tháng 2 dương lịch là do các giống chim đều kén vợ t́m chồng của chúng vào ngày này. Có lẽ ngày Valentine  tồn tại được đến ngày nay là do sự tổng hợp của ba nguồn gốc trên. Thêm vào đó, người ta tin là mùa xuân là mùa của những cặp t́nh nhân để  họ yêu thương, trân trọng, và tŕu mến nhau.

* Ngày hội Lupercalia của người La Mă: Người La Mă tổ chức ngày hội Lupercalia vào ngày 15 tháng 2. Trong buổi lễ này, những người đàn ông con trai lấy roi da quật nhẹ vào các người tham dự buổi lễ. Trong khi đó th́ đàn bà con gái t́nh nguyện đưa thân ḿnh đón lấy ngọn roi v́ tin rằng làm như thế họ sẽ có cơ hội mắn con (sinh đẻ nhiều). Khi người La Mă đô hộ nước Anh vào năm 43 dương lịch, người Anh mới đồng hóa phong tục này của người La Mă để tổ chức ngày lễ Valentine.  Các văn thi sĩ cho rằng ngày Valentine  có liên hệ với ngày hội Lupercalia  v́ nó có ngày kỷ niệm gần trùng nhau và có tính cách sinh sôi nẩy nở.

* Các vị Thánh Valentines của đạo Thiên Chúa: Từ hồi xa xưa, Thiên Chúa giáo có ít nhất là hai vị thánh có tên là Valentine. Chuyện kể rằng Hoàng Đế La Mă tên là Claudius II,  vào năm 200 dương lịch, đă cấm thanh niên không được lập gia đ́nh. Nhà vua tin rằng những chàng trai độc thân sẽ là những chiến sĩ giỏi và can trường hơn những đàn ông có gia đ́nh. Trong khi đó, một tu sĩ tên là Valentine  lại không tuân lệnh nhà vua và cứ bí mật làm lễ cưới cho các cặp trai gái trẻ. 

Có chuyện khác kể rằng một tín đồ đầu tiên của đạo Thiên Chúa có tên là Valentine đă làm bạn với rất nhiều trẻ em.  Trong thời gian này, người La Mă đă bỏ tù Valentine  bởi v́ anh ta không chịu tôn thờ Thượng Đế của họ. V́ không được gặp Valentine nữa, các trẻ em, bạn của Valentine, rất nhớ anh ta. Chúng viết vào các mảnh giấy nhỏ những lời nhớ thương tŕu mến đối với Valentine rồi ném mảnh giấy qua song cửa nhà tù cho anh ta đọc. Căn cứ vào câu chuyện này, người ta có thể giải thích tại sao mà có lệ gửi thiệp với những lời yêu thương cho nhau vào dịp lễ Valentine. Trong khi ở tù, anh chàng Valentine  đă chữa sáng mắt cho người con gái mù của người cai ngục. Sau đó người ta được biết Valentine đă bị hành quyết vào ngày 14 tháng 2 năm 269 dương lịch.

Măi đến năm 496, Thánh Pope Gelasius Đệ I đă phong thánh cho Valentine và chọn ngày 14 tháng 2 làm ngày Thánh Valentine (St. Valentine's Day).  Ngoài ra, chữ  Galantine  trong tiếng Pháp do người xứ Normandy (ở tây bắc nước Pháp) sử dụng vào thời Trung Cổ có âm gần giống chữ  Valentine  và có nghĩa là người yêu hay người có tính ga-lăng (lịch sự, biết chiều chuộng đàn bà con gái). Chính v́ sự tương đồng này mà người ta cho Thánh Valentine  là vị thánh đặc biệt của những cặp t́nh nhân. Xin nhớ rằng người Pháp dùng chữ  Galantine với nghĩa khác và cách phát âm khác, không giống như người xứ Normandy đă dùng ở thời Trung Cổ.

b. Các Giống Chim Chọn Vợ Chồng Vào Ngày 14 Tháng 2 Dương Lịch: Hồ sơ lâu đời về ngày Valentine's Day  ở Anh ghi rằng các giống chim chọn vợ chồng vào ngày 14 tháng 2. Đây là điều mà các thi sĩ và kịch sĩ Anh như Geoffrey Chaucer và Shakespeare đều ca ngợi trong các tác phẩm của họ.

Geoffrey Chaucer, một thi sĩ của Anh vào những năm 1300, đă viết trong thi phẩm The Parliament of Fowls các câu thơ sau:  For this was on St. Valentine's Day, / When every fowl cometh there to choose his mate ( V́ đây là vào dịp của ngày Thánh Valentine, Bao nhiêu chim chóc đều về đây kén vợ t́m chồng).

Shakespeare cũng đề cập ḷng tin này trong kịch phẩm A Midsummer Night's Dream . Một nhân vật trong vở kịch đă gặp cặp t́nh nhân trong rừng và hỏi họ: St. Valentine is past; / Begin these woodbirds but to couple now? (Thánh Valentine không c̣n nữa, / Có phải những con chim rừng này bây giờ trở thành đôi uyên ương không?).  

Một trong những phong tục thời xưa là vào dịp Valentine, người ta biên tên của các cô gái vào từng mảnh giấy nhỏ rồi bỏ vào trong một caí lộc b́nh (cái hũ) để các đấng đàn ông con trai rút thăm. Nếu tên của cô nào được một cậu rút thăm trúng th́ cô đó sẽ trở thành Valentine của cậu ấy. Cậu ta sẽ chú ư săn sóc cô ta thật đặc biệt và mua quà Valentine cho cô này.  Chính v́ thế mà người ta có thói quen gọi người ḿnh yêu thương là My Valentine.

Ngày lễ Valentine's Day đầu tiên trên thế giới được tổ chức ở Anh vào khoảng năm 1400 dương lịch. Hiện nay ngày lễ này được đa số các nước trên thế giới tổ chức để mọi người có dịp bày tỏ và trân trọng t́nh yêu của nhau. Thật là một tục lệ rất đáng được bảo tồn và phát huy.

6. Ngày Lễ Christmas Day (Lễ Giáng Sinh)

Ngày lễ Thanksgiving của Hoa Kỳ cùng với ngày lễ Giáng Sinh và ngày Tết Tây tạo thành một mùa nghỉ lễ vui tươi bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 12 Dương lịch.  Ngày lễ Christmas mà ta thường gọi là Nô-En (Noel) hay Lễ Giáng Sinh và ngày Tết Tây  là hai ngày lễ trọng đại của người Bắc Mỹ. Không khí của hai ngày lễ này cũng giống như không khí ngày Tết của ta vậy. Đây là dịp để mọi người bày tỏ ḷng săn sóc, cám ơn, và t́nh thương đối với nhau, đồng thời cũng là dịp cho mọi người được ăn chơi thỏa thích. Có nghèo đến mấy, mọi người cũng phải sắm những món quà tặng nhau, nhất là các bậc ông bà cha mẹ, bằng đủ mọi cách họ phải mua cho mỗi đứa con, mỗi đứa cháu hay mỗi người trong gia đ́nh một món quà thật là ưng ư. Con cháu cũng mua quà và thiệp Giáng Sinh tặng bố mẹ và ông bà.

Người ta chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh hàng hai tháng trời trước đó. Kể từ đầu tháng 11 dương lịch, mọi người đều háo hức rộn rực đón mừng Giáng Sinh và năm mới giống như người Việt ta chuẩn bị cho ba ngày Tết vậy. Có một điều khác biệt là người ta ăn mừng Giáng Sinh vừa theo tinh thần tôn giáo vừa theo phong tục dân gian.  Cao điểm của sự háo hức rộn rực là vào tối trước ngày Giáng Sinh (Chirstmas Eve). Sau đó mọi thứ coi như bị x́ hơi từ từ cho tới đêm trừ tịch của Tết Tây th́ không khí vui nhộn lại bùng lên một chút rồi tắt lịm.

Tết ta mang nặng ư nghĩa phong tục dân gian nhiều hơn. Có nhiều người Việt chúng ta chuẩn bị cho 3 ngày Tết trước đó cả năm. Náo nức nhất là từ tháng một (tháng 11) đến tháng chạp (tháng 12). Đêm giao thừa th́ thật là tuyệt vời. Đây là giờ phút thiêng liêng nhất của một năm. Sau ba ngày Tết, dân gian ta c̣n vui cái không khí của Tết cho măi đến hết tháng giêng (tháng 1). Ca dao ta có câu: Tháng giêng ăn Tết ở nhà, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè.

Dù giầu nghèo thế nào mặc ḷng, người ta cũng phải lo cho ba ngày Tết thật chu đáo. Người xưa có câu: Giầu ba ngày Tết, khốn khó cũng ba ngày Tết. Người Bắc Mỹ cũng vậy. Họ c̣n vay nợ để tiêu xài cho thỏa thích trong mùa Giáng Sinh. Đây là cái mốt của mọi người. Trước đây,  chính phủ Canada c̣n cấp cho  dân ăn tiền trợ cấp xă hội (welfare) một khoản tiền đặc biệt chỉ dành để tiêu xài trong mùa Giáng Sinh .

Tuy rằng ngày lễ Giáng Sinh là ngày lễ của các người theo đạo Thiên Chúa được tổ chức mỗi năm vào ngày 25 tháng 12 dương lịch để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus, nhưng đă hàng bao thế kỷ nay, ngày lễ  này  đă trở thành phong tục truyền thống của đời và đạo. Mọi người, dù có theo đạo Thiên Chúa hay không, cũng đều tổ chức mừng ngày Chúa ra đời.

Truyền thống tôn giáo gồm có các sinh hoạt như kể chuyện về ngày Chúa ra đời, hát các bài hát Giáng Sinh gọi là Christmas Carols,  đi lễ nửa đêm vào tối hôm trước ngày Giáng Sinh, và trang hoàng nhà cửa cùng nhà thờ bằng những cảnh chúa sinh ra đời như hang đá và máng cỏ, v.v.

Truyền thống dân gian gồm có diễn hành Santa Claus Parade, trang trí nhà cửa và các công viên bằng h́nh Ông Già Nô-En (Santa Claus), cây Nô-En (Chirstmas Tree),  dây đèn đủ màu săùc, và  ṿng hoa (Wreath). Mọi người tặng quà cho nhau, mở tiệc và dạ vũ, kể chuyện cho trẻ em nghe, và hát những bài hát vui tươi hay đọc thơ như bài “The Night Before Christmas” (ĐêmTrước Lễ Giáng Sinh)  v.v.

Ngày Lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch  quả thật là thời gian tuyệt vời để mọi người nghĩ tới nhau, săn sóc nhau, tỏ ḷng biết ơn nhau, và vui chơi thỏa thích. Mùa đông tháng giá cũng v́ thế mà ấm áp lên, có vẻ ngắn đi, và mang đầy ư nghĩa thân t́nh.

III. Nhập Gia Tùy Tục, Nhập Giang Tùy Khúc 

Đành rằng phong tục của người Việt ta phải giữ, nhưng chúng ta chỉ nên giữ  lấy cái hay cái đẹp của phong tục ḿnh và tránh những điều có thể gây phiền hà cho người chung quanh cũng như làm sao để khỏi lôi thôi tới pháp luật ở nơi quê hương mới này. Để được sống hạnh phúc nơi quê hương mới này, đa số người Việt đang sống ở hải ngoại đều đồng ư là ta phải học thêm những cái hay cái đẹp của người để làm giầu cho phong tục Việt và nhất là để ḥa ḿnh vào nếp sống mới cho đời chúng ta được thoải mái và con cháu chúng ta được vui tươi.

Các nhà giáo dục đều nhận thấy vai tṛ của phụ huynh và các hội đoàn người Việt ở hải ngoại rất là quan trọng trong việc tiên phong hướng dẫn con em chúng ta về truyền thống hiếu thảo và ḷng biết ơn của người Việt. Tuy sống và lớn lên ở xứ ngưới, con em chúng ta vẫn cần phụ huynh khuyến khích chúng học hỏi cái hay cái đẹp về phong tục mới của người bản xứ trong khi vẫn giúp chúng duy tŕ phong tục và tập quán của người Việt Nam. Người ta tin rằng việc làm cụ thể và có hiệu quả nhất là phụ huynh và cộng đồng nên làm gương cho con em về những hành động hiếu thảo và biết ơn.

Chúng tôi ghi nhận được những hoạt động đầy ư nghĩa của các hội đoàn người Việt trên toàn cơi Bắc Mỹ. Có rất nhiều nơi đă tổ chức được những ngày cám ơn Canada, Thank You Canada,  hay ngày cám ơn nước Mỹ, Thank You America, để cám ơn chính phủ và nhân dân Canada và Hoa kỳ về nghĩa cử cao đẹp mà họ đă làm để giúp đỡ người Việt tỵ nạn cộng Sản chúng ta.

Đă có rất nhiều các hội đoàn người Việt tham dự và đặt ṿng hoa tại đài kỷ niệm nhân ngày chiến sĩ trận vong Remembrance Day  của Canada,   ngày chiến sĩ trận vong  Memorial Day, và ngày cựu quân nhân Veterans Day  của Hoa Kỳ. Trong các ngày quốc khánh của Canada cũng như của Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt chúng ta c̣n tham gia vào các cuộc diễn hành và triển lăm nữa. C̣n có nhiều hội đoàn tổ chức ngày nhớ ơn người bảo trợ thật là trọng thể. Đây là những việc làm đáng được khuyến khích và tuyên dương.

Chúng tôi c̣n nhớ ở thành phố London, Canada, hồi Hội Người Việt London mới được thành lập vào 1979, một đại diện của hội đă hiện diện và đặt ṿng hoa trong buổi lễ chiến sĩ trận vong Remembrance Day.  Một điều đặc biệt hơn nữa là có trên năm chục hội đoàn của những người di dân thuộc các nước khác ở London  mà dạo đó chỉ có  vị đại diện của Hội Người Việt London ghi danh tham dự buổi lễ này mà thôi. Các viên chức ṭa đô chính London và các giới cựu chiến binh Canada  đă hết sức thán phục nghĩa cử biết ơn cao đẹp của đồng bào người Việt chúng ta.

