Đọc Trần Đăng Khoa Với Ba Người Bạn

 

Trường Xuân Triệu

 

 

Dạo này tôi khá nhàn nhă do công việc "phá đường nhựa" bị chủ hăng phế bỏ, bắt chuyển sang việc quét vôi sơn cửa nên bỗng thừa năng lượng, v́ vậy lại có cơ hội để "Theo nết xưa nay khi vui chuyện, bàn xem văn sĩ nói cái ǵ?" Đang mang nặng ước muốn như thế, bỗng tôi lại được chị Lan Hương gửi tặng sách "Người Thường Gặp" của Trần Đăng Khoa. Thấy hay, tôi liền phôn gọi cánh quen biết trong thành phố ḿnh tới chơi. Và, để cho vẻ bí hiểm, tôi chỉ nói có cuốn sách cực đặc biệt hay, vừa được người trong nước gửi sang tặng.

 

Khi ba anh bạn tôi kéo nhau từ ô tô vào pḥng khách, và đă yên vị quanh bộ bàn tṛn, tôi rót cà phê ra bốn chiếc tách. Nhưng chưa kịp kể thật cho mọi người nghe việc tôi nói đùa, để các anh bạn hiểu rằng đó là sách chị Lan Hương gửi tặng qua điện thư, th́ Sống Lâu đă bỏ tách cà phê thơm lựng xuống, ngước khuôn mặt sương gió đầy nghị lực, cặp mày nhíu lại nơi sống mũi khiến chóp mũi "huyền đởm" như xệ thêm, tay chỉ vào tập sách cóp-pi mà Thanh Văn đang chăm chú đọc từ lúc mới vào pḥng khách nhà tôi, hỏi luôn:

- Oâng Thanh Văn, theo ông Lạc Quan cho biết, đấy là "món cực đặc biệt". Vậy có sánh được với cuốn Chân Dung Và Đối Thoại không?

 

Bỏ tập truyện đang cầm nơi tay phải xuống, Thanh Văn ngước khuôn mặt chữ điền, nhíu cặp mày lưỡi mác:

- Tay này viết đáo để thật!

 

Nghe vậy, Sống Lâu đang nâng ly cà phê, lại đặt vộâi xuống khay:

- Người quê tôi đấy. Bạn văn - thơ của tôi đấy. Thi đă tài mà văn lại càng tuyệt!

 

- Tuyệt chỗ nào? Lại chính trị phải không? Đậu Góp nhếch khóe môi phải, nhíu cặp mày, hai tay khuỳnh trước ngực, hỏi vậy.

 

- Ừ. Cả chính trị, và cả vô chính trị, hầm bà làng một đống. Thanh Văn nhẩn nha mà âm hưởng như vẫn hàm chứa ư niệm đáng lưu ư đó.

 

Nghe mọi người đối thoại, tôi sực nhớ ra cương vị chủ nhà, liền bảo:

- Cảm phiền bạn Sống Lâu đọc giúp cho anh em nghe cái "Nỗi Khổ Tâm Của Một Ông Chủ Tịch Huyện".

 

Vốn là người đang học sáng tác, đă có thơ và truyện đăng ở trong nước, và đang nổi tiếng là người có tài đọc, ngâm, b́nh vịnh thơ tại Nhà Văn Hóa nơi thành phố Bá Linh này, Sống Lâu không cần lặp lại cái việc muôn thủa của người Việt ta là thường từ chối lấy lệ trước khi gánh vác việc trọng đại trước quan viên, mà anh sốt sắng thực thi ngay sứ mạng xướng ngôn viên trong nhóm của ḿnh:

- "Thời chiến tranh gian khổ là thế mà ḿnh c̣n cho Pháp và Mỹ xơi những cú sút thủng lưới. Bây giờ ḥa b́nh rồi, đổi mới chiến thuật rồi, chả lẽ ḿnh lại để cái đói, cái nghèo xơi bàn trắng sao. Phải tích cực làm bàn. Phải biến những ư tưởng tốt đẹp của ta thành những bàn thắng vang dội."

 

Mới nghe tới đó, Đậu Góp gật gù:

- Đúng! Thật chí lư!

 

- Có ǵ mà chí lư mới cả chí lươn. Mất chín năm trường với bao tổn thất con người mà chỉ làm nổi mỗi cái việc là nghe anh Nga chị Tàu chia đất nước ra làm hai mảnh ở Giơnevơ năm 1954. Để rồi, sau đó lại phát động chiến tranh giải phóng, làm chết thêm tới ba bốn triệu nhân mạng, rồi đưa dân tộc tới tụt hậu như hiện thời. Chí lư thế đấy!

