với “đôi mắt” như thế th́ càng đọc, càng “nghiên cứu”, càng xa sự thực.

Cuối cùng, bài Hoàng Văn Hoan c̣n tiêu biểu cho thói quy chụp, giọng phán truyền, đao to búa lớn, cũng là nét nổi bật của “phong cách” phê b́nh loại này, mà ở đây, được đẩy lên tới đỉnh cao ít có! Ông ta không chút dè dặt khi ném hàng loạt từ ngữ sát phạt có tính chất lăng mạ đối với một tên tuổi đáng tự hào của văn học dân tộc.

Có lẽ, một mặt nào đó, bài của Hoàng Văn Hoan cũng có ích. Đọc nó người ta sẽ cảm thấy ghê sợ thứ tư duy văn nghệ mao-ít và có thêm quyết tâm thanh toán nó.

Mặt khác, cũng phải nói rằng, nếu có không khí dân chủ tự do tư tưởng đầy đủ, những nỗ lực t́m ṭi khoa học không bị ngăn cấm, có tranh luận học thuật công khai mà tinh thần thực sự cầu thị, truy cầu chân lư được coi trọng như nguyên tắc cao nhất, th́ những ư kiến cực đoan thô bạo vô lối đó không thể có ảnh hưởng nhiều, dù là của ai ném ra chăng nữa. Nhưng điều đó là không xảy ra. Các cơ quan nghiên cứu văn học không c̣n ghi Vũ Trọng Phụng vào kế hoạch nghiên cứu. Tờ Tạp chí văn học, gần như “thả nổi” không tổ chức tranh luận để giải quyết. Ngành giáo dục sau khi gạt bỏ Vũ Trọng Phụng khỏi chương tŕnh môn văn trường phổ thông th́ coi như xong việc, không đặt vấn đề xem xét lại bao giờ!

Như vậy, Vũ Trọng Phụng vừa là nạn nhân điêu đứng của lối tư duy giáo điều mao-ít trong nghiên cứu văn học, vừa của t́nh trạng thiếu dân chủ và quan liêu bao cấp về tư tưởng và của thói vô trách nhiệm và trí tuệ trong xă hội. Sức mạnh tổng hợp của những thói tệ đó đă giáng vào sự nghiệp văn học của nhà văn và “vụ án văn học” Vũ Trọng Phụng trở nên nghiêm trọng, dường như vô phương cứu văn. Song chân lư vẫn là chân lư, và khoa học vẫn t́m được đường đi cho ḿnh. Vấn đề Vũ Trọng Phụng đầy phức tạp vẫn được lặng lẽ giải quyết một cách khoa học, có điều sự nh́n nhận chính thức của xă hội đối với nhà văn th́ không thay đổi. Thành thử gỡ ra “vụ án Vũ Trọng Phụng” là việc mà chỉ giới văn học không thể làm nổi, v́ đó c̣n là một vấn đề của xă hội. V́ vậy, tên tuổi Vũ Trọng Phụng chỉ được phục hồi dứt khoát trong công cuộc đổi mới của toàn xă hội hôm nay. Do đó, càng thấy rằng “đổi mới”, dân chủ hóa để “cởi trói” là yêu cầu sống c̣n hết sức khẩn thiết cho sự phát triển thật sự của văn nghệ, của khoa học, cho việc lập lại trật tự công bằng của các giá trị trong văn học cũng như trong đời sống.

“Vụ án văn học” Vũ Trọng Phụng th́ giờ đây chắc chắn chính thức được giải tỏa? Song việc nghiên cứu về nhà văn th́ chẳng những không kết thúc mà c̣n đang được tiếp tục một cách thật nghiên túc. Sau khi giải quyết vấn đề thái độ chính trị của nhà văn th́ đầu mối gây nên sóng gió lâu nay được gỡ, nhưng không phải vấn đề Vũ Trọng Phụng chỉ có thế. Không phải chỉ là việc khẳng định hay chỉ liệt kê những chỗ “tốt” và “chưa tốt” rồi nói Vũ Trọng Phụng “rất phức tạp”, nhưng “căn bản tốt” là đủ. Mà phải nh́n nhà văn và tác phẩm của ông như một hệ thống tuy đầy mâu thuẫn song thống nhất. Sự đánh giá phải căn cứ trên cơ sở lư giải khoa học hiện tượng đầy mâu thuẫn mà thống nhất, duy nhất, rất mực độc đáo đó. Và c̣n những phương diện quan trọng khác. Chẳng hạn, vấn đề vai tṛ, sự đóng góp của Vũ Trọng Phụng vào sự lớn mạnh của văn xuôi quốc ngữ mới h́nh thành đang hiện đại hóa như thế nào, nhất là trong thể loại tiểu thuyết mà ông là một cây bút xuất chúng, trong thể loại phóng sự mà ông là một người mở đầu và là đỉnh cao. Theo chúng tôi, theo dơi sự h́nh thành phát triển của tiểu thuyết mới Việt Nam trước cách mạng th́ Hoàng Ngọc Phách, nhóm Tự lực, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là những cột mốc quan trọng cần được khảo sát kỹ. Kinh nghiệm nghệ thuật phong phú của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nghĩ c̣n cần được nghiên cứu, khai thác nhiều hơn nữa. Và để chiếm lĩnh một cách chắc chắn di sản văn học có ư nghĩa quan trọng nhiều mặt của Vũ Trọng Phụng, cần có những góc độ tiếp cận mới. Ngoài góc độ xă hội học, cũng cần mài sắc thêm, chẳng hạn, vấn đề thi pháp văn xuôi nghệ thuật Vũ Trọng Phụng. Ở góc độ này sẽ cho phép thâm nhập một cách tổng hợp, sâu sắc bản chất tư tưởng, nghệ thuật nhà văn lớn của chúng ta, từ đó, sẽ làm nổi rơ diện mạo văn học độc đáo và sự đóng góp to lớn của ông vào bức tranh chung của văn học dân tộc đang chuyển ḿnh mạnh mẽ đương thời.

Cho đến nay, một công tŕnh nghiên cứu công phu, khoa học về Vũ Trọng Phụng một cách toàn diện, hệ thống với sự lư giải, đánh giá thỏa đáng, tin cậy, trên cở sở bao quát triệt để về tư liệu và sự vận dụng nhuần nhuyễn, mới mẻ về phương pháp luận nghiên cứu, khả dĩ xứng đáng với tầm vóc của nhà văn, đang c̣n ở phía trước. Một công tŕnh như thế đang là đ̣i hỏi của công tác nghiên cứu văn học sử dân tộc và của công chúng rộng răi.

Chắc chắn Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của nhà văn sẽ c̣n được nghiên cứu nhiều hơn nữa, và sẽ c̣n những tranh căi. Một hiện tượng văn học lớn thường là thế: luôn luôn hấp dẫn, mời gọi sự t́m hiểu, và luôn luôn là vấn đề mở. Đó cũng chính là một sự biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của sự nghiệp nhà văn lớn Vũ Trọng Phụng.

Tháng X - 1989

Vũ Trọng Phụng - Con người và tác phẩm, Nguyễn Hoành Khung và Lại Nguyên Ân biên soạn, Nxb. Hội nhà văn, H., 1994, tr. 303 - 330.