Bài Cũ Trên Diễn Đàn "Trí Thức VN Trước Thời Cuộc":

 

Bài Giảng Trên Mạng Cho FRANK! (bây giờ giảng cho ngụy)

 

Nguyên Khả Phạm Thanh Chương

Các cụ ḿnh nhà quê, lạc hậu, ăn nói chữ nghĩa thông tục, bặm trợn mà nói ít sai điều ǵ. Viết lách quả là cái nghiệp. Nghiệp tức là nhiều hệ lụy. Tôi vẫn cứ tự nhủ "dư dục vô ngôn". Thôi !chẳng nói làm con mẹ ǵ cho mệt! "Biện giả bất thiện", căi măi nó không hay. Nhưng ở cái xă hội dân chủ, muốn giữ được dân chủ tự do, mọi người cứ phải căi, căi cho ra, cho cùng kỳ lư mới được. Lời khuyên "biện giả bất thiện" có chỗ không hợp, ít nhất là trong lănh vực này. Có những lúc phải căi, căi phải thẳng! Và phải bắt chước cụ Nguyễn Trăi là:

Ưu du thả phục ngôn dư hiếu.

Phủ ngưỡng tuỳ nhân tạ bất năng.

(Nguyễn Trăi)

 

Ung dung cứ nói điều ta thích!

Cúi ngẩng chiều người ta chẳng ưa.

Bản tính thôi khinh bỉ sự thậm thụt, lấm lét. Nên thựng không bao gị Tôi để tâm phí giờ đến những lời bóng gió, bâng quơ, chỉ trỏ sau lưng. Nhất là với những lời của kẻ nặc danh. Nhưng khi cần v́ cái "nghĩa", cũng phải phá lệ. Đă bảo tên tôi là Nguyên Khả mà:  “Vô Khả Vô Bất Khả.”

Tôi lại vốn b́nh dân, học hành không cao, chỉ vỏn vẹn có tí chữ cổ, nghĩa cũ, đă dùng gần cạn rồi. Bà con anh em chửi quá, bảo dốt , động tí lại sổ nho. Thời buổi này, xứ này, có ngon th́ văng tiếng Tây với người ta. Hôm nay cũng ráng đổi gió Tây, pha chêm tí tiếng Tây cho hợp với môi sinh thiên hạ giả làm "trí thức."

Chữ ít nên không thể làm thầy ai được, phần v́ sợ mang họa. Ông Mạnh Tử có lần đă bảo tôi: "Nhân chi sở họa, tại háo vi nhân sư". Cái họa của nguời ta là cứ muốn làm thầy đời! Nhưng lần này cũng cố gắng làm thầy một phen, không phải thầy thiên hạ, chỉ làm thầy một ḿnh bạn thông dịch viên Frank Trịnh thôi. (Tôi đoán Frank là tên, c̣n Trịnh là họ, nên gọi tên Frank cho đúng cách người Việt).

Tôi đă "cạch" các Diễn Dàn rồi, chỉ đầy một lũ đeo mặt nạ. Mời người ta vào tưởng cùng phe cánh, đến khi thấy không "phải vậy" là ḷi đuôi, đục khoét, ngăn chặn. Kẻ Sĩ hoà nhi bất đồng, Diễn Đàn Việt Kiều, đồng nhi bất hoà! Nhưng cái giống bạn bè, quen biết, v́ cả xấu và tốt, họ cứ gửi bài. Thiên hạ cứ gửi vào hộp thư ḿnh. Trước đây th́ "được" bài Nguyễn Đạt Thịnh, nay lại "bị "bài của thông dịch viên Frank . Dù đang bị nhức mắt, Bác Sĩ khuyên không được thức khuya dùng Điện Toán, phải nghỉ ngơi. Phải bỏ dở bài viết về Nho Giáo ( trong Xă Hội Tư Sản Kỹ Thuật, Thị Trường Hiện Đại), Tôi cũng phải gắng mà viết "giảng" cho Frank một bài về ...về ǵ nhỉ? A! Về mọi thứ mà Frank chưa hiểu.

Tây nó có câu rằng: "Those who can, do. Those who can't, teach. Those who can't teach, teach education!" (Ai có khả năng, th́ làm, kẻ bất tài, đi dạy. Những kẻ không có khả năng dạy, th́ dạy sư phạm)   Cho nên Ông Nguyễn Hiến Lê tự trọng, không dám dạy người ta viết văn. Nhưng với Frank th́ câu này hợp cách. Bạn Frank đừng vội nóng! Tôi nói có sách, mách có chứng. Không hàm hồ v́ yêu ghét ai cả. Tôi sẽ giải thích ngay sau đây thôi.

