Tinh Thần Đảng Tôi

 

Trường Xuân Triệu

 

Đă gần tháng nay, ở vùng tôi cư ngụ, các con dân Việt Nam tị nạn xôn xao hoảng hốt v́ tin trục xuất. Đầu tiên, là năm gia đ́nh cùng đàn trẻ nhỏ sinh ra ở Đức, thuộc tỉnh X đă bị bắt về Việt Nam. Tiếp theo, là bảy cậu độc thân ở Y cũng đă bị cảnh sát "mời" lên sân bay, khi đang tầm ngon giấc bốn năm giờ sáng. Thậm chí, anh Mười ở trại Z có tới năm năm thâm niên làm việc hăng Đức cũng bị cảnh sát vào tận chỗ làm khóa tay trước các đồng nghiệp, chở ra cho kịp chuyến bay về quê, v.v và v.v... Thế rồi, ở đâu cũng vậy, cứ loạn cái tin bị trục xuất hàng loạt, kéo theo thảm cảnh như ong vỡ tổ, kiến leo cành đa ḅ ra ḅ vào... làm những đám con Rồng cháu Tiên ngồi đâu cũng nhỏ to bàn tán, thậm chí, đang đứng rán thịt, xào thức ăn, rót nước, chạy bồi ở trong quán Tàu cũng chẳng yên ḷng v́ tin dữ trên. Nghe kể tường tận đă có những chuyện: tay thợ nấu Hồ mất ba ngày liền nấu ăn loạc choạc, cho muối vào đồ xào khi th́ mặn chát, khi th́ không có một hạt; c̣n tay chảo dầu Duẩn, suốt bốn hôm liền đứng rán thịt mà miếng th́ cháy đen, miếng th́ khi bồi bàn bê ra cho khách ăn, khách đưa trả lại v́ thịt c̣n sống... nhăn; riêng cô B́nh rót nước th́ pha nhầm cốc-tai với cả nước rửa ly đầy chất tẩy rửa, khiến khách vừa uống xong rời miệng, liền thốc ngay ra giữa quán cả đống thức ăn; cá biệt, tay bồi Thọ th́ lại nhầm lẫn đến mức khi khách đưa hắn tờ bạc năm trăm Mác để thanh toán bữa ăn, thay v́ thối tiền trả khách, hắn đă đưa trả cho ông ta... tờ lệnh trục xuất. Đấy là chưa tính những chuyện ngay cạnh pḥng tôi, vợ chồng tay Phiêu tuy chưa bị cầm tờ lệnh trục xuất, nhưng dân xóm đă nghe cô vợ thở than: "Ông ấy đă bị liệt..."kháng" và thêm cả chứng ăn nói lảm nhảm suốt ngày!"

Trước hoàn cảnh bi đát, đầy nguy ngập đang khủng bố tâm trí cộng đồng-xóm mà không đành ḷng ngồi nh́n bà con chịu trận, một chàng hiệp sĩ vốn tính quật khởi đă cảm cái âu lo ấy của đồng bào ḿnh, sinh ra trăn trở... Và, sau hai tư giờ nghiền ngẫm anh ta đă nghĩ ra một sáng kiến: "Chúng ta hăy học làm chính trị chống Đảng, được không?"

Ư kiến ấy của anh vừa mới phổ ra, tức thời cả xóm tị nạn của tôi nhao nhao như đám cá mương thấy có lớp váng:

- Làm chính trị chống Đảng có lợi ǵ không?

- Có!

- Lợi nhiều không?

- Rất nhiều!

- Cụ thể như thế nào?

- Vô giá!

- Ông đùa dai thế? Hăy nói chính xác đi!

- Đă bảo rồi: lợi cho dân được hưởng tự do, lợi cho nước có nền dân chủ thực sự mà lỵ!

- i! Ông xui thế th́ ăn cái giải đếch ǵ? Chán bỏ mẹ!...

Kêu om như vậy, nghe ra th́ vẫn c̣n nhỏ nhẹ, bởi c̣n có vài ư kiến thiên tả vặn xoáy:

- Ông đừng có mà nhẫn tâm xúi "trẻ con ăn cứt gà sát" nhé! Ông xúi chống ai? Chống lại chính bố mẹ, chú bác, anh em của chúng ta, của chính chúng ḿnh đang phục vụ cho đất nước ấy à? Rơ điên! Ông lại đi nghe bọn "Kiều" nó xúi nó bẫy, rồi về kích động mọi người, xui dại chúng tôi phải không?...

