Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)



Hoài Thanh: Đối với văn nghệ trước cách mạng: Tiếp thu phải có phê phán

 

 

Hoài Thanh

 

Một biểu hiện khá phổ biến của chủ nghĩa xét lại là dè bỉu văn nghệ cách mạng với cái dụng ư gián tiếp đả kích vào văn nghệ cách mạng. Thường thường những lúc đó, người ta quên bẵng đi rằng một tác phẩm văn nghệ được xem là hay hay dở và hay ở chỗ nào, điều đó không phải chỉ do giá trị của nó mà c̣n tùy theo cách nh́n, tùy theo chỗ đứng của người đánh giá. Chỗ đứng và cách nh́n có đúng th́ đánh giá mới đúng. Vô luận đối với một bài thơ, một quyển truyện, một điệu hát hay một bức tranh, nhất định một người thiết tha với cách mạng và một người hững hờ hoặc chống lại cách mạng không thể nào đánh giá giống nhau. Cho dù đều là khen hoặc là chê th́ khen hay chê cũng không giống nhau, nhiều khi không giống nhau về căn bản.

Những người dè bỉu văn nghệ cách mạng thường không nhớ đến điều đó. Họ không chịu soát lại xem chỗ đứng và cách nh́n của họ đă đúng chưa. Họ thản nhiên tự lấy ḿnh làm tiêu chuẩn, làm thước đo mà không bao giờ chịu nghĩ rằng thước đo ấy rất có thể sai. Cụ thể ở ta, họ hết sức đề cao nền văn nghệ, nhất là nền văn học công khai từ 1930 đến 1945 với cái dụng ư phủ nhận những thành tích văn nghệ của chúng ta từ sau cách mạng tháng Tám.

Chúng ta thừa nhận nền văn nghệ mới của chúng ta c̣n non, nó mới 13 tuổi, không non làm sao được? Nhưng mặc dù c̣n non, không thể nào đánh giá thấp v́ nó là một bộ phận khăng khít của sự nghiệo anh hùng của thời đại chúng ta. Hướng đi của nó là đúng, tương lai của nó nhất định sẽ phong phú và rực rỡ vô cùng v́ sự nghiệp cách mạng của chúng ta sẽ vượt xa vô luận thời đại nào trong lịch sử.

Để xây dựng nền văn nghệ mới chúng ta ra sức giữ ǵn và phát huy vốn văn nghệ của dân tộc, nó cũng là kết quả của hàng ngh́n năm lao động và phấn đấu của cha ông ta. Công việc ấy, chúng ta đă làm, chúng ta sẽ tiếp tục làm, có tổ chức, có kế hoạch hơn nữa.

Nhưng thái độ tiếp thu của chúng ta là thái độ tiếp thu có phê phán. Lênin có nói: “Trong mỗi nền văn hóa dân tộc đều có, mặc dù chưa được phát triển, những nguyên tố của nền văn hóa dân chủ và xă hội chủ nghĩa, bởi v́ trong mỗi dân tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà điều kiện sinh hoạt tất nhiên đề ra hệ thống tư tưởng dân chủ và xă hội chủ nghĩa, nhưng trong mỗi dân tộc cũng đều có nền văn hóa tư sản, không phải chỉ là những “nguyên tố” mà chính là nền văn hóa thống trị”. Nhận định ấy của Lênin giúp chúng ta có một thái độ đúng trong việc kế thừa di sản văn hóa dân tộc.

Đối với toàn bộ nền văn nghệ trước cách mạng là như vậy. Riêng đối với nền văn học 1930 -1945 cũng như vậy. Trong nền văn học này, chúng ta sẽ hết sức trân trọng những văn thơ cách mạng từ thời Xô viết Nghệ An đến thời tiền khởi nghĩa, những tác phẩm hiện thực và tiến bộ, nó là tiếng dội trực tiếp hoặc gián tiếp của phong trào đấu tranh của quần chúng. Đối với trào lưu văn học lăng mạn, như đồng chí Trường Chinh đă nhắc nhở trong bản báo cáo đọc trước Đại hội văn nghệ lần thứ hai, chúng ta cũng cần “t́m hiểu mọi nhân tố yêu nước và tiến bộ... cần đánh giá đúng ḷng thù ghét bọn thực dân và vua quan, cường hào, nỗi đau của người dân mất nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, ḷng khao khát một cuộc sống chân thật và tự do”. Chúng ta không hẹp ḥi, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu và giới thiệu những tác phẩm có giá trị đă xuất hiện trong giai đoạn này.

