Những Cảm Nghĩ Khi Đọc "Đêm Giữa Ban Ngày"

 

Trường Xuân Triệu Quyết Thắng

 

Là một bạn đọc "Đêm Giữa Ban Ngày" qua mạng Internet, nay tôi được đọc hai bài phê b́nh tác phẩm của hai tác giả Nguyễn Hoàng Hạ và Văn Thanh viết gửi báo Đi Tới. Qua hai bài phê b́nh đó, tôi có ư kiến nhận xét thêm về hồi kư của ông Vũ Thư Hiên, xin được gửi đến tác giả và bạn đọc.

Trước nhất, về giá trị chung của cuốn hồi kư, hai tác giả (Ng.H.H và V.T) đă nói khá đủ. Hai nhà phê b́nh này đă nêu được phần lớn mặt mạnh và nhược điểm của "Đêm Giữa Ban Ngày". Tuy vậy, khác với hai nhà phê b́nh trên, tôi có nhận xét riêng như sau:

 

- Điểm Thứ Nhất. Khi mới đọc phần tự bạch của ông Vũ Thư Hiên ở đầu tác phẩm, tôi đă rất cảm động và tán thưởng ông. Đây không biết có phải là do thấy ông không phải là đảng viên như những người cùng vụ án "Xét Lại Chống Đảng" mà vẫn bị "xử lư nội bộ", chịu án lưu đày khốn cùng nhiều năm trong ngục tù CSVN, là người có văn tài cao hơn, bộc lộ suy nghĩ trung thực hơn, bày tỏ quan điểm sống và đấu tranh cho dân chủ đất nước tha thiết, chân thành hơn những người đi trước ông, như ông Bùi Tín chẳng hạn, mà tôi cảm hoài và trân trọng ông lắm lắm!

Sau nữa, tôi cũng có ư nghĩ chủ quan, rằng chỉ cần đọc phần Tự bạch của ông, tôi đă có thể không đọc nốt 41 chương c̣n lại mà vẫn có thể tin sự ưu ái ḿnh dành cho ông- một người có nhiều oan khuất nhưng rất tài năng và trung tín, là đúng!

Nhưng, khi đọc hết 41 chương của "Đêm Giữa Ban Ngày", tôi mới thấy ḿnh hụt hẫng v́ sự cảm nhận chưa thật đúng với tác giả. Đi t́m sự giải thích cho thắc mắc của ḿnh, tôi đành lục vấn từng sự kiện trong từng chương sách của ông, để mong giữ lại ḷng tin yêu đă có khi mới đọc lời Tự bạch của hồi kư.

Điều nhỏ nhặt mà tôi muốn nói ở đây trước nhất, là sự bộc lộ hơi nhiều lần để nhấn mạnh tính dũng cảm, sự b́nh tĩnh đến mức phi thường của ông Vũ Thư Hiên trước việc ông bị công an mật bắt cóc, hay trong suốt quá tŕnh bị giam giữ, bị hỏi cung, bị cùm kẹp kỷ luật trong xà lim, cũng như cả sự ương bướng không cần thiết trước những câu hỏi, lời nói vô lối của những tên cán bộ chấp pháp cuồng tín, ngu xuẩn như Hồng Ngự, hay tên cục trưởng Cục Quản lư trại giam khi đến thăm ông và ông Phùng Mỹ ở trại Tân Lập... Nếu ở những phần này, ông viết đúng tâm, sinh lư thật sự của người trong hoàn cảnh bị đày đọa, bị đe dọa nguy hiểm tính mạng th́ hồi kư cuả ông c̣n có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn nữa, và cũng không tạo ra mặc cảm thiếu tin tưởng cho bạn đọc hồi kư!

