Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)


Nguyễn Đăng Mạnh: Mâu thuẫn cơ bản trong thế quan và trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng

 

 

Nguyễn Đăng Mạnh

 

Hệ thống thế giới quan Vũ Trọng Phụng (bao gồm toàn bộ tư tưởng, t́nh cảm cùng các trạng thái tâm lư khác) kết cấu trên hai nhân tố cơ bản: tư tưởng bi quan định mệnh và tâm trạng phẫn uất mù quáng trên lập trường cá nhân chủ nghĩa của một người tiểu tư sản suốt đời điêu đứng bởi đồng tiền.

Nhân tố thứ nhất là sự đầu hàng trên ư thức triết học trước một thực tế xă hội (thực chất có tính chất cục bộ và tạm thời, nhưng tầm mắt, cách nh́n của Vũ Trọng Phụng đă gán cho nó tính chất phổ biến trong không gian và thời gian) trong đó cái đen tối, phi nghĩa luôn luôn thắng thế. Điều đó có thể hiểu được nếu chúng ta nhớ đến t́nh trạng hết sức bế tắc và khiếp nhược của một thế hệ tiểu tư sản trưởng thành vào đúng thời gian cuộc khủng hoảng kinh tế lớn 1929 - 1933 và những năm thoái trào cách mạng sau 1930 - 1931 (năm 1930 Vũ Trọng Phụng vừa 18 tuổi). Trước mắt họ, thế lực của bọn thống trị tàn bạo, của đồng tiền lạnh lùng có khả năng đè bẹp mọi ư chí phản kháng của con người.

Tuy nhiên giải thích tư tưởng Vũ Trọng Phụng c̣n phải chú ư đến đặc điểm này trong hoàn cảnh sinh hoạt của ông nữa: tuy nghèo khổ thật nhưng ông ít có điều kiện gần gũi đời sống lành mạnh của nhân dân lao động (điều này phân biệt Vũ với các nhà văn khác như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao) ngược lại thường tiếp xúc với những thứ rác rưởi của xă hội thành thị trụy lạc lúc bấy giờ. Thật vậy, lớn lên trong một căn gác xép phố Hàng Bạc, phía này là dinh cơ “bà” Bé Tư (1), đầu kia, mấy hiệu buôn vàng bạc, và rải rác từ Sầm Công đến Mă Mây th́ nhan nhản những tiệm ăn tiệm hút, nhà săm rạp hát, con mắt vốn bi quan của Vũ Trọng Phụng thường bắt gặp hàng ngày nhiều tấn tṛ “vô nghĩa”, “chó đểu” (tiếng thường dùng của Vũ Trọng Phụng) của đủ hạng bịp bợm, dâm ô trụy lạc, giàu là con buôn, me tây “thượng lưu” công tử bột ăn chơi, nghèo là lưu manh, gái điếm, lao động không th́ không th́ không thiếu ǵ những bác thợ hàn, thợ bạc chuyên làm đồ giả cho các hiệu kim hoàn. Sau này mắc nghiện, thường xuyên ra vào thế giới những tiệm hút, dù muốn hay không, Vũ Trọng Phụng cũng cứ phải nhập tâm đủ thứ chuyện “Mặt trái đời” nhơ bẩn nhất qua cái miệng méo xệch của những Vạn tóc mai bên khay đèn dầu lạc. Đấy là chưa nói đến bản thân cái nghề làm báo chuyên nghiệp của Vũ mà sự thúc bách của cơm áo hàng ngày nhiều khi cũng buộc phải giở đến những ngón chuyên môn không lấy ǵ làm đạo đức cho lắm (2). Thực tế ấy làm sao không gặm nhấm dần ở người thanh niên tội nghiệp này ḷng tin ở ư nghĩa của sự sống, ở phía tích cực của con người! Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng duy tâm thần bí tư sản, phong kiến được gieo rắc đầy rẫy trong xă hội đương thời, trí tuệ ham giải thích, sính triết lư của Vũ đành bất lực trên đường đi t́m “nghĩa lư” của đời sống. Chủ nghĩa định mệnh đến với ông như một điều tất yếu: một thứ định mệnh vô thần đi đôi với quan điểm luân lư hư vô chủ nghĩa, thừa nhận có một sức mạnh siêu h́nh an bài ra mọi họa phúc ở đời, nhưng là một sức mạnh mù quáng chỉ đẻ ra toàn những cái bất công vô nghĩa.

Trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng, nhân tố này thường biểu hiện ở không khí định mệnh nặng nề đè lên số phận các nhân vật, ở tính chất ngẫu nhên, may rủi như một nguyên tắc xếp đặt các t́nh tiết, ở những chi tiết tiên tri dự báo (episodes prophetiques), khi th́ gửi trong lời truyền phán của những nhân vật thầy bói, thầy tướng (Giông tố, Số đỏ, Trúng số độc đắc) khi th́ đặt dưới h́nh thức những điềm may triêu rủi (Dứt t́nh, Lấy nhau v́ t́nh...) báo trước số phận tất yếu của những nhân vật chính.

Nhân tố này khi kết hợp với quan điểm tâm lư học của Frớt (Freud) - xét về phương diện nào đó, chủ nghĩa Frớt cũng là một thứ chủ nghĩa định mệnh tâm lư học - và nhu cầu chạy theo thị hiếu thấp kém của công chúng, phù hợp với thái độ phá phách vô chính phủ, trở thành cơ sở triết lư của chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác Vũ Trọng Phụng.

Hai nhân tố trên thống nhất với nhau ở tính chất bế tắc của chúng, nhưng lại có mặt đối lập. Nếu nhân tố thứ nhất là hoàn toàn tiêu cực th́ nhân tố thứ hai cũng có mặt tích cực của nó. Nhân tố thứ nhất khuyên Vũ lấy “thản nhiên sự đời” là “cái đoạ của người quân tử” (Giông tố, tr.103), nhân tố thứ hai kéo ông về với hiện thực và thúc ông chống lại số phận. Sự đối lập giữa hai nhân tố chính là phép biện chứng nội tại của thế giới quan Vũ Trọng Phụng, biểu hiện trong sáng tác thành sự xen kẽ gần như thường xuyên, phổ biến giữa hai mặt tiêu cực và tích cực trong nội dung và phương pháp. Mâu thuẫn ấy có khi hóa thân thành những cặp nhân vật đối lập với nhau về thái độ sống, chẳng hạn như Cả Thuận có thái độ phá phách liều lĩnh với ông bố và người vợ nhẫn nhục của ḿnh (Không một tiếng vang), như Long, gă t́nh nhân bị sỉ nhục đang hăm hở muốn trả thù, với Tú Anh, nhà triết lư hư vô chủ nghĩa (Giông tố), như Minh, Phú, những thanh niên hăng hái hoạt động với tham Quang, anh viên chức hiểu đời nhưng an phận (Vỡ đê). Mâu thuẫn ấy thường giằng xé nhiều nhân vật (Mịch, Long trong Giông tố, Phú trong Vỡ đê v.v...) và có trường hợp tạo ra mâu thuẫn đến vô lư trong bản thân một tính cách, chẳng hạn như Hải Vân, một thầy địa lư tin ở bàn tay của “Hoàng thiên” và một nhà “chính trị” muốn vùng vẫy để cải tạo xă hội.

Quy luật tư tưởng và sáng tác của Vũ Trọng Phụng về cơ bản phụ thuộc vào mối liên hệ biện chứng giữa hai nhân tố đó diễn biến trên cơ sở những điều kiện xă hội lịch sử nhất định từ khoảng 1930 đến 1939.

Thời kư thứ nhất của quá tŕnh sáng tác Vũ Trọng Phụng diến biến từ 1931 đến khoảng 1934, 1935.

(...) Giá trị hiện thực của các tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong thời kỳ này, thực ra chưa có bao nhiêu. Nội dung hiện thực, ư nghĩa xă hội của tác phẩm bị hạn chế cả ở chiều rộng lẫn chiều sâu. H́nh ảnh rơ nét nhất của thực tại xă hội được phản ánh dưới ng̣i bút của ông chỉ thu hẹp ở t́nh trạng phá sản của một tầng lớp tiểu tư sản và dân nghèo thành thị trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) mà thôi.

Trong thời kỳ này, nh́n chung, tâm trạng phẫn uất của Vũ Trọng Phụng chưa có phương hướng . Nhân vật của ông tuy thường sôi sục một khát vọng trả thù, nhưng là một thái độ trả thù liều lĩnh, tuyệt vọng mà thực chất chính là sự đầu hàng thảm hại trước lẽ “tất yếu” của lối sống vô lương tâm trong xă hội tư sản: “Non gan th́ ăn cắp vặt, già gan th́ ăn cướp giết người” (Không một mtiếng vang). Bởi vậy dưới ng̣i bút Vũ Trọng Phụng, “ lối thoát” duy nhất của những người cùng khổ chỉ có thể là con đường lưu manh hóa mà thôi.

