Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)

 

 

Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại (trích)

 

 

Vũ Ngọc Phan

 

 

(...) Vũ Trọng Phụng là một nhà văn sở trường về phóng sự dài (...) Những tập xuất sắc nhất của ông là Kỹ nghệ lấy TâyCơm thầy cơm cô.
(...) Quyển Kỹ nghệ lấy Tây chỉ có giá trị ở những đoạn tả chân nho nhỏ, ở những sen đấu khẩu, những sen đánh nhau, những sen gợi t́nh rất linh hoạt và rất tức cười của mấy cặp vợ chồng. Ở những đoạn ấy, đôi khi người ta thấy một lối tả chân triệt để, làm cho người đọc có cái cảm tưởng như thấy trước mắt một cảnh tượng bẩn thỉu, ghê gớm (chương III - Mày không muốn nhận tao là chồng? trang 34 -Chương IX - Tư tưởng độc quyền, trang 112, vân vân)

Cơm thầy cơm cô là một tập phóng sự về những kẻ làm tôi tớ. Tập này là một phóng sự hay nhất của Vũ Trọng Phụng. Ng̣i bút tả chân của ông thật là tuyệt xảo khi ông tả những cảnh nghèo khổ. (...) Trong tập phóng sự này, họ Vũ tự đóng một vai đứa ở, cũng như Tam Lang đă tự nhận ḿnh là một chân xe hàng. Nhờ đóng một vai đứa ở, nên cái việc kháo chuyện chủ nhà với bọn “cơm thầy cơm cô” hóa ra một chuyện dễ, và cũng nhờ đấy, câu chuyện hóa ra đằm thắm, thân mật, như những chuyện nói xấu chủ nhà của anh chàng Gil Blas. Nhà này chủ ác nghiệt, nhà kia chủ có con gái hư, nhà kia ông chủ biển lận. Thật không bao giờ hết chuyện. Tác giả có thể viết dài nữa về chỗ đứa ở kháo chuyện chủ nhà, nhưng tác giả đă muốn dè dặt, có lẽ v́ chính ḿnh cũng là... một ông chủ.

Chương VII (Bi hài kịch) trong quyển Cơm thầy cơm cô là một chương tuyệt hay. Vui buồn, đủ cả, linh hoạt vô cùng và cũng thảm thiết vô cùng. Đây là mấy điệu chèo cổ, rồi kia là đám thính giả nheo nhóc và khốn nạn, rồi nào cái cảnh thảm thương của con sen động kinh, câu chuyện của anh đầu trọc, của thằng bé ho lao, của bà cụ già, rồi lại chuyện lính mật thám đến bắt, thật là đủ cách, đủ tṛ, việc dồn dập một cách tuần tự và mạnh mẽ. Chỉ mười một trang giấy mà biết bao t́nh nhân loại, biết bao nỗi thương tâm (...)

Lục ś là một cuộc điều tra về nạn măi dâm ở Hà Nội, hay là một thiên nghị luận về nghề măi dâm theo những giấy tờ của chính phủ th́ đúng hơn là một thiên phóng sự.

Cuộc điều tra này lại chỉ ở trong phạm vi đề pḥng cứu chữa và trừng trị, nên tác giả chọn hai chữ “Lục ś” làm nhan quyển sách. Nhà Lục ś ở Hà Nội, theo ư tác giả, tuy là nơi chữa thí, nơi dạy dỗ không lấy tiền cho vài trăm “gái có giấy” nhưng nhà ấy đành chịu bó tay trước hàng bốn năm ngh́n “gái” đi ngang về tắt. (...)

Cây bút của Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là một cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện ra nó một cây bút tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn c̣n.

(...) Khi Giông tố của Vũ Trọng Phụng mới ra đời với cái nhan đề cũ là Thị Mịch, (...) người ta bảo: tiểu thuyết ấy chỉ hay ở chỗ gợi ḷng dâm dục (...) Những lời phê b́nh nghiêm khắc của người ta hồi đó đă gợi tính ṭ ṃ của tôi, làm cho tôi phải t́m tập tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng mà đọc. Cái đoạn tôi đọc hồi đó là đoạn Thị Mịch đă về nhà riêng Nghị Hách, đă bị lăo bỏ lửng, mặc nàng ôm bụng chửa mà buồn rầu tựa cửa sổ, đứng nh́n trên gác xuống đường. Rồi từ một cô gái thơ ngây, Mịch đă hóa ra một người đàn bà oán giận, muốn tưởng tượng cho ḿnh một cảnh gian díu với những khách qua đường để báo thù lại kẻ đă đầy đọa tấm thân ḿnh.
Cái đoạn ấy là một đoạn thật hay. Trước khi đưa ta đến cái việc sắp xảy ra (việc Mịch hiến thân cho Long), tác giả đă mở bộ óc của Mịch cho ta trông thấy, chẳng khác nào một người thợ mở cho ta xem các bánh xe và ống dẫn hơi nước, trước khi chỉ cho ta thấy cái động cơ ở ngoài.