Nêu ư kiến này, tôi không chủ quan đ̣i hỏi ông phải kể ra đủ thứ sợ hăi ǵ đấy th́ mới đáng tin. Mà do xuất phát từ những "cái biết" cuả một người lính (!968-1977) khi lâm trận mạc, để rồi từ cái không may và cả cái may cuả người thoát chết nhiều dịp, chỉ mang thương tích; hay cũng từng đă là một người tù, tuy chỉ sáu tháng ở trong trại tù cuả lính cộng sản; hoặc sau khi chuyển ngành mà vẫn c̣n dịp bị tạm giam ba ngày trong Quận Công an Hoàn Kiếm, Hà nội v́ việc không đâu nhưng cũng giúp cho tôi hiểu được nhà tù dân sự Cộng Sản Việt Nam. Nỗi thấm đó c̣n được nhân lên nhiều nhiền lần bằng việc tôi cũng đă lên trại tù Tân Lập (năm 1971) để thăm người em thứ ba, khi nó mới mười một tuổi đă bị tập trung cải tạo. Đấy là những "cái biết" bằng thực tế để tôi cảm được thực trạng tâm lư cuả người bị cường quyền bắt giam, bị xét hỏi, bị đọa đày, bị đe dọa mạng sống. Nên khi đọc sách cuả ông, tôi chỉ nhận được những phẩm chất, ḷng dũng cảm, sự chịu đựng không có dao động ngả nghiêng, bất ổn tâm, sinh lư trước nguy hiểm, cường quyền th́ tôi nêu ra những thắc mắc này.

Do vậy, giá ông kể hết những mặt sau cuả những phẩm chất ấy, th́ đấy mới là sự thật dẫn dắt người đọc và làm họ tin tưởng, hưởng ứng tâm sự của ḿnh. V́, khi đối diện trong hoàn cảnh khốn cùng đó, người "biết sợ" đúng mức sẽ lại sáng suốt để dùng lư trí chế ngự bản năng sợ hăi của ḿnh! Viết hồi kư mà được chính xác như đă nêu, tác phẩm của ông c̣n sáng chói hơn, dù ông không muốn, nhưng bạn đọc yêu cầu!

- Điểm Thứ hai. Trong hồi kư của ḿnh, ông V.T.H đă cấp cho bạn đọc những bí mật của thâm cung chế độ CSVN, đây là mặt mạnh nhất của ông khi viết hồi kư mà nếu không có nó, cuốn hồi kư của ông chắc cũng chỉ b́nh thường như muôn vàn hồi kư của những người tù khác! Đây là mặt ích lợi nhất ông đă làm được để góp thêm sự hiểu đúng về lai lịch lem nhem, hành xử lươn lẹo và chỉ đặt lợi ích lên trên hết, đa mưu quỷ kế, ác độc và dâm bạo của những lănh đạo CSVN cao cấp. Ông đă đưa thêm vào bảo tàng lịch sử những mặt thật của những kẻ đại diện cho đảng CSVN, buộc vào chúng những bằng chứng không thể căi được trước dư luận, rằng đúng chúng đă tội nhân rất lớn cuả dân tộc và cuả người viết hồi kư!

Ưu điểm tác phẩm của ông lớn như vậy. Nhưng do ông viết rất dàn trải, nên bạn đọc thấy thiếu rất nhiều ở những con người, sự kiện mà ông đề cập trong suốt hồi kư. Nhược điểm này đă làm giảm thiểu đi tinh thần viết sử của ông mà một số bạn đọc đă khen, trong đó ông Du Tử Lê là một người chẳng hạn. Tôi thẳng thắn nhận định phần yếu đó của ông, v́ tôi cũng như một số bạn đọc khác đă được nghe những ṛ rỉ về tiểu sử con người của hai thành phần: lớp cán bộ cao cấp CSVN và các trí thức, văn nghệ sỹ lớn của chế độ miền Bắc, cũng như phía đối lập miền Nam- những tác nhân liên quan đến vận mệnh nước nhà từ 1945-1975, và đến nay (1997).

Nhân đây, nhằm góp thêm cho nhận xét trên, tôi nêu lại chút ít tiểu sử và sự kiện về hai người là ông Phạm văn Đồng và Hồ Chí Minh để cho ông và bạn đọc thấy, sự đầy đủ kiêm chính xác trong tố cáo nó hay đến chừng nào nếu như ông hoàn thiện được thêm như sau:

- Ông Phạm văn Đồng, vốn tên thật là Nguyễn văn Đông, có lai lịch từng là một tay buôn thuốc phiện từ Việt Nam sang Lào, Thái Lan vào những năm c̣n trẻ, và được gặp ông Hồ trong những năm 20, được giác ngộ cách mạng, sau đó mới trở thành nhà cách mạng, .... (cùng những dữ liệu ông đă viết trong hồi kư)... và được làm Thủ tướng sau này;