Câu chuyện xoay đến khúc chông gai đó, coi như dân chúng xóm tôi bế tắc hoàn toàn v́ thấy chỉ lợi cho dân, cho nước mà chưa thấy có ngay phần hữu ích cho ḿnh. Thậm chí, vẫn từ trong nhóm khuynh tả c̣n có vài người nhấn mạnh: "Đó là một âm mưu thâm độc của "Ngụy" nhằm diễn tiến ḥa b́nh tư tưởng con em cán bộ Đảng ta đang "công tác tị nạn" ở nước ngoài. Nó bao gồm: nhằm mục đích xúi giục kiều bào yêu nước hoạt động phá hoại uy tín của Đảng trên trường quốc tế, tạo ảnh hưởng từ bên ngoài để làm mất ổn định chính trị trong nước, gây cảnh đục nước béo c̣, và trên phương diện huyết thống, giai cấp, c̣n làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến t́nh cảm thiêng liêng của "những người con xa Tổ quốc" đối với thân nhân ḿnh đang c̣n tại quyền tại chức ở quê"... Rút cục, nhờ phản ứng mạnh và có nhận thức "khôn ngoan" như thế tác động và chỉ dẫn, nên dân trong xóm tôi chẳng ai chịu dại chui đầu vào cái bẫy hiểm đó của "kẻ địch".

Tôi những tưởng với quyết tâm từ khước "âm mưu gây rối của địch" của dân xóm ḿnh, th́ dứt khoát đi tong cái việc xúi làm chính trị của chàng hiệp sĩ nọ. Ai ngờ, mới có hôm sau, tôi lại đă nghe một anh trong đám khuynh tả có suy nghĩ khôn ngoan hơn, phân giải: "Giá cái ư kiến kia mà thực tế hơn, không xa xôi, rồi đáp ứng ngay được khát vọng riêng tư cuả bà con ḿnh bằng cách tạo ngay hiệu suất ở lại nước Đức tị nạn mà không phải là làm chính trị thực sự chống Đảng th́ hay quá!"

 

I

 

Từ sau cái hôm xảy ra bàn căi về làm chính trị, những bức xúc, gay cấn của nó dần dần trôi vào quên lăng, mọi người sống trong xóm tôi cũng đă lấy lại sự thong dong vốn có từ ngày sang Đức sống nhờ. Nhưng, những tưởng là sẽ an lành và lâu dài như sáu bảy năm qua để mà mọi người có quyền tiếp tục yên tâm thực hiện lư tưởng kiếm tiền làm giàu của ḿnh, th́ không ngờ mới có được mười hôm, vào đúng một sớm thứ hai, tầm mười giờ sáng, cả xóm đă nhao nhác, xôn xao. Đang ngon giấc điệp, tôi buộc thức dậy v́ bị đám "ong ḅ vẽ" cạnh pḥng khuấy động.

- Thế có bỏ mẹ không, đang mở máy xe cho ấm để đi làm, th́ bị ngay tay đưa thư nó dúi cho quả phong b́ màu xanh, biết ngay là có chuyện. Mà đ... mẹ nó chứ, lệnh đ... ǵ mà chỉ cho bố nó có đúng một tuần chuẩn bị hành lư. -Tay xếp bếp tên là Hưng nói vậy.

- Nhà em cũng vậy. Hai vợ chồng em đang thay quần áo để ra xe đến quán, thấy tiếng gơ cửa, mở cửa ra là thấy lăo ta. Lăo ấy lại c̣n bắt kư rồi mới cho nhận quả phong b́ xanh xám chết tiệt đó. Chẳng cần mở, bọn em đă biết ngay là điềm không ổn cho cả gia đ́nh. Sư cha nó, nó cũng chỉ cho nhà em có bảy ngày thôi. - Cô Hoa chạy bồi, vốn là hàng xóm kề vách pḥng tôi hớt hải kể theo.

Kể từ lúc đó cho đến buổi chiều, trong căn nhà ba hộ của bọn tôi, rồi cả xóm tôi họp bàn thời sự. Mà cũng không chỉ có người xóm tôi, không biết điện tín khẩn cấp thế nào mà hơn chục người từ các địa phương lân cận, thậm chí cách hai trăm cây số cũng đă kịp đến để chia xẻ cái tin đau thương ấy của cộng đồng- xóm. Trong khi đợi bữa cơm chiều, cánh đàn ông vốn là linh hồn của mọi đại sự, vừa uống bia, vừa bàn với nhau:

- Sợ đ... ǵ! Về mẹ nó Tiệp mà ở. Có hơn trăm xấp (ngàn) Đê Mác rồi, sang bên đó bỏ ra ba xấp mua "quả Bát" (hộ chiếu- thông hành), c̣n đâu mở cái kê-sếp (cửa hàng) là chắc ăn nhất!