Đến khi quyển Giông tố ra đời, tôi đă đọc từ đầu đến cuối và thấy cái đoạn tôi vừa kể, tác giả là một đồ đệ của Freud. Tác giả tả Thị Mịch một cách vừa giản dị, vừa tỷ mỷ. Một cô gái quê khỏe mạnh, vốn nhà nghèo, đă “biết mùi đời” trong một chiếc xe ḥm kín đáo, bây giờ lại sa vào cảnh nhàn hạ và phong lưu, cái cảnh làm cho khối óc non nớt dễ mơ tưởng đến những điều dâm dục. Freud chả ví t́nh dục của người ta với một sự đói khát ăn uống là ǵ? Thị Mịch chính là kẻ đói khát về đường t́nh đó.

Nhưng chỉ có riêng về đoạn ấy, không đủ rơ cái giá trị của Giông tố. Quyển tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng làm cho người ta thấy rơ ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn cảnh là nhường nào! V́ hoàn cảnh gia đ́nh, v́ hoàn cảnh xă hội, hai kẻ vốn tính hiền lành và ngay thẳng như Mịch và Long, rút cục đă trở nên người đàn bà bất chính và một thiếu niên hư hỏng. Ấy là chưa kể Long là một kẻ đau khổ nhất v́ hoàn cảnh... Đọc chuyện Vũ Trọng Phụng người ta thấy mọi việc liên tiếp một cách rất tự nhiên. Đó là tất cả cái tài dàn cảnh của tác giả.

Tác giả lập chuyện rất khéo, từ cái xă hội “xôi thịt” mục nát ở thôn quê, đến cái xă hội “sâm banh x́ gà” ở thành thị, từ cái óc bủn xỉn của anh đồ kiết cho đến cái thói hoang tàn của anh trọc phú, ta thấy đầy những ngu dốt, mê tín, bất công, mà vai tṛ nào cũng đều có mặt. Cái vai Long tôi đă cho là không được tự nhiên trong khi chưa đọc hết chuyện, nhưng trong mấy đoạn cuối, tác giả làm cho chàng hóa ra một kẻ chơi bời, không thiết đến gia đ́nh, rồi sau đến phải tự tử. Một kẻ vốn lương thiện, vốn đạo đức như Long mà phải ở vào cái cảnh đáng ghét như thế, đành mặc việc đời xô đẩy ḿnh một cách bất ngờ như thế, nếu chẳng chơi bời th́ sống làm sao được. Cái lúc chàng tỉnh mộng là lúc chàng quyên sinh.

Giông tố là một tiểu thuyết đúc trong một luân lư sâu xa trên một nền gia đ́nh và xă hội thật đầy đủ. Ta chả thấy đủ các vai trong gia đ́nh là ǵ? Rồi ngoài xă hội ta thấy một vị quan ngay thẳng, một tay mọt dân nhảy lên đến tột bậc trong quan trường, một thiếu niên trí thức, vài cô thiếu nữ tân thời với cái thói đua chen dí dỏm, một thằng con bán trời không văn tự, những cảnh trụy lạc trong làng bẹp, trong xóm yên hoa, một tay “cách mệnh”, một lũ dân đen, một nhóm thợ thuyền, ấy là chưa kể Thị Mịch, Long và nghị Hách, những kẻ có thể làm tiêu biểu cho nhiều người trong xă hội.

Ngoài b́a quyển sách, tác giả đề là “Xă hội tiểu thuyết”. Nhưng nếu theo ư kiến của các nhà phê b́nh Âu tây th́ “xă hội tiểu thuyết” là loại thiểu thuyết viết rặt về cảnh lầm than, vất vả của thợ thuyền và dân quê. Giông tố không phải tiểu thuyết loại ấy. Nó chỉ là một tập tiểu thuyết về phong tục thôi.