Đầu Tiên tôi muốn dạy Frank về cách thẳng thắn. Muốn phê b́nh ai, cứ thẳng tên người ta ra. Bặm trợn th́ như Tôi , hoặc Văn Thanh, không th́ lịch sự như Xuân Triệu cũng được. Muốn nói sao cũng được, nhưng cần thẳng. Lấm lét dùng chữ "ai đó" nó hèn không tốt. Khuyên người ta nhẹ nhàng, th́ chính ḿnh đừng dùng những chữ như "côn đồ, vô học" v.v V́ thật sự chẳng ai là vô học hết. Việt Cộng nó cũng học mà học Mác, học Đảng thôi. Hơn nữa , Frank viết :

“người viết bặm trợn, ngôn ngữ hàng tôm hàng cá là không đáng "trí thức"!”

-Thế là Frank lầm to quá! "Trí thức" không phải là tử chỉ phẩm tính, đạo đức hay tư cách như Quân Tử, Đại Nhân, Kẻ Sĩ, hay Sĩ Phu.. Nó chỉ có ư nghĩa bạn có khoa bảng chuyên môn nào đó. V́ thế Ông Nguyễn Hiến Lê đă nhận xét trong quyển "Khổng Tử" về ảnh hưởng Khổng học của Nho giáo, là đă đào tạo ra một giới người duy nhất được thiên hạ ngưỡng kính, không chỉ v́ kiến văn, (nhiều khi không có kiến văn chuyên môn), mà chính là ở đức độ, nhân cách, và trượng nghĩa. Như Chu Văn An, Nguyễn Trăi, Nguyễn Thiếp...v.v Trong khi thời nay Giáo Sư Đại Học (Professor) không có được như vậy. Thời nay, đại đa số ai cũng là "Trí Thức" cả, cử nhân, cao học tiến sĩ, hàng năm ra đầy đường! Bạn có thấy nhan nhản đa số những thằng bằng cấp lại là những hạng hèn mọn, vụ lợi, tḥ thụp, chui rúc, bất nghĩa không? Nhưng thựng bọn "hàng tôm hàng cá", mà nghĩa cử và trí dũng của họ là sĩ phu, đại nhân đấy nhé! Văn Thanh đă nhắc trong lá thư bặm trợn về hạng người này qua lời của Tôn Văn!

Kế đến là về "Mục Đích của Viết Lách". Viết có nhiều mục đích, không nhất thiết phải để làm một cái ǵ đó trong một định nghĩa nhất định nào đó. Cái mục đích này nó tùy vào nhu cầu của người cầm bút "thấy" nó. Họ tự lựa chọn và định nghĩa cho họ. Có khi chỉ để chơi, cho vui với đời, khen hoa thưỏng nguyệt, tụng đàn bà đẹp v.v Có khi chỉ để lấy le tán đào. Lấy được vợ xong là chừa, và đấm vào không viết nữa...Hoặc không được "phép" của vợ cho viết nữa! Hoặc viết chỉ để khoe cái ngu của ḿnh, cái dại của ḿnh; cũng là một mục đích.. Cái này ai cũng biết, chắc Frank tự biết điều này rồi không giảng ra nữa.

Văn cũng có nhiều loại. Loại văn thư lại, báo cáo, quảng cáo, trường quy. C̣n lại là văn chương, như văn phiếm, trào phúng, trích biếm, châm biếm, hí lộng, tiểu thuyết v.v Quên c̣n văn thông dịch nữa chứ! Tí nữa lại quên nghề ruột của Frank!

-V́ thế mới nói Nhà Văn, thầy giáo môn Văn, nhà phê b́nh văn, kư giả viết kư sự, và kư giả viết tường thuật, khác nhau xa lắm.

-Văn phong th́ tùy thiên tư cá tính. Nhưng cách viết, cũng tùy mục đích, đề tài và đối tượng. Giống như cách cư xử vậy. Khổng tử, một lần không muốn tiếp một người đến nhà mà ông khinh, Ông sai người bảo ông đi vắng, và đợi cho chàng kia vừa ra đến cổng, th́ bên trong Ông gẩy đàn lên cho biết là ḿnh có nhà! Đấy, cái cung cách thanh lịch, hay bất nhă nó tùy cảnh tùy người, tùy đối tượng, là v́ thế.

Đối với những vấn đề trơ trẽn, có liên quan đến hạng mặt dầy, th́ phong cách ngôn từ sẽ phải khác.. Xưa có Tú Xương , Nguyễn Khuyến, Đồ Phồn, Tú Mỡ v.v Cũng chính là v́ mục tiêu, "nguyên tắc" này. Tây nó gọi là "Shock Therapy". Cận đại có Duyên Anh Vũ Mộng Long.