Thái độ căm uất mù quáng đó tất nhiên không thể t́m ra kẻ thù cụ thể đích thực của ḿnh. Khi ấm B đe dọa trả “trả thù cái bọn đă làm tôi hư hỏng” (Cạm bẫy người), khi Cả Thuận xách dao đi t́m những kẻ “không muốn cho ḿnh làm ăn lương thiện” (Không một tiếng vang) th́ dĩ nhiên là họ nghĩ tới những kẻ có tiền, nhưng như vậy vẫn hết sức mơ hồ, cho nên nhân vật phản diện của Vũ trong thời kỳ này, ngoài cái bóng bên tên Thông Xạ thấp thoáng trong Không một tiếng vang th́ hầu như chỉ là một thứ đồng tiền mơ hồ trừu tượng nào đó đang gieo tai họa trong xă hội loài người.

Nếu như thái độ phẫn uất của Vũ Trọng Phụng - một trạng thái tâm lư - có thể nảy sinh tự phát trên ảnh hưởng những điều kiện sinh sống hàng ngày, th́ tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa của ông - một nhân tố thuộc hệ tư tưởng - c̣n đ̣i hỏi cả một quá tŕnh nghiền ngẫm dựa trên ảnh hưởng những quan điểm triết lư mà ông tiếp thu trong xă hội.

Từ Không một tiếng vang đến Kỹ nghệ lấy Tây, tư tưởng định mệnh của Vũ Trọng Phụng đă có nhiều biểu hiện lẻ tẻ và tự phát ở thái độ nhẫn nhục với số phận của một vài nhân vật phụ như ta chưa thấy có những dấu hiệu rơ rệt chứng tỏ nó đă được xây dựng thành hẳn một quan niệm triết lư có hệ thống. Số mệnh chưa chi phối một cách tổng quát các tác phẩn của ông từ phương pháp sáng tác tới chủ đề, kết cấu và tính cách các nhân vật v.v...Tuy nhiên, triết lư tiêu cực ấy, với nền tảng của nó, đă được chuẩn bị khá chắc chắn trên tinh thần bi quan bế tắc bao trùm các tác phẩm, và nhất là từ t́nh trạn thảm hại “vô nghĩa lư” của “nhân loại Vũ Trọng Phụng” trước quyền lực đồng tiền.

Đến tiểu thuyết Dứt t́nh (1934), chủ nghĩa định mệnh lần đầu tiên được Vũ Trọng Phụng phát biểu một cách có hệ thống qua luận đề triết lư Bởi không duyên kiếp. (3) Từ đó trở đi, nhân tố tư tưởng này sẽ chứng tỏ vai tṛ của nó trong quá tŕnh sáng tác tiếp theo...

Thời kỳ thứ hai của quá tŕnh sáng tác Vũ Trọng Phụng diễn ra rất ngắn ngủi từ khoảng cuối năm 1935 tới đầu 1937. Vậy mà chính những thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất, vang dội nhất của ông lại ra đời - và chỉ có thể ra đời - trong thời gian không đầy hai năm trời đó mà thôi:

Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.

(...) Khác hẳn những tác phẩm thời kỳ trước, Giông tố mở ra cả một thế lực phức tạp bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau, hoạt động ở nhiều b́nh diện xă hội, trên một địa bàn khá rộng lớn. Quả thật, không có sự cổ vũ của không khí thời đại, ng̣i bút của Vũ Trọng Phụng không thể tung hoành thoải mái như thế được. Niềm phẫn uất cũng do đó bớt mù quáng và có phương hướng tích cực hơn. Nhân vật phản diện trong Giông tố không c̣n là những “chúng nó” chung chung mơ hồ hay một đồng tiền siêu h́nh trừu tượng nào nữa mà là một thằng Nghị Hách bằng xương bằng thịt, một điển h́nh hiện thực chủ nghĩa xuất sắc về tầng lớp địa chủ tư sản phản động nhất, thời thuộc Pháp.

(...) Những tiếng dội mạnh mẽ của phong trào quần chúng khiến ông phải tạm thời rời mắt khỏi cái “lỗ khóa phố Hàng Bạc” để bắt đầu nh́n nhận tới phía tích cực của con người. Cho nên “Nhân loại Giông tố” không chỉ có toàn những kẻ “vô nghĩa lư”. Lẻ tẻ ta đă thấy xuất hiện trong tác phẩm, một vài con người theo tác giả, cũng có thể gọi là “có nghĩa lư”, tức những con người mà ông gọi là “con tim có óc”, không muốn sống “ích kỷ v́ kim tiền, v́ ái t́nh v́ vật chất, v́ hư danh” như Tú Anh, huyện Liên hay Hải Vân.

Nhưng chính ở đây ta lại gặp những vấn đề hết sức phức tạp của thế giới quan Vũ Trọng Phụng qua những nhân vật “tích cực” nói trên, tác giả vừa thể hiện những chuyển biến tư tưởng ít nhiều tiến bộ của ḿnh do ảnh hưởng của thời đại, đồng thời lại vừa lộ những quan niệm hết sức sai lạc của ông về chính trị cho h́nh tượng của ông có những tác hại cần phê phán.

