Vừa phải đi làm vừa lo việc gia đ́nh, người đàn bà sẽ phải đương đầu với sự căng thẳng tinh thần và thể chất. Họ không bao giờ có phút nghỉ ngơi v́ vừa mới đi làm về, họ lại bắt đầu một xuất làm khác ở nhà mà không biết bao giờ mới rảnh.

Nhà văn Trần Kim Vy, trong truyện ngắn “Buổi Tối Của Yến” trong tập truyện C̣n Vương Chút Nắng,  đă tả sự vất vả của người đàn bà vừa đi làm vừa lo việc nhà một cách rất điển h́nh: “Yến đă trải gần 12 tiếng đồng hồ ở sở. Khi về tới nhà nàng thấy “sink” chén bát tối hôm qua vẫn chưa ai rửa. Thêm vào đó tiếng căi nhau của các con làm nàng lùng bùng lỗ tai. Chồng và các con đang vật lộn trong pḥng tắm nên không hay nàng đă về. Nàng vội vă rửa bát và làm thức ăn cho bữa tối đến nỗi cắt vào tay ḿnh lúc nào không biết.”

Nhà văn Hoàng Dược Thảo, trong truyện ngắn “Trượng Phu” trong tập truyện Tiểu Thư Con Gái Nhà Ai? đă diễn tả thật đúng cảnh kiệt sức của người vợ vừa đi làm vừa lo việc nhà. Cảnh người chồng và các con học nấu ăn thật là khôi hài. Quả là đau ḷng cho cái cảnh phải ăn cơm tháng. Rất là cảm động cho bà vợ khi thấy chồng đă biết cách nấu ăn thật ngon, nhưng người vợ đă ngă ngửa người ra khi biết những món ăn thật ngon đó là do người chồng đặt ở tiệm và được bày sẵn ra bàn trước khi bà đi làm về.

Người đàn bà có thiên tài về việc nấu ăn tại gia đ́nh trong khi những người nấu ăn tài giỏi nhất trên thế giới lại là đấng nam nhi.  Nếu vợ chồng thu xếp sao để một ḿnh ông chồng đi làm và bà vợ ở nhà chăm nom gia đ́nh và dạy các con th́ thật là tuyệt vời.  C̣n ǵ hạnh phúc hơn cái cảnh chồng đi làm mà có bà vợ ở nhà chăm con và lo việc gia đ́nh. Xin hăy thưởng thức cảnh ấm cúng hạnh phúc trong mẩu đối thoại của ngày đầu tiên khi bà vợ ở nhà, vào giờ ăn trưa, ông chồng ở sở gọi điện thoại về:

 - Em đấy hả? Em đang làm ǵ đó?

 - Em đang ướp thịt gà để chiều anh về ḿnh làm “Barbecue” nghe anh? 

Ngày nay ở hải ngoại này, ít có cặp vợ chồng trẻ nào mà có một người ở nhà toàn thời để chăm lo và nuôi dạy con cái. Chính v́ thế mà một khi đă bị tinh thần căng thẳng và thể chất mệt mỏi ở nơi làm cũng như ở nhà,  các bà tất phải có vấn đề nan giải. Từ đó sinh ra chán nản và nóng nẩy.

Nếu sống trong gia đ́nh một cách vui vẻ và thoải mái, người ta mới đối phó với những vấn đề ở sở làm một cách tốt đẹp được. Thường th́ ai cũng gặp sự bất như ư và mệt mỏi ở chỗ làm. V́ thế khi đi làm về đến nhà, nếu có vấn đề dù là nhỏ, người ta dễ dàng nổi nóng. Nếu người vợ có trở ngại ở nơi làm việc và khi về nhà lại thấy cảnh nhà cửa bê bối, con cái đánh nhau, cơm chưa có ăn, chồng mải ngồi coi phim thể thao, th́ hỏi có bà nào mà không gắt và buồn bực được?  Thêm vào đó, nếu lại biết được kết quả xấu trong phiếu điểm của các con do nhà trường gửi về, bà mẹ lại càng dễ dàng cáu gắt hơn nữa. 

Khi cha mẹ đă buồn bực, con cái có đến hỏi han hay quấy nhiễu điều ǵ th́ sẽ lănh đủ những điều bất lợi. Thật là tội nghiệp cho bầy trẻ. Những sự chán nản đó sẽ gây đổ vỡ cho gia đ́nh và phương hại đến nghề nghiệp ở sở.

V.  Phải Thận Trọng Trong Việc Giữ Ǵn Hạnh Phúc Gia Đ́nh Để Giúp Vào Việc Giáo Dục Con Cái

Điều quan trọng là vợ chồng cần thu xếp sao để có th́ giờ riêng bên nhau. Đừng v́ mải công ăn việc làm và lo về tiền bạc thái quá để quên bổn phận thiêng liêng làm vợ làm chồng. Vấn đề chăn gối của vợ chồng rất là quan trọng. Thiếu thốn về nhu cầu này người ta dễ sinh gắt gỏng và dần dà xa cách nhau mà không c̣n cảm thấy nhớ nhau nữa. Do đó, vấn đề ngoại t́nh rất dễ xảy ra và gia đ́nh tan vỡ không có cách nào để cứu chữa. Điều này rất tai hại cho việc giáo dục các con.

Việc ǵ trên đời này cũng có thể xảy ra cả. Đừng quá tự tin và lạc quan. Đành rằng không thiếu những ông chồng hay những bà vợ gương mẫu và chung thủy, nhưng cũng không thiếu những ông chồng hay bà vợ ngoại t́nh. Nếu có việc ngoại t́nh xảy ra th́ ta phải hiểu rằng "tại anh tại ả, tại cả hai bên, hai đàng cùng tại." 

C̣n có biết bao chuyện khó tin nhưng có thực, chẳng hạn như không thiếu những vị chân tu, nhưng người đời vẫn thấy có những tu sĩ phá giới luật. Không thiếu những vị dân biểu, cảnh sát, bác sĩ, luật sư, hay thầy cô giáo là những người gương mẫu. Tuy nhiên, ta đă thấy nhan nhản các bác sĩ và dược sĩ ở Cali năm nào bị kết án gian lận tiền “medicare.”

Theo tin báo The London Free Press, số ngày 6-2-1996, tại  London, Ontario, Canada, ông Norman Waite, 53 tuổi, hiệu trưởng trường John P. Robarts Elementary School, bị kết án 4 năm tù v́ tội cưỡng dâm 15 nam học sinh. Ai có thể tin được chuyện phạm pháp của một vị hiệu trưởng gương mẫu suốt trong 30 năm không có một lỗi lầm và đă được bao người kính mến? Thế mà đùng một cái, người ta khám phá ra sự ô nhục mà ông ta đă làm để cả ngành giáo dục ở đây phải gánh chịu. 

Theo tin báo The Toronto Star, số ra ngày 8-3-2001, một vị dân biểu Quốc Hội Quebec (Quebec MP), ông Jean-Guy Carignan, 59 tuổi, đă bị đưa ra ṭa về tội “drunk driving and hit-and-run” (uống rượu lái xe và đụng xe bỏ chay).  Cũng trên tờ The Toronto Star này có đăng tin “Top Officer Guilty of Neglect” (Vị sĩ quan cảnh sát cao cấp nhất đă bị tội chểnh mảng nhiệm vụ). Trước đây cũng đă có một vị dân biểu Canada bị kết v́ tội “cằm nhầm đồ” ở cửa tiệm.   

Đấy là chuyện có thực ở ngoài đời. C̣n trong tiểu thuyết cũng có bao nhiêu trường hợp khiến ta phải suy nghĩ, chẳng hạn như nhà văn Kim Dung, trong truyện Luc Mạch Thần Kiếm, đă cho ta thấy một vị cao tăng đắc đạo Huyền Từ Phương Trượng của Chùa Thiếu Lâm có con riêng với Vô Ác Bất Tác Diệp Nhị Nương. Người con riêng này lại là chú tiểu Hư Trúc.

Qua những dẫn chứng trên, ta có thể kết luận rằng trên  đời này bất cứ  việc ǵ cũng có thể xảy ra. Ta đừng quá lạc quan và coi thường mọi việc. Luôn luôn phải cẩn trọng là hơn v́ đă là con người th́ phải có tội lỗi. Chúng ta phải đề pḥng đừng để cho tội lỗi xảy ra mới được. Để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra và để giữ hạnh phúc gia đ́nh, ngoài những việc giúp đỡ, thông cảm, chia xẻ lo âu về việc gia đ́nh, vợ chồng cần giữ sao cho t́nh yêu lứa đôi măi măi thắm tươi. Có được như thế, vợ chồng mới có thể lo tṛn bổn phận nuôi và dạy con cái cho nên người.

Thỉnh thoảng nên thu xếp gửi con cho ông bà hay anh chị em để vợ chồng cùng nhau đi nghỉ hè xa hầu hưởng trọn th́ giờ bên nhau một cách thoải mái, t́nh tứ, du dương, và thơ mộng. Đây là việc hết sức cần thiết, xin các cặp vợ chồng, dù trẻ hay già, đừng coi thường. Khi cha mẹ ḥa thuận và gia đ́nh có hạnh phúc, việc giáo dục con em mới được thuận lợi và chu đáo. Có được lớn lên trong t́nh yêu thương và được hưởng sự săn sóc đúng cách của cha mẹ, con cái mới có cơ hội phát triển một cách toàn diện và thành đạt, nhiên hậu chúng mới là người ích quốc lợi dân. 

VI. Vợ Chồng Sống Không Hôn Thú (Common Law Spouse) Có Tác Hại Đến Gia Đ́nh và Việc Nuôi Dạy Trẻ

Cha mẹ nào mà chẳng thương con. Tuy nhiên, ngày nay qua sự nghiên cứu và thống kê, Ông Rory  Leishman, trên nhật báo The London Free Press,  số ra ngày 09-1-96, đă đưa ra nhận xét  rằng cái giá phải trả cho sự giải phóng phụ nữ cũng như sự đ̣i b́nh quyền cho phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ trong t́nh trạng sống chung với người t́nh không có hôn thú, là sự mất mát to lớn về lâu dài trong trách nhiệm nuôi dạy con cái. 

Ngày nay v́ đuổi theo lợi nhuận và lối sống vị kỷ, một số đông những người trẻ đă chọn cách sống chung không có hôn thú (common law spouse). Chính v́ thế họ dễ đi đến t́nh trạng đổ vỡ v́ thiếu sự cam kết trong trách nhiệm xây dựng gia đ́nh và nhiên hậu gây tác hại tới con cái. Những trẻ lớn lên trong các gia đ́nh đổ vỡ này đa số đă có những vấn đề trầm trọng thương tổn đến cảm xúc, thái độ, cùng sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Ông Rory Leishman, trong số báo đă đề cập ở trên, c̣n viết tiếp là Bà Zenaida Ravanera, một nhà dân số học, thuộc trường đại học University of Western Ontario, đă có nhận định về việc giải phóng phụ nữ như sau: “Women's liberation has successfully undermined marriage and family.” Bà Ravanera muốn nói rằng  sự giải phóng của phụ nữ đă thành công trong việc phá hủy tận cỗi rễ hôn nhân và gia đ́nh. 

Bà Ravanera c̣n cho là ngày xưa, v́ bẩm tính của phụ nữ và tập quán phong tục của xă hội đă làm cho quan niệm về hôn nhân và tổ ấm gia đ́nh của ngưới phụ nữ trở thành mục đích chính trong đời họ. Nhờ vậy mà nhiều gia đ́nh có hạnh phúc và con cái được giáo dục đến nơi đến chốn. Ngày nay, v́ quyền tự do cá nhân phát triển đến cao độ cùng nếp sống xă hội phóng túng cũng như sự đ̣i giải phóng và b́nh quyền cho phụ nữ, quan niệm về hôn nhân và tổ ấm gia đ́nh cũng bị thay đổi và không c̣n được coi là quan trọng nữa.

Ly dị và ly thân là cốt để thỏa măn nhu cầu cá nhân mà không cần đếm xỉa đến đời sống tinh thần và thể chất của trẻ c̣n ở tuổi vị thành niên. Trong hoàn cảnh này, thử hỏi làm sao các bậc cha mẹ có thể dạy con về trách nhiệm và bổn phận lâu dài trong việc xây dựng gia đ́nh được.

Trong phần kết luận của bài báo, Ông Leishman đă lấy lời của  Bà Ravanera để kết luận rằng trong xă hội ngày nay, tuổi trẻ được dạy nhiều về t́nh dục, về cách làm t́nh sao cho không bị mắc bệnh “Aids,”  về cơ hội b́nh quyền, và về các quyền lợi của cá nhân, v.v. Họ quên dạy trẻ về ư nghĩa của gia đ́nh, và nhất là thiếu hẳn sự chú ư về việc tạo một môi trường an toàn và thuận lợi cho con em phát tiến và lớn khôn đúng cách.

VII. Một Vài Con Số Thống Kê về Sự Hành Hạ Trẻ Em Do Cha Mẹ Gây Ra

V́ tính ích kỷ và thiếu kiến thức về tâm lư cùng sự phát triển của trẻ, một số các bậc cha mẹ, nhất là người cha, đă hành hạ và đầy đọa con ḿnh một cách tàn nhẫn đến nỗi gây thiệt cho sinh mạng chúng.

Một bản báo cáo nhan đề “A Nation's Shame: Fatal Child Abuse and Neglect”  về việc thống kê ở Hoa Kỳ được hoàn tất vào tháng 12, 1995 liên quan tới sự hành hạ trẻ em (quư vị có thể liên lạc với số điện thoại 703-385-7565 để biết thêm chi tiết về bản báo cáo này) đă cho biết:

 - Hơn 2 ngàn trẻ em đă bị chết về tay của cha mẹ chúng mỗi năm (trung b́nh hơn 5 em một ngày).

 - Số trẻ em bị cha mẹ giết nhiều hơn số trẻ chết v́ té ngă, tai nạn, bị nghẹn cổ trong khi ăn, ngạt thở, chết đuối, hay chết v́ hỏa hoạn.

 - Hàng năm có khoảng 18 ngàn trẻ bị tàn phế và khoảng 142 ngàn bị thương tích do cha mẹ hành hạ ngược đăi chúng.

- Nguyên do chính cho sự hành hạ và tàn phế của trẻ là do người bố chán nản và nổi nóng quá độ gây ra

- Trẻ em chết trong bồn tắm hay hỏa hoạn là do cha mẹ để con tắm hay chơi một ḿnh không có người trông coi.

- Trẻ em chết đói và chết v́ cơ thể thiếu nước là do cha mẹ không biết cách nuôi con.

- Gia đ́nh nào có truyền thống đánh con tàn nhẫn th́ dễ sinh ra hành hạ con cái.

- Trẻ em bị hành hạ nhiều trong những gia đ́nh mà cha mẹ hay có thói “vũ phu” với nhau.

- Hơn 400 trẻ em bị thương hay bị giết mỗi ngày ở Hoa Kỳ.

Đây chỉ là những trường hợp đă được báo cáo và ghi nhận được. C̣n biết bao những trường hợp người mẹ chửa hoang đă giết con ngay khi đứa trẻ vừa mới được chào đời. Có những bà mẹ hơn một lần ly dị, v́ muốn được vừa ḷng người bạn trai, đă nhẫn tâm giết hai đứa con trai ḿnh bằng cách nhốt chúng vào xe hơi rồi đẩy xe xuống hồ  (trường hợp của bà mẹ tên là Susan Smith ở Columbia, S.C. Hoa Kỳ đă được đang trên các báo vào tháng 4/95).

Không biết bao nhiêu trẻ vị thành niên đă phải tự tử v́ sự hành hạ của cha mẹ! Những trẻ chết không rơ lư do cũng do cha mẹ gây ra. Những trẻ là nạn nhân của loạn luân phải chịu khổ sở suốt đời.  Những trẻ sống sót sau khi bị hành hạ đă phải chịu một cuộc đời đau khổ và cuộc sống vất vưởng thật là thảm hại!

Người ta đang đặt câu hỏi là “Có nên để cho bất cứ ai cũng có quyền có con hay không?”  Chính v́ thế mà người ta đang thảo luận về vấn đề có nên “cấp bằng tạm thời hay vĩnh viễn cho những người đầy đủ điều kiện làm bậc cha mẹ” hay không? 

Không có con số thống kê dành riêng cho từng cộng đồng các sắc dân. Theo chỗ chúng tôi được biết người Việt chúng ta đa số không quen cách nuôi dạy con ở đất Bắc Mỹ này nên đă gặp rất nhiều khó khăn về nếp sống và luật pháp. Tuy nhiên, chúng tôi chưa hề thấy, nghe, hay đọc được một trường hợp nào mà cha mẹ người Việt giết con hay hành hạ con ḿnh đến chết cả. Đây là một điểm son cho cộng đồng người Việt chúng ta.