- Đ... xong đâu! Khối đứa lộn lại kia ḱa. Không bị bọn cũ nó lừa th́ cũng đ... sống được đâu. Hàng trăm thứ tiền: nào tiền nhà, tiền ăn, tiền con đi học, tiền chữa bệnh, v.v... tất cả đều phải tự chi hết, chứ không có Sở Xă Hội nào chi cấp cho như ở đây đâu!

- Thế th́ về mẹ nó quê không vui hơn à. Ta mở quả mi ni khách sạn, vừa phục vụ tắm hơi, vừa mát-xoa, vừa trổ tài nấu ăn kiểu Tàu, sống chán!...

Đến đêm, do cả ngày nói chuyện mà vẫn chưa t́m ra được kế thoát thân cho hai gia đ́nh không muốn hồi hương, nên trước tính cấp cứu của việc trục xuất làm ảnh hưởng đến an ninh ở trong cộng đồng mà mọi người quyết định họp tiếp để t́m phương cách cứu văn. Chung quyết rồi, ai cũng thấy rằng nếu mà chen cứng hơn năm chục mạng trong căn bếp kiêm cả pḥng ăn của ba gia đ́nh chúng tôi đương tá túc th́ không đủ chỗ, do vậy mọi người quyết định chuyển sang hội trường (câu lạc bộ) của trại tị nạn để họp.

Tôi được cộng đồng-xóm cử thay mặt, đi thông báo cho các cư dân khác chủng tộc trong trại tị nạn biết nguyện vọng mượn địa điểm họp. Sau khi hiểu ra lư do mượn cái hội trường của tôi, đám bà con da trắng, da đen, da nâu họ tị đang xem ti-vi liền vui ḷng nhường chỗ cho nhóm da vàng tụ họp một đêm.

Có địa điểm rộng răi, dân xóm tôi tức tốc kê thêm bàn ghế, bày thêm bia lon, bia chai, nước uống, bánh kẹo, hoa quả... là những tiện nghi, nhu cầu tối thiểu cho các tham dự viên. Nhưng, khi hơn năm chục mạng cả lớn cả bé tọa vị gần tiếng đồng hồ mà cuộc họp cũng chẳng đi đến đâu, v́ thiếu chủ súy và chẳng có ai t́m ra được kế sách khả dĩ cứu thoát được nhau qua cơn "binh lửa".

Ngồi trước dăy bàn chỉ thiếu có hoa, c̣n th́ đủ hết những tạp ẩm tạp thực bày đặt tươm tất ấy mà hai gia đ́nh nhận lệnh trục xuất mặt mũi cứ xám ngoét, ngơ ngác hơn cả bị cánh "bộ đội" Nghệ-Tĩnh ở Bá-Linh vào nhà xoát túi, khuân đồ đáng giá. Cùng lúc, không biết có phải v́ biết thương cảm cho người gặp nạn mà phải thể hiện bằng nết của "một con ngựa đau, cả tàu cứ gặm cỏ", hay do không biết mở ra lối thoát cho ḿnh cho người thế nào, mà cánh đàn ông toang toác đầu giờ họp mặt, giờ này cứ ngồi lặng lẽ uống bia; cánh chị em sau cơn xào xạc lúc mới tham dự, lúc này cũng chỉ xao xác và lép bép... xơi hoa quả; c̣n bọn trẻ con th́ cũng hết la hét v́ mỏi mồm và đă ăn no kẹo bánh, đang lăn quay ngủ ngon lành trong ṿng tay ôm của các bà mẹ.

Cứ như vậy mất thêm nửa giờ nữa, lúc đó đồng hồ đă chỉ gần một giờ sáng th́ bỗng giữa cảnh bi ai trầm mặc một tiếng the thé rinh lên: "T́m thấy rồi!"

Tiếng nói giật giọng như đang mắng ai, mà thực ra là chỉ để diễn tả nỗi vui lớn như của Cô-Lông khi t́m ra châu Mỹ ấy làm các tham dự viên sửng sốt, trố mắt nh́n vào diễn giả.

- -! Lan "máy tính". - Nhiều tiếng thán phục, đa phần thuộc cánh mày râu.

Đồng lúc, dễ có tới hơn ba chục tham dự viên cùng lên tiếng:

- T́m thấy ǵ cơ?

- Lối thoát!

Nghe vậy, mọi người lại ồ lên mừng rỡ như thấy ánh sáng soi cuối đường hầm. Và, nhiều tiếng lao nhao:

- Nói rơ ra đi! -Như thế nào? -Im lặng! -Trật tự! -Lan "máy tính" mà ra sáng kiến th́ phải biết...

