Đời Cô Rụt

 

Trường Xuân Triệu

 

 

Nhận tin ḿnh được đảng ủy xí nghiệp may X cho đi lao động Cộng Ḥa Dân Chủ Đức vào tháng mười năm 1987, Rụt nôn nao vui mừng. Thôi, thế là kết thúc những tháng năm sống khốn khổ v́ đồng lương thấp kém, v́ quá thiếu thốn vật chất, c̣n tinh thần th́ luôn phải cương lên để phấn đấu làm việc và hoàn thành công tác của một tổ trưởng sản xuất, kiêm ủy viên công đoàn xí nghiệp, cùng chức bí thư chi bộ phân xưởng mà đảng ủy xí nghiệp giao phó.

Mang tin vui về quê cho cha mẹ và anh chị em xong. Ngay sau khi cái tin vui lớn, vừa bất ngờ, vừa hiếm hoi lan toả "mùi vị đi Tây" trong căn nhà tranh về đêm không cần thắp đèn do có ánh trăng xuyên qua mái rạ tỏa sáng lốm đốm trên nền nhà, th́ một thực cảnh đă ập ngay tới đúng sau câu hỏi của mẹ: "Thế con định cưới cho kịp ngày lên đường, hay định thế nào th́ nói cho mẹ biết?"

Nghe mẹ hỏi, Rụt dịch lại tư thế ngồi nghiêng trên gường khiến chiếc giát tre cót két, ngước khuôn mặt hốc hác, buồn buồn trả lời mẹ:

- Con đă hiểu ǵ về anh ấy đâu mà cưới với xin?

- Thế từ hôm chị Liên dẫn đến xem mặt, con chưa gặp riêng anh ta lần nào ư?

- Có. Đă hai bận. Nhưng chúng con chưa nói được ǵ nhiều với nhau. Vả lại, c̣n mẹ anh ấy và con gái anh ấy nữa, con cũng chưa hề biết ǵ về họ.

- Thế con tính sao?

- Con đang phân vân. Cưới ngay không biết có được hạnh phúc, hay không? Đă vậy, nhỡ bỏ lỡ dịp này th́ suốt đời lại nghèo khổ như bố mẹ, họ hàng. Con đang định... đành bỏ cưới vậy?

- Con định phó mặc hay sao? Năm nay đă băm nhăm rồi!

Rụt không trả lời mẹ, một nỗi buồn tủi dâng lên trong thinh lặng. Phút chốc, Rụt nhớ lại tuổi trẻ...

I

 

... Ngày vào xí nghiệp may học nghề, mới chớm tuổi mười bảy, hồn nhiên, sống động, Rụt phơi phới như nụ hoa tươi trước ánh nắng xuân. Những năm đó, đất nước chiến tranh. Miền Bắc đang rung động v́ tiếng "thần sấm", "con ma", và những chùm bom Mỹ bất thần nổ tung trên các vùng trọng điểm quân sự, kinh tế, huyết mạch giao thông. Miền Nam th́ đang đánh nhau lớn ở các thành phố, thị xă. Các bạn trai học cùng lớp bảy với Rụt, cậu nào đủ mười bảy là bị động viên ra trận hết. Trong ngơ xóm, những vị đàn ông đang ở tuổi bốn tư bốn năm đề huề cháu nội cháu ngoại cũng phải ṭng quân. C̣n bọn thanh nữ, không đi bộ đội, thanh niên xung phong th́ cũng phải dân công hỏa tuyến. Rụt vào xí nghiệp may đồ quân nhu là nhằm thời kỳ này. Và, dẫu vậy vẫn c̣n may mắn chán so với chúng bạn đồng lứa đang ở chiến trường.

Tại nơi làm việc, Rụt nổi lên trên những đồng nghiệp lớn tuổi như một hoa khôi. Vốn hồn nhiên, tác phong nhanh nhẹn, lại chăm chỉ làm việc và chấp hành tốt mọi nội quy nên Rụt được chi đoàn, công đoàn xí nghiệp chú ư, kèm sát để động viên phấn đấu công tác. Rồi, tiếp theo là những nhiệm vụ của một đoàn viên thanh niên, một tổ viên tổ lao động xă hội xă hội chủ nghĩa, ủy viên ban chấp hành công đoàn tiên tiến, và một cảm t́nh viên xuất sắc cuả Đảng cuốn hút. Cứ như vậy, Rụt lao vào cơn xoáy phấn đấu để mong chờ ngày được kết nạp vào Đảng mà không biết rằng cái hư vị tiến bộ cuốn trôi tuổi xanh, cũng như nó đă cuốn trôi biết bao thân phận khác.