VIII. Phải Chuẩn Bị Một Gia Đ́nh Chu Đáo Trước Khi Sinh Con

Ngày xưa ở Việt Nam, một trong những mục đích chính của hôn nhân là để sinh con nối dơi tông đường. Sau khi lập gia đ́nh, người con trai và vợ đa số thường sống chung hay ở gần với bố mẹ. Khi có con, họ đă sẵn có người hầu hạ và cha mẹ giúp đỡ. Trẻ được đón tiếp nồng hậu khi vừa mới chào đời và được nuôi nấng tử tế.

Ngày nay, khi yêu nhau, một số cặp trai gái thường chỉ muốn được gần nhau để bớt nỗi cô đơn trống vắng và nhớ nhung. Việc chăn gối là chính. Vấn đề sinh con và nuôi dạy con thành người chỉ được nghĩ tới sau đó mà thôi. Chính v́ thế mà có nhiều cặp vợ chồng chưa sẵn sàng để làm bậc cha mẹ th́ đă có con. Họ gặp rất nhiều trở ngại. May cặp nào có cha mẹ hai bên ở gần c̣n đỡ, nếu không, sự nuôi con cả là một cực h́nh đối với họ.

Đành rằng phong tục và cách sống mỗi thời mỗi khác, nhưng việc nuôi dạy con th́ thời nào cũng được coi trọng. Có bao sách dạy về hôn nhân (việc cưới xin và dựng vợ gả chồng) và sự chuẩn bị cho việc sinh con và nuôi dạy con. Khi thuyết pháp hay giảng đạo, các vị sư và các cha cũng dạy về cách giữ hạnh phúc gia đ́nh và nuôi dạy con cái. Một trong những ư nghĩa của lời khuyên “thứ nhất là tu tại gia, thứ nh́ tu chợ, thứ ba tu chùa” là để chỉ tầm quan trọng hàng đầu trong việc tạo hạnh phúc gia đ́nh, hiếu thảo, và nuôi dạy con cái (tu tại gia). Các nhà thờ và họ đạo đều có dậy về hôn nhân. Ở Bắc Mỹ này có  rất nhiều cơ quan và tổ chức chuyên dạy và hướng dẫn về việc hôn nhân, đời sống lứa đôi, và việc nuôi dạy con cái. Các bác sĩ gia đ́nh cũng thường giúp vào việc này. Ngoài ra, c̣n biết bao sách vở viết về cách làm sao cho cuộc sống lứa đôi được hạnh phúc.

IX. Những Điều Cần Áp Dụng để Tạo Môi Trường Thuận Lợi trong Việc Nuôi Dạy Con Em

1. Nên Có Cuộc Đời Tự Lập Trước Khi Lập Gia Đ́nh. Đă sống ở đất Bắc Mỹ này, ta phải có một cuộc đời tự lập khả dĩ có đủ phương tiện về vật chất cũng như tinh thần trước khi có quyết định sinh con. Nếu bất đắc dĩ phải ăn trợ cấp xă hội trong khi có con rồi th́ không kể. Không nên chỉ trông cậy vào tiền trợ cấp xă hội để nuôi con. Theo như thống kê cho biết, đa số con em thuộc gia đ́nh nhận tiền trợ cấp xă hội đều có khuynh hướng sống nhờ xă hội sau này, hết đời này qua đời khác. Thật là thê thảm.

2. Phải Học Hỏi Cách Nuôi và Săn Sóc Con Trước Khi Có Ư Định Sinh Con. Sau khi lập gia đ́nh, cả vợ lẫn chồng đều phải mua sách dạy cách nuôi và săn sóc con cái để cùng nhau nghiên cứu và t́m hiểu sự phát triển của trẻ ở từng giai đoạn sinh trưởng, tâm lư, và nhu cầu của trẻ.  Ở đất Bắc Mỹ này, các cơ quan y tế đều có mở những lớp hướng dẫn về cách nuôi và săn sóc hài nhi cho các bà mẹ có thai, nhất là độ 2 hay 3 tháng trước khi sanh con. Những việc học hỏi này giúp ích rất nhiều cho cả bố mẹ trong việc nuôi và dạy con cái sau này.

3. Khi Đă Có Con, Phải Dành Th́ Giờ Nuôi Dạy Con. Khi có con, cha hay mẹ phải luôn luôn ở bên cạnh các con. Trẻ con cần sự chăm non săn sóc của cha mẹ từng giây từng phút trong lúc chúng chơi, học, ăn uống, và ngay cả khi ngủ. Trẻ con dễ bị tai nạn cũng như dễ bị bắt cóc, và chính chúng cũng có thể gây ra tai nạn cho người khác. Chính v́ điểm này mà các bậc cha mẹ phải chú tâm làm cho được các việc sau:

- Phải săn sóc con em để chắc chắn rằng chúng ăn no, mặc ấm, ngủ đầy đủ, có chỗ ngồi học ở nhà cho thích hợp, và có chỗ chơi cho thoải mái.

- Phải  săn sóc và theo dơi cho kỹ lưỡng về phạm vi y tế và vệ sinh của các con. Khí chúng có bệnh, phải dẫn chúng đi khám bác sĩ cho kịp thời. Nếu chúng phải uống thuốc, cha mẹ phải nhắc chúng hay cho chúng uống thuốc theo đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ. Chúng ta cũng phải khuyến khích, săn sóc, và theo dơi kỹ lưỡng các con về việc vệ sinh cơ thể như tắm rửa và gội đầu, nhất là sau khi tập thể dục, và đánh răng cũng như chà răng bằng chỉ sau mỗi bữa ăn.

Tưởng cũng nên biết rằng nếu cha mẹ không săn sóc kỹ và kịp thời về sức khỏe cho các con mà để chúng bị bệnh hay tai nạn nguy đến tính mạng th́ cha mẹ có thể bị chính phủ bỏ tù ở đất Bắc Mỹ này. Từ khi được sinh ra tới lúc chúng có thể tắm rửa một ḿnh, trẻ luôn luôn cần cha mẹ giúp đỡ trong việc tắm gội. Nếu trẻ c̣n nhỏ, cha mẹ cần phải có mặt trong suốt thời gian chúng tắm để tránh tai nạn xảy ra. Tránh để trẻ chơi gần nơi nước lửa.

- Về việc ăn uống, cha mẹ phải theo dơi xem chung ăn có no đủ không. Tập cho chúng ngồi vào bàn ăn cùng với gia đ́nh. Nếu thấy chúng ăn chưa đủ, cha mẹ phải đút đồ ăn cho chúng. Nên cho các con ăn nhiều rau đậu kèm với cơm cùng các thứ đồ ăn khác như trái cây và sữa.  Khi trẻ thôi bú sữa, cha mẹ cần phải cho chúng tiếp tục uống sữa, tối thiểu 3 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo có đầy đủ Calcium cho răng và xương phát triển. Không cứ trẻ em mà người lớn, kể cả khi già, cũng cần uống sữa như thế để giữ cho xương khỏe và tránh cho xương không dễ bị cong hay nứt. Ngoài ra, c̣n phải cho trẻ uống thêm thuốc bổ loại "chewable multivitamins" dành cho con nít (kids only) mỗi ngày một viên. Lư do chính là dù tre có được ăn uống đầy đủ, chúng vẫn thiếu sinh tố tối thiểu cần thiết cho thân thể phát triển.

- Về mặt giáo dục trẻ, cha mẹ phải giữ lời đă hứa với trẻ bằng đủ mọi giá và làm gương cho trẻ noi theo. Nếu ḿnh làm ǵ mà trẻ không được phép làm, cha mẹ phải giải thích cho chúng hiểu. Cha mẹ nên cùng với con rửa tay trước khi ăn và đánh răng sau khi ăn. Vừa làm vừa chỉ chúng cách rửa mặt, rửa tay, và đánh răng. Có thế chúng mới có thói quen tốt. 

- Nên biết rằng ở Bắc Mỹ, cha mẹ không được phép gây thương tích cho con khi đánh chúng, và cũng không được làm nhục trẻ về tinh thần bằng cách chửi mắng trẻ. Đây là vấn đề luật pháp ta phải tuân theo, nếu không ta sẽ phải "vô phúc đáo tụng đ́nh."  Cha mẹ phải cộng tác chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong việc dạy con. Lấy uy của bố để dạy con, lấy t́nh thương của mẹ để hướng dẫn con. Chẳng hạn như ông bố lợi dụng lúc bà mẹ vắng nhà để dạy con: “Con làm như thế mẹ sẽ buồn.” Tương tự như thế, bà mẹ khuyên bảo con khi người bố đi vắng: “Con không chịu học th́ khi bố về bố sẽ thất vọng lắm.”

- Đừng bao giờ bố nói không được mà mẹ lại cho phép, hay ngược lại, mẹ nói không được mà bố lại cho phép.  Dùng t́nh thương để dạy trẻ mới có hiệu nghiệm. Nếu trẻ không nghe lời, ta có thể dùng những câu như: “Con có c̣n thương mẹ không? Thương mẹ sao con lại như thế?”   Phải tỏ ḷng thương yêu các con bằng hành động và lời nói. Vỗ về an ủi chúng khi chúng buồn hay khóc v́ thất bại trong việc chơi hay việc học.  Mỗi tối cha mẹ nhắc nhở con cái ngồi vào bàn học để học và làm bài ở trường đem về. Giúp chúng khi chúng không hiểu.

Có một  số phụ huynh quan niệm “trẻ ở đây chỉ cần học ở lớp ở trường là đủ rồi và không cần phải học thêm ở nhà.” Đây là một quan niệm sai lầm. Ngay từ lớp mẫu giáo, thầy cô ở Bắc Mỹ này đă gửi tài liệu hay sách vở về nhà để cha mẹ đọc cho các con nghe và nhờ  phụ huynh dạy con em  viết tên, địa chỉ, cùng số điện thoại của chúng , v.v.  Phụ huynh cần phải dạy trẻ trước ở nhà để khi đến lớp chúng không bỡ ngỡ và có thể theo kịp bạn bè. Chẳng hạn khi trẻ sắp học tính cộng, ta dạy sơ qua cho trẻ về tính cộng trước ở nhà th́ khi thầy cô dạy, chúng không những không bỡ ngỡ mà lại c̣n thích thú học nữa.

- Nên tiếp tục đưa đón con đi học và về học, ngay cả khi chúng có thể đi một ḿnh. Việc đưa con đến trường và đón con về là một điều cần thiết cho trẻ và cho cả phụ huynh. Có như thế, trẻ sẽ không bao giờ đi học trễ, có cơ hội chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi đến trường, và đi đến nơi về đến chốn. Trên đường dẫn con đi cũng như trên đường đưa con về, cha mẹ và con cái có nhiều th́ giờ nói chuyện về việc học hành của trẻ. Cha mẹ cần gợi chuyện, niềm nở, cởi mở, và khuyến khích các con khi nói chuyện với chúng.

- Cha mẹ nên tham dự mọi sinh hoạt ở nhà trường khi được mời, chẳng hạn như buổi gặp gỡ thầy cô của con em ḿnh vào đầu niên học, các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhạc kịch, các ngày lễ phát phần thưởng, khai trường, và măn khóa, v.v. Có như thế cha mẹ mới hiểu nhu cầu và sinh hoạt của trẻ mà khuyến khích chúng học.

- Nên dành th́ giờ đưa trẻ đến YMCA, các trung tâm bơi lội, nơi đánh vũ cầu, bóng bàn, hay quần vợt. Khi chúng làm quen được với các nơi này, chúng sẽ thích thú tham gia. Hăy cho chúng cơ hội. Đây là điều rất ích lợi cho sự phát triển của trẻ. Khi chúng dự các trận đấu bóng, cha mẹ nên đi theo để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần cho chúng.

- Cha mẹ nên tập thể dục thường xuyên mỗi ngày và khuyến khích con em ḿnh tập theo. Cha mẹ có khỏe mạnh th́ mới có cơ hội nuôi dạy các con và làm gương cho chúng. Tập thể dục là một nhu cầu không thể thiếu được để giữ cho cơ thể phát triển và nẩy nở đúng mức đối với tuổi trẻ  và giữ cho cơ thể khỏi suy nhược đối với người có tuổi. Thân thể có khỏe mạnh th́ tinh thần mới minh mẫn. Từ đó, con em mới tiến bộ, gia đ́nh có hạnh phúc, và xă hội mới vui tươi.  Phải có can đảm và kiên nhẫn mới tập thể dục đều đặn được. Mới đầu rất khó. Phải cố giữ  sao cho việc tập thể dục được đều đặn th́ dần dần ta sẽ quen và sẽ thấy thích thú tập.  Muốn nuôi và dạy con thành công, cha mẹ phải khỏe mạnh.  Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh suốt đời, cha mẹ và các con c̣n phải ăn uống cho no đủ. và tránh để tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, hay buồn nản.

- Cha mẹ nên dành th́ giờ đọc sách báo, nghe âm nhạc, đi dạo, và thăm bạn bè để giữ cho tinh thần luôn luôn thoải mái. Ngoài ra, ta phài lắng nghe và theo dơi cơ thể xem có bị đau yếu ǵ không để kịp thời nhờ bác sĩ gia đ́nh chữa trị. Nếu không có bệnh ǵ, hàng năm ta cũng phải đi thăm bác sĩ gia đ́nh để khám tổng quát về cơ thể một lần cho được an toàn. Ta nên cố gắng ăn sáng mỗi ngày, bớt uống cà phê, uống ít rượu, và không nên hút thuốc lá. Để chắc chắn cơ thể có đủ đủ chất dinh dưỡng, ta nên uống thêm thuốc bổ lọai mỗi ngày một viên, ăn ít chất béo, đường, và muối, nhất là đối với người già. Ta nên ăn nhiều rau đậu, hoa quả, những sản phẩm ngũ cốc, và đừng quên tập thể dục thường xuyên mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ. Thêm vào đó, ta cần đánh răng, chà răng bằng chỉ sau mỗi bữa ăn, và tắm gội mỗi ngày một lần.

- Con em rất thích hoạt động và cần hoạt động để phát triểu. Vậy điều cốt yếu là phải giữ cho trẻ bận rộn vào những hoạt động có ư nghĩa và ích lợi cho sự phát triển cơ thể, trí tuệ, t́nh cảm, và xă hội. Từ đo,ù chúng mới học hỏi được tinh thần trách nhiệm, cộng tác, đạo đức, tinh thần thượng vơ, và nhiên hậu, chúng sẽ tránh được sự “nhàn cư vi bất thiện.”  Trẻ thường thích xem TV, chơi Video Games, xem phim bạo động, và phim khiêu dâm đến nỗi bỏ học bỏ ăn. Cha mẹ phải hướng dẫn chúng về việc này để tránh hại cho chúng về tinh thần và thể xác. Phải dành quyền quyết định dứt khoát, chỉ cho trẻ coi các chương tŕnh dành cho thiếu nhi mà thôi và coi có giờ nhất định. Phụ huynh phải để ư tới cách ngồi xem sách, làm bài, và xem TV của trẻ. Luôn luôn nhắc trẻ về ảnh hưởng của ánh sáng và âm thanh cùng cách ngồi trong khi học bài đối với sức khỏe để tránh gây tai hại về thể chất cho chúng.

- Đă sang tới Bắc Mỹ này, ta phải hiểu rằng con em chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc nói tiếng Việt và duy tŕ truyền thống cùng phong tục Việt. Điều này là lẽ dĩ nhiên. Ta cố gắng giúp con em nói  và duy tŕ tiếng Việt cùng phong tục Việt được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Nếu không được, ta cũng đừng quá thất vọng mà trách con em và trách ḿnh. Tất cả đều không miễn cưỡng được.  Đă sống ở đất nước người, phải theo nếp sống của người và nói tiếng của người, ta mới thấy thoải mái. Tuy nhiên, ta cũng phải hết sức cố gắng giúp cho con em duy tŕ tiếng Việt và phong tục Việt được phần nào hay phần ấy.

Việc dạy con cái giữ nếp Việt không ǵ bằng cha mẹ và những người trong gia đ́nh phải giữ nếp sống Việt để làm gương cho trẻ, chẳng hạn như nói tiếng Việt với nhau, lễ phép với cha mẹ và ông bà, biết kính biết nhường, kính già trọng trẻ, đi thưa về tŕnh, thuận ḥa với nhau, thờ cúng ông bà tổ tiên, nhớ ngày giỗ Tết, giữ tín nghĩa với tha nhân, thăm thân nhân bạn bè, giữ t́nh hàng xóm, hiếu với cha mẹ, đễ với anh chị em, và ăn mặc theo lối Việt khi có dịp.  Cha mẹ phải dành th́ giờ dạy tiếng Việt, cách thức xưng hô và chào hỏi theo lối Việt, lịch sử Việt, văn chương Việt, và ca dao tục ngữ cho các con vào những lúc thích hợp.  Nên nhắc các con rằng ta là người Việt nên phải biết nói tiếng Việt để tránh t́nh trạng mất gốc hay vong bản. 

