Mục Lục

Lời Nói Đầu "Kiến Văn"... ... . .

Nội Dung Tác Phẩm:                            

1. Luận về Lá Cờ Việt Nam Tự Do Nền Vàng Ba Sọc Đỏ... . . .

  2. Lịch SưÛ Đời Hùng Vương và  Một Số Bài Học Rút Ra Nhân Ngày  Giỗ  Tổ. . . ...

  3. Truyền Thống gần  Năm Ngàn Năm Văn Hiến của Dân Tộc  Việt... ...

  4. Truyền Thống Hiếu Thảo và Biết Ơn của Người Việt và Người Bắc Mỹ... . . .

  5. T́m Hiểu về Những Ngày Tết và Nghi Thức Thờ Cúng Tổ Tiên...

  6. Sự Tích và Ư Nghĩa Tết Đoan Ngọ... .. . .

  7. Tết Trung Nguyên...

  8. Tết Trung Thu: Nguồn Gốc và Ư Nghĩa... . . .

  9. Tết Halloween: Nguồn Gốc, Phong Tục, và Biện Pháp An Toàn.  ...

10. T́m Hiểu về Lễ Giáng Sinh, Cây Nô En, và Ông Già Nô En... . . .

11. Những Khám Phá về Trí Thông Minh Con Người...

12. Các Bạn Trẻ Cần Biết về T́nh Trạng Trí Tuệ Khi Con Người tới Tuổi Về Già...

13. Khả Năng Nhận Thức và Thực Hành ở Các Lứa Tuổi 30, 40, 50, 60, và 70...

14. Vấn Đề Giáo Dục Con Em tại Bắc Mỹ... .

15. Hiện Trạng Cuộc Sống Con Em Việt Nam ở Hải Ngoại và Nguyên Tắc Giáo Dục . .

16. Gia Đ́nh: Nền Tảng Của Việc Giáo Dục Con Em... .

17. Việc Giáo Dục Con Em Theo Tinh Thần Nhân Bản...

18. Chuyện Đàn Ông Đàn Bà... .

19. Luận Về Vai Tṛ của Phụ Nữ Việt Nam Trong  Việc Xây Dựng Gia  Đ́nh, Cộng

      Đồng, và Đất Nước...

20. Văn Pháp Tiếng Việt và Tiến Tŕnh Viết Văn... .

21. Cú Pháp Tiếng Việt... .

22. Cách Xưng Hô Bằng Tiếng Việt Áp Dụng Trong  Gia Đ́nh... . . .

23. Cách Xưng Hô Bằng Tiếng Việt Áp Dụng Ở Ngoài Xă Hội... . . .

24. Bản Chất và Động Lực Đích Thực của Con Người... .

25. Thực Trạng Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại và Biện Pháp Xây Dựng...

26. Phải Tiến Tới Việc Thành Lập Hội Đồng Phục Quốc để Dứt Khoát  Giải Trừ

      Chế Độ Cộng Sản VN Trước Khi Xây Dựng Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền... . . .

27. Từ Cách Mạng Bản Thân đến Cách Mạng Cứu Dân Dựng Nước... . .

28. Luận về Nhân Bản... . . ..

29. Đạo Phật và Nhân Bản  ... . . .

30. Luận về Thiện Aùc...

31. Nghĩa Đích Thực của Qui Y Tam Bảo...

32. Luận về Bát Nhă... .

33. Việc Liên Quan đến Ngày Từ  Giă Cuộc Đời... . ... . .

34. Sống Lâu, Sống Vui, Sống Khoẻ, và Sống Có Ích... . . .

35. Trà Dư Tửu Hậu... ...

- Tài Liệu Tham Khảo... . ... . .

- Tiểu Sử Khải Chính Phạm Kim Thư...

 

Lời Nói Đầu

Kiến Văn

 

Kính thưa quư bạn đọc,

Kiến văn rất quan trọng trong đời sống chúng ta. Kiến Văn là những điều ḿnh trông thấy (kiến) và nghe thấy (văn), tức là sự hiểu biết của ḿnh nhờ kinh nghiệm thực tế mà có.  Kiến văn cần phải có thời gian và sự từng trải ở đời mới trau giồi tới nơi tới chốn được. Nó bao gồm tất cả tài trí của con người. Tài trí của con người phần lớn là do sự mẫn tiệp, sự duy nghĩ nghiên cứu t́m hiểu qua sách vở, và sự chuyên cần học tập ở nhà trường mà có. Tuy nhiên, tài trí cần phải nhờ có kiến văn mới trở nên hoàn hảo được.

Nhân tài có thể là những người c̣n trẻ (tài không đợi tuổi), nhưng người có kiến văn rộng th́ thường là những người từng trải việc đời. Người xưa có nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là vậy. Ở Việt Nam ta đă từng có rất nhiều vị thần đồng, tức là những người ít tuổi (đồng) mà thông minh như thần (thần), chẳng hạn như Lê Quư Đôn, Trạng Quỳnh, và Lương Thế Vinh, v.v.

Một số người học giỏi và có bằng cấp cao cứ tưởng rằng như thế là nhất và tỏ ra khinh đời ngạo vật. Nhưng thực tế th́ khác hẳn, muốn thành công và được mọi người kính phục nể v́, ta c̣n cần có kiến văn quảng bác nữa.

Để thấy kiến văn quan trọng như thế nào trong đời sống chúng ta, xin mời các bạn hăy thưởng thức giai thoại văn chương  sau đây:

Ngày xưa có một danh sĩ làm quan đến chức Tể Tướng của Trung Hoa, đời Tống Thần Tông, năm 1074 dương lịch. Đó là Tể Tướng Vương An Thạch (1021-1086). Vương An Thạch đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, đời Nhân Tông, năm 1041. Ngoài việc lo cai trị đất nước cho hùng mạnh, Vương An Thạch c̣n dành th́ giờ để sáng tác thơ văn. Ông là người đọc nhiều và từng trải nên kiến văn của ông rất rộng.  Cùng thời với Vương An Thạch c̣n có Tô Thức. Tô Thức (1036-1101) đỗ tiến sĩ năm 22 tuổi, đời Tống Nhân Tông, năm 1057.  Vào năm 1080, Tô Thức bị giáng làm Đoàn Huyện Phó Sứ tại Hoàng Châu, thuộc Hồ Bắc. Ở đây, ông cất nhà ở làng Đông Pha và lấy hiệu là Đông Pha Cư Sĩ và đă làm ra hai bài Tiền và Hậu Xích Bích Phú (1082). Người ta thường gọi ông là Tô Đông Pha.

Trong những bài thơ quan Tể Tướng Vương An Thạch làm, có một bài được viết theo lối thư họa treo ở sảnh đường. Một hôm, danh sĩ Tô Đông Pha được mời vào dinh Tể Tướng để cùng quan Tể Tưởng luận bàn thi thơ và chính sự.  Trong khi ngồi chờ để được quan Tể Tướng tiếp kiến, Tô Đông Pha nh́n thấy bài thơ này trên vách sảnh đường. Bài thơ được viết với một bút pháp rất linh hoạt, niêm luật rất chặt chẽ, và tứ thơ rất sâu sắc. Tuy nhiên, trong bài thơ này có hai câu mà họ Tô thấy thật là phi lư như sau: “Minh Nguyệt sơn đầu khiếu” (Trăng sáng hót đầu núi) và “Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm” (Chó vàng nằm trong hoa.).  Cứ trong ư của từ ngữ mà suy th́ họ Tô thấy tại sao mặt trăng sáng (minh nguyệt) mà lại hót trên đỉnh núi (sơn đầu khiếu) được và con chó vàng (hoàng khuyển) sao có thể nằm trong ḷng bông hoa (ngọa hoa tâm) được? Sau khi suy nghĩ, họ Tô mới nảy ra ư sửa lại hai câu thơ này như sau: “Minh Nguyệt sơn đầu chiếu” (Trăng sáng soi đầu núi) và “Hoàng Khuyển ngọa hoa âm” (Chó vàng nằm dưới bóng bông hoa).  Sửa hai câu thơ xong, họ Tô cảm thấy thật đắc ư v́ chỉ sửa có hai chữ (khiếu thành chiếu và tâm thành âm) mà hai câu thơ lại rơ hẳn ư nghĩa ra và vẫn giữ  được nguyên vận của bài thơ. Theo họ Tô th́ mặt trăng sáng (minh nguyệt) đi với động từ chiếu mới đắc ư v́ trăng sáng th́ chiếu chứ không bao giờ khiếu được, c̣n hoàng khuyển tức là con chó vàng th́ phải nằm dưới bóng của bông hoa (hoa âm) mới có lư chứ không thể nào con chó lại nằm trong ḷng bông hoa (hoa tâm) được. Chữ âm trong nghĩa của hoa âm là chỗ không có ánh nắng mặt trời.

Đang mải mê với sáng kiến của ḿnh, họ Tô rất hứng khởi khi thấy quan Tể Tướng bước vào sảnh đường. Sau khi chào hỏi và phân ngôi chủ khách, Tô Đông Pha có ngỏ ư với quan Tể Tướng Vương An Thạch về việc sửa hai câu thơ nói ở trên. Quan Tể Tướng cười và gật gù tỏ ra ưng ư. Sau đó ngài không nói thêm ǵ về hai câu thơ này cả mà chỉ cùng Tô Đông Pha đàm luận về quốc sự.

Khoảng nửa tháng sau khi gặp Tể Tướng Vương An Thạch, Tô Đông Pha nhận được lệnh đi trấn thủ ở miền Nam, nhân vào tuần trăng sáng, ông bèn đi ngắm cảnh dưới trăng và thấy có nhiều điều lạ. Đêm nào cũng vậy, cứ đến khi trăng tỏa ánh sáng khắp núi rừng, ông đều nghe thấy những tiếng chim hót thật du dương thánh thót và thơ mộng. Rất lấy làm hứng thú, ông mới cố t́m hiểu xem đây là giống chim ǵ mà hót hay như vậy. Sau khi hỏi thăm dân chúng trong vùng, Tô Đông Pha mới biết tiếng hót thánh thót ấy là của giống chim tên là Minh Nguyệt. Chim Minh Nguyệt chỉ hót ở đỉnh núi vào những đêm có trăng sáng mà thôi.

T́m hiểu chỉ để thỏa măn sự ṭ ṃ của ḿnh chứ Tô Đông Pha cũng chẳng có ư ǵ khác. Hết thưởng thức tiếng chim hót, họ Tô lại đi dạo ngắm hoa dưới trăng. Thật là thú vị khi thấy trong vùng ông trấn đóng có nhiều loại hoa đóa lớn và hương thơm ngào ngạt. Ṭ ṃ ngắm mỗi bông hoa, họ Tô nhận thấy đóa hoa nào cũng có một con sâu to nằm trong ḷng hoa. Ông lấy làm lạ mới hỏi thăm dân trong vùng về hiện tượng này. Dân làng cho ông ta biết ở vùng này có loại sâu tên là Hoàng Khuyển sống bằng cách hút nhụy hoa. V́ thế trong mỗi bông hoa đều có con sâu Hoàng Khuyển. Nghe đến đây họ Tô mới giật ḿnh và liên tưởng tới hai câu thơ của Vương An Thạch mà ông ta đă tự ư sửa.   

Với những ǵ đă tai nghe và mắt thấy ở đây, Tô Đông Pha cảm thấy xấu hổ về sự suy luận nông nổi của ḿnh khi tự ư sửa hai câu thơ của Tể Tướng Vương An Thạch nên đă dâng thư về tạ tội với quan Tể Tướng. Họ Tô tự nhủ là việc ông ta bị bổ ra trấn thủ ở miền Nam này là do Tể Tướng đă cố ư dạy cho ḿnh một bài học thực tiễn.

Sau đó ít lâu, họ Tô được triệu về làm quan tại Kinh Đô. Quan Tể Tướng rất niềm nở tiếp đón Tô Đông Pha. Và từ đó Tô Đông Pha rất kính phục quan Tể Tướng cả về tài năng, đức độ, và kiến văn quảng bác của ngài. Cái thâm thúy của Vương An Thạch là ông ta không cần phải biện bạch ǵ với Tô Đông Pha khi họ Tô tự ư sửa hai câu thơ của ông. Điều tốt nhất là để cho Tô Đông Pha phải tự ḿnh t́m hiểu bằng cách va chạm với thực tế. Có thấy mới tin là đúng. Nghe nói hay đọc được mà biết th́ cái biết đó cũng c̣n mơ hồ.

Quả đúng là tai nghe không bằng chính mắt ḿnh thấy, thấy không bằng chính ḿnh dự vào việc luận bàn cho ra nhẽ rồi tự ḿnh thực hành công việc đă nghe, đă thấy, và đă thảo luận. Đây cũng là phương giáo dục nhân bản, khoa học, và tân tiến vậy. Ngày nay, các nhà giáo dục đă và đang áp dụng phương pháp giáo dục tân tiến để dạy học tṛ ngay từ lớp  mẫu giáo trở lên. Đó là phương pháp thầy cô hướng dẫn để giúp trẻ tự t́m ra những điều mà chúng phải học. Ở các lớp lớn hơn, học tṛ được dạy cách nghiên cứu và sưu tầm để tự ḿnh t́m ra những ǵ cần phải học.

Những câu “Ngoài bầu trời này c̣n có bầu trời khác,” “cao nhân tất hữu cao nhân trị,”  “ biển học mênh mông sức người có hạn,” và “đi một ngày đàng học một sàng khôn” quả là những bài học về kiến văn rất thâm thúy vậy.  Có đi ra ngoài và va chạm với đời, ta mới mở mắt ra được. Phải từng trải, ta mới hiểu ư nghĩa của cuộc sống.

Cái bất hạnh của người Việt chúng ta là đă để mất nước vào tay quân xâm lăng Cộng Sản. Nhưng mặt khác, nhờ đă đích thân nếm mùi Cộng Sản, ta mới hiểu bọn chúng vong bản, phi nhân, độc ác, gian tà, táng tận lương tâm, và đồi bại như thế nào. Biến cố 30 tháng Tư, 1975 đă làm cho toàn dân Việt ở cả hai miền Nam Bắc sáng mắt ra. Nhà văn Doăn Quốc Sỹ đă viết trong tác phẩm Vào Thiền của ông một câu để đời đại ư  là chỉ những  ai  chịu hệ lụy của đồng Đô La mới hiểu đồng Đô La nó ăn ruỗng xương ruỗng tủy của con cháu họ ra làm sao! Chỉ những ai đă nếm mùi Cộng Sản mới hiểu rằng quân  Cộng Sản bất nhân, bất nghĩa, tàn bạo, gian ác, phi nhân, và táng tận lương tâm như thế nào! Lời của Doăn Quốc Sỹ đă nói lên cái giá trị đích thực của kiến văn. Thật đúng với tư tưởng của người xưa chứa đựng trong mấy câu thơ sau: “Con người là kẻ học nghề,/ Mà thầy là nỗi ê chề đớn đau,/ Không ai tự biết ḿnh đâu,/ Nếu chưa từng trải đớn đau nhiều bề!”

Tài quả có quí thật, nhưng phải nhờ có kiến văn rộng, ta mới làm cho cái tài của ḿnh hữu dụng hơn hầu phục vụ cộng đồng đất nước đắc lực hơn. Kiến văn giúp cho những điều chúng ta học hỏi được ở nhà trường trở thành tinh nhuệ hơn và hữu dụng hơn.  Muốn trau giồi kiến văn, ta phải tham gia mọi sinh hoạt cộng đồng xă hội, phải dấn thân t́nh nguyện làm việc nghĩa, phải giao thiệp rộng, và phải đi đây đi đó khi có khả năng và phương tiện. Người xưa đă nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn” và “đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ (hay ở nhà với vợ) biết ngày nào khôn” là vậy. Có ra sinh hoạt với đời ta mới có dịp hiểu người và sự việc và nhờ đó ta mới có thể phân biệt được điều hay lẽ phải và kẻ dở người hay.

Những bài trong tác phẩm Kiến Văn này là do chúng tôi lấy một số kinh nghiệm về kiến văn trong suốt cuộc sống gần 70 năm để viết ra. Chúng tôi vẫn biết rằng kinh nghiệm của mỗi người mỗi khác, nhân sinh quan của mỗi người mỗi khác, và kiến văn của mỗi người mỗi khác. Những điều được tŕnh bày trong tác phẩm này là do sự góp nhặt những ǵ chúng tôi đă nghe, đă thấy, đă trải qua, và đă học hỏi được.  