Xí nghiệp nơi Rụt làm việc vốn được tổ chức như một đơn vị quân đội. Hệ thống quản lư này khiến cho các công nhân viên phải tuyệt đối chấp hành mọi kỷ luật khắt khe trong lao động, năng xuất, và c̣n trói buộc họ trong một nếp sống trại lính. Dù rằng thời đó, không riêng ǵ nơi đây mà cả đất nước đều bị Đảng lạm dụng để bóc lột mồ hôi trong lao động, xương máu trong đấu tranh hầu giành toàn quyền độc tôn cai trị đất nước. Trong khung cảnh chung xám xịt ấy, cái xí nghiệp may của Rụt lại thêm đặc điểm là một kho chứa vô số đàn bà: từ bộ đội chuyển sang, thanh niên xung phong về, nông thôn ra, nên nếu tính phần trăm th́ nữ công nhân chiếm tới chín năm phần trăm. Trong số đó, dễ có tới phân nửa ở tuổi hai nhăm, ba mươi; c̣n phân nửa c̣n lại cũng đă ở tuổi ba nhăm, bốn mươi... mà đa số chưa chồng, hoặc có mà như không. Những nữ công nhân ở đây làm việc ba ca như các đơn vị kinh tế thời chiến. Nhưng theo mẫu quản lư từ trên dội xuống: nếu ngày làm việc th́ đêm sinh hoạt, đêm làm việc th́ ngày sinh hoạt. Nào, sinh hoạt chi bộ Đảng, chi Đoàn, Công đoàn, Tổ sản xuất, Thanh niên, Phụ nữ... sao lắm thế! Cái kiểu sinh hoạt vô kỳ hồi trận đó, nó không chỉ ngu hóa, nô dịch tư tưởng con người ta, mà nó c̣n như một thứ áp lực trấn áp xuống những manh nha đối kháng nếu có. Kết quả, là hầu hết nữ công nhân ở đây ngoài việc đă là nạn nhân của một tập quán phong kiến ngàn xưa để lại cho một xă hội chậm tiến, họ c̣n nhận thêm chiếc ách thứ hai ghê gớm hơn nhiều lần là chế độ phong kiến mới khoác áo đỏ. Nó bắt những thanh nữ, thiếu phụ, đàn bà phải biết thông suốt lệnh Đảng để tự kiềm chế t́nh cảm tự nhiên và mọi nhu cầu sinh lư chính đáng, cam sống cô đơn, góa bụa mà làm việc, mà cống hiến sinh lực của ḿnh cho chế độ.

Trong môi trường kỷ luật nghiêm minh ấy, dù măi sau năm năm Rụt mới có người yêu- một thanh niên làm cùng phân xưởng, nhưng Rụt cũng chẳng mấy khi được thảnh thơi nói chuyện cùng chàng. Lắm bận nhớ nhau th́ Rụt cũng chỉ có thể ngước nhanh ánh mắt âu yếm cho chàng, khi chàng đi ngang qua nơi Rụt làm việc. Hay, hiếm hoi lắm hai người mới dám đứng riêng với nhau nơi đầu hồi dăy nhà tập thể vào ngày nghỉ trong tuần, nói với nhau dăm câu bâng quơ, tay rụt rè... tay, mặt người nào cũng chín dừ, hôn chưa hề dám. Để rồi, cái sự gặp gỡ đó cũng chỉ ngắn ngủi có đôi ba chục phút là hai người đă phải rời nhau v́ những tác động khách quan. C̣n về đêm, cái thời điểm thuận lợi cho yêu đương bày ngỏ, th́ rất hiếm hoi hai người mới dám đứng bên cây xoan ở đầu dăy nhà tập thể nữ mà thân của nó gắn một bóng đèn bảo vệ chiếu sáng, rồi cũng chỉ nói những lời đâu đâu, nhiều khi rất nực cười v́ nó chứa đủ tinh thần nghị quyết trong các cuộc họp...

T́nh yêu, vẻ hồn nhiên và sự kết hợp xứng đôi vừa lứa của Rụt và Lợi- tên chàng, là cả một đề tài cho những ánh mắt đố kỵ, ghen tuông, cùng những lời gièm pha gây hoài nghi, vốn là thứ rất sẵn trong một môi trường toàn phụ nữ quá trang lứa, lại được họa thêm tính kỷ cương thời chiến mà xí nghiệp nào thời đó cũng chứa nặng như đă nói, đă là nguyên nhân chính sinh chuyện ế ẩm cho Rụt sau này. Rụt nhớ có nhiều khi, nỗi rạo rực như muốn nổ bùng ra khỏi cơ thể thanh xuân đầy nhựa sống của Rụt. Nó muốn hét lên: hăy cho ta tự do ôm ấp, hăy để ta hưởng dụng những ǵ mà thân thể ta muốn! Nhưng rồi, sau vài chục phút quằn quại, vật vă trong cơi sâu nó cũng buộc phải đầu hàng thứ vũ khí lư trí mà Đảng đă khoác kín vào nó. Suốt nhiều tháng, nó cứ nổi loạn như vậy nhiều lần trong sức sống thanh tân của Rụt, nhưng chẳng lần nào nó vùng lên khỏi gọng ḱm lư trí, giúp Rụt rời bỏ chiếc gường lẻ loi, chạy trốn cảnh đơn côi trong đêm trăng thu, hoặc một ngày đông gió bấc để t́m đến hơi ấm của người con trai mà nó thèm muốn. Cứ trăn trở và nổi loạn ḥng đ̣i hưởng thụ những rạo rực, khát vọng, những cảm giác ấm áp, những ḍng điện làm ngời sáng tâm hồn, làm sinh khí bồi bổ cho cuộc sống cực nhọc, đầy đua tranh, nhưng rồi nh́n cảnh những đồng nghiệp không may có chửa phải tủi hổ trước dị nghị của dư luận và án kỷ luật nặng nề của đoàn thể, th́ cái sợ lại tác động vào lư trí, bắt Rụt cố gắng chôn sâu nhu cầu chính đáng, cần thiết ấy xuống đáy ḷng.