- C̣n về ông Hồ, th́ có một việc mà nhiều người đă biết, là vào cuối năm 1945, ông ta đă thề độc tại nhà cậu ruột của Thượng Tọa Thích Giác Đức ở Hà Nội (vị này hiện đang ở Hoa Kỳ): ..."Từ nay trở đi, nếu tôi không từ bỏ sự hoạt động cho Đệ Tam C.S.Q.T th́ tôi sẽ phạm một tội lớn như là: tội ngủ với mẹ đẻ của tôi"..., và sang năm 1947, th́ ông Hồ đă cho tay chân giết ông cậu ruột của Thượng Tọa T.G.Đ ở một ngôi chùa tại Ứng Ḥa, Hà Đông (theo Thượng tọa Thích Giác Đức, đệ tử của Ḥa Thượng Thích Quảng Độ.- Vị cậu ruột nói trên của Thượng Tọa cũng là một ḥa thượng và c̣n là Thầy của Ḥa Thượng T.Q.Đ).

Đó là hai mảnh sự thật chỉ là một bằng chứng nhỏ, một ví dụ nhỏ để góp thêm vào bức tranh tố cáo mà những lời kể của ông V.T.H c̣n thiếu, nếu được tác giả thu thập kỹ lưỡng và viết đủ hơn nữa trong hồi kư th́ quả là tuyệt hảo.

Để kết thúc phần nhận xét này, tôi tán thành ư kiến phê b́nh của ông Nguyễn Hoàng Hạ với cuốn hồi kư: ..."Nhược điểm đó là ở chỗ thiếu chiều sâu, mặc dầu nó có chiều rộng. Vũ Thư Hiên viết về nhiều vấn đề, nhưng không phát triển một đề tài nào cho đủ. Có rất nhiều nhân vật xuất hiện trong sách của ông, nhưng không có nhân vật nào hiện ra một cách đậm nét"...

 

- Điểm Thứ Ba. Nhận xét về phương diện tư tưởng, lập trường của ông V.T.H khi viết hồi kư là ông đang đứng về phía nào, dân tộc hay thân cộng sản?

Ở phần quan trọng nhất này, muốn hiểu nhân sinh quan, lập trường xưa và nay của ông khi nh́n nhận các vấn đề dân tộc, tôi đă lắng nghe những lời bộc lộ trong tác phẩm, và trước nhất, tôi rất tán thành ở điểm ông đă khẳng định rơ ràng trong "tự bạch": "Trong 9 năm tù tôi chỉ làm được một việc có ích, cho bản thân và cho cả những người mà tôi thương yêu, là giă từ được ảo ảnh về một chủ nghĩa cộng sản được tô vẽ như là thiên đường dưới thế".

Thật là tuyên ngôn đoan chắc và đầy trong sáng khi con người dám đoạn tuyệt với quá khứ- một quá khứ tủi nhục, căm hờn của bản thân, gia đ́nh và dân tộc!

Nhưng, dù cảm thông và trân trọng ông như đă nói, tôi cũng không thể tán thành khi đọc sâu vào hồi kư, ở chương 19, trang 347-348, trong tư cách nhân chứng lịch sử Cách Mạng Tháng Tám, ông viết: ..."Đêm 19.12.1946, nước Việt Nam vừa mới tuyên bố độc lập buộc phải bước vào một cuộc kháng chiến không cân sức. Nước Pháp được Đồng Minh giải phóng chưa kịp hồi sức đă hối hả trở lại Đông Dương mầu mỡ. Cái gọi là quân đội Đồng Minh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật bại trận đă không ủng hộ chính quyền non trẻ của Việt Nam th́ chớ, lại muốn thủ tiêu nó. Quân đội Tưởng Giới Thạch trên miền Bắc giúp Việt Nam Quốc Dân Đảng. Quân Anh-Ấn ở miền Nam mang theo quân Pháp.