Những bài viết trong tác phẩm này chỉ nên được coi là những tài liệu để quư độc giả tham khao khi cần đến mà thôi. Chúng tôi hy vọng tác phẩm này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trẻ trong việc trau giồi kiến văn, t́m hiểu về phong tục tập quán của người Việt, có quan niệm chính xác về Phật học, biết cách giáo dục con cái theo tinh thần nhân bản, hiểu được tính độc ác gian tà và táng tận lương tâm của bọn Việt Cộng, xây dựng hạnh phúc gia đ́nh, trau giồi sức khỏe, và biết làm cách mạng bản thân  cùng cách mạng cứudân dựng nước nhiên hậu giải trừ được bọn Việt Cộng để xây dựng tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt.  Đây là điều ước mong duy nhất của chúng tôi khi viết những bài trong tác phẩm Kiến Văn  này.

Trân trọng,

 

Toronto, 14 tháng 8, 2001

Khải Chính Phạm Kim Thư

 

Luận về Lá Cờ Việt Nam Tự Do Nền Vàng Ba Sọc Đỏ

 

Có một số người không hiểu về lịch sử của lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ, họ cứ tưởng rằng lá cờ này mới có từ thời chế độ Việt Nam Cộng Ḥa. Chính v́ lư do này mà khi có một Phật tử hỏi vị sư trụ tŕ tại một ngôi chùa ở Canada là tại sao nhà chùa không treo cờ Việt Nam Tự Do th́ vị sư đó trả lời rằng nước Việt Nam Cộng Ḥa đă mất rồi th́ c̣n treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm ǵ? Khi t́m hiểu ra, người ta mới biết vị sư này là sư quốc doanh, một cộng nô, do Việt cộng gửi từ trong nước ra. Sau đó v́ bị áp lực của Phật tử, vị sư này đă phải rời ngôi chùa và nhà chùa đă treo cờ Việt Nam Tự Do. Tuy nhiên, sau đó ít lâu, Phật tử lại không thấy lá cờ Việt Nam Tự Do ở cổng chùa nữa nên mới hỏi nhà chùa là tại sao không treo cờ này nữa th́ được trả lời là đă bị người ta ăn cắp lá cờ rồi. Hiện nay có một vị ni cô mới từ Cali sang trông coi ngôi chùa này, có một số Phật tử đặt vấn đề phải treo cờ Việt Nam Tự Do với vị ni cô và được trả lời là để hỏi ư kiến thầy Thích Giác Nhiên đă.

Để giúp các Phât tử và toàn thể đồng bào người Việt hải ngoại hiểu rơ ư nghĩa và lịch sử của lá cờ Việt Nam Tự Do, lá cờ truyền thống của dân tộc Việt, hầu đem hết tâm huyết để bảo vệ lá cờ này, chúng tôi xin bàn về  "Ư Nghĩa của Màu Sắc Lá Cờ Việt Nam Tự Do Nền Vàng Ba Sọc Đo,û"  "Nguồn Gốc, Sự H́nh Thành, và Biểu Tượng Triết Lư của Lá Cờ Việt Nam Tự Do Nền Vàng Ba Sọc Đỏ," cùng "Ư Nghĩa và Biểu Tượng Thiêng Liêng của Lá Cờ Việt Nam Tự Do.”

I. Ư Nghĩa của Màu Sắc Lá Cờ Việt Nam Tự Do Nền Vàng Ba Sọc Đỏ

Lá cờ Việt Nam Tự Do có nền vàng và ba sọc đỏ.  Màu vàng là màu quốc thổ và cũng là màu da của giống ṇi Việt Nam. Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng c̣n thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lănh thổ và chủ quyền của quốc gia. Chính v́ thế mà vua chúa thời xưa thường xưng là Hoàng Đế và mặc áo có tên hoàng bào. Màu đỏ thuộc hành hỏa và là màu của phương Nam. Đây là biểu tượng của một dân tộc bất khuất, anh hùng, và độc lập trong cơi trời Nam, tách biệt hẳn với nước Tàu ở phương Bắc. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền: Bắc, Trung, và Nam. Tuy gọi là ba miền (ba sọc đỏ) nhưng chúng có cùng chung một nhà (nền vàng). Đó là nhà Việt Nam, con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

II. Nguồn Gốc, Sự H́nh Thành, và Biểu Tượng Triết Lư Của Lá Cờ Việt Nam Tự Do Nền Vàng Ba Sọc Đỏ

Theo như bài "Hồn Nước Trong Kinh Dịch và Luận Giải Về Lẽ Biến Dịch của Lá Cờ Việt Nam Quốc Gia" của Học Giả Việt Chi Nguyễn Hữu Quang đăng trên báo Cộng Đồng, số 3 tháng 12, 1992, tại Ottawa, Canada, th́  vào  năm 40 Dương Lịch, Hai Bà Trưng đă “đầu voi phất ngọn cờ Vàng” đem quân đánh Tô Định lấy được 65 thành tŕ để lập quốc xưng vương.  Sau này vào thời nhà Nguyễn, triều vua cuối cùng của nước ta, hai sọc đỏ được thêm vào lá cờ vàng. Khi chính phủ Trần Trọng Kim cầm quyền vào năm 1945, một vạch đỏ đứt giữa được thêm vào giữa hai vạch đỏ đă có sẵn trên lá cờ vàng tạo thành lá cờ có h́nh Quẻ Ly Đơn. Tiếp đến, khi về nước làm Quốc Trưởng vào năm 1948, Cựu Hoàng Bảo Đại đă cho đổi vạch đứt chính giữa thành vạch liền tạo thành lá cờ có nền vàng và ba sọc đỏ giống nhau. Ba vạch đỏ kỳ này có h́nh Quẻ Kiền. Quẻ Kiền, c̣n gọi là Quẻ Càn, tượng trưng cho trời Nam, tức là nước Việt Nam ta.

Một tài liệu của Hà Nhân Văn, bài "Một Giải Pháp Cho VN: Từ Quốc Thống Đến Cờ Vàng," đăng trên báo Thế Giới Mới, số 273, ngày 21 tháng 8 năm 1998,  cũng giải thích tương tự là “Bà Trưng phất Ngọn Cờ Vàng” và vua Gia Long (1802-1820) cũng đă dùng Cờ Vàng làm biểu hiệu cho quốc gia. Kế đến, đời Vua Khải Định (1916-1925) có cờ Long Tinh (Tinh là cờ và Long là rồng). Cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim (1945) bắt nguồn  từ lá cờ vàng thời Hai Bà (40), cờ vàng đời Gia Long (1802), và cờ Long Tinh đời Khải Định (1916).

Trong  bài "Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam" đăng trên một tờ báo mà chúng tôi quên mất tên,   ông Nguyễn Ngọc Huy giải thích về ư nghĩa của h́nh Quẻ Ly trên lá Cờ Vàng của thời chính phủ Trần Trọng Kim với đại ư là Quẻ Ly, một quẻ trong Bát Quái, tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, và cho văn minh. Ngoài ra, ông Huy c̣n giải thích thêm là bên trong quẻ Ly hiện lên một nền vàng gồm hai vạch liền và một vạch đứng nối liền hai vạch ấy. Đó là chữ công trong nghĩa của các từ công nhân và công nghệ, tức là người thợ và nghề biến chế các tài nguyên để phục vụ đời sống con người. V́ thế, Quẻ Ly c̣n hàm ư ca ngợi sự siêng năng cần mẫn và sự khéo léo của dân tộc Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Huy cũng giải thích về ư nghĩa của lá cờ vàng có h́nh Quẻ Càn dưới thời Vua Bảo Đại. Theo ông, Quẻ Càn   tượng trưng cho trời, cho vua, cho cha, và quyền lực. Ngày nay, chúng ta sống trong chế độ dân chủ th́ Quẻ Càn trên quốc kỳ có thể dùng để tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam cùng sức mạnh của toàn dân ta.

Tuy bắt nguồn từ đời Hai Bà, năm 40 Dương lịch, tức là cách đây 1961 năm, lá cờ Việt Nam Tự Do chỉ mới được qui định rơ ràng bằng sắc lệnh từ năm 1948, tức là cách đây (2001) 53 năm.  Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, với tư cách đứng đầu chánh phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam thời đó đă kư Sắc Lệnh số 3 ngày 2 tháng 6 năm 1948 để qui định những tiêu chuẩn về lá quốc kỳ của nước Việt Nam như sau: “Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy.”

III. Ư Nghĩa và Biểu Tượng Thiêng Liêng Của Lá Cờ Việt Nam Tự Do 

Cờ Việt Nam Tự Do được hun đúc bằng khí thiêng trời đất và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt suốt gần hai ngàn năm lịch sử. Nó tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho vận hội thái ḥa, và cho sự thành công vĩnh cửu của giống ṇi Việt Nam.

Kể từ năm 40 Tây lịch, thời Hai Bà, lá cờ Việt Nam Tự Do đă được cải tiến để có h́nh dạng màu sắc như hiện nay. Thật qủa là một ư nghĩa cao cả và đáng được hănh diện. Lá cờ Việt Nam Tự Do đă thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc, nhuốm khí thiêng sông núi, tượng trưng cho dân chủ tự do nhân quyền, cho ư chí kiêu hùng của ṇi giống Việt, cho thái ḥa thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết trong việc giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta.

Lá cờ Việt Nam Tự Do không phải giống như trường hợp lá cờ máu của bọn Cộng Sản Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng đă nhuốm máu quá nhiều của đồng bào người Việt vô tội chúng ta, đúng như chính bọn Cộng Sản đă công nhận "cờ in máu” trong bài “Tiếng Quân Ca” của chúng. Lá cờ của Cộng Sản Việt Nam tượng trưng cho hận thù, chết chóc, gian manh, và bạo tàn.

Lá cờ Việt Nam Tự Do không phải là của riêng một chế độ hay của riêng một chính phủ nào mà là của chung cho cả dân tộc Việt Tự Do. Nếu một chế độ nào thối nát, hay một chính phủ nào làm tay sai cho ngoại bang, th́ Lá Cờ Việt Nam Tự Do không v́ thế mà bị mang tiếng. Dân ta phải loại chế độ đó và phải loại chính phủ đó mà bảo vệ cho màu cờ của tổ tiên. Nói một cách cụ thể, lá Cờ Việt Nam Tự Do không phải là lá cờ riêng của chính phủ Bảo Đại, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, hay của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu sau này. Không thể nào vin vào lư do là những chính phủ này không c̣n nữa mà ta thờ ơ với lá Cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ được. Lá Cờ Việt Nam Tự Do là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ c̣n, chính nghĩa c̣n. Lá cờ c̣n, tinh thần chiến đấu c̣n, và lá cờ c̣n, sự nhất trí đoàn kết c̣n v́ nó là tín bài để chúng ta nhận diện giữa người Việt Tự Do và bè lũ xâm lăng cộng sản. Chỗ nào có lá cờ Việt Nam Tự Do th́ chỗ đó có t́nh thương, có dân chủ, có tự do, và có nhân quyền.

Trong khi chiến đấu với kẻ địch, lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho chính nghĩa Quốc Gia. Những ai không chiến đấu dưới lá cờ này mà lại ca tụng địch quân để làm nản ḷng binh sĩ sẽ bị chém đầu và kẻ nào thối lui sẽ bị bắn bỏ. Hiện t́nh của chúng ta ở hải ngoại là đang trực diện sống c̣n với quân xâm lăng Cộng Sản tại Việt Nam mà lá cờ Việt Nam Tự Do lại chính là biểu tượng của chính nghĩa, tự do, dân chủ, và nhân quyền. Kẻ nào chối bỏ hay không chịu làm lễ chào lá cờ này trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hay đảng phái chính trị tức là đă đào ngũ để đi làm tay sai cho địch.

Ai bảo bây giờ  Cộng Sản Việt Nam không c̣n là Cộng Sản nữa th́ thật quả là nhẹ dạ giống như gà tin lời cáo vậy. Muốn xây dựng dân chủ, tự do, và nhân quyền cho toàn dân, ta nhất quyết phải giải thể chế độ Cộng Sản Việt Nam nơi quê nhà. Ta không thể sửa đổi hay biến cải chế độ Cộng Sản Việt Nam thành chế  độ Việt Nam Tự Do được mà phải tiêu trừ chế độ Cộng Sản Việt Nam.  Tuy cuộc chiến của ta bây giờ với Cộng Sản Việt Nam không cần đến vũ khí, nhưng cần biểu tượng của chính nghĩa, tự do, dân chủ, và nhân quyền. Biểu tượng đó là lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Có dương cao được lá cờ chính nghĩa này ta mới có đoàn kết và thu hút được nhân tâm để làm áp lực bắt tập đoàn Cộng Sản Việt Nam phải qui hàng và từ bỏ chế độ Cộng Sản mà chúng đang theo đuổi. Chúng ta cần có ḷng khoan dung độ lượng đối với mọi người. Tuy nhiên, khoan dung độ lượng không có nghĩa là chúng ta bỏ hận thù để cộng tác và sống ḥa hợp ḥa giải với bọn phản quốc. Làm như thế cũng giống như chúng ta bằng ḷng để bọn Cộng Sản tiêu diệu chúng ta như chúng đă làm đối với các đoàn thể quốc gia trong quá khứ, và điển h́nh nhất là chúng đă chơi tṛ vắt chanh bỏ vỏ đối với cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” sau khi chúng chiếm trọn Miền Nam nước Việt. Chúng ta chỉ bỏ hận thù và cho chúng có cơ hội phục vụ dân tộc khi nào chúng từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản để về với chính nghĩa tự do và dân chủ dưới quyền điều động của toàn dân Việt Nam Tự Do.

Trong khi chiến đấu với bọn xâm lăng Cộng Sản, ta phải duy tŕ Lá Cờ Việt Nam Tự Do cho đến khi thành công. Khi tự do dân chủ đă thực sự được văn hồi trên quê hương ta, toàn dân và chính phủ của Việt Nam Tự Do lúc bấy giờ mới có quyền thay đổi ǵ th́ thay. Giờ này, đa số nhân dân yêu chuộng tự do dân chủ, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, mỗi khi nh́n thấy Lá Cờ Việt Nam Tự Do tức là nh́n thấy vị cứu tinh dân tộc. Hầu hết các đoàn thể chống Cộng đều công nhận Lá Cờ Việt Nam Tự Do và coi đó là linh hồn của đoàn kết và chiến đấu. Bài quốc ca của Việt Nam Tự Do cũng được coi như thế.

Những cá nhân hay đoàn thể nào có mưu đồ hợp lưu và ḥa hợp ḥa giải với Cộng Sản mà chối bỏ Lá Cờ Việt Nam Tự Do sẽ mắc tội phản bội tổ tiên, vong ơn bội nghĩa với các chiến sĩ đă chiến đấu dưới lá cờ này để chống lại quân xâm lăng Cộng Sản hầu bảo vệ đời sống của toàn dân Việt trong mấy chục năm qua. Ngoài ra, họ c̣n mắc tội phản quốc v́ đă làm lợi cho Cộng Sản, làm hại đến chính nghĩa tiễu trừ Cộng Sản, tự biến ḿnh thành kẻ thù của các đoàn thể Việt Nam Tự Do, và cuối cùng sẽ bi bánh xe lịch sử  nghiến nát.

Trong bài thơ "V́ Ấu Trĩ,"  Nguyễn Chí Thiện đă viết “V́ ấu trĩ thờ ơ u tối,/ V́ muốn an thân và tiếc máu xương, / Cả nước đă quay về một mối, /Một mối hận thù một mối đau thương."  Muốn đem lại tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn dân, chúng ta phải cố gắng sáng suốt đừng để vướng vào những hành động ấu trĩ, thờ ơ, và u tối.

Đừng bao giờ để bọn Cộng Sản lấy danh quyền lợi bất chính dụ dỗ chúng ta. Hăy đem hết tâm huyết tài năng và sức lực để cống hiến cho việc giải trừ chế độ Cộng Sản. Chúng ta, người Việt yêu tự do dân chủ, nhân quyền, và chống Cộng Sản, phải nêu cao ngọn cờ Việt Nam Tự Do và cùng nhau đoàn kết sau lá cờ này để giải trừ chế độ Cộng Sản Việt Nam ngơ hầu đem lại ấm no hạnh phúc và thịnh vượng cho toàn dân.

Chúng ta chỉ loại trừ chế độ Cộng Sản chứ không loại trừ những con người đă theo Cộng Sản khi họ biết thức tỉnh quay về với chính nghĩa tự do. Chúng ta sẽ tạo hoàn cảnh thuận lợi để cho những người Cộng Sản thức tỉnh này cùng chúng ta xây dựng đất nước quê hương thời hậu cộng sản.

Với lịch sử huy hoàng suốt gần hai ngàn năm của lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ, chúng tôi cầu mong lá cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ rợp bay trên khắp quê hương Việt Nam ta trong thời gian gần đây.

Lịch SưÛ Đời Hùng Vương

  Một Số Bài Học Rút Ra Nhân Ngày Giỗ Tổ

 

I. Vài Nét Về Lịch Sử Đời Hùng Vương

Họ thủy tổ của nước Việt Nam ta là họ Hông Bàng. Họ Hồng Bàng bắt đầu từ đời vua Đế Minh. Sử chép rằng Vua Đế Minh, cháu ba đời Vua Thần Nông của phần đất phía bắc Việt Nam ngày nay, đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Hồ Nam bên Tàu bây giờ), gặp nàng Tiên, lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Vua Đế Minh nhường ngôi cho người con cả là Đế Nghi làm vua phương bắc, tức là nước Tàu bây giờ, và Lộc Tục được vua cha phong cho làm vua ở phương nam, xưng đế hiệu là King Dương Vương. Đây là ông vua đầu tiên của nước Việt Nam thuộc đời Hùng Vương, 2879 trước Tây lịch kỷ nguyên, tức là năm Nhâm Tuất, cách đây 4880 năm (2879+2001).

Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đ́nh Quân là Long Nữ sinh ra Sùng Lăm. Sùng Lăm nối ngôi cha và xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, sinh ra một bọc một trăm trứng nở ra 100 con trai.  Sau v́ ḍng dơi Long Quân và ḍng dơi thần tiên, không ăn ở với nhau lâu được, Âu Cơ đem 50 con lên núi và Lạc Long Quân đem 50 con xuống miền biển Nam Hải. Lạc Long Quân phong cho người con trưởng làm vua, lấy quốc hiệu là Văn Lang, xưng là Hùng Vương (Hùng Quốc Vương), đóng đô ở Phong Châu, thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên ngày nay. Họ Hông Bàng làm vua được 18 đời, đến năm Quí Măo, tức 257 trước Tây Lịch kỷ nguyên, th́ bị nhà Thục lấy mất nước.

Ông vua cuối cùng đời Hùng Vương là Hùng Tuyền Vương. Từ Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, tức là Hùng Tuyền Vương (có sách chép là Hùng Duệ Vương, hay Hùng Tuấn Vương), gồm 18 đời, kể cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân. Họ Hồng Bàng trị v́ được 2622 năm kể từ năm 2879 đến năm 257 trước Tây lịch, tức là cách đây 2258 năm (257+ 2001).

Đền thờ Hùng Vương hiện nay ở núi Nghĩa Lĩnh, c̣n gọi là Hùng Sơn, hay núi Nghĩa Lương, thuộc Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Trong đền thờ có khắc tên 18 vị vua Hùng, từ vua Kinh Dương Vương đến Hùng Tuyền Vương.  Ngày giỗ tổ được truyền đến nay là ngày 10 tháng 3 âm lịch. Người ta thường đi trẩy hội Đền Hùng ở Phong Châu, Vĩnh Phú, vào ngày này rất náo nhiệt và vui vẻ. Tuy nhiên, cốt ở ḷng thành và hoàn cảnh, chúng ta có thể tổ chức giỗ tổ ở bất cứ nơi nào có con dân Việt và vào trước ngày  giỗ hay đúng ngày giỗ đều được cả. Điều quan trọng là chúng ta phải nói cho con cháu chúng ta biết về lịch sử Tổ Hùng Vương và  ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ là được. Chúng ta c̣n phải giảng giải cho con cháu chúng ta hiểu rằng “Cây có gốc mới nảy cành xanh ngọn,/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.” 

II. Câu Truyện Rất Điển H́nh về Truyền Thống Đoàn Kết và Tinh Thần Xuất Xử của Người Việt Ở Đời Hùng Vương Thứ 6 : Truyện Phù Đổng Thiên Vương

Vào đời Hùng Vương thứ 6, Hùng Huy Vương, có giặc Ân rất mạnh,  nhà vua sai sứ đi rao truyền trong nước để t́m người tài ra đánh giặc giúp nước. Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng (nay là huyện Vơ Giàng, Bắc Ninh), có cậu bé xin đi đánh giặc giúp nước. Cậu bé xin vua đúc cho một con ngựa sắt và một cái roi bằng sắt. Cậu c̣n xin vua cho ăn thật no trước khi ra đánh giặc. Nhà vua chấp thuận. Sau đó, dân làng góp sắt, góp gạo, và thức ăn để đáp ứng những yêu cầu của cậu bé. Khi ngựa và roi sắt được đúc xong, cậu bé ăn no nê rồi vươn vai một cái th́ tự nhiên người cao lớn lên một trượng. Cậu nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Ngựa phun ra lửa đốt giặc trong khi cậu bé lấy roi sắt và nhổ tre hai bên đường đánh cho giặc tan tành.

Phá giặc Ân xong rồi, cậu bé đi đến núi Sóc Sơn th́ biến đi mất. Vua nhớ ơn cậu nên truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng và phong cho cậu là Phù Đổng Thiên Vương. Hiện nay c̣n có đền thờ ở làng Gióng, tức là làng Phù Đổng. Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng Tư âm lịch là có hội, tục gọi là Hội Đức Thành Gióng.

III. Một Số Bài Học Rút Ra Nhân Ngày Giỗ Tổ

Qua vài nét về Tổ Hùng Vương và truyện Phù Đổng Thiên Vương, nhân ngày giỗ tổ, chúng ta có thể rút ra một số bài học để áp dụng vào đời sống của con dân Việt hầu làm rạng danh tổ tiên nơi hải ngoại cũng như góp phần vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của tiền nhân.

1. Bài Học Thứ Nhất: Bài Học Tiên Rồng

Ta vẫn hănh diện là con cháu Tiên Rồng. Tiên biểu hiện cho ôn nhu, hài ḥa, t́nh cảm hiền hậu, và vẻ đẹp toàn bích, v.v. Rồng tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy, lư trí, phép tắc, và luật pháp, v.v. Tiên Rồng là tổng hợp của khôn ngoan và cường lực, đẹp và khỏe, t́nh và lư hài ḥa, nghĩa và t́nh khắng khít, v.v.  Nhờ vào các đặc tính Tiên Rồng, con người Việt Nam mới giữ nước và phát triển giống ṇi Việt. Chúng ta cần phát huy truyền thống tốt đẹp Tiên Rồng để ăn ở với nhau cho có t́nh có lư, có vuông có tṛn, có nghĩa có t́nh, có trước có sau, có trên có dưới, và mọi việc đều được hài ḥa tốt đẹp.

2. Bài Học Thứ Hai: Bài Học Đồng Bào

Ta vẫn thường dùng hai chữ đồng bào để gọi người Việt với nhau v́ lấy ư nghĩa một bọc một trăm trứng. Chỉ có người Việt mới có cách xưng hô này mà thôi. Chúng ta cần phát huy truyền thống đồng bào để thương yêu và đùm bọc nhau hơn, nhất là trong lúc sống ở nơi quê người. Có như thế chúng ta mới củng cố lại hàng ngũ của người Việt yêu chuộng tự do hầu kịp thời đối phó với những độc kế của bọn Cộng Sản. Tuy nhiên, đối với những kẻ làm tay sai cho giặc Cộng Sản để hại dân hại nước, ta phải vạch mặt chỉ tên, nói rơ tội ác của chúng hầu giúp đồng bào tránh khỏi cạm bẫy của chúng.

3. Bài Học Thứ Ba: Bài Học Phù Đổng

Cậu bé phá giặc Ân là tượng trưng cho tinh thần dân chủ nhân bản cao độ của nhà vua, các quan, và toàn thể dân chúng. Họ kính trọng nhau, lắng nghe ư kiến của nhau, rồi cùng nhau hoàn thành sứ mạng cứu nước.  Cậu bé Phù Đổng c̣n tượng trưng cho tinh thần đoàn kết chân t́nh cao độ của chính quyền và toàn thể dân chúng. Nhờ có sự góp sức của gia đ́nh, các tầng lớp xă hội, và các cấp chính quyền trong một tinh thần đoàn kết tự nguyện nên nhà vua mới phá được giặc Ân và giữ ǵn được bờ cơi.  Lửa ở mồm ngựa sắt phun ra tượng trưng cho ḷng nhiệt thành của toàn dân. Ngựa và roi sắt tượng trưng cho ḷng cương quyết sắt đá của toàn dân. Muôn người như một cho nên thế phá giặc của ta mới kinh thiên động địa như vậy.

            Việc cậu bé Phù Đổng phá tan giặc Ân rồi biến mất  tại núi Sóc Sơn đă thể hiện tinh thần xuất xử của tổ tiên ta. Khi đất nước cần đến, tiền nhân ta t́nh nguyện ra gánh vác trách nhiệm. Khi làm xong phận sự, tiền ta không tham quyền cố vị hay cậy công mà làm hư đại sự.

Chúng ta phải làm sao phát huy được truyền thống tốt đẹp về tinh thần dân chủ, nhân bản, đoàn kết của tiền nhân, và nhất là tinh thần xuất xử cao cả để có thể xây dựng được một cộng đồng người Việt yêu chuộng tự do thuần nhất và vững mạnh nơi hải ngoại này hầu góp công giải thể chế độ Cộng Sản phi nhân ở trong nước.

IV. Lời Cầu Nguyện Kính Dâng Quốc Tổ

Chúng con, những người Việt, v́ nạn Cộng Sản, phải bỏ nước ra đi t́m tự do. Hôm nay là ngày giỗ Tổ, 10 tháng 3 năm Tân Tỵ (2001), chúng con về tụ họp nơi đây kính xin Quốc Tổ phù hộ cho chúng con có can đảm và nghị lực để cư xử với nhau cho có t́nh có lư, ăn nở với nhau cho được vuông tṛn, thương yêu nhau trong t́nh huynh đệ đồng bào, cùng nhau làm việc trong tinh thần dân chủ nhân bản và đoàn kết đích thực phát xuất tự trong tâm, và hiểu được bổn phận cùng nghĩa vụ của con dân Việt trong lúc đất nước đang bị đọa đầy bởi quân Cộng Sản gian manh khát máu. Chúng con nguyện sẽ tiếp tục tích cực phát huy truyền thống tốt đẹp của Tổ Tiên để làm rạng danh giống ṇi Việt, để xây dựng một cộng đồng người Việt tự do hải ngoại thuần nhất và vững mạnh, và để góp công giải trừ được đại nạn Cộng Sản đang hoành hành nơi quê nhà.  Chúng con sẽ xây dựng quê hương Việt Nam hậu Cộng Sản cho thật phú cường, tự do, và dân chủ để xứng đáng là con cháu Tiên Rồng. Kính cầu Quốc Tổ chứng dám cho lời cầu nguyện của chúng con và giúp chúng con thực hiện được ư nguyện một cách tốt đẹp.

Canada, tiết xuân tháng ba, Tân Tỵ / Tháng 4/2001

Truyền Thống  gần Năm Ngàn Năm Văn Hiến  của Dân Tộc Việt

 

Có một số bạn trẻ đă thổ lộ với chúng tôi là họ không hiểu dân Việt ta có những truyền thống cụ thể tốt đẹp như thế nào. Họ chỉ đau xót thấy nước ta hết bị Tàu rồi đến Pháp đô hộ, tiếp đến, lại bị bọn tay sai Cộng Sản quốc tế, tức là bọn Cộng Sản Việt Nam, một lũ táng tận lương tâm, đă phá hủy gia tài văn hóa, con người, và đất nước Việt Nam đến tột cùng.

Loạn và trị là luật của tạo hóa. Bất cứ nước nào cũng không tránh khỏi định luật này, lúc th́ cường thịnh khi th́ suy yếu. Mạnh như Liên Bang Sô Viết mà cũng bị tan ră, cường thịnh như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng đang bị tai nạn dân chủ h́nh thức quá trớn làm cho suy yếu đi. Tuy nhiên, nếu nh́n chung, ta vẫn thấy mỗi nước đều có truyền thống tốt đẹp của họ.

Mặc dầu phải chịu bao nhiêu cảnh điêu tàn do quân xâm lăng Cộng Sản gây ra, nước Việt của chúng ta vẫn c̣n tồn tại. Tuy phải sống lưu vong, chúng ta vẫn có văn hóa, ngôn ngữ, và văn tự riêng biệt. Ngoài ra, người Việt chúng ta vốn đă thông minh và tài giỏi không thua kém bất cứ giống người nào trên năm châu bốn bể. Sở dĩ được như thế là v́ chúng ta có những truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Đó là truyền thống văn hiến gần năm ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt.

I. Văn Hiến :

Văn có nghĩa là chữ nghĩa và dáng vẻ; hiến là phép nước. Nói chung, văn hiến chỉ nơi có phép nước, có nhiều sách vở hay, có nhiều người tài giỏi hiền đức, và có văn minh lâu đời.

II. Truyền Thống Gần Năm Ngàn Năm Văn Hiến 4880 (2001+2879)

Căn cứ vào suốt ḍng lịch sử dựng nước và giữ nước, ta thấy có biết bao truyền thống văn hiến tốt đẹp. Dưới đây là một số truyền thống mà ai đă là con dân đất Việt cũng cần phải nhớ:

1. Truyền Thống Tiên Rồng

Chúng ta là ḍng dơi Tiên Rồng. V́ thế mà ta được thừa hưởng những đặc tính tuyệt hảo của tổ tiên: đẹp và khỏe, khôn ngoan và dũng mănh, có t́nh có lư, và có nghĩa có t́nh. Những điều này đă được chứng tỏ rơ ràng một cách hiển nhiên qua những thời đại suốt ḍng lịch sự và qua chính con người Việt Nam trong ngót năm ngàn năm văn hiến.

2. Truyền Thống về Nhân Bản, Dân Chủ, Nhân Quyền, Tư Do, Đoàn Kết,  Kính Trên Trọng Dưới, và Biết Tới Biết Lui Đúng Lúc

Những truyền thống này ta đă có từ gần năm ngàn năm, các nước Tây phương mới có khoảng 300 năm nay mà thôi. Câu truyện Phù Đổng đánh giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 6, câu chuyện người phụ nữ có thai đến xin vua Hùng chia phần thịt, và câu truyện Hội Nghị Diên Hồng ở đời nhà Trần trong lúc đánh quân Nguyên đă chứng tỏ những điều trên.

Câu chuyện Hội Nghị Diên Hồng vào đời nhà Trần chúng ta ai cũng đă thuộc. Câu chuyện Phù Đổng chúng ta ai cũng đều nhớ. Ở đây chúng tôi chỉ rút ra những bài học về nhân bản, dân chủ, nhân quyền, tự do, đoàn kết, kính trên trọng dưới, và biết tới biết lui đúng lúc trong câu chuyện này mà thôi.

Trong câu chuyện về Hội Nghị Diên Hồng (đời vua Trần Nhân Tông,1279-1293), ta thấy vua, quan, và toàn dân một ḷng quyết tâm đánh giặc Nguyên nên ta đă thắng. Đó là bài học về truyền thống đoàn kết. Trong chuyện  Phù Đổng, ta thấy vua hỏi ư dân, coi trọng dân, và coi trọng cậu bé Phủ Đổng; vua, quan, quân, và dân một ḷng đoàn kết đánh giặc. Khi cần giúp dân phá giặc, cậu bé Phù Đổng xuất hiện; khi hoàn thành nhiệm vụ, cậu bé Phù Đổng về trời.

T́nh vua tôi, thầy tṛ, cha con, và vợ chồng cũng đă được chứng tỏ qua việc kính, trọng, và nhường trong gia đ́nh và ngoài xă hội của người Việt chúng ta trong suốt gần 5 ngàn năm qua.

Câu chuyện người phụ nữ có thai đến xin vua Hùng chia phần thịt đă ghi vào Thần Phả xă Vũ Én, huyện Thanh Ba (do Nguyễn Khắc Xương sưu tầm, tạp chí Văn Học, số 2-1976). Chuyện xưa kể rằng vua Hùng cùng quân lính đi săn, lúc xẻ thịt chia phần, một phụ nữ có thai đến xin chia phần thịt cho bào thai c̣n trong bụng mẹ, binh lính không cho. Nghe sản phụ tŕnh bày rằng bào thai trong bụng cũng là một người, và đă thành người, nhà vua thấy có lư bèn truyền chia cho sản phụ hai phần thịt dành cho mẹ và con. Từ đó ta có lệ chia phần cho cả bào thai trong bụng mẹ.  Tác giả câu chuyện này không nói rơ sự kiện trên đă xảy ra vào đời Hùng Vương thứ mấy. Nếu chúng tôi nhớ không lầm, câu chuyện này đă xảy ra vào đời Hùng Vương thứ Sáu.

Người Bắc Mỹ đến nay vẫn chưa công nhận cái bào thai là một người. Nhân quyền, dân chủ, và nhân bản của người Việt Nam đă có từ lâu đời, hơn hẳn các ước Âu Mỹ.  Ngoài ra, truyền thống văn hóa tôn trọng nhân vị của người Việt ta c̣n được thể hiện trong việc tính tuổi con người. Mới sinh ra, đứa bé đă được tính là một tuổi, có nghĩa là khi người mẹ mới bắt đầu có  thai, bào thai đă được coi là một người.  Theo luật pháp và văn hóa Tây phương, người ta không coi đứa trẻ trong bụng mẹ là một người. Chính v́ thế mà khi đứa trẻ được tṛn một năm sau khi sanh mới được người Âu Mỹ kể là một tuổi. Điều này chứng tỏ dân tộc ta đă tôn trọng nhân vị, nhân quyền, và nhân bản từ gần 5 ngàn năm nay rồi. Người Tây Phương mới chỉ có thứ nhân quyền dân chủ và tự do một cách h́nh thức mà thôi, tức là trên thực tế hiện nay họ chưa có.

3. Truyền Thống Đồng Bào, Bầu Bí Đùm Bọc, Trẻ Cậy Cha Già Cậy Con, và Hàng Xóm Tối Lửa Tắt Đèn Có Nhau

Ở Việt Nam, cha mẹ nuôi con ăn học đến lúc thành tài và c̣n đứng ra dựng vợ gả chồng cho con. Ông bà cha mẹ con cái và cháu chắt thường sống chung dưới một mái nhà để săn sóc nhau, không cần nhờ đến chính phủ. V́ có truyền thống tốt đẹp đó mà Việt Nam ta trước năm 1975 không có chương tŕnh trợ cấp xă hội như ở Bắc Mỹ này. Ngày nay lũ xâm lăng Cộng Sản tại Việt Nam không những đă và đang phá hủy tất cả những truyền thống tốt đẹp của tiền nhân mà chúng c̣n có cả một hệ thống đội ngũ ăn cướp do chính quyền Cộng Sản chủ trương để bóc lột mọi thứ tài sản, tự do, dân chủ, nhân quyền, và sức lao động của dân chúng. Tuy nhiên, nhờ có truyền thống tốt đẹp của tổ tiên ta mà dân chúng vẫn có ḷng quật khởi để t́m cách giải trừ bọn quỉ đỏ.

Ở Bắc Mỹ này, người ta phải dùng pháp luật để ra lệnh cho con cái cấp dưỡng cho cha mẹ. Trước đây, ở Miền Nam Việt Nam, cha mẹ và con cái tự động lo cho nhau đă trở thành nếp sống; chữ hiếu được xếp vào hàng đầu của một trăm tính tốt: nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên. Chữ hiếu của người Tây phương không có chỗ đứng trong gia đ́nh và ngoài xă hội. Về truyền thống hiếu thảo, ta hơn hẳn người Tây phương.

T́nh hàng xóm của ta cũng rất thân mật và thắm thiết. Hàng xóm láng giềng tự động giúp đỡ nhau khi tối lửa tắt đèn đă trở thành phong tục. Chúng ta c̣n có danh từ đồng bào, nó chứa đựng bao thân t́nh yêu thương và đùm bọc giữa những người trong cùng một nước mà người Tây phương không hề có. Ngay trong thời quân chủ, dân ta vẫn có dân chủ. Câu tục ngữ “phép vua thua lệ làng” đă chứng tỏ việc này.  Người Bắc Mỹ quá tôn trọng quyền tự do riêng tư nên t́nh hàng xóm thật là hời hợt. Họ sống bên cạnh nhà nhau mà không biết tên nhau và số điện thoại của nhau. Nhờ vả nhau điều ǵ là cả một vấn đề khó khắn. Truyền thống "tối lửa tắt đèn có nhau" của người Việt ta hơn hẳn t́nh hàng xóm của người Bắc Mỹ rất nhiều.

4. Truyền Thống Vuông Tṛn 

Ca dao cua ta có câu: ba vuông sánh với bảy tṛn, đời cha vinh hiển đời con sang giầu. Ba vuông tượng trưng cho ba tiến tŕnh của công việc: thực thể, phát triển, và cải tiến. Bảy tṛn tượng trưng cho 7 điều căn bản mà người ta phải theo để thành công trong mọi việc: hiểu biết tường tận, chuyên cần, thận trọng tiên đoán pḥng ngừa, làm việc có phương pháp và khoa học, biết cộng tác thương yêu, có tinh thần dân chủ, và biết rút ưu khuyết để tiến tu. Nhờ nguyên tắc vuông tṛn, tổ tiên ta đă trị nước an dân một cách văn minh vào bậc nhất trong nhân loại. Vua Hùng Vương đời thứ Sáu đă căn cứ vào nguyên tắc vuông tṛn để truyền ngôi cho hoàng tử Tiết Liêu (truyện Bánh Chưng Bánh Dày). Vuông tượng trưng cho phép tắc luật pháp, tṛn tượng trưng cho ḷng nhân và t́nh nghĩa. Lấy phép tắc và ḷng nhân để trị nước an dân th́ thật là tuyệt vời. Vuông tṛn c̣n có nghĩa là ăn ở có trước có sau, có t́nh có lư, và biết nhớ ơn.

5. Truyền Thống Quyết Thắng, Được Không Kiêu, Thua Không Nản

Những sự kiện nêu trong truyện Phù Đổng, sự đoàn kết trong Hội Nghị Diên Hồng, việc Vua Quang Trung đại phá quân Thanh và việc B́nh Định Vương đánh quân Minh trong mười năm trời để giữ và bảo vệ nước đă chứng tỏ truyền thống này. Sau khi đại phá quân Thanh, Vua Quang Trung đă sai sứ sang Tàu cầu hoà.  Khi thắng trận, B́nh Định Vương đối đăi với kẻ bại trận rất khoan hồng độ lượng. Ngài nói rằng: “Nếu ḿnh muốn thỏa cơn giận một lúc mà chịu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng th́ sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà tránh được cái mối chinh chiến về đời sau và để lại tiếng thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh.” Chính v́ thế, B́nh Đ́nh Vương đă tiễn biệt kẻ bại trận về Tàu một cách rất hậu .

Vào năm Mậu Tuất, 1418, ông Lê Lợi khởi binh ở núi Lam Sơn tự xưng là B́nh Đ́nh Vương để đánh đuổi giặc Minh, quân thù của nước ta lúc bấy giờ. V́ thế lực của B́nh Định Vương lúc đầu c̣n yếu nên ngài  đă phải rút quân về núi Chí Linh ba lần và gặp nguy cấp nhiều phen. Sau 10 năm với bao gian truân vất vả, B́nh Định Vương đă lấy lại được gian sơn nước nhà từ tay giặc Minh để “Nam quốc sơn hà nam đế cư.”  Đó là truyền thống quyết thắng, được không kiêu, thua không nản.

6. Truyền Thống  Ḥa  Hóa

Ḥa để tồn tại, hóa để tiến bộ. Khi thế yếu, tiền nhân ta đă phải cầu ḥa để tồn tại. Khi bị quân xâm lăng chiếm mất nước, tiền nhân ta đă biết cách biến hóa những điều hay của địch thành cái hay của ḿnh để có nghị lực chống lại âm mưu đồng hóa của giặc. Chính nhờ truyền thống ḥa hóa  mà dân Việt ta, suốt trong một ngàn năm bị Tàu đô hộ và một trăm năm bị Pháp xâm lăng, không những không bị quân Tàu và Pháp đồng hóa mà c̣n giữ được nền văn minh và văn hóa riêng cho ḿnh. Đây quả là một truyền thống độc đáo của dân tộc chúng ta.

7. Truyền Thống Học Giỏi, Thông Minh, Đảm Lược, và Tài Đức Song Toàn

Chúng ta đă thấy những điều này trong lịch sử từ trước đến nay. Các danh sĩ của ta như Mạc Đĩnh Chi (1280-1350), Trạng Quỳnh (1700-?), Đoàn thị Điểm (1705-1746), Lê Quư Đôn (1726-1784) đă làm cho vua quan nước Tàu phải kính nể.

Quân Nguyên (Mông Cổ) tuy toàn thắng khắp nơi trên thế giới mà phải đại bại dưới sức mạnh và tài trí của quân ta. Quân Mông Cổ chỉ bị thua ở Việt Nam mà thôi. Quân ta đánh cho quân Mông Cổ tan tành tới hai lần: lần thứ nhất, Hưng Đạo Vương đă quét sạch 50 vạn quân Mông Cổ vào tháng sáu năm Ất Dậu (1285); lần thứ hai, vào tháng hai năm Đinh Hợi (1287), Hưng Đạo Vương lại đánh cho 30 vạn quân Mông Cổ không c̣n mảnh giáp che thân.

Việc Hai Bà Trưng, nhị vị nữ lưu, đă đánh đuổi quân Tô Định để lập quốc và xưng vương một cách dễ dàng đă làm cho giặc phương Bắc phải khiếp đảm kinh hồn.

Ngày nay c̣n có biết bao thanh niên đang làm vẻ vang cho dân Việt ở khắp nơi trên thế giới. Đó là nhờ có truyền thống học giỏi và thông minh của tiền nhân ta. Điều này cũng được khoa học hiện đại chứng minh. Tổ tiên thông minh th́ con cháu mới thông minh. "Hổ phụ sinh hổ tử," và "Tel père tel fils"(cha nào con ấy) là vậy. 

Trong bài "Tản Mạn Cuối Năm về Việt Nam ta," Saigon Nhỏ, 23-02-96, Hà Nhân Văn nói rằng  ngay tại nước Mỹ hiện nay, trong số khoảng 300 triệu dân, nước Mỹ mới có 2000 nhà khoa học hàng đầu. Họ nắm quyền về việc cấp bằng sáng chế liên quan đến khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới cho bất cứ nhà khoa học nào muốn được công nhận tác quyền và được cấp bằng sáng chế khi họ có một phát minh mới lạ . Trong khi đó, chỉ có khoảng một triệu người Mỹ gốc Việt thôi mà chúng ta đă có 200 khoa học gia trong số 2000 nhà khoa học thượng thặng này của Mỹ. Đó quả là một điều đáng nể và đáng kính phục. 

Người Việt ta là người đầu tiên trên thế giới đă chế ra loại súng bắn hỏa tiễn.  Từ đầu thế kỷ thứ 15, Hồ Quí Ly và Lê Trừng (con Quư Ly) đă biết cách chế súng bắn hỏa tiễn. Nước Tàu phải học hỏi cách chế súng bắn hỏa tiễn của nước ta. Sau này các nước Tây phương mới học lại cách chế súng hỏa tiễn của người Tàu. Đây cả là một niềm hănh diện lớn lao cho dân tộc Việt chúng ta.

C̣n biết bao truyền thống tốt đẹp của ta nữa, kể sao cho xiết. Có hiểu được như thế, chúng ta mới cảm thấy hănh điện được là con cháu Tiên Rồng.  Chúng ta hăy cùng nhau cầu Quốc Tổ phù hộ cho người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại duy tŕ và phát triển được những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên để làm vẻ vang ṇi giống và có sức mạnh cùng khôn ngoan hầu loại trừ quân xâm lăng Cộng Sản để đem tự do dân chủ và nhân quyền thực sự về toàn dân Việt.

Truyền Thống Hiếu Thảo và Biết Ơn của Người Việt và Người Bắc Mỹ

 

Theo phong tục Việt Nam, sự hiếu thảo và nhớ ơn được coi là một truyền thống cao cả nhất.  Hiếu thảo được thể hiện trong việc ân cần, tŕu mến,  tôn kính, vâng lời, và biết ơn cha mẹ.  Tôn kính cha mẹ là phải giữ lễ phép với cha mẹ từ cách ăn nói đến việc đứng ngồi, nhất nhất đều phải giữ ǵn ư tứ và không được làm điều ǵ mất ḷng và trái ư cha mẹ.

Khi đă kính yêu cha mẹ, người con tất nhiên biết ơn cha mẹ. Sự biết ơn cha mẹ được bày tỏ trong việc phụng dưỡng và sáng viếng tối thăm (thần hôn định tỉnh).  Nhớ ơn thân nhân và tha nhân, người ta thường thăm viếng và biếu quà trong các dịp lễ tết.  Nhớ ơn người quá cố được thể hiện trong việc giỗ tổ tiên, ông bà, và cha mẹ. Nhớ ơn thần thánh trời Phật được biểu lộ qua việc xây chùa lập đền tế lễ tạ ơn và tổ chức hội hè đ́nh đám. Nhớ ơn các đấng anh hùng liệt nữ  và những vị có công với đất nước được cụ thể hóa bằng cách lập đền miếu để thờ và đúc tượng hay dựng đài kỷ niệm để ghi ơn. 

Điểm đặc biệt về truyền thống hiếu thảo của Việt Nam là nhớ ơn người quá cố bằng cách  cúng giỗ  và thiết lập từ đường, nhà thờ, chùa chiền, đ́nh, đền, hay miếu để thờ, tế lễ, và mở hội với mục đích tạ ơn hay kỷ niệm ngày thần húy (ngày thần hóa hay mất) và ngày thần đản (ngày thần giáng sinh) của các vị anh hùng có công với đất nước. Người Âu Mỹ không có phong tục này.

I. Truyền Thống Hiếu Thảo và Biết Ơn của Người Việt Nam  

Người Việt Nam rất trọng sự hiếu thảo và đặt hiếu thảo lên hàng đầu của trăm nết tốt (bách hạnh).  Chính v́ thế mà người xưa  đă nói: Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên.  V́ thiên tính, bậc cha mẹ nào cũng biết yêu thương, nuôi nấng, và dạy bảo con cái hết ḷng mà không cần phải học mới biết. Nhưng con cái cần phải được giáo dục mới hiểu công ơn cha mẹ và bổn phận làm con.

Người Bắc Mỹ cũng có hiếu với cha mẹ, nhưng  đa số có vẻ coi nhẹ chữ hiếu v́ họ không được dạy bổn phận phải phụng dưỡng và nuôi nấng cha mẹ khi già yếu. Nếu cha mẹ già yếu họ đưa quư cụ vào viện dưỡng lăo và phú mặc cho nhà nước nuôi.  Chúng ta có được truyền thống tốt đẹp về hiếu thảo là do các nhà giáo dục chân chính ở Việt Nam trước kia đă đưa vào chương tŕnh học đường môn luân lư giáo dục. Những ai có học và được giáo dục phần lớn đều biết hiếu thảo.

Trong cuốn Nho Giáo, quyển thượng, Trần Trọng Kim  đă viết về  cách giáo dục con người như sau:  "trước hết dùng Thi Thư mà dạy, lấy hiếu đễ mà giáo dưỡng người, lấy nhân nghĩa mà giảng giải, lấy lễ nhạc giúp người quan sát sự vật, và sau cùng mới lấy văn lấy đức để giáo dục con người cho hoàn hảo."

 Thi Thư là tên hai bộ sách của Khổng Tử gồm Kinh Thi và Kinh Thư. Kinh Thi gồm các bài ca dao có tác dụng di dưỡng tính t́nh và mở mang trí thức con người. Kinh Thư có nội dung giúp hậu thế hiểu được tư tưởng cổ nhân về đạo lư, chế độ, phép tắc, và sự tiến hóa của dân tộc Trung Hoa từ đời nọ tới đời kia.

Lễ Nhạc là tên hai bộ sách của Khổng Tử gồm  Kinh Lễ và Kinh Nhạc. Kinh Lễ  là bộ sách chép về lễ nghi với mục đích dạy người ta nuôi dưỡng t́nh cảm, tiết chế được cảm xúc, cũng như giữ được trật tự trong gia đ́nh và ngoài xă hội. Kinh Nhạc là bộ sách viết về âm nhạc nhằm mục đích dùng âm nhạc để giáo dục con người.

Trong đạo hiếu, chữ  lễ  lại giữ phần tối ư quan trọng. Phụng dưỡng cha mẹ mà không đúng lễ th́ không phải là người con có hiếu. Chữ lễ bao gồm từ h́nh thức nghiêm trang đến tấm ḷng thành ái, từ t́nh cảm thuần hậu đến dũng cảm đúng khuôn phép, từ sự phải trái đến trên dưới có trật tự phân minh, và từ việc tiết chế thất t́nh của con người như vui mừng (hỉ), tức giận (nộ), thương xót (ai), sợ hăi (cụ), yêu thương (ái), ghét bỏ (ố), và ham muốn (dục) đến việc làm thăng hoa đức ḥa thuận nhường nhịn  và loại trừ sự tranh quyền đoạt lợi một cách bất chính. V́ thế cho nên các nhà giáo dục xưa chủ trương tiên học lễ hậu học văn. Lễ có cái lợi là ngăn ngừa được việc xấu lúc nó chưa xảy ra. V́ thế các nhà chính trị giỏi thời xưa họ lấy lễ để cai trị dân hơn là dùng pháp luật v́ pháp luật chỉ dùng để trừng trị những kẻ đă mắc phải tội lỗi.

Các trường học Bắc Mỹ không có môn luân lư giáo dục và cũng không chủ trương tiên học lễ hậu học văn trong chương tŕnh giáo dục của họ. Mục đích giáo dục của họ là tạo con người thực dụng và giúp con người kiếm được việc làm ngay khi ra trường. Việc làm là trên hết, không cần phải học cao hiểu rộng, miễn sao có việc làm là được. Việc làm, tiền, và quyền lợi quyết định tất cả hành động của họ. Khi chỉ chú trọng vào điều lợi mà thiếu lễ th́ con người sẽ trở nên u mê và dễ dàng làm bậy. Chính v́ thế mà xă hội của họ có rất nhiều tội phạm.

Trong những cuộc tranh tài về thể thao hay bất cứ cuộc tranh tài nào khác, Người Bắc Mỹ đều coi sự thắng là tất cả. Mọi phương tiện chỉ để tạo mục đích thắng mà thôi. Tinh thần thượng vơ hầu như lui vào bóng tối, nhất là trong môn khúc côn cầu trên băng (hockey game) và banh húc (football game). Các cầu thủ húc nhau, đánh nhau, và chơi xấu một cách rất tàn nhẫn với mục đích để hạ đối phương cho bằng được mà không cần tới tinh thần thượng vơ. Lư do chính của sự kiện này là thiếu lễ. V́ nhà trường không đề cao chữ lễ và không có môn luân lư giáo dục nên hiện nay người Bắc Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề dạy bảo con em. V́ thấy nguy cơ đă gần kề,  chính quyền, nhà trường, và phụ huynh đang cộng tác nghiên cứu để t́m ra phương pháp cải tiến việc giáo dục con em cho tốt đẹp hơn.

Về mặt luân lư, giáo dục của Việt Nam ta trước đây thật là tuyệt vời. Nhờ thế mà con em chúng ta đă được tiếng là giỏi và ngoan trong bao thế hệ học sinh đă qua. Biết bao các em đă làm vẻ vang dân Việt. Sở dĩ được như thế là do người Việt ta có nền tảng vững vàng về hiếu thảo. Người xưa đă quả quyết rằng hiếu thảo là cỗi rễ của mọi nết ăn ở trên đời: ḷng hiếu thảo thấu đến trời th́ mưa gió thuận mùa, ḷng hiếu thảo thấu đến đất th́ muôn việc ḥa thạnh, ḷng hiếu thấu đến người th́ mọi phước đều tuôn đến cho ḿnh. 

Kẻ nào không có hiếu th́ không những không giúp ích ǵ cho xă hội được mà c̣n là loại sâu dân mọt nước. Lư do rất giản dị và dễ hiểu là cha mẹ anh em ruột thịt của họ mà họ không phụng dưỡng săn sóc th́ họ c̣n thương và giúp ích ai được. Những người con có hiếu và biết ơn cha mẹ, phần lớn đều giỏi và làm những điều ích lợi cho  gia đ́nh cùng xă hội bởi v́ người có hiếu tức là người có ḷng nhân. Chính v́ thế mà thầy cô đă chú tâm dạy trẻ về khía cạnh biết ơn cha mẹ một cách rất kỹ càng.

Chúng ta hăy cùng nhau đọc các đoạn văn sau đây được trích ra từ cuốn Luân Lư Giáo Khoa Thư để biết nhà trường của ta trước đây đă đặt nặng việc giáo dục trẻ em về bổn phận làm con và việc biết ơn cha mẹ như thế nào:

Bổn Phận Làm Con

Kể từ khi con mới sinh ra cho đến khi khôn lớn, cha mẹ phải nuôi nấng công tŕnh, kể biết là bao! Mẹ th́ nuôi con, bồng bế nâng niu, phải chịu nhiều điều cực khổ. Cha th́ đi làm lụng vất vả để lo cho con được no ấm. Cha mẹ lại dạy bảo con và cho con đi học để mở mang trí tuệ. Vậy bổn phận con là phải thờ cha mẹ cho trọn chữ hiếu.

  Biết Ơn Cha Mẹ

Phàm người nào đă biết kính yêu cha mẹ tất là biết ơn cha mẹ. Cha mẹ ḿnh sinh ra ḿnh, nuôi dưỡng ḿnh, khó nhọc biết bao nhiêu, lại lo cho ḿnh nên người tử tế, th́ công đức ấy kể sao cho xiết được. Vậy kẻ làm con phải dốc ḷng báo ơn cha mẹ. Lúc nhỏ, th́ sự biết ơn chỉ cốt ở cách vâng lời và ḷng yêu mến. Nhưng khi lớn lên, cha mẹ già cả th́ phải biết  hết ḷng phụng dưỡng: sớm thăm, tối hỏi, cơm ngon, canh ngọt, quạt nồng, ấp lạnh. Chỉ có những quân vô học đê hạ như loài vật th́ mới quên ơn cha mẹ.

Nhớ ơn cha mẹ th́ phải nuôi cha mẹ khi các người về già. Nuôi cha mẹ không thôi cũng chưa hẳn là có hiếu. Sự kính cha mẹ và sự  ḥa ái trong khi phụng dưỡng cha mẹ mới là điều chủ yếu. Giữ sự kính ái cả lúc thường cũng như lúc bất thường. Nếu cha mẹ có làm điều ǵ lầm lỗi, con cái phải t́m cách êm dẹp dịu ngọt mà can ngăn. Nếu cha mẹ không nghe th́ ḿnh vẫn phải giữ lễ và phụng dưỡng sao cho đúng lễ. Nếu phải chịu điều ǵ đau đớn, vất vả, oan ức, hay thiệt tḥi cũng không được oán hận mà bỏ mặc hay không chăm nom cha mẹ. Công ơn cha mẹ đă được bao đời công nhận trong các câu ca dao sau: Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, / Con nuôi mẹ con kể từng ngày./ Công cha như núi Thái Sơn,/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,/ Một ḷng thờ mẹ kính cha, / Cho tṛn chữ  hiếu mới là đạo con.

1. Truyền Thống Hiếu Thảo của Người Việt

Ngày xưa các cụ quan niệm rằng hiểu thảo là bổn phận chính của người con trai, nhất là con trai trưởng. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đ́nh Chiểu đă viết ở phần đầu cuốn truyện mà chúng tôi c̣n nhớ được như sau: Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu sửa ḿnh (câu 5-6). Người con trai là rường cột trong gia đ́nh sau khi cha mất. Trong khi đó con gái được các cụ coi là nữ nhân ngoại tôïc. Ca dao ta có câu: Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về. Muốn làm tṛn chữ hiếu, khi cha mẹ c̣n sống, ta phải hết ḷng nuôi dưỡng; khi cha mẹ mất, ta phải hết ḷng thương tiếc. Cha mẹ c̣n sống ngày nào ta nên mừng ngày đó và ăn ở sao cho trọn đạo làm con, chớ để đến khi cha mẹ mất rồi mới hối th́ không kịp. Người ta quan niệm rằng làm con mà có cha mẹ ở bên để báo đáp là điều sung sướng nhất đời. Phải có duyên có phúc mới được như vậy.

Việc hiếu thảo tuy vậy mà rất phức tạp. Những điều người con tưởng là có hiếu nhưng thực ra lại là bất hiếu. Có khi chính cha mẹ tạo hoàn cảnh cho các con làm điều bất hiếu mà không biết. Chính v́ vậy người ta mới phân biệt ra minh hiếu và ngu hiếu. Khi thấy cha mẹ làm điều ǵ trái, ta phải liệu đường can ngăn một cách có lễ độ và khi thấy cha mẹ nóng giận muốn đánh đập ta, ta phải liệu đường trốn tránh và đợi cho đến khi cha mẹ nguôi giận  mới giải thích hay xin lỗi cha mẹ th́ đó mới là minh hiếu.

Nếu ta chiều theo cha mẹ để về hùa cùng cha mẹ làm điều phi pháp và  nếu ta chiều cơn giận của cha mẹ để cho cha mẹ đánh ta đến bị thương tích và có thể nguy đến tính mạng, đó là ngu hiếu. Trong trường hợp này, ta đă làm hại cha mẹ v́ để cha mẹ mang tiếng bất từ và cha mẹ ta c̣n có thể bị vô phúc đáo tụng đ́nh. Ngoài ra, ta cũng hại chính bản thân ta nữa.   

Hiện thời dân Việt đang gặp đại nạn Việt Cộng nên đạo hiếu thảo của người Việt bị bọn Quỉ Đỏ ở trong nước phá hoại đến tận cỗi rễ.  Đạo hiếu thảo người Việt hải ngoại cũng bị "văn minh vật chất nước người, làm mờ hiếu thảo làm vơi nghĩa t́nh." (Thơ Khải Chính)

a. T́nh Trạng Hiếu Thảo Của Người Việt Hải Ngoại Hiện Nay

Khi đến định cư ở Bắc Mỹ, thấy chính phủ của họ có chương tŕnh trợ cấp xă hội và trợ cấp tuổi già, một số các đấng con cái dù là dư tiền nuôi cha mẹ, dù là kỹ sư, bác sĩ, và dược sĩ, cũng vẫn t́m cách này cách khác đẩy các cụ đi xin tiền trợ cấp xă hội. Đây là sự thạât mà chúng tôi đă chứng kiến. Mặt khác, thấy tiền trợ cấp xă hội dễ xin trong khi nhờ các con lại khó khăn, các cụ cũng tự t́m cách đi xin tiền xă hội thay v́ nhờ con. Ngoài ra, chính phủ ở đây lại quá dễ dăi về vấn đề trợ cấp xă hội, nên có một số người cho rằng tổ chức xă hội ở Bắc Mỹ đă đồng lơa với tội ác trong việc làm cho con cái bất hiếu. Khi c̣n vị thành niên, một số con cái không vâng lời cha mẹ, bỏ nhà ra ở riêng v́ trông cậy vào tiền trợ cấp xă hội. Khi lớn lên, lại v́ tự do, v́ quyền lợi cá nhân, một số đông con cái đă phó thác cha mẹ ḿnh cho chính phủ nuôi.

b. T́nh Trạng Hiếu Thảo Của Người Việt Trong Nước Hiện Nay   

Từ ngày Quỉ Đỏ xuất hiện ở Việt Nam, đầu tiên ở ngoài Bắc, sau ở toàn cơi, người dân học được cái thói bất hiếu của Trường Chinh Đặng Xuân Khu và bè lũ giặc Hồ ly tinh nên các bậc cha mẹ của họ thật khốn khổ. Ca dao ta mới có câu: Ai sinh thằng Khủ thằng Khu, tố chết thằng bác, bỏ từ thằng cha. Các đấng cha mẹ bị một cổ hai tṛng. Con cái nhiễm thói ăn cắp lừa đảo bất nhân của bọn Cộng Sản nên sinh ra bất hiếu với cha mẹ. 

Bọn Cộng Sản là bọn cướp của và bóc lột toàn dân nên những người dân sống dưới chế độ Cộng Sản đều phải có thủ đoạn gian manh mới sống nổi. Họ phải dối trá và lường gạt để sống c̣n. Chính v́ vậy mà những người sống dưới chế độ Cộng Sản Miền Bắc từ năm 1954 đến nay không bao giờ biết nói tiếng "cám ơn" với ai v́ có ai ở Miền Bắc làm ơn cho họ đâu. Sống lâu với bọn Cộng Sản, họ đă nhiễm tính dối trá và lường gạt của bọn Cộng Sản cho nên khi vào Miền Nam họ không thể tưởng tượng là dân Miền Nam trước đó đă có cuộc sống văn minh, tự do, dân chủ, nhân quyền, và no ấm đến như thế. Dân Miền Nam có cho họ cái ǵ họ cũng không hề biết nói tiếng cám ơn.  Điều này chứng minh là chế độ Cộng Sản đă phá hủy đến tận cỗi rễ truyền thống  biết ơn tốt đẹp của dân ta.  

Các bậc cha mẹ bị đảng Cộng Sản, một tổ chức vô nhân tính, bóc lộc nên đă khốn khổ lại càng khốn đốn thêm. Tất cả  con em đều bị bọn Cộng Sản tách ra khỏi ảnh hưởng của gia đ́nh để dụ dỗ  chúng theo dơi các hành động của cha mẹ chúng hầu báo cáo cho lũ công an để được tuyên dương là "cháu ngoan" Hồ tặc.  Cảnh luân thường đạo lư bị đảo lộn thật là đau ḷng!  Tuy nhiên, với niềm tin vào truyền thống hiếu thảo lâu đời, người Việt chúng ta vẫn có dư nội công thâm hậu để phục hồi đạo hiếu thảo bằng cách loại trừ loài Quỉ Đỏ ở trong nước và thiết lập giềng mối chung ở hải ngoại để xây dựng cộng đồng người Việt chúng ta vững mạnh về mọi mặt.

Ở đâu và ở thời nào, hiếu thảo bao giờ cũng là rường cột của mọi nết ăn ở trên đời. Con người ta nếu có hiếu thảo với cha mẹ ông bà th́ thường cũng biết nhớ ơn tiền nhân và có ḷng cứu dân giúp nước. Kẻ bất hiếu th́ dù nhất thời có khá giả, nhưng sau cùng cũng là loài vô dụng và sâu dân mọt nước.

2. Truyền Thống Biết Ơn Của Người Việt 

Truyền thống hiếu thảo thường đi đôi với truyền thống biết ơn. Chúng ta hăy cùng nhau t́m hiểu truyền thống biết ơn này để từ đó có thể giúp nhau duy tŕ và phát triển sự biết ơn trong cuộc sống mới cho tốt đẹp hơn. Sự biết ơn của người Việt Nam thường không được bày tỏ một cách lộ liễu như người Bắc Mỹ. Nó không ở đầu môi chót lưỡi mà ở tấm ḷng và hành động. Chẳng hạn như có ai giúp ta cái ǵ ta không t́m cách trả ơn ngay tức khắc mà đợi có dịp nào đó mới đền ơn một cách kín đáo và tế nhị. Có giúp đỡ ai, dân ḿnh cũng giúp một cách kín đáo và khéo léo. Người Bắc Mỹ th́ không, chẳng hạn như ta cho họ đi nhờ xe, khi xuống xe họ trả lại ngay ta một đô la tiền xăng. Thế là họ yên ḷng.

Dân Việt vốn là dân có truyền thống nhớ ơn từ lâu đời, chẳng hạn như ta thấy có nhiều nơi thờ những bậc có công to với dân với đất nước như  Trưng Nữ Vương, Trần Hưng Đạo, và Phù Đổng Thiên Vương, v.v.  Người ta c̣n nhớ ơn và thờ những vị đă tạo ra một nghề như nghề sơn, nghề khảm, nghề đúc, nghề mộc, v.v., và tôn những vị sáng tạo ra nghề này làm Thánh Sư, Tổ Sư, hay Tiên Sư.  Người ta dựng đền hay miếu để thờ các vị này. Hàng năm dân làng tổ chức tế lễ hai lần gọi là xuân thu nhị kỳ,  tức là tế vào tháng hai thuộc mùa xuân và vào tháng tám thuộc mùa thu. Dân làng c̣n ăn mừng khi được mùa. Mỗi lần trời cho  ḥa cốc phong đăng, tức là được mùa, th́ dân chúng lại mở đại hội, thường là vào tháng hai mỗi năm, để ăn mừng và tế lễ tạ ơn trời phật.

Trong các ngày lễ tết, dân ta thường có lệ đi tết, tức là biếu quà trong dịp tết, để tạ ơn và thắt chặt t́nh gia đ́nh, nghĩa thầy tṛ, và mối thân thiện giữa bằng hữu. Con cháu th́ đi tết cha mẹ, ông bà, cô, d́, chú, bác, v.v. Học tṛ đi tết thầy cô. Những người thọ ơn đi tết ân nhân của ḿnh. Ngoài việc đi tết, người ta c̣n đi lễ chùa, đền, miếu để tạ ơn trời Phật và thánh thần đă ban phước lành cho họ.

Việc tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt được coi là rất quan trọng. Học tṛ nhớ ơn thầy được thể hiện trong câu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Điều này có nghĩa là hễ ai dậy ta một chữ hay nửa chữ cũng là thầy của ta. Ca dao ta c̣n có câu: Không thầy đố mày làm nên. Việc nhớ ơn thầy và tầm quan trọng của sự giáo huấn đă làm người ta đưa địa vị ông thầy (sư) lên trên địa vị của cha (phụ) trong thứ  tự: quân, sư, phụ. 

Bổn phận đối với thầy và việc nhớ ơn thầy đă được coi là định luật không thể thay đổi trong xă hội Việt Nam. Nhớ ơn thầy bằng cách thăm nom săn sóc và giúp đỡ thầy. Trong các ngày lễ tết, học tṛ dù đang học hay đă thôi thọc đều nhớ mua quà đến tết thầy. Bổn phận đối với thầy trong khi học và sau khi thôi học cũng được người Việt ta tôn trọng và coi là một bổn phận thiêng liêng. Chúng ta hăy cùng nhau đọc lại hai bài học về bổn phận đối với thầy ở trong cuốn Luân Lư Giáo Khoa Thư. Hai bài này trước đây đă được đem vào chương tŕnh giáo dục ở Lớp Sơ Đẳng từ năm 1941.

Bổn Phận Ở Với Thầy Lúc Đang Học

Thầy là người thay cha mẹ ḿnh để dạy bảo ḿnh. Luân lư ta lấy quân, sư, phụ làm trọng hơn cả. Người học tṛ tốt phải biết ơn thầy, phải tôn kính thầy, phải yêu mến thầy, và phải vâng lời thầy.

Bổn Phận Ở Với Thầy Lúc Thôi Học Rồi

Lúc thôi học rồi, cũng như lúc c̣n học, bao giờ ta cũng phải yêu kính thầy và biết ơn thầy. Ta phải năng lui tới thăm nom (viếng), lỡ khi thầy đau yếu hay gặp hoạn nạn, ta phải săn sóc giúp đỡ. Ta đừng bắt chước những quân vô hạnh làm nên chút danh phận ǵ, gặp thầy cũ, lờ đi như không biết, lấy sự phải chào hỏi thầy làm xấu hổ. Như thế là vong ân bội nghĩa rất đáng khinh bỉ.

Chính nhờ có ḷng biết ơn và kính trọng thầy nên việc giáo dục của Việt Nam trước đây mới dễ dàng và thành công mỹ măn đến như thế. Người Việt ta c̣n có thói quen trong cuộc sống hàng ngày về việc nhớ ơn. Vào các ngày tết, bất cứ tết ǵ, theo phong tục Việt, gia đ́nh nào cũng làm mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà, và cha mẹ khi các người đă qua đời. Ngoài ra, khi đến mùa hoa quả hay thấy của ngon vật lạ, người ta thường mua về để cúng gia tiên trước rồi mới ăn. Đây là cách kính trọng và nhớ ơn ông bà tổ tiên đă thành nếp của dân tộc Việt. Từ việc cúng cơm người quá cố đến việc để tang, giỗ tết, tế lễ, đốt vàng mă, và cúng lễ trong ngày rằm tháng bảy âm lịch, Lễ Vu Lan, tức là ngày xá tội vong nhân mà ngày nay người ta gọi là mùa báo hiếu, v.v., hết thẩy đều thể hiện tấm ḷng thành và nhớ ơn tiền nhân. Ư nghĩa đó được gói ghém trong các câu tục ngữ : Uống nước phải nhớ đến nguồn, / Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, / Uống nước nhớ kẻ đào giếng.

Ngoài ra, việc xưng hô trong tiếng Việt cũng phản ảnh tấm ḷng hiếu thảo, biết ơn, và tôn ti trật tự trong gia đ́nh cũng như ở ngoài xă hội. Việc thưa gửi,  đi thưa về tŕnh, và gọi dạ bảo vâng trong phong tục của người Việt chúng ta lại càng tế nhị và văn minh, nhất là trong vấn đề kính trọng, nhớ ơn, và hiếu thảo. Phải có nền văn hóa lâu đời người ta mới đạt đến tŕnh độ xưng hô,  kính trọng, nhớ ơn, và hiếu thảo đến như vậy.

Truyền thống hiếu thảo và biết ơn của người Việt chúng ta đă có nền tảng từ lâu đời, gần 5 ngàn năm trước. Người Hoa Kỳ mới có văn hóa riêng cho Hợp Chủng Quốc kể từ năm 1776, tức là cách đây (2001) 225 năm nay. Người Canada mới được độc lập từ năm 1867, tức là cách đây (2001) 134 năm mà thôi. Chính v́ thế mà nếp sống và văn hóa của họ c̣n phôi thai, đang trên đà củng cổ để thành nề nếp. Họ không có nền tảng gia đ́nh vững vàng như dân Việt ta. Chính phủ của họ phải đứng ra lo cho người già.V́ thế mà ḷng hiếu thảo của con cái không có chỗ đứng. Theo văn hóa của Bắc Mỹ, ta có thể nói  trẻ cậy cha mẹ và chính phủ, già th́ chỉ trông cậy vào chính phủ không mà thôi.

  Việt Nam ta, trước 1975, các chính phủ Quốc Gia không để ư đến vấn đề người già mấy, không có chương tŕnh trợ cấp tiền già như ở Bắc Mỹ này v́ con cái và gia đ́nh đều tự lo cho cha mẹ và ông bà. Sự hợp lư và công bằng từ nền tảng gia đ́nh Việt Nam về việc cha mẹ và con cái giúp đỡ nhau đă được chứng minh trong câu tục ngữ: Trẻ cậy cha già cậy con.

II. Truyền Thống Hiếu Thảo và Nhớ Ơn của Người Bắc Mỹ

Trên đây chúng tôi đă so sánh một vài khía cạnh giữa sự hiếu thảo và biết ơn của người Việt và người Bắc Mỹ. Để hiểu rơ hơn sự hiếu thảo và biết ơn của ngưới Bắc Mỹ, chúng ta cần phải đi sâu vào một số vấn đền cụ thể dưới đây. 

Cũng giống như người Việt Nam ta, người Bắc Mỹ có truyền thống hiếu thảo và nhớ ơn nhưng không được sâu xa, tế nhị, và thành nếp như truyền thống hiếu thảo  của Việt Nam ta. Trong kho tàng sách vở và ngôn ngữ của người Bắc Mỹ, không có những sách dạy về việc hiếu thảo. Người Bắc Mỹ có óc thực tế, tôn trọng tự do và đời tư cá nhân nên cách nhớ ơn của họ rất là ṣng phẳng: có ăn có trả. V́ tôn trọng tự do và đời tư cá nhân nên mối liên hệ đại gia đ́nh và t́nh hàng xóm thật là hời hợt. Chính v́ thế cho nên việc nhớ ơn và sự hiếu thảo của họ không được coi trọng như ở Việt Nam ta. Có lẽ v́ xă hội Bắc Mỹ có chương tŕnh trợ cấp xă hội và bao dịch vụ giúp đỡ người già nên con cái ỷ vào đó để lơ là bổn phận làm con.

Ở Việt Nam ta có bao giờ bố mẹ đi kiện con cái để đ̣i tiền cấp dưỡng đâu. Con cái có biếu bố mẹ cái ǵ, kể cả tiền bacï, nếu không biếu đúng cách th́ các cụ cũng không thèm nhận. Không cứ là ở trong gia đ́nh mà cả ở  ngoài xă hội cũng vậy, người Việt ta đều có quan niệm là của cho không bằng cách cho, và lời chào cao hơn mâm cỗ. Có nhiều người con v́ sơ ư trong cách biếu quà cha mẹ nên các cụ không chịu nhận. Có nhiều trường hợp, các con đă phải năn nỉ và xin lỗi măi các cụ mới chịu nhận cho. Ở Việt Nam ta rất hiếm có trường hợp con cái tính chuyện giết cha mẹ để cướp của. Ở Bắc Mỹ này, đó là việc thường xảy ra. Người Việt ta coi việc đem nhau ra ṭa là chuyện vô phúc. V́ thế, các cụ ta mới có câu vô phúc đáo tụng đ́nh là vậy.

Ở Bắc Mỹ, chuyện cha mẹ và con cái thưa nhau ra ṭa không phải là việc hiếm. Theo tờ London Free Press, số ngày 31-8-1995, vào ngày 30-8-1995, một ṭa án ở St. Catharines, Ontario, Canada, đă ra lệnh cho bốn người con phải trợ cấp mỗi tháng một ngàn đồng cho người mẹ già 60 tuổi tên là bà Veronica Godwin. Theo London Free Press số ngày 24-10-1996, một trường hợp khác đă xảy ra ở trường Đại Học Ottawa, Canada, là vào ngày 23-10-96, Giáo Sư Henry Edwards, 57 tuổi, khoa trưởng phân khoa xă hội (the dean of the faculty of social sciences)  đă bị bắt về tội âm mưu giết mẹ bằng thuốc ngủ.

Nghe thấy những chuyện trên đây, chắc hẳn mọi người Việt chúng ta đều thấy ngao ngán cho t́nh nghĩa giữa cha mẹ và con cái ở đất Bắc Mỹ này. Xă hội Bắc Mỹ đang khủng hoảng về mặt giáo dục con em. Luân lư và đạo đức đang trên đà băng hoại một cách đáng lo ngại. Trên báo The London Free Press, ngày 28-11-1996, trong bài “Parents Not Only Ones to Blame for Troubled Teens,” ông Bob Harvey đă lập lại ư kiến của một số chuyên gia cho là họ đang sống trong một xă hội mà giá trị đạo đức không c̣n được truyền dạy cho con em nữa.

Ông Bob Harvey c̣n tŕnh bày ư kiến của Giáo Sư Robert Glossop thuộc Học Viện Vanier ở Ottawa liên quan về vấn đề gia đ́nh như sau: Việc chửa hoang của các thiếu nữ vị thành niên, việc bạo động của tuổi trẻ, và các trường hợp tự tử của thanh thiếu niên đang xảy ra là do ở vấn đề thiếu đạo đức và thiếu sự chú tâm vào b́nh diện luân lư trong xă hội chúng ta.

Ông Bob Harvery cũng thuật lại lời của ông Bill Damon, giám đốc trung tâm Center  for Human Development của trường Đại Học Brown UniversityRhode Island, với đại ư là không phải tất cả mọi con em chúng ta đều tệ cả. Có rất nhiều em đang cố gắng vươn lên. Nhưng những ǵ các thanh thiếu niên đang làm trong xă hội hiện nay chứng tỏ là xă hội chúng ta đang đi thụt lùi ít nhất là cả một thế hệ. Tuy nhiên, những nhà giáo dục ở đây đang cố gắng lo cải tổ việc giáo dục và t́m phương pháp mới để dạy học sinh về giá trị đạo đức, chẳng hạn như ḷng thương người, tính ngay thẳng, và sữ công bằng.

            Vào đầu năm 2000, bà Janet Ecker, Bộ Trưởng Giáo Dục tỉnh bang Ontario, Canada, đă đưa ra một chương tŕnh cải tổ giảo dục một cách qui mô nhằm đạt tới  một nền giáo dục công lập có phẩm chất cao về mọi mặt, nhất là về việc khuyến khích và phát triển sự kính trọng (kính trên trọng dưới), tinh thần trách nhiệm, và phép lịch sự  giữa học sinh và nhà trường, giữa học sinh và gia đ́nh, và giữa học sinh và cộng đồng xă hội.  Chúng tôi cũng đă được bà Bộ Trưởng Janet Ecker gửi thư tham khảo ư kiến. Nhân dịp này chúng tôi đă đề nghị với bà cho thiết lập một trung tâm tu nghiệp giáo chức để giúp thầy cô cải thiện về kiến thức và phương pháp giáo dục.

Để giúp học sinh trở thành những học tṛ giỏi và có kỷ luật, những đứa  con ngoan và hiếu thảo, và những công dân tốt và gương mẫu, chúng tôi đă đề nghị với bà Bộ Trưởng Janet Ecker đưa vào chương tŕnh giáo dục học đường hai môn học: công dân giáo dục và luân lư giáo dục. Chúng tôi có nhấn mạnh vào mục đích của việc tiên học lễ hậu học văn và giải thích với bà ta là kỷ luật hay luật pháp chỉ dùng để trừng trị những người đă vi phạm kỷ luật hay phạm pháp, c̣n lễ, tức lễ phép và lịch sự, có công dụng  giúp học sinh trở nên học tṛ tốt, con ngoan, và công dân gương mẫu, nhiên hậu chúng tránh được việc vi phạm kỷ luật hay phạm pháp. Muốn học sinh có lễ phép và lịch sự, ta phải dạy chúng ngay khi chúng c̣n nhỏ, tức là trong lúc chúng c̣n ở trên ghế nhà trường và c̣n ở trong gia đ́nh. Lễ là rường cột của mọi lẽ ăn ở trên đời v́ một người có kiến thức cao và chuyên môn giỏi mà vô lễ th́ sẽ trở thành loại sâu dân mọt nước. 

Cũng trên tờ London Free Press, số ngày 28-11-1996, có tin là ở thành phố Wellesley, Massachusetts, các thương gia, cảnh sát, các cơ quan tryền thông, các nhà giáo dục, và các hội nhà thờ đă và đang bắt đầu t́m giải pháp cho các vấn đề thiếu nữ chửa hoang ở tuổi vị thành niên, việc phá phách và bạo động của thanh thiếu niên, sự nghiện rượu và x́ ke ma túy, cùng việc bỏ học hay thiếu siêng năng của các học sinh. Ở thành phố St. Louis, Minnesota, người ta có chương tŕnh sử dụng quí vị cao niên trông chừng hành động của thanh thiếu niên. Quí cụ ra đón các em tại trạm school bus rồi tổ chức các sinh hoạt sau giờ học cho các thanh thiếu niên để giúp các em sử dụng th́ giờ một cách hữu ích và thích thú.

Để tạo cho các em có t́nh thương cha mẹ và thương tha nhân, các người con hiếu thảo, các công dân gương mẫu, và các nhà giáo dục Bắc Mỹ đă đặt ra Ngày Báo Hiếu Mẹ (Mother's Day) và Ngày Báo Hiếu Cha (Father's Day) để các đấng con cái có được dịp nghĩ về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Để giáo dục con em về ḷng biết ơn, các nhà giáo dục và những người quan tâm đến tương lai trẻ đă tạo cơ hội cho chúng biết coi trọng ngày sinh nhật (birthday), ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) , Lễ Giáng Sinh, và Tết Tây. Trong những dịp này người ta đă tạo cho trẻ có thói quen về việc bày tỏ tấm ḷng biết ơn và săn sóc nhau một cách chân thành, đồng thời họ cũng vui hưởng cho ḿnh một cách thỏa thích.

Một điều rất nổi bật là dân chúng Bắc Mỹ có ḷng vị tha thật cao cả, chân thành, và đầy t́nh nghĩa. Nhờ có tinh thần vị tha và t́nh nguyện cao độ này nên chính phủ, các hội từ thiện, các hội nhà thờ, và dân chúng Bắc Mỹ đă đứng ra bảo lănh và cưu mang hàng triệu người ty nạn Cộng Sản chúng ta. Ḷng vị tha và tinh thần thiện nguyện của người Việt Nam ta chưa bằng họ. Quan niệm của dân Việt ta là giọt máu đào hơn ao nước lă. 

Người Bắc Mỹ cũng biết nhớ ơn các vị anh hùng tử sĩ , những người đă hy sinh v́ lư tưởng bảo vệ tự do và ḥa b́nh cho nhân loại. Chính v́ thế mà họ tổ chức long trọng Ngày Chiên Sĩ Trận Vong trên toàn quốc của họ.  V́ đa số theo đạo Thiên Chúa, dân Bắc Mỹ c̣n biết ơn trời và các vị thánh thần đă ban cho họ đất đai màu mỡ, có dư đồ ăn thức uống, và nhất là đất nước của họ rất mực thanh b́nh thịnh trị. Để tạ ơn trời và thánh thần đă ban phước cho họ, hàng năm họ tổ chức cầu nguyện và ăn mừng vào Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day).  Hơn nữa, trong mỗi bữa cơm tại gia đ́nh và các bữa tiệc ngoài xă hội, họ đều có dâng lời tạ ơn chúa về những ân sủng mà họ đă và đang được hưởng. Cử chỉ tỏ ḷng biết ơn này đă thành nếp v́ được các trường theo đạo Thiên Chúa dạy cho những học sinh ngay từ các lớp mẫu giáo trở lên.

Đă đến định cư ở các nước Bắc Mỹ, có một số ngưới chủ trương nên t́m hiểu về truyền thống hiếu thảo và các ngày nhớ ơn ở đây để cùng nhau ḥa nhịp vào nếp sống chung một cách có ư nghĩa và đồng thời làm tăng thêm t́nh nhân loại thân thương mà tiền nhân đă bỏ bao công tŕnh vun đắp. Ngoài việc giữ cái hay cái đẹp của ḿnh, chúng ta cũng cần học thêm cái hay cái đẹp của người để làm giầu cho truyền thống tốt đẹp về ḷng hiếu thảo và biết ơn của ta.

A. Truyền Thống Hiếu Thảo Của Người Bắc Mỹ   

Như trên đă nói, người Bắc Mỹ v́ quá nặng về nếp sống tự do và rất trọng sự riêng tư của đời sống cá nhân nên t́nh đại gia đ́nh rất hời hợt. Tuy nhiên, nhờ có các người con hiếu thảo, các công dân gương mẫu, người ta đă t́m cách để nhắc nhở tha nhân về bổn phận đối với cha mẹ. Chính v́ thế mà các Ngày Báo Hiếu Mẹ (Mother's Day) và Ngày Báo Hiếu Cha (Father's Day) mới được được đặt ra.

1.  Ngày Mother's Day (Ngày Báo Hiếu Mẹ) 

Ngày Mother's Day được người Bắc Mỹ đặt ra để hàng năm vinh danh t́nh mẫu tử vào ngày Chủ Nhật thứ hai trong tháng năm. Vào ngày này, nhiều nhà thờ cũng như các gia đ́nh đều mở tiệc để ca ngợi công lao của các bà mẹ. Người ta có tục lệ gắn hoa cẩm chướng (carnation) cho nhau. Bông cẩm chướng màu hồng hay tím được gắn trên ngực là dấu hiệu mẹ c̣n sống, và bông cẩm chướng màu trắng là dấu hiệu mẹ đă qua đời. Tục gắn hoa cẩm chướng này chỉ áp dụng cho ngày Mother's Day mà thôi.

Vào thời xa xưa, ngày Mother's Day được tổ chức lần đầu tiên ở Anh (England) dưới cái tên là Mothering Sunday,  có nghĩa là ngày ghi ơn sự săn sóc nuôi dưởng của người mẹ đối với con cái. Tuy nhiên, không có tài liệu nào nói rơ là ngày Mothering Suday đă được tổ chức vào ngày nào. Sau đó các nước khác cũng tổ chức những ngày tương tự như vậy.

Ở Hoa Kỳ, vào năm 1872, bà Julia Ward Howe là người đầu tiên đề nghị tổ chức ngày Mother's Day vào  mùng 2 tháng sáu Tây để dâng hiến cho ḥa b́nh nhân loại. Sau đó, vào năm 1907, bà Anna Jarvis ở thành phố Grafton, W. Virginia, Hoa Kỳ, đứng ra vận động để ngày Mother's Day được chính thức công nhận trên toàn quốc Hoa Kỳ. Bà đă đề nghị chọn ngày Chủ Nhật thứ hai trong tháng 5 dương lịch, không thấy nói rơ lư do tại sao, để làm ngày Mother's Day.  Tục lệ đeo hoa cẩm chướng   cũng bắt đầu từ đây. Bà Anna Jarvis được phái đoàn của nhà thờ Andrews Church đưa ra quyết nghị công nhận là người sáng lập ra ngày Mother's Day. Vào năm 1914, vị tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ, Tổng Thống Woodrow Wilson, đă phê chuẩn nghị quyết của Quốc Hội Hoa Kỳ về việc chấp thuận ngày Mother's Day. Và năm sau đó, 1915, Tổng Thống Wilson tuyên bố với quốc dân chính thức chấp nhận ngày Mother's Day là ngày lễ hàng năm tại Hoa Kỳ. Một điều đặc biệt là không những các người con tỏ ḷng biết ơn bà mẹ của ḿnh mà cả các nhà thờ, hội đoàn, và bạn bè đều tổ chức những buổi họp mặt để ca ngợi, vinh danh, tặng quà, tặng thiệp, và tặng hoa cho các bà mẹ. Canada và Hoa Kỳ đều tổ chức kỷ niệm ngày Mothet's Day  vào cùng một ngày với cùng ư nghĩa.

2. Ngày Father's Day (Ngày Báo Hiếu Cha)

Ở Hoa Kỳ và Canada, ngày Father's Day được tổ chức vào Chủ Nhật thứ ba trong tháng sáu dương lịch. Vào ngày này người ta tỏ ḷng biết ơn và vinh danh công ơn của những người cha (bố) bằng cách biếu quà, tặng hoa, và tặng tấm thiệp cho các người cha với những lời ghi ơn và chúc mừng tốt lành. Người khởi xướng ra ngày Father's Day là bà Sonora Louise Smart Dodd (Smart là họ của cha và Dodd là họ của chồng). Ở thành phố Spokane thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, vào năm 1909, sau khi nghe bài thuyết giảng về ngày Mother's Day, Bà Dodd đă có sáng kiến dành một ngày đặc biệt để vinh danh những người cha (bố). Bà có ư muốn vinh danh người cha của bà là ông William Jackson Smart. Ông Smart, sau khi vợ mất, đă ở vậy nuôi 6 người con cho chúng khôn lớn nên người.

Bà Dodd đă viết thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền chấp nhận việc tổ chức ngày Father's Day một cách chính thức trên toàn cơi Hoa Kỳ. Hội đồng mục sư thành phố  Spokane  cùng với cơ quan YMCA địa phương đều hết sức hỗ trợ cho thỉnh nguyện này. Do sự cố gắng của Bà Dodd mà ngày Father's Day đă được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Spokane vào 19 tháng 6 năm 1910. Măi đến năm 1972, Tổng Thống Richard M. Nixon của Hoa Kỳ mới kư sắc lệnh để chính thức công nhận việc tổ chức ngày Father's Day trên toàn cơi Hoa Kỳ. 

 

B. Truyền Thống Nhớ Ơn của Người Bắc Mỹ 

Sự nhớ ơn của người Bắc Mỹ rất là ṣng phẳng. Đă chịu ơn ai th́ họ cố trả cho bằng được. Họ cũng rất hợp t́nh hợp lư trong cách đối xử với nhau. Phần đông người Bắc Mỹ rất tôn trọng lẽ phải. T́nh cảm tuy không đậm đà nhưng rất lịch sự, trọng h́nh thức, và rất biết điều. Chính v́ thế, họ cũng biết ơn, nhất là đối với Chúa, với các chiến sĩ trận vong và các vị anh hùng liệt nữ đă dựng nước và giữ nước của họ. Sau đây chúng ta hăy thử t́m hiểu những dịp mà người Bắc Mỹ thường bày tỏ ḷng biết ơn đối với thượng đế, các vị anh hùng liệt nữ, các ân nhân, thân thuộc, và bằng hữu.

1. Ngày Thanksgiving Day (Ngày Lễ Tạ Ơn)

Mucï đích của ngày lễ Thanksgiving Day là để cám ơn Thượng Đế đă ban phước lành trong năm. Vào ngày này, người ta làm tiệc ăn mừng và dâng lời cầu khẩn. Nguyên thủy, ngày lễ Thanksgiving Day được tổ chức lần đầu tiên ở New England.  New England là phần đất ở phía đông bắc Hoa Kỳ do Đại Úy John Smith khám phá ra vào năm 1614 và đặt tên là New England v́ nó trông giống như địa thế của bờ biển bên Anh. New England gồm các tiểu bang: Connecticut, Maine, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, và Vermont.

Ngày lễ Thanksgiving Day của Hoa Kỳ bắt nguồn từ ngày lễ ở New England này. Ở Hoa Kỳ, ngày lễ Thanksgiving Day thường mang tính cách của việc đoàn tụ gia đ́nh với bữa ăn nấu bằng gà tây (turkey) rất thịnh soạn và ấm cúng. Ngày lễ này cũng là dịp để người ta suy tư về niềm tin tôn giáo và dành th́ giờ đi nhà thờ cầu nguyện. Có một điều không hợp lư về ngày lễ tạ ơn tại Bắc Mỹ là họ đi sát hại cả hàng chục triệu gà tây (turkeys) để ăn mừng và cám ơn. Như thế  th́ c̣n đâu là ư nghĩa cám ơn nữa!

a. Ngày Lễ Thanksgiving Day Mang Ư Nghĩa Thuần Túy Tôn Giáo: Ngày lễ Thanksgiving Day  mang ư nghĩa thuần túy tôn giáo đă được một nhóm di dân người Anh tổ chức lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào ngày mùng 4 tháng 12 năm 1619 tại đồn điền Berkeley Plantation  bên bờ sông James River mà bây giờ là thành phố  Charles City, Virginia. Họ tổ chức ngày lễ Thanksgiving Day này hoàn toàn với mục đích tôn giáo để cám ơn Thượng Đế và đồng thời để kỷ niệm ngày đầu tiên họ đặt chân lên miền đất hứa này.

b. Ngày Lễ Thanksgiving Day Mang Ư Nghĩa Tạ Ơn v́ Được Mùa: Ngày lễ Thanksgiving Day mang ư nghĩa tạ ơn v́ được mùa đă được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Plymouth, Massachusetts, một năm sau khi quân thực dân Plymouth  đến định cư ở Hoa Kỳ. Plymouth là tên của một thuộc địa Anh. Một nhóm tín đồ theo đạo Tin Lành người Anh có đầu óc cấp tiến, bị cấm hành đạo, di dân sang Bắc Mỹ thiết lập thuộc địa vào năm 1620 lấy tên là Plymouth Colony. Nhóm tín đồ này được người ta gọi là Quân Thực Dân Plymouth. Thuộc địa này bây giờ là miền đông Massachusetts.

Mùa đông đầu tiên khi ï Quân Thực Dân Plymouth đặt chân đến Massachusetts rất là khủng khiếp. Mùa đông này đă làm chết vào khoảng một nửa số người đến định cư ở  đây. Nhưng vào năm 1621, họ có hy vọng được mùa. Chính v́ thế mà vào đầu mùa thu năm 1621, Thống Đốc William Bradford đă cho tổ chức ngày hội để ăn mừng hy vọng được mùa và cám ơn Thượng Đế về những tiến triển và thành quả mà dân chúng đă gặt hái được. Tuy nhiên, từ sau mùa thu năm 1621, ngày lễ Thanksgiving Day được tổ chức vào cuối mùa thu khi mà hoa màu đă được gặt hái xong.

c. Ngày Lễ Thanksgiving Day của Hoa Kỳ: Phong tục về ngày lễ Thanksgiving Day đă lan tràn từ Plymouth ra các thuộc địa khác của New England. Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng của người Hoa Kỳ khỏi sự  cai trị của người Anh từ năm 1775 đến 1781, Người Hoa Kỳ có tất cả 8 ngày đặc biệt để tạ ơn sự chiến thắng và thoát khỏi sự hiểm nghèo. Vào năm 1789, Tổng Thống George Washington  đă tuyên bố ngày 26 tháng 11 là ngày lễ Thanksgiving Day của quốc gia. Nhưng trong cùng một năm đó, nhà thờ Protestant Episcopal Church  lại tuyên bố  ngày thứ Năm đầu tiên trong tháng 11 là ngày tạ ơn hàng năm.

Trong bao nhiêu năm, Hoa Kỳ không có ngày chính thức dành cho   lễ Thanksgiving Day. Măi về sau này, nhờ sự khéo léo và bao công sức vận động của  bà chủ bút tờ Godey's Lady's Book, bà Sarah Josepha Hale, ngày lễ Thanksgiving Day mới được trở thành ngày lễ chính thức trên toàn quốc Hoa Kỳ. Sau đó Tổng Thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày thứ  Năm cuối tháng 11 năm 1863 là ngày tạ ơn và vinh danh Đức Thánh Cha. Rồi mỗi năm sau đó, trong 75 năm, ngày lễ Thanksgiving Day  được tổ chức vào ngày thứ  Năm cuối tháng 11. Nhưng đến năm 1939, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt lại cho tổ chức ngày lễ Thanksgiving Day sớm hơn một tuần nhằm mục đích giúp cho các cơ sở thương mại buôn bán thuận lợi trước mùa Giáng Sinh. Cuối cùng, sau năm 1941, Quốc Hội Hoa Kỳ đă quyết định chọn ngày thứ Năm thứ tư trong tháng 11 dương lịch là ngày lễ Thanksgiving Day và là ngày nghỉ lễ chính thức của Hoa Kỳ. 

d. Ngày Lễ Thanksgiving Day của Canada: Canada cũng tổ chức ngày lễ Thanksgiving Day giống như ở Hoa Kỳ, nhưng lại tổ chức khác ngày v́ tùy theo vụ mùa. Trước đây ngày lễ Thanksgiving Day của Canada được tổ chức vào ngày thứ  Hai cuối  tháng 10 dương lịch. Từ năm 1957, chính phủ Canada tuyên bố  ngày thứ Hai của tuần lễ thứ nh́ trong tháng 10 là ngày lễ chính thức dành cho Thanksgiving Day.   

2. Ngày Lễ Remembrance Day (Ngày Chiến Sĩ Trận Vong) của Bắc Mỹ 

a. Ngày Lễ Remembrance Day của Canada: Ở Canada, ngày Remembrance Day được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 dương lịch mỗi năm để nhớ ơn các chiến sĩ đă hy sinh trong trận Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến, và cuộc chiến tranh Cao Ly. Biều tượng của ngày Remembrance Day là hoa poppy flowers (hoa anh túc)  màu đỏ mà người ta đeo ở ngực trong dịp này. Lư do chính là hoa poppy mọc rất nhiều trên các băi chiến trường ở Pháp trong Đệ Nhất Thế Chiến.

Loại cây hoa poppy quí nhất là loại có hoa trắng và nhựa của nó được dùng để làm thuốc phiện. Loại cây này được trồng ở Á Đông từ hồi cổ xưa. Có những loại cây poppy mọc ở nơi hoang dă thuộc Châu Âu. Hoa poppy có đủ màu: màu đỏ, màu cam, màu trắng, hay màu hồng hồng. Nhụy hoa thường là màu tím hơi đen đen hay màu xanh lam. Hoa poppy đă từng được ngưỡng mộ là một loại hoa có vẻ đẹp thanh tao và duyên dáng. 

Vào đúng 11 giờ, ngày 11 tháng 11 năm 1918, một hiệp ước đ́nh chiến được kư kết trên toa xe lửa ởngoại ô thành phố Compiegne tại Pháp để chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến, 1914-1918. Từ ngày đó, người dân Canada luôn luôn lấy ngày 11 tháng 11 để kỷ niệm những người đă hy sinh cho lư tưởng tự do. Thoạt đầu, ngày lễ kỷ niệm này có tên là Armistice Day  (ngày hiệp ước đ́nh chiến).  Tiếp đó, nó lại có tên là Thanksgiving Day. Trong đạo luật về các ngày nghỉ lễ  “The Holidays Act” được kư vào năm 1970, chính phủ Canada chính thức xác nhận ngày chiến sĩ trận vong của Canada có tên là Remembrance Day và được kỷ niệm  vào ngày 11 tháng 11 hằng năm.

Với tinh thần của ngày 11 tháng 11 dương lịch, các nước  đều kỷ niệm ngày chiến sĩ trận vong này. Có một số nước dùng cùng tên và cùng ngày, một số nước khác lại dùng khác tên khác ngày. Tuy nhiên, mục đích chung vẫn là để nhớ ơn các chiến sĩ đă hy sinh cho lư tưởng tự do và ḥa b́nh của nhân loại. Ở Hoa Kỳ, người ta  có hai ngày để nhớ ơn chiến sĩ: ngày Memorial Day (Ngày Chiến Sĩ Trận Vong)  và Veterans' Day (Ngày Cựu Chiến Binh).

Ngày Memorial Day được tổ chức vào ngày thư Hai cuối tháng 5 dương lịch, và ngày Veterans' Day được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 dương lịch. Ở Pháp, ngày chiến sĩ trận vong được gọi là Jour Du Souvenir và cũng được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 dương lịch. Ở Anh, ngày chiến sĩ trận vong có tên giống như của Canada là Remembrance Day và được tổ chức vào ngày  Chủ Nhật  gần nhất của ngày 11 tháng 11 dương lịch. Ở Nga, ngày chiến sĩ trận vong có tên được dịch sang tiến Anh là Victory Day và được tổ chức vào ngày 9 tháng 5 dương lịch. Ở Đức, ngày chiến sĩ trận vông có tên là Volkstrauertag và được tổ chức vào ngày Chủ Nhật thứ ba trong tháng 11 dương lịch.

* Truyền Thống Hoa Đeo Hoa Poppy: Trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến  mà người Canada gọi là Great War, có nhiều trận chiến dữ dội đă diễn ra tại quận Flanders ở Bỉ (Belgium).  Trên băi chiến trường kinh hoàng đầy chết chóc này, cứ mỗi độ xuân về trong lúc những người lính đang kịch chiến ở hầm hố cá nhân hay giao thông hào, hoa poppy màu đỏ lại nở rộ để đón chào các chiến sĩ can trường đang bảo vệ tự do và ḥa b́nh cho nhân loại.

Vị Trung Tá quân y kiêm sĩ quan pháo binh Canada, Trung Tá John McCrae, đă viết về chiến trường vinh quang này qua một bài thơ. Với tâm hồn thơ thôi thúc trong khi đang chiến đấu, Trung Tá McCrae đă viết những câu thơ bất hủ. Ông bắt đầu bài thơ “In Flanders' Fields” bằng những chữ: In Flanders' Fields the poppies blow. Bài thơ này đă được in trên báo ở Anh, tờ Punch, vào 8 tháng 12, 1915. Chẳng bao lâu, mọi người lính nơi chiến địa đă truyền miệng nhau và họ đều thuộc ḷng bài thơ này và coi nó là bài ca của lính v́ nó đă chứa đựng tâm tư thầm kín tận đáy ḷng cũng như sự kinh hoàng cùng cực của họ trong ư nghĩa cái chết của họ có thể trở thành vô ích và sự hy sinh của họ có thể bị lăng quên.

Bài thơ “In Flanders' Fields”  đă làm cảm động tâm hồn người Canada cũng như bao người khắp nơi trên thế giới đến nỗi họ đă chấp nhận hoa poppy là biểu tượng của nhớ thương và đă được mọi người mua gắn trên ngực vào dịp lễ Remembrance Day, 11 tháng 11 dương lịch. Trung Tá John McCrae quê ở Guelph, Canada. Ông đă tử trận vào ngày 28 tháng giêng năm 1918 trong khi đang chiến đấu ở mặt trận tại Pháp. Sau đây là nguyên văn (bằng tiếng Anh) bài thơ bất hủ "In Flanders' Fields" của Trung Tá John McCrae.

        In Flanders' Fields

In Flanders' Fields the poppies blow,  

Between the crosses, row on row

That mark our place, and in the sky,

The larks still bravely singing fly,

Scarce heard amidst the guns below.

We are the dead short days ago, 

We lived, felt dawn, saw sunset glow,  

Loved and were loved, and now we lie in Flanders' Fields.

Take up our quarrel with the foe,

To you from falling hands we throw 

The torch - be yours to hold it high.

If ye break faith with us who die,

We shall not sleep though poppies grow in Flanders' Fields.

         Chiến Địa Phờ Lan Đơ

(Khải Chính Phạm Kim Thư chuyển ngữ)

Nơi đây chiến địa Phờ Lan Đơ, hoa póp-pi khoe ḿnh rực rỡ

Giữa những hàng Tháng Giá mộ chiến binh,

Và trên không, chim sơn ca can trường thản nhiên bay cất cao tiếng hót,

Tuy có du dương nhưng hiếm người nghe được, 

Giữa lúc dưới đây lửa đạn tung trời.

Chúng tôi là những người đă chết trong mấy ngày ngắn ngủi vừa qua,

Nhưng chúng tôi đă sống, đă thấy b́nh minh lồng lộng, 

Và ngắm hoàng hôn đỏ ối phương trời.

Chúng tôi đă yêu, yêu say đắm, 

Và cũng đă được yêu nồng thắm một thời.

Nay báo đáp Hồng Ân, đền bồi nợ nước ,

Thảnh thơi an nghỉ dưới nấm mộ hoang nơi chiến địa Phờ Lan Đơ.

Hỡi các bạn c̣n sống nhờ hy sinh yêu thương đùm bọc ,

Của bao người đă ngă gục cho tự do,

Hăy đối diện cùng quân thù hung hiểm,

Hăy tiếp lấy đuốc thiêng với những cánh tay rắn chắc,

Dâng cao ngọn đuốc nhân bản soi đường,

Từ tay chúng tôi, những người đă năm xuống nhưng cố vươn lên.

Nếu các bạn phản bội niềm tin chính nghĩa Của chúng tôi, những người đă khuất,

Chúng tôi không thể nào yên giấc,

Dù hoa póp-pi có nở rộ khắp chiến địa Phờ Lan Đơ!

Hằng năm cứ vào khoảng độ hai tuần trước ngày lễ Remembrance Day, ngày 11 tháng 11 ở Canada, và ngày Memorial Day, ngày thứ  hai cuối tháng 5 ở Mỹ, người ta có bày bán hoa poppies giả, cánh hoa màu đỏ, nhụy màu xanh lam, ở các cửa tiệm và nhà ngân hàng để gây quỹ giúp thương phế binh. Những người có ḷng nhớ ơn các chiến sĩ đă hy sinh v́ chính nghĩa tự do và ḥa b́nh nhân loại đều mua bông poppy gắn vào ve áo ở trước ngực trong dịp này.

* Ba Phút Măïc Niệm: Theo phong tục về sự tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến, ngày kỷ niệm kư hiệp ước đ́nh chiến Armistice Day  đă được tổ chức từ năm 1919 theo lời đề nghị của Anh Hoàng, King George V.  Nhà vua yêu cầu toàn dân Anh dành 3 phút vào đúng 11 giờ  sáng ngày 11 tháng 11 để tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong và Bản Tuyên Cáo Ḥa B́nh.

Trong ngày tưởng niệm đầu tiên, người ta thấy bất cứ người nào đang làm việc ǵ cũng tự động ngừng lại và đứng nghiêm để ngả nón cúi đầu tưởng niệm trong ba phút. Không những người ta mà mọi thứ như nhà máy, xe hơi,  xe lửa, và ngay cả tàu thủy cũng tắt máy trong ba phút này, dĩ nhiên máy bay được hưởng ngoại lệ. Kể từ dạo đó đến nay, trong ngày Remembrance Day, người ta đều dành ra 3 phút măïc niệm. Cũng có nơi dành hai phút mà thôi. Người Việt ḿnh thường chỉ dành 1 phút măïc niệm để tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong. Đây là sự khác biệt mà chúng ta cần lưu ư.

b. Ngày Memorial Day (Ngày Chiến Sĩ Trận Vong) của Hoa Kỳ: Ngày Memorial Day c̣n được gọi là Decoration Day.  Đây là ngày lễ mang tính cách ái quốc tại Hoa Kỳ để vinh danh những người Hoa Kỳ đă hy sinh mạng sống của ḿnh cho đất nước của họ. Nguyên trước đây, ngày này chỉ để vinh danh những chiến sĩ  chết trong trận nội chiến Civil War vào các năm từ 1861 đến 1865. Nhưng hiện nay ngày Memorial Day mang ư nghĩa vinh danh tất cả những ai đă hy sinh trong các cuộc chiến khi đang phục vụ cho đất nước Hoa Kỳ.

Sau Đệ Nhất Thế Chiến, ngày Memorial Day cũng được coi là Ngày Hoa Poppy (Poppy Day). Từ đó hoa poppy trở thành biểu tượng của một thảm kịch cũng như của sự tái sinh bởi v́ những bông hoa poppy đă nở rộ trên khắp các chiến trường ở Pháp vào thời đó. Có nhiều cộng đồng người Hoa Kỳ tuyên bố ngày Memorial Day là do họ khởi xướng mà thành. Tuy nhiên, vào năm 1966, chính phủ Hoa Kỳ đă tuyên bố thành phố Waterloo của tiểu bang New York  là nơi khai sinh ra ngày Memorial Day.

Dân chúng thành phố Waterloo  đă tổ chức buổi lễ  Memorial Day lần đầu tiên vào ngày 6-5-1866 để vinh danh các chiến sĩ đă hy sinh trong cuộc nội chiến Civil War của Hoa Kỳ. Bây giờ, ngày Memorial Day là ngày lễ chính thức của hầu hết mọi tiểu bang ở Hoa Kỳ và đă được chính phủ ban hành thành luật kể từ năm 1971. Các tiểu bang ở phía bắc và một số các tiểu bang phía nam đều tổ chức ngày Memorial Day vào ngày Thứ Hai cuối tháng 5 dương lịch. 

c. Ngày Veterans Day (Ngày Cựu Quân Nhân) của Hoa Kỳ: Ngày Veterans Day dùng để vinh danh các chiến sĩ đă từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Đây là ngày nghỉ lễ chính thức của Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 dương lịch. Trong ngày lễ này người ta tổ chức các buổi diễn hành, nói chuyện, và các nghi lễ để vinh danh các chiến sĩ vô danh trong nghĩa trang quốc gia Arlington National Cemetery ở Arlington thuộc về miền đông bắc tiểu bang Virginia trên bờ sông Potomac River, đối diện với thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ.

Nguyên trước đây, vào năm 1919, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson  tuyên cáo ngày 11 tháng 11 là ngày Armistice Day (Ngày Hiệp Ước Đ́nh Chiến)  để nhắc nhở  dân chúng Hoa Kỳ về những thảm họa chiến tranh. Rồi một đạo luật được ban hành vào năm 1938 công nhận ngày Armistice Day là ngày nghỉ lễ chính thức của liên bang.  Sau cùng, vào năm 1954, Quốc Hội Hoa Kỳ đổi tên ngày Armistice Day (Ngày Hiệp Ước Đ́nh Chiến) thành ngày Veterans Day (Ngày Cựu Quân Nhân) để vinh danh tất cả những cựu chiến binh Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 dương lịch.

3. Ngày Independence Day (Ngày Độc Lập) của Hoa Kỳ 

Để nhớ ơn tiền nhân đă dựng nước và giữ nước, người Hoa Kỳ hàng năm có kỷ niệm ngày lễ Independence Day (Ngày Lễ Độc Lập)  của họ. Người Mỹ tổ chức ngày lễ Independence Day  vào mùng 4 tháng 7 hằng năm để kỷ niệm ngày thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà ta  gọi là ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ. 

Nguyên trước kia, vào ngày 2-7-1776, Quốc Hội Cách Mạng của mười ba thuộc địa Anh tại Mỹ đă tuyên bố  các thuộc địa này được hưởng tự do và độc lập. Nhưng măi tới ngày 4 tháng 7, Quốc Hội Mỹ mới chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Kể từ đó, ngày 4 tháng 7 được công nhận là Ngày Quốc Khánh của Hoa Kỳ.

Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ được tổ chức đầu tiên ở tiểu bang Philadelphia  vào ngày 8 tháng 7 năm 1776. Vào ngày này, Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được đọc cho dân chúng nghe, chuông từ mọi nhà thờ đều được rung lên vang dội, các ban nhạc đều được người ta thi nhau ḥa tấu, và mọi người dân tưng bừng hoan hỉ đón chào ngày trọng đại của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.  Măi tới năm 1941, Quốc Hội Hoa Kỳ mới tuyên bố ngày 4 tháng 7 là ngày nghỉ lễ hợp pháp trên toàn nước Mỹ.

4. Ngày Canada Day (Ngày Quốc Khánh Canada)

Người Canada cũng như người các nước khác rất biết nhớ ơn tiền nhân đă tranh đấu cho nền độc lập của quốc gia họ. Ngày Quốc Khánh Canada có tên là Canada Day. Canada Day là một trong những ngày lễ quan trong nhất của Canada. Nó được tổ chức vào ngày mùng 1  tháng 7 dương lịch mỗi năm để kỷ niệm ngày mà bốn thuộc địa Anh gồm Newbrunswick, Nova Scotia, Ontario, và Quebec được thống nhất thành một nước dưới cái tên Dominion of Canada.  Dominion of Canada do điều luật The British North America Act có hiệu nghiệm từ ngày 1 tháng 7 năm 1867 chi phối. 

Các thuộc địa khác của Anh gia nhập Dominion of Canada gồm: Manitoba (1870), British Columbia  (1871), Prince Edward Island (1873), Alberta (1905), Saskatchewan (1905), và Newfoundland (1949). Lănh thổ Yukon  chính thức được hiến pháp Canada công nhận là lănh thổ của Canada vào năm 1898. Lănh thổ  Northwest Territories  được Anh chuyển giao cho Canada vào năm 1870.

Lănh thổ Nunavut được thành lập vào năm 1999. Hiện nay, Canada gồm có 10 tỉnh và 3 lănh thổ  được chia thành 6 vùng: The Atlantic Provinces (gồm bốn tỉnh: Newfoundland, NewBrunswick, Prince Edward Island, và Nova Scotia); Quebec; Ontario; Prairie Provinces (gồm ba tỉnh: Alberta, Saskatchewan, và Manitoba); British Columbia; và Territories (gồm ba lănh thổ: Yukon Territory, Northwest Territories, và Nunavut Territory).     

Từ năm 1867 đến 1982, ngày quốc khánh Canada có tên Dominion Day. Sau khi Thủ Tướng Pierre Elliott Trudeau viết lại hiến pháp Canada, bản hiến pháp này đă trở thành luật của Canada vào năm 1982. Từ năm 1982, ngày lễ Dominion Day được đổi thành ngày Canada Day.

5. Ngày Valentine's Day (Lễ T́nh Yêu)

Ḷng biết ơn, t́nh cảm, cũng như t́nh yêu có được là nhờ sự quan hệ và giao thiệp trong cuộc sống giữa cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái, anh chị em, thầy tṛ, bằng hữu, họ hàng, người yêu, đồng nghiệp, và tha nhân.  Ở Bắc Mỹ, có một ngày đặc biệt gọi là ngày Valentine's Day  dành để kỷ niệm t́nh thương yêu giữa các cặp t́nh nhân, bạn bè với nhau, học tṛ và thầy cô, và giữa những người thân thuộc trong gia đ́nh với nhau.

Ngày lễ Valentine's Day được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 dương lịch. Trong dịp này người ta gửi cho nhau những thiệp chúc mừng Valentine. Thiệp Valentine thường được người yêu tặng cho nhau, bạn bè gửi cho nhau, và những người trong gia đ́nh cùng thân thuộc trao nhau để tỏ ḷng biết ơn và nhớ tới nhau.

Hàng tuần lễ trước ngày 14 tháng 2, các cửa tiệm đều bán đủ thứ thiệp Valentines và những đồ trang trí cho ngày Valentine.  Biểu tượng của Valentine là h́nh trái tim màu hồng hay đỏ. Học sinh ở các trường trang hoàng lớp học với những trái tim bằng giấy màu hồng hay đỏ cùng với dây đăng ten bằng giấy nhiều màu. Các em c̣n mua các thiệp Valentines để tặng nhau và tặng thầy cô.

Vào ngày Valentine,  người ta tặng kẹo, hoa, và các thứ  quà cho người yêu, bạn bè, thầy cô, cha mẹ, anh chị em, ông bà, và họ hàng.  Các học sinh lớn hơn thường mở dạ vũ Valentine và tổ chức các buổi tiệc và các cuộc vui khác thật là linh đ́nh và náo nhiệt. Như đă tŕnh bày, ngày Valentine không phải chỉ dành riêng cho những cặp t́nh nhân, nó dành để mọi người bày tỏ t́nh thân thương với nhau, trong đó có t́nh yêu trai gái. V́ thế, nếu ai dịch từ Valentine ra tiếng Việt là Ngày Lễ T́nh Nhân  th́ e không được ổn.

a. Nguồn Gốc Ngày Lễ Valentine: Có nhiều sự tích để giải thích nguồn gốc của ngày lễ Valentine. Có người cho rằng ngày lễ này bắt nguồn từ ngày hội của người La Mă tên là Lupercalia. Có người cho nó có liên quan đến các vị thánh trong đạo Thiên Chúa lúc mới được thành lập. Theo tín ngưỡng của người Anh, ngày lễ Valentine  được tổ chức vào 14