Loạt bài kỷ niệm 65 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng (13/10/1939 - 13/10/2004)



Nguyễn Đ́nh Thi: Nhà văn với quần chúng lao động [trích]

 

 

Nguyễn Đ́nh Thi

 

 

(...) Trước cách mạng tháng Tám, vào những năm phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 -1939), có lúc phong trào văn học công khai đă thổi mạnh một luồng gió “xă hội”, “lao động”, “b́nh dân”. Những cuộc băi công, biểu t́nh, mít tinh ngày 1-5, những cuộc đấu tranh của hàng vạn công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, học sinh, đă như làn sóng lớn đập vào văn học.

Một số nhà văn “lăng mạn” bấy giờ cũng “nghiêng ḿnh xuống người nghèo” diễn tả những cảnh đời “tối tăm”, hoặc “bùn lầy nước đọng”. Trong cuốn tiểu thuyết Trống mái của Khái Hưng, người ta thấy một tiểu thư đi tắm biển Sầm Sơn, bỗng mê anh đánh cá Vọi, v́ anh có thân thể vạm vỡ như một chàng Tắc-Zăng trong phim Mỹ. Nhưng anh Vọi không thể lấy được cô tiểu thư sang trọng nên đă nhảy xuống biển tự tử. Các nhà văn tư bản, khi tỏ thiện cảm với người nghèo, là tỏ ḷng thương của bề trên theo kiểu như vậy. Họ ưa thi vị hóa cảnh nghèo, để che đậy cái chế độ xă hội tàn ác nó d́m người lao động vào cảnh khốn cùng.

Một số nhà văn khác, gọi là “tả chân” th́ xoáy sâu ng̣i bút vào những mụn nhọt thối tha của đời sống giả dối, bạo ngược của những lớp địa chủ hoặc tư sản. Nhưng hễ nói đến người lao động, th́ ng̣i bút các nhà văn ấy trở thành cứng đờ và nhạt nhẽo. Trường hợp Vũ Trọng Phụng là một thí dụ. Vũ Trọng Phụng có thể tả một cách sinh động và hứng thú những mặt tàn ác, dâm ô của lớp người ăn trên ngồi trốc, hoặc lối sống sa đọa của lớp lưu manh ở thành thị. Nhưng qua toàn bộ những tiểu thuyết hoặc phóng sự của Vũ Trọng Phụng, không t́m thấy một h́nh ảnh nào chân thật về người lao động, công nhân hay nông dân. Khi mô tả người cách mạng th́ ng̣i bút Vũ Trọng Phụng trở thành ngớ ngẩn, đến lố lăng, nếu không phải là xuyên tạc.

Theo tôi một bên là tiểu thuyết “Tự lực văn đoàn” của Khái Hưng hay Nhất Linh, một bên là huynh hướng gọi là “tả chân xă hội” của Vũ Trọng Phụng hay Vi Huyền Đắc, đó chỉ là hai mặt của cùng một ḍng văn học tư sản trước cách mạng. Ḍng văn học đó bắt nguồn trong lối sống mục nát của những lớp người trưởng giả bóc lột hoặc ăn bám bóp hầu bóp cổ nhân dân lao động.

Cho nên gần đây nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” từ Nguyễn Hữu Đang đến Trương Tửu, và nhà xuất bản Minh Đức, làm công việc in lại, và đề rất cao từ Tiêu sơn tráng sĩ đến Số đỏ, - điều đó không phải chuyện t́nh cờ. Cái “giai cấp tính” của bọn Nhân văn đánh hơi rất nhạy cái ǵ là của bọn họ. (...)


NHÂN DÂN, số 1511, ra ngày thứ năm 1/5/1958.

Vũ Trọng Phụng - Con người và tác phẩm
, Nxb. Hội Nhà văn, H., 1994, tr.217-218