Thuê trẻ đi ăn xin

 

Cùng mẹ

Cùng mẹ "phục kích" bên đường.

Bé gái độ 7 tuổi bế trên tay một h́nh hài quặt quẹo, nhỏ xíu, đôi mắt nhắm nghiền, rảo dọc các quán ăn trên đường Nguyễn Trăi (quận 1, TP HCM). Nó van nài: “Cho con xin vài trăm đồng mua sữa cho em”.

Vài tờ tiền lẻ cũ kỹ, nhàu nát ch́a ra, nó chộp lấy và giúi vội vào cái ca nhựa rồi bước thẳng đến cột điện bên lề đường. Ở đó, một người đàn bà ngồi chờ sẵn. Mụ tḥ tay vào cái ca quơ sạch từ tiền giấy lẫn tiền cắc cho vào nón lá xốc xốc chừng để đếm, gầm gừ trong cổ họng: “Năy giờ có nhiêu đây thôi sao? Ngu quá, mày phải gí sát đứa nhỏ vào người ta, để nếu bọn họ không động ḷng th́ cũng cho tiền để mày nhanh chóng biến đi, biết chưa?”.

Trưa 22/10, trên đường Phạm Ngũ Lăo (quận 1), một lũ trẻ ăn xin hơn chục đứa lao nhao bu vào đoàn khách nước ngoài khi xe buưt vừa đỗ. Cô bé trạc 12 tuổi “vác” trên lưng em bé ngủ li b́ đứng xin rất kiên tŕ bên đôi nam nữ người da màu đang tṛ chuyện rôm rả trên lề đường. Trông đôi mắt em ngước nh́n khẩn cầu tha thiết đến xót xa.

Ngoắc tay gọi, cô bé mừng rỡ lật đật chạy lại, bé trai ngật ngưỡng trên lưng chị chợt tỉnh giấc lấy bàn tay nhem nhuốc dụi đôi mắt đầy ghèn. Cô bé lắc đầu kiên quyết không nói quê quán, nhà cửa, cha mẹ. Đút tờ giấy bạc hai ngh́n đă nhàu vào túi, hai chị em lại bồng bế nhau rảo bước giữa trưa nắng chang chang.

Quán bún ḅ Huế trên đường Nguyễn Du (quận 1) chiều hôm ấy đông khách hơn thường lệ. Ai nấy đều nh́n về một chiếc bàn trong góc, nơi có hai đứa trẻ, một lớn một bé đang quỳ mọp dưới chân bàn. Khách bàn ấy là hai mẹ con vừa tan trường về. Cô học tṛ nhỏ có vẻ ái ngại lắm, cứ ngọ nguậy không yên trên ghế ngồi, suưt nữa làm đổ cả tô bún. Cô bé đưa mắt cầu cứu mẹ.

Bà mẹ kêu hai đứa trẻ ăn xin đứng lên rồi bà cho tiền nhưng chúng vẫn cương quyết quỳ. Bà vội vàng kéo ví ra nhưng không có tiền lẻ. Hai đứa trẻ vẫn quỳ ngước mắt lên chờ đợi. Mọi người xung quanh ḍm vào, con gái cũng nh́n bà khẩn thiết không kém hai đứa ăn mày. Bà rút vội một tờ 20.000 đồng đưa cho đứa lớn. Chúng ngỡ ngàng nh́n tờ bạc xanh mới tinh, đưa hai tay đỡ lấy một cách nâng niu và vội vàng đứng dậy đi như chạy ra khỏi quán.

Ngày hôm sau cũng ở quán này, hai đứa bé lại đang quỳ. Khi được hỏi quê ở đâu, chúng đáp mau mắn: “Con quê miền Trung”. “Vào đây được bao lâu rồi?”. “Dạ, hai tháng”. Nghe là biết con bé nói dối bởi miền Trung không có chất giọng kiểu này, mà mới vào hai tháng th́ chưa lai giọng nhanh thế được. Mọi người trong bàn đang thắc mắc th́ bà chủ quán vội vào chỉ hai chị em ăn xin và nói: “Đi ra ngoài dùm đi, mẹ tụi mày đang chờ ngoài kia ḱa, hôm nào cũng diễn tṛ quỳ lạy thế này thật mệt quá!”...

Để xin cho được tiền, “cái bang nhí” được huấn luyện khá bài bản. Đầu tiên là những lời nói chuẩn bị sẵn khi có người quan tâm hỏi han, đại loại như “quê miền Trung”, “cha mất, mẹ bệnh nặng, em thơ dại”. Sau là đến các động tác. Quỳ lạy như cặp chị em kia cũng là một cách; gí sát thân ḿnh tiều tụy hôi hám vào người khác để xin theo kiểu “khủng bố” như người đàn bà trên đường Lư Tự Trọng dạy “đệ tử” cũng là một cách; một chiêu khác nữa là “bám dai như đỉa” cũng được ăn mày lớn, ăn mày bé áp dụng.

Trong số đám trẻ vẫn ngày qua ngày lê la đầu đường xó chợ xin tiền hiện nay, phần đông không phải v́ cuộc sống khốn cùng thúc đẩy mà trót rơi vào tay tổ chức “kinh doanh ăn mày” và trở thành “thợ” xin chuyên nghiệp. Chúng đă bị tước đoạt đi tính tự ái, ḷng tự trọng và t́nh người ngay khi bước chân vào đường ăn mày. Đổi lại, chúng được dạy để trở nên chai ĺ, độc ác và góp tay đày đọa lẫn nhau.