-Đem Duyên Anh ra làm thí dụ cho gần cận, v́ ai cũng biết. Duyên Anh nhiều người khen, lắm kẻ chửi! (Đến Chuá Giê Su, Phật, Không Tử , đương thời của họ, c̣n có lắm kẻ ghét, muốn giết nữa th́ chẳng ai lạ ǵ chuyện yêu ghét!) Văn chương không cần học trường quy, Duyên Anh chẳng học trường Đại Học nào, chẳng cần có thầy Tây, hàng ngoại Cóp Pơ ,Cóp Péo ǵ cả, mà lỗi lạc. Tùy đề tài đối tượng, mục đích Duyên Anh viết khác nhau. "Ḅ sữa gậm cỏ cháy", phân tích xă hội, chính sách giáo dục chân t́nh, rơ rệt mà sắc bén; "Hoa thiên lư, Con Sáo của Em Tôi v.v" ngậm ngùi ,cay đắng, t́nh tự đầy nhân bản; "Mơ làm người Quang Trung, Bồn Lừa", dí dỏm, nhẹ nhàng, châm biếm, nhưng giáo dục ái quốc.. Ông viết về tuổi thơ chứ không hẳn là cho tuổi thơ. Người lớn đọc vừa thích vừa tức, vừa xấu hổ! Lúc cần khẻ, nhổ vào mặt vào hạng người mặt dầy, loại "đầu con tôm" th́ viết như loại "Ngồi Buồn Găi Háng Dái Lăn Tăn" của Con Ong, giọng Thương Sinh. (Đây là điểm hănh diện và đáng khoe về cái "tự do" của Miền Nam! Tiếc rằng không ai xiển dương và phát huy nó ở ngoài  cơi “ngụy kiều”, trong thể chế chống cộng ngoài này!).

Nói gần cận hơn, khi phê b́nh Nguyễn Đạt Thịnh, v́ đề tài là phê b́nh "văn học chính trị, chính khuôn", mà người bị phê là Nguyễn Đạt Thịnh, một người thẳng thắn và tư cách, Ông viết trong chân t́nh và chính đáng, Tôi viết "nói khẽ với Nguyễn đạt Thịnh", hoặc viết về cảm xúc với thân phận con người trong cái nghĩa tử , nghĩa tận, tôi viết "Nói Nhời Nhỏ Nhẹ"; hay như tâm sự với giới trẻ về đất nước , Tôi viết "Lối Về, Núi Sông có Mấy Nẻo T́nh". Lúc cảm khái cái t́nh vợ chồng, niềm ái, mối ân , cái nghĩa, trong chăn gối của người Việt Nam, qua thơ văn Cao Bá Quát, tôi viết "Những ư nghĩ vớ vẩn ..." . C̣n như thấy rơ cái ngoan cố, lố bịch, mà dạy đời của Ông Nguyễn Gia Kiểng, (dù tôi rất phục Nguyễn Gia Kiểng nhiều mặt, đặc biệt là dám cả gan  "Tổ Quốc Ăn Năn" mà nhiều người ghét)! và nhóm Diễn Đàn, Tôi viết "Cái Nếu và Cái Năo Trạng". Cứ lấy thêm thí dụ như Văn Thanh viết phê b́nh tôi chẳng hạn, thẳng thừng.. nhưng đúng. Chúng Tôi vẫn là bạn ("Chằng" này lại vừa ḱ kèo tôi về viết lách rồi c̣n giới thiệu với anh Trần Nghi Hoàng nữa chứ, mới khổ tôi!). V́ tôi xem sự thẳng thừng đó như một nhắc nhở đúng đắn, cận chân t́nh. Tây nó cũng bảo: "Whoever loves instruction love knowledge, but he who hates correction is stupid." (Bất cứ ai thích sự chỉ dẫn, là kẻ yêu kiến thức, nhưng ai mà ghét lời sửa sai là kẻ ngu xuẩn)  Giỏi hay không, Tôi không dám nhận. Nhưng chắc chắn tôi không ngu. Ít nhất là ở điểm này. Nhưng viết để dạy ông lợn cợn, tḥ thụt thiếu bản lănh, thông dịch viên Frank, th́ tôi viết như đang viết thế này đây!