Một là qua những nhân vật ấy, ta thấy niềm tin chớm nở ở Vũ Trọng Phụng không phải xây dựng được trên nhận thức đúng đắn về vai tṛ lịch sử của giai cấp công nhân, và nhân dân lao động Việt Nam dưới sự lănh đạo của Đảng mà ở vai tṛ cá nhân của một vài “nhà chính trị” xuất thân từ tầng lớp trí thức mà theo Vũ, tŕnh độ học vấn đă khiến cho biết sống “có nghĩa lư” và nhất là làm cho nó có thể hiểu được thế nào là chính trị, thế nào là cộng sản là xă hội hay quốc gia v.v...

(...) Hai là qua nhân vật Hải Vân, Vũ Trọng Phụng - có thể là vô ư thức - đă xuyên tạc nghiêm trọng bản chất của người chiến sĩ cộng sản.

(...) Ngoài những lệch lạc nói trên, cần thêm rằng, qua Giông tố ta thấy chủ nghĩa định mệnh vẫn c̣n chi phối nặng nề thế giới quan Vũ Trọng Phụng. Số phận chẳng những ám ảnh không khí chung của tác phẩm mà c̣n như thấm vào tâm hồn các nhân vật.

(...) Vũ Trọng Phụng đăng Số đỏ từ tháng 10 năm 1936 cũng trên Hà Nội báo. Tác phảm đă phát huy đến cao độ tài năng trào phúng sắc sảo của ông. Cũng vẫn là khối căm hờn ngày trước nhưng giờ đây ông không chịu để nguôi đi bằng những lời chửi rủa tuyệt vọng nữa, mà cho nó ra thành một trận cười sảng khoái tung vào giữa những cái nhố nhăng lố bịch của xă hội đương thời.

(...) Với Số đỏ, chưa thể nói Vũ Trọng Phụng đă thanh toán được tư tưởng định mệnh chủ nghĩa của ḿnh - tác phẩm vẫn c̣n nhiêu chuyện bói toán, số mệnh. Tuy nhiên tư tưởng đó có bị pha loăng đi bởi tiếng cười trào phúng khá thoải mái của ông.

Qua Số đỏ, một vấn đề được đặt ra để giải quyết là v́ sao Vũ Trọng Phụng lại như muốn nhạo báng cả vào phong trào b́nh dân. Về vấn đề này, chúng ta cần phân biệt thái độ phản ứng khác nhau của Vũ đối với những tầng lớp xă hội khác nhau lúc bấy giờ.

Một là ông muốn đả kích vào thói xu thời lố bịch của bọn tư sản lúc đó đua nhau vỗ ngực là b́nh dân hay có “óc b́nh dân” với quan niệm đó là một cái “mốt” mới nhất của thời đại buổi “văn minh tân tiến” mà đến “người Tây cũng phải theo”. Ông đă cho nhà “cách mệnh” xă hội Văn minh nói toạc ra như thế.

(...) Phản ứng này của Vũ Trọng Phụng nói chung là lành mạnh. Nhưng chúng ta cần phê phán nghiêm khắc phản ứng thứ hai của ông đói với chính người b́nh dân thật sự. Do thái độ miệt thị vốn có những người nghèo khổ “vô học”, Vũ Trọng Phụng cho rằng hiểu thế nào là b́nh dân, hiểu thế nào là chính trị, chỉ có những nhà hoạt động xă hội thuộc tầng lớp trí thức mà thôi. C̣n những cô hàng mía, những bác bán nước chanh hay những anh nhặt ban quần mà cũng nói “b́nh dân” th́ chỉ là một sự nhạo báng đối với phong trào chính trị (...)

Vỡ đê không phải là cuốn tiểu thuyết đặc sắc về nghệ thuật, nhưng có thể coi là một trong những tác phẩm văn học công khai đầu tiên thời thuộc Pháp đă chọn đề tài trực tiếp ở phong trào đấu tranh chính trị ngoài xă hội. Bởi vậy Vỡ đê có điều kiện bộc lộ đầy đủ nhất, minh bạch nhất nhận thức và thái độ của Vũ Trọng Phụng đối với các vấn đề thời sự lúc bấy giờ.

Trước hết, thông qua nạn vỡ đê với hàng loạt tai họa kèm theo của nó đối với người nông dân, tác phẩm đă phản ánh được sự đối lập tàn nhẫn mà Vũ Trọng Phụng gọi là trên “tinh thần giai cấp” giữa bọn thống trị và nhân dân lao động. Ảnh hưởng của sách báo tiến bộ thời Mặt trận dân chủ đă khiến tác giả có ít nhiều nhận thức mới mẻ về sự bất công trong xă hội xây dựng trên quyền bóc lột sức lao động của bọn nhà giàu “vô tích sự” đối với quần chúng nghèo khổ. Niềm phẫn uất của ông do đó, không chỉ thu hẹo ở lập trường cá nhân chủ nghĩa. Tiếng nói tố cáo của ông trong Vỡ đê c̣n muốn góp vào tiếng nói căm hờn chung của hàng ngh́n, hàng vạn người thuộc “cái phần nhân loại bị bóc lột” chống lại những kẻ “có ở hai vai ḿnh những cánh tay lao động của người khác”.