Đợi cho đám đông im hẳn, cô gái trạc khoảng ba mươi, ăn mặc thời thượng, hănh diện nghểnh khuôn mặt tṛn bè có cặp g̣ má sát phu, nhướng cặp mày kẻ chỉ, hấp háy ánh thu ba dưới bờ my viền vải hồng Tô Châu, chu cặp môi béo đỏ chót son như để ngăn không cho bộ răng bàn cào chen ra sinh sự với chiếc mũi mà ngành thẩm mỹ đương thời cũng xin thua cuộc, thủng thẳng cất tiếng "oanh vàng" giảng giải:

- Bà con ḿnh đi biểu t́nh, chụp ảnh và... và được nhận giấy chứng nhận.

- Để làm ǵ cơ? Lại làm chính trị thật hay sao? -Một anh có thâm niên thái thịt sáu năm ở quán Tàu, thất thanh hỏi vậy.

Đến đây th́ không khí tụt trầm hẳn xuống, cứ như mọi người lại đang liên hệ ngược về cái bế tắc tị nạn của hơn tuần trước. Sự trầm mặc lúc này, có lẽ, đă diễn tả cái tâm lư chung là: chả ai muốn chống Đảng, trong đó có thân nhân ḿnh, rồi có khi c̣n rúc đầu vào tù.

Như sẵn chủ ư, khi thấy đám đông rặt cánh mày râu không c̣n đường thoát, ngồi đực mặt ra như phỗng, th́ Lan "máy tính" mới lại the thé:

- Không hẳn như vậy. Có thế mà nghĩ không ra à?

Lần này, th́ cộng đồng-xóm không ồn như trước, tất cả đă cảm thấy tuy chỉ lờ mờ, nhưng khá có lư trong cái sáng kiến của Lan "máy tính" nêu ra nửa chừng.

Một anh tuổi khoảng ba mươi, chuyên chạy "tắc-xi" đi giao Pizza, có biệt danh "trên tầng cây số" the thót:

- Xin Lan "máy tính" phổ cho biết rơ sáng kiến đi! Hết đêm đến nơi rồi, mai c̣n đi làm chứ!

Chỉ đợi có vậy, cô gái hạ gam, giọng thanh thoát hơn như biết tự cảm động trước tầm cao suy nghĩ của ḿnh:

- Ḿnh mang ảnh và giấy chứng nhận biểu t́nh, thuê luật sư, kiện Sở Tị Nạn Đức, và làm lại đơn tị nạn lần thứ hai.

- Phải mua chứng nhận biểu t́nh à? -Một người làm ở ḷ mổ heo cất tiếng hỏi.

- Đúng!

- Đắt không? -Tiếng ồm ồm của anh chàng làm nghề nhặt rác trong hăng người Thổ.

- Tùy hỷ!

- Ỡm ờ bỏ mẹ! Giá khoảng bao nhiêu th́ nói ngay đi! -Tiếng của một anh "chạy bàn" quán Tây chen vào.

- Nghe nói khoảng từ năm đến hai chục Mác.

- Thế th́ rẻ ợt. -Tiếng một anh đi chợ ở măi vùng Bá-linh mới về v́ nhận tin trục xuất, đan xen góp phần.

- Thế c̣n tiền luật sư, bao nhiêu? -Tiếng của một chàng đầu bếp quán Tàu.

- Cũng như ngày xưa: tám trăm Đê-Mác cho độc thân, khoảng ngàn rưởi cho hai vợ chồng.

- Đ... mẹ, lại toi mất hai cây. -Tiếng của một anh rửa bát quán Tàu đế chen.

- Nhưng có chắc chắn được ở lại không? -Tiếng rành rọt của một cô rót nước quán Tàu bổ xung.

- Thấy nói cũng chắc. - Lần này th́ Lan "máy tính" có bổn phận giải đáp.

- Có ai được chưa? Họ ở đâu? -Tiếng của một chàng chuyên đánh Ca-si-nô, nổi tiếng là người đa mưu và có tính thận trọng.

- Đă có bà Đảm Đang ở gần Bon làm rồi. Được khoảng sáu tháng sau khi bà ta nộp đơn tị nạn, Sở Ngoại Kiều nó đă gọi lên làm "Bát" Đức (hộ chiếu). Tin này tôi mới nghe bà ấy điện thoại báo tin vui tối qua. -Lan "máy tính" khẳng định như vậy.

Như có một phép nhiệm mầu, những lời thắc mắc day qua, đối lại im hẳn, và trên những nét mặt trước đó đầy suy tư, lo âu đang hiện những nét tươi hy vọng. Và, để bồi dưỡng cho những năng lượng bị mất khi chưa xả được chiếc van lo nghĩ v́ sợ trục xuất, nay cánh đàn ông măn nguyện, hồ hởi cười vang, lại giật nút bia bôm bốp; chị em th́ lại ừng ực uống nước ngọt, rau ráu nhai táo... Nh́n chung, đám đông đă được bơm đầy xúc tác, tràn trề sinh khí mới qua cái sáng kiến đi làm chính trị cứu thân, sau đến cứu nhà, cuối cùng là cứu nước, và có thể sẽ cứu nốt thiên hạ của Lan "máy tính" nghĩ ra.