Do phải sống trong một môi trường có thứ nội quy và tập quán nặng tính phong kiến giáo điều, khiến con người luôn bị ức chế tâm-sinh lư ấy, nên nhận thức của Rụt cũng bị hèn yếu đi, rồi đầu hàng thực tại. Rụt biết, mọi người đâu có sung sướng hơn ḿnh. Cái thói ghen ghét những ai hơn ḿnh về t́nh đôi lứa của bầy gái già nhỡ lứa kia, là cũng do từ cảnh chiến tranh liên miên, tất cả đàn ông khỏe mạnh phải đi ra trận nên ở hậu phương số cung không đủ đáp ứng số cầu. Trong những người có chồng hay có người yêu đi xa, th́ những tin: báo tử, mất tích, thương tật, bệnh hoạn của thân nhân luôn là yếu tố khủng bố tâm lư, làm họ bất ổn tinh thần. Họ sống khổ lắm: đầy lo âu, nghèo túng, c̣n tương lai th́ rất mờ mịt, chẳng khác ǵ đêm đen thăm thẳm. Trong môi trường dư luận như vậy, Rụt và người yêu e ngại co ḿnh, chôn dấu quyền yêu chính đáng, lấy lao động và phấn đấu công tác đoàn thể làm cứu cánh. Thế rồi, cuộc t́nh thầm kín của Rụt và chàng cũng chẳng kéo dài được lâu. Sang năm tiếp theo, như một định mệnh, anh cũng buộc phải động viên, rồi cũng ra mặt trận như bao đồng nghiệp có thể cầm nổi khẩu súng. Hôm chia tay nhau, Rụt không tỏ được ǵ hơn ngoài cái nắm tay, ánh mắt đỏ hoe và mấy lời nhắn nhủ: "Anh đi, khỏe, may mắn, cố gắng phấn đấu tiến bộ! Em chờ!"...

Phải cố lắng quên, phải cố kiềm chế t́nh yêu, Rụt lại tự ḿnh cuốn vào đủ thứ nhiệm vụ mà Đảng đă nhân danh thời đại khoác lên vai gầy. Năm giờ sáng Rụt đă dậy đi đánh kẻng báo thức công nhân viên dậy. Sau đó đứng thổi c̣i, "lĩnh xướng" cho hơn trăm người tập thể dục sáng. Xong nhiệm vụ, về pḥng, ăn vội cục bột mỳ luộc chấm muối, hay bát mỳ "không người lái" là đến giờ đi xuống phân xưởng. Vốn là một tổ trưởng sản xuất, Rụt phải đi sớm trước mười năm phút, hay có hôm tới cả ba chục phút để kiểm tra và chuẩn bị máy móc, chỉ may, vải vóc, dụng cụ lặt vặt, miễn sao cho khâu sản xuất của toàn tổ ăn khớp nhịp nhàng để xứng đáng với danh hiệu tổ lao động xă hội chủ nghĩa tiên tiến, hầu giật danh hiệu tổ lao động anh hùng! Sau giờ làm việc, Rụt lại phải hội ư với các tổ trưởng và phân xưởng trưởng; hôm th́ với ban thư kư công đoàn nhà máy; hôm th́ với liên chi đoàn nhà máy; lúc th́ học tập nghị quyết nọ kia của đảng ủy xí nghiệp, cục, bộ; rồi họp cảm t́nh viên và kiêm cả việc tính toán lương, thưởng cho hơn ba chục tổ viên trong tổ sản xuất của ḿnh.

Phấn đấu như một người máy đă nhận chỉ thị, vậy mà sau năm năm làm việc Rụt vẫn bị đảng ủy nhà máy tạm hoăn kết nạp với lư do: "T́nh nghi lư lịch." Hụt hẫng, buồn và thất vọng kéo tới làm tư tưởng Rụt bất ổn định. Nhưng, chưa hết cơn buồn th́ đùng một cái, "tin người yêu hy sinh ở miền Nam" báo về xí nghiệp làm Rụt chao đảo, quay cuồng. Và, từ sau lễ truy điệu rất trọng thể cho Lợi, việc mà xí nghiệp luôn luôn chu đáo cho mọi công nhân ra trận bị chết, Rụt liền đổ quay ra ốm. Trận ốm này làm Rụt rám đen đôi má, lấy đi vẻ đẹp ửng hồng trên gương mặt của tuổi hai ba. 

Rụt bị đổ bệnh, vậy mà ốm cũng không yên. V́ với trách nhiệm của một tổ trưởng tổ lao động xă hội chủ nghĩa, Rụt không thể để cho cái đau trong hồn biến thành căn bệnh tương tư ủy mỵ, lơ là phấn đấu sản xuất, dẫn đến chao đảo lập trường. Nằm bệnh xá được ba ngày, bí thư chi bộ và thư kư công đoàn nhà máy đến thăm, hỏi han, và tặng hộp sữa Mộc Châu (tên một nông trường, nơi chàng anh hùng chăn ḅ Hồ Giáo là hạt nhân phong trào). Nghe những lời động viên của hai cán bộ, Rụt đă cố gượng dậy, đứng lên đi lại. Hôm sau, thoát khỏi cảnh liệt giường, Rụt liền xin trạm xá cho về xí nghiệp.

Trở về pḥng tập thể nữ được có hai ngày, dù vẫn xây xẩm, Rụt vẫn gắng đi làm. Mất vài tuần sau, Rụt mới làm quen lại được tốc độ làm việc bên cỗ máy may công nghiệp. Cuối cùng, ư chí đă giúp Rụt trụ được với đau ốm trong hồn, trong người, vươn lại năng xuất làm việc và hoàn thành tốt mớ công tác mà đoàn thể giao phó.