Trong hoản cảnh ấy, Hồ Chí Minh đă đi một nước cờ táo bạo- kư Hiệp Định 6.3.1946, thỏa thuận cho các lực lượng viễn chinh Pháp vào thay thế các lực lượng Đồng Minh. Cần phải thoát khỏi các ma đói bên Tàu.... Lấy bọn xâm lược rành rành, đẩy bọn xâm lược dấu mặt ra ngoài, tranh thủ để bước vào cuộc kháng chiến không thể tránh né.

Những lực lượng chống Việt Minh la ó: " Hồ Chí Minh bán nước! Hồ Chí Minh là tay sai cho ngoại bang! "Hồ Chủ Tịch phải thề trước đồng bào rằng ông không bán nước. Bài toán Hồ Chí Minh giải không phải mọi người đều hiểu. Nước Pháp vừa thoát ra khỏi cuộc chiếm đóng của Đức trong Thế chiến c̣n yếu, c̣n nghèo, lại ở xa, sẽ là kẻ thù dễ chịu hơn nhiều so với kẻ thù đông đúc ở sát nách";

..."Ông như người thuyền trưởng can trường, b́nh tĩnh chỉ huy con tàu trong cơn băo"; ..."Tượng đài cho ông, với tư cách nhân vật lịch sử, đă được đúc!"

Hay, ông viết thêm (24, trang 461-462): "Việt Nam Q.D.Đ bắc loa điện ở đường Quan Thánh ra rả suốt ngày chửi Hồ Chí Minh bán nước. Họ giết các chiến sỹ tự vệ thành, cả dân lành, rồi chôn ở trụ sở ở phố Ôn Như Hầu. Họ bắt cóc rồi thủ tiêu ông Trần Đ́nh Long, ông Nguyễn văn Phúc, biệt hiệu Phúc ghẻ"...

 

Đọc những lời chứng về lịch sử nước nhà giai đoạn năm 1946 của ông tôi trích dẫn trên, bất cứ ai khi đă biết nh́n nhận lịch sử theo quan điểm dân tộc, và v́ lợi ích của quốc gia Việt Nam mà đánh giá nó, th́ tất cả đều sẽ ngỡ ngàng khi thấy cho đến năm 1997, ông V.T.H vẫn c̣n nh́n nhận lịch sử đất nước như thời c̣n bị đảng độc bá tuyên truyền nhồi sọ hồi những năm trước 1975, khi miền Bắc c̣n bị bưng bít trong cảnh "bế quan toả cảng" vậy. Nếu, gọi đấy là việc chép lại những bài học thuộc ḷng thời trung học, th́ không có ǵ là sai khi thấy nhận định lịch sử cuả tác giả rất thiên lệch trong hồi kư!

Để khẳng định cho nhận xét đó, tôi c̣n thấy trong việc trích dẫn lịch sử Cách mạng tháng Tám, ông V.T.H chỉ đưa  những cứ liệu nhằm dẫn chứng cho người đọc thấy lẽ đúng thuộc về phía đảng, Bác, sai về phía những người quốc gia, những đảng phái đối lập Viêt Nam. Điều này, ông V.T.H đă toát lộ bằng cách không hề đưa ra một h́nh ảnh, một kỷ niệm nào khả dĩ có thể tạm dựa vào đó để thấy được lẽ đúng trong lư tưởng của những người đối lập, ngoại trừ hai trích đoạn ngắn về chuyện của nhân vật đặc công Nguyễn Xuân Cao, và những người tù thuộc "Nguỵ quân, Nguỵ quyền" thời Pháp không di cư vào Nam, ở lại Bắc và bị bắt tù. Nay, tôi xin lạm bàn về hai chuyện đó:

- Chuyện về lời kể của chiến sĩ đặc công Cao, "anh đă chiến đấu dũng cảm, bắn đến viên đạn cuối cùng và c̣n cướp súng đối phương, bị nhóm biệt kích quân đội VNCH bắt, nhưng được một đại úy chỉ huy nhóm tha không giết, và c̣n xưng gọi là người anh hùng rồi đưa về Sài G̣n chiêu hồi; sau vào học ở trường biệt kích Long Thành, được đưa trở ra miền Bắc, anh Cao này đă giết nhóm trưởng và về đầu thú với đảng, bị đảng ngờ, bắt tù; sau anh được tha hay chuyển đi đâu không rơ." Nó cứ lởn vởn cái tính anh hùng cách mạng, dám hy sinh và đầy ḷng trung thành với Bác, với đảng của người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam lư tưởng- Cao. Và, phản diện là ḷng nhân đạo "ngây thơ" của vị đại úy VNCH, cũng như gián tiếp nói về sự thiếu kinh nghiệm, đơn giản trong việc kết luận bản chất đối phương cuả cơ quan Tâm Lư Chiến, hay ngành Quân Báo quân lực VNCH. C̣n, với những "Nguỵ quân, Nguỵ quyền" kia, th́ cũng chẳng có lư tưởng ǵ nổi bật ngoài việc họ chỉ là những người phục vụ cho thực dân để kiếm cơm. Bằng cách đưa những trích dẫn rơ ràng về động cơ lư tưởng cho độc lập, tự do dân tộc của những người cộng sản, nhưng kèm theo chỉ có h́nh ảnh mờ nhạt về cái tầm tầm trong miếng cơm manh áo, hay lư tưởng phản động, lệ thuộc ngoại bang của những người đối lập như tôi thấy, th́ ông Vũ Thư Hiên quả là người thâm thúy và kín đáo trong việc viết lách!  

Thế là, từ những nh́n nhận như thuả c̣n được cắp sách đến dưới mái trường xă hội xă hội chủ nghĩa ấy, ông V.T.H đă làm tuyên truyền cho đảng cho Bác rồi! Đây là điểm sai phạm lớn nhất của tác giả mà tôi thấy trong hồi kư. Những ḍng đó, nó đối lập lại những tha thiết chân t́nh khi ông tự nhận là "Thủ phạm", hay là sự "Sám hối" của người cha với dân tộc, và làm tổn hại tâm sự của ông trong những ḍng "Tự bạch" mà ông đă viết như sau: ..."Tôi cũng không thể đóng vai người buộc tội được bởi trong xă hội mà tôi sống, tôi không chỉ đơn thuần là một nạn nhân. Về mặt nào đó, tôi c̣n là thủ phạm";..."Xin hăy coi coi cuốn sách này là lời sám hối trước đồng bào của cha tôi nay đă không c̣n. Nó được thực hiện theo theo lời trăn trối của Người" (tr.14).

Cảm động chân thành như thế đấy, c̣n thiêng liên nữa, bởi lời đó ở tận đáy ḷng một người (tác giả) bị đảng ngờ oan và làm cho đau khổ! Nhưng rất đáng tiếc, cũng người đó đă không nh́n thấy quyền tự do yêu nước của những người đối lập, lư tưởng đấu tranh của những đảng phái quốc gia, các tôn giáo trong thời kỳ Cách Mạng Tháng Tám và sau này, để mà cảm thông cho việc họ cũng phải dựa vào một tên đế quốc nào đấy trong lúc "qua sông lụy đ̣", để mưu cầu thực hiện lư tưởng của họ và cho dân tộc. Hoặc, dù không thông cảm cho việc làm ấy của họ, cứ cho là họ làm tay sai cho Tầu Tưởng, Nhật, Pháp, Mỹ đi, xấu hết đi, th́ việc Bác Hồ và đảng CSVN đă nhân danh cái ǵ khi mà họ phụ thuộc vào Nga-Tàu c̣n hơn cả đám "tay sai" đă bị đảng tố cáo. Và thậm tệ hơn nữa, ngày nay cả đảng CSVN cũng lại đang xin được làm tay sai cho Tư bản ngoại bang, ḥng có Đô-la để mong tồn tại cai trị Dân tộc. Vậy mà ông Vũ Thư Hiên th́ cứ "vô tâm" nhắc lại cái tội cũ của người quốc gia, thử hỏi, người đọc sẽ biết đánh giá về ông thế nào cho đúng?