Đang khi dân xóm vui tươi, xốn xang, tay lái cự phách "trên tầng cây số" chở Pizza cất giọng ỏn ẻn:

- Xin Lan "siêu toán" hăy cho nhân dân biết: bao giờ th́ có thể đi biểu t́nh được?

- Ngay ngày kia, tại Bon, có cuộc biểu t́nh nhân ngày 30 tháng 4! -Tiếng của một anh có biệt hiệu "phóng viên" (v́ rất thạo chuyện vặt và đưa các loại tin) chen ngang trả lời câu hỏi mà chàng Pizza nhắm vào Lan "máy tính", hiện đă được suy tôn lên thành "siêu toán".

Sau những câu hỏi day qua đối lại ấy, mọi thắc mắc của dân xóm tôi mới được giải đáp măn nguyện. Họ tán thành gợi ư "hăy thử hoạt động chính trị chống Đảng" bị quên trước đây của chàng hiệp sĩ, và cùng hào hứng ủng hộ sáng kiến lập một đoàn thể chính trị chuyên lo biểu t́nh "chống Đảng" của Lan "siêu toán" đề ra cho bà con.

Sau hơn chục phút căi vă để chọn danh xưng đoàn thể, toàn thể dân xóm đồng ư lấy cái tên hiệu: "Tổ Chức Tuổi Trẻ Việt Nam Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ Vùng X".

Tôi thấy cái tên đó tuy hơi ḷng tḥng, nhưng bao đủ ư nghĩa nên cũng phụ họa đồng ư theo nỗi cuồng nhiệt của người trong xóm.

Chấm dứt xong mục chọn tên đảng phái một cách khá ngon lành, nội vụ chuyển sang chọn và bầu những người gánh vác các chức vụ: đảng (hội) trưởng, phó đảng trưởng, tổng thư kư, hội đồng trung ương... th́ hóa đâm ra ... rắc rối tợn. Số là, trong hơn một giờ tranh căi để chọn chức chủ tịch đảng mà năm ứng cử viên chẳng ai chịu nhường cho ai nên sinh ra giằng co, làm nhân dân xóm tôi măi mới chọn được thủ lĩnh của ḿnh. V́, theo hiểu ngầm của các ứng viên, chức ấy có cái thực lợi là dễ được phía Đức công nhận tị nạn nên ai cũng quyết liệt đến mức nếu không có "hội đồng hàng xóm" kịp thời can ngăn, th́ vũ lực tất đă xảy ra. Thế rồi, ǵ th́ ǵ, cuối cùng vào năm giờ sáng, khi lũ chim quanh nhà cất tiếng véo von gọi b́nh minh, dân chúng xóm tôi cũng đă bầu xong tất cả chức tước và thảo ra được mục đích, phương án hoạt động cho đảng của ḿnh.

Bước vào ngày công tác mới đầu tiên, mặc dù cả đêm bị mất ngủ và căng thẳng thần kinh v́ bàn căi lợi ích, nhưng ngay từ sáng sớm, theo thỏa thuận phân công nhau trong cuộc họp đảng, ai cũng đă vào việc ấy, cứ nhịp nhàng như chương tŕnh đă tự động hóa.

Đến chiều: diễn văn, cờ, băng khẩu hiệu, máy ảnh, máy quay phim, ô tô, xăng nhớt, tham dự viên, liên lạc viên, và cả điện thoại cầm tay, đều đầy đủ trong tư thế ngày mai xuất hành.

Đến tối, theo lệnh tân đảng (hội) trưởng: "Yêu cầu cả xóm không bàn bạc, tṛ chuyện, tất cả phải đi ngủ sớm để giữ sức khỏe. Ngày mai, năm giờ sáng xuất hành đến thủ đô Bon biểu t́nh!" Tuy vậy, tôi thấy như do hào hứng mà hàng xóm của tôi khối nhà vi phạm quy định đề ra. Bằng chứng, là hai gia đ́nh ở quanh pḥng tôi không ai ngủ ngay mà cứ ŕ rầm tán thán, khiến tiếng chuyện lọt sang làm tôi cảm theo rồi bị thao thức lây.

 

II

 

Ngủ không yên giấc v́ niềm vui lớn, mới bốn giờ sáng, tiếng gơ cửa đă vang rầm rầm khắp các nhà khua tôi và dân xóm dậy. Tiếp, là tiếng í ới gọi nhau, nhắc nhau ra xe cho kịp giờ định.