Việc giữ nếp Việt phải phát xuất tự tâm hồn và cách sống. Không phải chỉ căn cứ vào h́nh thức. Vậy ta không nên câu nệ quá về việc đặt tên, cách ăn mặc, cách chào hỏi, việc gia nhập quốc tịch, hay việc lập gia đ́nh với người cùng ṇi giống hay không.

Đă có những người ngọai quốc có tâm hồn Việt, biết nói tiếng Việt, biết lịch sử và văn hóa Việt, và sống theo nếp Việt. Ngược lại, có những người Việt thuần túy mà từ tâm hồn đến thể xác đều không c̣n có ǵ để gọi là người Việt nữa. Ta phải uyển chuyển trong việc giữ ǵn nếp Việt.   Ở đây là đời sống ngoại quốc. Ngoài gia đ́nh, chúng ta c̣n có xă hội không phải là xă hội Việt Nam, trong đó chúng phải ḥa nhập để sống và xây dựng cho quê hương mới này. Phải phục vụ quê hương này trước khi có thể giúp quê cha đất tổ Việt Nam. Ta phải giữ ǵn nếp Việt một cách thông minh và thích hợp mới được.

Muốn cho con em học nói tiếng Việt và duy tŕ nếp Việt, ta phải cho các con tới học các lớp Việt Ngữ do cộng đồng tổ chức. Cha mẹ cũng cần tham gia mọi sinh hoạt cộng đồng người Việt và khuyến khích con em cùng tham gia. Dạy con cách “gọi dạ bảo vâng.” Khi chúng có nói ǵ bằng tiếng Anh, Pháp, hay một thứ tiếng bản xứ khác, cha mẹ phải dạy cho con nói lại bằmg tiếng Việt ngay lúc đó. Dân tộc ta lấy điều kính trọng làm phương trâm trong vấn đề giao tiếp với tha nhân. Cần phải giảng giải cho trẻ thế nào là “kính trên trọng dưới,” “kính ǵa mến trẻ,” và “trên kính dưới nhường.”  Người quân tử th́ kính trên trọng dưới c̣n kẻ tiểu nhân th́ đạp dưới đội trên. 

Đừng đặt quá nặng vào việc giữ ǵn nếp Việt mà quên dạy con em học cái hay của người. Sống  ở đất nước người, ta phải khuyến khích các con học cái hay của người, chẳng hạn như tính thẳng thắn, óc cầu tiến, tinh thần thiện nguyện, tinh thần đứng đắn về tự do dân chủ, tinh thần tổ chức khoa học, tinh thần cộng tác và đoàn kết, và óc tự lực tự cường, v.v.

- Việc đến các thư viện và làm thẻ thư viện cho ḿnh và cho các con là một nhu cầu không thể thiếu được nếu muốn con em ḿnh học giỏi. Gần nơi học hành và sách vở, con em mới có cơ hội học hành và tiến thân. Nên biết thư viện thật là cần thiết cho những ai muốn tiến thân bằng đường học vấn. Thư viện là nơi để trẻ vừa chơi vừa học (tuổi mẫu giáo). Thư viện là nơi con em chúng ta có thể ngồi học thật yên tĩnh mà không bị điện thoại hay khách làm mất th́ giờ.

Thư viện c̣n là nơi gặp bạn để trao đổi việc học, nơi t́m tài liệu cho bài học hay công tŕnh nghiên cứu của ḿnh, nơi ngồi xem báo thích thú nhất cho các cụ v́ khỏi phải mua mà vẫn có báo mới để đọc, và cuối cùng, thư viện c̣n là nơi để ngủ sau khi học mệt mỏi (gục đầu vào tay ngủ ngay ở bàn hay ghế dựa) mà không ai làm phiền ta.  Nhờ có thư viện công cộng ở Bắc Mỹ mà bao người Việt đă đỗ đạt cao và làm rạng rỡ dân Việt.

- Tất cả những điều liên quan tới việc xă giao, phong tục, và gia pháp đều phải được dạy bảo và thực tập, con em chúng ta mới biết được. Khi con em lớn khôn có thể đi ra ngoài chơi với bạn bè, ta cần phải giảng cho con về “gia pháp” và việc “nhập gia tùy tục.”  Khi đến chơi nhà bạn cũng như khi ra về, con em ḿnh phải chào bố mẹ và những người trong gia đ́nh người bạn đó. Đối với những khách đến nhà ḿnh và khi họ ra về, chúng ta cũng phải nhắc nhở con em chào hỏi khách một cách lễ phép. Khuyến khích con em nói tiếng Việt với cha mẹ và anh em. Nếu con em có đi đâu, phải dạy chúng cách “đi thưa về tŕnh,”  cho cha mẹ biết giờ đi giờ về, chơi với ai và ở đâu, cho cha mẹ số điện thoại nơi muốn đến, phải về nhà đúng giờ, và muốn ở lại đêm hay không ăn cơm nhà phải cho cha mẹ biết trước. Mục đích của việc này là tránh sự lo phiền cho cha mẹ và tránh nguy hiểm cho con em. 

- Cha mẹ phải ấn định giờ giấc về các sinh hoạt thường ngày cho con em, chẳng hạn như ấn định  mấy giờ phải thức giấc, giờ nào phải học bài và làm bài, giờ nào được quyền xem TV,  và mấy giờ phải đi ngủ, v.v. Ngoài ra, ta phải nhắc trẻ khi đi và về học, phải đi tới nơi về tới chốn, không được lang bang ở dọc đường. Những điều này cha mẹ cần phải tập cho các con ngay từ khi chúng c̣n nhỏ để trở thành thói quen. Nếu không, chúng sẽ thoát khỏi tầm tay cha mẹ và trở thành bất trị. Cổ nhân có nói “dạy con từ thuở c̣n thơ” là ở trong nghĩa này.

- Các phụ huynh phải nhớ rằng ở đất nước này, luật pháp rất là phức tạp. Không nên để con ḿnh đến nhà hàng xóm chơi nếu không được phép của đôi bên cha mẹ, và nhất là tránh để trẻ hàng xóm, không phải người Việt, đến chơi nhà ḿnh. Đây là sự khó khăn và phức tạp về mặt luật pháp. Trong trường hợp trẻ con người bản xứ đến chơi nhà ḿnh, nếu chúng bị tai nạn, th́ cả là vấn đền lôi thôi v́ chúng ta có thể bị thưa ra ṭa về việc này. Mặt khác, nếu chúng lấy ǵ của ḿnh mà ḿnh giữ chúng lại để khám xét th́ cả là vấn đề phiền phức khác v́ trẻ hay cha mẹ chúng có thể thưa chúng ta về tội “sở mó trẻ em,” tức là tội “sexual assault.” Đây là trường hợp có thật đă xảy ra ở St.Thomas, Ont., Canada, vào năm 1985 mà người viết bài này đă là một nhân chứng.

Phụ huynh cũng không được để con em  ngủ qua đêm ở nhà bạn bè của chúng v́ có rất nhiều tai nạn xảy ra và con em ḿnh có thể bị hăm hiếp. Một trường hợp rất cụ thể đă xảy ra ở Guelph, Ontario, Canada và đă được đăng trên  tờ báo The Toronto Star, số ra ngày 9 tháng 3,2001. Đó là trường hợp của một người đàn bà ở Guelph, bà này “đă ngủ” với một thiếu niên 13 tuổi, bạn của con trai bà ta, khi cậu thiếu niên này đến chơi và ngủ lại qua đêm tại nhà bạn. Người đàn bà này đă bị kết án tù 3 tháng về tội cưỡng dâm.

- Các con em phải chịu nhiều khổ ải khi cha mẹ của chúng sống trong cảnh ly thân hay ly dị. Nếu cha mẹ phải ở vào t́nh trạng ly thân, ly dị, hay góa bụa, nên nghĩ đến các con. Phải thu xếp làm sao để dành th́ giờ và phương tiện vào việc nuôi dạy các con đến khi chúng lớn khôn lớn thành người.

Những đấng nam nhi có tính thích ham của lạ nên nhận trách nhiệm nếu có con ngoài ư muốn để nuôi dạy chúng đến nơi đến chốn. Đă có những người bố có con mà không chịu thăm nuôi nên đă bị các con đưa ra toà. Vào ngày 18-01-1996, trên tờ báo The London Free Press,  có đăng tin hai anh em sinh đôi mới mười một tuổi, tên là Elliot Stewart và Andrew Stewart  đă đưa ông bố Dave Stewart ra ṭa v́ tội không thăm nuôi con sau khi ly dị với mẹ chúng.

Ngoài ra, trên tờ The Toronto Star, số ngày 1-12-2000, Toronto, Canada, có tin ông đương kim Thị Trưởng Mel Lastman bị bà Grace Louie, người yêu cũ của ông ta, và hai người con trai mà bà ta có với ông Lastman đă đi kiện ông ta về tội ông ấy có 2 con trai với bà ta nhưng không nhận và không nuôi để đ̣i bồi thường 6 triệu đồng. Hai người con trai này là Kim Louie, 41tuổi, và Todd Louie, 38 tuổi. Suốt từ ngày được  mẹ sinh ra, hai người con này không biết bố ḿnh là ai và không hề được  hưởng t́nh phụ tử là ǵ.

- Những cảnh bà mẹ nuôi con một ḿnh thật là khổ sở và chịu trăm điều cơ cực. Tuy nhiên, các bà mẹ này vẫn thấy các con là tất cả hạnh phúc của ḿnh  nên khổ mấy các bà cũng chịu đựng được. Đúng là “ḷng mẹ bao la như biển Thái B́nh”!

Trong truyện It Takes A Village, Bà Clinton có nói rơ là trẻ em khi phải sống với cha hay mẹ không thôi, hay phải sống trong gia đ́nh cha mẹ ghẻ th́ cơ hội bị hư hỏng nhiều gấp hai hay ba lần so với những em sống trong gia đ́nh có cả cha lẫn mẹ ruột.  Những con của các bậc cha mẹ độc thân dễ có cơ hội bỏ học, chửa hoang lúc c̣n vị thành niên, nghiện ngập, bạo động, và có vấn đề rắc rối với luật pháp.

X. Kết Luận

Người ta thường nói gia đ́nh là nền tảng xă hội. Nền tảng mà lung lay th́ xă hội sẽ bị rối loạn. Muốn dạy con cái cho nên người th́ cha mẹ phải đầu tư công sức, thời giờ, tiền của, sự hy sinh, và ḷng yêu thương con cái một cách tột bực. Cách tốt nhất để giúp trẻ là thương yêu, giúp đỡ, và dùng những sinh hoạt thường lệ hàng ngày để dạy trẻ.

Nếu có vấn đề rắc rối giữa cha và mẹ, chúng ta nên cố thu xếp sao để việc nuôi dạy con phải là ưu tiên hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề. Nên nhớ rằng vai tṛ của cha mẹ rất quan trọng và tế nhị. Cha mẹ không những là bậc sinh thành ra trẻ mà c̣n là người bạn và người thầy của con ḿnh nữa.

Chúng tôi xin mượn lời Bà Clinton để kết thúc bài này: “My strong feelings about divorce and  its effects on children have caused me to bite my tongue more than a few times during my own marriage and to think instead about what I could do to be a better wife and partner. My husband has done the same. Bill and I have worked hard  at our marriage with a great deal of mutual respect and deepening love for  each other. That we are blessed with Chelsea enhances our commitment.”  Bà Clinton có ư nói rằng cảm giác mănh liệt của bà về việc ly dị và sự tác dụng của nó lên trẻ em đă làm cho bà phải cắn lưỡi suy nghĩ nhiều lần trong đời sống vợ chồng của riêng bà để t́m cách nào có thể trở nên người vợ đảm và người bạn đời đúng nghĩa. Chồng bà cũng làm như vậy. Ông Bill Clinton và và bà ta đă giải quyết một cách tích cực việc rắc rối giữa vợ chồng trên tinh thần tương kính và hiến trọn t́nh yêu cho nhau. Nhờ ơn Chúa họ đă có với nhau đúa con gái đầu ḷng tên là Chelsea để làm tăng thêm sự gắn bó giữa vợ chồng bà.

 

Việc Giáo Dục Con Em Theo Tinh Thần Nhân Bản

 

I . Giáo Dục Theo Tinh Thần Nhân Bản

Việc giáo dục theo tinh thần nhân bản là coi trọng trẻ, thương yêu trẻ, lắng nghe, và t́m hiểu trẻ trong khi giáo dục chúng.            Trong binh thư có dạy “biết ḿnh biết người trăm trận trăm thắng.”  Trong phạm vi giáo dục theo tinh thần nhân bản,  muốn  thành công trong việc giáo dục trẻ, các bậc thầy cô và phụ huynh phải hiểu nhu cầu và tâm lư của trẻ, sẵn sàng lắng nghe tâm tư cùng nguyện vọng của trẻ, và tôn trọng trẻ.

Các bậc cha mẹ ở Việt Nam cũng như các bậc cha mẹ tại Âu Mỹ thường có cùng quan niệm là muốn kiểm soát chặt chẽ con em ḿnh từ khi chúng c̣n nhỏ cho đến suốt thời gian chúng ở trên ghế nhà trường. Các bậc cha mẹ muốn con cái phải làm theo ư muốn của ḿnh hơn là theo ư muốn của chúng. Chính v́ lư do này mà nhiều khi sự xung đột giữa cha mẹ trở thành vấn đề nan giải và không có lối thoát. Việc này đă đưa đến việc trẻ bỏ nhà đi hoang và gây rối loạn cho gia đ́nh và xă hội.

Lối giáo dục ở  Âu Mỹ  cũng giống như ở Á Đông ta là các bậc cha mẹ thường cho rằng “trẻ con th́ biết ǵ!” V́ thế phần đông cha mẹ thường không lắng nghe tâm sự cũng như nguyện vọng của trẻ mà chỉ bắt chúng làm theo ư của cha mẹ thôi.

Trẻ em ở Âu Mỹ cũng giống như trẻ em Á Đông ta, chúng đều là “trẻ con cả.” Chúng đều có khuynh hướng ham chơi, ham nghịch, trốn học, hỗn láo, và “nhất quỉ nh́ ma thứ ba học tṛ.”  Có một điều đặc biệt là việc dạy con và nuôi con ở Âu Mỹ khó khăn hơn ở Việt Nam rất nhiều. Ở Âu Mỹ, trẻ em được luật pháp và xă hội hết sức che chở và bảo vệ đến nỗi phần đông các bậc cha mẹ cảm thấy hầu như mất hết quyền nuôi dạy con. C̣n ở Việt Nam ta, cha mẹ và nhà trường có toàn quyền giáo dục con em. Chính v́ điểm này mà trẻ em Việt Nam có vẻ ngoan hơn và dễ dạy hơn trẻ em Âu Mỹ. Trẻ em Âu Mỹ dễ hư hỏng và bỏ nhà đi hoang v́ ỷ có luật pháp và xă hội giúp đỡ.

Ngày nay vấn đề thiếu niên hư hỏng ở Bắc Mỹ này đă trở nên trầm trọng. Chính v́ thế mà các nhà giáo dục, phụ huynh, và những cơ quan hữu trách về giáo dục đă không ngừng t́m kiếm các giải pháp giúp vào việc giáo dục thiếu niên trong gia đ́nh, ở học đường, và ngoài xă hội một cách hữu hiệu hơn.

II. Vấn Đề Của Cha Mẹ và Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết

Để giáo dục con em theo tinh thần nhân bản, các nhà giáo dục có kinh nghiệm và các phụ huynh từng trải  đă đưa ra những điều sau để giúp các bậc cha mẹ hiểu vấn đề của ḿnh và vấn đề của các con  hầu dạy bảo chúng hữu hiệu hơn và đồng thời cũng để ngăn ngừa những chuyện đáng tiếc xảy ra.

1. Trăm Dâu Đổ Đầu Tằm

a. Vấn Đề Của Cha Mẹ: Cha mẹ có khuynh hướng hay rầy la mắng chửi trẻ mỗi khi chúng có cái ǵ sai hay hư hỏng. Các con em cảm thấy chúng giống như mục tiêu để người lớn nhắm vào mà đổ lỗi, ngay cả khi những điều đó không phải do chúng gây ra. Chúng cảm thấy cha mẹ có độc quyền được bực tức mỗi khi có điều ǵ không vừa ư và trút những bực tức này lên đầu chúng.

            b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Không có lư do nào hậu thuẫn cho việc khi cha mẹ tức giận lại nhằm người thân yêu của ḿnh, như con cái chẳng hạn, để đổ bực tức lên đầu chúng. Không nên đổ lỗi cho con em. Không nên đánh mắng chúng dù vấn đề có nghiêm trọng thế nào hay ḿnh có bực tức đến đâu đi nữa. Trẻ em chắc chắn phải mắc lỗi lầm. Đó là lẽ tất nhiên trong nhu cầu học hỏi và là một phần cần thiết cho việc trưởng thành. Các bậc cha mẹ không nên ngạc nhiên hay cảm thấy bị thương tổn khi những điều tệ hại do con cái gây ra bởi v́ chính ḿnh đă chuốc lấy những điều   phiền phức này khi bước chân vào đời sống gia đ́nh và có quyết định lập gia đ́nh với mục đích chính là sinh con để nối dơi tông đường.