Nói rơ ra hơn để Frank học thêm, cách viết thật ra cũng là một cách làm "chính trị" đấy. Đă bảo chẳng có cái ǵ mà đi ra khỏi chính trị hết! Dĩ nhiên là hiểu theo nghĩa của Không Tử trong Luận Ngữ. Nghĩa là làm cái bổn phận trong cương vị khả năng của ḿnh là đóng góp. cho xă hội. Tôi, hay bất cứ ai viết về "thiên hạ" cũng trong cái "cảnh ǵới" này. Nó chính là bảo vệ Dân Chủ, Tự Do, nhất là Tự Do Ngôn Luận, mẹ của các thứ tự do. Thứ Tự Do mà Tôi quí nhất, tôn trọng nhất, và giữ nó bằng mọi giá. Một Ông Mỹ cũng đă nhận định:

“Moderation in the protection of liberty is no virtue; extremism in the defense of freedom is no vice.”

 Senator Barry Goldwater.1909-1998 (Ôn hoà trong bảo vệ tự do không phải là Đức Hạnh hay ho. Cực đoan trong bảo vệ Tự Do không phải là tội xấu)

Đúng hay không những trường hợp khác chưa rơ. Nhưng trong t́nh trạng ngôn luận th́ rơ ràng đúng! Chưa hết, những ai có cái thái độ muốn lưu giữ cái "dĩ hoà vi quí", vui vẻ cả làng của một gia đ́nh, nội bộ riêng tư, tập thể khép kín, mà mù ḷa đem ứng dụng cho tập thể xă hội mở rộng, th́ nên suy ngẫm câu này của Benjamin Franklin (1706-1790):

"They that can give up essential liberty to obtain a little temporary safety deserve neither liberty nor safety". , Letter to Josiah Quincy, Sept. 11, 1773. (Những kẻ mà bỏ sự Tự Do thiết yếu để được một chút an toàn tạm thời th́ không xứng đáng được huởng cả Tự Do lẫn An toàn).

Dân Tộc Viêt Nam và các Dân Tộc "hiếu hoà" khác đang "xứng đáng" sống với cái "sợ náo động" và " sợ mất ổn định" của họ. Họ đang sống "an toàn" đấy, "b́nh yên" đấy! Ai định làm ǵ nói ǵ th́ đều bị ngăn chặn lại bằng những thứ lư luận ấy. Xúi biểu t́nh là "bạo động", xuống đường chống công an, quân đội đàn áp, là gây "chiến tranh", tạo "nội chiến"!!! Đảng cầm quyền nào, ở đâu, cũng muốn dân chúng hành xử dĩ hoà vi quư để cai trị, đè đầu. Có ai dám nói dĩ hoà vi quí với các Công Đoàn bảo vệ quyền Công nhân không? Dĩ Hoà Vi Quí, Nó tốt với tương quan cá nhân, tập thể nhỏ, nhưng là đại họa khi ứng dụng vào xă hội, quốc gia. Đạo Học Á Đông bị lạm dụng và hiểu sai, ứng dụng sai ở chỗ này. Cứ nh́n những buổi tranh luận ở Quốc Hội của những nước Dân Chủ Tự Do thật sự mà "khiếp". Nào mồm loa mép giải, nào cười nhạo, quát tháo v.v rất là "hàng tôm hàng cá"! Ấy dân chủ và tự do nó sống được chính nhờ những cái "bất thiện" này! Bất cứ ai có thái độ độc tài ước vọng phi dân chủ đều "ghét" cái quốc hội tự do. Đa số chúng ta, ngựi Á Châu nói chung, Việt Nam nói riêng, rất khó chịu khi theo dơi “quốc hội” căi nhau kiểu này!

Tôi và Ông Trần Khuê đă căi; rồi Tôi "căi" cả với Xuân Triệu, tốn không biết bao nhiêu là giờ vào mạng, điện thoại, để tranh luận vấn đề này: Tuyên Truyền, Ôn Hoà, Nhẹ Nhàng, Bặm Trợn v.v này! Người Mỹ, mà dĩ hoà vi quí th́ hôm nay làm ǵ có tượng nữ thần Tự Do. Người dân Nga, Đông Âu mà ôn hoà th́ làm sao mà Cộng Sản nhả lại Tự Do Dân Chủ! Miên nhờ LHQ giải quyết ôn hoà đấy! Tự Do đâu?  Dân Chủ đâu? An Toàn đâu?