Để bù lại tấm gương chịu đựng, phấn đấu trường kỳ, mẫu mực trong mọi công tác và sản xuất tốt của Rụt, ba năm sau khi chế độ đă "giải phóng" được miền Nam th́ đảng ủy xí nghiệp cũng cho xác minh lại, và làm sáng tỏ lư lịch gia đ́nh Rụt. Té ra, Rụt có hai em: một đă hy sinh ở Quảng Trị, một đang là sĩ quan tại ngũ. Và, Bí thư đảng ủy nhà máy liền chỉ thị cho chi bộ phân xưởng nơi Rụt làm việc, kịp thời tổ chức buổi lễ kết nạp cho Rụt vào Đảng. Trở thành đảng viên vào một ngày sau tám năm phấn đấu hết tâm hết sức, rồi thêm hai năm sau lại được cử làm bí thư chi bộ, kiêm phó bí thư liên chi đoàn xí nghiệp th́ cũng là lúc Rụt đă bước sang tuổi hai mươi tám. Ở vào thủa này, Rụt đă cứng gái nên cũng lâm vào cảnh khó t́m người yêu như các đồng nghiệp trước đây.

Mặc dù đất nước đă thống nhất được năm năm, nhưng Rụt vẫn ở vậy, và vẫn c̣n bị cuốn hút mê mải vào công tác, làm việc như thời chiến tranh. Thời gian này, binh sĩ ở mọi lứa tuổi giải ngũ rất nhiều, thế mà cũng chẳng mấy ai chịu lấy gái già. Ai cũng có quyền chọn cho đời ḿnh một thanh nữ trẻ đẹp và phù hợp. Vậy là thời đại tuy đă đổi thay, nhưng cũng chẳng giúp ǵ mới cho cái tuổi xuân lỡ bước của Rụt. Và Rụt cũng lại theo gịng thời gian, lại "tụt hậu" như bao phụ nữ lớn tuổi khác trong xí nghiệp, đón nhận cô quạnh trong cảnh xuân tàn mà vẫn làm việc và phấn đấu. Cứ trầm bổng trong xoáy hút cuộc sống tại một dăy nhà tập thể dột nát, đầy ắp phụ nữ đồng cảnh như thế, th́ bỗng không biết v́ do nhu cầu phát triển sản xuất, hay do lănh đạo xí nghiệp quan tâm mà Rụt lại được cử đi học thêm ba năm, khóa học đào tạo cán bộ quản lư xí nghiệp, khi vẫn chưa kịp lo xong hạnh phúc lứa đôi.

Học xong, Rụt quay trở về xí nghiệp, tưởng được đề bạt công tác, nhưng do cơ chế thay đổi, những cán bộ cũ đổi đi, lănh đạo mới về nên Rụt lại phải nhận lại chức tổ trưởng sản xuất như năm năm trước, chỉ khác, giờ đă bước sang thủa ba mốt xuân vàng. Nhận lại cương vị cũ trong cảnh thời thế đă thay, cái sự phấn đấu quen thuộc không c̣n nơi đứng, v́ thế Rụt bị lạc gịng trước cảnh đạo đức giả, tham nhũng, ăn cắp trong giới lănh đạo mới sau hậu chiến.

Sống trong hoàn cảnh ngày th́ làm việc quần quật, đêm lại nằm một ḿnh vơ vẩn nghĩ về tương lai, Rụt chỉ ao ước thèm muốn một mái ấm có tiếng trẻ reo, và một người chồng phù hợp. Những đêm ấy, Rụt thường chan ḥa nước mắt nhớ lại chuyện riêng với Lợi từ thời xuân xanh. Đôi lúc, lư trí như mách bảo cho Rụt: đáng lẽ khi ấy ḿnh phải mạnh bạo dâng hiến cho anh ấy th́ có lẽ biết đâu giờ này cũng đă có con bế con bồng; hoặc sau ngày nhận tin anh đă hy sinh th́ cứ mạnh dạn làm quen với một trung niên, dù họ có sứt mẻ đi nữa cũng vẫn bằng ḷng cưới xin, bằng không th́ cứ xin đại đứa con rồi hai mẹ con đùm bọc lấy nhau. Vậy mà thủa ấy, Rụt lại chẳng thể vượt lên tâm lư thời đại, tập quán môi trường chi phối nếp nghĩ, cách sống nên chẳng thể mạnh bạo như ḷng mong muốn. Do đó, Rụt cũng không dễ làm quen được với ai cho xứng với ḿnh để có cơ hội, lư do mà thí cho không "cái đáng ngh́n vàng" của đời con gái, hầu mong có một đứa con, nhất là con trai!

Những lần tâm thức sinh chuyện bấn loạn, Rụt cùng cực buồn chán. Nhưng khi hồi tâm lại, th́ Rụt lại tự an ủi: "Chưa làm được việc "cho không" là đâu có phải tại ḿnh xấu gái, quá cứng quá lứa và hay kén cá chọn canh, mà do chế độ xă hội tạo ra đấy chứ! Ai chả biết tại nơi làm việc, trong cả ngàn nữ công nhân chỉ có dăm chục ông già đă yên phận và vài ba anh thương binh cũng đă tréo c̣ng. C̣n những thôn xóm quanh nơi xí nghiệp th́ cũng chẳng khấm khá ǵ hơn, bởi trai tráng lực điền ai cũng có nơi có chốn. Riêng ở quê nhà, các bạn trang lứa cũng ra đi hết, chỉ c̣n duy nhất mấy chú dở người: không góa vợ th́ cũng đủ tật, như đi tù về hoặc thuộc diện lính "hen" sợ chết đào ngũ. Trong bối cảnh xă hội bất xứng như thế ḿnh cũng khó làm việc hy sinh "ấy" lắm, v́ không lẽ lại ngửa tay ra mời thiên hạ? Chí ít, cũng phải có ai để ḿnh thưa gửi câu chuyện "biếu mời" cho phải một chút chứ!"