Vấn đề ở đây là xem những điều ǵ con cái có thể rút tỉa từ các sai lầm hư hỏng do chúng gây ra và vai tṛ của con cái trong việc tạo ra các điều tệ hại này như thế nào? Tại sao chúng lại làm như thế?  Có thể ngăn ngừa được không? Cha mẹ chỉ nên theo dơi và giúp đỡ nếu con em cứ tiếp tục phạm vào cùng một lỗi lầm. Đây mới chính là vấn đề quan tâm cần phải giải quyết.

2. Ước Vọng Không Thực Tế

a.Vấn Đề Của Cha Mẹ: Trong các cuộc thăm ḍ về ước muốn và tâm sự của trẻ, những nhà giáo dục nhận thấy hầu hết các em đều thổ lộ rằng cha mẹ chúng có những ước vọng không thực tế. Cha mẹ nào cũng mong muốn con em có cuộc đời tốt đẹp, thành đạt hơn, và hạnh phúc hơn. Đây quả thực là tâm hồn cao thượng của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, đă có những bậc cha mẹ chỉ muốn các con trở thành bác sĩ, kỹ sư, luật sư, hay lực sĩ chuyên nghiệp. Họ muốn chúng phải đạt điểm cao, nổi tiếng, và xuất sắc về mọi môn học từ âm nhạc đến văn chương, toán pháp, khoa hoc, và thể dục thể thao. Ngay các bậc cha mẹ cũng không thể đạt được những điều này nên cha mẹ bắt các con cố đạt những ǵ mà khi c̣n nhỏ cha mẹ đă từng mơ tới nhưng không thực hiện được.

Các con em c̣n than phiền là cha mẹ thường chỉ muốn chúng vâng lời. Chúng có lư ở điểm này. Thường th́ cha mẹ ra lệnh cho các con làm những ǵ họ muốn và không muốn chúng căi lại hay góp ư. Lư do chính là các bậc cha mẹ tự cho ḿnh hiểu biết hơn các con và để tránh mất th́ giờ v́ quá bận việc làm ăn.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Điều quan trọng là con cái có cố gắng hết sức để học hỏi ở trường không chứ không phải là điểm cao hay thấp do chúng đạt được. Điểm quan trọng khác là chúng thích chơi thể dục thể thao và có bạn bè tốt, chứ không nhất thiết phải trở thành những ngôi sao nổi tiếng về thể thao hay vô địch trong các cuộc đua tài.

Các nhà giáo dục nhận thấy rằng những trẻ nào hoàn tất công việc được giao phó trong khoảng từ  60 đến 80 phần trăm đều có tinh thần cộng tác một cách tích cực và thông minh. Cần phải khuyến khích tinh thần cộng tác này. Nếu cha mẹ muốn chúng hoàn tất trách nhiệm ở mức cao hơn nữa th́ sẽ đưa đến t́nh trạng bắt trẻ phục tùng, không mấy tốt đẹp. Đó là bắt trẻ làm v́ tiện nghi của cha mẹ chứ không phải v́ hạnh phúc và tương lai của chúng. Đó là ta dạy trẻ phải cúi đầu trước quyền uy và bạo lực mà không được thắc mắc, khiếu nại, hay không được nghĩ tới ḿnh mà chỉ biết có vâng lời mà thôi. Đây là điều mà các bậc cha mẹ nên tránh.

Không nên dạy con em trở thành kẻ nô lệ. Cha mẹ nên dạy con cái về luân lư, về các quyền được hưởng, và về cách thức cũng như khi nào cần phải biết bất tuân lệnh những người có thẩm quyền. Đó mới là cách dạy con cái thành người hữu dụng với tinh thần hănh diện và tự hào để làm chủ lấy ḿnh.

Các nhà giáo dục c̣n nhận thấy rằng nếu trẻ em hoàn tất công việc được giao phó thấp hơn 60 phần trăm đều có vấn đề nghiêm trọng trong đời sống sau này của chúng.

3. Coi Thường Trẻ

a.Vấn Đề Của Cha Mẹ: Nhiều bậc cha mẹ muốn biết quá nhiều về đời sống riêng tư của con cái mà không tôn trọng nhu cầu riêng tư thầm kín và nhu cầu làm chủ cuộc đời của các con. Cha mẹ thường cố ép buộc con cái nghe theo lời khuyên bảo của ḿnh ngay cả khi chúng không muốn nghe v́ quá chán ngấy những lời khuyên đó v́ “khổ lắm biết rồi nói măi.” Hơn nữa, lúc nào cha mẹ cũng muốn can thiệp vào mọi sinh hoạt của con em. Nhiều trẻ có óc tự lập ngay từ khi c̣n nhỏ, chúng chỉ muốn tự ḿnh làm lấy những ǵ chúng định làm. Chúng sẽ sinh ra chán nản và bực tức mỗi khi có sự can thiệp của cha mẹ mà chúng chưa cần đến.

Trẻ con muốn tự ḿnh thử làm trước khi cha mẹ chỉ bảo cách làm. Con cái than phiền rằng cha mẹ không để chúng tự làm lấy mà chưa chi đă dạy bảo cách làm nên chúng rất bực tức v́ có cảm tưởng rằng cha mẹ coi chúng là đần độn, vô dụng, và tùy thuộc. Các bậc cha mẹ, nhất là những người có giáo dục, thường nổi tiếng về việc giúp đỡ con cái thái quá. Một số cha mẹ không thể chịu được khi nh́n thấy con ḿnh quá vất vả để hoàn thành một công việc nên đă nhảy vào giúp đỡ.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Mỗi khi thấy con cái tỏ ra cố gắng phấn đấu để vượt qua một trở ngại, ngay cả khi thấy chúng cần sự giúp đỡ hay lời khuyên bảo để giải quyết vấn đề, các bậc cha mẹ nên để chúng tự làm lấy trước đă chứ không nên tự tiện “nhảy bổ vào” để giúp đỡ.

Trẻ em ngày nay ở Âu Mỹ đă có nhiều nơi để nhờ giúp đỡ khi gặp khó khăn, chẳng hạn như bạn bè, thầy cô giáo, cán sự xă hội, và bác sĩ gia đ́nh. Chính v́ vậy mà đă có nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn và chán nản trong việc khuyên răn con cải v́ nhận thấy quyền tuyệt đối của họ đối với con cái như trước kia không c̣n nữa. Vấn đề chính ở đây là cha mẹ chưa hiểu và thông cảm được hoàn cảnh mới, lỗi tại cha mẹ chứ không phải tại con cái. Trong hoàn cảnh như thế, cha mẹ cần phải thực sự tôn trọng quyền riêng tư của con cái để tránh phiền hà.

Các nhà giáo dục thời nay nhận thấy rằng chỉ khi nào trẻ muốn cha mẹ giúp đỡ hay khuyên bảo th́ lời khuyên bảo của cha mẹ mới có tác dụng hiệu quả. Các bậc cha mẹ cần phải đợi khi trẻ sẵn sàng nghe và chúng cần sự giúp đỡ hăy khuyên bảo và giúp đỡ. Nếu không, th́ lời khuyên của cha mẹ sẽ vào tai nọ rồi ra tai kia. Khi nào trẻ tự nguyện đến nhờ vả hay khi chúng tâm sự với cha mẹ về những khó khăn gặp phải th́ lúc đó chính là lúc hữu hiệu nhất để khuyên bảo và đưa giải pháp để giúp trẻ.

Tuy nhiên, trong trường hợp con cái chán nản, thất vọng, và buồn rầu đến nỗi sa sút tinh thần, trễ nải việc học, không ăn ngủ điều độ, bê bối về việc giữ ǵn vệ sinh và sức khỏe, không thiết gặp bè bạn, hay có cái ǵ bất thường, các bậc cha mẹ không thể để kệ chúng mà phải “bước vào” vấn để để t́m cách giúp đỡ chúng cho kịp thời. Nếu gặp khó khăn, cha mẹ phải nhờ những chuyên viên như bác sĩ gia đ́nh hay thầy cô của chúng để giúp đỡ giải quyết vấn đề.

Trong trường hợp b́nh thường, chúng ta nên khuyến khích trẻ tự lập và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của trẻ trong việc giải quyết các vấn đề cũng như tự ư thức lấy những việc chúng làm và những nơi chúng đến để giao thiệp, miễn là cha mẹ thấy không có ǵ nguy hiểm cho chúng là được.

Nếu con cái có làm ǵ lầm lẫn hay thất bại một chút cũng không sao v́ có gặp thất bại, thành công mới càng rực rỡ. Hăy mạnh dạn để chúng tự làm lấy. Tuy nhiên, cha mẹ phải sẵn sàng giúp đỡ khi con cái cần tới. Nếu có giúp đỡ, cha mẹ nên chỉ cách làm chứ không nên làm hộ. Phương pháp giảng dạy ở học đường ngày nay đều theo chiều hướng khuyến khích trẻ tự lập, tự làm lấy ngay từ những năm tiền học đường.

Thầy cô chỉ là người hướng dẫn và trông chừng, chứ không bao giờ làm hộ cho học sinh. Hăy để các con em tự làm, tự giải quyết mọi vấn đề, và có quyền tư riêng. Làm như thế, không có nghĩa để chúng luông tuồng, muốn làm ǵ th́ làm, muốn đi đâu th́ đi, muốn ngủ đâu th́ ngủ, hay muốn đi học hay không cũng được. Cha mẹ cần phải có gia pháp rơ ràng cho các con lấy đó mà theo, thí dụ như giờ nào phải học bài, giờ nào giúp việc nhà, giờ nào phải có mặt ở nhà, và nhất là khi có ngủ qua đêm ở đâu, phải báo cho cha mẹ giờ đi giờ về và số điện thoại nơi đó để liên lạc khi cần. Đi chơi đâu, các con phải xin phép cha mẹ trước, đi đến nhà ai hay đi chơi với ai cũng phải nói cho cha mẹ biết, đi đến nơi về đến chốn, và sau giờ học ở trường phải về ngay nhà, v.v.

4. Độc Tài Độc Đoán

a. Vấn Đề Của Cha Mẹ: Hầu hết các trẻ em, khi được hỏi về thái độ của cha mẹ, đều nói rằng cha mẹ chúng không muốn chúng chịu trách nhiệm mà chỉ muốn chúng làm ngay những công việc được giao phó. Chúng cảm thấy bị cha mẹ ra lệnh một cách độc đoán để làm ngay các công việc trong nhà khi chúng chưa cảm thấy cần thiết phải làm ngay lập tức. Do đó mà chúng bực tức v́ cảm thấy có sự bất công đối với chúng.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Nếu con cái đang chơi bóng ở sân hay đang bận nói chuyện bằng điện thoại trong nhà mà cha mẹ bảo chúng mang rác ra ngoài hay đi rửa bát đĩa th́ chúng sẽ trả lời: “Để chút nữa con làm.” Chúng trả lời như thế v́ cảm thấy chưa cần thiết phải rửa bát chén hay đem rác ra ngoài ngay lập tức, c̣n th́ giờ cơ mà.

Trong trường hợp trên, có một số cha mẹ sợ con cái mải chơi và mải nói chuyện với bạn bè qua điện thoại rồi quên không mang rác ra ngoài hay quên rửa bát nên bắt chúng phải ngừng ngay việc nói chuyện hay thôi chơi banh để đi làm việc. Nếu con cái không làm ngay, cha mẹ sẽ quát tháo mắng chửi, và con cái sẽ căi lại. Thế là cả một vấn đề lôi thôi.

Việc cha mẹ cứ nằng nặc đ̣i hỏi con cái phải làm ngay lập tức chỉ cốt để cho cha mẹ yên ḷng, chứ không nghĩ ǵ đến sự tiện nghi của con cái. Đây là thái độ có vẻ ích kỷ và bất công đối với con cái.

Trong trường hợp trên, cha mẹ nên dặn các con: “Khi nói chuyện xong hay chơi banh xong th́ nhớ rửa bát chén hay nhớ bỏ rác ra ngoài cho má nghe!” Như thế th́ thật là đẹp! Nên cho chúng có sự co giăn để lo công việc. Tuy nhiên, không thể để chúng hoàn toàn tự do định liệu muốn làm lúc nào th́ làm. Nên giải thích cho chúng biết không bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm được hôm này.

Trẻ thường có tính hay quên những ǵ chúng có bổn phận làm mà không thích thú hay không có lợi ngay cho chúng. Tệ hơn nữa là chúng cho việc quên này là lư do để bào chữa cho việc không làm tṛn bổn phận. Đôi khi chúng nói là chúng không hiểu phải làm ngay mới được. Chúng không hiểu rằng quên làm những ǵ cha mẹ đă dặn, không quan trọng đối với chúng, nhưng là điều bất hiếu và vô lễ đối với cha mẹ. Nếu để cho trẻ hoàn toàn tự do làm hay không làm th́ công việc không bao giờ hoàn thành.

Các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ có kinh nghiệm đều nhận thấy rằng cần thương lượng với trẻ về phần vụ phải hoàn tất, thời hạn phải hoàn tất, và trách nhiệm phải hoàn tất. Đây mới là kế thượng sách để giúp trẻ hoàn thành công việc được giao phó.

5. Nóng Giận, Gắt Gỏng, và Đánh Đập Trẻ

a. Vấn Đề Của Cha Mẹ: Có nhiều bậc cha mẹ hay nổi giận, quát tháo, thậm chí c̣n đánh đập trẻ mỗi khi chúng làm điều ǵ sai lầm, nhất là khi cha mẹ đă nhắc nhiều lần mà trẻ vẫn mắc phải. Chẳng hạn như đă có những bậc cha mẹ chửi con như sau: “Tao đă bảo mày nhiều lần rồi, sao mày không nghe. Đồ con mất dạy.” Những sự quát tháo như vậy chỉ làm cho trẻ cảm thấy bị áp bức kiềm tỏa cũng như đă làm mất đi tính lương thiện và phục thiện ở nơi trẻ.

Sự quát tháo nóng nẩy của cha mẹ, nếu cứ diễn ra đều đều, sẽ làm phương hại tới sự liên hệ t́nh cảm giữa cha mẹ và con cái. Điều này có nghĩa là nếu ta cứ nóng giận hay quát tháo, trẻ sẽ phải chịu đựng, bào chữa, hay chống lại. Tất cả các điều này, nếu xảy ra đều, sẽ không tốt đẹp cho cả hai bên và có khi c̣n phải “vô phúc đáo tụng đ́nh” nữa.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Các nhà giáo dục và một số phụ huynh có kinh nghiệm đều nhận thấy việc quát tháo con cái không giúp ích cho việc dạy trẻ cả. Nếu trẻ làm sai hay mắc phải lỗi lầm, cha mẹ nên ngọt ngào khuyên bảo, nói chuyện thân mật với chúng để t́m hiểu và giúp chúng cải tiến. Nếu nóng giận quá, cha mẹ nên cần thời gian cho nó nguội đi, b́nh tĩnh lại, và bảo con cái là ḿnh sẽ nói chuyện với chúng sau.

Khi nóng giận và la hét trẻ, cha mẹ không thể làm cho chúng lắng nghe mà chúng c̣n t́m cách bào chữa và căi lại một cách vô lễ nữa. Khi b́nh tĩnh, cha mẹ mới sáng suốt, nói chuyện mới hợp t́nh hợp lư, và con cái mới lắng nghe và có cơ hội tŕnh bày ư kiến của chúng. Có đối thoại b́nh tĩnh, đôi bên mới thông cảm nhau và vấn đề được giải quyết ổn thỏa.

Có trường hợp cha mẹ càng quát tháo, trẻ sẽ học cách quát tháo đó để quát tháo lại cha mẹ cốt để lấy phần thắng về ḿnh và để làm cho cha mẹ “câm miệng” lại. Nếu trường hợp này xảy ra th́ cả là một điều tệ hại đáng tiếc. Cha mẹ quát tháo con cái tức là đă không tôn trọng nhân vị và tư cách của trẻ mà c̣n làm gương xấu cho trẻ nữa. Chúng lại sẽ quát tháo con cái chúng sau này. Nên nhớ rằng đối thoại trong ôn ḥa cởi mở, kính trên trọng dưới, và lắng nghe nhau, chúng ta mới đạt tới kết quả tốt đẹp được.