Những nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố đáng lư ra nhiều chỗ phải được tả bằng những nét bút năo nùng cho hợp với cảnh thê lương của họ, th́ lại hiện dưới những nét bút sắc sảo quá, dưới những nét phóng sự mà chủ ư gây cho người đọc mối căm hờn đối với những sự bất công. Về đường nghệ thuật, có lẽ chỗ ấy là chỗ sút kém trong Giông tố.

Nhưng nếu xét một cách tương đối, quyển Giông tố cũng đáng kể vào số tiểu thuyết có giá trị của chúng ta ngày nay.

Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiếu thuyết hoạt kê nhưng một lối hoạt kê không lấy ǵ làm cao cho lắm.

“Xuân tóc đỏ”, một gă nhặt banh ở sân quần chỉ nhờ ở sự may mắn, ở “số đỏ” mà thấm thoắt từ phận một gă lang thang trở nên một tay đắc lực cho một hiệu may tân thời, rồi dần dần đóng vai “đốc tờ”, đóng vai diễn giả, đứng lên cải cách Phật giáo, rồi trở nên một tay cứu quốc, một bậc vĩ nhân!

Có ai tưởng tượng được rằng trong một cuộc tranh đấu quần vợt của tuyển thủ hai nước, nếu tuyển thủ của nước ḿnh giữ phần thắng th́ nước kia sẽ khai chiến với nước ḿnh không? Ấy Vũ Trọng Phụng đă tưởng tượng được như thế. Cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là cái lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời, nhưng không căn cứ. Nó giông như lối khôi hài ở một rạp chèo, hay “văn minh” hơn, nó giống lối khôi hài của mấy vai hề trên màn bạc.

Đọc Số đỏ không ai nhịn được cười, người ta cũng phải cười như nghe mấy vai bông lơn trong một đám chèo hay xem mấy tay tài tử pha tṛ trong một phim chớp bóng, nhưng không phải cái cười thú vị và thấm thía như ta đọc hài kịch của Molière.

Những đoạn tức cười như đoạn các nhân viên sở Cẩm phạt lẫn nhau, đoạn Xuân chữa thuốc cho cụ Cố, đoạn Xuân ứng khẩu một bài thơ, đoạn Xuân nhét những tờ giấy nguy hiểm vài túi quần hai nhà vô địch tennit để rồi giữ giải quán quân, đều là những đoạn nông nổi, tuy làm cho người ta phải cười, nhưng chỉ có một lần thôi, v́ nó là những việc không “đứng” được.

Trong Số đỏ cũng như trong những tiểu thuyết khác của Vũ Trọng Phụng, tác giả tin ở thuyết t́nh dục quá, sự tin ấy đôi khi đàn áp cả mọi xét đoán của ông, làm cho mỗi khi gặp một “ca” khó hiểu, ông lại đem thuyết ấy ra giải quyết.

(...) Cái thuyết của Freud không phải hoàn toàn đúng cả, vậy nếu lại tin ở thuyết t́nh dục một cách thiên vị, không khỏi có sự sai lầm.

Riêng về mặt tả chân, ng̣i bút của Vũ Trọng Phụng thật tuyệt.
Có những sen con con, ông tả khéo vô cùng. Đây là một gă nhặt banh ở sân quần đùa cợt nhả với một chị hàng mía: (...)

Những sen khác như sen bà Phó Đoan xem tướng, sen Xuân đưa Tuyết vào nhà bà Phó Đoan một buổi sớm và tiếp đến sen cưỡng bức đều là những sen tả rất đúng. Có thể coi là những sen tả chân triệt để.

Nhưng đọc quyển Số đỏ người ta thấy tư tưởng ǵ của tác giả? - Tư tưởng thủ cựu. Trong cả quyển sách, những chỗ nhạo cái mới, chế giễu những phong trào cấp tiến đều đầy dẫy. Ông nhạo báng, chế giễu một cách hằn học những cái mới, những cái mà người đời cho là tiến bộ, nhưng ông không hề đề xướng lên một luân lư nào nên theo cả. Trong quyển Số đỏ, ông là một người “phản động”, cái tên mà những người “khuynh tả” thường dùng để chỉ những người không đồng ư kiến với họ.