Vào năm 1996, các hội đoàn người Việt ở Toronto, Canada c̣n có sáng kiến tổ chức ngày vinh danh thầy cô, Teachers' Day. Buổi sinh hoạt này đă thành công mỹ măn và làm các viên chức của sở giáo dục, thầy cô người Canada, và các cấp chính quyền địa phương hết sức thán phục truyền thống biết ơn thầy cô của dân Việt.  Người Canada chưa có ngày nào dành riêng để nhớ ơn thầy cô cả. Học tṛ ở đây coi việc dạy học của các thầy cô như một dịch vụ thương mại, nhất là ở bậc đại học. Hằng năm, cứ đến cuối học kỳ, sinh viên của một số các trường đại học có quyền cho điểm thầy cô. Tùy theo chúng thương hay ghét mà thầy cô có được dạy tiếp trong học trong niên khóa tới hay không.

Đa số học sinh, và ngay cả phụ huynh người Bắc Mỹ đă không coi trọng thầy cô như học sinh và phụ huynh người Việt chúng ta. Chính v́ thế mà việc làm của cộng đồng  người Việt Toronto  đă  làm cho các bậc phụ huynh và chính quyền Canada phải xét lại thái độ của họ đối với thầy cô. Thầy cô giữ vai tṛ tối quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Địa vị của thầy cô có được kính trọng, công việc làm của thầy cô có được phụ huynh và học tṛ nhớ ơn, th́ việc giáo dục con em mới khá được. Cao dao của ta có câu:  Muốn sang th́ bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thời yêu lấy thầy.

Trước đây, Liên Hiệp Quốc có yêu cầu các quốc gia tổ chức ngày vinh danh các thầy cô của họ. Tên bằng tiếng Anh của Ngày Vinh Danh Các Thầy Cô là World Teachers' Day. Theo tin tờ Toronto Star, số ngày 5-10-2000, ngày Vinh Danh Thầy Cô  là ngày Thứ Năm, 5-10-2000.  Tuy nhiên, chưa thấy ngày Vinh danh Thầy Cô được ghi trong các tự điển hay trong World Book, Millennium 2000. Ngày này cũng chưa được phổ biến rộng răi. Rất nhiều học sinh chưa biết tới Ngày Vinh Danh Thầy Cô. Dù sao đây cũng là một tiến bộ lớn lao trong sinh hoạt  của Liên Hiệp Quốc.   

Chúng tôi cũng đă chứng kiến một hội đoàn người Việt ở Toronto tổ chức buổi sinh hoạt hằng năm vào mùa báo hiếu Vu Lan để vinh danh các bậc cha mẹ rất có ư nghĩa và rất cảm động đối với những người có mặt ngày hôm đó. Ngoài ra, chúng tôi c̣n thấy có nhiều tờ bao Việt Ngữ và các tổ chức cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ có nghĩa cử vị tha thật cao đẹp. Đó là việc tổ chức quyên tiền giúp nhân dân Bắc Mỹ tại những nơi bị các trận thiên tai như động đất và băo lụt. Cử chỉ cao đẹp này đă làm vẻ vang người Việt ở Bắc Mỹ trong tinh thần: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,  Uống nước nhớ nguồn, và Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chúng tôi lại tận mắt thấy trong một số các gia đ́nh Việt Nam ở Bắc Mỹ có những người con dù đă ngoài 60 tuổi mà vẫn đích thân chăm nom săn sóc cha mẹ già, tuổi từ 85 đến ngoài 90. Dù có bận trăm công ngh́n việc, các người con này cũng giữ cha mẹ ở nhà để phụng dưỡng chu đáo, chứ không chịu giử cha mẹ vào viện dưỡng lăo như người bản xứ đă và đang làm.

Trên đây là những cử chỉ đẹp và đầy ư nghĩa. Tuy nhiên đó mới chỉ có một số các hội đoàn và cá nhân làm được mà thôi. Chính v́ vậy mà các người hoạt động cộng đồng lâu năm đều đồng ư với nhau rằng các phụ huynh và cộng đồng người Việt phải khuyến khích con em ḿnh tham gia mọi sinh hoạt của địa phương nơi ḿnh đang định cư. Phải coi đất nước này ít ra cũng như quê ngoại của ḿnh, coi mọi sinh hoạt ở địa phương cũng như sinh hoạt của gia đ́nh ḿnh. Có như thế chúng ta mới xứng đáng với truyền thống hiếu thảo và biết ơn của  tiền nhân để lại. 

T́m Hiểu về Những Ngày Tết và Nghi Thức Thờ Cúng Tổ Tiên

I. Các Loại Ngày Tết  

Là con dân đất Việt, chúng ta, nhất là những người đă phải rời bỏ nơi cố quận chỉ v́ quân xâm lăng Cộng Sản tàn phá quê hương, hăy cùng nhau nhớ lại những ngày Tết cùng ư nghĩa của chúng. Tục lệ thờ cúng tổ tiên cũng là một phong tục hết sức có nghĩa mà những con cháu có hiếu thảo cần phải hiểu biết và thực hiện để sưởi ấm ḷng nơi đất khách quê người.Người xưa đă chọn ngày mồng một tháng giêng ta để làm ngày Tết, tức là Tết Nguyên Đán. Trong một năm, các bậc tiền nhân c̣n bầy ra nhiều dịp để ăn Tết, nhưng Tết Nguyên Đán được tổ chức long trọng hơn cả. Trong phạm vi bài này, sau đây chúng tôi chỉ đề cập một cách hết sức tổng quát và tóm tắt sơ lược về các ngày Tết mà thôi. Chúng tôi sẽ viết đầy đủ chi tiết về mỗi loại Tết khi có dịp thuận tiện.

1.Tết Hàn Thực: Tết Hàn Thưc (Hàn Thực nghĩa là ăn đồ lạnh) được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch    mỗi năm. Trong dịp này, người ta nấu bánh trôi bánh chay để cúng gia tiên. Ta du nhập tục lệ này của Tàu. Người Tàu tổ chức Tết Hàn Thực để kỷ niệm vị công thần tên là Giới Tử Thôi (thường gọi tắt là Giới Tử) thuộc nhà Tấn đời Xuân Thu bị chết thiêu.

2. Tết Thanh Minh: Tết Thanh Minh được tổ chức vào tháng ba ta. Thanh Minh nghĩa là tiết trời mát mẻ trong sáng. Trong dịp này người ta đi tảo mộ, tức là thăm mộ thân nhân, nhổ sạch cỏ hoang, và đắp lại mộ của ông bà và tổ tiên cho đẹp đẽ rồi thắp nhang cùng bày hoa quả cúng mộ. Sau khi tảo mộ, người ta về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

Trong những tài liệu nói về phong tục Việt, người ta không đề cập rơ ngày nào là ngày Thanh Minh. Nguyễn Du cũng chỉ nói: “Thanh Minh trong Tiết tháng Ba,/ Lễ là Tảo Mộ, Hội là Đạp Thanh (Kiều, câu 43-44). Thanh Minh vừa là ngày lễ vừa là ngày hội vui như ngày Tết. Chính v́ thế người ta mới coi Thanh Minh là một ngày Tết. Tuy nhiên, trong lịch ta, nhà làm lịch đă tuỳ theo thời tiết để ấn định ngày nào là ngày Thanh Minh. Mỗi năm có ngày Thanh Minh khác nhau. Chẳng hạn, trong năm Tân Tỵ, ngày 12 thang 3 ta, tức là ngày 5 tháng 4, 2001, là ngày Tết Thanh Minh.

3. Tết Đoan Ngọ: Tết Đoan Ngọ hay Đoan Dương mà người ta c̣n gọi là Tết Giết Sâu Bọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 ta.   Trước ngày Tết này độ một hai tuần, người ta làm rượu nếp để cúng và ăn vào sáng ngày mùng 5. Đây là món ăn tiêu biểu cho ngày Tết Đoan Ngọ của Việt Nam ta để "giết sâu bọ."

Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ, dân ta c̣n nấu bánh đa kê và mua các trái cây như mận, xoài, dưa hấu, chanh, v.v. để cúng gia tiên rồi cho trẻ con và người lớn ăn để "giết sâu bọ." Sáng ngày mùng 5, mọi người đi hái lá cây  như lá cối xay và lá vối đem phơi khô nấu nước uống để trừ bệnh hoạn. Trong dịp này, nhiều người c̣n mua bùa đeo vào cổ cho trẻ con để trừ tà ma nữa. 

4. Tết Trung Nguyên: Tết Trung Nguyên được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 ta. Tết này c̣n được gọi là Tết Rằm Tháng Bẩy, Lễ Vu Lan, Mùa Báo Hiếu, Ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, hay Ngày Xá Tội Vong Nhân. Theo đạo Phật, người dưới âm phủ được tha tội vào ngày hôm ấy. V́ thế người ta mua vàng mă và làm cỗ cúng gia tiên và cúng cô hồn vào dịp này. Người ta c̣n đi lễ chùa đọc kinh báo hiếu để tỏ ḷng biết ơn cha mẹ, ông bà, và tổ tiên.

5. Tết Trung Thu: Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 ta. Tết này c̣n được gọi là Tết Rằm Tháng Tám, Tết Nhi Đồng, hay Tết Trẻ Em. Vào đêm rằm tháng tám, trăng thu rất tṛn, rất đẹp, trời trong sáng, và khí hậu rất mát mẻ. Trong dịp này, có nhiều thú vui để trẻ em và người lớn ăn chơi. Trẻ em th́ rước đèn, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới h́nh thức mâm cỗ.

Theo tục lệ ở một số nơi tại Việt Nam ta trước ngày 30 tháng 4, 1975, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ." Người lớn th́ tổ chức các đội múa lân, ăn bánh trung thu, uống trà tàu, và thưởng trăng. Người ta  c̣n mua bánh trung thu và hoa quả để cúng  gia tiên trong dịp này. Thật là một dịp vui chơi vui thỏa thích và đầy ư nghĩa.

6. Tết Táo Quân: Tết Táo Quân (Táo Quân là Vua Bếp) được tổ chức vào ngày 23 tháng 12 ta, tức là tháng Chạp. Theo tục truyền, vào ngày ấy Vua Bếp lên chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế để tâu việc thiện ác của trần gian. V́ thế người ta làm lễ tiễn Táo Quân vào ngày đó. Trong lễ cúng, ngoài các thứ khác, đặc biệt phải có một con cá chép để làm ngựa cho Táo Quân cưỡi về trời. Có nơi người ta vẽ tranh c̣ bay ngựa chạy để cúng  và tiễn Táo Quân về trời.

7. Tết Trùng Cửu: Tết Trùng Cửu c̣n gọi là Tết Trùng Dương được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 9 ta (số 9 là số dương). Tết này lấy sự tích từ câu chuyện lánh nạn của Hoàng Cảnh, đời Hậu Hán bên Tàu (25-250). Hoàng Cảnh theo học đạo tiên với Phi Trường Pḥng. Một hôm Phi Trường Pḥng bảo Hoàng Cảnh là đến ngày 9 tháng 9 (năm ?) gia đ́nh của anh ta sẽ gặp phải tai nạn, muốn tránh nạn th́ cả nhà phải đi lên núi chơi vào ngày hôm ấy, nhớ mang theo rượu hoa cúc để uống, phải đeo ở tay mỗi người một túi đỏ đựng hạt tiêu, và ở chơi trên núi cao đến tối mới trở về.

Quả thực đến tối khi trở về, Hoàng Cảnh thấy gia súc trong nhà đều bị chết hết.  Chính v́ tích này mà vào dịp Tết Trùng Cửu, người ta có tục bỏ nhà lên núi uống rượu cúc. Ngày nay, không mấy ai tổ chức Tết này v́ nó hoàn toàn theo tục của Tàu, người Việt ḿnh ít ai theo. Tuy nhiên, các tao nhân mạc khách thường mượn dịp này lên núi uống rượu làm thơ.

8.Tết Trùng Thập: Tết Trùng Thập là Tết được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 ta. Tết này cũng là Tết của người Tàu, ít được người Việt ta theo. Chỉ có các nhà đồng cốt (người lên đồng bóng) và thầy thuốc ta c̣n theo tục ăn Tết này. Ở nhà quê  cũng có một số nơi người Việt ta ăn Tết Trùng Thập. Người ta thường làm bánh dầy và chè kho để cúng gia tiên và cúng thần trong dịp Tết Trùng Thập.  Có nơi ăn Tết Trùng Thập vào ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công Tiên Nông và để ăn mừng công việc gặt hái của vụ mùa đă xong. Không thấy sách nào ghi rơ về nguồn gốc Tết Trùng Thập.

9. Tết Nguyên Đán: Tết Nguyên Đán, như trên đă nói, được mọi người Việt ḿnh tổ chức rất linh đ́nh và long trọng, kéo dài suốt ba ngày, từ ngày mồng một tới ngày mồng ba tháng giêng ta. Vào chiều 30 Tết, người ta làm cỗ để cúng và rước tổ tiên về. Tới nửa đêm 30 rạng mồng một Tết, tức là Đêm Trừ Tịch, người ta làm lễ cúng trời đất để tiễn năm cũ và đón năm mới. Việc cúng vào giữa đêm 30 này được gọi là cúng Trừ Tịch hay cúng Giao Thừa.

Ngày xưa người ta c̣n ăn Tết Nguyên Đán suốt cả tháng giêng, tháng hai, và tháng ba ta. Ca dao ta có câu: “Tháng Giêng ăn tết ở nhà, /Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hôi hè.” Trong ngày Tết Nguyên Đán, người ta rất niềm nở chào hỏi nhau, xá nhau, tay bắt mặt mừng, và c̣n ôm nhau nữa. Thời thế đổi thay ta mới có nhiều cách chào nhau như vậy.

Theo phong tục Việt, người ta không bắt tay để chào hỏi nhau. Trong trường hợp người dưới chào người trên hay người trẻ chào người già, người ta chỉ khoanh tay cúi đầu hay chắp tay để trước ngực rồi cúi đầu xuống để chào. Người trên cũng chắp tay lại gật đầu chào đáp lễ người dưới. Cách chắp tay lại để ở trước ngực và cúi đầu chào gọi là “xá.” Xá là cách chào thuần túy của người Việt ta từ trước tới nay.