Như thế trong tiến tŕnh tranh đấu cho Tự Do, và bảo vệ Tự Do đang có, nhất là với tự do ngôn luận, th́ cần phải bặm trợm , có ít tí "nổi loạn" khỏi cái "đa số” như Tổng Thống Mỹ , Thomas Jefferson, 1743-1826 nhận định "A little rebellion now is a good thing" (Lúc này (hoàn cảnh này), Nổi loạn một tí là một điều tốt). Khổ cái thiên hạ ít ai động năo. Lại hay vào hùa.. Nhưng ngay cả khi may mắn vào hùa được với đa số ủng hộ, cũng nên cẩn thận! V́ đa số chưa tất đă đúng, có khi chỉ là vào hùa, như cả thế giới Âu Tây đă ngu muội theo cái dạy bịp bợm, ngu muội của Giáo Hội La Mă Trung Cổ là quả Đất bằng phẳng, và định ném đá "thiểu số duy nhất" Gallileo, khi Ông nói quả Đát tṛn và quay nữa cơ!!!! Cho nên Mark Twain (1835-1910) nhận định rất chính xác: "Whenever you find yourself on the side of the majority, it's time to pause and reflect" , (Bất cứ lúc nào bạn thấy ḿnh thuộc phe đa số, đấy là lúc nên đứng lại và suy tư phản ảnh sự việc). Đám đông vào hùa nó nguy như thế đấy.. Frank cẩn thận nhé! Bây giờ đă hiểu và phân biệt được Dân Vận (cầu số đông theo ḿnh) và Dân Trí (thẳng thắn và nhận thức sự thật) khác nhau chỗ nào chưa?

Mà Tự Do là ǵ cơ chứ? Nh́n ở đâu để thấy tự do, Triết Gia Đức, Frederich Neitzsche(1844-1900 ) trả lời hộ chúng ta:

Then what is freedom? It is the will to be responsible to ourselves. (Denn was ist Freiheit? Dasz man den Willen zur Selbstverantwortlichkeit hat.)- (Vậy tự do là cái khỉ ǵ? Nó chính là ước vọng đưọc trách nhiệm với chính bản thân chúng ta.)

Nó là khát vọng được trách nhiệm với chính ḿnh! Vậy Tự Do Ngôn Luận, hăy để ngựi ta nói bất cứ cái ǵ, và hăy để họ tự trách nhiệm với những ǵ họ nói. Phương tiện "chữ nghĩa" chỉ là phụ.(Ngôn ngữ là "phương tiện" mà phải không Frank, ngôn ngữ thật là ngôn ngữ vô âm cơ đấy nhé! (Non-Verbal Language). Ta nói lên điều ǵ, tùy cách, miễn cần phải nói từ tâm, để bảo vệ Tự Do, Chính Đáng, và Sự Thật... Đâu phải tuyên truyền để cầu một điều "lợi" mà cần thuyết phục số đông? Chuá, Phật rao giảng chân lư mà các ngài đâu có nói "nhỏ nhẹ" chiều người, để cầu số đông? Chuá c̣n nổ xung thiên đập phá những kẻ buôn bán trong đèn thờ Jerusalem nữa đấy! Các vị này họ cần làm tỏ chân lư và sự chính đáng! Đến hơn hai ngàn năm rồi mà đă có được đa số theo đâu? Nhưng những chân lư, chính đang ấy th́ khó chối bỏ, dẫu chẳng mấy ai chịu thực hiện.- Frank, bạn trích dẫn Chuá Phật không đến nơi đến chốn đấy nhé.. Tâm của bạn không trong sáng... V́ hèn , hay bất tài ? Có lẽ! (Mẹ, không hiểu sao hôm nay sổ Tây khiếp thế, chắc giảng cho thầy “Thông Dịch” nên có hứng chăng?)

Mà Thôi , Các cụ ta bảo "Rắm ai vừa mũi người ấy", Tây nó có câu "He thinks his shits don't stink"(Nó nghĩ cứt nó không thối). Frank viết tản mạn dạy đời nên thế này thế nọ, mà không ngửi thấy chính Frank là thủ phạm. Chỉ khác ở chỗ ngựi ta th́ can đảm to tiếng đánh rắm ṛn tan, c̣n Frank th́ lấm lét, tḥ thụt x́ hơi. Mà cái giống x́ hơi nó thối lắm đấy, Frank nhé!

Đến đây, Frank chắc chửi thầm bảo “thằng Nguyên Khả” này sao nó nói nhăng nói cuội đủ thứ thế này.? Ấy, Frank , bạn là "thầy giáo" thế bạn có biết câu này không? "Good teaching is one-fourth preparation and three-fourths theater. (Giảng dạy tốt là chuẩn bị một phần tư, và ba phần tư c̣n lại là hí trựng)- (Gail Godwin)- ..Dạy bạn theo đúng sách vở sư phạm đấy nhé! Chuẩn bị một phần tư thôi, ba phần tư là muá vui , cho nó dễ tiêu hoá! Thiên hạ “cơi ngụy” có nghe ké bài giảng này cũng không ngủ gật!!!