(...) Làm đĩ cũng là một tiểu thuyết mà Vũ Trọng Phụng dùng chủ nghĩa t́nh dục của Freud làm nền tảng. Nhưng v́ muốn hơn Giông tố một bực, nên ngoài sự phân tích ái t́nh mà tác giả cho nó một nghĩa hẹp là dâm, tác giả muốn “t́m một nền luân lư cho sự dâm và giáo hóa cho thiếu niên biết rơ t́nh dục là ǵ”(Thay lời tựa, Làm đĩ, trang 11). Trong khi đưa chúng ta vào mấy bụi cây và pḥng ngủ để nh́n cho rơ cái dâm của loài người với hết cả mọi sự suồng să, tác giả lại khoác áo nhà mô phạm và giảng giải cho chúng ta biết sự rùng rợn của những việc về xác thịt. Như vậy, thật là khó, v́ hai sự hành động ấy không đi đôi được với nhau. Vũ Trọng Phụng có can đảm hô hào, nhưng ông không đạt tới mục đích. Muốn đem vấn đề “nam nữ giao hợp giảng cho tuổi trẻ”, mà hạng tuổi trẻ này là hạng chín mười tuổi cho đến mười lăm, mười sáu. Nhưng tôi dám chắc tác giả chỉ viết trên giấy thôi, chứ không bao giờ dám thực hành.

Cái khuynh hướng quá thiên của ông về tính giáo dục làm cho quyển tiểu thuyết tả chân của ông kém hẳn đi. V́ giảng giải một chuyện t́nh theo khoa học trong một quyển tiểu thuyết là một việc nhà văn khó ḷng làm được.

(...) Quyển Làm đĩ c̣n một cái nhược điểm này làm cho người đọc mất cả hứng thú, tác giả đă dồn chứa đủ tất cả các việc làm cho Huyền nhất định phải sa vào ṿng trụy lạc, không c̣n sức ǵ để chống đỡ cả. Tác giả tả Huyền là một cô gái dâm dục, rồi từ chín tuổi trở đi, mỗi ngày nàng một bị sa ngă, như bị lăn trên dốc xuống vực sâu, không c̣n bám bíu vào đâu được: Nào hết gặp thằng Ngôn ranh mănh trong lúc thơ ngây, đến gặo người anh họ đến trọ học trong lúc gia đ́nh suy đốn, đến lúc lấy chồng, chồng lại mắc sẵn bệnh giang mai đồng thời chồng nàng lại có một người bạn rất lịch sự, đẹp trai vừa giàu tiền vừa giàu trí, rồi đến lúc dan díu với bạn chồng và việc thông dâm vỡ lở, th́ người bạn ấy lại bỏ đi phương khác, làm cho nàng phải theo mà không gặp, đến nỗi tiền hết và phải hiến thân cho khách làng chơi để sống qua ngày. Khi các ông thấy một vật ǵ lăn trên một dốc thẳng băng, không có một chỗ nào mấp mô hay quanh co ngăn cản, tất nhiên các ông đoán ngay rằng thế nào nó cũng lăn tuột xuống hố. Vậy đọc quyển Làm đĩ cũng thế, đến đoạn Huyền lấy phải anh chồng có sẵn bệnh giang mai và gần nàng lại có thêm anh chàng đẹp trai và sang trọng, người ta cũng đoán chắc đời Huyền sẽ kết liễu như thế nào. Thành ra năm mươi trang gần như thừa.

Có một đoạn làm cho khi mới đọc, người ta phải cảm động, đó là đoạn Huyền bị chồng hành hạ và biết hối quá. Nhưng xét cho kỹ, một kẻ tội nhân bị xích chân và bị cùm kẹp, rồi mới chịu đi đập đá th́ cũng không lấy ǵ làm lạ.