Cứ lặng lẽ sống trong khắc khoải cho tới ba nhăm thu rụng, Rụt mới được bà chị họ giới thiệu cho làm vợ hai của một chàng nông dân đang muốn tái giá, đă có con gái riêng mười tuổi, th́ đồng lúc Rụt cũng được lănh đạo xí nghiệp ưu tiên cho đi "lao động xây dựng khối xă hội chủ nghĩa anh em", tại Cộng Ḥa Dân Chủ Đức...

***

... Đang mải suy tưởng, tiếng mẹ giục: "Thôi ngủ đi con, ba giờ sáng rồi, ngày mai c̣n đi sắm sửa", kéo Rụt về với thực tại. Bố và các em đă đi ngủ tự lúc nào. Căn nhà không c̣n ánh trăng chiếu sáng, thay vào là ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn dầu mẹ thắp trên kệ thờ ông bà đóng bằng tre cây bổ đôi; ở lư hương, ba chấm nhang cháy đỏ, mùi thơm loang thoang thoảng khắp nhà.

***

Sáng hôm sau, Rụt theo mẹ dậy và xuống bếp nấu cơm. Bên bếp lửa, vừa cời rạ Rụt vừa nghe mẹ bảo: "Phận gái có th́, con đă quyết chưa? Chứ không lấy nó, năm năm nữa mới về th́ đứa nào nó lấy nữa!"

Nghe mẹ nói vậy, Rụt động ḷng thương mẹ và thương cho thân kiếp ḿnh. Cứ đăm đắm nh́n lửa, tay vẫn ngoay ngoáy chiếc que cời rạ, hồi lâu Rụt mới lên tiếng: "Thôi, con không cưới đâu! Sang bên ấy làm kinh tế, được độc thân lại hóa thảnh thơi. Và, biết đâu con lại t́m được người hợp ư ở bên đó?"

 

II

 

Ngày Rụt lên đường, chỉ có cậu Thanh, đứa em kế là một đại úy chuyển ngành đưa tiễn lên đồi Ba Huyện- một địa điểm tập trung người đi lao động Đông Âu. Hành lư Rụt mang đi tây cũng chỉ ḥm ḥm: vài bộ quần áo riêng, vài kư măng, miến, chiếc nhẫn vàng một chỉ, hai bộ quần ḅ ngoại cỡ, là tất cả gia sản mà Rụt dành được trong mười chín năm làm việc cần mẫn, và phải hết sức tiết kiệm mới có.

Sang đến Đức, đội của Rụt được về Bá-linh, vào một nhà máy may hàng dân dụng. Chẳng cần phải kể ra cái sự mừng vui của mọi người trước nền văn minh, đời sống cao hơn không biết bao nhiêu lần ở quê, mà ngay cả cái t́nh hữu nghị của các đồng nghiệp Đức khi ấy cũng làm cho bọn Rụt cảm động vô cùng. Sau ba tuần học tiếng Đức, học nội quy, nghe thông dịch viên chỉ dẫn những điều cần thiết về kỷ luật lao động, nội quy sinh hoạt, tập quán và nếp xă giao của người bản xứ, rồi đội Rụt bước vào làm việc. Sống nơi môi trường mới, Rụt vẫn giữ nếp xưa: vừa làm việc trong nhà máy, vừa tiếp tục sinh hoạt chi bộ đảng ở tại đất người.

Suốt ba năm đầu, Rụt yên phận như một con lừa ngoan ngoăn thồ hàng đi trên đường ṃn quen thuộc. Rụt ngoan, chỉ v́ kể từ khi lớn lên, rồi rời bỏ thôn quê bước vào xí nghiệp là bị rơi ngay vào ṿng tay nhào nặn của Đảng. Sống trong khuôn khổ bó buộc ấy, Rụt đă bị biến thành mẫu người chỉ quen chấp hành trước mọi kỷ luật, trước cán bộ; ngay với quần chúng, Rụt cũng nhường nhịn quá giới hạn và c̣n tận tâm phục vụ gần như tuyệt đối. Do đó, Rụt rất xa lạ với những mánh mung sau giờ làm việc của mọi người, như buôn bán, đánh quả, đổi trác... Ngờ nghệch thế, nên ngay mấy bộ quần áo ḅ mang theo từ nhà, phải măi sau khi mọi người đă bán hết sạch hàng hóa mang theo, Rụt mới được người quen bán giúp cho, may mà cũng có chút ít đồng lăi.