Nhưng cái mới của Vỡ đê c̣n ở chỗ tác giả muốn đặt vấn đề đi t́m con đường thoát của lịch sử. Chủ đề bạo dạn đó được thực hiện thông qua nhân vật trung tâm của tác phẩm:nhân vật Phú.

Phú là một thanh niên tiểu tư sản trí thức xuất thân từ một gia đ́nh nghèo, có truyền thống cách mạng (...) Thức tỉnh trước những thắng lợi dồn dập của phong trào Mặt trận nhân dân Pháp và những hứa hẹn của nó đói với t́nh h́nh Đông Dương, anh muốn hành động thực sự để góp phần cải tạo xă hội. Vấn đề đặt ra cho anh là phải đi theo con đường nào, phải làm ǵ để thực hiện được thiện chí đó của ḿnh. Nêu lên vấn đề ấy, Vũ Trọng Phụng đă chứng tỏ một bước tiến của ḿnh về tư tưởng. Bởi v́ đó là thái độ hưởng ứng phong trào Mặt trận dân chủ, đó c̣n là ư thức trách nhiệm đối với lịch sử, đối với nhân dân ở một chừng mực nhất định.

Nhưng khi giải quyết vấn đề ấy, Vũ quả đă làm một việc quá tầm cỡ của ḿnh và do đó đă để lộ tất cả những lệch lạc của ông về tư tưởng và nhận thức chính trị. Qua nhân vật Phú, chúng ta thấy rằng tinh thần lạc quan và các nhân tố tư tưởng mới mẻ khác của ông chỉ nương tựa vào một ảo tưởng chính trị rất mong manh. Trước những thử thách của thực tế, ảo tưởng đó, ngay từ Vỡ đê đă bắt đầu rạn nứt, báo trước sự tan vỡ tất yếu của nó trong những năm sau này.

Ảo tưởng ấy bắt đầu nảy sinh ở Vũ Trọng Phụng từ Giông tố đặt ở lời tiên tri của ông già Hải Vân trước khi vượt biển. Nguồn gốc của nó dĩ nhiên vẫn phải truy t́m ở chính tư tưởng chủ quan của Vũ Trọng Phụng.

Trước hết cần nhắc lại rằng Vũ Trọng Phụng trước sau vẫn không thừa nhận vai tṛ quyết định của quần chúng trong lịch sử.

(...) Hai là do tinh thần khiếp nhược của giai cấp tiểu tư sản từ 1930 - 1931, Vũ Trọng Phụng cho rằng dùng bạo lực cách mạng để giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc Pháp là một chủ trương dại dột, vô ích. Bởi vậy, xu hướng chính trị của Vũ, về thực chất không thể tiến xa hơn chủ nghĩa cải lương hay “thuyết trực trị” nghĩa là trông đợi ở “ ḷng bác ái” và sự “biết điều” của người Pháp mà thôi. Cố nhiên, để cho công bằng, ta cần phân biệt Vũ với bọn tư sản Tự lực văn đoàn hay Nguyễn Văn Vĩnh: Vũ không tin rằng dân tộc Việt Nam có thể tự cứu ḿnh nhưng vẫn mong muốn có những cải cách dân chủ thực sự v́ lợi ích của dân nghèo.

Ba là không có quan điểm giai cấp, lại thường t́m hiểu chính trị qua sách báo tư sản, Vũ Trọng Phụng không phân biệt được bản chất của các đảng phái chính trị lúc bấy giờ. Đối với Vũ, quốc gia hay quốc tế, cấp tiến, xă hội hay cộng sản đều chỉ là những nhóm trí thức có những “tín ngưỡng” khác nhau về chính trị mà thôi. Riêng đối với hai đảng cộng sản và xă hội, ông lại càng thấy không có ǵ phân biệt lắm.