V́ bị ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, người Việt ta lại du nhập lối chào bằng cách ôm nhau và hôn nhau. Kiểu chào này được tên Hồ tặc của bọn Việt cộng áp dụng một cách triệt để khi hắn ta gặp đàn bà con gái người Nga.

II. Ư Nghĩa Ngày Tết Nguyên Đán

Tuy rằng ta có nhiều ngày Tết nhưng ngày Tết Nguyên Đán mới đích thực mang đầy đủ ư nghĩa của ngày Tết. Chính v́ thế mà mỗi khi nói đến Tết là người ta chỉ liên tưởng đến Tết Nguyên Đán mà thôi. Ngày Tết mà chúng tôi đề cập trong phần này là để chỉ Tết Nguyên Đán.  Ngày Tết  là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đă làm mất ḷng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều th́ giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm.

Ngày Tết c̣n là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai. Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi ḿnh  được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng  mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bơ những ngày làm lụng vất vả.

Người Việt ta có thói quen là quanh năm chăm chỉ làm ăn. Suốt cả năm ở nơi thành thị, đa số những người buôn bán và các công nhân viên ở xưởng máy không có th́ giờ nghỉ ngơi. Ở nơi nông thôn đồng ruộng cũng vậy, quanh năm người nông dân cũng không có ngày nào là ngày Chủ Nhật nên mọi người đều mệt mỏi và không có th́ giờ để đi thăm họ hàng bà con cùng bằng hữu ở xa được. Chính v́ thế mà người Việt ta đă nhờ những ngày Tết để có dịp nghỉ xả hơi và thăm hỏi nhau hầu xiết chặt mối dây t́nh cảm giữa gia đ́nh, bạn bè, và hàng xóm.

Ngày Tết c̣n có một ư nghĩa cao đẹp nữa là việc tỏ ḷng biết ơn đối với tổ tiên cùng báo hiếu ông bà và cha mẹ. V́ thế cho nên ta đă thấy trong bất cứ ngày Tết nào người Việt ḿnh cũng bày cỗ cúng gia tiên. Tết c̣n mang một ư nghĩa đại đoàn kết, tha thứ, cởi mở, biết ơn, và vui sống của mọi người dân Việt. Đây là một truyền thống tốt đẹp cần phải duy tŕ và phát triển!

III. Việc Cúng Gia Tiên 

1. Ư Nghĩa Của Việc Cúng Gia Tiên 

Cúng gia tiên là cúng tổ tiên trong nhà, tức là ông bà cha mẹ đời trước. Đây là bổn phận thiêng liêng của con cháu để tỏ ḷng nhớ ơn cha mẹ,ông bà, và tổ tiên. Tục cúng gia tiên của ta rất thành kính. Con cháu có của ngon vật lạ thường dâng cúng gia tiên trước rồi mới ăn. Trong dịp giỗ Tết, người ta thắp nhang đèn, bày hoa quả, rượu, trầu cau, ba ly nước trong, cỗ bàn, và bánh mứt. Khi cúng phải mặc quần áo tề chỉnh, thắp nhang (hương), đánh chuông, và khấn vái. Có người cho việc thờ cúng tổ tiên là một cái đạo, Đạo Thờ Cúng Ông Bà. Đạo ở đây không có nghĩa của tôn giáo mà là đạo làm người trong gia đ́nh Việt Nam, lấy t́nh cảm và liên hệ gia đ́nh làm chủ yếu. Khi người nhà mất, thân nhân thương xót và nhớ ơn rồi sinh ra ḷng thành kính.

Cúng gia tiên là phản ảnh sự hiếu thảo và t́nh thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Người ta bày tỏ sự biết ơn và thương nhớ này bằng cách cúng gia tiên trong ba ngày Tết Nguyên Đán, trong các ngày Tết khác trong năm, và trong các ngày giỗ kỵ. Theo phong tục Việt ta th́ chỉ có con trưởng nam mới có bổn phận lo việc thờ cúng tổ tiên từ ngũ đại (năm đời) trở xuống. Thí dụ như con th́ cúng cha mẹ, ông bà, cụ, và kỵ (xin đọc bài "Cách Xưng Hô  Bằng Tiếng Việt" của Khải Chính có đăng trong tác phẩm này).  Người ta c̣n lập từ đường cho mỗi họ để con cháu cúng lễ. Tuy nhiên, sự cúng tổ tiên là để bầy tỏ ḷng nhớ ơn, hiếu kính, và thương tiếc nên con nào đứng ra lo tổ chức cúng giỗ cũng được, chứ không nhất thiết phải là con trưởng, miễn sao có ḷng thành kính là được, không cần phải quá câu nệ.

2. Các Đồ Thờ Cúng Gia Tiên

a. Bài Vị: Bài Vị hay Thần Chủ được làm bằng gỗ táp (cây táp sống lâu được ngàn tuổi) có dán miếng giấy   ghi tên Húy (tên khi sống kiêng không được gọi), tên Thụy (tên vua ban cho những người có chức tước sau khi chết), tên Hàm hay Hèm (tên người nhà đặt cho người chết để dùng khi cúng giỗ), bằng cấp, phẩm tước, tuổi, ngày sanh, và ngày mất.  Bài Vị hay Thần Chủ được đặt trong ḷng cái khám có cánh cửa, khi nào cúng tế mới mở ra. Cái khám được làm bằng gỗ quí, h́nh khối chữ nhật, có cánh cửa, chạm trổ rồng chầu mặt nguyệt, và sơn son thếp vàng. Cái khám được đặt phía giữa ở trong cùng của bàn thờ.

b- Ảnh Người Quá Cố : Nếu có ảnh của người quá cố ta nên đóng khung và bày bên cạnh bài vị để con cháu chiêm ngưỡng trong khi cúng.

c- Lư Hương: Lư hương dùng để đốt trầm được đặt ngay trước vị. Việc đốt trầm (thứ cây gỗ có mùi thơm dùng để làm hương đốt) cốt để tạo không khí thơm tho ấm cúng và trang nghiêm ở nơi thờ cúng. V́ bát nhang thường thấp và nhỏ trong khi lư hương thường lại to và cao nên bát nhang thường được đăït ở phía ngoài lư hương để tiện cho việc cắm nhang, nhất là trong các buổi tế lễ ở nơi công cộng có đông người đến dâng hương. Tuy nhiên, cũng có gia đ́nh bày bát nhang ở ngay trước bài vị và lư hương ở phía ngoài của bát nhang. Đây là tùy theo sự tiện lợi mà thôi.

d- Bát Nhang: Bát nhang c̣n gọi là bát hương được đặt ở chính giữa bàn thờ và trước lư hương. Bát nhang hay bát hương là một cái bát đựng tro hay cát đă được đăi và rửa sạch để cắm nhang. Nếu không có tro hay cát, người ta lấy gạo để thay thế. Để tăng thêm vẻ trang nghiêm và trịnh trọng, người ta phải có "ống đựng nhang" đặt trên bàn thờ.

đ- Hai Chân Đèn Cầy (Nến): Hai chân đèn cầy để cắm nến (đèn cầy)  được bày ở hai bên bát nhang.

e- B́nh Bông (Hoa) và Mâm Ngũ Quả (5 thứ trái cây): B́nh bông và mâm ngũ quả được bày ở hai bên bàn thờ theo quy tắc “đông b́nh tây quả,” tức là b́nh bông bày ở hướng đông và mâm ngũ quả bày ở phiá tây của bàn thờ. Hướng của bàn thờ luôn luôn được coi là hướng nam và hướng của người đứng lễ luôn luôn được coi là hướng bắc. Việc bày b́nh bông và mâm ngũ quả này rất phù hợp với khoa học v́ hướng mặt trời mọc, hướng đông, có ảnh hưởng làm cho hoa nở.

g- Ba Ly Đựng Rượu: Ba ly đựng rượu hay ba ly đựng nước trong tinh khiết được đặt giữa b́nh bông và mâm ngũ quả.

h- Cỗ Bàn: Cỗ bàn được bày trên một mâm riêng hay đặt ngay trên bàn thờ cũng được.

            i. Ba Bát (Chén) Cơm: Ba bát cơm được xới (đơm) tới lưng bát mà thôi. Ba bát cơm này được bày ở phía ngoài cùng của bàn thờ. 

k- Ba Đôi Đũa Son hay Đũa Ngà: Khi bày 3 bát cơm ta cũng phải bày 3 đôi đũa, thường là đũa son hay đũa ngà. Theo phong tục, ta phải có "ống đựng đũa" để cùng với lư hương, hai chân đèn, và ống đựng nhang hợp thành bộ "Ngũ Sự." 

3. Quy Tắc và Ư Nghĩa của Việc Trang Hoàng và Bày Bàn Thờ Tổ Tiên

a. Quy Tắc Âm Dương và Vô Cực: Theo phong tục Việt Nam, việc bày bàn thờ phải tuân theo quy tắc đă được ấn định từ xưa như đă được tŕnh bày trong phần “Các Đồ Thờ Cúng Tổ Tiên” ở trên.  Người ta trang hoàng bàn thờ bằng hai màu chính là vàng và đỏ. Căn cứ trong cách giải thích vũ trụ quan của Lăo Giáo, hai màu vàng và đỏ biểu tượng cho khí âm dương tiên thiên.

Vào thời nguyên thủy, hai màu vàng đỏ trộn lẫn với nhau trong Thái Cực, Thái Cực sinh ra âm dương, âm dương sinh ra ngũ hành để tạo ra trời đất.  Bát nhang tượng trưng cho “vô cực,” tức là tính không cùng cực trong nghĩa cái lư vô cực của trời đất. Lư hương tượng trưng cho âm dương. Lư hương và hai chân đèn gọi là bộ “Tam Sự.” Nếu có thêm "ống đựng hương" và "ống đựng đũa" th́ lư hương, hai chân đèn, ống đựng hương, và ống đựng đũa được gọi là bộ “Ngũ Sự.”

b. Quy Tắc Ngũ Hành: Việc bày bàn thờ c̣n phải theo tiêu chuẩn của ngũ hành: Kim (lư hương, chân đèn), Mộc (chân nhang, đũa, bài vị), Thủy (nước và rượu), Hỏa (đèn, nến), và Thổ (cát trong bát nhang, hay các đồ bằng sứ). Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho ngũ hành, gồm: đào, lê, mận, lựu, và phật thủ. Ngày nay người ta bày 5 thứ trái cây ở địa phương hợp với ước muốn của dân chúng như măng cầu, xoài, đu đủ, thơm, và mận, v.v.

c. Đông B́nh Tây Quả: B́nh bông (hoa) và mâm ngũ quả (trái cây) được bày theo quy tắc “đông b́nh, tây qủa,” tức là b́nh bông đặt ở phía đông và mâm ngũ qủa đặt ở phía tây v́ có hoa rồi mới có quả. Nhờ ánh sáng mặt trời phát xuất từ phương đông nên hoa mới kết thành quả. Hoa quả mang ư nghĩa dưỡng dục sinh thành của tổ tiên, ông bà, và  cha mẹ. 

Để dễ phân biệt hướng đông và tây, người ta dựa theo địa lư và bản đồ. Nếu lấy hướng trước mặt là phương bắc để làm chuẩn th́ bên phải là phương đông, bên trái là phương tây, và sau lưng là phương nam. V́ bàn thờ được thiết lập tùy theo tiện nghi trong nhà, không nhất thiết phải theo đúng phương hướng thực của đất trời nên người ta phân biệt đông và tây bằng cách căn cứ vào hướng của bàn thờ đă được thiết lập sẵn.

Không cần biết hướng thật của bàn thờ là hương nào nhưng người ta cứ đương nhiên coi hướng bàn thờ là hướng nam. Lư do chính là theo phong tục về nghi lễ, khi xây từ đường, miếu, chùa, hay đền thờ, người ta thường xây mặt tiền quay mặt về hướng nam. Chính v́ thế mà người ta có thói quen bày bàn thờ ở trong nhà, nếu có thể được, theo hướng Nam.

Nếu không thể bày theo hướng chính nam, người ta cũng cứ coi hướng bàn thờ đă bày là hướng nam. Nếu coi hướng bàn thờ là hướng nam th́ b́nh bông phải được để ở bên trái (phía đông) và mâm ngũ quả được bày ở bên phái (phía tây) của bàn thờ tính theo hướng của bàn thờ.

d. Quy Tắc Tam Tài (Thiên Địa Nhân): Ba bát cơm, ba đôi đũa, ba chén rượu hay nước bày trên bàn thờ tượng trưng cho Tam Tài tức là Thiên, Địa, và Nhân, có nghĩa là Trời, Đất, và Người. Điều này có liên quan đến lẽ biến dịch của vũ trụ. Người được coi là nơi qui tụ đức của trời và đất. Khi cúng, mỗi người thường tháp 3 nén nhan cũng nằm trong ư nghĩa này.

Trên đây là nói theo quy tắc và phong tục. Tuy nhiên, việc bày bàn thờ thời nay c̣n tùy theo mỗi nơi và mỗi gia đ́nh, tùy theo phương tiện, giàu nghèo, bầy thế nào cũng được, miễn sao thể hiện được sự trang nghiêm, thành kính, và đẹp mắt th́ thôi. Việc cúng bái cũng phải tùy tiện và uyển chuyển. Người ta nói “lễ bạc ḷng thành” là vậy. Câu này có ư nói là lễ tuy đơn sơ ít ỏi nhưng miễn sao có ḷng thành kính là được.

Việc cúng tổ tiên c̣n thể hiện trong câu “sống sao  thác vậy.” Câu này có ư là tuy người thân đă mất nhưng ḷng kính mến của người trong gia đ́nh đối với người quá cố vẫn giống như lúc họ c̣n sinh tiền. Sống thích thứ ǵ, khi chết được con cháu cúng thứ đó.

IV. Nghi Thức Cúng Gia Tiên  

Khi cúng th́ chủ gia đ́nh phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đ́nh theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng th́ phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn.