Cứ yên phận với công việc và rất chậm chạp trước mọi diễn biến thời cuộc như vậy, nên cả cho đến lúc này Rụt vẫn nằm không, vẫn c̣n nguyên vẹn, vẫn cứ thiếu vắng bóng người đàn ông mà Rụt ao ước. Trong khi đó, ở cùng đội và các đội thợ khách Việt Nam khác, ai ai cũng thành đôi kè kè bên nhau hàng ngày, hoặc tối thiểu vào ngày cuối tuần là họ gặp nhau hú hư, hưởng thụ... Lănh đạm trước những sinh hoạt đôi lứa hấp dẫn ấy, Rụt không biết rằng cơ thể ḿnh đă thoái hóa về sinh lư và lập dị trong nếp suy nghĩ, tính cách. Thế rồi, trong khi quanh quẩn với môi trường làm việc nơi đất người như vậy, th́ bỗng gịng đời của Rụt đổi thay đột ngột v́ một biến cố thế kỷ: hai miền Đông-Tây nước Đức chuẩn bị thống nhất thành một quốc gia.

Trước ngày chính thức thống nhất hai miền, hai chính phủ Đức thống nhất tiền tệ. Ngày nhà nước Cộng Ḥa Liên Bang Đức cho dân chúng phía Đông đổi tiền Đông Đức sang thẳng đồng tiền Tây Đức (quy định một đổi một chỉ cho bốn ngàn Mác), nhờ không biết mua sắm hàng hóa như xe máy, xe đạp, đường trắng, xà pḥng thơm... để gửi về gia đ́nh, nên bỗng dưng từ số tiền c̣m Đông Đức trong túi, Rụt có ngay món vốn bốn ngh́n đồng Mác Tây Đức. Với số tiền lớn trời cho này, Rụt gửi luôn về cho bố mẹ xây nhà. Thế là phút chốc, bỗng dưng cả gia đ́nh Rụt có mái nhà gạch khang trang thay cho mái rạ dột nát, tường đất ba đời để lại.

Cũng trong giai đoạn này, Sứ quán Việt Nam ở Đức kêu gọi công nhân hợp tác lao động trở về xây dựng quê hương xă hội chủ nghĩa, không nên ở lại làm giàu cho bọn tư bản, đế quốc phương Tây! Nghe thông báo đó, tuy vốn chậm về nếp nghĩ, nhưng lại có một trực giác sáng suốt nên Rụt hiểu ra rằng cái bọn cán bộ sứ quán ăn bám đang cố nói càn để lừa dối đám người như Rụt. Nhờ biết mở rộng tầm nh́n thoát khỏi quá khứ âm u, hiểu nền tiến bộ của nước Tây Đức văn minh, lần này Rụt cương quyết từ chối lệnh Đảng và không chịu trở về như bao nhiêu đồng chí, đồng nghiệp khôn ngoan có nhiều tiền khác. Quyết định vững chắc như vậy rồi, Rụt bỏ luôn cả cái chi bộ đảng do ḿnh làm bí thư, đi sang phía tây tị nạn, và mong kiếm... chồng!

 

III

 

Nhập trại tị nạn, Rụt được nhận mỗi tháng năm trăm Mác tiền trợ cấp xă hội, và được hưởng dụng những điều kiện nhà ở, chữa bệnh chu đáo. Do đơn giản về nếp tính toán, nhưng biết được giá trị thực tế mà nhà nước Đức dành cho người thuộc quy chế chờ xét tị nạn nên Rụt rất biết coi trọng căn trại ḿnh đang tạm cư là chốn an thân, chứ không đứng núi này, trông núi nọ như các đồng hương. Rụt thường lấy mức hưởng thụ mà Đảng ban phát cho ḿnh trong mười chín năm làm công nhân xí nghiệp may, rồi cả khi sang lao động ở Đông Đức để so sánh mà vinh danh mức sống tối cao hiện nay. Cũng do không biết ước vọng xa xôi, thường chỉ lẩn thẩn như một bà già với những nếp nghĩ giản đơn, bộc trực đến ngây ngô nên Rụt được các bạn nữ cùng trại coi là "Chị Lẫn", và v́ vậy mà được an tâm hưởng nhàn giữa một tập thể nữ đầy nhốn nháo v́ tiền, v́ chuyện ở lại, lấy chồng giàu sang...

Trong ba năm đầu, cuộc sống tị nạn của Rụt theo một nhịp điệu: hàng ngày, Rụt vào trung tâm thành phố, ngắm nghía tí chút cảnh vật, sau đó đi nhặt những mớ rau héo mà chợ thải ra mang về nấu cơm cho chị em và ḿnh. Thịt th́ không t́m thấy có nơi bỏ không như thế, nên Rụt thường tập trung sự tiết kiệm vào đám gà già (supper Huhn), hay xương cẳng lợn. Hai thứ thực phẩm rẻ tiền mà nhiều dinh dưỡng này luôn được: thứ luộc chấm muối chanh, thứ nấu giả chó (cầy). Nhờ biết vui với phận và hay lam hay làm như thế, nên các chị em tị nạn cùng pḥng với Rụt được hưởng lây thành quả: mỗi tháng, một người chỉ tiêu hết khoảng bảy, tám chục, hoặc một trăm đồng Mác tiền ăn uống là cùng!

Ngoài chuyện ăn tiêu giản dị và vui ca trong cảnh tị nạn, sự bận tâm duy nhất c̣n lại của Rụt là một tấm chồng. Các bạn khác, người trẻ th́ mười bảy, già nhất tới năm mươi, dần dần ai cũng đă có nơi có chốn: người th́ lấy tây, kẻ th́ lấy ta, hoặc lấy hờ tây- ta. Riêng Rụt do kén chồng phải khỏe mạnh, đẹp trai, và nếu cao học vấn th́ càng tốt nên vẫn cứ chờ... "Người". Do hơi man mát như thế, măi tới cuối năm thứ ba (kể từ khi tị nạn), Rụt mới có cơ hội t́m ra ư trung nhân cho ḿnh.

