Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)


Ngày 1/9/1936, tờ Tin văn do Thái Phỉ phụ trách có đăng bài Văn chương dâm uế do chính ông chủ bút viết. Bài này nhằm công kích "các nhà văn tả chân" với các luận điểm chính như sau (trích):

 (...) Nhưng giá các cụ biết thưởng thức cái văn chương dâm uế ấy ở trong văn học Pháp th́ các cụ sẽ biết rằng ở người ta, tuy dâm uế mà vẫn là văn chương.


Không cứ rằng hễ đă là văn chương, th́ tất phải thanh thú, tao nhă. Tả một cái ǵ, dù xấu xa bẩn thỉu, mà đạt được đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật, ấy cũng là văn chương.


(...) Họ (bọn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế th́ hoặc là cố nhồi nhét cái cảnh dâm uế vào bất cứ chuyện ǵ ḿnh viết, hoặc là viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và, v́ thế, thành ra sống sượng khó coi, cố làm rung động giác quan của người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật.


(...) Bởi họ tả một cách lơa lồ, sống sượng nên những người biết đọc thành ra thấy ghê tởm. Họ muốn bầy ra cái sự thực trần truồng hẳn, nhưng họ quên rằng khi nói cái sự thực đă trần truồng th́ người ta sợ mà không thích nó nữa.


Chính v́ sự quá hùa ấy mà tôi phải viết bài này mà tôi mong các nhà kỹ nghệ viết văn dâm uế nên hăm bớt cái đà của các ông lại th́ vừa, đừng để đến lúc công chúng phải nổi ḷng công phẫn.


(...) Không, tôi không phải là một ông Thánh, tôi chỉ là người, mà trong mỗi người đều có một con thú, nếu ta không khéo ḱm nó lại th́ nó thức dậy, th́ nó làm dữ ngay!

 

Tin văn, số 25, ngày 1/9/1936

 

Sau khi bài báo được đăng, Vũ Trọng Phụng đă có bài trả lời trên tờ Hà Nội báo, số 38, ngày 23/9. Dưới đây là nội dung bài viết của Vũ Trọng Phụng.

 

Thư ngỏ cho ông Thái Phỉ, chủ báo Tin văn về bài 'Văn chương dâm uế'

 

Vũ Trọng Phụng

Trong số báo Tin văn 25 vừa đây, ông lên tiếng cảnh cáo những nhà văn sĩ tả chân về câu chuyện văn chương dâm uế.

Sở dĩ tôi đáp ông bằng thư này không phải là tôi nhận văn chương của tôi là dâm uế, nhưng v́ tôi là một trong số những nhà văn tả chân. Nếu bài cảnh cáo của ông viết mà nghe xuôi tai được, tất nhiên tôi đă bỏ bút mà hàng phục, mà nghe theo ư ông, v́ tôi chính là một trong số những người biết phục thiện, lại rất cần có người khác chỉ bảo những điều khuyết điểm của ḿnh. Phải, ai lại dám tự phụ là hoàn toàn, không làm điều ǵ dở?

Khốn nỗi bài cảnh cáo của ông không những làm cho tôi kinh hoàng mà c̣n làm cho tôi thất vọng. Ông chớ nóng nẩy, tôi kinh hoàng chỉ v́ tôi chưa hề nghĩ ra rằng một người ra làm việc cho văn chương như ông mà lư sự lại luẩn quẩn tối tăm như thế, và tôi thất vọng là v́ ông chủ một cơ quan văn học mà quan niệm về văn chương lơ mơ, mù mịt, hỗn loạn đến như ông, th́ thật là một sự phỉ báng, và hơn nữa, một tội phạm thượng đối với văn chương!

Đây nhé, để tôi cứ việc trích lại những câu ông đă viết xem tôi nói đúng hay nhầm:

Mở đầu bài ông đă nói:

Nhưng giá các cụ biết thưởng thức cái văn chương dâm uế ấy ở trong văn học Pháp th́ các cụ sẽ biết rằng ở người ta, tuy dâm uế mà vẫn là văn chương.

Không cứ rằng hễ đă là văn chương, th́ tất phải thanh thú, tao nhă. Tả một cái ǵ, dù xấu xa bẩn thỉu, mà đạt được đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật, ấy cũng là văn chương.

Tôi xin cảm ơn ông, vâng, cảm ơn ông lắm, ông nghe chưa?

Nhưng mà thế nào là đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật?

Đây, ông đă giải nghĩa chỗ ấy một cách gián tiếp, nghĩa là ông bài bác những điều mà ông cho là chưa hoàn toàn.

... Họ (bọn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế th́ hoặc là cố nhồi nhét cái cảnh dâm uế vào bất cứ chuyện ǵ ḿnh viết, hoặc là viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và, v́ thế, thành ra sống sượng khó coi, cố làm rung động giác quan của người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật.

Sau khi để độc giả biết thế, đến đây tôi cần xin một đôi dấu ngoặc thuyết minh về cái điều dâm. Cái dâm tự nó không uế, nếu nó không loạn. Cái dâm của cặp vợ chồng chẳng hạn th́ là sự thường như sự ăn uống, không có ǵ là uế tạp nhơ bẩn mà lại c̣n là điều thanh tao, cao thượng nữa, song người ta không cần tả đến, v́ nếu nói đến nó tất nhiên là khiêu dâm. Song c̣n những thứ dâm đáng gọi là uế, thí dụ hiếp dâm, gian dâm, loạn luân, nghĩa là những thứ dâm của hạng nam nữ mà không là vợ chồng. Nhà văn sĩ tả chân có quyền và có bổn phận tả những điều ấy, mặc ḷng đó là những thứ dâm uế tạp, nhơ bẩn, khi tả một cuộc dâm loạn bẩn thỉu ô uế th́ là đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật rồi, chứ ông Thái Phỉ c̣n bắt bẻ thế nào nữa?

