Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)



 

Cao Kim Lan: Tiểu dẫn về cuộc tranh luận 'dâm hay không dâm' (1936 - 1939)

 

Cao Kim Lan

 

Xă hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ quay cuồng trong những sóng gió và biến động. Cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô lớn, khủng bố trắng và phong trào "Âu hoá" rầm rộ ở thành thị tạo ra những biến đổi hết sức sâu sắc từ trong ḷng xă hội. Đồng thời những biến động ấy như "một trận cuồng phong dữ dội" thổi đến xứ ta vô vàn những tệ nạn của cuộc sống. Văn học phân hoá thành nhiều khuynh hướng khác nhau và đấu tranh với nhau một cách gay gắt.

Đối với nhà văn Vũ Trọng Phụng, ngay từ những sáng tác đầu, nhất là các phóng sự Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây,  ng̣i bút tả chân sâu sắc của ông đă được công chúng chú ư đến. Đến năm 1936 với Giông tố, Số đỏ, Cơm thầy cơm cô... tác phẩm của ông đă trở thành một hiện tượng làm chấn động dư luận. Đồng thời một cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đă nổ ra. Thái Phỉ, chủ bút báo Tin văn với bài Văn chương dâm uế đă lên tiếng cảnh cáo: "Họ ( bọn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế th́ hoặc là cố nhồi nhét cái cảnh dâm uế vào bất cứ chuyện ǵ ḿnh viết, hoặc là viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và v́ thế thành ra sống sượng khó coi..." . Trước lời kết tội này Vũ Trọng Phụng nhân danh những văn sĩ tả chân đáp lại lời cảnh cáo của Thái Phỉ qua bài viết: Thư ngỏ gửi ông Thái Phỉ, chủ bút báo Tin văn về bài " Văn chương dâm uế" (Hà Nội báo, số 38, ngày 23/9/1936). Ở đây Vũ Trọng Phụng đă bác bỏ thẳng thừng sự kết án của Thái Phỉ bằng lời văn sắc sảo, trực diện và mạnh mẽ. Ít lâu sau, Vũ Trọng Phụng c̣n viết bài trả lời một bạn đọc, thẳng thắn bày tỏ những suy nghĩ của ḿnh về vấn đề dâm trong các tác phẩm của ông (Chung quanh thiên phóng sự Lục ś- bức thư ngỏ cho một độc giả - Tương lai số 11, Mars 1937). Nhân bài trả lời này ra mắt công chúng, một độc giả khác kư tên Nhất Chi Mai đă lên án đích danh Vũ Trọng Phụng bằng những lời lẽ phẫn uất và nặng nề: "Tôi phải chỉ trích những cái khốn nạn, lầy lụa của những đoạn văn mà một bọn văn sĩ nửa mùa về hùa nhau cho là kiệt tác, là đúng sự thật, là can đảm...", và tác giả c̣n cho rằng Vũ Trọng Phụng là "một nhà văn nh́n thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa” (Dâm hay không dâm, Ngày nay, số 51, 14/3/1937). Trước những lời lẽ gay gắt, Vũ Trọng Phụng vẫn tiếp tục giữ vững lập trường và quan điểm của ḿnh. Trong bài Để đáp lời báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm (Tương lai số 9, ngày 25/3/1937) Vũ Trọng Phụng không những dơng dạc tự biện hộ cho ḿnh mà c̣n tấn công đối phương bằng những lời lẽ đanh thép, hùng hồn. Qua lập luận của Vũ Trọng Phụng ta nhận ra thực chất của vấn đề. Trong cuộc bút chiến về vấn đề “dâm hay không dâm” bên cạnh việc đề cập đến cái dâm trong văn chương là sự đụng độ giữa hai khuynh hướng văn học, một bên là khuynh hướng lăng mạn tư sản của Tự lực văn đoàn và một bên là khuynh hướng "tả chân xă hội”. Nhân danh những người theo khuynh hướng "tả chân", Vũ Trọng Phụng vạch ra chân tướng của Tự lực văn đoàn, phản đối lối dùng những "danh từ điêu trá của văn chương” để ḷe bịp độc giả. Ông công khai bộc lộ quan niệm về tiểu thuyết và văn chương nghệ thuật: "Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Và Vũ Trọng Phụng c̣n chỉ rơ nhiệm vụ của nhà văn là: “Tả thực cái xă hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đăng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột...”. Sau bài viết này của Vũ Trọng Phụng cuộc bút chiến dường như lắng xuống, không c̣n thấy xuất hiện những lời công kích kết án nặng nề nữa. Song Vũ Trọng Phụng vẫn không dừng lại ở đó, nhân dịp cuốn tiểu thuyết Làm đĩ xuất bản (năm 1939) ông lại trực tiếp bày tỏ quan điểm của ḿnh về văn chương nghệ thuật và vấn đề t́nh dục trong văn học cũng như trong cuộc sống qua bài viết: Thay lời tựa cho tiểu thuyết Làm đĩ - tiểu thuyết duy nhất sau hàng loạt những tiểu thuyết không cần lời tựa, ông nhận thấy cần phải viết lời giăi bày. Từ đây xuất hiện nhiều bài phê b́nh về tác phẩm và sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng của các tác giả như Trương Chính, Trương Tửu, Minh Tước, Tràng An... có đề cập đến vấn đề cái dâm trong văn Vũ Trọng Phụng, song nh́n chung sự đánh giá đă khách quan hơn.