(...) Những quan niệm mơ hồ đó, nếu trong thời kỳ thoái trào cách mạng chỉ càng củng cố thêm tinh thần bi quan bế tắc của Vũ, th́ ngược lại, từ cuối năm 1935 đến đầu 1937, chính nó lại nâng đỡ cho niềm lạc quan phấn khởi của ông đói với t́nh h́nh chính trị lúc bấy giờ: Phải rồi người Pháp có văn hóa, đời nào cứ chịu “hủ lậu” măi. Trước nguy cơ phát xít, một nước Pháp nhân đạo và khôn ngoan đă thức tỉnh. “Mừng” hơn nữa là những người cộng sản bây giờ không “cứng” nữa, họ đă hợp nhất với đảng xă hội rồi. Bạo động mà làm ǵ! chỉ tổ chuốc lấy thất bại. Trái lại, vừa chuyển sang “phương tiện mềm” có ít ngày mà thắng đă đến ngay rồi: đảng xă hội lên cầm quyền, chính phủ b́nh dân thành lập th́ cũng tức là chủ nghĩa xă họi là cách mạng vô sản đă thắng lợi chứ ǵ! Chỉ nay mai thôi, chắc chắn những lời tuyên bố của hội nghị Huyghen và của ông Mutê sẽ được thực hiện ở các thuộc địa nước Pháp.

Chà! T́nh h́nh biết bao phấn khởi. Tâm hồn Vũ Trọng Phụng giống như một căn pḥng tói bỗng bừng sáng v́ bàn tay của lịch sử vô t́nh chạm đúng vào cái nút điện của hệ thống lô gích chủ quan của ông. Cho nên Vỡ đê mở đầu bằng một niềm vui sướng hết sức bồng bột của Phú. Tờ báo trong tay, anh say mê với những tin tức thời sự bên Pháp, “miệt mài đọc như người ta đọc tư của nhân t́nh” (tr. 19). Bởi v́ “xưa kia Phú không bao giờ dám hy vọng đến cái hy vọng ấy” th́ nay “hy vọng kia đă hiện ra sự thực” (tr. 17).

Nhưng tội nghiệp cho anh tiểu tư sản ngây thơ ấy, hy vọng kia chỉ là một ảo tưởng. Nó càng hợp với chủ quan anh chừng nào th́ lại càng khập khiễng với khách quan chừng ấy. Trải qua thực tế, anh lấy làm lạ rằng, tại sao “Minh bị bắt giữa lúc xứ nay có một ông toàn quyền cũng có chân trong đảng xă hội?”. Tại sao “những kẻ sốt sắng đi đón rước những đại biểu của chính phủ b́nh dân, những kẻ hành động theo chương tŕnh của Mặt trận b́nh dân lại cứ theo nhau mà vào tù?” (tr. 249 - 250). Anh băn khoăn đi hỏi những người trợ bút của toà báo “Lao động”. Th́ cũng vẫn là Vũ Trọng Phụng tự ḿnh lại giải đáo cho ḿnh chứ ai! Cho nên những người “cộng sản” kia tỏ ra hết sức lúng túng: “Trong cảnh ngộ này, có một điều rất khó nói, ấy là vấn đề cái tín nhiệm giữa hai ṇi giống (...) Làm thế nào? Có phải chỉ c̣n có một cách là ḿnh cứ việc thành thực, cứ bắt đầu nhượng bộ để mà tín nhiệm người ta trước đă, xem sao?”... (tr.250).

Ảo tưởng Vũ Trọng Phụng bắt đầu rạn nứt như thế đó. Hy vọng vừa nhen nhóm lên, ông những mong ấp ủ lấy nó để làm lẽ sống cho ḿnh, bởi v́ những năm tháng bế tắc, ông từng hiểu hơn ai hết, người ta không chỉ sống v́ cơm áo, mà c̣n “sống v́ hy vọng” (tr.23) nữa, Nhưng hy vọng lại muôn buông ông ra. Cuối tác phẩm, ta thấy Phú vẫn cố níu lấy nó - cái hy vọng mong manh và khó tính ấy - khi nghĩ đế ngày mai cỏ cây sẽ tươi tốt sau trận mưa rào giải hạn. Những bóng mây u ám của chủ nghĩa bi quan định mệnh cứ kéo thấp dần, thấp dần bầu trời Vỡ đê. Và tác phẩm như không cưỡng lại được, đành phải kết thúc bằng cái tứ rất buồn của câu ca dao cổ:

Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai.