Một bé trai độ 12 tuổi dẫn đường cho ông già mù “hoạt động” ở chợ Tân Định không tiếc lời mắng nhiếc mỗi khi ông không theo. Người ta mắng nó hỗn xược th́ nó ngược ngạo đáp: “Không nhanh chân dùng mánh khóe để xin cho được nhiều th́ chết cả lũ.” Hay như con bé chừng 13 tuổi vẫn hàng ngày đem “em nó” (chưa đầy năm) phơi nắng ở ngă tư Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai. Khi đèn đỏ, xe cộ dừng lại liền đưa tay cấu mạnh vào mông “đứa em” cho khóc thét lên gây sự chú ư của người đi đường.

Cuộc sống chỉ c̣n lại một điều thật sự có ư nghĩa với chúng, một thứ ư nghĩa khủng khiếp chính là gương mặt hung tợn và những trận đ̣n của người lớn chờ đón mỗi khi chúng trở về tay không hoặc với số tiền ít ỏi sau một ngày đi xin.

Khai thác t́nh thương của người giàu ḷng trắc ẩn, một số kẻ nhẫn tâm t́m mua, thuê trẻ con rồi bắt ép chúng đi xin tiền. Cũng có những ả giang hồ, bụi đời chuyên đẻ con rồi cho người khác thuê bế đi ăn xin. Bà Tư bán trái cây ở chợ Bến Thành cho biết, có những người coi đây như một nghề kiếm ăn thường nhật. Trẻ em được thuê để bế thường chỉ 2 tuổi trở lại, càng ít tháng càng tốt th́ người ta mới thương; trẻ lớn hơn phải trực tiếp cầm ca đi xin. Thông thường giá thuê một trẻ khoảng trên dưới 10.000 đồng/ngày. Bọn này làm ăn rất khéo, thay đổi địa bàn liên tục để tránh bị để ư.

Cũng tại chợ Bến Thành, người ta c̣n bắt gặp một h́nh ảnh thật thương tâm khác: đứa trẻ độ chừng 10 tuổi có gương mặt lúc nào cũng rạng rỡ thật đáng yêu với cái miệng luôn cười cầm ca nhựa lẽo đẽo theo một ông già đi xin ăn. “Bửu bối” của em là cặp mắt mù với con ngươi bị chọc ḷi lồ lộ ra ngoài. Những ai gặp em đều không đành ḷng trước sự độc ác ghê gớm của những kẻ đă cố dùng em như một công cụ để kiếm tiền.

Sự độc ác của đám người “kinh doanh ăn mày” không dừng lại ở đó, họ c̣n khai thác cả những hài nhi vừa lọt ḷng được chừng vài tháng. Ở khu vực Thị Nghè - Hàng Xanh có một người đàn bà rất trẻ, ngày cũng như đêm gió sương mưa nắng mặc kệ, thị mang trên tay đứa bé đỏ hỏn dắt theo ba đứa trẻ vài tuổi ốm tong teo, ghẻ lở lê la các quán ăn để xin tiền “mua sữa cho con”. Nhiều phụ nữ không kiềm được phẫn nộ đă lên tiếng chửi thẳng thị là “bất nhân”. Không “làm ăn” được, thị đă sang địa bàn khác.

Bọn người “kinh doanh ăn mày” thường nhắm tới trẻ em ở vùng quê nghèo. Cuộc sống cùng quẫn dễ khiến các bậc cha mẹ nhanh chóng gật đầu, giao con cho người khác đưa lên thành phố v́ tin rằng “giàu nhà quê cũng không bằng ngồi lê thành phố”.

Và không phải cứ sinh ra trong gia đ́nh giàu có là thoát được “phận ăn mày”. Mới đây, một gia đ́nh ở B́nh Thạnh bị thất lạc đứa con trai nhỏ. Cả nhà mất ăn mất ngủ, đăng tin t́m trẻ lạc, báo chưa kịp đăng th́ may mắn cho họ, trong lúc cả nhà đổ xô đi t́m khắp nơi trong thành phố chợt thấy cậu con trai bé bỏng được cưng chiều bấy lâu đang lem luốc gặm trái cóc cùng đám ăn xin ở chợ Bà Chiểu...

Tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu các giải pháp về t́nh trạng trẻ em lang thang đường phố tại TP HCM”, nhóm thực hiện cho biết TP HCM có số lượng trẻ lang thang kiếm sống nhiều nhất so với các tỉnh, thành khác. Chỉ số tăng cơ học trẻ lang thang kiếm sống tại thành phố từ năm 1997 tăng b́nh quân 6%/năm. Có rất nhiều nghề như đánh giày, bán báo, bán vé số... nhưng không ít trẻ buộc phải “chọn” nghề ăn xin do bị người lớn ép, nếu không sẽ bị hành hạ, đánh đập không thương tiếc.

TP HCM thực hiện chương tŕnh hồi gia mỗi năm được khoảng 500 em, nhưng số trẻ lang thang tới thành phố luôn cao gấp đôi số trẻ hồi gia. Theo thống kê vào năm 2003, TP HCM có 8.570 trẻ lang thang kiếm sống th́ 70% là từ các tỉnh, thành khác đến. Các nhà khoa học, nhà quản lư đều cho rằng thời gian tới số trẻ lang thang xin ăn trên đường phố tại TP HCM rất khó giảm và có thể biến tướng sang nhiều hoạt động khác. Thực tế số trẻ này chỉ giảm trong từng đợt tập trung của thành phố nhưng sau đó tăng lại hoặc có thể không giảm mà dạt sang các quận vùng ven.

(Theo Công An TP HCM)