Khấn là lời tŕnh với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương ḿnh ở, tên ḿnh và tên những người trong gia đ́nh, lư do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rơ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con th́ chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên th́ phải lạy bốn lạy.  Chúng ta cần hiểu cho rơ về ư nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.

1. Định Nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy

a. Cúng: Khi có giỗ Tết, như trên đă nói trong mục cúng gia tiên, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, muỗng (th́a) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ ḷng hiếu kính, biết ơn, và cầu phước lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. C̣n trong nghĩa b́nh thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.

b. Khấn: Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đ́nh, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường vái v́ vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)

c. Vái: Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái  thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).

d. Lạy: Lạy là hành động bày tỏ ḷng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của ḿnh. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ư nghĩa khác nhau.

- Thế Lạy Của Đàn Ông: Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi ḿnh xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất th́ x̣e hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời qú gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đă co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang qú để lấy đà đứng dậy, chân phải đang qú cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần Ư Nghĩa của Lạy). Khi lạy xong th́ vái ba vái rồi lui ra.

Có thể qú bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào th́ qú chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi qú chân nào xuống trước th́ khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và t́ hai bàn tay đă chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải qú chân trái xuống trước v́ thường chân phải vững hơn dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngă. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.

Thế lạy phủ phục của mấy nhà sư rất khó. Các thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng thời qú hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các thầy đă tập luyện hàng ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn thận v́ không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy thầy th́ rất có thể mất thăng bằng.                                                

-Thế  Lạy Của Đàn Bà: Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài th́ kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất th́ đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần Ư Nghĩa của Lạy). Lạy xong th́ đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách qú hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi ḿnh xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu th́ x̣e hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đă tŕnh bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà c̣n không mấy đẹp mắt.

Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trung cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục th́ rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên c̣n áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ  Quốc Tổ. C̣n phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.

Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền thống rất có ư nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải có ḷng tự nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập dượt lâu mới nhuần nhuyễn được. Nếu đă muốn th́ mọi việc sẽ thành.

2 . Ư Nghĩa Của Lạy và Vái

Số lần lạy và vái đều mang một ư nghĩa rất đặc biệt. Sau đây chúng ta hăy t́m hiểu về ư nghĩa của vái và lạy.

a. Ư Nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái: Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy. Nếu vái sau khi đă lạy, người ta thường vái ba vái. Ư nghĩa của ba vái này, như đă nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ư nghĩa nào khác.  Nhưng trong trường hợp người quá cố c̣n để trong quan tài tại nhà quàn, các người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, d́, v. v., của người quá cố,  th́ chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài đă được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Theo nguyên lư âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như c̣n sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí ḥa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải  lạy 4 lạy.

b. Ư Nghĩa Của  3 Lạy và 3 Vái: Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng (xin bài về Nghĩa Đích Thực của Quy Y Tam Bảo trong tác phẩm này). Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bợn nhơ. Đây là nói về nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, c̣n tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.  Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

c. Ư Nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái: Bốn lạy để cúng người quá cố như tổ tiên, thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao gồm cả cơi âm lẫn cơi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ. Bốn vái dùng để cúng người quá cố như tổ tiên, thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.

d.Ư Nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái: Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. C̣n có ư kiến cho rằng 5 lạy  tượng trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, quí vị trong ban tế lễ thường  lạy 5 lạy v́ Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống ṇi Việt. Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy v́ quá đông người và không có đủ th́ giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

V. Kết Luận    

Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đă chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lư do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đ́nh Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta, con dân nước Việt, hăy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên, và hiểu được ư nghĩa của việc thờ cúng ra sao. Thờ cúng là cách biểu thị ḷng nhớ ơn tổ tiên cũng như ḷng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy tŕ.

Chúng ta cũng nên duy tŕ cách “xá” nhau trong khi chào hỏi. Đây là đặc tính văn hóa độc đáo trong cách chào của người Việt chúng ta. Người bản xứ càng quí trọng chúng ta hơn ở chỗ chúng ta có duy tŕ được văn hóa của ḿnh hay không.  Ngoài ra, mỗi cộng đồng người Việt ở hải ngoại nên cố gắng tổ chức Tết Nguyên Đán, lễ giỗ Tổ Hùng Vương, và các ngày kỷ niệm anh hùng liệt sĩ để mọi người có dịp gặp gỡ, thắt chặt thêm t́nh đồng hương nghĩa bầu bí, và tạo sức mạnh đoàn kết hầu giúp vào việc giải trừ chế độ Cộng Sản nơi quê nhà để toàn dân Việt sớm được hưởng ánh sáng tự do, dân chủ, và nhân quyền.

Sự Tích và Ư Nghĩa Tết Đoan Ngọ

I. Sự Tích Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ c̣n có tên là Tết Đoan Dương, Tết Mồng Năm, hay Tết Chính Dương. Đoan có nghĩa là ngay chính. Ngọ có nghĩa là phương nam, giữa trưa (giờ ngọ: 11giờ đến 13 giờ), và tháng thứ 5 (tháng ngọ). Dương có nghĩa là phương nam, chỗ có nắng, và khí dương, trái với âm. Đoan Ngọ có nghĩa là chính ngọ hay giữa trưa và để chỉ ngày Tết vào mồng năm tháng năm ta.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 ta. Tuy tết này có nhiều tên, nhưng phần đông dân ta đều dùng tên Tết Đoan Ngọ để gọi. Trong dịp Tết Đoan Ngọ, người ta có tục nhuộm móng chân móng tay cho trẻ, trừ ngón trỏ, và đeo chỉ bùa cho trẻ. Sáng sớm ngày Tết này, người ta thường ăn rượu nếp hay rượu cái cùng các thứ hoa quả như mận, đào,  chanh, trứng luộc, và bánh đa kê với đường cát mà tục gọi là để giết sâu bọ. Đến giờ ngọ, người ta đi hái các thứ lá về nấu nước uống để pḥng và chữa bệnh. 

Tết Đoan Ngọ được người Việt coi rất trọng. Tục ngữ ta có câu “Tết mồng năm, rằm tháng bẩy” là để chỉ tầm quan trọng này.  Dân gian cũng đă có bài ca dao nói về 4 cái tết gồm Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên ( rằm tháng bẩy), và Tết Trung Thu: “Tháng giêng ăn tết ở nhà,/ Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè./ Tháng tư đong đậu nấu chè,/ Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm./ Tháng sáu buôn nhăn bán trăm,/ Tháng bẩy hôm rằm xá tội vong nhân./ Tháng tám chơi đèn kéo quân,/ Trở về tháng chín chung chân buôn hồng./ Tháng mười buôn thóc, bán bông,/ Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.”

Tết Đoan Ngọ do ta du nhập từ Trung Quốc. Truyện xưa kể rằng từ đời Xuân Thu, ở nước Sở, triều đại Sở Hoài Vương bên Trung Quốc, có quan Đại Phu Khuất Nguyên là người học rộng, nhớ dai, giỏi việc chính trị lại có tài văn chương. Ông giúp vua bàn quốc sự và ra hiệu lệnh, tiếp các chính khách, và ứng đối với chư hầu. Trước được vua rất tin cậy, sau có người dèm pha là ông khinh vua nên ông bị vua ghét bỏ và không được trọng dụng nữa. Khuất Nguyên can vua không được nên đă buồn rầu và viết ra thiên Ly Tao dài 370 câu để tả nỗi sầu bị vua bỏ. Ly Tao có nghĩa là xa vua mà buồn. Ông cũng làm bài “Thiên Vấn” gồm 172 câu để hỏi ông trời và bài phú “Hoài Sa” thật là ai oán vô cùng.

Vua Sở không nghe lời khuyên can của Khuất Nguyên mà cứ đi đánh nước Tần nên nhà vua đă thất bại và chết tại đất Tần. Từ đó Khuất Nguyên buồn cùng cực và đă làm bài phú “Hoài Sa” rồi ca hát như người điên, và cuối cùng đă ôm đá gieo ḿnh xuống sông Mịch La tự tử. Hôm đó là ngày 5 tháng 5 âm lịch. Từ đấy, mỗi năm đến ngày 5 tháng 5 người ta tổ chức cuộc lễ đua thuyền ngụ ư để vớt xác Khuất Nguyên và tỏ ḷng mến tiếc một bậc trung thần. Tục ấy lâu ngày thành ra một lệ để vui chơi và trở thành một ngày Tết.

Cứ vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta lấy lá nhuộm các đầu ngón tay ngón chân cho trẻ ngoại trừ ngón trỏ, bôi vôi hay hồng hoàng vào thóp đầu, thái dương, ngực, và rốn của trẻ với mục đích là để  khử trùng. Người ta c̣n đeo chỉ ngũ sắc và cục hồng hoàng với những túi nhỏ làm bằng the hay lụa có màu sặc sỡ và được kết thành h́nh quả đào, quả khế, và quả ớt,v.v. Hồng hoàng hay hùng hoàng là một khoáng vật có màu vàng thuộc về chất lưu huỳnh dùng để làm thuốc chữa bệnh. Sáng sớm hôm ấy mọi người ăn rượu nếp hay rượu cái, bánh ú, bánh tro, và hoa quả như mận, đào, muỗm, và chanh với ư là để giết sâu bọ.

Rượu  cái là thứ rượu nấu (cất) bằng nếp lật đem ủ với men trong 2 hay 3 ngày. Sở dĩ gọi là rượu cái v́ nó có nhiều cái ít nước, có vị ngọt, và cay như rượu. Món rượu cái này là món ăn tiêu biểu cho Tết Đoan Ngọ v́ người ta chỉ làm rượu cái trong dịp tết này mà thôi. Vào Tết Đoan Ngọ, người ta cũng có tục hái lá ngải cứu, lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối đem về ủ rồi phơi khô để khi có bệnh đem ra nấu lấy nước uống để chữa bệnh. Tục lệ này có tên là “Đi hái lá mồng năm.”

Giữa trưa Tết Đoan Ngọ người ta c̣n làm cỗ cúng gia tiên.  Đây là một đặc tính đầy ư nghĩa trong việc ăn tết của người Việt ḿnh. Tháng năm là mùa dưa hấu nên nhiều nơi người ta có lệ khi cúng gia tiên vào dịp Tết Đoan Ngọ th́ bắt buộc phải có dưa hấu với đường cát để làm lễ vật.

Người Tàu tổ chức Tết Đoan Ngọ là để  tưởng nhớ và vinh danh Khuất Nguyên. Người Việt ta thấy ư nghĩa hay mà làm theo người Tàu. Có điều là theo th́ theo, không mấy người c̣n nhớ tới Ông Khuất Nguyên mà chỉ nhớ tới sự vui mừng được ăn rượu nếp hay rượu cái, ăn bánh tro bánh ú, và ăn hoa qủa thật sướng miệng mà thôi.

II. Ư Nghĩa Tết Đoan Ngọ 

Qua sự tích Tết Đoan Ngọ, ta có thể rút ra được một số ư nghĩa mà dân ta đă thể hiện qua tục ăn tết này:

- Dân ta vốn trọng các bậc hiền tài, lương đống, và người có ḷng trung hiếu dù người ấy ở bất cứ quốc gia nào. Chính v́ thế mà tổ tiên ta mới theo tục lệ người Tàu mà ăn Tết Đoan Ngọ để tỏ ḷng nhớ tới Khuất Nguyên, một bậc trung thần lương đống. Mới đầu là thế, nhưng sau người ta quên mất Khuất Nguyên mà chỉ nhớ tới ngày Tết Đoan Ngọ để vui chơi thích thú mà thôi.

- Tết Đoan Ngọ c̣n là dịp chứng tỏ dân ta từ xưa đă trọng kiến thức về khoa học trong vấn đề giữ ǵn sức khỏe để bảo tồn tấm thân do cha mẹ sinh ra. Thực vậy, khi trẻ con ăn (không phải uống) rượu nếp, ăn chanh mận th́ dun sán lăi trong bụng được tống ra ngoài. Uống nước ngải cứu, nước vối, hay nước ích mẫu để chữa bệnh cảm mạo và đau bụng rất hiệu nghiệm. Điều này đă là sự thật hiển nhiên đối với dân ta.

- Tết Đoan Ngọ rất hợp với tính t́nh của dân ta là vốn ưa nhàn, thích đoàn tụ vui chơi, và biết cách dung ḥa giữa việc làm ăn và giải trí.  Trong khi hưởng cảnh vui tươi vẫn nhớ tời tổ tiên và mong mọi người được đầm ấm an ḥa. Chính v́ thế mà dân ta nổi tiếng là anh dũng hiền ḥa. Tiếng tốt này đă bị mất đi từ ngày có loài quỉ đỏ nảy sinh trên đất nước ta. Dân ta ngày nay ở trong nước không c̣n được hưởng cái không khí tự do vui chơi và hưởng cảnh thanh nhàn đoàn tụ như xưa. Thật là điều đáng buồn vậy!

Tuy được du nhập từ Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ đă được người Việt ta đồng hóa và  được coi  là một tục lệ tốt và có ư nghĩa mà tiền nhân ta đă từng duy tŕ và phát triển, chúng ta cũng cần phải  tiếp tục duy tŕ  và phát triển để bảo tồn văn hóa và làm tăng thêm ư nghĩa cho cuộc sống chúng ta.

Tết Trung Nguyên

Tết Trung Nguyên được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 ta. Tết này c̣n được gọi là Tết Rằm Tháng Bẩy, Lễ Vu Lan, Mùa Báo Hiếu, Ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, hay Ngày Xá Tội Vong Nhân. Theo đạo Phật, người dưới âm phủ được tha tội vào ngày hôm ấy. V́ thế người ta mua vàng mă và làm cỗ cúng gia tiên và cúng cô hồn vào dịp này. Người ta c̣n đi lễ chùa đọc kinh báo hiếu để tỏ ḷng biết ơn cha mẹ, ông bà, và tổ tiên.