Nếu chỉ giới hạn trong ba tác phẩm Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê th́ có thể coi Vũ Trọng Phụng căn bản là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm của ông có cả hai mặt phủ định và khẳng định. Đó là đặc điểm của sáng tác Vũ Trọng Phụng thời kỳ này. Nhưng giá trị ng̣i bút Vũ căn bản vẫn ở mặt phủ định. Người ta thường nói đến nghệ thuật cá thể hóa nhân vật của ông khiến cho những Nghị Hách, Phó Đoan, Xuân tóc đỏ v.v... có khả năng bước vào cuộc sống thực. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng tài ấy xét đến cùng vẫn quyết định bởi cái t́nh của tác giả. Ở Vũ, t́nh đây là chủ yếu không phải là thương yêu mà là căm giận. Một niềm phẫn uất mănh liệt lúc nào cũng sục sôi trong huyết quản khiến ng̣i bút của ông không phải là công cụ của văn chương (văn chương của Vũ không phải là đều hay cả; nhiều nhân vật của ông khá bôi bác, đặc biệt câu văn của ông th́ lắm lúc th́ thật là cẩu thả), mà là vũ khí để trả thù, không phải chỉ viết ra những ḍng chữ mà c̣n để bêu lên những bộ mặt xỏ xiên lố bịch bằng xương bằng thịt cho thiên hạ muôn đời nguyền rủa. Niềm phẫn uất ấy, phần nào được phát huy theo phương hướng tích cực do ảnh hưởng của thời đại, đă đưa Vũ Trọng Phụng đến những thành công nhất định. Tuy nhiên phải nói ngay rằng ng̣i bút đả kích của Vũ Trọng Phụng tuy có mạnh nhưng cũng rất chông chênh nghệ thuật châm biếm tuy có sắc nhưng chưa thật sâu. Giới hạn đó vẫn là do quan điểm xă hội mơ hồ, tư tưởng định mệnh c̣n chi phối và thái độ phẫn uất chưa thoát khỏi tính chất thù hằn cá nhân. Cho nên có lúc ông lại như muốn “giảm đẳng” cho tội lỗi của những nhân vật phản diện của ḿnh.

(...) Ở thời kỳ này, trong thế giới quan Vũ Trọng Phụng quả thực có nảy sinh nhân tố tư tưởng lạc quan và khuynh hướng cố gắng xây dựng cho ḿnh một niềm tin ở con người và lối thoát của xă hội. Nhưng như trên đă nói, niềm tin này hết sức mong manh v́ cơ sở của nó chỉ là ảo tưởng chính trị mà thực chất là chủ nghĩa cải lương không tưởng của tầng lớp tiểu tư sản đầu hàng. Niềm tin đó tuy có đem đến cho thái độ phẫn uất của Vũ một phương hướng đối tích cực và đẩy lùi được phần nào tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa ở ông, song hoàn toànn không đủ sức tranh lấy địc vị ưu thắng trong thế giới quan ông, trái lại ngày càng chứng tỏ số mệnh yểu vong của nó.

Thời kỳ sáng tác cuối cùng của Vũ Trọng Phụng bắt đầu từ khoảng giữa 1937 tới lúc ông mất. Đây là thời kỳ tiêu cực nhất của tư tưởng ông.

(...) Chúng ta biết rằng ảo tưởng của Vũ xây dựng trên ḷng tin của ông đói với vai tṛ của Đảng cộng sản và Đảng xă hội trong phong trào Mặt trận dân chủ chống phát xít trên thế giới và trong nước - được nhận thức theo quan niệm lệch lạc của ông. ảo tưởng đó vấp phải thực tế đă làm nảy sinh ở ông một niềm hoài nghi ấy cứ phát triển lên măi. Bởi v́ càng ngày ông càng thấy những lời tuyên bố cảm động của đại họi Huyghen và Mute chỉ là những lời hứa hăo. Càng ngẫm, ông càng thêm ngán ngẩm: “ở cái nước Đại Cồ Việt cố hữu của chúng ta đây, đều chính những sự đă thay đổi rồi, thí dụ như bao nhiêu điều cải cách, canh tân của chính phủ, mà té ra lại cũng chẳng thay đổi ǵ cả”. Nh́n qua thế giới, t́nh h́nh cũng không có triển vọng ǵ. ở Pháp, chính phủ b́nh dân cũng bắt đầu nghiêng ngửa đến nỗi Lêông Bolum phải rời khỏi ghế thủ tướng (6 - 1937) v.v...ảo tưởng của Vũ thế là cứ vỡ dần, vỡ dần. Đến khi ông đi tới hoài nghi luôn cả những người cộng sản th́ ảo tưởng đó hoàn toàn phá sản (...)

... Phải nói rằng, so với những người tiểu tư sản khác, quá tŕnh đó ở Vũ có nhanh chóng và triệt để hơn. Bởi v́ trong thế giới quan ông, từ lâu vẫn phục sẵn một tinh thần bi quan chủ nghĩa rất nặng nề, sẵn sàng bóp chết niềm tin non yếu của ông khi những sự kiện 1937 nói trên xẩy tới. Bởi vậy, vừa mới ngày nào, qua Vỡ đê, ông c̣n ḷng những dặn ḷng: “Phải tin chứ! Phải tin mới sống được chứ!” (tr. 22), thế mà đến thời kỳ này, khi phong trào Mặt trận dân chủ vẫn c̣n đàn tiếp tục, ông đă thốt ra toàn những lời bi quan tuyệt vọng, những lời là “Đời sẽ chỉ có toàn những sự vô nghĩa lư”, những là “Tội ǵ mà chẳng nghiện, khi ta ở giữa một xă hội khó thở, mà bao nhiêu kẻ có học thức, có tâm huyết ngoài cái sự hy sinh làm mồi cho ngục thất và máy chém th́ thôi, cũng đến khoanh tay chịu vậy, chẳng làm được tṛ ǵ”, và cái giọng định mệnh chủ nghĩa lại trở lại với ông có phần dứt khoát hơn trước: “Sống là mạo hiểm, là đánh sóc đĩa với tạo hóa” v.v...