Trở lại cái chữ Văn, Văn Chương! Bạn Frank, cái yêu ghét chân thực tự do, như Phùng Quán, nó làm ra văn chương. Nhà văn nh́n một cảnh, một vật tùy tâm mà phát chữ, miễn là tự tận tâm của ḿnh, sai hay đúng tùy người.

-Mẹ khóc, yêu quí mẹ, xúc động như tôi th́ đă có lần viết ở đâu đó: " Lần đầu tiên trong đời, tôi đă theo giọt nước mắt chan chứa biển t́nh, đếm lần những vết nhăn trên má của Mẹ...". Ghét một bà già quái ác khóc vờ th́: Nước mắt nhoè nhoẹt chung quanh đôi mắt lờ đờ ráo hoảnh... đến cá sấu cũng giật ḿnh.. v.v

Chứ viết văn thông dịch, trường quy lúc nào cũng nhạt như nước ốc, ỏn thẻn th́ đâu phải văn chương! Frank biết một nhưng chưa biết mười ở những điểm này.

-Văn chương chữ nghĩa nó đa nguyên đa dạng như vậy, nghệ thuật và thủ pháp văn học nó là như thế. Không phải lúc nào cũng như "Cung Oán"! hoặc "Sử Kư Toàn Thư" hay "Lục Vân Tiên". Frank có hiểu ra chưa? Khi nào hứng lên, có can đảm sống thật với ḷng th́ Frank sẽ viết khá hơn, thật hơn. Thiên hạ sẽ biết đến một nhà văn Úc gốc Việt, Frank Trịnh,, chứ không phải là ông Thông Dịch làm giáo dạy ngôn ngữ thông dịch, dù văn bằng của Frank có đến cỡ nào !

Nói tóm lại văn chương chữ nghĩa nó không thuộc sở hữu của khoa bảng, “trí thức”, nó là của mọi người, nên có văn chương b́nh dân là v́ vậy..Nó là văn chương , v́ có t́nh và ư tứ ở trong ấy. Nó có cái tâm cảm trôi nổi của sự đời, lóng lánh hoặc bầy hầy. Mà t́nh và ư tứ của thiên hạ th́ vô thường, vô biên. Nhưng văn trường sở , quy phạm, thư lại th́ chắc chắn là đặc hữu của khoa bảng và thông dịch viên: Vô tính, vô ư, khô khan. Không ai tranh vào được. Phải học ở “trường” mới có.

Frank thấy không! Văn trường sở nó khác văn chương là v́ thế. Cho nên đâu phải ông “Tiến Sĩ” nào cũng viết văn được đâu, dù luận án cả trăm trang dầy cộm. Có đúng không thưa ông Frank Thông Dịch? Đến như GS Nguyễn Đ́nh Hoà c̣n không làm được nhà văn nữa là. Ông Nguyễn Tấn Đời chỉ viết kư sự đời ông! Trong khi Duyên Anh lại là nhà văn nổi tiếng, hoặc Tây th́ có anh chàng tù tội Henry Charière trở thành nhà văn.( Pa pi ông, ngựi tù khổ sai.)

-Nhân nghe Frank nhắc đến cái bài ǵ dạy sinh viên viết văn. Tôi lấy làm lạ... Mà cũng không lạ. V́ rơ ràng, kẻ có khả năng th́ làm, kẻ không có khả làm th́ lại đi ...dạy...người ta làm! Kẻ không có khả năng dạy…. th́ lại đi dạy sư phạm!!! ("Those who can, do. Those who can't, teach. Those who can't teach, teach education!") )Mẹ, kể ra mấy thằng mũi lơ cũng có đưá thâm ra phết!

Tôi ở Úc cũng như Frank. Trường VUT , ngày tôi rời Mặt Trận QGTNGPVN của Đề Đốc Minh, trở lại học, năm 1989, lúc c̣n là FIT, có giảng viên G. Phan , tự nhận lập lờ làm "Giáo Sư" (Không phải chức Professor), dạy tiếng Việt cho Úc. Trong danh sách đăng kư môn dạy, th́ có tên, nhưng mướn người khác đứng lớp. Cho đến bây gị mới chỉ được phong làm phó giáo sư thôi! V́ "ráo thư" này dạy môn Việt Văn, Văn Học Hán Nôm mà một chữ “:nhất” bẻ ra không biết. Khả năng viết th́ cỡ lớp mười. Ăn nói, cả Anh lẫn Việt, th́ như các cụ nói "Chó ăn vụng bột". Tôi đă đưa vụ việc này lên báo Việt ngữ và báo Úc (1991).. Ông Giáo Sư có gửi người gặp tôi điều đ́nh, hợp tác..."mần ăn giáo dục"! Một vài đại diện hội đoàn "bán chính thức", và các anh chị Sinh Viên trẻ khuyên tôi nên bỏ qua đi, đừng vạch áo cho người xem lưng, và nhất là , nồi cơm sinh sống của vợ con ngựi ta nữa. Thế là tôi bỏ. Chắc Frank hợp tác với "ráo thư" này, dạy sinh viên viết văn chăng? Nếu thế th́ không lạ.. Câu nói của tây mũi lơ đó nó đúng quá: “Those who can't , teach!”