Theo phong tục Âu Tây, trong ngày Tết Halloween, người ta cầu nguyện cho những người chết giống như trong tục lệ Tết Trung Nguyên. Cả hai ngày tết này đều là ngày để người ta tưởng nhớ và vinh danh người đă chết. Văn hóa Đông và Tây gặp nhau ở một điểm là đều công nhận có linh hồn sau khi người ta chết. Nhưng có một điều khác biệt là người Việt Nam ta coi trọng linh hồn của người thân hơn. Chính v́ vậy, trong dịp Tết Trung Nguyên, ta mới có lệ cúng lễ, cầu siêu, đọc kinh báo hiếu, cũng như đốt vàng mă cho người thân như cha mẹ, ông bà, và tổ tiên. Sau đó, người ta mới cầu nguyện cho những linh hồn của người vô thừa nhận.

Ở Âu Tây, phần lớn người ta theo đạo Thiến Chúa nên trước đây việc cúng lễ hay cầu siêu cho ông bà cha mẹ không được coi làm trọng. Ngày nay tuy có phần đổi mới hơn trước, nhưng vẫn c̣n trong t́nh trạng giao thời.

Ta cũng nên hiểu rơ hai danh từ “Trung Nguyên” và “Vu Lan.”  “Trung Nguyên” nghĩa là rằm tháng bảy, c̣n “Vu Lan” là tên cái giường “Giường Vu Lan.” Cái giường này được làm bằng tre, có ba chân, và dùng để treo tiền của cùng đồ bằng mă lên mà đốt trong dịp cúng người đă chết.

Theo cuốn Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính, Tết Trung Nguyên được định nghĩa như sau: “Rằm tháng bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy, nhiều nhà mua vàng mă cúng gia tiên. Các nhà có người mới mất, cũng hay đốt mă làm đàn chay vào hôm ấy.”

 Theo cuốn Luân Lư Giáo Khoa Thư, Lớp Sơ Đẳng, của Việt Nam Tiểu Học Tùng Thư, Tết Trung Nguyên được định nghĩa: “Tết này ăn vào ngày rằm tháng bảy. Cứ theo sách nhà Phật, th́ vào ngày ấy các vong nhân ở dưới âm phủ được xá tội, nên các nhà làm cơm cúng và mua vàng mă đốt cho ông bà ông vải.”

Ngày nay, người ta làm cho ngày Tết Trung Nguyên có ư nghĩa hơn bằng cách đề cao chữ hiếu và gọi ngày này là ngày báo hiếu. Thật là một việc làm đầy ư nghĩa. Người ta c̣n cụ thể hóa ư nghĩa này bằng cách cài bông hồng vào áo để nhớ đến công ơn mẹ cha. Bông hồng màu trắng tượng trưng cho cha hay mẹ đă mất và bông hồng màu đỏ dành cho cha hay mẹ c̣n sống. Thật diễm phước cho những ai được đeo hai bông hồng màu đỏ trong ngày Tết Trung Nguyên v́ “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế.”

Cái đặc biệc của ngày Tết Trung Nguyên thời nay là chú trọng vào sự báo hiếu, không những tưởng nhớ  và báo hiếu cho những người đă nằm xuống mà c̣n báo hiếu đối với người c̣n sống. Nhờ vào khía cạnh tâm lư của việc tiếc nhớ  và cầu siêu cho người quá văng, chúng ta có thể  củng cố t́nh gia đ́nh đối với người c̣n sống. Đây cả là một nghệ thuật giáo dục chúng sinh. Đành rằng chữ hiếu chỉ có ư nghĩa trong khi cha mẹ ông bà c̣n sống, nhưng người ta vẫn coi thường và lơ là những ǵ hiện có mà chỉ ăn năn hối hận khi sự đă rồi. Ngày Tết Trung Nguyên hiện nay có cái tác dụng nhắc con cháu phải có bổn phận đối với ông bà cha mẹ ngay khi các người c̣n sống để khỏi hối tiếc về sau.

Người Tây phương v́ quá bận rộn với đời sống vật chất cá nhân nên đời sống đại gia đ́nh có vẻ lỏng lẻo. Chính v́ thế người ta mới đặt ra ngày Father's Day, từc là Ngày Báo Hiếu Cha, và ngày Mother's Day, tức là Ngày Báo Hiếu Mẹ. Đối với người Việt ta, trước tháng 4 năm 1975,  con cái của gia đ́nh Việt Nam thường làm tṛn bổn phận thần hôn định tỉnh, tức là sáng viếng tối thăm cha mẹ (thần: buổi sớm; hôn: buổi tối; định tỉnh: thăm hỏi cha mẹ). Ngày nào cũng là ngày báo hiếu cho  cha cho mẹ nên không cần có ngày đặc biệt nào dành cho  cha cho mẹ như người ở Bắc Mỹ này.

Từ ngày giặc Cộng Sản chiếm trọn quê hương, người việt yêu chuộng tự do, dân chủ, và nhân quyền phải bỏ nước ra đi. Bọn Việt Cộng ở trong nước đă phá hủy tận cỗi rễ giềng mối của truyền thống hiếu thảo, đă tước đoạt hết các quyền tự do, và bóc lột tận cùng sức lao động và tài sản của toàn dân. Người dân trong nước bị đầy ải xuống hàng chó ngựa. C̣n người Việt hải ngoại,    nhu cầu đời sống vật chất càng ngày càng tăng, con cái người Việt Nam chúng ta tại hải ngoại này bị ảnh hưởng của cuộc sống mới  nên đă có một số quên cả cha lẫn mẹ. Bởi vậy, ngày nay người ta lại càng đặt nặng vào tính cách báo hiếu của ngày Tết Trung Nguyên để gây dựng lại nền tảng của đạo hiếu thảo..

Cái may mắn là ngoài mùa báo hiều, các bậc cha mẹ người Việt tại Bắc Mỹ này lại được con cháu nhớ đến vào các ngày “Mother's Day” và “Father's Day” nữa. Nhờ đó, các bậc làm cha mẹ người Việt ở hải ngoại cũng được an ủi phần nào trong thời buổi "văn minh vật chất nước người,/ Làm mờ nhân nghĩa làm vơi cương thường” (thơ Khải Chính).  

Thật là tội nghiệp cho các bậc cha mẹ ở trong nước! Họ bị bọn Việt Cộng làm ly tán gia đ́nh. Con cái của họ bị tập đoàn Việt Cộng dụ dỗ để biến thành công an theo rơi và ŕnh rập hành động của cha mẹ chúng hầu báo cáo cho bọn Việt Cộng để được hưởng “đảng ân.” Sau đây là một thí dụ điển h́nh.

Vào ngày 4 tháng 5 năm 2001, tờ báo có cái tên là báo “Pháp Luật” ở cái thành phố  mang tên Hồ tặc, thành phố Hồ Chí Minh, đă đăng tin “Kiện Cha Đ̣i Công Đóng Góp Làm Tang Mẹ” như sau: “Ngày 4/5, nhân dân xă Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang ngạc nhiên khi thấy một ông già gầy g̣ khắc khổ cùng một số người khác ́ ạch khiêng 6 tấm ván đi về hướng UBND (Uỷ Ban Nhân Dân) xa.”  Số là “vợ ông Chín Tia là bà Trương thị Tỏ qua đời. Con gái, dâu rể của ông Chín Tia có mặt đầy đủ, kể cả vợ chồng Hà, Thắng (Thắng là Phó bí thư kiêm Chủ tịch HĐND xă Lại Sơn). Ông Chín Tia định mua ván ḥm cho vợ nhưng vợ chồng Hà, Thắng bảo nhà họ có sẵn ván và cho người đem đến 6 tấm ván để 'đóng góp' vào việc chôn cất mẹ ḿnh. Đột nhiên ngày 17/2, Ban Tư pháp xă có giấy mời ông Chín Tia lên để giải quyết vụ kiện nợ ván ḥm v́ có đơn của Hà với nội dung: Kiện cha ruột ḿnh 'chiếm dụng bộ ván mà không hoàn trả.' Hóa ra vợ chồng Hà chỉ cho mượn ván đóng ḥm chứ không 'đóng góp' theo cái nghĩa con cái có bổn phận phải lo hậu sự cho mẹ...”

Ông Chín Tia đă phải bán cái nhà để lấy tiền mua 6 tấm ván “đúng loại gỗ dầu Phú Quốc và đúng quy cách (theo ư Hà) và mang đến trước chính quyền xă trả nợ cho con và rể.”  Quả là bọn xâm lăng Việt Cộng đă phá hủy tận cỗi rễ các truyền thống tốt đẹp của người Việt mà trong đó có truyền thống hiếu thảo. Bọn Việt Cộng đúng là lũ vong bản, táng tận lương tâm, và mặt người dạ thú.  Chúng đă đầy ải toàn dân xuống mức độ tệ hơn trâu ngựa.

Tết Trung Thu: Nguồn Gốc và Ư Nghĩa

I.Tết Trung Thu

Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mù thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn th́ uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em th́ rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới h́nh thức mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

  

II. Nguồn Gốc Tết Trung Thu 

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Đêm đo,ù trăng rất tṛn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp th́ gặp đạo sĩ La Công Viễn c̣n được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút  tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong ḷng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua c̣n vấn vương cảnh tiên nên đă cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi th́ uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của ḿnh. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đă  trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. V́ ngày rằm thàng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đ́nh nhà Đường đă ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Lại có chuyện kể rằng  một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ  năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân t́nh khốn quẫn đă cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính t́m được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới b́nh định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Vơ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu.  Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đă được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính t́nh và phong tục Việt. Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đăi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

III. Ư Nghĩa Tết Trung Thu 

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với ḿnh một cách cụ thể. T́nh yêu gia đ́nh lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ ḷng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ ḷng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt c̣n tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trumg Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “th́nh, thùng, th́nh.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Sau này, điệu hát trống quân đă được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)  áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà, ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi có trống đánh theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu hát trồng quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không phong tục này.

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ư săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đă và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”

Trong dịp Tết Trung Thu, các em ở những lớp Việt Ngữ có dịp được học bài hát  “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “ Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Ḷng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”  Bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” c̣n hai đoạn nữa chúng tôi không tiện chép vào đây. Lời và nhạc thật là vui tươi, dễ hiểu, và dễ hát. Đa số các em nhi đồng đều thuộc bài này để hát vào dịp Tết Trung Thu. Người Trung Hoa không có sinh hoạt này.

Ngoài ư nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu c̣n là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng th́ năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng màu xanh hay lục th́ năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng màu cam trong sáng th́ đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này. Ngoài ra, các thi nhân cũng nhờ có trăng thu mà đă sáng tác bao bài thơ về trăng thu và mùa thu kể sao cho xiết.

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ư nghĩa. Đó là ư nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của t́nh thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Chúng ta cố gắng duy tŕ và phát triển ư nghĩa cao đẹp này.  Chúng tôi xin chân thành tuyên dương các hội đoàn người Việt ở hải ngoại đă và đang tích cực tổ chức Tết Trung Thu hàng năm cho trẻ em có dịp vui chơi để phát triển cả về thể chất, trí tuệ, lẫn t́nh cảm của con người Việt.  Vai tṛ của phụ huynh rất là quan trọng trong việc khuyến khích các em tham gia ngày Tết Trung Thu do các hội đoàn tổ chức, và nhất là sự đóng góp tài chánh của quí phụ huynh vào việc tổ chức Tết Trung Thu cho các em lại càng thiết thực hơn.

  

Tết Halloween: Nguồn Gốc, Phong Tục, và Biện Pháp An Toàn

 

Ngày lễ Halloween nhằm ngày 31 tháng 10 dương lịch. Ngày lễ này thực ra phải được coi như ngày hội hay ngày Tết Halloween bởi v́ nó vui vẻ và nhộn nhịp vô cùng, nhất là đối với trẻ em. Đêm hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là đêm 30 tháng 10, được gọi là “đêm ma quỉ” (devil's night). Thường thường các thanh thiếu niên hay phá phách trong đêm này và gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng của người dân. Bởi thế cho nên lực lượng cảnh sát đă phải tăng cường việc tuần tiễu trong đêm này để giữ trật tự an ninh. Các bậc phụ huynh cũng được nhắc nhở coi chừng con em trong đêm kinh hoàng này.

Hàng năm cứ đến đầu tháng mười, các học sinh, nhất là những học sinh mẫu giáo và tiểu học đă nôn nao chuẩn bị mừng “Tết Halloween.” Trẻ em đều thích mua hay đi hái bí ngô tươi (pumpkin) để đem về móc ruột bí bỏ đi rồi gọt đẽo phần chung quanh quả bí ngô để làm cái lồng đèn có h́nh mặt người với mắt, mũi, và mồm của quỉ sứ. Người ta đăït tên cho cái lồng đèn này là lồng đèn bí ngô “Jack-O'-Lantern.”  Trẻ con và ngay cả người lớn đều thích sắm trang phục đặc biệt gồm cả mặt nạ để hóa trang thành ma quỉ hay con thú vào tối ngày Tết Halloween trong lúc đi đến từng nhà xin kẹo bánh mà người ta gọi là đi “trick-or-treating.” Danh từ   “trick-or-treating” có nghĩa là “nếu muốn chúng tôi  không chơi xấu th́ hăy đăi chúng tôi cái ǵ đi.”   Để ḥa vào nếp sống nơi định cư với ư nghĩa nhập gia tùy tục, chúng ta hăy cũng nhau t́m hiểu thêm về ngày Tết “Halloween” này.

I. Nguồn Gốc Tết Halloween 

Tết Halloween bắt nguồn từ ngày lễ “The Celtic Fistival of Samhain” của dân tộc Celts. Dân tộc Celts sống cách đây khoảng hai ngàn năm ở phần đất bây giờ gọi là nước Anh (Great Britain), Ái Nhĩ Lan (Ireland), và phía bắc nước Pháp (France). Tết của dân tộc Celts nhằm ngày 1 tháng 11 dương lịch. Buổi lễ “The Celtic Fistival of Samhain” được tổ chức vào tối đêm trừ tịch, đêm trước của năm mới, tức là 31 tháng 10 dương lịch để tưởng nhớ và vinh danh Thánh Samhain, vị chúa tể cai quản những linh hồn người chết. Người Celta tin rằng Thánh Samhain cho phép các linh hồn người chết trở về dương thế thăm gia đ́nh và ăn tết vào đêm trừ tịch trong ngày tết của họ.