Nhưng chúng ta kiên quyết phản đối những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại. Chúng ta phản đối việc tái bản bừa băi những tác phẩm lăng mạn suy đồi không một lời nhận xét. Chúng ta phản đối ca ngợi những tác phẩm có nội dung lạc hậu phản động. Nhất là chúng ta phản đối cái dă tâm dùng văn học cũ đả kích vào Đảng, vào chế độ theo cái lối Trương Tửu đề cao Vũ Trọng Phụng, xem Vũ Trọng Phụng là sáng suốt hơn Đảng cộng sản Đông Dương.

Đối với nền văn học 1930 - 1945, nhất là đối với nền văn học công khai trong thời kỳ ấy, việc phê phán đặc biệt là cần thiết. Hầu hết các tác phẩm hiện thực và tiến bộ, đều bị vướng rất nhiều những tư tưởng cua giai cấp bóc lột, nhất là của giai cấp tư sản. Mà các loại tư sản ấy lại đang là một trở lực lớn đối với chúng ta trên bước đường tiến lên chủ nghĩa xă hội. Cố nhiên đối với các tác giả thời ấy, chúng ta không đ̣i hỏi ngang như đối với các nhà văn hiện nay. Sau khi chúng ta đă trải qua cuộc cách mạng phản đế và phản phong, chắc không c̣n có ai lại dựng lên như Vũ Trọng Phụng trong Giông tố một điển h́nh “quan công sứ” rất nhân từ bác ái, hoặc viết về nông dân như Vũ Trọng Phụng đă viết trong Giông tố: “người lính quát một tiếng, thế là cả cái đống người ṭ ṃ ấy tan tác ra như một đàn ruồi ở sau mông con ḅ lúc bị cái đuôi ḅ đập một cái...” Giả thử giờ đây c̣n có nhà văn nào viết như vậy th́ khó mà tưởng tượng được sức công phẫn của tất cả chúng ta. Đối với Vũ Trọng Phụng, chúng ta có thể dễ tính hơn, nhưng dù dễ tính đến đâu, cũng không thể nào không phê phán.

Một điều cũng cần chú ư là không thể nào tách riêng tác phẩm và tác giả. Muốn t́m hiểu tác phẩm phải t́m hiểu tác giả. Việc ấy nhiều khi rất khó đối với những tác phẩm thời xưa. Đối với các tác phẩm liền trước cách mạng, việc t́m hiểu tác giả có phần dễ hơn và cũng cần thiết hơn. Bởi v́ những tác giả đó hoặc c̣n sống, hoặc mới mất chưa bao lâu, song song với ảnh hưởng của tác phẩm, c̣n có ảnh hưởng tốt hoặc không tốt của con người tác giả. Trong hoàn cảnh hiện giờ của xă hội ta, không thể nào không tính đến những yếu tố đó.

Huống chi không hiểu người, nhiều khi cũng rất khó hiểu được tác phẩm cho thật đúng. Chúng ta hăy trở lại với trường hợp Vũ Trọng Phụng là một trường hợp khá tiêu biểu cho những lệch lạc trong vấn đề tiếp thu vốn cũ. Cố nhiên chúng ta không ai đề cao Vũ Trọng Phụng theo kiểu Trương Tửu, nhưng chúng ta cũng đă đề cao Vũ Trọng Phụng rất nhiều.

Đề cao như vậy có đúng không? Tôi nghĩ chúng ta đă đề cao Vũ Trọng Phụng quá đáng, trong khi một nhà văn hiện thực khác cùng thời là Ngô Tất Tố, tác giả Tắt đèn, một quyển truyện rất sâu sắc, rất cảm động về nông dân, lại không được đề cao đúng mức. Dù sao, rồi đây con người và tác phẩm c̣n được nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá cho thật đúng.

Gần đây, chúng ta có nhắc đến bài báo dài của Vũ Trọng Phụng: Nhân sự chia rẽ của Đệ Tam và Đệ Tứ quốc tế, đăng trên Đông Dương tạp chí vào tháng 9 và 10 - 1937 và sau đó bọn tờrốtkít đem in lại thành tập cho dễ phổ biến. Tài liệu ấy chứng tỏ Vũ Trọng Phụng nh́n Đảng rất sai, thậm chí đă đả kích vào Đảng và ngả theo bọn tờrốtkít. Những tài liệu như vậy cần được sưu tầm và nghiên cứu kỹ. Nhất là chúng ta đều biết tư tưởng tờrốtkít dưới những nguỵ trang mới đang tác hại rất nhiều. Chúng ta cần biết rơ Vũ Trọng Phụng đă rơi vào tư tưởng phản động ấy đến mức nào, đó là chuyện nhất thời hay là chuyện đă kết thành hệ thống.

Tôi không phủ nhận giá trị một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Những điển h́nh Nghị Hách, thầu khoán Khoát, bà Phó Đoan, Xuân tóc đỏ và một số điển h́nh tổng đốc, tri huyện, Vũ Trọng Phụng đă dựng lên để ném vào mặt chế độ đương thời, cái h́nh ảnh dơ dáy của chế độ đương thời trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng, cái phần tố cáo hiện thực ấy, mặc dù nó có c̣n nhiều thiếu sót và lệch lạc, tôi tin nó sẽ tồn tại. Nhưng muốn nhận cho thật đúng cái giá trị tố cáo ấy, ví dụ muốn hiểu rơ tại sao Vũ Trọng Phụng lại cho các nhân vật lố lăng trong Số đỏ luôn luôn nói đến hai chữ “b́nh dân”, cũng cần nắm được thật chắc khuynh hướng chính trị của Vũ Trọng Phụng lúc bấy giờ. Điều đó lại càng cần để nhận cho rơ những khuyết điểm của Vũ Trọng Phụng, để hiểu đúng tại sao Vũ Trọng Phụng đă không dám đánh thẳng vào bọn thực dân, không những không dám đánh, mà có khi c̣n vẽ phấn tô son cho chúng nó, tại sao Vũ Trọng Phụng lại có một thái độ khinh bạc đối với nông dân, đối với những người nghèo khổ, tại sao Vũ Trọng Phụng đă vẽ nên những h́nh ảnh rất sai về người chiến sĩ cách mạng, tại sao một không khí chán chường và có khi dâm loạn bao trùm mọi tác phẩm Vũ Trọng Phụng.

Về Vũ Trọng Phụng cũng như các nhà văn, nhà thơ khác, nhất là trong giai đoạn 1930 - 1945, muốn đánh giá cho đúng, không thể không t́m hiểu những con người, nhất là để t́m hiểu vị trí của họ trong thực tế đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc đương thời. Cố nhiên không thể từ đó mà máy móc suy diễn, bấp chấp những quy luật sáng tạo nghệ thuật, nhưng nắm cho được thái độ chính trị của từng người là hoàn toàn cần thiết.

Có như vậy mới theo đúng được phương châm tiếp thu có phê phán, mới sử dụng được cái vốn văn nghệ cũ để phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân mà không rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa xét lại nó đang t́m mọi cách biến nền văn nghệ cũ thành một lợi khí đả kích vào cách mạng và văn nghệ cách mạng.

NHÂN DÂN, số 1486, ra ngày chủ nhật 6/4/1958

Vũ Trọng Phụng - Con người và tác phẩm, Nxb. Hội Nhà văn, H., 1994, tr. 211 - 216.