Tháng 10 năm 1939 sau đám tang của nhà văn đoản mệnh Vũ Trọng Phụng, cuộc tranh luận có thể coi như kết thúc. Phần thắng được xem đă thuộc về Vũ Trọng Phụng - người văn sĩ thuộc phe tả chân đang chiếm ưu thế lúc đó. Có thể nói cuộc tranh luận tuy không lôi kéo được nhiều cây bút đương thời song những vấn đề nó đặt ra lại hết sức sâu sắc và có ư nghĩa. Đặt vào hoàn cảnh xă hội Việt Nam lúc đó và nền lư luận non trẻ đầu thế kỷ của văn học Việt Nam th́ quan niệm về tiểu thuyết và tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng gần gũi với quan niệm của phái nghệ thuật vị nhân sinh (xem thêm bài Vũ Trọng Phụng phê b́nh Tắt đèn của Ngô Tất Tố -1939) đă mở ra một cái nh́n mới, là động lực thúc đẩy và làm đầy đặn lư thuyết cũng như thực tế sáng tác cho trào lưu văn học hiện thực giai đoạn này. Đồng thời, việc xác định rơ ràng nhiệm vụ của người cầm bút đă có tác động không nhỏ đến sự vận động và phát triển của văn học. Nói như Hoàng Thiếu Sơn th́ có thể coi những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và quan điểm nghệ thuật của ông là thuộc về khuynh hướng "nghệ thuật vị nhân sinh” - một tư duy nghệ thuật tiến bộ trong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra khá sôi nổi, quyết liệt cũng vào giai đoạn này.

Có thể thấy, những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đặt ra không dừng lại ở năm 1939. Trong suốt hơn nửa thập kỷ tiếp theo, những biến động về chính trị và lịch sử đă tạo ra rất nhiều cách đánh giá khác nhau về quan điểm cũng như văn chương của Vũ Trọng Phụng, gây ra những bước thăng trầm chưa từng có trong sự nghiệp văn chương của ông. Riêng về vấn đề t́nh dục trong văn học, đứng từ hôm nay nh́n lại, ta có thể nhận ra một vài điểm "chông chênh" trong lập luận của Vũ Trọng Phụng, song không thể phủ nhận những khía cạnh khả thủ của quan niệm này. Khi nhân loại đă bước vào thế kỷ XXI, những vấn đề đời sống t́nh dục của con người cần phải được nh́n nhận một cách khoa học, nghiêm túc và không thể né tránh. Hơn nữa khi sinh hoạt t́nh dục của con người vượt xa nhu cầu bản năng thuần tuư và được nhân loại đ̣i hỏi nh́n nhận như một hiện tượng văn hoá, th́ những quan điểm trên của Vũ Trọng Phụng đặt trong hoàn cảnh nước ta vẫn c̣n mang tính thời sự. Nó vượt ra khỏi khuôn khổ của văn chương nghệ thuật bước vào lănh địa giáo dục học, xă hội học, tâm - sinh lư học.

Nguồn: Tiểu dẫn về cuộc tranh luận "dâm hay không dâm", Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 2, Nxb. Lao động, H., 2003. (Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên)