Vài Cảm Nghĩ Chợt Tới Khi Đọc "Đời Nguyễn Bính"

 

 

 

Sau một đêm thức trắng bởi mở room (pḥng voice chat trên paltalk) và tṛ chuyện tản mạn cùng các chater khác, tôi đi ngủ hồi 7 giờ sáng và thức dậy vào hồi 14 giờ chiều. Mới thư giăn xong (sau bài khí công), tôi bưng ly cà phê đen, mở máy, nối mạng, chưa kịp uống tới hớp thứ hai, mắt c̣n đang dán vào trang "Viet bao online" để xem tin thời sự th́ Yahơo Messenger réo gọi. Tôi nghĩ: "Hỏng! lại bị "mănh" Nguyen Kha "quấy nhiễu."

"Trốn" không nổi, tôi đành nhấn bàn phím "Hi" để trả lời "Toi dang ngu ma may bao co anh giat minh" của NguyenKha.

Sau một hồi tâm t́nh, anh hỏi tôi có muốn đọc vài trang về Nguyễn Bính (NB) không, anh sẽ scan từ cuốn "Đời Nguyễn Bính" mà anh có?

Mừng hơn được bữa sáng ngon, tôi vội bảo anh: "Tuyệt qúa!"

 

Vừa nhận E-Mail của anh, vừa nhấn phím trả lời những trao đổi về nhân t́nh thế thái trong làng chính trị hải ngoại của anh, tôi vừa nhân cơ hội mở và đọc những bản chụp sách "Đời Nguyễn Bính" anh vừa gửi tặng.

Trong khi đọc lướt (tôi hay đọc nhanh như vậy) những trang sách của nhiều tác giả trong nước viết về "đời Nguyễn Bính", tôi chợt thấy trong bài "Mùa Mơ Chùa Hương Nhớ Nguyễn Bính" của tác giả Ngọc Giao, tả chi tiết về vài năm cuối đời, về cảnh ngộ khốn khổ và cái chết của Nguyễn Bính (Ngày 21.01.1966, ông được người ái mộ thơ mời uống rượu. Say rượu, bức nóng, ông ra cầu ao rửa mặt, bị trúng gió, ngă úp trên bùn nước bên cầu ao, và ông chết tại đó), th́ mới hiểu rằng Tô Hoài viết về Nguyễn Bính trong cuốn Hồi kư Tô Hoài, tại phần "Cát Bụi Chân Ai", là không đúng với thực tế tư tưởng và đời sống của Nguyễn Bính!

 

Bỏ qua bài ấy, tôi tiếp tục lướt đọc tới bài "Chửi Đông chửi Tây- Tây cũng phải chịu" của tác giả Đỗ Đ́nh Thọ, kể rằng, vào khoảng những năm 1938- 1939, nhà thơ Nguyễn Vỹ (chủ báo Việt-Pháp) đă mời Nguyễn Bính, họa sỹ Nguyệt Hồ, tác giả bài viết (Đ.Đ.Thọ), và tên thực dân Rơnê Cretsắc (René Creyssac-trưởng pḥng kiểm duyệt báo chí Bắc Việt) đi hút thuốc phiện ở phố Mă Mây Hà Nội, nhằm tranh thủ hắn hầu giảm thiểu khó khăn cho tờ Việt-Pháp.

Trong cuộc vui say bên bàn thuốc, nhân khi tên thực dân rất giỏi tiếng Việt, rành văn hóa, sành ẩm thực và lối chơi Việt bốc hứng khoe tài ứng thơ, các kẻ kỹ An Nam nhà ta đă tḥng tên thực dân vào cuộc vịnh thơ bên bàn đèn, dùng ngôn ngữ thần t́nh Việt nam, vừa chửi thực dân (Tây), vừa moi túi hắn. Tôi xin lược trích:

- ... "Rơnê: Phi Yến Thu lâm... nghĩa cũng hay... nhưng bỗng khựng lại, nên đành quay sang bảo mọi người: Thế nào các ông, tiếp vào đi chứ? Nếu vị nào làm hay, tôi xin thưởng luôn bốn điếu chính phẩm và năm đồng bạc, ngang giá nhuận bút bài thơ bát cú đó."

-Nguyệt Hồ: Quan Lớn nói thật chứ?

- Tôi chưa hề nói dối bao giờ!

Nguyệt Hồ nháy Nguyễn Bính.

- Nguyễn Bính: Nằm trên giường tựa nằm trên mây.

- Rơnê: Ồ! Tuyệt cú! ... Mời ông Nguyễn Vỹ.

- Uyn, dơ, troa, cát, ken cờ píp!

- Rơnê: Hay ! Đúng là khẩu khí ông Vỹ. Mời ông họa sỹ.

- Nguyệt Hồ: Quật ngă An Nam, ngă cả Tây.

Mọi người cười Ồ!...

- Rơnê nhổm dậy, nghiêm mặt: ông nói ǵ?

- Nguyễn Bính giải thích: Nàng tiên nâu này mà làm t́nh mấy "phùa" nữa th́ chẳng những người An Nam nào cũng ngă, mà ngay cả Tây cũng phải ngă!

Rơnê cứng họng trước súc tích ngôn ngữ Việt, đành lấy lại hứng khởi, đọc nguyên bài thơ:

- Phi Yến Thu Lâm Nghĩ cũng hay,

Nằm trên giường tựa nằm trên mây,

Une deux trois quatre, quelques, pipes,

Quật ngă An Nam ngă cả Tây.

Nhưng nếu không có câu "Quật ngă cả Tây" th́ tôi thưởng liền.

- Thấy Rơnê tỏ vẻ khó chịu, Nguyệt Hồ cười nói: Thôi chúng tôi cho quan lớn chịu thưởng vậy.

- Rơnê: Tôi không thèm chịu các ông đâu! Giờ tôi ra đề bài về "Á Phiện", vị nào làm thơ hay, tôi sẽ thưởng luôn cả thể.

- Nguyệt Hồ: Thế nào ông Nguyễn Bính? Giật giải luôn chứ?

- Nguyễn Bính lim dim đôi mắt, mủm mỉm cười, sau một lúc đọc luôn bốn câu:

- Phảng phất hồn mơ nấm mộ đen,

Tai nghe giọt nhựa khóc trên đèn,

Mê ly cả bầu trời Đông Á,

Nhè nhẹ tâm hồn lỏng khóa then.

Mọi người trố mắt nh́n, chịu tài Nguyễn Bính làm thơ tả cảnh hút thuốc phiện thiệt tuyệt. Buộc Crétsắc phải thưởng cho cả làng, và Nguyễn Bính đă khao lại cả bốn người."

 

Xem tới bài "Người ta (Việt Nam) phiên dịch tiếng ta sang tiếng Tây cho người ta nghe" cũng của tác giả Đỗ Đ́nh Thọ, tôi lại thêm lần thán phục nhà thơ Nguyễn Bính, bởi ông không chỉ biết chơi, mà ông c̣n biết ngẩng cao đầu trước thế lực thực dân cầm quyền và cả trước những thói xu phụ Tây vốn là trào lưu của lớp trưởng giả khi đó. Chuyện nôm na như sau:

- Năm 1944, trong cuộc viết thi truyện ngắn của báo Thanh Niên Đông Pháp (báo có uy thế tại Sài G̣n), truyện "Không Đất Cắm Dùi" của Nguyễn Bính được giải nhất. Để khuyếch trương thanh thế tờ báo, ṭa soạn báo liền tổ chức lễ trao giải tại rạp hát Nguyễn văn Hảo. Khách tới dự đủ mọi thành phần, mọi giới thuộc tây, ta ở Sài G̣n, và có cả vợ chồng các viên quan Đốc lư, quan đại diện phủ Toàn quyền tới tham dự.

Theo thông lệ, người nhận giải thưởng xong sẽ đọc "Đáp từ" với ban chủ khảo và quan khách, mà phải đọc bằng tiếng Pháp!

Sau một hồi diễn văn tổng kết cuộc thi do báo TNĐP tổ chức thành công, chủ báo Trần văn Hanh tuyên bố giải nhất trao cho truyện ngắn "Đất Không Cắm Dùi" và mời viên Đốc lư lên trao giải thưởng cho Nguyễn Bính.