Vào năm 43 dương lịch, dân tộc Celts bị người La Mă chinh phục và cai trị lănh thổ của họ mà ngày nay gọi là nước Anh (Great Britain) trong khoảng 400 năm. Trong thời kỳ này, hai ngày Hội Mùa Thu của người La Mă được tổng hợp với ngày hội kỷ niệm Thánh Samhain của dân tộc Celts. Một trong hai ngày Hội Mùa Thu này có tên là Feralia được tổ chức vào cuối tháng 10 dương lịch để vinh danh người chết. Ngày hội thứ hai dùng để vinh danh Thần Pomona, tức là Nữ Thần Hoa Quả và Cây Cối.

Tục lệ đoán vận mệnh tương lại được sử dụng trong tṛ chơi thi nhau cắn quả táo treo ở đầu một sợi dây hay thi nhau cắn qủa táo được thả trong chậu nước vào ngày lễ Halloween có thể do tục lệ của hai ngày Hội Mùa Thu này mà ra.

Tên Tết Halloween lấy từ tên của ngày lễ “All Saints' Day” bởi v́ ngày 31 tháng 10 được gọi là “Allhallows' Eve.” Nhà thờ Thiên Chúa Giáo lấy ngày 1 tháng 11 lương lịch để thiết lập Ngày Các Chư Thánh (All Saints' Day). Ngày Các Chư Thánh là một ngày linh thiêng đă được những người theo đạo Thiên Chúa tôn trọng để vinh danh các Thánh của đạo Thiên Chúa, đặc biệt đối với những Chư Thánh không có ngày dành riêng để kỷ niệm. Ngày Các Chư Thánh được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 5 năm 609 (610?)  dương lịch khi Hoàng Đế Phocas tặng đức Giáo Hoàng Boniface IV ngôi đền cổ của người La Mă để dùng làm nhà thờ.

Ở Anh trước đây, đêm Halloween đă từng được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night, tức là một đêm dành cho gia đ́nh ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn các hạt trái cây và ăn táo hay bôm.

Vào ngày Các Chư Thánh, những người nghèo đi ăn xin, tiếng Anh gọi là A-Souling, thường được người ta cho một thứ bánh gọi là Bánh Linh Hồn (Soulcakes) với điều kiện là những người ăn mày này phải cầu nguyện cho người chết.

Khi người Tô Cách Lan (Scots) và người Ái Nhĩ Lan (Irish) đến định cư ở Bắc Mỹ, họ mang theo những phong tục của họ. Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ, Tết Halloween mới được thịnh hành kể từ thế kỷ thứ 18 trở đi mà thôi.

II. Phong Tục Trong Ngày Halloween 

1. Trick-Or-Treating 

“Trick-or Treating” được coi là một tṛ chơi chính của hầu hết các trẻ em ở Bắc Mỹ trong ngày Tết Halloween. Những trẻ em mặc các trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gơ cửa để gặp chủ nhà và nói “trick-or-treat.” Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu th́ hăy đăi chúng tôi cái ǵ đi.” Để tránh bị chơi xấu, chủ nhà đăi chúng kẹo, bánh trái, và ngay cả cho tiền chúng nữa.

2. Gây Quỹ Cho UNICEF

Có những em học sinh, nhân ngày này, đi quyên tiền gây quỹ cho cơ quan UNICEF. UNICEF là chữ viết tắt của United Nations International Children's Emergence Fund, một cơ quan do Liên Hiệp Quốc thành lập vào năm 1946 để giúp đỡ các trẻ em trên toàn thế giới về thực phẩm, thuốc men, v.v.  Các trẻ em mang hộp giấy có hai màu, màu da cam và màu đen, đă được Liên Hiệp Quốc công nhận để đi quyên tiền về nộp cho cơ quan này hầu dùng vào việc cứu giúp trẻ em nghèo khó trên khắp thế giới. Cơ quan Unicef đă và đang cung cấp những dịch vụ căn bản về y tế, giáo dục, đồ ăn, thức uống, và vệ sinh cho trên 140 nước trên thế giới.

Có vào khoảng 2 triệu học sinh Canada mang hộp đi quyên tiền cho Unicef vào mỗi dịp Tết Halloween. Kể từ năm 1955, Canada đă gây quỹ được tất cả là $58.3 triệu cho Unicef. Có vào khoảng 55 phần trăm trẻ em tiểu học ở Canada tham gia mỗi năm vào việc gây quỹ này trong dịp Halloween.

Theo  bài “Unicef” của tờ báo The London Free Press, số ngày 31-10-96,  cơ quan thống kê Angus Reid đă tiết lộ rằng có 85 phần trăm trong số những người được phỏng vấn trên toàn lănh thổ Canada đă giúp cơ quan Unicef qua việc cho tiền trong dịp Halloween.  Sở dĩ cơ quan UNICEF dùng cái hộp có màu da cam và màu đen v́ đây là hai màu tượng trưng cho Tết Halloween. Trang phục trong ngày Halloween thường có hai màu chính là màu da cam và màu đen. Ta thấy quả bí pumpkin màu cam và con dơi màu đen cũng được coi là màu tiêu biểu cho Halloween. Người ta c̣n gọi ngày Halloween là ngày “Orange and Black Day.”

3. Đèn Bí Ngô “Jack-O'-Lantern”

Trong ngày Tết Halloween hiện nay, mỗi nhà thường trang trí cây đèn lồng làm bằng quả bí ngô pumpkin. Người ta mua những quả pumpkin về khoét rỗng ruột, đẽo vỏ ngoài thành h́nh một cái mặt có đủ mắt mũi mồm để khi đốt nến (đèn cầy) bên trong, ánh sáng có thể tỏa ra giống như cây đèn. Cây đèn làm bằng quả bí pumpkin trong ngày Tết Halloween được gọi là Jack-O'-Lantern. Có nhiều người mua cây đèn Jack-O'-Lantern làm bằng nhựa màu vàng da cam có bán sẵn ở các cửa tiệm. Ngày xưa ở Anh và Ái Nhĩ Lan, người ta dùng củ cải đỏ, khoai tây, và củ cải tây để làm lồng đèn trong ngày Tết Halloween. Sau khi phong tục này được du nhập vào Bắc Mỹ, những quả bí ngô pumpkin mới bắt đầu được sử dụng làm lồng đèn như hiện nay.

Theo chuyện thần thoại Ái Nhĩ Lan, Jack-O'-Lantern là biệt hiệu của một người đàn ông tên là Jack. Anh Jack này khi chết không thể lên thiên đàng v́ lúc c̣n sống anh là người bần tiện và bủn xỉn. Anh ta cũng không thể xuống địa ngục v́ anh ta đă chế riễu quỉ sứ ma vương.  Kết quả là linh hồn anh chàng Jack phải đi lang thang trên dương thế với cái đèn lồng cho đến Ngày Phán Xử (Judgment Day).  Theo sách Tân Ước, New Testament, Ngày Phán Xử là ngày tận cùng của một thời đại. Theo Gospels và sách Book of Revelation, vào ngày này quả đất và bầu trời ở trong t́nh trạng ồn ào hỗn độn, người chết trỗi dậy từ những nấm mồ, và Chúa Jesus hiện ra để phán xử tất cả những người sống cũng như người chết. Trong việc phán xét hạnh kiểm của họ, Chúa xem xét những hành động mà con người đă làm cho nhau, cả điều tốt cũng như điều xấu.

4. Tục Bói Toán Bắt Nguồn Từ  Tết Halloween 

Một vài cách bói toán để đoán tương lai đă có ở Âu Châu từ hàng trăm năm trước đây đều bắt nguồn từ Tết Halloween mà ra. Chẳng hạn những vật như đồng tiền xu, cái nhẫn, và cái đê (cái đê dùng để đeo ở đầu ngón tay trong khi khâu cho kim khỏi đâm vào) được đem bỏ vào bánh nướng hay đồ ăn khác. Người ta tin rằng trong khi ăn, nếu ai ăn nhằm phải cái bánh trong có đồng tiền xu sẽ trở nên giầu sang, gặp cái nhẫn sẽ sớm có vợ hay chồng, và gặp cái đê sẽ ở góa suốt đời.  Ngày nay, ngoài cách bói toán cổ truyền trên, người ta c̣n dùng phương pháp bói bài Tây hay xem chỉ bàn tay để đoán tương lai trong Tết Halloween.

5. Các Tục Lệ Khác Của Ngày Tết Halloween 

Tục cắn quả táo ở trong chậu nước có lẽ được bắt đầu ở Anh. Ngày nay người ta c̣n gắn tiền vào quả táo để tưởng thưởng thêm cho ai cắn được quả táo. Nhiều người c̣n tin là vào ngày Tết Halloween, ma quỉ đi lang thang khắp nơi trên dương thế và các mụ phù thủy cũng họp nhau vào ngày 31 tháng 10 dương lịch. Đối với những người không tin ma quỉ và phù thủy, họ vẫn coi những trang phục có vẽ  h́nh dáng mụ phù thủy và ma quỷ là tượng trưng cho Halloween.

6. Sự Liên Hệ Giữa Tết Halloween, Tết Trung Thu, và Tềt Trung Nguyên    

Chúng ta có thể nói Tết Halloween bao gồm một phần của ngày Tết Trung Thu và một phần của ngày Tết Trung Nguyên của ta. Trong ngày Tết Halloween, người ta cầu nguyện cho những người chết giống như trong tục lệ Tết Trung Nguyên, tức là ngày rằm tháng bảy ta, c̣n gọi là Lễ Vu Lan, hay Mùa Báo Hiếu. Cả hai ngày tết này đều là ngày để người ta tưởng nhớ và vinh danh người đă chết. Tết Halloween cũng là dịp để trẻ em vui chơi thỏa thích giống như ngày Tết Trung Thu hay Tết Nhi Đống của ta. Trẻ em đều chơi đèn, ăn bánh kẹo, và vui chơi trong cả hai ngày Tết Trung Thu và Tết Halloween.

III. Biện Pháp An Toàn Cho Trẻ Em và Người Lớn trong Đêm Halloween

Đă có rất nhiều tai nạn xảy ra trong Tết Halloween. Chính v́ thế, người ta đă dự trù kế hoạch an toàn cho trẻ em đi “trick-or-treating” trong ngày tết này bằng cách:

1. Khuyên các em đeo băng phản chiếu ánh sáng lên quần áo để báo hiệu cho xe cộ khỏi đâm vào hầu tránh tai nạn.

2. Nên mặc đồ hóa trang ngắn gọn và khó bén lửa để tránh vấp ngă và khỏi bị cháy. Để tránh bị lạnh khi đi “trick-or-treating,” nên mặc quần áo thật ấm ở bên trong đồ hóa trang.

3. Nên vẽ mặt thay v́ đeo mặt nạ để tránh bị mặt nạ che mất tầm quan sát khi đi ở ngoài đường. Nếu đeo mặt nạ trong khi đi th́ nên đẩy mặt nạ lên trán để dễ nh́n.

4. Khi các em nhỏ đi “trick-or-treating,” các phụ huynh nên đi theo. Nhớ mang đèn pin (flashlight), và chỉ đến các nhà nào có đèn sáng mà thôi. Nên cho trẻ ăn cơm chiều, ăn cho đỡ đói mà thôi, trước khi đi để tránh cảnh “bụng đói cật rét.” Khi đói và rét, trẻ em dễ bị cảm.

5. Trẻ em chỉ nên đi “trick-or-treating” ở những nhà quanh hàng xóm mà thôi.

6. Chỉ đi vào nhà người ta bằng cửa trước và tránh dùng cửa hậu hay cửa bên hông nhà để tránh các bất trắc xảy ra.  

7. Chỉ nên qua đường ở chỗ ngă tư hay ngă ba và tránh  sang ngang đường ở khoảng giữa hay đi giữa hai xe đang đậu ở vệ đường và phải quan sát kỹ hai chiều trước khi qua đường để tránh tai nạn xảy ra.

8. Nhớ cho trẻ mang theo ít tiền trong túi và giấy tờ có biên địa chỉ, số điện thoại, và tên cha mẹ để pḥng khi trẻ lạc th́ có người giúp đưa về.

9. Phụ huynh dặn trẻ đừng nên ăn bất cứ thứ ǵ khi người ta cho mà phải đợi đến khi về nhà để cha mẹ xem xét kỹ trước khi ăn. Thấy những gói kẹo nào nghi ngờ có ǵ bất thường, phụ huynh có thể đến nhà thương để nhờ kiểm soát lại bằng quang tuyến X. Có nhiều nhà thương họ làm chuyện này miễn phí và họ khuyến khích dân chúng cứ lại nhờ nếu cần. Nếu có muốn ăn kẹo bánh người ta cho trong lúc đi đường, chỉ ăn những kẹo bánh c̣n nguyên trong gói để tránh ngộ độc.

10. Khuyên các chủ nhà phải cẩn thận đề pḥng hầu tránh bị kẻ bất lương lợi dụng dịp Halloween để ăn cướp và bắt cóc trẻ em. Để đèn ở trước cửa nhà cho sáng, khóa xe và khóa cửa nhà để xe (garage). Nếu thấy ǵ khả nghi, phải báo ngay cho cảnh sát.

11. Nếu phụ huynh không đi “trick-or-treating” với trẻ, phải biết rơ lộ tŕnh chúng định đi để theo dơi khi cần. Nhắc trẻ phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của chúng.

12. Nên để ư kiểm soát sinh hoạt của con em ở tuổi vị thành niên trong đêm “Devil's Night,” tức là đêm hôm 30 tháng 10, để ngăn ngừa các em khỏi đi tụ họp làm các việc phạm pháp.

IV. Kết Luận

Giữ cái hay của ḿnh và học cái hay của người là điều quí hóa nhất để duy tŕ và phát huy văn hóa dân tộc của chúng ta. Với các bài viết về “Tết Trung Nguyên,” “Tết Trung Thu,” và bài “Tết Halloween”  này, chúng tôi hy vọng  sẽ giúp cho những ai muốn t́m hiểu về sự liên hệ giữa phong tục của người Việt và người Bắc Mỹ qua Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, và Tết Halloween để đời sống của chúng ta và con cháu chúng ta ở Bắc Mỹ này có thêm phần ư nghĩa.