Thế mới thấy, không phải chỉ có các nước lạc hậu độc tài như CSVN mới có cái tṛ nham nhở giáo dục. Phe nhóm mua bán chức vị, học vị, thậm thụt đưa đẩy phe cánh ḿnh vào. Không phải chỉ ở các nước CS mới có hạng "dởm". Thế mới biết cái mảnh bằng, cái “Trí Thức”, nó cũng chỉ hơn gang thôi! Nó không thể là thước đo bản lănh, kỹ năng của một người, chứ đừng nói đến nhân cách, trí dũng! Nhớ đấy Frank nhé, hăm bớt cái khoe "trí thức, khoa bảng" lại..

-Nhưng vẫn cứ lấy làm ...lạ...nữa !!!! Tôi học th́ ít, cứ bị trường đuổi, nên ở Úc chẳng bao lâu, mà đi ra đi vào cũng năm trường Đại Học. V́ thế Tôi cũng biết tụi Úc nó kỹ lắm. Sinh Viên nào năm thứ nhất và năm thứ hai cũng phải học ǵờ phụ đạo cách viết nghị luận, quy nạp, khai diễn, thông tin, tranh luận, b́nh giảng, làm báo cáo, v.v.. và cả cách trích dẫn cho đúng trường quy..dĩ nhiên bằng Anh ngữ . Ngay đến khi lên làm luận án Tiến Sĩ cũng phải qua một khóa phụ đạo vài tuần về cách viết luận án, duyệt sách, và chuẩn bị bảo vệ luận án.. Thế th́ cần ǵ đến các "thầy ngoài" nhỉ? Mà bảo là dạy viết "văn chương" để làm báo viết báo văn nghệ, th́ lại càng hăi!!! Giời ạ! Đến Ông Vơ Phiến c̣n không dám dạy người ta viết văn nữa đấy. Mà có dạy dịch văn chương lại kinh khiếp nữa. Dịch th́ không khó, nhưng dịch “văn chương” bắt buộc phải có tí năng khiếu văn chuơng làm căn bản rồi mới đến khả năng ngôn ngữ. Cũng như diễn thơ, dịch thơ, là phải có năng khiếu thơ và "hơi thơ", chứ không sẽ biến thơ thành vè và chửi cha bài thơ.!!! C̣n làm báo chuyên môn thông tin th́ phải có trường báo chí đàng hoàng, văn pháp, chữ dùng nó khác hẳn! Cho nên, thật t́nh Tôi “không hiểu” nổi  phần này! Nếu bảo là Nguyễn Hưng Quốc tức Tuấn, th́ tôi không có ư kiến. V́ khi Tôi rời VUT, đi Sydney học, th́ Tuấn vào dạy tiếng Việt (cho Úc gốc Việt!).. Năm 1995, Tôi về lại V.U.T , chỉ gặp qua trong pḥng họp, và nghe nói lại, là nhân vật mới. Hỏi thăm các ông "Úc rặt" quen cũ của Tôi, th́ họ chỉ nhún vai cười cười bảo đi gặp G.S Rob Pascoe, giảng sư cũ của tôi, lúc ấy là Khoa Trưởng (Dean of Faculty) ở tận Saint Alban mà hỏi! Lạ! Nhưng không thắc mắc chuyện thiên hạ. Ḿnh c̣n việc của ḿnh. Rồi năm sau tôi nhận được học bổng ở Macquarie và lại về Sydney nên không rơ.

A ! Tôi hiểu rồi , Có phải Frank muốn khoe để lấy thêm "uy-tín" không? Như vậy là không tự tin đấy Frank ạ. Ḿnh đúng là tự do nơi cái đúng, cái hay, chứ không phải v́ ḿnh lôi đủ thứ những thứ ấy ra đâu.. V́ khi ḿnh dở rồi, hay chưa được giỏi, th́ càng lôi những thứ quỷ ấy vào, càng làm rơ ra cái yếu kém của ḿnh ra thôi!!!