Viên Đốc lư Pháp lại ủy quyền cho vợ (một bà đầm to béo) lên thay mặt chồng. Khi Nguyễn Bính nhận giải và nụ hôn ngoại giao của bà vợ Đốc lư xong, chủ báo Trần văn Hanh mời nhà thơ đọc "đít cua" (đáp từ).

Nguyễn Bính tay cầm tờ giấy chép bài "đít cua" (do Hoàng Tấn soạn giúp bằng tiếng Pháp), e hèm giọng, mọi người tưởng ông đọc bằng tiếng Pháp như thông lệ thời đó, nhưng không ngờ ông lại dơng dạc đọc bằng tiếng Việt: "Thưa qúy bà, qúy ông kính mến"... Nghe vậy, viên chủ báo nh́n viên Đốc lư. Viên Đốc lư nh́n viên Đại diện Phủ Toàn Quyền. C̣n cả rạp thấy Nguyễn Bính cứ thao thao đọc bằng tiếng Việt th́ vỗ tay vang rền hoan hô nhà thơ nổi tiếng. Hôm sau báo chí khắp Sài G̣n đăng tải hàng loạt bài tường thuật và ngợi ca hành động đáng khâm phục đó của nhà thơ.

 

Bỏ qua những bài viết của những tác giả khác, như của Tô Hoài (bài "Một lần  đi "giang hồ") kể về kỷ niệm với Nguyễn Bính, tôi xin tóm lược cảm nghĩ của ḿnh về Thi Nhân khi đọc những bài viết của vài tác giả trong cuốn " Đời Nguyễn Bính":

- Về thơ ca, ông thật sự xứng đáng là người đứng đầu ḍng thơ "Chân Quê" của Việt nam trong thế kỷ 20, như dư luận đă khen tặng. Ai biết thưởng thơ cũng đều thấy thơ ông mang bản sắc thuần Việt, giàu h́nh ảnh, nhạc điệu, vừa giàu trữ t́nh vừa đậm tính nhân bản, mà những bài thơ "Cô Hái Mơ, Chân Quê, Lỡ Bước Sang Ngang,"... và rất nhiều bài thơ khác trong thi tập của ông.

- Về cách sống, ông dám sống và biết sống cao thượng! Cụ thể: ông biết "chơi" và biết ứng xử đối đăi chân t́nh với bạn bè, tha nhân; thậm chí nghèo mà rộng răi khi có tiền, khi bị cộng sản d́m vào cảnh túng đói mà không hạ thấp ḿnh như những văn nhân khác, mà Tô Hoài là một người chẳng hạn!

- Ngoài hai đặc trưng đó, ông c̣n biết nêu cao Việt tính trước những tên quan chức thực dân (bài "Người ta phiên dịch tiếng ta sang tiếng tây cho người ta nghe"), hay dí dỏm mà tinh tế khi họa thơ với tên thực dân kiểm duyệt báo chí Rơnê (bài "Chửi Đông chửi Tây- tây cũng phải chịu"), khiến hắn chịu phục mà chi tiền cho ông và các bạn ông.

Và, cũng từ những bi thảm cuối đời của Nguyễn Bính, tôi nghĩ nhiều người cũng đă thấy ông và cả một thế hệ văn nghệ sỹ tài năng của dân tộc đă bị chính đảng cộng sản Việt Nam lợi dụng rồi ngược đăi, mà vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là chứng cứ. Đồng thời, cũng qua những tác phẩm biên soạn về "Đời Nguyễn Bính", "Vũ Trọng Phụng", v.v... ở trong nước hiện nay, chúng ta cũng thấy ra chính sách ma mănh của đảng cộng sản, đó là không thừa nhận tội lỗi với văn nghệ sỹ nói riêng, dân tộc nói chung, mà chơi lối ngậm miệng ăn tiền, rồi dùng cách bật mí, giật dây cho bậu sậu khích lệ dư luận viết bài tưởng nhớ, vinh danh lại những văn nghệ sỹ đă bị đảng vùi dập.

 

Đức quốc 8.11.2004

Trường Xuân Triệu