Rồi, chỉ mất hơn chục phút, hơn ba chục thành viên của đảng cùng trang thiết bị biểu t́nh đă tề chỉnh trong xe. Máy nổ ṛn, đèn sáng trưng, theo đội h́nh phân công, từng xe nhằm phía Bon tham dự cuộc biểu t́nh chống Cộng xâm lăng Việt Nam Cộng Ḥa.

Dọc đường, nhờ có phương án thảo trước và có một xe dẫn đường chính xác nên không xe nào bị lạc, không có xe nào chết máy, không có xe nào đâm vào xe bạn, xe người lưu thông, hay vào hàng rào chắn đường, nhờ đó vào khoảng chín giờ sáng cả đoàn chúng tôi đă đến trước ṭa Sứ Quán Việt Nam tại thủ đô Bon, nước Đức.

T́m nơi đỗ xe xong, chúng tôi tranh thủ mang ngay cờ quạt, băng khẩu hiệu, máy móc, dụng cụ đồ nghề tiến tới trước Sứ quán. Tại đây, đă có ba xe đầy cảnh sát Đức đến giữ trật tự, an ninh. C̣n phe ta, từ hai hướng ngược xuôi, hiện bà con đang rải rác xuống xe, tiến đến tụ họp.

Tức thời, một vị trán hói, trạc gần sáu chục, mặc lễ phục, ngực đeo cạc hiệu: "Trần Cách- Liên Minh Việt Nam T", tiến tới niềm nở thăm hỏi chúng tôi:

- Xin lỗi, các quư anh chị ở vùng nào tới?

Đại diện đảng tôi kính cẩn cúi đầu, một tay anh chỉ ngực, người th́ nghiêng theo lối tuồng Tây (thiếu mỗi áo đuôi tôm), xưng danh:

- Trần Gian Kế- đảng trưởng "Tổ Chức Tuổi Trẻ Việt Nam Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ Vùng X."

Trịnh trọng như vậy xong, anh lại nghiêng người, tay trỏ vào chúng tôi: "Xin giới thiệu với bác, đây là các thành viên trong đảng của tôi."

Ông đại diện Liên Minh Việt Nam T ngẩn người trước cử chỉ lịch duyệt tây phương từ trước trăm năm của anh, và nhún vai như tỏ cho anh biết: "Tôi chưa hề biết đến cái tên lê thê và lạ hoắc đó." Nhưng, vốn quen với những tấn tuồng đời mà ông tích cực tham dự, nên ông vẫn lịch sự, rồi c̣n chu đáo chỉ dẫn cho anh và các thành viên đảng tôi ra bàn ghi danh. Tất nhiên, cũng do Liên Minh Việt Nam T của ông ta quản lănh.

Tại bàn ghi danh, ba phụ trách viên đang tất bật hướng dẫn các biểu t́nh viên ghi tên vào những cuốn sổ, có các mục: danh sách đăng kư phát biểu, danh sách người ưu tiên phát biểu, danh sách ủng hộ tài chính, danh sách góp ư kiến xây dựng. Một anh, chắc hẳn là thuộc Ban tổ chức giải thích: theo quy định của trên, mỗi tham dự viên có ḷng ủng hộ một số tiền tượng trưng năm Mác trở lên, sẽ được phát một biên nhận. Tờ giấy in ấy ghi rơ: Ông... Bà... thuộc tỉnh... đă tham gia biểu t́nh chống Đảng trước Sứ Quán Việt Nam, ngày... tháng... năm... Ban Tổ Chức... Trưởng Ban kư tên... và một con dấu xanh lẹt to bằng trôn bát múc canh của "Liên Minh Việt Nam T", nh́n rất oai. Sau khi tranh nhau nộp năm Mác, rồi nhận được tờ biên nhận vô giá ấy, nhiều người rưng rưng cảm động khi đọc thấy tên ḿnh đă góp phần hy sinh cho đất nước. Và, tất nhiên dân xóm tôi ai cũng khen: "Chiếc phao này rẻ quá!"

Làm xong bổn phận quan trọng trước nhất ấy, chúng tôi hồ hởi tản ra giúp đỡ Ban tổ chức.

Theo đề nghị của một anh trong Ban tổ chức biểu t́nh, tôi cho xe của ḿnh đỗ gần bục gỗ của chủ tọa. Sau đó, tôi cầm lấy sợi giây chuyên dụng anh đưa, nối từ b́nh điện xe của ḿnh dẫn vào hệ thống phóng thanh của Ban. Hiệp đồng theo, những bà con khác th́ căng biểu ngữ, giăng cờ. C̣n anh đảng trưởng th́ đi lo khâu ngoại giao với Trưởng Ban tổ chức biểu t́nh, và nắm t́nh h́nh cho sát.