Cái ngày Rụt ngỏ lời với người đàn ông- một người tị nạn vô t́nh ghé thăm căn pḥng tập thể của Rụt về chuyện "tặng không", nó cũng giản dị làm sao: "Em chỉ xin anh cho một đứa con! Và, em không ràng buộc đời anh!" -Người ấy đáp lại: "Tôi đă có vợ, con. Không thể bỏ được! Và cũng không dám cho con. Nếu như nó sinh ra mà không có cha dạy dỗ, th́ cô thử nghĩ xem? C̣n nếu chấp nhận ăn ở với tôi, cô phải vui ḷng làm lẽ!" Nghe anh dứt khoát như thế, Rụt chẳng băn khoăn, vui ư bằng ḷng. Sau buổi hợp đồng miệng ấy, Rụt đến với anh- một người ngang tuổi.

Cuộc sống của Rụt với người chồng mới thật là đặc biệt, nó thay đổi hết tất cả tập quán xưa nay của Rụt. Rau héo, tuyệt đối không ăn! Đổi lại, những loại thực phẩm tươi, phẩm chất cao thường xuất hiện trong sinh hoạt hàng tuần. Ngoài cái ăn, sự mặc, nếp sinh hoạt của Rụt cũng khác ngày xưa, không c̣n bê trễ như khi ở chung với các đồng hương cũ. Tuy thế, cái mới nhất không thuộc phần vừa kể, nó thuộc tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc trong đời của Rụt.

Ngày sinh hạ con trai, một tiểu thiên thần, một ḥn ngọc vô giá của Rụt, dù không có giấy tờ hôn thú, anh và Rụt vẫn đến ṭa thị chính làm khai sinh cho con theo họ của cha. Anh c̣n chăm sóc hai mẹ con đúng theo bổn phận. Do được chăm sóc đầy đủ đúng với phương pháp nuôi dưỡng, hai mẹ con Rụt khỏe mạnh, phổng phao. Cứ như vậy, gần năm trôi đi trong không khí vui tươi tràn ngập, măn nguyện với cả gia đ́nh.

Theo thời gian, trong hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp, dần dần Rụt biết chỉ ḿnh Rụt thôi là được hưởng trọn vẹn hạnh phúc! C̣n chồng Rụt, một đấng tài hoa th́ bị số mệnh thử thách nhiều mặt. Một trong những lo âu của anh, là ngoài chuyện bản thân phải lo định cư ở nước Đức, anh c̣n trách nhiệm phụ dưỡng vợ con vướng ở quê nhà; tiếp theo, anh lại c̣n phải nghĩ cho tương lai của hai mẹ con Rụt tại Đức. Mang nặng tâm tư như thế, những khi bàn về con trai, anh thường hỏi Rụt: "Em tính thế nào cho tương lai con?" Không thấy Rụt ra nổi giải pháp khả dĩ, ngoài câu: "Nếu phải hồi hương, em sẽ đưa con về quê, sống cùng ông bà ngoại. Anh cứ yên tâm ở lại Đức mà lánh nạn Cộng sản." Nghe Rụt quả quyết như thế, anh không bằng ḷng. Và, đợi tới khi con trai đầy một sinh nhật, anh mới khẳng định: "Chúng ḿnh không thể để cho con phải trở về quê, sống kiếp lạc hậu và bị cướp bóc nhân phẩm!"

Quyết định như vậy xong, anh trao đổi với Rụt lối thoát: "Mẹ con em muốn ở lại nước Đức để nhận cuộc sống tự do, th́ nhất thiết phải tham gia chính trị chống Đảng Cộng Sản Việt Nam! Mà, chống th́ phải chống thật tâm, thật lực!" Nghe anh nói về chuyện đó Rụt liền từ chối. Rụt không dám làm theo lời anh bảo. Rụt cũng không thể giải thích được nỗi băn khoăn của ḿnh với anh, v́ Rụt quá lơ ngơ nên không thể hiểu nổi sự hệ trọng ấy là phải quyết đoán đúng lúc, và cũng bởi việc làm đó quá lớn lao so với nếp nghĩ và nhận thức nhỏ bé của Rụt.

Thấy Rụt cương quyết từ chối kế hoạch của ḿnh, chồng Rụt cũng rất khổ tâm v́ không biết rằng, ở trong cơi sâu tư tưởng của Rụt, Rụt đâu biết đến viễn cảnh làm người tự do mà anh miêu tả, do đó mới cứ mặc nhiên yên phận trước việc ở lại Đức hay về quê hương cũng thế. Anh c̣n cho rằng, do cái bản tính vốn dĩ chậm về tác phong, u ơ trong nếp nghĩ, cộng với nết man mát mà kiếp sống quá khứ và tuổi tác đang cỗi trói kín, nên Rụt đă không có tầm nh́n về tương lai cuộc sống của hai mẹ con. Kết luận như thế, anh đành tạm thời lùi bước chờ cơ, một ḿnh hoạt động chính trị với các đồng hương khác.

Chuyện tham gia chính trị đối lập, chống Đảng của Rụt bị anh bỏ bẵng đi mất thêm hơn năm. Trong hơn năm đó, những hoạt động chính trị của anh mang tới kết quả tốt cho một số đồng hương, nên nó đă tác động tới khắp dư luận tị nạn trong tỉnh anh tạm trú và khắp nước Đức. Nh́n thấy có vài đồng hương được ở lại Đức nhờ dám tham gia tổ chức chính trị chống Đảng do anh lănh đạo, Rụt đă bắt đầu hiểu dần ra và tỉnh khỏi cơn mụ mẫm trước đây. Sẵn hiểu lại, nên trong một lần đưa con về thăm anh cách nơi Rụt ở bốn trăm cây số, được gặp nhiều đồng hương đang sinh hoạt trong tổ chức chính trị của anh, Rụt đă trao đổi cùng họ. Sau những lần tṛ chuyện về ư nghĩa, mục đích chính đáng của nhiệm vụ chính trị cứu ḿnh, giúp nước với những đồng hương trên, Rụt đă hứa với anh là sẽ làm theo lời anh căn dặn trước đây hai năm.

Về tỉnh đang tạm trú, bước đầu Rụt cùng một số bạn tị nạn làm một tờ báo đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam. Với kinh nghiệm tham gia hoạt động Đảng, Đoàn, công tác xă hội xưa kia, Rụt liền mang kinh nghiệp đó ra ứng dụng ngược lại. Nhờ những kiến thức hồi sinh từ tiềm thức, Rụt viết những bài báo chống đối chế độ độc tài, phản dân chủ không đến nỗi tồi. Nhất là, trong những cuộc biểu t́nh chống Đảng tại trước Sứ quán Việt Nam ở thủ đô Bon, Rụt là một diễn giả khá hay, nói năng trôi trảy, biện luận buộc tội Cộng Sản Việt Nam di hại dân tộc rất là sắc bén. Ngoài những hoạt động ấy, Rụt c̣n vận động người Việt Đông Âu tham gia những buổi hội thảo vạch trần bộ mặt gian trá phản dân tộc, bản chất ác độc, cùng tính tay sai lệ thuộc Cộng sản Nga- Tàu của Cộng Sản Việt Nam. Đi xa hơn, Rụt c̣n tham khảo tài liệu, sách vở nói về bản chất thực dụng của những chóp bu Đảng, mà nhiều việc làm gian dối, ác độc, dâm loạn của Hồ, Duẩn, Thọ... là những bằng chứng chính xác để tuyên truyền giúp cho nhiều người thức tỉnh, không c̣n ngộ nhận theo tuyên truyền của chế độ: "Nếu Bác c̣n sống th́ đất nước không bị gian khổ như ngày nay!"

Ngày đi thẩm vấn tại Sở Cứu Xét Tị Nạn Liên Bang Đức, khi bị nữ cán bộ thẩm vấn hỏi: "Tại sao vốn là đảng viên cộng sản Việt Nam mà bà lại từ bỏ đội ngũ và chống lại đảng ḿnh, phủ nhận lư tưởng của bà?" -Rụt đă thản nhiên trả lời: "Tôi bị Đảng lừa! Dân tộc tôi cũng bị Đảng lừa! Nhân phải đi lao động trả nợ cho nước Cộng Ḥa Dân Chủ Đức, thấy thực tế văn minh, tiến bộ của Tây Âu và đất nước ngài, nh́n sự sụp đổ không thể cứu chữa của khối Cộng Sản Đông Âu, tôi thấy phải có trách nhiệm từ bỏ lư tưởng lầm lạc và có bổn phận chống lại cái Đảng gian đă làm hại đời tôi và dân tộc tôi!"... Tóm lại, nhờ vào lư luận chững chạc, Rụt đă chứng minh cho người đại diện của cơ quan tị nạn Đức biết hành động chính trị chống đối cộng sản Việt Nam của ḿnh là xuất phát tự trong ư thức- một ư thức sống lại sau hai mươi năm bị Đảng đánh thuốc độc! Và, sau gần năm giờ đồng hồ thẩm vấn, có cả con trai ba tuổi được cho phép quanh quẩn, dự thính trong pḥng, Rụt và bà đại diện đó đă kư biên bản thẩm vấn trong một tinh thần hiểu biết đầy thông cảm.

Một tháng rưỡi sau buổi thẩm vấn tư cách tị nạn, Rụt nhận quyết định của Sở Cứu Xét Tị Nạn Liên Bang cho phép tị nạn tại Đức.

Vào ngày Rụt nhận cuốn hộ chiếu nước Đức, cũng là ngày tṛn năm thứ mười kể từ buổi chan ḥa nước mắt chào bố mẹ, các em, họ hàng, bạn bè, rồi ly biệt quê hương đi sang Đông Đức trả nợ chiến tranh- thứ mà Đảng gán cho dân tộc, cho Rụt dưới mác "Ưu tiên đi tham gia xây dựng khối Xă Hội Chủ Nghĩa Anh Em!"

Thế là, nhờ biết tỉnh lại sau một đoạn đời u tối, nhờ dám dũng cảm vượt thoát nỗi sợ cùm trói tư tưởng, Rụt đă theo bạn làm lại cuộc đời bằng việc chống lại cái đảng đă lừa dối ḿnh và cả dân tộc. Và, quan trọng nhất, để có được một cuộc đời thực sự tự do, no đủ cho gia đ́nh và quê hương theo đúng ước mơ mà Rụt và con trai đang được hưởng dụng ở Đức, Rụt c̣n cần duy tŕ tấm ḷng nhiệt thành và có hành động chống lại chế độ đảng trị độc tài đang nô dịch dân tộc ḿnh như trước đây đă từng làm trong thời gian khai đặt lá đơn xin quyền tị nạn!

 

Đức Quốc ngày 30 tháng 5 năm 1998