Nhưng điều nguy hại hơn nữa là tâm trạng phẫn uất trên lập trường cá nhân chủ nghĩa vốn có của Vũ Trọng Phụng, một khi niềm tin ở những lực lượng tích cực không c̣n nữa để soi đường cho nó, th́, trong hoàn cảnh đấu tranh giai cấp diễn ra rất quyết liệt lúc bấy giờ, sẽ rất dễ dàng trở thành đối tượng thu hút của bọn phản động, nhất là của bọn phá hoại tờrốtkít.

(...) Nhưng nếu theo dơi thật sát, ta sẽ thấy rằng tư tưởng Vũ Trọng Phụng thời kỳ này cũng có những diễn biến nhất định.

Lúc đầu ông liên tiếp viết những bài báo về chính trị với thái độ phá phách kiểu tờrốtkít, rất phản động. Nhưng về sau lại thấy ông thiên về viết truyện ngắn, kịch ngắn hay tiểu thuyết mà đề tài chủ đề như muốn quay lưng lại các vấn đề xă hội, chính trị đương thời. Phải chăng con người Vũ Trọng Phụng xét về bản chất cũng không phù hợp hoàn toàn với con đường chống phá cách mạng của bọn tờ rốt kít mà bản chất phản động và thói huênh hoang bịp bợm càng ngày càng bị bóc trần trước ánh sáng bởi những người cộng sản và quần chúng cách mạng, bởi chính những hành động khiêu khích vừa trắng trợn vừa lố bịch, thảm hại của chúng? Mặt khác phải chăng kinh nghiệm của cuộc đời - tuy xét về thời gian th́ cũng ngắn ngủi thôi - đă đủ sức thuyết phục ông rằng: “ Đời (...) chỉ có toàn những sự vô nghĩa lư, những điều ngang tai chướng mắt, nhưng mà rồi ta phải mũ ni che tai mà ngơ đi, mới được tiếng là người hiểu biết, chứ nếu day tay nắm miệng hoặc cố đấm ăn xôi, té ra là đồ tiểu nhân ngu si, không biết ǵ”. Thực ra tư tưởng bi quan, chán đời mang tính chất một thứ chủ nghĩa hư vô mệt mỏi chán đời mang tính chất một thứ chủ nghĩa hư vô mệt mỏi đó, Vũ Trọng Phụng đă từng dùng đến để giúp nhân vật Tú Anh dội một gáo nước lạnh vào ngọn lửa cănm hờn của Long trong Giông tố. Cái mới ở đây là nhân tố tư tưởng ấy đến nay đă chiếm được địa vị chủ đạo trong thế giới quan của ông.

Điều đó giải thích v́ sao một con người vốn sính nói chính trị là thế, một ng̣i bút vốn hăng hái đề cập đến vấn đề thời sự xă hội với thái độ dương đông kích tây là thế mà đến thời kỳ này lại có thể lặng lẽ ngồi phân tích về những mẩu tâm lư ca nhân vụn vặt, Hết Lấy Nhau V́ T́nh, lại đến Ḷng tự ái, hết Cái ghen đàn ông lại đến Máu mê v.v... hoặc thản nhiên ngồi viết về những đề tài chẳng có ư nghĩa xă hội như Đi săn khỉ, Lấy vợ xấu, Một con chó hay chim chuột...

Một điều khác đáng chú ư trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng thời kỳ này là ông cũng không hay nói đến cái dâm nữa. Phải chăng Vũ đă chán cả Frớt và cũng chẳng muốn gây sự làm ǵ nữa với cái “tai nạn” đó của loài người. Nhưng nếu như, do đó, chủ nghĩa tự nhiên muốntừ bỏ ông, th́ một khuynh hướng sáng tác tiêu cực khác lại đến với ông, có thể gọi đó là khuynh hướng suy đồi của văn học tư sản phản động

(...)

1968

Tạp chí văn học, số 3 - 1971
Vũ Trọng Phụng - Con người và tác phẩm, Nxb. Hội Nhà văn, H., 1994, tr. 278 -296. 

[Quay lại]