Khoảng mười giờ hơn, bà con khắp nơi kéo đến ùn ùn, ước tới hơn ba trăm.

Đúng mười giờ, ông Xung Phong- Trưởng Ban tổ chức biểu t́nh, đại diện cho Liên Minh Việt Nam T gơ bồm bộp vào máy phóng thanh, yêu cầu đồng bào đứng gọn không lấn ra đường, đảm bảo trật tự công cộng. Sau vài phút ổn định, ông bắt đầu đọc diễn văn khai mạc biểu t́nh, nội dung như sau:

- "Kính thưa ông Nguyễn văn Đô- Chủ tịch Liên Minh Việt Nam T. Kính thưa toàn thể đồng bào có mặt tại trước Sứ quán Cộng Sản Việt Nam. Hôm nay, chúng ta từ khắp nước Đức và toàn châu Âu về đây biểu t́nh để phản đối ngày Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Ḥa- 30 tháng 4 năm 1975."....

Diễn văn của ông đă được ủng hộ nhiệt liệt bằng nhiều tràng pháo tay.

Kết thúc diễn văn, ông Trưởng Ban tổ chức biểu t́nh trân trọng mời xếp của ḿnh là ông Nguyễn văn Đô- Chủ tịch Liên Minh Việt Nam T lên phát biểu.

Ông Chủ tịch trạc độ hơn bốn mươi, đeo kính trắng, vận bộ lễ phục xám rất tương hợp với ngày Quốc Hận (tôi nghe nói: "Ông là người được Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa cử đi du học trước năm 1975, có học thức rất cao, và rất yêu nước"), bước lên bục và hùng hồn diễn thuyết:

- Kính thưa các quư vị lănh đạo hội- đoàn chính trị, tôn giáo, báo chí truyền thông, cùng toàn thể bà con yêu nước có mặt tại đây. Hai mươi ba năm qua, kể từ khi cưỡng chiếm miền Nam thân yêu, CSVN đă biến nước ta thành một nước nghèo đói bậc nhất trên thế giới. Chúng đă cướp hết tự do nhân quyền, hạnh phúc, v.v... của dân tộc chúng ta! Chúng đă biến cả nước Việt Nam thành một nhà tù khổng lồ, và đày đọa toàn thể dân tộc Việt Nam như bầy nô lệ... Nay, nhân ngày 30 tháng 4 tang tóc của dân tộc, tôi kêu gọi tất cả đồng bào, chúng ta hăy đoàn kết nhau lại thành một khối vững chắc và cứng rắn như... như kim cương, để quyết chí đập tan chế độ độc tài, phản dân tộc là bọn Cộng Sản Việt Nam gian ác!"...

Dứt lời diễn thuyết, ông hô to những khẩu hiệu: "Đả đảo CSVN xâm lăng! Dân chủ cho Việt Nam! Nhân quyền đầy đủ cho Việt Nam!"...

Theo sau tiếng hô của ông, tức thời tiếng vang dậy trời: "Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo! Dân Chủ cho Việt Nam! Nhân quyền cho Việt Nam!"

Sau khi ông Chủ tịch Liên Minh Việt Nam T kết thúc diễn thuyết quan trọng và rời bục đứng, th́ tuần tự trước sau, các đại diện của vài chục tờ báo, đảng phái của "Người Việt Đông Âu" tại Đức lên phát biểu tố cáo: "Cộng Sản phản dân tộc; Cộng Sản bán nước; Cộng Sản xâm lăng", v.v... Thôi th́ đủ loại diễn văn: từ hùng vừa vừa cho tới ấp úng; từ văn mới chớm hay cho đến văn đang tập viết đủ loại. Được cái, bà con biểu t́nh xuất xứ từ Đông Âu sang tị nạn là chiếm đa số tuyệt đối trong số người tham dự, và lại dám oai phong bước lên diễn đài nhiệt liệt phát biểu, tố cáo Cộng Sản Việt Nam, nên không khí biểu t́nh rất là hăng say, rôm rả. Tuy vậy, không biết có phải là do tinh thần bà con Đông Âu bị trầm lắng lâu ngày v́ mải làm mải ăn không, mà khi có cơ hội thuận lợi để phát tiết ra nhiệt huyết yêu nước th́ hóa... hơi lộn xộn, hơi tranh căi nhau, hơi giành nhau cầm ống phóng thanh để chơ sang ṭa Sứ Quán chửi Cộng Sản Việt Nam là quân ăn cướp nhân quyền của ḿnh. Nhưng xét kỹ, âu đó cũng là điềm may, v́ có cũng c̣n hơn không!