-Này “Ông giáo thông dịch”. Thật t́nh mà nói, Tôi không có khả năng viết văn, nên không viết văn chương, mà chỉ viết tản mạn sự đời. V́ thế Tôi mới dạy Frank về Văn và Văn Chương. Đúng với tinh thần câu :" Those who can, do. Thoe who can't, teach". Frank khoe học thầy Tây dạy viết văn trường sở, bằng Anh ngữ. Bây ǵờ chúng ta làm tṛ vui giải trí cho bà con xả hơi nghị sự. Kính Frank ở xa không biết mặt, Tôi để Frank chọn đề tài. Tôi và Frank mỗi người viết hai bản, một Anh, một Việt, ǵới hạn trong 500 chữ, theo đúng lệ trường Tây. Rồi đăng lên để bà con "b́nh văn" thay đổi không khí con thuyền Nghệ An , của bất cứ Diễn Đàn nào Frank chọn. Với Tôi không quan trọng. Tôi chán những cái thứ vờ vịt tự do ngôn luận báo chí ấy lắm rồi!.. Tây nó có nói.. "Freedom of the press is guaranteed only to those who own one. " (Tự do báo chỉ chỉ đưọc bảo đảm với những ai làm chủ  báo )  A.J. Liebling.-1904-1963. Họ có mật khẩu, quyền đăng, xoá, Tôi không có.. nên coi như ...không quan tâm!

Frank là chuyên gia ngôn ngữ, thông dịch, c̣n tôi học "bốc phét, lư sự" kinh tế thế giới, và chính trị quốc tế.. Giúp cho các diễn đàn trước mua vui, sau làm nghĩa... Đồng ư không? Chờ Frank trả lời nhé!

Trước khi dứt bài "giảng trên mạng" (không phải trên núi như Chúa!) Tôi muốn nhắn Frank thế này: "In aliis rebus alius est praestantior" (Everyone excels in something in which another fails)- Mỗi người đều có khả năng  làm tuyệt một cái ǵ đó mà một kẻ khác thất bại.) Tôi và bạn hăy làm những ǵ ḿnh có thể làm hay nhất giỏi nhất. Thí dụ Tôi viết phiếm, "chích" luận, bạn làm thông dịch viên. Đừng bắt chưóc người, và đừng đ̣i hỏi người khác bắt chưóc ḿnh. Để họ làm những ǵ họ làm tốt nhất. Khi cầm bút, phải ṣng phẳng và thể hiện tối đa cái “cá tính” thật mạnh của ḿnh, của riêng ḿnh. Đừng thập tḥ, lấp ló như con rùa đen. Từ ngày thấy cái tên Frank trên mạng, Tôi cũng chỉ thấy cái lợn cợn, vài lời chọc ra chọc vào! Thế thôi! Không tương xứng với những "chiêng trống giáo đầu" của bạn.

Nhưng dù ǵ đi nữa, tất cả là quyền chọn lựa của bạn... Bạn dạy thiên hạ , th́ tôi dạy bạn vậy thôi. Cái quan trọng là không bao giờ dừng lại và phải chất vấn đủ mọi thứ. -(The important thing is not to stop questioning)( Điều quan trọng là không được ngưng chất vấn) (Albert Einstein). V́ thế tôi lúc nào cũng chờ các vị khác “dạy” tôi như Văn Thanh, Xuân Triệu “dạy” tôi vậy. Đúng ḿnh nghe, sai ḿnh “dạy ngược” lại lo ǵ. Hy vọng 40 năm sau được đọc thêm những tác phẩm của nhà văn Úc Gốc Việt Frank Trịnh... Không phải chỉ có các bản dịch “đặc sắc” trong những phiên toà ở Úc Tḥi Ḷi. Tôi tin và hy vọng như thế!

Thân ái.

Tháng 11-2001

Nguyên Khả Phạm Thanh Chương

TB.
Nhưng Frank này, đừng nóng giận, thư thả mà nghĩ sẽ thấy cái chân t́nh của Tôi, cũng như tôi thấy cái chân t́nh của Văn Thanh, Xuân Triệu vậy. Nếu có tức..th́ cứ thẳng thắn trả lời. Đừng bắt chước ông bạn "giáo sư DạyViệt Ngữ Cho Úc" (Vietnamese as Second Language) của bạn" là mớm cho các "độc giả" phê b́nh góp ư, c̣n ta cứ lẳng lặng bên trong phong thái nho nhă trí thức, không vướng sự đời, th́ hỏng. "Scratch a gentleman and you find a Crook" (Cạo da một thằng "thâm trầm văn nhă", Bạn sẽ thấy một thằng bịp).