Nhưng đây ông Thái Phỉ c̣n nói:

Bởi họ tả một cách lơa lồ, sống sượng nên những người biết đọc thành ra thấy ghê tởm. Họ muốn bầy ra cái sự thực trần truồng hẳn, nhưng họ quên rằng khi nói cái sự thực đă trần truồng th́ người ta sợ mà không thích nó nữa.

Ồ, ông nói lạ! Ông lại muốn bắt bọn văn sĩ tả chân, trong khi tả cái sự thực trần truồng nhơ bẩn, dâm loạn, mà lại phải làm cho độc giả thấy thích (sic), thấy những chuyện kia là thanh cao, nhă nhặn, dễ thường mà lại hợp với cái luân lư, để bắt chước theo bọn người nhơ bẩn trong truyện đó sao? Ông có quyền không thích cái sống sượng nhưng ông không có quyền bắt chúng tôi khiêu dâm người đọc!

Nhưng cái sự ngu dại của ông không phải đến những lư luận tôi vừa nêu trên kia mà đă là bờ bến. Quá lắm nữa, ông lại c̣n khuyên chúng tôi bằng câu này:

Chính v́ sự quá hùa ấy mà tôi phải viết bài này mà tôi mong các nhà kỹ nghệ viết văn dâm uế nên hăm bớt cái đà của các ông lại th́ vừa, đừng để đến lúc công chúng phải nổi ḷng công phẫn.

Công phẫn? th́ chúng tôi chỉ mong có thế! Nhưng cái công phẫn ấy - chỗ hoàn toàn của nghệ thuật vậy - là cái mà công chúng để đối phó với điều nhơ bẩn, với những vai phạm những điều nhơ bẩn tả trong truyện, và cái công phẫn ấy là chính đáng lắm, chứ có phải đâu là cái công phẫn đối với kẻ thuật chuyện như ông Thái Phỉ lo sợ.

Thưa các ngài, nếu tôi mách các ngài rằng trong số đồng bào của các ngài hoặc trong số con em của các ngài có đứa phạm phải những điều nhơ bẩn dâm loạn đáng ghê tởm như thế này... thế này... th́ các ngài sẽ công phẫn với những kẻ phạm tội hay là các ngài sẽ công phẫn với tôi, một người chỉ tố cáo sự đáng ghê tởm kia? Nếu các ngài không cảm ơn tôi mà lại c̣n nổi ḷng công phẫn như lời ông Thái Phỉ th́ than ôi! tôi có cần ǵ quan tâm đến cái sự công phẫn vô nghĩa lư ấy?!

Nhưng tại sao ông Thái Phỉ lại viết bài cảnh cáo ngây ngô trẻ con kia hở ông Thái Phỉ?

Có lẽ tại ông theo như ông đă thú trong bài Văn chương dâm uế th́ thế này:

Không, tôi không phải là một ông Thánh, tôi chỉ là người, mà trong mỗi người đều có một con thú, nếu ta không khéo ḱm nó lại th́ nó thức dậy, th́ nó làm dữ ngay!

Eo ơi! Cứ như ông nói th́ ông đương có bệnh, ông đương bị một sức ám ảnh (hantise) ghê gớm rất nguy hiểm cho thuần phong mỹ tục, ông đang là một kẻ bất thường (anormal) đáng để cho bác sỹ Magmes Hirchfeld khảo cứu trong cuốn sách của ông ta, khảo về sự dâm uế của những người bất thường. Cái bệnh của ông, sức ám ảnh kia, đă khiến ông mất hết lư trí đến nỗi trong khi ông đọc một đoạn văn tả cái nhơ bẩn sống sượng đáng ghê tởm th́ không thấy thích (resie), th́ muốn tác giả phải viết văn chương, bóng bẩy thế nào cho ông thấy thích, rồi mà lại ghê tởm, rồi mà lại công phẫn nữa, tuy vậy mà vẫn không ḱm nổi được cái con thú trong ḷng ông - điều ấy mới vô lư - và để đến nỗi bị cái con thú nó hành!

Một lần cuối cùng, tôi xin ông cứ việc buồn nôn buồn mửa, và thấy là ghê tởm, nếu ông đọc đoạn văn nào trong đó tả một cảnh uế tạp, bẩn thỉu, và cố sức ḱm con thú trong ḷng ông lại, đừng khao khát ǵ nữa, đừng bắt ai trong khi tả một cảnh nhơ bẩn mà lại phải dùng những câu văn thanh nhă nửa hở nửa kín, đọc lên không những không thấy ngượng mồm mà lại c̣n thấy hay ho, văn chương nữa, do thế cho ông thấy thích, thấy muốn ngâm nga hoặc muốn đọc lại để mà nghĩ đến dâm dục được kỹ càng!

Tôi khuyên ông nên đi chữa bệnh, rồi hăy nói chuyện văn chương.

 

Kính thư

Hà Nội báo, số 38, ngày 23/9/1936