6. Bất Cứ Ai Cũng Có Lúc Sai Lầm

a. Vấn Đề Của Cha Mẹ: Có nhiều bậc cha mẹ không chịu nhận lỗi khi lầm lẫn, sợ rằng làm như thế sẽ khó dạy các con. Nhiều bậc cha mẹ có lỗi nhưng cho ḿnh cái quyền có lỗi, không làm gương cho trẻ mà c̣n mắng chửi chúng để át cái lỗi của ḿnh đi, và coi đó là việc của người lớn.

Có một số cha mẹ không giữ lời đă hứa mà đôi khi c̣n nói dối trẻ nữa. Con cái hiều hết những hành động và lời nói của cha mẹ mà chúng không muốn nói ra thôi. Những điều này làm trẻ hoang mang và trở nên bướng bỉnh khó dạy và coi thường cha mẹ.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Khi có lỗi, cha mẹ hăy nhận lỗi dù là đối với con cái ở tuổi tiền học đường. Chẳng hạn như nhận lỗi bằng cách nói: ”Má có lỗi với con, má lấy làm buồn lắm, má xin lỗi con. Lần tới má sẽ không để việc này xảy ra nữa!”

Thật cả là phép nhiệm mầu của lời xin lỗi! Trẻ đang khóc mà mẹ ôm vào ḷng và xin lỗi chúng, chúng sẽ nín ngay và mỉm cười sung sướng.  Xin lỗi có  tác dụng rửa sạch mọi tức giận trong ḷng và làm hai bên thân yêu nhau hơn để bắt đầu tấm thịnh t́nh mới tươi mát hơn. Cha mẹ xin lỗi con cái c̣n làm trẻ cảm thấy cha mẹ không độc đoán, không lấy quyền người lớn để uy hiếp trẻ mà c̣n tỏ ra tôn trọng chúng nữa. Đây là tinh thần giáo dục nhân bản vậy.

Quan trọng hơn hết trong việc nhận lỗi và xin lỗi là cha mẹ đă làm gương cho con cái trong việc nhận lỗi và xin lỗi. Ngoài ra, việc này c̣n dạy chúng cách đối xử với tha nhân cũng như thế, tức là biết nhận lỗi mỗi khi chúng có ǵ sai quấy. Bất cứ ai cũng có lúc sai lầm, sai lầm mà nhận là ḿnh sai th́ mối liên hệ giữa những người trong gia đ́nh cũng như mối liên hệ với tha nhân mới được cải thiện. Nhận sự sai lầm của ḿnh và xin lỗi người không có ǵ là xấu cả mà c̣n làm tăng giá trị con người của ta thêm. Đó là người biết phục thiện.

7. Không Tôn Trọng Ư Kiến Trẻ

a. Vấn Đề Của Cha Mẹ: Cha mẹ thường hay độc đoán. Khi có điều ǵ mà trẻ không đồng ư, cha mẹ thường hay lấy quyền cha mẹ để ép buộc chúng nghe theo. Chẳng hạn như đă có những bậc cha mẹ nói với con: “Tao đă bảo mày như vậy, phải nghe, không được căi!” Việc này thể hiện tinh thần độc đoán và không tôn trọng ư kiến của trẻ.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Nên nhớ một điều là không phải ư kiến của ḿnh luôn luôn đúng và ư kiến của trẻ luôn luôn sai. Trẻ có lư của trẻ, người lớn có lư của người lớn.  Khi có sự bất đồng ư kiến với con cái, cha mẹ nên lắng nghe chúng tŕnh bày và tôn trọng ư kiến của chúng. Đây là tinh thần dân chủ mà cha mẹ cần phải tập cho con cái ngay từ trong ngưỡng cửa gia đ́nh để sau này chúng mới có tinh thần dân chủ khi làm việc ngoài xă hội.

Chúng tôi đă chính mắt thấy có một số cha mẹ áp dụng tinh thần dân chủ để dạy các con của họ. Hiện nay chúng đều khôn lớn trong tinh thần dân chủ và đều thành công ngoài xă hội.

Cha mẹ phải lắng nghe trẻ một cách chân thành, chứ đừng làm cho có lệ rồi vẫn bắt trẻ nghe theo ḿnh. Lắng nghe chân thành có nghĩa là sau khi nghe trẻ tŕnh bày, ta phải suy nghĩ về vấn đề đó để xem có thể chấp nhận ư kiến của trẻ hay không, thảo luạän với chúng cho ra lẽ, hay dùng biện pháp dung ḥa ư kiến của trẻ và của cha mẹ. Đây là tinh thần giáo dục nhân bản vậy.

Đừng bao giờ v́ tự ái và lấy quyền làm bố mẹ mà đàn áp ư kiến của trẻ hay ra lệnh cho chúng phải nghe theo ư của ḿnh, v́ như thế trẻ sẽ “khẩu phục mà tâm bất phục,” rất có hại cho sự phát triển cảm xúc và trí thông minh của trẻ sau này.

Chẳng may buột miệng nói ra những ǵ mà chính ḿnh thấy vô lư, cha mẹ cũng nên tự ư rút lại. Chính cha mẹ cũng nên tự hiểu là không phải ḿnh luôn luôn phải đâu. Khi ḿnh làm ǵ để trẻ cảm thấy bực bội, nên giải thích hay rút lại lời nói của ḿnh. Như thế, trẻ sẽ cảm thấy chúng được tôn trọng, được để ư, và được thương yêu. Tuy nhiên, không nên để trẻ lợi dụng hầu đ̣i cho được những ǵ không hợp t́nh lư. Con cái rất khôn ngoan và biết lợi dụng ḷng thương yêu của cha mẹ.

Cha mẹ cần phải rơ ràng, gia pháp là gia pháp, việc học là việc học, và việc chơi là việc chơi. Những việc liên quan tới sự giúp đỡ trong gia đ́nh, việc học, trật tự ngăn nắp, lễ phép, hiếu thảo, kính nhường, giữ ǵn sức khỏe và vệ sinh, v.v. đều phải được minh bạch giảng giải cho trẻ để chúng tự nguyện làm theo. Việc này không thể sao lăng được.

8. Buồn Phiền và Thất Vọng Về Con Cái 

a. Vấn Đề Của Cha Mẹ:  Có một số cha mẹ rất buồn phiền về những lời nói vô lễ, khiêu khích, và có vẻ bất hiếu của con cái. Từ đó, cha mẹ sinh ra chán nản và có khi từ bỏ con cái. Vấn đề của cha mẹ ở đây là thiếu kiến thức về tâm lư của con cái và không biết cách đối xử với chúng.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Các nhà tâm lư giáo dục đều nhận thấy rằng nhiều trẻ trêu tức bố mẹ v́ bố mẹ làm chúng bực tức. Đôi khi chúng căi lại và nói lời hỗn láo một cách bất hiếu như: “Bố dă man quá!”  Có đứa c̣n nói: “Mẹ tàn nhẫn quá! Cứ đến bữa cơm là chửi con, con không thể nào nuốt được!” Đây là phản ứng tự nhiên của trẻ, không phải là chúng cố t́nh như thế.

Trong trường hợp như trên, không nên có phản ứng tiêu cực ngay mà nên cho nó qua đi để sau này có dịp sẽ giảng giải cho chúng hiểu. Cha mẹ càng chửi mắng, con cái càng căi hỗn láo. Vô t́nh cha mẹ làm cho chúng đi sâu vào sự hỗn láo, vô lễ, và bất hiếu nhiều hơn. Giận mất khôn là vậy. Nên nói với các con là: “Con hăy suy nghĩ lại những lời đă nói, bố có chút việc cần làm ngay. Tối nay bố con ḿnh sẽ bàn chuyện này sau.” Mục đích lời nói này là làm cho không khi bớt căng thẳng để hai bên có th́ giờ suy nghĩ lại.

Nói chuyện trong ôn ḥa bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp hơn. Thực sự th́ tuổi trẻ hay bồng bột, gặp đâu nói đấy. Các con chỉ phản ứng thiếu suy nghĩ mà thôi. Chúng thực không có ḷng hỗn láo như vậy. Hăy quên và tha thứ cho chúng, đừng chấp nhất các con, và đợi dịp thuận tiện hăy nói ngọt ngào khuyên bảo chúng trong t́nh thương yêu đầm ấm. Mọi việc sẽ đâu vào đấy.

9. Quá Ṭ Ṃ và Làm Mất Mặt Trẻ

a. Vấn Đề Của Cha Mẹ Có một số cha mẹ làm mất mặt con cái hay làm cho con cái phải bối rối thẹn thùng trước mặt bạn bè của chúng. Một số phụ huynh lại quá ṭ ṃ về tâm tư t́nh cảm của con em ḿnh và muốn kiểm soát chặt chẽ từ hành động đến tư tưởng của con em. Những điều này, nếu xảy ra, chỉ làm hại cho mối thân t́nh giữa cha mẹ và con cái mà thôi. Kết quả là trẻ sẽ bỏ nhà ra ở riêng, sống nhờ tiền trợ cấp xă hội, ăn chơi bụi đời, hoàn toàn tự do mà tương lai đen tối.

b. Phương Thức Đề Nghị Giải Quyết: Con cái sống ở đất Bắc Mỹ này không muốn cha mẹ quá ṭ ṃ vào đời tư của chúng, chẳng hạn như hỏi về bạn trai bạn gái của chúng và kiểm soát mọi tư tưởng cùng hành động của chúng. Vậy các bậc cha mẹ không nên quá thắc mắc ṭ ṃ về những việc này. Tuy cha mẹ không nên quá ṭ ṃ, nhưng cũng phải xem có ǵ cần góp ư với chúng không. Nếu góp ư, phải góp ư một cách kín đáo và tế nhị mới được.

Từ cổ chí kim và từ Âu tới Á, các nhà giáo dục đều đồng ư là trẻ em sợ nhất là sự mất mặt, nhất là mất mặt với bạn bè, đặc biệt là bạn trai hay bạn gái của chúng.  Nếu bị mất mặt, con cái sẽ có phản ứng khốc hại không thể lường được. Vậy cha mẹ không nên phê b́nh hay khuyên bảo con cái trước mặt bạn bè của chúng. Không nên nói với bạn bè của các con về những chuyện kỳ cục nực cười hồi chúng c̣n nhỏ, nhất là với bạn trai hay bạn gái của chúng. Ngay cả việc khoe khoang con cái ḿnh với bạn bè của chúng lại càng phải tránh. Việc khoe khoang này sẽ làm cho con ḿnh ngượng và xấu hổ với bạn bè.

Khi các con có bạn đến chơi, cha mẹ cũng không nên hỏi bạn của chúng về chuyện đời tư, chẳng hạn như hỏi chuyện về bạn trai bạn gái hay gia cảnh của chúng. Cha mẹ chỉ nên tiếp chuyện qua loa với các bạn của con rồi để cho các con và bạn bè của chúng được tự do tṛ chuyện.

Con em ḿnh cũng biết xấu hổ về những chuyện không mấy tốt đẹp trong gia đ́nh mà chúng gọi là “family secret.” Chúng không muốn để những chuyện này cho người ngoài biết. Vậy các bậc cha mẹ nên cố giữ sao cho gia đ́nh được tốt đẹp về mọi mặt để cho con cái có thêm phần hănh diện.

III. Kết Luận  

Trẻ con không có ác ư. Những điều lầm lỗi chúng phạm phải đều là lẽ đương nhiên phải có để phát triển và khôn lớn thành người. Trong rất nhiều trường hợp, trẻ không có ư muốn phạm lỗi, chỉ lỡ làm hay làm do ngoài ư muốn của chúng mà thôi. Ngay cả khi con cái đă được nuôi dạy khôn lớn và thành đạt rồi, nếu cha mẹ có làm điều ǵ mà các con cảm thấy xấu hổ, thất vọng, hay thiệt đến quyền lợi của chúng, chúng vẫn c̣n hỗn láo, có cử chỉ và lời nói bất hiếu. Nếu điều này xảy ra, các bậc cha mẹ cũng đừng buồn.

Chúng hỗn láo và có cử chỉ cùng lời nói bất hiếu là v́ chúng quá thất vọng về những ǵ cha hay mẹ đă làm. Điều này cũng dễ hiểu v́ “Bề trên  ở chẳng chính ngôi,  để cho bề dưới chúng tôi hỗn hào.” Ngoài ra, những đứa con có thái độ như thế cũng tại v́ bố hay mẹ không biết khuyên bảo và giải nghĩa cho các con. Chúng có thái độ không phải với mẹ th́ bố phải giải nghĩa cho chúng biết, chẳng hạn như : “Dù sao chăng nữa, mẹ cũng là mẹ của các con, đă dày công mang nặng đẻ đau, và nuôi các con khôn lớn. Các con có ngày nay phần lớn là nhờ công mẹ. Các con không nên có thái độ với mẹ như vậy kẻo về sau hối không kịp. Chính bố cũng rất buồn về thái độ của các con đối với mẹ.”

Đây là một nghệ thuật để cha mẹ cộng tác dạy bảo các con. Chúng hỗn láo với người này th́ người kia đứng ra giảng dạy cho chúng một cách ngọt ngào th́ có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là phải hiểu rằng dù thế nào các con vẫn yêu mến cha mẹ. V́ yêu v́ kính mà chúng đôi khi có cử chỉ hỗn láo mà không biết, chúng không có hậu ư. Cha mẹ cần phải tha thứ mà không nên chấp nhất các con. Có như thế, tâm hồn cha mẹ mới được thoải mái, tự nhiên con cái sẽ phải ăn năn, và mọi việc sẽ tốt đẹp.

Một nhà giáo dục và tâm lư học đă có nhận xét rằng con cái hỗn láo và hư hỏng là do lỗi ở cha mẹ không biết dạy con cái mà thôi. Con vật ṿn dạy được huống chi là con người, nhưng phải dạy các con từ khi chúng c̣n nhỏ mới có kết quả. Tục ngữ  ta có câu “bé chẳng vin, cả găy cành” là vậy. Chính v́ thế mà nếu con cái có hỗn, cha mẹ cũng không nên buồn phiền và trách móc các con. Nên tự trách ḿnh là điều tốt nhất. Hiểu được như thế, các bậc cha mẹ sẽ không thấy ngạc nhiên khi con cái hỗn láo với ḿnh. Ngoài ra, người xưa đă nói “trăng đến rằm sẽ tṛn.”  Đừng quá lo buồn về việc con cái hư hỏng.

Theo nhà Phật, các con tuy đă khôn lớn hiểu biết, nhưng “tham sân si”  của chúng chưa gột rửa được. Đă có “tham sân si” th́ “Phật tánh ” bị màn “vô minh” che lấp  nên mới cho cái phụ là cái chính và cho cái giả là cái chân. Chỉ v́ chúng có quá nhiều “ái, thủ, hữu” nên sinh ra “vọng động.”  Chúng chưa hiểu rằng: “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế.” Chúng cũng chưa hiểu được chữ  hiếu là rường cột mọi nết ăn ở trên đời. Cha mẹ và anh em ḿnh mà ḿnh không có hiếu đễ th́ ḿnh c̣n tốt với ai và giúp ích ai được! V́ c̣n quá nhiều “tham sâ si” và “ái thủ hữu” nên các con mới có những hành động bất hiếu như hỗn láo và căi lại cha mẹ. Nên thông cảm chúng mà từ từ dạy bảo chúng.

Người xưa có nói: “Có con phải khổ v́ con, có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.” Câu này rất đúng trong việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ cần phải hiểu, thông cảm, và tha thứ cho các con. Nên vui vẻ và chấp nhận cái khổ hay cái “oan gia” đó th́ sẽ không cảm thấy khổ. Muốn con cái ngoan ngoăn và nghe lời dạy bảo, cha mẹ đừng bao giờ dồn cho chúng vào chân tường. “Chó cùng cắn giậu” là vậy.

Bất cứ cái ǵ cũng phải học mới biết. Nghệ thuật nuôi dạy con cái là cả một công tŕnh. Nếu không biết, cha mẹ phải tự t́m hiểu bằng cách xem sách báo, nghiên cứu lấy, hay đi dự các cuộc hội thảo về vấn đề nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, điều căn bản vẫn là phải thương yêu, tha thứ, và đừng chấp nhất những ǵ  các con nói hay làm. Lời nói hỗn láo hay hành động vô lễ của các con chỉ là phản ứng nhất thời, chúng không có hậu ư.

Tiếp đến là phải t́m hiểu các con bằng cách lắng nghe chúng tŕnh bày, tôn trọng ư kiến của chúng, và xử sự cho hợp t́nh hợp lư, chứ đừng lấy quyền làm cha mẹ để có thái độ độc đoán và cưỡng ép các con phải tuân theo lệnh của ḿnh.

Cách giáo dục con cái tốt nhất là làm gương cho chúng. Lời nói và việc làm của cha mẹ phải đi đôi với nhau th́ mới mong việc dạy bảo con cái có kết quả được. Người xưa có câu “Dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo” là vậy. Sao cho các con phải “khẩu phục tâm phục”  th́ cha mẹ mới mong thành công trong việc giáo dục các con được. Muốn trẻ “khẩu phục tâm phục,”  cha mẹ phải bày tỏ t́nh thương yêu chân thành với chúng một cách cụ thể.

Dạy trẻ v́ tương lai và hạnh phúc của chúng chứ không v́ ḿnh. Ta phải tùy theo khả năng và sở thích của trẻ mà hướng dẫn cho chúng phát triển thuận lợi. Ngoài ra, ta phải tôn trọng ư kiến của trẻ, cần phải nhận lỗi nếu cha mẹ có lỗi với trẻ và phải đặt địa vị ḿnh vào địa vị trẻ để thông cảm và hướng dẫn chúng. Đây là phương pháp giáo dục nhân bản vậy. 

 

Pha^`n 2 cuo^'n Kie^'n va(n

Chuyện Đàn Ông Đàn Bà

 

Xuân Diệu đă viết: “Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai,/ Th́ ân ái có bao giờ lại cũ.” Đúng thế, chuyện đàn ông đàn bà tuy xưa như trái đất nhưng lúc nào cũng mới như áo cưới bởi v́ hai chữ  ái ân với đầy đủ cả nghĩa tốt và xấu của nó. Vợ chồng lấy nhau có hạnh phúc hay không là do họ có coi trọng t́nh nghĩa và bổn phận hay lấy nhau chỉ v́ t́nh hay v́ điều kiện không mà thôi. 

I. Lấy Nhau V́ Nghĩa T́nh và Bổn Phận

Ngày xưa người ta lấy nhau là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mà đa số những cặp vợ chồng này vẫn vui sống hạnh phúc đến khi đâu bạc răng long.

Những cặp vợ chồng Việt Nam tuổi đời hiện nay vào khoảng từ bảy mươi trở lên, phần đông đă sống hạnh phúc với nhau trong suốt cuộc đời hôn phối. Lư do chính là sự ràng buộc của nếp sống gia đ́nh, phong tục xă hội, và nghĩa t́nh cùng bổn phận của vợ chồng đối với nhau. 

Người ta lấy nhau không phải chỉ v́ yêu mà c̣n v́ có bổn phận sinh con nối dơi tông đường cũng như cùng nhau chung lo công việc gia đ́nh và xă hội.  Trong khi chồng lo việc dân việc nước th́ vợ lo việc bếp núc trong gia đ́nh. Theo truyền thống Việt, khi có chồng, người vợ phải gánh vác công việc nhà chồng như trong ư nghĩa của câu ca dao sau: “Có con phải khổ về con,/ Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.”

Vấn đề đại gia đ́nh là quan trọng, hạnh phúc cá nhân phải hy sinh cho hạnh phúc gia tộc.

Theo phong tục Việt, người đàn ông có bổn phận lo lắng cho vợ con từ đời sống vật chất đến tinh thần. Trong khi đó th́ đàn bàViệt lại có tính chịu đựng, cần cù, và đảm đang để cùng với chồng lo việc gia đ́nh nên họ dễ yên phận một bề sau khi đă bước chân về nhà chồng.

Khi “ván đă đóng thuyền” là xong. Đă về nhà chồng rồi th́ “trong nhờ đục chịu.” Dù có khổ mấy, người  đàn bà cũng không bao giờ trở lại nhà cha mẹ ḿnh để sống nữa. Nếu v́ điều ǵ mà phải trở lại nhà cha mẹ của ḿnh, người con gái sẽ bị chê cười và cha mẹ của cô ta bị mang tiếng xấu. Việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy,” là một điều lợi cho đôi trẻ vào thời đó.

Trước khi hỏi vợ hay kén chồng cho con, các cụ phải xem nề nếp gia đ́nh của ông bà thông gia tương lai ra sao. Tiếp đó các cụ c̣n  xem về tướng người, tính nết, cử chỉ thái độ, và cách ăn nói của cô dâu hay chú rể tương lai nữa. Những câu cao dao và tục ngữ sau đây đă giúp các cụ trong việc hỏi vợ kén chồng cho con:

- Lấy vợ xem tông, /Lấy chồng xem giống. Môn đăng hộ đối.

- Một ngày ngồi tựa thuyền rồng,/ C̣n hơn suốt kiếp ngồi trong thuyền chài.

- Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.

- Hổ phụ sinh hổ tử./ Cha nào con ấy, / Mẹ nào con ấy.

- Con vua th́ lại làm vua,/ Con nhà thầy chùa lại quét lá đa./ Con vua thi lại làm vua,/ Con nhà kẻ khó bắt cua tối ngày./ Con quan th́ lại làm quan,/ Con nhà kẻ khó đốt than tối ngày. 

- Những người thắt đáy lưng ong,/ Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con./ Những người béo trục béo tṛn, /Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày.

- Trai khôn lắm nước đái,/ Gái khôn lắm nước mắt. - Cong môi hay hớt, /Mỏng môi hay hờn, /Dầy môi hay ăn vụng.

- Con mắt lá răm,/ Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

- Cả ngực to mông, / Cho không chẳng thèm.

- Đàn ông không râu bất ngh́, /Đàn bà không vú lấy ǵ nuôi con.

- Đàn bà tốt tóc th́ sang, /Đàn ông tốt tóc th́ mang nặng đầu,

- Đàn ông rộng miệng th́ sang, /Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.

- Đàn bà lanh lảnh tiếng đồng, /Một là sát chồng, hai là hại con.

- Đất tốt trồng cây rườm rà, /Những người thanh lịch nói ra quí quyền./ Đất xấu trồng cây khẳng khiu (ngẳng nghiu), /Những người thô tục nói điều phàm phu.

- Khôn ngoan chẳng lọ là nhiều, /Người khôn mới nói nửa điều đă khôn.

- Mắt long lanh vốn kẻ đa t́nh, /Tướng đi ngoe nguẩy ra h́nh đa dâm.

- Ḿnh xà uốn khúc,/ Trường túc bất tri lao, / Hồng diện đa dâm thủy.

- Mặt má bầu ngó lâu muốn chửi,/ Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua.

- Mắt phượng mày ngài,/ Mặt hoa da phấn.

- Mặt như chuột kẹp, /Mặt chuột tai dơi, /Mắt dơi mày chuột, /Nhất lé nh́ lùn./ Đừng chơi nhà thằng lé,/ Đừng ghé nhà thằng lùn.

- Người khôn con mắt đen ś, /Người dại con mắt nửa ch́ nửa thau.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh, /Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu.

- Người xấu duyên lặn vào trong, /Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài.

- Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, /Nh́n lâu mới biết chẫu chàng trời mưa.

- Những người chép miệng thở dài, /Chỉ là sầu khổ bằng ai bao giờ.

- Những người ti hí mắt lươn, /Trai th́ trộm cướp gái buôn chồng người.

- Những người phinh phính mặt mo,/ Chân đi chữ bát có cho chẳng màng.

- Mắt trắng dă, /Môi thâm th́, /Da thiết b́, /Mặt trơ trán bóng.

- Mắt bồ câu, /Mũi dọc dừa, /Mặt trái soan.

- Mày th́ cong tợ trăng non, /Mặt thuôn trứng ngỗng ngó ṃn lông nheo.

- Má hồng hồng, /Muốn chồng thành địch.

- Đàn ông tuổi Tư th́ tài, /Đàn bà tuổi Tư th́ hai đời chồng.

- Con gái giống cha giàu ba họ, /Con trai giống mẹ khó ba đời, v.v.

 

Qua những câu ca  dao và tục ngữ trên, ta thấy tướng người từ cách đi đứng, nói năng, nét cười, cách nh́n, ánh mắt, cao thấp, kích thước h́nh thù các bộ phận con người, đến dáng vẻ bày tỏ ra ở bên ngoài đều phản ảnh tính t́nh, cách cư xử, và giữ phần quan trọng trong sự giao tiếp của tha nhân.

Sở dĩ các cụ ta có được những nhận xét chứa đựng trong các câu ca dao và tục ngữ nói trên là do sự chiêm nghiệm trong khi giao tiếp với con người hàng ngày suốt bao thế kỷ.

Trường đời là nơi thí nghiệm để biết con người một cách rất chính xác.  Những câu ca dao và tục ngữ là kết quả của cuộc thí nghiệm thực tế ở đời. Từ kết quả chiêm nghiệm được các cụ đă chuyển thành ca dao tục ngữ. V́ thế chúng rất có giá trị thực nghiệm. Đă bao đời nay người ta đều cho những nhận xét cô đọng dưới h́nh thức ca dao tục ngữ nói trên là đúng và có giá trị vô cùng.

Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ. Tướng người là một chuyện, tâm của con người ta lại là một chuyện khác. Có nhiều trường hợp tướng xấu mà nết rất tốt. Các cụ lại thích loại người này. Tục ngữ có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” là thế. Các cụ ta c̣n nói: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt.” Điều này có nghĩa là nếu con người có ḷng tốt, biết cứu nhân độ thế, biết đường tới lui, ăn ở phải đạo làm người, có hiếu đễ, trung hậu, trọng lời hứa, kính trên trọng dưới, và cư xử hợp t́nh hợp lư, v.v. th́ người ấy có xấu đến mấy, có sừng ve mắt ngạo, có lùn, có lé, có rách rưới nghèo nàn thế nào, ta cũng thấy họ đẹp tuyệt vời và đem ḷng kính mến họ. Đó là trường hợp “hữu tâm, vô tướng.”

C̣n nếu những người có dáng vẻ bề ngoài uy nghi đạo mạo đến đâu, lời nói có khéo léo thế nào, cử chỉ và hành động bề ngoài có tốt cách mấy mà họ là kẻ ném đá dấu tay, làm Cộng nô, tức là kẻ làm tay sai cho Việt Cộng, bày mưu này kế nọ để trục lợi cầu danh bất chính, phản phúc, phản quốc, gian manh, vàø   ích kỷ hại nhân, th́ họ có đẹp đến đâu, người ta vẫn thấy ghê tởm, khinh khi, và xa lánh họ. Đó là trường hợp “hữu tướng vô tâm.”

Kinh nghiệm cũng cho thấy ở đời có nhiều người lùn người lé mà lại là những bậc chính nhân quân tử. Ngược lại có những người cao ráo trông dáng vẻ phương phi chững chạc mà lại là phường ngụy quân tử, hạng ích kỷ hại nhân, và là bọn có nhiều thủ đoạn trong việc bán nước cầu vinh mà người thường không thể biết được.

Người xưa có nói: “Kẻ xảo quyệt tuyệt mức cũng giống như người đạo đức.” Sự kiện này chúng ta đă thấy nhan nhản trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như bản chất giả đạo đức và ngụy tạo chính nghĩa của tên Hồ tặc và bè lũ Cộng Sản của hắn mà chúng ta không  thể nào kể hết được. Riêng trong phạm vi tiểu thuyết, chúng tôi xin đưa ra mấy thị dụ điển h́nh sau:

- Ở Á Đông ta, trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ  của Kim Dung, nhân vật Nhạc Bất Quần có biệt hiệu là Quân Tử Kiếm, nhưng bản chất là phường ngụy quân tử. Hắn đă lừa cả vợ con cùng học tṛ và có âm mưu đê hèn đối với vơ lâm đồng đạo.

- Ở Tây Âu, trong cuốn lịch sử tiểu thuyết Notre Dame De Paris của Victor Hugo, xuất bản lần đầu vào năm 1931, ấn bản bằng tiếng Anh được Disney Enterprises Inc. cho xuất bản năm 1996, nhan đề là The Hunchback of Notre Dame  (Chàng Gù ở Nhà Thờ Đức Bà), với ng̣i bút kỳ diệu, Victor Hugo đă diễn tả hai nhân vật Quasimodo (Chàng Gù) và Claude Frollo  (vị Tu Sĩ) đến tột cùng của sự trái ngược giữa h́nh hài dáng vẻ và nhân cách cùng đạo đức. Tuy h́nh hài thật xấu xí ghê tởm nhưng Quasimodo là một biểu tượng của t́nh thương, hy sinh, tận tâm, và trung hậu. Thật đáng được kính phục. C̣n Claude Frollo là một thầy tu và đă từng được coi là mẫu mực cho con chiên, thế nhưng ḷng dạ cùng hành động của hắn thật là dâm ô phản trắc. Quả là đáng ghê tởm!

Chính v́ thế, ta cần phải “thức lâu mới biết đêm dài” và  “ở lâu mới biết là người có nhân.” Muốn biết ai tốt xấu, ngoài việc xem tướng con người, ta c̣n phải xem hành động và việc làm của họ từ trước tới nay ra sao chứ đừng nên nghe lời họ nói.

Ngoài việc xem tướng ra, cha mẹ hai bên c̣n so tuổi của đôi trẻ để xem có hợp hay không. Chính v́ thế mà khi nghe lời cha mẹ xắp đặt, con cái không những được coi là người hiếu thảo mà c̣n chắc chắn lấy được người bạn đời thật tốt.

Khi đă sống chung th́ việc yêu nhau và hợp nhau sẽ tự nhiên tới sau. Có một điều người ta lấy cớ bỏ nhau khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngon” là đổ lỗi cho cha mẹ đă chọn vợ hay chồng cho họ. Tuy nhiên, khi đă muốn bỏ nhau th́ cứ ǵ việc này, người ta có trăm ngàn cớ khác để bỏ nhau. Khi mà “cơm chẳng lành, canh chẳng ngon” th́ “chín đụn mười con cũng ĺa.”  Cổ nhân ta c̣n có câu “không ưa th́ dưa có ḍi” là ở trong nghĩa này.

Chính v́ chữ hiếu mà nhiều cặp vợ chồng sau khi lấy nhau phải ở chung với cha mẹ bên chồng. Họ bị mất tự do trong vấn đề yêu đương. Có khi đă có con với nhau rồi mà họ vẫn chưa nh́n tỏ mặt nhau chứ đừng nói chi đến việc được chiêm ngưỡng “thân h́nh” của nhau. Họ không dám tỏ thái độ yêu thương hay nói những lời t́nh tứ với nhau trước mặt mọi người, nhất là khi có mặt của cha mẹ.

Khi về nhà chồng, người đàn bà phải lo trăm thứ việc, chưa kể việc lo sinh con đẻ cái. Phải vất vả làm ăn để nuôi gia đ́nh, người vợ đâu có trọn thời giờ hưởng việc “chăn gối” với chồng. Ca dao có câu: “Nửa đêm ân ái cùng chồng, nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi.”

Có nhiều bà vợ suốt cuộc đời chỉ lo chửa và đẻ, đâu biết hưởng khoái lạc của việc “chăn gối” đến mức “nấc lên tột độ sóng t́nh ân ái, ríu rít cuống cuồng trong rung cảm, và chơi vơi trong băo tố yêu thương (thơ Khải Chính). Họ đâu có biết du dương, thơ mộng, và hưởng tuần trăng mật là cái ǵ. Họ không hề được thưởng thức cảnh “suối reo chim hót hoa lá muôn màu, của những buổi chiều êm ả bên nhau, t́nh khúc tấu bằng nhịp tim hơi thở, bằng gió th́ thầm lá cây ngọn cỏ, bằng men nồng sống nhạc t́nh thơ, sóng mắt rung rinh men rượu đợi chờ, điệu nhạc ư thơ xuân t́nh phơi phới” (thơ Khải Chính).

Họ không biết so sánh hay thắc mắc về vấn đề “chăn gối” v́ ở Việt Nam ta thời trước không có nhiều phim ảnh hay sách vở phổ biến về việc này. Hơn nữa, mỗi khi có ai đề cập đến việc “pḥng the” đều bị cho là nói chuyện bậy bạ. Ôm nhau một tí, hôn phớt vào má nhau một cái, liếc nhau một chút cũng đủ khoái rồi. Họ cho như thế là thơ mộng và du dương rồi. Nhiều khi “ăn nằm” với nhau mà không dám cởi hết quần áo ra nữa cũng chẳng sao, họ cho thế là được và thế là đủ.

Mặc dầu bị bao ràng buộc, những cặp vợ chồng thời xưa vẫn có hạnh phúc v́ họ thấy những người được coi là có giáo dục ai cũng giống ḿnh. Hạnh phúc của họ là làm tṛn chữ hiếu và có con đàn cháu đống như ngan như ngỗng, khôn lớn, và thành đạt. Người vợ cảm thấy hạnh phúc sau khi chu toàn việc chăm nom săn sóc chồng con và phụng dưỡng cha mẹ chồng.

Người đàn bà không dám có những nhu cầu riêng tư cho ḿnh mà chỉ biết hy sinh và lấy việc hy sinh cho gia đ́nh làm lẽ sống mà không một chút thắc mắc ǵ.

Vợ chồng của thuở hơn sáu mươi năm về trước, phần lớn khi lấy nhau, họ chưa yêu nhau. Nhưng khi đă sống chung, hy sinh cho bổn phận, săn sóc nhau, quen hơi bén nết, họ lại cảm thấy yêu nhau một cách thắm thiết và chân thành. Thoạt đầu họ sống với nhau v́ nghĩa, tiếp tới là t́nh, và sau đó th́ vừa t́nh vừa nghĩa khắng khít đến trọn đời.

Có một điều là khi đă để hết tâm hồn lo chu toàn bổn phận, người vợ thường không thiết đến vai tṛ “làm vợ” của ḿnh. Lấy nhau rồi mà c̣n phải hy sinh việc “gối chăn” một cách không cần thiết như “nếu chưa thi đỗ th́ chưa động pḥng.” Trong khi đó, người đàn ông Việt lại luôn luôn thích tự do phóng khoáng. Bị ràng buộc trong lễ giáo quá và không được hưởng thú “chăn gối” một cách tự do và thỏa thích, các đấng đàn ông con trai đă đi “cô đầu con hát,” “vợ nọ con kia,” và ăn chơi một cách phóng túng. Chính v́ lư do này mà người đàn bà Việt phải chịu trăm nỗi đắng cay. Đúng với các câu ca dao và tục ngữ sau:

- Phận con gái mười hai bến nước,/ trong nhờ đục chịu.

- Có con phải khổ về con,/ Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

- Có con phải khổ v́ con,/ Có chồng phải ngậm bồ ḥn đắng cay.

- Có chồng chẳng được đi đâu,/Có con chẳng được đứng lâu một giờ.

- Gái chó chồng như gông đeo cổ,/ Trai có vợ như rợ buộc chân.  

Ở nước ta trước đây, người ta coi trọng việc thừa tự, tức là việc nối dơi tông đường và sự nghiệp của ông cha cũng như giữ việc thờ cúng tổ tiên, nên các cụ có tục cho phép người chồng lấy vợ lẽ nếu người vợ cả không có con trai. Trong trường hợp này, nếu người chồng không chịu lấy vợ lẽ, tức là không nghĩ tới việc sinh con nối dơi tông đường, th́ theo tục lệ, người chồng mắc tội bất hiếu.

Phong tục của ta thời xưa lại c̣n cho người chồng quá nhiều quyền, nào quyền về tiền của, quyền giao thiệp, quyền tự do, và quyền bỏ vợ nếu người vợ mắc phải một trong 7 điều không thể dung được mà các cụ gọi là thất xuất. Thất xuất gồm các điều sau: không có con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông, và có ác tật. Tuy nhiên, khi người vợ đă làm được ba điều gọi là tam bất xuất th́ người chồng không có quyền bỏ vợ bất cứ v́ lư do nào. Tam bất xuất gồm có: đă từng để đại tang (3 năm) cho nhà chồng, trước nghèo sau giàu, và không có chỗ nương tựa.  Ca dao ta có những câu diễn tả về sự liên hệ giữa t́nh nghĩa vợ chồng như sau:

- Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ,/ Gái ruộng đợ phải ăn mày chồng.

- Anh đi em ở lại nhà,/ Hai vai gánh vác mẹ già con thơ./ Lầm than bao quản nắng mưa,/ Anh ơi anh liệu tranh  đua với đời. 

- Tài trai lấy năm lấy bảy,/ Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng.

- Chồng ǵ anh, vợ ǵ tôi,/ Chẳng qua là cái nợ đời  chi đây,/ Mỗi người một nợ cầm tay,/Đời xưa nợ vợ đời nay nợ chồng.

- Của chồng công vợ.

Thêm vào đó, t́nh trạng nước ta từ trước tới nay, đàn bà th́ nhiều mà lại lắm người nghèo khổ, trong khi đó đàn ông con trai th́ ít. Lư do chính là đàn ông con trai thường bị hy sinh rất nhiều trong các cuộc chiến. Lư do khác có lẽ là v́ âm thịnh dương suy, và đàn bà thọ hơn đàn ông. Chính v́ thế mà phong tục Việt ta xưa cho phép đàn ông lấy nhiều vợ để giúp cho bao người đàn bà có chỗ nương tựa và tránh cho bao người phải “bán trôn nuôi miệng.” Đây là một trong những lư do mà đạo Hồi Giáo (Islam) cũng có tục lệ đa thê.

Tuy nhiên, tục lấy vợ lẽ trước đây và cả bây giờ  vẫn bị coi là trái với văn minh, không hợp với tinh thần tự do dân chủ, mất b́nh đẳng, và trái với đạo công bằng của tạo hóa. Mặc dầu như vậy, nhưng trong thực tế, chuyện ǵ xảy ra nó vẫn xảy ra. Chính v́ thế, người đàn bà Việt lúc nào cũng phải chịu nhiều thiệt tḥi đắng cay. Thật là tội nghiệp!

Dầu thế nào đi nữa, gia đ́nh Việt Nam, phần lớn vẫn không bị tan vỡ là nhờ ở việc phân công thành nề nếp trong sự lo tṛn bổn phận của cả vợ lẫn chồng. Ngoài ra, nhờ ở sự chịu đựng, nết chiều chồng và khéo nuôi con, tài khôn khéo, và tính đảm đang quán xuyến công việc nhà của người đàn bà mà các gia đ́nh Việt Nam vẫn được hạnh phúc. Hơn nữa, nếu ông chồng có hư hỏng th́ gia đ́nh cũng không sao v́ các bà vợ đă quen với quan niệm trong ư nghĩa của các câu ca dao sau:

- Dù chàng năm thiếp bảy thê,/ Cũng không tránh khỏi gái sề này đâu.

- Chồng giận th́ vợ làm lành,/ Miệng cười hớn hở rằng anh giận ǵ?/ Thưa anh, anh giận em chi,/ Muốn lấy vợ bé em th́ lấy cho.”

    

II. Ngày Nay Đa Số Người Ta Lấy Nhau V́ T́nh và Ở Với Nhau V́ Yêu Mà Tại Sao Một Số Đông Các Cặp Vợ Chồng Thời Nay Không Có Hạnh Phúc Lâu Dài Trong Cuộc Sống Lứa Đôi? 

Ngày xưa, người ta lấy nhau v́ mục đích cao cả  là tạo tổ ấm gia đ́nh để sinh con nối dơi tông đường, lo cho nhà, lo cho nước, và chu toàn việc hiếu thảo. Gia đ́nh cần có người vợ để phụ với chồng phụng dưỡng mẹ cha và lo cho đại gia đ́nh để người chồng có th́ giờ đứng ra gánh vác việc quốc gia đại sự. Vợ chồng coi trọng bổn phận và nghĩa vụ của ḿnh, từ đó t́nh yêu lại khắng khít với nhau nên họ hạnh phúc đến trọn đời.

Ngày nay, đa số người ta chỉ biết sống thỏa măn cho ḿnh, bắt người khác phục vụ ḿnh, và coi trọng văn minh vật chất nên trí óc của họ bị tối tăm đi và nghĩa t́nh không c̣n nữa, nhất là khi họ sống ở nơi Bắc Mỹ này. Thật đúng với ư của câu thơ sau: “Văn minh vật chất nước người,/ Làm mờ nhân cách, làm vơi nghĩa t́nh” (thơ Khải Chính).  

Nếu lấy nhau v́ có điều kiện th́ khi điều kiện không c̣n nữa, người ta sẽ dễ dàng bỏ nhau. Đây là lẽ đương nhiên. Chẳng hạn như lấy nhau chỉ v́ vẻ đẹp, có quyền thế, và giàu sang, th́ khi hết đẹp, hết quyền thế, và hết giàu sang,  người ta sẽ bỏ nhau ngay. Đấy là định luật. Sự đời là thế!

Trong cuộc đời chúng ta, những điều như trẻ đẹp,  quyền thế, và tiền tài có thể hết, nhưng nghĩa t́nh đă tạo thành và sự ràng buộc về bổn phận đă nảy sinh và bén rễ th́ chúng không bao giờ tàn phai được v́ hết t́nh c̣n nghĩa. Chính cái nghĩa t́nh và bổn phận đó mới củng cố t́nh yêu đôi lứa thêm vững bền măi măi.

Ở Bắc Mỹ này, những cặp vợ chồng dễ dàng bỏ nhau và con cái hay bỏ gia đ́nh đi bụi đời là v́ pháp luật ở đây thường can thiệp vào đời sống gia đ́nh để bảo vệ đàn bà và trẻ em. Chính v́ thế mà người đàn bà sống ở đất Bắc Mỹ này không những dễ dàng bỏ chồng mà c̣n có thể tạo ra lư do để luật pháp trừng trị người chồng nữa, chẳng hạn như khi vợ chồng căi nhau mà người chồng có đe dọa ǵ th́ người vợ lấy cớ bế con chạy ra trạm điện thoại công cộng để gọi cảnh sát nói là người chồng đ̣i vất đứa con qua cửa sổ. Thế là người chồng bị cảnh sát đến c̣ng tay và đem nhốt ở bót cảnh sát để chờ ngày ra ṭa án. Thế là gia đ́nh tan nát và đứa con phải sống xa bố thật là tội nghiệp!

Xă hội ngày xưa và ngày nay khác nhau. Con người thời xưa và thời nay lại càng khác nhau. Cái ǵ đúng với ngày xưa chưa hẳn đúng với ngày nay. Chính v́ thế mà các nhà giáo dục đă để công khảo cứu nhiều về sự liên hệ của t́nh yêu lứa đôi hầu t́m giải pháp duy tŕ và phát triển hạnh phúc gia đ́nh v́ gia đ́nh có hạnh phúc th́ con cái mới lớn khôn thành người và xă hội mới phát triển thuận lợi được.

III. Làm Sao Để Nuôi Dưỡng T́nh Yêu của Vợ Chồng Lâu Dài Đến Măn Đời?

Muốn t́nh yêu lúc nào cũng tươi mát và bền vững, chúng ta phải t́m hiểu các nhu cầu của t́nh yêu để từ đó biết cách đáp ứng các nhu cầu này.   Có đáp ứng và thỏa măn được những nhu cầu của t́nh yêu, ta mới nuôi dưỡng cuộc sống hạnh phúc lứa đôi tới lúc đầu bạc răng long.

Trong các nhà khảo cứu về t́nh yêu lứa đôi, tiến sĩ Nathaniel Branden là người đă viết 14 tác phẩm về vấn đề này. Trong số những tác phẩm của ông, người ta nhận thấy tác phẩm The Psychology of Romantic Love  có nội dung tŕnh bày một cách đầy đủ và rơ ràng nhất về bí quyết làm sao vợ chồng có thể sống hạnh phúc lâu dài.

Tiến sĩ Nathaniel Branden đă định nghĩa về t́nh yêu thơ mộng và lăng mạn như sau: “Romantic love is a passionate spiritual-emotional-sexual attachment between a man and a woman that reflects a high regard for the value of each other's person.” Câu này có nghĩa là t́nh yêu thơ mộng và lăng mạn là sự quyến luyến say đắm về thể xác, t́nh cảm, và tinh thần giữa người đàn ông và người đàn bà được thể hiện trong việc tương kính giá trị của nhau. Điều này rất phù hợp với ư của câu “tương kính như tân” mà cổ nhân ta đă dạy để giúp vợ chồng ăn ở với nhau cho có hạnh phúc.

Ngoài các nhu cầu căn bản về cơm áo, con người c̣n cần có nhu cầu về tinh thần và tâm lư. T́nh yêu là một khía cạnh tâm lư rất phức tạp. Nó đ̣i hỏi một số các nhu cầu để có thể tồn tại và phát triển.

A. Các Nhu Cầu Chính của T́nh Yêu

            T́nh yêu rất phức tạp v́ nó cần phải được đáp ứng các nhu cầu sau:

1. Nhu cầu có bạn tri âm tri kỷ.  

2. Nhu cầu cần có người để ḿnh ngưỡng mộ, hy sinh, bao bọc, và trông nom săn sóc. Đó là nhu cầu yêu.

3. Nhu cầu cần có người săn sóc, bao bọc, chiều chuộng, và bảo vệ cho ḿnh. Đó là nhu cầu được yêu.

4. Nhu cầu “chăn gối” v́ đă có âm dương th́ phải có vợ chồng.

5. Nhu cầu thi thố tài năng và thể hiện đặc tính của phái nam và phái nữ. Phái nam đa số hùng mạnh và làm các công việc nặng nhọc. Phái nữ th́ đẹp, duyên dáng, và hấp dẫn, nhưng đa số lại “liễu yếu đào tơ” nên họ thích hợp cho việc làm ít dùng đến bắp thịt.

6. Ngoài bạn tri âm tri kỷ, chúng ta c̣n cần có người để bầu bạn hàng ngày trong việc giăi bày tâm sự, hỏi ư kiến, thảo luận, khuyến khích, an ủi vỗ về, thưởng thức nghệ thuật (thơ văn, hội họa, điêu khắc, hay kịch nhạc), thưởng ngoạn phong cảnh, cà phê thuốc lá, thưởng trà,  uống rượu, ngâm thơ, ca hát, đánh bài, khiêu vũ, khoe khoang, nũng nịu, khóc lóc, giận hờn, ghen tuông,  gắt gỏng trách móc, đay nghiến, và ngay cả hành hạ nhau nữa.

Một thí dụ điển h́nh là sau khi làm xong câu đối, nhà thơ Trần Tế Xương thấy khoái chí nên đă “Viết vào giấy dán ngay lên cột, hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay.” Dù bận rộn với việc “quanh năm buôn bán ở mom sông,” để “nuôi nấng năm con với một chồng,” bà vợ vẫn có th́ giờ trả lời ông Tú: “Thưa rằng hay thật là hay, chẳng hay sao lại đỗ ngay Tú Tài.”

Biết được nhu cầu, chúng ta sẽ tự nhiên có được bí quyết để giúp nhau sống hạnh phúc và yêu thương nhau đến khi đầu bạc răng long. Bí quyết này là một phương pháp kín đáo những khôn khéo để làm tắng hạnh phúc của gia đ́nh.

B. Bí Quyết của T́nh Yêu

Để giúp những cặp vợ chồng có thể sống với nhau hạnh phúc suốt đời, một số nhà giáo dục và tâm lư đă ghi nhận được các bí quyết của t́nh yêu sau đây:

1. Hăy thường xuyên nói những lời yêu thương với nhau v́ lời nói yêu thương có thể nuôi dưỡng t́nh cảm, làm cho t́nh yêu vững mạnh, và là thành tŕ bao bọc mối liên hệ giữa vợ chồng. Điều này đă được nhà thơ Xuân Diệu khảng định như sau: “...Yêu như thế nhưng vẫn c̣n chưa đủ,/ Em phải nói yêu trăm vạn đến ngàn lần,/ Phải mặn nồng cho măi măi đêm xuân,/ Đem chim bướn thả trong vườn t́nh ái,/ Em phải nói phải nói và phải nói,/ Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày,/ Bằng nét vui bằng vẻ thẹn chiều say,/ Bằng đầu ngả miệng cười tay siết,/ Bằng im lặng và bằng chi anh có biết,/ Miễn là em chớ có lạnh như băng...”

2. Hăy có những cử chỉ vuốt ve và âu yếm nhau khi có dịp, chẳng hạn như cầm tay nhau, ôm nhau, hôn nhau, nựng nhau, vuốt tóc nhau, hay vỗ về nhau. Khi c̣n nhỏ, trẻ con được cha mẹ ôm ấp và nựng nịu sung sướng như thế nào th́ khi lớn lên chúng cũng cần chồng hay vợ làm như thế. Ngay cả đến các con chó , mèo, heo, hay hổ báo khi được vuốt ve, chúng cũng tỏ ra sung sướng và hiền dịu hẳn lại.

 Trên tờ báo The Ottawa Citizens, số ra ngày 29 tháng 7, 2001, trang A 5,  có bản tin “Pigs Prefer Woman's Touch: Farmers” tiết lộ rằng: “Many hog producers say pigs can sense the calmness in humans and believe piglets raised by women are happier, fatter, and more likely to survive.” Câu này có nghĩa là nhiều nhà sản xuất heo nói rằng những con heo có thể cảm nhận được tính mềm dịu hiền ḥa của con người và họ tin tưởng rằng những con heo con mà được các bà nuôi và chăm sóc th́  chúng sẽ tươi vui, béo tốt, chóng lớn và sống khỏe mạnh.

Các cử thỉ yêu thương như ôm ấp, vuốt ve, hôn hít, và t́nh tứ rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của vợ chồng.  Có bà vợ đă thổ lộ rằng: “Đối với tôi th́ ôm ấp, hôn hít, âu yếm, vuốt ve, và mơn trớn cũng quan trọng như nói lời yêu thương hay làm t́nh vậy.” Thật là chí lư!