T́m Hiểu về Lễ Giáng Sinh, Cây Nô En, và Ông Già Nô En

Lễ Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của Chúa Jesus. Tuy lễ Giáng Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa, nhưng cứ đến ngày lễ này th́ mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui tự nhiên do không khí Giáng Sinh mang lại.

Không phải chỉ những người tin theo đạo Thiên Chúa mới đi lễ nhà thờ, chăng đèn kết hoa trươc nhà, và trưng bầy cây Nô En (Noel) trong pḥng khách mà mọi người dù theo bất cứ đạo nào cũng tổ chức ăn mừng lễ Giáng Sinh. Người người đều vui, cảm thông, và hưởng trọn niềm ấm cúng thanh b́nh cùng yêu thương trong mùa Giáng Sinh đầy hy vọng v́ Mùa Giáng Sinh đă tạo cơ hội giúp mọi người bỏ hết những hận thù và ích kỷ nhỏ nhen nếu có mà họ không thể thực hiện trước đó được.

Có rất nhiều người cảm thông ư nghĩa của mùa Giáng Sinh một cách tự nhiên mà không thắc mắc hay băn khoăn ǵ. Nhưng nếu t́m hiểu thêm ư nghĩa của Lễ Giáng Sinh, Cây Nô En, và Ông Già Nô En, chúng ta sẽ thấy thú vị vô cùng.

I. Lễ Giáng Sinh 

Tiếng Anh gọi Lễ Giáng Sinh là Christmas, tiếng Anh cổ thời xưa gọi Lễ Giáng Sinh là Cristes Maesse. Từ Cristes Maesse có nghĩa ngày lễ của Chúa (Christ's Mass). Ngày Lễ Giáng Sinh được tổ chức vào 25 Tháng 12 dương lịch để kỷ niệm ngày sinh của Chúa  Jesus Christ và được coi là ngày nghỉ lễ chính thức của các nước có người theo đạo Thiên Chúa.

Câu truyện về ngày sinh của Chúa Jesus có tên bằng tiếng Anh là Nativity.  Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng Trinh tự nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ thai này do quyền lực thần diệu của Thượng Đế tạo ra trong khi bà Mary c̣n đồng trinh. Chúa Jesus được sinh ra trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem và được đặt trong máng cỏ (manger) v́ lúc đó trong nhà trọ (inn) không c̣n một pḥng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Đức Mẹ Mary và chồng của bà là Joseph nuôi nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel. Khi được 12 tuổi, Chúa Jesus đến giáo đường ở Jerusalem và đă làm kinh ngạc các giáo sư về môn Mosaic Law với sự hiểu biết của ngài.

Khi lớn lên, Chúa Jesus chọn được 12 người Tông Đồ cùng ngài đi khắp nơi ở Palistine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực hiện các phép lạ. Một trong những phép lạ đó là phép “Loaves and Fishes”(những ổ bánh ḿ và những con cá). Chuyện phép lạ này được người ta  truyền lại là khi Chúa Jesus thuyết giảng  ở một đám đông trong lúc họ rất đói, người ta chỉ t́m thấy 5 ổ bánh ḿ và 2 con cá. Thế mà nhờ Chúa Jesus làm phép trên 5 ổ bánh ḿ và 2 con cá này rồi ra lệnh  cho các đệ tử của ngài phân phát đồ ăn cho tất cả mọi người. Sau khi mọi người được phát đầy đủ đồ ăn và ăn một cách nô nê, người ta thấy 12 chậu đồ ăn vẫn c̣n đầy.

Nhờ việc đi rao giảng lời của Thượng Đế, ngài đă có rất nhiều tín đồ và đồng thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản bội, bị Pontius Pilate - người lănh đạo dân Do Thái lúc bấy giờ - kết án, và bị chính quyền La Mă đóng đinh trên thập tự giá. Những người Thiên Chúa giáo tin là ngài đă cải tử hoàn sinh và sự phục sinh này đă cứu vớt được bao linh hồn. 

Theo những tài liệu liên quan tới ngày sinh nhật của Chúa Jesus, người ta thấy Chúa Jesus không phải sinh vào ngày 25 tháng 12 mà có thể vào tháng 4 hay tháng 5 và có lẽ trước đó 3 năm, tức là cách đây 2004. Tây lịch được tính theo năm đầu tiên sau khi Chúa sinh ra đời. Theo niên giám La Mă, Lễ Giáng Sinh đầu tiên được tổ chức ở La Mă vào năm 336 Tây Lịch Kỷ Nguyên. Tuy nhiên, ở miền đông đế quốc La Mă, một buổi lễ  được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng để kỷ niệm chung cho ngày sinh nhật và ngày rửa tội của Chúa Jesus. Cũng vào ngày 6 tháng giêng này ở Jerusalem thuộc Do Thái (Israel) người ta chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của Chúa mà thôi.

Măi vào thế kỷ thứ IV, hầu hết các nhà thờ ở miền đông đế quốc La Mă mới chấp nhận tổ chức sinh nhật Chúa Jesus Christ vào ngày 25 tháng 12. Trong lúc ấy ở Jerusalem, người ta vẫn chống đối việc tổ chức Lễ Giáng Sinh. Nhưng về sau này, Lễ Giáng Sinh lại được chấp nhận ở Jerusalem. Các nhà thờ ở nước Armenia, một nước ở Tây Á, đă không chấp nhận Lễ Giáng Sinh. Họ tổ chức ngày sinh nhật của Chúa vào 6 tháng giêng. Sau khi Lễ Giáng Sinh, 25 tháng 12, được thiết lập ở miền đông đế quốc La Mă, ngày kỷ niệm lễ rửa tội của Chúa được tổ chức vào 6 tháng giêng, ngày mà ba vị thông thái (Magus) từ miền đông đế quốc La Mă đến Bethlehem để chiêm ngưỡng Chúa Hài Đồng. 

Những tục lệ cổ truyền về Lễ Giáng Sinh bắt nguồn  từ  sự trùng hợp ngày sinh của Chúa với những ngày lễ kỷ niệm về nông tang và mặt trời vào mùa đông (Winter Solstice) của những người không theo đạo Thiên Chúa. 

Ở La Mă, ngày 17 tháng 12 là ngày lễ Saturnalia để kỷ niệm thần Saturn. Đây là thời gian ăn chơi tưng bừng nhất và là dịp để mọi người trao đổi quà kỷ niệm. Ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh nhật của Thần Mithra, Thần Toàn Chân Thái Dương, thuộc xứ Ba Tư. Năm mới của người La Mă là ngày 1 tháng giêng dương lịch. Vào những dịp này người ta trang hoàng nhà cửa bằng cây lá xanh tươi và hoa đèn rực rỡ. Trẻ con và người nghèo được trao quà tặng.

Lửa, đèn, và nến là tượng trưng của sự ấm cúng và sự sống, nó luôn luôn liên hệ với các lễ lạc vào mùa đông của cả những người theo đạo Thiên Chúa và các đạo khác.

Từ thời Trung Cổ, cây thông, một loại cây vạn niên thanh, là biểu hiệu cho sự sống  và luôn luôn liên hệ vơi Lễ Giáng Sinh.

II. Cây Nô En

Tiếng Nô En mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là Noel và có nghĩa là Giáng Sinh. Cậy Nô En có tên bằng tiếng Anh là Christmas Tree. Cây Nô En thường là cây thông nhân tạo làm bằng ni lông hay là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người ta trang trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang hoàng khác như giấy bạch kim để giả làm tuyết phủ, kẹo xanh trắng đỏ có h́nh cây gậy ba toong (candy canes), các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu làm bằng thủy tinh, h́nh thiên thần, và cây thánh giá, v.v. Cây thông sau khi được trang hoàng như thế có tên là cây Nô En. Dưới chân cây Nô En người ta có các gói quà do những người trong gia đ́nh mua để tặng cho nhau. Cây Nô En là một thứ không thể thiếu được trong mùa Giáng Sinh.

Việc dùng cành thông và ṿng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà để biểu lộ sự ước mong vĩnh cửu cho đời sống con người là cổ tục của người Ai Cập (Egyptiana), Trung Hoa, và Do Thái. Việc tôn thờ cây rất được thông dụng ở Châu Âu đối vơi người không theo đạo Thiên Chúa. Tục lệ này vẫn c̣n tồn tại sau khi họ nhập đạo Thiên Chúa. Người ở các nươc Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang hoàng nhà cửa và vựa lúa với các loại cây vạn niên thanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ c̣n dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh. Phong tục này c̣n có ở Đức. Người ta đặt cây Nô En ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông.

Cây Nô En hiện đại ngày nay có được là do phong tục của Tây Đức. Cái khung cảnh chính của vở kịch nổi tiếng hồi Trung Cổ về sự tích Ông Adam và Bà Eve là một cây thông có treo những quả táo gọi là Cây Thiên Đàng tượng trưng cho Vườn Địa Đàng (Garden of Eden). Người Đức dựng Cây Thiên Đàng (Paradise Tree) trong nhà vào ngày 24 tháng 12, ngày hội tôn giáo, để kỷ niệm Ông Adam và Bà Eve. Người ta treo những miếng bánh bít qui (biscuit) gọi là wafers trên Cây Thiên Đàng tượng trưng cho dấu hiệu của Chúa Jesus đứng ra chuộc tội cho nhân loại. Sau này người ta thay thế bánh Wafers bằng bánh cúc ki (cookie) có đủ h́nh dáng khác nhau. Cả những cây đèn cầy hay nến cũng được dùng làm biểu tượng cho Chúa.

Trong cùng một pḥng có  trưng bày cây Nô En vào mùa Giáng Sinh, người ta c̣n dựng một Kim Tự Tháp Giáng Sinh (Christmas Pyramid). Đây là một cấu trúc bằng gỗ h́nh tam giác với các kệ để đồ (shelves). Bên trên các kệ này có bày các pho tượng nhỏ và trang trí bằng cây vạn niên thanh, đèn cầy, và một ngôi sao. Vào khoảng thế kỷ thứ 16 th́ Christmas Pyramid và Paradise Tree được kết hợp lại thành cây Nô En (Chistmas Tree). Phong tục này đă được thịnh hành trong giáo phái Tân Giáo của Luther ở Đức vào thế kỷ thứ 18. Nhưng măi tới một thế kỷ sau đó, cây Nô En mới ăn rễ sâu vào truyền thống của người Đức.

Cây Nô En được du nhập vào đất Anh từ đầu thế kỷ thứ 19 và rất được thịnh hành vào giữa thế kỷ đó. Sở dĩ được như vậy là nhờ công của Hoàng Tử Albert, chồng Nữ Hoàng Victoria. Ở Anh vào thời đó, người ta gọi cây Nô En là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn cầy, kẹo, cùng các thứ bánh đặc biệt treo ở cành cây bằng dây băng (ribbon) hay dây giấy đủ màu.

Phong tục trưng bầy cây Nô En vào dịp Giáng Sinh đă được những người di dân gốc Đức mang vào Bắc Mỹ từ đầu thế kỷ thứ 17. Sau đó cây Nô En được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Nô En c̣n thịnh hành ở Austria, Switzerland, Poland, và Holland trong giai đoạn này.  Ở Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam, phong tục trưng bày cây Nô En là do các nhà truyền giáo Âu Tây mang vào từ thế kỷ thứ 19 và 20.

III. Ông Già Nô En

Tên nguyên gốc của Ông Già Nô En là Saint Nicholas. Theo truyền thuyết th́ Ông Già Nô En Nicholas có lẽ là một vị Giám Mục người Hy Lạp ở vào thế kỷ thứ 4. Nicholas được nổi tiếng về ḷng tốt của ông. Tuy nhiên các nhà sử học không thể xác quyết sự kiện về đời sống cũng như sự hiện hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô En có tên là Santa Claus. Tiếng Santa Clause được dịch từ tiếng Đức Sinter Klaes. Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô En có tên là Le Père Noel.

Truyện thần thoại về Ông Già Nô En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí mật cho những người gặp cảnh khó khăn. Ngoài ra, Ông Già Nô En c̣n có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục truyền, Ông Già Nô En được sinh ra ở hải cảng cổ Lycia của thành phố Patara thuộc Tiểu Á Tế Á (Asia Minor). Khi c̣n trẻ, Ông Già Nô En đi du lịch đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu Á Tế Á. Ông bị tù trong vụ hành hạ những người Thiên Chúa Giáo thuộc triều đại Hoàng Đế La Mă Diocletian. Sau đó ông được thả ra vào triều đại vua Constantine Đại Đế (Thế Kỷ Thứ 4) và tham dự Hội Đồng Lần Thứ Nhất I của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương lịch. Nicaes là một thành phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội Đồng Council of Nicaea có mục đích xác nhận ḷng tin vào Thiên Chúa và kết tội chủ thuyết Arianism, một chủ thuyết chối bỏ Chúa Jesus.

Vào thế kỷ thứ 6, lăng tẩm của ông rất nổi tiếng ở Myra thuộc Tiểu Á Tế Á. Vào năm 1087, những người thủy thủ và lái buôn Ư đă cải táng mộ của ông và mang di hài ông về Bari, Ư Đại Lợi. Sự cải táng này đă là một sự kiện lịch sử và được người ta làm lễ kỷ niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương lịch. Từ đó tiếng tăm của ông được truyền đi khắp nơi và Bari đă trở nên một trung tâm hành hương đông đảo nhất. Lăng tẩm của ông được đặt tại đại giáo đường thuộc S.Nicala, Bari, Ư Đại Lợi.

Truyền thuyết về Ông Già Nô En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu tiên được kể về một phép lạ rất nổi tiếng là khi ba vị sĩ quan bị kết án tử h́nh rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại Đế nằm mơ thấy Nicholas. Kế đến là những chuyện cứu trẻ em khỏi bao thảm họa. Ḷng ngưỡng mộ đối vơi Ông Già Nô En bành trướng ra khắp thế giơi. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nươc. Tên họ của nhiều người cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins.