Thật ra Huyền chỉ là một “ca” đặc biệt. Nếu căn cứ hết cả vào Huyền để giảng giải cái dục t́nh chung của tất cả các phụ nữ th́ rất sai. V́ không thể căn cứ vào một việc đặc biệt để rút lấy một phương pháp giáo dục chung được. Vả lại, vệc giáo dục con gái ở như sự ǵn giữ họ, chứ không phải ở như sự giảng giải cho họ biết việc nam nữ giao hợp. Đến thời kỳ biết họ sẽ biết, cái biết do ở bản năng, như tôi đă nói trên. Theo sự xét nhận của các nhà giáo dục, nếu giữ ǵn cho người đàn bà được đến năm 25-26 tuổi - sự ǵn giữ này phải là sự ǵn giữ âu yếm của người mẹ hay người chồng - th́ không c̣n lo ngại mấy, v́ tuổi này là tuổi thành nhân của đàn bà.
Cũng như những quyển khác của Vũ Trọng Phụng, quyển Làm đĩ cũng có những đoạn tả người tả cảnh thú vị, tỏ ra tác giả là một người lịch duyệt việc đời, đă từng băn khoăn về những điều trông thấy (...)

*

Người ta bảo những người ngực yếu phần nhiều là những người dâm dục. Vũ Trọng Phụng cũng thuộc về cái “ca” ấy. Trong tất cả các văn phẩm của ông, dù là phóng sự hay tiểu thuyết, bao giờ ông cũng bị ư tưởng dâm dục ám ảnh. Từ Kỹ nghệ lấy Tây cho đến Lấy nhau v́ t́nh, không một phóng sự nào không một tiểu thuyết nào của ông là không có những chuyện hiếp dâm với những ảnh hưởng tai hại của nó. Ông tin ở chủ nghĩa tính dục một cách thái quá và tưởng rằng bất kỳ việc ǵ ở đời cũng có thể đem chủ nghĩa ấy ra giảng giải: bởi thế cho nên nhiều khi xét đoán rất sai lầm.

Người ta sở dĩ ham đọc văn ông là v́ ngọn bút tả chân của ông. Ngọn bút ấy thật là sắc sảo, nó tả như vẽ, chỉ vài ba nét người ta đă h́nh dung được những cảnh vật mà tác giả định tả với những màu sắc linh động vô cùng. Nếu chỉ đứng về mặt tả chân đừng xen lẫn những ư kiến về luân lư, về giáo dục vào, có lẽ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng sẽ là những tập văn rất giá trị. Nhưng ông đă đi lạc đường và ông đă sớm khuất, không kịp trông cậy vào thời gian để sửa chữa.

Về phóng sự, những sự bừa băi, những điều giảng giải nhiều khi có thể tha thứ, nên về phóng sự ông thành công hơn là về tiểu thuyết.

Tuy đời văn của ông ngắn ngủi (ông mất chưa đầy ba mươi tuổi) nhưng ông đă để lại một lối văn riêng, gây nên được nhiều đồ đệ, trong số đó có người gần được như thầy.

Ông là một người không ưa những sự đổi mới, những tư tưởng cấp tiến, nhưng ông cũng không phải người xu nịnh kẻ quyền quư hay tán dương những sự giàu sang. Ông là một nhà văn không thiên về chính trị và không thuộc một đảng phái nào. Bảo ông có óc bảo thủ, cũng khí quá, v́ thật ra ông chỉ ưa những sự phải chăng. Đối với giàu sang, ông thường hằn học, thường tả bằng nét bút căm hờn, đối với những cái ngu dại, kém hèn của hạng b́nh dân, ông thường tả bằng những nét bút tai ác, tàn nhẫn, vậy ai có thể bảo ông có óc b́nh dân hay quư phái được? Ông chỉ theo lương chi mà viết, đôi khi theo cả bản năng mà viết nữa, nên có lúc th́ rất hợp lẽ phải và có lúc thật là thiên vị, làm cho người đọc phải ngạc nhiên.

Người ta ham độc ông c̣n v́ những tư tưởng trào lộng của ông nữa. Ông mỉa đời một cách cay độc, coi đời như một tṛ múa rối và điều thú vị là ông biết chính ḿnh cũng phải đóng một vai tṛ như tất cả mọi người.

Về phần ông, tấn tuồng đă xong rồi (1), ông có thể hoàn toàn sung sướng, v́ cái vai tṛ về đường trí thức và tinh thần của ông, tuy ông đóng không bền, mà đă lỗi lạc hơn nhiều người múa may từ lâu trên sân khấu.
--------
(1) La farce est jouée - Rábelais

Trích sách NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI. Quyển ba.
Nxb. Tân Dân, 1942.


Vũ Trọng Phụng - con người và tác phẩm, Nguyễn Hoàng Khung - Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, Nxb.
Hội Nhà văn, H., 1994., tr. 140-150.