 

Vừa nghe Thanh Văn nói vậy, Sống Lâu buông tập cóppi xuống:

- Oâng nói nghe hay thật! Nếu không phát động chiến tranh giải phóng miền Nam, th́ dễ để Mỹ- Ngụy nó ra giải phóng miền Bắc ư?

 

Thấy Sống Lâu "cự" Thanh Văn, tôi vội tham gia hầu tránh cảnh "dẫm chân tại chỗ":

- Đây cũng là một nhận xét nổi cộm trong suy xét của nhiều người muốn t́m sự thực sau những "bức màn tre." Nay tạm bỏ qua chuyện truy t́m sự thật lịch sử cuộc chiến Bắc-Nam vừa qua lại, tôi xin hỏi các ông: khi các ông nghe truyện thuật lại lời ông chủ tịch huyện: "Bây giờ ḥa b́nh rồi, đổi mới chiến thuật rồi", th́ có thấy ǵ khác lạ không?

 

- Cứ như là vạch rơ luật chơi mới của đảng ư. Chẳng lẽ tay thi kiêm văn sỹ này không biết dùng chữ nên mới nhét vào mồm ông chủ tịch lối luận bàn về chính sách của đảng cầm quyền, bảo là "đổi mới chiến thuật", th́ hóa ra đường lối trị nước của họ cứ quay như chong chóng ư? Thanh Văn thẳng băng phán tiếp.

 

- Oâng chỉ được cái vạch lá t́m sâu! Đậu Góp phê lại Thanh Văn.

 

- Đúng đấy. Bạn thơ- văn của tôi không đểu với đảng thế đâu. Đừng suy tưởng xa xôi như vậy mà oan cho bạn tôi. Sống Lâu hùa theo Đậu Góp cùng bênh vực tác giả "Góc Sân Và Khoảng Trời".

 

Tôi thầm nghĩ: "Người xưa nay đềụ bảo "văn là người!" Thế mà truyện của anh chàng này nó cứ mập mờ từng câu từng chữ. Thật là khó mà hiểu rơ trắng đen." Nhưng, tôi chưa kịp nói ra th́ Sống Lâu đă sang sảng đọc tới đoạn: " Nhiều người băn khoăn ngờ vực. Tại sao lại xây sân bóng ở cái xó xỉnh hẻo lánh này nhỉ? Xây cho ai đá? Mà đá cho ai xem? Móc đâu ra khán giả ở chốn heo hút này? Thế là mặc lời ong tiếng ve, cái sân bóng cứ được triển khai cấp tốc. Phải hoàn thành trước kế hoạch. Mưa băo cũng làm. Đêm cũng đốt đuốc làm. Có anh cụt cả hai chân v́ nổ ḿn phá đá."

 

- Thật chúa ghét! Được đảng cho ăn học từ bé, rồi cho sang tận Nga nghiên cứu văn chương thơ phú, cho đi tận Mỹ chơi thăm "Tư bản đang giăy chết", rồi c̣n phong cho lên tới hàm trung tá mà khi đủ lông đủ cánh th́ giở tṛ đá khoáy đảng. Đậu Góp làu bàu.

 

Thấy Đậu Góp lên án tác giả như vậy, Thanh Văn hỏi:

- Ông chê tác giả "Góc Sân Và Khoảng Trời" như vậy, thế Diễn Đàn Trí Thức của các ông có dám đăng truyện này không?

 

- Không! Diễn Đàn chúng tôi có quy ước không đăng bài có nội dung chính trị cụ thể. Đậu Góp trả lời mà vẻ cương quyết hiện rơ trên nét mặt.

 

Thấy nguy cơ lệch hướng, tôi vội đánh trống lảng:

- Xin ông Sống Lâu cho tôi lời bàn của một chủ tọa.

 

Được tôi đề cao là "một chủ tọa", Sống Lâu nhoẻn miệng tươi:

- Có ǵ đâu. Tôi biết rơ ư tưởng của bạn tôi mà. Anh ấy vạch rơ cái tṛ bày vẽ kế hoạch "làm sân bóng" của đám tham quan: trước là để đánh lừa dư luận rồi moi công quỹ; sau là lấy thành tích báo cáo với trên, xin khen thưởng. Thật là, lợi cả đơn cả kép. Chỉ khổ người dân nai lưng đóng thuế.

Diễn xong mạch nhận xét của ḿnh, Sống Lâu chấm dứt lời b́nh bằng một cái chép miệng như thói quen sau mỗi tợp rượu.

 

- Theo tôi, cứ cái đà phát động thể dục thể thao, thi hoa hậu, v.v trong suốt thời đổi mới của đảng đến nay, th́ cái mẹo học lóm của bọn thực dân Pháp ngày xưa đó lại sinh ra khối Xuân Tóc Đỏ hiện đại, chứ đâu chỉ mỗi việc tạo cơ hội cho bọn tham quan các cấp đục khoét công quỹ. Thanh Văn nói mà nét mặt đầy ưu .

 

Mặc Thanh Văn lộ vẻ quan hoài, Sống Lâu đọc tiếp: "... Tại sao tại tôi? Tôi chỉ thị bao giờ? Chỉ thị đâu? Văn bản đâu nào?

- Ở nước ḿnh sợ nhất là những chỉ thị không có văn bản... Cậu khen thằng nào th́ thằng ấy có thể được nâng lương nâng chức. Cậu chê ai th́ người đó có thể mất việc, ra đứng đường. Ngay cả lời nói đùa của cậu, người ta cũng nghĩ là chỉ thị. Đó là chưa kể những cán bộ cấp dưới có thằng cứ hong hóng đón ư cậu, chiều theo ư cậu để lấy ḷng cấp trên. Thế là lại khổ dân..."

 

Thấy chuyện bàn tếu mà lại làm ló ra cái tài phê phán xă hội đương đại của Trần Đăng Khoa, tôi liền hỏi:

- Vậy, tôi sẽ biên tập buổi trao đổi này và gởi ông Đậu Góp làm ơn cho đăng lên Diễn Đàn Trí Thức nhé?

 

- "Lâu" (no)! Tôi không cho bàn chính trị trên đó.

 

Nghe Đậu Góp nói vậy, Thanh Văn bảo:

- Ông không cho phổ biến, th́ đă có khối diễn đàn, báo chí khác ở hải ngoại phổ biến. Trước một sự thật phe đảng hoành hành như mafia, rồi tranh quyền đoạt chức, đua nhau ḅn rút công quỹ th́ chẳng cần tới khi Trần Đăng Khoa viết ra thiên hạ đă nghe các cán bộ to nhỏ của đảng nói từ tám hoánh rồi. Chẳng qua, anh thi kiêm văn sĩ này chỉ chuyên làm lại mỗi cái việc mà đảng đă bật mí cho phép mà thôi, chứ cứ như cái tội Lê Khả Phiêu và bè lũ dâng đất biên giới và lănh hải cho cộng sản Tầu vừa rồi th́ có cho vàng chàng cũng chẳng dám viết!

 

Thấy Thanh Văn phê thẳng vào bản chất sự việc như vậy, đáng ra Sống Lâu và Đậu Góp sẽ lại phê b́nh cái lối "vạch lá t́m sâu" ấy, nhưng không hiểu tại sao họ lại im. Thấy vậy, tôi đành làm tiếp vai chủ sự:

- Ông đọc nốt đoạn kết truyện "Ông chủ tịch huyện" cho anh em nghe chứ.

 

- " Cậu là chủ tịch huyện. Bọn cấp dưới nó sẽ nh́n vào cậu, đón ư cậu

- Không! Chủ tịch huyện kêu lên. Không thể để cái xu nịnh ấy tồn tại theo kiểu đó được. Tham nhũng cũng từ đấy mà ra. Nỗi khổ muôn dân cũng từ đấy mà ra. Tôi là tôi sút tất. Sútútút!"

Vừa đọc hết ḍng kết, như sợ mọi người tranh mất phần nhận xét hay của ḿnh, Sống Lâu nói luôn:

- Thấy chưa? Thấy người quê tôi, bạn thơ - văn của tôi nêu rơ lập trường tranh đấu chống tham nhũng, chống thói xu phụ bợ trên nạt dưới để chỉ nhằm thủ lợi của bọn phi nhân cách chưa?

 

Tôi chưa kịp nói, rằng cần khách quan hơn khi nhận định một con người, th́ Đậu Góp đă nhanh nhẹn:

- Tôi đồng ư cho đăng truyện này trên Diễn Đàn Trí Thức. V́, hôm vừa qua tôi cũng đă cho đăng bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa rồi.

 

- Không biết ông chủ tịch huyện của Trần Đăng Khoa "sút tất" những ai? Cứ cho là sút được tất tần tật bọn tham nhũng đi, th́ bọn khác lên thay tất lại sẽ tham nhũng như vậy, có khi chúng c̣n tham tợn hơn bọn cũ v́ chúng chưa đủ giàu như bọn kia. Vả lại, chỉ có kẻ mù óc mới không biết nguồn gốc của mọi tham nhũng là do cái cơ chế xă hội chủ nghĩa sinh đẻ ra. Vậy,  muốn diệt được tham nhũng th́ phải sút bọn nào?

Nói đến đây, Thanh Văn đưa mắt như hỏi bọn tôi.

 

Nh́n ánh mắt cương nghị ấy, Sống Lâu tụ thần như suy nghĩ, Đậu Góp cúi mặt như phạm lỗi, c̣n tôi mỉm cười như đồng t́nh theo ánh mắt kia, rồi bảo:

- Kể ra, khi đang phải sống trong một thể chế ḱm hăm tư do tư tưởng mà bỗng được đọc những truyện ngắn nói ra một phần những bức xúc xă hội như vậy th́ ai mà không thích, ai mà chẳng hoan nghênh người công nhiên lên án tội ác như vậy.

 

- Đấy là với những người c̣n bị hạn chế tầm nhận thức do nhiều năm dài bị nhồi sọ th́ họ mới bằng ḷng với thứ thông tin cũ kỹ ấy, lời tố cáo trong khuôn khổ ấy! Chứ c̣n những người có tư duy độc lập và biết phân biệt sự việc, đánh giá đúng tṛ quỷ của bọn cầm quyền sâu dân mọt nước th́ thứ tố cáo tham nhũng kia chỉ là mồi dử dư luận nhẹ dạ cả tin! C̣n chúng ta mang danh trí thức đang sống tự do tại những quốc gia thực thi quyền tự do tư tưởng mà chẳng lẽ không thấy ra cái sự thật năm chục phần trăm kia của Trần Đăng Khoa ư?

 

Nghe Thanh Văn nói vậy, Sống Lâu bảo:

- Biết rồi! Khổ lắm! Nhưng viết như vậy th́ mới được phép in, mới có cơ tranh được giải thưởng chứ!

 

Nghe Sống Lâu nói thế, tôi bóp bụng im lặng. Bởi đă từng là bạn lâu năm của chàng ta nên tôi biết rơ chẳng ai có thể thay đổi suy nghĩ, cảm nhận riêng của chàng và của những người tuy khoác danh trí thức nhưng cố t́nh ch́m trong mê hoặc, do họ sợ hăi...

 

Ngày 6.9.2001

Trường Xuân Triệu

 

 

Nỗi khổ tâm của một ông chủ tịch huyện

 

Xưa nay, dường như cứ thấy ai may mắn, người ta lại tặc lưỡi, buông một câu cửa miệng: Cái thằng có số sướng như vua! Làm cứ như vua chúa ngày xưa sướng lắm.

Chỉ ở trong chăn mới biết chăn có rận. Làm vua cho ra vua cũng khốn nạn vô cùng. Đấy, cứ như ngài Ung Chính đấy, nào có sướng ǵ đâu. Để có được một cuộc cải cách mang lại sự hưng thịnh cho quốc gia, ngài cũng phải dằn vặt cũng bổ sấp bổ ngửa, chẳng khác ǵ thằng giời đày. Dân đen cũng chẳng đến nỗi khốn khổ như vậy Nói thế, xem ra toàn là chuyện xa lạ. Hăy cứ nh́n ông bạn tôi kia. Ông không phải vua, cũng chẳng phải chúa. Mới chỉ là chủ tịch huyện. Thế mà xem ra cũng lắm nỗi gian truân, cũng nhiều đêm phải dằn vặt mất ngủ. Có khi sự rắc rối lại bắt đầu ngay từ cái sở thích có từ thời cha sinh mẹ đẻ của ḿnh.

Số là bạn tôi rất mê bóng đá. Điều ấy thi cũng chẳng có ǵ đặc biệt. V́ toàn dân ḿnh đều mê bóng đá cả đấy thôi. Có anh cá cược đến mất cửa mất nhà. Có cậu phởn chí, rú xe máy đến toi cả tính mạng. Hoá ra dân ḿnh c̣n cuồng si hơn cả dân Braxin. Ông chủ tịch huyện bạn tôi cửng vậy thôi. Nói chuyện ǵ rồi cuối cùng cũng lại quay về bóng đá. Ông bảo:

- Thời chiến tranh gian khổ là thế mà ḿnh c̣n cho Pháp và Mỹ xơi những cú sút thủng lưới. Bây giờ hoà b́nh rồi, đổi mới chiến thuật rồi, chả lẽ ḿnh lại để cái đói, cái nghèo cho xơi bàn trắng sao. Phải tích cực làm bàn. Phải biến những ư tưởng tốt đẹp của ta thành những bàn thắng vang dội

Cứ thế, nhiều khi ông dùng toàn ngôn ngữ sân cỏ triển khai công tác hoặc phổ biến nghị quyết của huyện. Ai đi qua cũng tưởng có cuộc tường thuật bóng đá trên đài. Đến thăm Trường trung học đào tạo các cô nuôi dạy trẻ đóng trên địa bàn huyện, ông cứ đứng ngắm măi cái băi đá hoang ở sau trường. Rồi ông lẩm bẩm:

- Tuyệt! Chỗ này mà làm được cái sân bóng đá th́ thật tuyệt vời!

Đám trợ lư gật gù tán thưởng. Nhiều người c̣n tỏ ra bái phục ông chủ tịch có con mắt không giống mọi người. Không hiểu sao, ông lại nh́n băi đá ong nham nhở thành cái sân bóng đá. Thế rồi hơn ba tháng sau, ông chủ tịch huyện đột ngột nhận được giấy mời của Trường trung học nuôi dạy trẻ: Theo chỉ thị của anh, trường Trung học mẫu giáo đă xây dựng xong sân bóng. Xin trân trọng kính mời anh về cắt băng khánh thành công tŕnh.

Quái, sao lại có chuyện kỳ cục thế nhỉ? Ông chủ tịch ngớ ra. Ḿnh chỉ thị làm sân bóng bao giờ? Rồi ông mang mầng nhớ h́nh như có lần, ḿnh bông lơn một câu ǵ đó. Nói rồi quên. Th́ ai mà lẩn mẩn nhớ hết được những câu nói bâng quơ những lời tán nhăng tán cuội dọc đường của ḿnh. Vậy mà cấp dưới ông lại nhớ. Ngay sau khi ông đi, kế hoạch xây dựng sân bóng đá đă được triển khai. Nhiều người băn khoăn ngờ vực Tại sao lại xây sân bóng ở cái xó xỉnh hẻo lánh này nhỉ? Xây cho ai đá? Chả lẽ lại mấy cô nuôi dạy trẻ liễu yếu đào tơ? Mà rồi đá cho ai xem? Móc đâu ra khán giả ở cái xó xỉnh heo hút này? Thật vô lư, khó tin. Th́ đă sao? Trên đời này c̣n có khối điều vô lư khó tin hơn mà vẫn cứ ngang nhiên diễn ra trước mắt đó thôi. Thế là mặc lời ong tiếng ve, cái sân bóng vẫn cứ được triển khai cấp tốc. Phải hoàn thành trước kế hoạch. Mưa băo cũng làm. Đêm cũng đốt đuốc làm. Có anh cụt cả hai chân v́ nổ ḿn phá đá. Chủ tịch huyện buồn lắm. Nỗi buồn chẳng biết ngỏ cùng ai, ông đành trút sang đám bạn bè cùng học. Ông bạn cựu chiến binh thở dài:

- Lỗi tại cậu thôi!

- Tại sao lại tại tôi? Tôi chỉ thị bao giờ? Chỉ thị đâu? Văn bản đâu nào?

- ở nước ḿnh sợ nhất là những chỉ thị không có văn bản. Cậu quên mất rằng cậu là chủ tịch huyện, người đứng đầu của cả một vùng. Như thế th́ cậu đâu c̣n là cậu nữa. Cậu khen thằng nào th́ thằng ấy có thể được nâng lương được lên chức. Cậu chê ai th́ người đó có thể bị mất việc, ra đứng đường. Ngay cả lời nói đùa của cậu, người ta cũng nghĩ là chỉ thị. Đó là chưa kể những cán bộ cấp dưới có thằng cứ hong hóng đón ư cậu, chiều theo ư cậu để lấy ḷng cấp trên. Thế là lại khổ dân...

- Không, không thể như thế được. - Chủ tịch huyện kêu lên. - Chả lẽ chỉ mới làm có đến chủ tịch huyện mà tôi đă không c̣n là tôi nữa ư? Không được bộc lộ niềm yêu thích thể thao không được nói cả những câu bông đùa ở dọc đường. Thế th́ tôi là cái ǵ?

- Cậu là chủ tịch huyện. Bọn cấp dưới nó sẽ nh́n vào cậu, đón ư cậu...

- Không - Chủ tịch huyện kêu lên. - Không thể để cái lũ xu nịnh ấy tồn tại theo kiểu đó được. Tham nhũng cũng từ đấy mà ra. Nỗi khổ muôn dân cũng từ đấy mà ra. Tôi là tôi sút tất. Sút..út...út...!