3. Hăy nuôi dưỡng việc “chăn gối” cho nồng nàn say đắm. Việc “chăn gối” có nồng cháy bao nhiêu th́ vợ chồng càng yêu thương nồng nàn bấy nhiêu. Nồng cháy đây không có nghĩa là “vô độ” mà để chỉ thái độ và nghệ thuật tạo hứng thú yêu đương trong việc “chăn gối” một cách vị tha và có sự cộng hưởng của cả vợ lẫn chồng, chứ đừng cốt yếu để thỏa măn cho riêng ḿnh. Việc “chăn gối” nếu được thoải mái, đúng cách, thảo đáng, và điều độ c̣n chữa được bao thứ bệnh, nhất là bệnh tâm thần. Việc “chăn gối” phải là tổng hợp của cảm giác về t́nh yêu, nét t́nh tứ, sự quan tâm, và việc săn sóc. Do đó cuộc sống lứa đôi mới được hạnh phúc và tuổi thọ sẽ được tăng thêm.

4. Hăy tỏ thái độ biết đến sự khó nhọc và giá trị việc làm của nhau. Lắng nghe và bày tỏ thái độ thích thú với những ǵ vợ hay chồng đă làm cho ḿnh. Hăy bày tỏ ḷng cảm phục cùng sự biết ơn đối với những ǵ mà vợ hay chồng đă hết ḷng hy sinh cho gia đ́nh và cho ḿnh. Thật là chí lư khi Nguyễn Du viết: “Một lời đă biết đến ta,/ muôn chung ngàn tứ cũng là có nhau.” Việc tỏ thái độ cám ơn nhau có thể bằng lời nói tế nhị yêu đương, ánh mắt nh́n t́nh tứ, một cái vuốt ve nhẹ nhàng, một cái ôm âu yếm, hay một nụ hôn nồng nàn. Yêu nhau phải kính trọng nhau và biết đến sự vất vả của nhau. Đúng với danh ngôn xưa: “Phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng trọng nhau như khách). Có như thế t́nh yêu mới được lâu dài.

5. Hăy chia xẻ và thổ lộ tâm t́nh với nhau hơn là với các người khác. Nói cho nhau nghe những ước vọng, ư nghĩ, mối lo âu, sự trở ngại trong đời sống hay công việc của ḿnh. Cần tin cậy và lắng nghe người bạn đời của ḿnh hơn tất cả những người khác. Có tin nhau và có phục nhau vợ chồng mới sống với nhau được. Đừng bao giờ để nhau thất vọng về ḿnh.

Quan niệm “của chồng công vợ” trong nếp sống gia đ́nh của Việt Nam ta là một triết lư cao sâu để duy tŕ hạnh phúc. Vợ chồng phải chia xẻ tất cả mọi thứ, từ t́nh cảm, tinh thần, đến vật chất. Nếu c̣n “của anh, của tôi, tiền anh anh giữ, tiền tôi tôi cầm” th́ hạnh phúc lứa đôi không c̣n nữa.

Ngoài ra, mọi công việc trong nhà cũng phải chia xẻ với nhau. Vợ làm việc này, chồng làm việc kia. Nếu tránh được cảnh “chồng chúa vợ tôi,” th́ t́nh yêu không những đẹp mà c̣n thơ mộng nữa. Đúng với cảnh “chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa.”

6. Vợ chồng c̣n phải là hai người bạn tốt nhất trên đời để săn sóc nhau khi đau yếu và nâng đỡ an ủi nhau lúc khó khăn hay thất bại. Khi nghèo cũng như khi giàu có, khi c̣n lận đận công danh cũng như khi hiển đạt, vợ chồng phải luôn luôn bên nhau để chia xẻ và giúp đỡ cũng như an ủi nhau. Phải tránh thói “giầu đổi bạn, sang đổi vợ” của những kẻ bạc t́nh bạc nghĩa.

Ư nghĩa cao cả nhất của t́nh yêu là phải dâng hiến hết tâm hồn và tận tâm tận lực lo cho hạnh phúc của nhau.

7. Hăy cụ thể hóa việc bày tỏ t́nh yêu bằng phương tiện vật chất. Chẳng hạn như mua một món quà mà vợ hay chồng hằng ao ước để tặng nhau. Trong trường hợp bà vợ có cái áo dài thường ưa mặc nhưng đă chặt, đôi giày đă ṃn, hay cái ví đă cũ và lỗi thời mà c̣n đắn đo chưa dám sắm, nếu ông chồng để ư mua tặng nàng một cách bất ngờ th́ bà vợ sẽ sung sướng kể mấy cho vừa!

Đem lại sự thích thú bất ngờ cho nhau trong mối liên hệ vợ chồng là cả một nghệ thuật sống. Món quà không cứ ǵ phải là đắt tiền. Trường hợp tặng quà cho nhau không cứ ǵ phải vào dịp sinh nhật hay năm mới mà có thể vào bất cứ lúc nào cũng được, chẳng hạn như vào một buổi tối nào đó khi đi chơi về,  hăy nhớ mua cái ǵ mà vợ hay chồng thích ăn. Đó cũng là sự vui thích cho nhau rồi.

8. Đừng bao giờ trách móc hay cằn nhằn nhau. Nên chấp nhận sở trường cùng sở đoản của nhau v́ không có ai hoàn toàn trên đời này. Muốn có cuộc đời hạnh phúc, hăy đừng giày ṿ, dằn vặt, hay  làm khổ nhau. Chúng ta có thể sửa chữa cho nhau bằng lời nói tế nhị, bằng thương yêu chiều chuộng, bằng việc cùng ngồi với nhau để thảo luận để t́m ra phương thức giải quyết vấn đề cho ổn thỏa. Đôi khi chỉ cần nhẫn nhục một chút th́ mọi khó khăn sẽ qua đi. Phải kiên nhẫn mới chiều nhau được và phải ḥa thuận mới xây dựng được gia đ́nh. Cổ nhân đă nói: “Phu phụ ḥa nhi hậu gia đạo thành” (vợ chồng có ḥa thuận th́ mới yên gia đạo).

Vợ chửi chồng hay chồng “vũ phu” với vợ đều không chấp nhận được, nhất là vào thời nay ở đất Bắc Mỹ này v́ đánh vợ hay đánh chồng đều bị pháp luật trừng trị. Các ông chồng cần phải biết câu tục ngữ Pháp: “On ne droit pas battre les femmes même avec des fleurs” (dẫu là cành hoa cũng không nên dùng để đánh đàn bà).

9. Hăy dành th́ giờ riêng để vợ chồng vui hưởng với nhau. Đừng v́ công việc làm ăn hay các sinh hoạt xă hội cộng đồng mà cả tuần vợ chồng không được gần gũi nhau. Vợ chồng nên dành th́ giờ cho nhau, nhất là vào những bữa cơm chiều và vào buổi tối.  Lư do chính là gia đ́nh có vui vẻ th́ ta mới có thể yên tâm làm việc và tham gia sinh hoạt cộng đồng xă hội được.

Có nhiều cặp vợ chồng đă thu xếp để cả hai đều có cơ hội tham gia sinh hoạt công ích hầu có th́ giờ gần gũi bên cạnh nhau. Hăy giải thích cho nhau nghe những ǵ ḿnh cần phải làm để được sự yểm trợ của gia đ́nh. Đây mới là thượng sách. Xưa nay, người vợ hay chồng thành công đều có sự giúp ích đắc lực của người kia. Thiếu sự hỗ trợ của nhau, công việc khó mà thành đạt được. Chính v́ thế, người Việt ta mới có câu tục ngữ: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.”

Để có th́ giờ sống bên nhau, ta không nên nhận làm việc thêm giờ (overtime), trừ trường hợp bất khả kháng. Lư do chính là khi đi làm về, vợ hay chồng đều mong sự có mặt của người kia ở nhà. Hơn nữa, khi đă làm việc mệt th́ dễ sinh ra gắt gỏng và làm mất hạnh phúc gia đ́nh. Một khi đă mệt mỏi th́ vợ hay chồng đều muốn được yên nghỉ và không thiết đến việc “gối chăn” nữa.

10. Vợ chồng cần tin ở t́nh yêu của nhau và không nên ghen bóng ghen gió. Tuy nhiên, cần phải đề pḥng v́ sự đời đă cho thấy “bất cứ việc ǵ cũng có thể xảy ra.” Đă có bao cảnh “tin bạn mất vợ, mất chồng” vẫn thường thấy. Chính v́ thế, một số người không bao giờ để chồng hay vợ có cơ hội liên hệ thân thiện với người khác phái, nhất là vợ hay chồng lại có sao Đào Hoa và Hồng Loan tại cung mệnh trong lá số tử vi.

Ngoài ra, muốn vợ chồng có hạnh phúc, ta cũng cần phải tránh để bạn trai của chồng hay bạn gái   của vợ  ở chung nhà v́ đă từng có nhiều trường hợp mất vợ hay mất chồng trong các trường hợp này.

Nếu có đi chơi đâu xa th́ cả vợ chồng cùng đi. Đây là cách tốt nhất để giữ cho t́nh yêu vợ chồng được bền vững.

Vợ hay chồng phải tự giữ và tự xử lấy trong mọi trường hợp, chẳng hạn như người vợ tự nhủ ḿnh là người “ván đă đóng thuyền” để không nên giao thiệp với các bạn trai nữa, không đi khiêu vũ với ai ngoài chồng ḿnh, và không đi đâu riêng rẽ với bạn của chồng hay với một người đàn ông khác trong bất cứ trường hợp nào.

Người chồng cũng vậy, phải tự ḿnh giữ ḿnh, cần phải biết bổn tánh và hiểu bổn tâm cũa ḿnh như ư trong các câu ca dao tục ngữ sau để tránh mọi bất trắc xảy ra:

- Đàn ông năm bẩy lá gan,/ Lá th́ cùng vợ, lá toan cùng người.

- Trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con.

- Sông bao nhiêu nước cũng vừa,/ Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng ḷng. 

- Cả sông đông chợ,/ Lắm vợ nhiều con. 

Điều cốt yếu là ta phải cố giữ ǵn cho nhau. Giữ được trọn vẹn là điều tốt nhất. Nếu không, cũng phải nghĩ đến câu “đánh đĩ chín phương, chừa một phương để lấy chồng.”  Việc “trai gái” ai cũng có thể mắc phải. Không có ngoại lệ ở đây. Người đời thường nói: “Lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn bà, và lấy gái đẹp thử đàn ông.”

Không nên để vợ hay chồng đi làm ăn ở nơi xa một ḿnh từ năm này đến năm khác. Chồng ở đâu vợ phải ở đó. Nỗi cô đơn trống vắng dễ làm con người xiêu ḷng ngă dạ khi vị cám dỗ. Người học rộng tài cao bay bất cứ ai cũng không dám chắc chắn tránh được cạm bẫy của t́nh yêu được. Chính v́ thế mà ca dao ta có câu:

-Văn chương chữ nghĩa bề bề,/ Thần lồn nó ám cũng mê mẩn đời.

- Ban ngày quan lớn như thần,/ Ban đêm quan lớn tần mần như ma./ Ban ngày quan lớn như cha,/ Ban đêm quan lớn rầy rà như con.

- Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.  

- Khôn ba năm dại một giờ.

Thói đời thường là “đàn ông ham sắc, con gái tham tài, đàn bà thích của, và người già muốn níu lại tuổi thanh xuân” (thơ Khải Chính).

Trong cuốn lịch sử tiểu thuyết The Hunchback of Notre Dame  của Victor Hugo đă được đề cập ở trên, nhân vật tu sĩ Claude Frolle, một vị Phó Chủ Giáo (Archdeacon) đă từng là khuôn vàng thước ngọc cho các con chiên. Ông ta được tiếng là một vị bác học và thông thái về đủ các mặt gồm tôn giáo, khoa học, y khoa, nghệ thuật, và ngôn ngữ  (Pháp, Latin, Hy Lạp, Hebrew). Vị tu sĩ này đă lấy được các bằng cấp về mọi ngành khoa học nhân văn và nghệ thuật.

Học rộng tài cao như thế và có một đời sống tu hành đạo cao đức trọng như vậy, thế mà khi gặp cô gái du mục kiếm ăn bằng âm nhạc và nhảy múa vừa trẻ vừa đẹp có tên là Esmeralda, vị tu sĩ này đă si mê đến nỗi phải qú gối bên nàng và thốt ra những lời đầy ủy mị mê mẩn như sau: “Tôi van xin cô, nếu cô có t́nh ư nào khác, cũng xin đừng từ chối t́nh yêu của tôi! Trời ơi, tôi yêu cô vô cùng! Tôi là người đáng thương và tội nghiệp cùng cực! Hăy đoái thương tôi! Nếu cô từ địa ngục đến đây, tôi sẽ theo cô về địa ngục. Tôi đă từng làm đủ mọi cách để đạt tới mục đích là được cô yêu. Địa ngục nơi cô sống sẽ là thiên đàng đối với tôi. Được chiêm ngưỡng cô ḷng tôi tràn đầy sung sướng và hạnh phúc hơn là thấy Đức Chúa Trời.”  (I entreat you, if you have any feeling, do not repulse me! Oh, I love you! I am a miserable wretch!...Have mercy! If you come from hell, I will go there with you. I have done everything to that end. The hell where you are will be paradise to me; the sight of you is more blissful than that of God!)

 

Một vị Tây Học và Phật Học, cụ Nguyễn Phi Hướng ở Toronto, Canada, có nhắc lại cho chúng tôi nghe một câu bằng Pháp văn mà cụ nhớ thuộc ḷng từ hồi c̣n đi học về t́nh yêu si mê của thầy tu Claude Frollo đối với Esmeralda như sau: “Je prefererais mieux l'enfer que le paradis sans elle.” (Tôi thích sống ở địa ngục với cô ta hơn là sống trên thiên đàng mà vắng bóng cô ấy).

Dù đă đắm đuối si mê Esmeralda  đến nỗi phải qụy lụy một cách hèn hạ, và dù đă t́m trăm phương ngh́n kế để chiếm đoạt cô ta, thầy tu Claude Frollo   vẫn bị cô ta từ chối t́nh yêu một cách nhục nhă.  Cuối cùng thầy tu này đă bị người con nuôi là chàng gù Quasimodo hất tung từ đỉnh gác chuông xuống vỉa hè chết không kịp ngáp. Tuy đây là chuyện tiểu thuyết nhưng cũng có nhiều trường hợp tương tự xảy ra ở cơi đời này. Đúng là chuyện ǵ trên đời này cũng có thể xảy ra. Thật khó mà lường được!

Về lịch sử Trung Hoa cận đại, nhà văn Nguyễn Vạn Lư, trong cuốn Ba Chị Em Nhà Họ Tống,  đă kể cho chúng ta nghe mối t́nh của Tống Khánh Linh và Tôn Dật Tiên rất là đặc biệt. Nhà đại cách mạng Trung Hoa, Tôn Dật Tiên, tuy có vợ và ba con đă trưởng thành, nhưng ông vẫn muốn lấy Tống Ái Linh, chị của Tống Khánh Linh, làm vợ v́ ḷng ưa thích sự mới lạ trẻ trung bên ngoài của một cô gái tân tiến. Khi Tôn Dật Tiên ngỏ lời với bố của Ái Linh là Tống Giáo Nhân để xin cưới nàng th́ bị Tống Giáo Nhân phản đối kịch liệt với lư do rất hợp lư là họ Tôn theo đạo Thiên Chúa và đă có vợ.

Tống Giáo Nhân lại là bạn thân của Tôn Dật Tiên và các con của họ Tống coi Tôn Dật Tiên vào hàng cha chú. Sau khi bị bố phản đối cuộc hôn nhân của nàng với Tôn Dật Tiên, Ái Linh lấy Khổng Tường Hy làm chồng v́ hắn ta giàu có. Tôn Dật Tiên đau khổ vô cùng, nhưng rồi ông ta lại có dịp gần gũi cô em gái của Ái Linh là Khánh Linh. Khánh Linh kém họ Tôn tới 30 tuổi. Lúc đó nàng mới 20 tuổi, rất xinh đẹp, rất lư tưởng, và sống thiên về tinh thần cùng những giá trị cao quư. Tuy nhiên, nàng rất say mê và kính yêu Tôn Dật Tiên. Tôn Dật Tiên cũng càng ngày càng say mê cái nhan sắc tuyệt trần của nàng và đặc biệt hơn nữa là hai người lại có cùng một cá tính và ư hợp tâm đầu.

Dù bị cha mẹ ngăn cản mối t́nh của hai người và bị người cha khóa cửa nhốt ở trong pḥng, Khánh Linh vẫn trèo qua cửa sổ để đi theo tiếng gọi của t́nh yêu. Khi Khánh Linh tới với Tôn