Trước những biểu hiện quá nhiệt thành trong lúc giành quyền tố cáo Cộng Sản Việt Nam như vậy, tôi và một số bà con rất bái phục tinh thần chống Cộng của nhân dân ḿnh. May mắn, anh đảng trưởng của tôi cũng tranh được một chân để tuyên bố căm thù của anh (mặc dù bố anh vẫn đương nhiệm làm giám đốc công an huyện ở quê, c̣n anh th́ được sở văn hóa tỉnh cho đi học đạo diễn sân khấu ở Liên Xô) và đảng chúng tôi trước việc Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm "Miền Nam Thân Yêu- Thành Đồng Tổ Quốc"...

Trong lúc anh và mọi đảng trưởng khác phát biểu, đèn máy ảnh lóe sáng liên tục. Đặc biệt, sau khi đă cảm thấy đủ ảnh của ḿnh, anh c̣n rộng răi trao ống phóng thanh cho mấy đảng viên không muốn phát biểu, mà chỉ cần cầm có ống nói để chụp h́nh làm bằng chứng đưa luật sư tị nạn, và làm kỷ niệm cho thời "oanh liệt cứu nước" tại... tận Đức quốc. Trong lúc các đại diện của các đảng phái người Việt Đông Âu c̣n đang giành nhau chửi Đảng, th́ một đoàn "nhân sĩ" đi sang cổng Ṭa Sứ Quán. Tại cổng, họ lần lượt bỏ những tờ giấy, tệp giấy gọi là kháng thư vào trong thùng thư. Một số "nhân sĩ" c̣n khinh bỉ viên Đại Sứ bằng cách vứt toẹt những giấy tờ đó vào sân Sứ Quán. Lúc các "cảm tử viên" thi hành nghĩa vụ cao quư đối với tổ quốc của ḿnh, máy ảnh lại nháy liên hồi, ghi lại giờ phút lịch sử trọng đại trong đời cuả "những người con anh dũng" đó cuả dân tộc. Cứ như vậy, không khí biểu t́nh lên cao măi. Nhưng chỉ đến độ mười hai giờ trưa th́ tự dưng thuyên giảm, vắng hẳn quân số. Tôi mới đi lần đầu nên rất ngạc nhiên, liền hỏi một anh bên cạnh:

- Bà con nhà ḿnh đi ăn cơm, hay nghỉ giải lao ở đâu mà vợi mất nhiều như vậy?

Anh cười và cho biết:

- Kỳ biểu t́nh nào cũng thường như vậy! Có thể do chủ quán Tàu cần người làm việc cho buổi hàng tối, mà nhiều bà con chỉ dự biểu t́nh nửa bữa, rồi phải về ngang để kịp giờ làm cũng nên?

Nghe thấy vậy, một anh có chiếc miệng rộng và hàng răng hô đế vào:

- Ảnh chụp đủ rồi, có đủ bằng chứng xin tị nạn rồi, về thôi chứ ở làm ǵ cho tốn thời gian!

 

III

 

... Đến mười ba giờ trưa, ông Xung Phong thay mặt Ban tổ chức, thêm lần lên án tội ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam, và tuyên bố kết thúc biểu t́nh.

Bà con tham dự biểu t́nh lần lượt ra về. Các thành viên đảng tôi cũng hào hứng ra về với một tinh thần thoải mái cao độ v́ đă đạt được trăm phần trăm mục đích đề ra.

Tôi và mấy đảng viên trung kiên của đảng cùng những thành viên của Ban tổ chức thu dọn cờ, băng, ngắt mạch điện, tháo máy phóng thanh, rồi chia tay nhau, không quên hẹn ngày quay lại thủ đô Bon tiếp tục hợp lực với nhau phản kháng Cộng Sản Việt Nam.

Trong lúc cuốn nốt sợi giây dẫn điện để trả lại cho Ban Tổ Chức biểu t́nh, tôi nghe tiếng một bác lớn tuổi: "Họ dựa vào việc nước để tranh nhau kiếm thêm bằng chứng hầu xin tị nạn ở Đức. Không hiểu, rồi sau đó th́ tư tưởng họ có đổi mới không, hay lại vẫn cũ như xưa?"

Hiểu ra ư nghĩa bác nói, tôi như chợt nghe tiếng gọi thảng thốt, âm vang ḥa trong bóng dáng quê hương chao đảo, chập chờn... Và, tôi thầm tâm nguyện: "Kính mong anh linh Tổ Tiên hăy thắp sáng cơi hồn mê lú của những bầy con lạc nghĩ!"

 

 

Đức quốc, ngày 15 tháng 4 năm 1998

Trường Xuân Triệu