Ông Già Nô En đă được chọn làm vị thánh hộ mệnh của nước Nga và Hy Lạp, các hội từ thiện, các công đoàn, các trẻ em và thủy thủ đă được cứu vơt lên khỏi bờ biển Lycia, các thành phố như Fribourg, Switz, and Moscow. Đă có hàng ngàn nhà thờ ở Châu Âu được xây lên để thờ Ông Già Nô En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng Đế La Mă Justinian Đệ Nhất  xây vào thế kỷ thứ 6 ở đô thị cổ Constantinople, bây giờ là Istanbul, một thành phố lớn nhất của Turkey.

Các phép lạ của Ông Già Nô En đă là đề tài ưa thích cho nhiều nghệ sĩ thời trung cổ.  Ngày hội truyền thống về  Ông Già Nô En trở thành cơ hội cho các nghi lễ của Boy Bishop, một phong tục phổ biến của người Âu trong đó một cậu con trai được chọn làm vị giám mục và ở tại chức cho tơi ngày Holy Innocents' Day, tức ngày 28 tháng 12 dương lịch.

Sự biến đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng Sinh (Father Christmas)  hay Đức Cha của tháng giêng (Father January)  đă xảy ra lần đầu tiên ở Đức, rồi đến các quốc gia trong đó có Reformed Churches chiếm đa số. Tiếp đến là ở Pháp, ngày hội Ông Già Nô En được tổ chức vào dịp Giáng Sinh và Năm Mơi. Những di dân người Ḥa Lan  theo đạo Tin Lành ở thành phố New Amsterdam, bây giờ là thành phố New York City, đă gọi Nicholas là Nhà Ảo Thuật Nhân Đạo và sau trở thành Ông Già Nô En, tức Santa Claus.

Ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, Nicholas là thánh hộ mệnh của mùa Giáng Sinh. Theo truyền thống, Giáng Sinh là ngày hội của gia đ́nh và của trẻ con. Người ta trao đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Vào năm 1969, ngày hội Ông Già Nô En không c̣n được ghi lên lịch, nhưng việc tổ chức kỷ niệm Ông Già Nô En th́ được tùy nghi tổ chức theo mỗi nơi.

Ngày nay tục lệ rước Ông Già Nô En rất thịnh hành. Tùy theo từng địa phương, người ta tổ chức cuộc rước Ông Già Nô En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành phố, thường là vào từ trung tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương lịch. Trong cuộc diễn hành Ông Già Nô En này, người ta làm những xe hoa thể hiện đặc tính của từng hội đoàn hay các cơ sở thương mại và cũng thể hiện ư nghĩa của mùa Giáng Sinh. Ngoài ra, người ta c̣n có các ban nhạc diễn hành đi theo đám rước này để tấu lên các bài hát Giáng Sinh. Mặc dầu thời tiết lạnh và tuyết phủ đầy khắp không gian mà mọi người vẫn tham dự cuộc vui một cách tưng bừng và náo nhiệt.

Ở mỗi nhà vào dịp Giáng Sinh người ta c̣n mua những đôi vớ hay tất đỏ treo bên cạnh ḷ sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô En, Ông Già Nô En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ  cho trẻ con. Người ta tưởng tượng ra Ông Già Nô En với h́nh dáng của một ông già béo mập, vui vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng Sinh (Christmas Eve).

Để kết thúc bài này, chúng tôi xin quí vị hăy ḥa vào niềm vui Giáng Sinh trong ư nghĩa của bài thơ sau của Khải Chính:

            Mùa Giáng Sinh

Lạy Chúa! Mùa Giáng Sinh, mùa sống động,

Đem vui tươi nhộn nhịp cho muôn loài.

Dù cỏ cây vùi dưới tuyết ban mai,

Cố vươn sức sống để tỏ niềm ngưỡng mộ.

Lạy Chúa! Chúng con là người khác đạo,

Cũng cảm thông niềm vui Chúa Giáng Sinh.

Khắp không gian ngút tỏa sắc hương lành,

Đem hy vọng chuông rền vang ấm áp.

Bao mỹ ư hướng ngôi cao của Chúa,

Bao thiện tâm do ơn chúa nảy sinh.

Gương Chúa sáng rạng rỡ ánh b́nh minh,

Nhân loại tối tăm, đền trời dẫn lối.

Mùa Chúa Giáng Sinh, đất trời mở hội,

Bao người hớn hở, khắp chốn hoan ca,

Ngàn trước ngàn sau đầm ấm chan ḥa,

Măi măi yêu thương sum vầy hạnh phúc.

Những Khám Phá về Trí Thông Minh Con Người

Bộ óc chúng ta giữ vai tṛ quan trọng trong việc phát triển trí thông minh. Óc hay chất xám (gray matter) là một cơ quan chính của hệ thống thần kinh gồm các cấu trúc đặc biệt giữ nhiệm vụ điều khiển cảm xúc, cử động, tư tưởng, lư luận, thị giác,  thính giác, ngôn ngữ, và trí nhớ.

I. Những  Điều Đă Được Đề Cập về Trí Thông Minh Trước Đây    

Thông minh được định nghĩa là khả năng hiểu biết và cảm nhận được sự liên hệ một cách trừu tượng của sự vật, khả năng học hỏi và thích hợp với môi trường do bản năng mà có chứ không cần phải được động viên hay khuyến khích, và khả năng hiểu biết do sự tổng hợp giữa đặc tính bẩm sinh của trung khu thần kinh và các yếu tố về kinh nghiệm, học hỏi, và môi trường sống tạo thành.

Theo các nhà tâm lư học, thông minh có thể đo lường được. Muốn đo lường sự thông minh, người ta ấn định hệ số thông minh mà tiếng Anh gọi là Intelligence Quotient. Hệ số thông minh được  viết tắt là IQ.  Muốn có hệ số thông minh IQ này, người ta lấy tuổi trí tuệ (mental age) của một người chia cho tuổi thật  (age in years)  của người đó rồi nhân với 100.  Tuổi trí tuệ (mental age) được ấn định bằng cách đo lường các kỹ năng (skills) của con người qua một cuộc lượng giá gọi là trắc nghiệm thông minh tiêu chuẩn (the standardized intelligence test).

Căn cứ theo trắc nghiệm thông minh, nếu trẻ em có số tuổi trí tuệ bằng số tuổi đời, hệ số IQ sẽ là 100. Nếu hệ số thông minh IQ từ 90 tới 110, trẻ được coi là thông minh b́nh thường. Những trẻ có IQ từ 120 trở lên được coi là thông minh thượng hạng (superior), có IQ vào khoảng 130 được coi là bậc thiên tài (gifted), và IQ vào khoảng 140 được coi là bậc kỳ tài (genius). Riêng những trẻ học rất nhanh, tiến bộ vượt bực, nhất là về các môn âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, và thơ văn, được coi là thần đồng (prodigy). Những em có IQ dưới 90 được xếp vào loại kém thông minh và đần độn (mental retardation).

Trắc nghiệm thông minh đầu tiên đă được nhà tâm lư học người Pháp tên là Alfred Binet với sự trợ giúp của Theophile Simon phát minh vào năm 1900. Vào năm 1916, một vị giáo sư tâm lư học người Hoa Kỳ, Lewis Terman, thuộc trường đại học Stanford University đă cải tiến các trắc nghiệm trí thông minh của Alfred Binet và đặt tên cho nó là Stanford-Binet Scale. Sau nhiều lần cải tiến, Stanford-Binet Scale đă được coi là nền tảng của việc trắc nghiệm trí thông minh. Căn cứ vào kết quả của trắc nghiệm thông minh, người ta nhận thấy:

- Con em của các chuyên gia có IQ cao hơn các con em của tầng lớp thợ thuyền.

- Những trẻ thuộc loại thiên tài, kỳ tài, và thần đồng có thể được sinh ra từ những gia đ́nh có cha mẹ thành công cũng như từ những bậc cha mẹ kém thành công. Điều chính yếu ở đây là các em thuộc loại này được thừa hưởng yếu tố di truyền về thông minh của cha mẹ chứ không phải thừa hưởng yếu tố thành công của cha mẹ.

- Những em thuộc tầng lớp xă hội có đời sống văn hóa và mức sống cao thường thông minh hơn các em thuộc tầng lớp xă hội thấp kém và nghèo nàn. Điều này có nghĩa là sự thông minh bị chi phối bởi môi trường sống, giáo dục, dinh dưỡng, y tế, và văn hóa.

- Trắc nghiệm thông minh có thể tiên đoán khá chính xác về sự thành công trong việc học đối với các em ở tiểu học và trung học cũng như sự thành công về mặt xă hội của các em. Trắc nghiệm thông minh không thể đoan chắc các em sẽ thành công ở bậc đại học hay bậc chuyên nghiệp được.

- Những em thuộc loại thiên tài khi trưởng thành thường có lợi tức trên mức trung b́nh và có sức khỏe tốt về thể chất cũng như tinh thần. Các em này c̣n đạt đến tŕnh độ học vấn cao và thành công trong các ngành nghề chuyên môn hơn các em có hệ số IQ ở mức trung b́nh.

- Các trẻ em thiên tài, kỳ tài, và thần đồng chưa chắc sẽ thành công trong sự nhiệp cống hiến cho xă hội một cách có hiệu quả. Thông minh là một việc, muốn giúp ích xă hội, các em c̣n cần phải có tư cách, động lực thúc đẩy, có tâm huyết, tinh thần hy sinh, và luân lư chức nghiệp.

- Các em thiên tài, kỳ thài, và thần đồng c̣n bị trở ngại về việc học nếu các em này học chung với các em có tŕnh độ thông minh ở mức trung b́nh. Nếu học chung như vậy, các em thông minh sẽ cảm thấy buồn tẻ, chán nản, không muốn học, và cuối cùng không đủ điểm lên lớp. Các em thuộc các loại thông minh này phải được xếp học riêng với chương tŕnh đặc biệt và với sự săn sóc kỹ lưỡng mới có sự tiến bộ được.

- Mức độ thông minh sẽ phát triển đến khi trưởng thành và c̣n tiếp tục phát triển tới tuổi trung niên và tuổi về già nếu quí cụ c̣n tích cực vận dụng đến trí thông minh trong mọi sinh hoạt.

- Sự thông minh không được sử dụng liên tục một cách tích cực sẽ bị đui chột đi. Tuy nhiên, nhịp độ phát triển của trí thông minh ở mức cao nhất là vào khoảng 25 tuổi. Sau đó, sự phát triển sẽ chậm lại từ từ. Khi con người về già, những kỹ năng của họ học hỏi được trước đây sẽ mất dần đi, nhất là về ngữ vựng. C̣n về những điều mới mà họ muốn học thêm, họ phải khó khăn lắm mới thu thập và nhớ được.

II. Những Khám Phá Mới về Trí Thông Minh 

A. Bảy Phạm Vi Thông Minh thuộc Lư Thuyết M “Multiple Intelligences” của Giáo Sư  Howard Gardner    

Các bậc cha mẹ ai cũng muốn con ḿnh thông minh về mọi mặt. Điều này chỉ là một ước vọng. Trong thực tế không được như vậy. Thông minh tùy thuộc vào nhiều yếu tố, không thể  bất cứ đứa trẻ nào cũng thông minh được. Tuy nhiên, một nhà tâm lư học của trường đại học Harvard, Giáo Sư Howard Gardner, đă khám phá ra những phạm vi mới về thông minh được gọi là “Multiple Interlligences,” viết tắt bằng “MI.” Khám phá mới  này của Giáo Sư Howard Gardner đă được người ta chấp nhận ở khắp Bắc Mỹ. “MI” gồm có 7 phạm vi thông minh khác nhau.

Người ta có thể thông minh về mặt này và kém thông minh về mặt kia. Tuy nhiên, phạm vi thông minh nào cũng quan trọng và co giá trị riêng cũa nó. Theo báo The London Free Press, số ngày 10 tháng 6 năm 1996, London, Canada, bảy phạm vi của lư thuyết “Multiple Intelligences” do Giáo Sư Howard Gardner t́m ra gồm có:

1. Linguistic Intelligence: Đây là sự thông minh về mặt ngôn ngữ học. Nếu   thông minh về mặt này, trẻ sẽ rất bén nhạy về cách hành văn và chọn chữ  trong lúc viết văn.

2. Musical Intelligence: Đây là sự thông minh về phạm vi âm nhạc. Nếu   thông minh về phạm vi này, trẻ sẽ rất nhạy cảm và sáng tạo trong khi nghe và vận dụng âm điệu (tones), nhịp điệu (rhythms), thể nhạc (musical patterns), độ cao của âm thanh (pitch), và âm sắc (timbre) trong khi sáng tác một bản ḥa tấu (symphony).

3. Logical/Mathematic Intelligence: Đây là sự thông minh về toán học. Nếu thông minh về phạm vi này, trẻ sẽ có khả năng lư giải các bài toán và các vấn đề cũng như thấy rơ sự liên hệ một cách trừu tượng của vấn đề trong đại số học hay khoa học.

4. Spatial Intelligence: Đây là sự thông minh về ư niệm không gian. Nếu   thông minh về mặt này, trẻ sẽ nhận thức, vận dụng, và sáng tạo ra những h́nh thức và nội dung khác nhau, chẳng hạn như trong nghệ thuật hội họa.

5. Bodily/ Kinesthetic Intelligence: Đây là sự thông minh liên quan đến phạm vi vận chuyển và phối hợp cơ thể cùng bắp thịt một cách công phu và nghệ thuật.  Với sự thông minh trong phạm vi này, người ta có thể đạt tới công phu và nghệ thuật cao về khiêu vũ, vơ thuật, và các môn thể dục thể thao như điền kinh (nhảy xa, nhảy cao, chạy tốc lực, chạy dai sức, nhảy sào, ném tạ, và phóng lao...), bơi lội, bóng rổ, bóng bàn, quần vợt, túc cầu, và dă cầu, v.v.