Thiết nghĩ, việc ông V.T.H dựng lại lịch sử đất nước sau nửa thế kỷ dân tộc bị đảng CSVN làm cho đau khổ là chuyện rất cần, nhưng nó chỉ cần nếu như ông làm sáng rơ được sự thật lịch sử mà đảng CSVN đă dấu diếm và cố t́nh ăn bớt công sức toàn dân trong CM Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp th́ mới đúng. Đằng này, ông lại làm nhân chứng giả th́ tệ quá! Do không thấy được trách nhiệm như vậy, ông sẽ không thể sử dụng vị trí xuất thân đặc biệt cuả ḿnh để trở thành người hoạt động tốt cho công tác đoàn kết Bắc- Nam, cho mối liên kết giữa những người cộng sản cấp tiến, những trí thức tiến bộ miền Bắc cũ theo xu hướng tiến bộ với những người đối lập của Việt Nam Cộng Ḥa ở trong nước và ở hải ngoại hiện nay nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh đ̣i tự do dân chủ cho nước nhà. Tiện đây, tôi cũng nhắc lại với tác giả cùng bạn đọc, cũng tại "Lời Kết" (tr. 764) ông viết: ..."Năm 1994, Nguyễn Chí Thiện sang Mỹ, từ đó anh đi khắp thế giới để chửi chính quyền Hà Nội. Tôi đọc báo và buồn ḷng thấy anh chống Cộng vung vít.... Có điều, như các cụ nói, no mất ngon, giận mất khôn, nên anh mới khai trừ thẳng cánh những người trước kia là cộng sản ra khỏi đám con cháu Lạc Hồng, vĩnh viễn tước của họ cái quyền yêu nước".

Vậy, có phải là tác giả khi viết hồi kư đă tự mâu thuẫn nặng với bản thân không, khi viết ra những lời phê phán về Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện ở trên?! Ông phê Thi sĩ mà ông cũng lại phủ nhận công sức, thiệt hại của những con người, những đảng phái quốc gia trong Cách mạng Việt Nam (xem lại trích dẫn chương 19 và 24).

Ở điểm sai nặng nề này của tác giả, tôi không muốn khoáy sâu vào. Mặc dù, đâu đó trong tôi, đă từng có hai dấu hỏi:

1. Tác giả viết vậy là để bảo vệ cho hào quang chiến thắng giặc Pháp, Mỹ... thống nhất đất nước của đảng CSVN, một đảng c̣n được gọi theo định nghĩa mới của ông, là: "Chủ nghiă CSVN, một chủ nghĩa không có nguồn gốc từ Mác- Lê- Stalin- Mao, chỉ có nguồn gốc từ những con người nhân bản, yêu tự do, dân chủ và độc lập"?

- 2. Làm một việc chuẩn bị về lâu dài cho sự thay tên của đảng CSVN trong thế cờ tương lai đất nước?

Chỉ mong, ông đừng xâu xa như thế!

 

Điểm Thứ Bốn: Giá trị nhân bản cuả hồi kư, có không, và đâu là phản tác dụng với giá trị đó?

Nhận xét về điểm này, tôi thấy tác giả đă có suy xét nhân đạo để tha thứ tội lỗi cho những tên Thọ, Duẩn, hay sự "vô tâm" cuả các ông Hồ, Chinh, Bằng... Cụ thể, là khi viết về họ, ông dùng lời văn không quá hằn học để kết tội những kẻ thù cũ. Thêm vào, trong tác phẩm ông c̣n kể những chuyện yêu quư chú cóc trong xà lim; giấc mơ về một miền quê xa đầy cây xanh, ríu ran tiếng chim hót...; song hành là việc ông kể về ḷng nhân ái cuả ḿnh qua bộc lộ lư tưởng và hành động đấu tranh cho hạnh phúc cuả dân tộc; hay gần đây, khi sang châu Âu, ông c̣n đến tận ḷ thiêu người ở Katowicze, trong trại tập trung Auschwitz- Birkennau để đặt hoa tưởng nhớ những nạn nhân chiến tranh cuả Đức Quốc Xă. Sự chu đáo như thế cho thấy ông nhân bản lắm (cả ông Bùi Tín cũng vậy, Mặt Thật)!

Nhưng ngược lại với những thể hiện nhân bản trên, trong những năm sống ở Sài G̣n, ông VTH chưa kể ḿnh đă ghé qua Biên Ḥa, thắp một nén hương cho những người lính bạc phận thua trận ở phía bên kia, trong nghĩa trang Cộng Ḥa?

Vậy, cái sự ở xa th́ ông làm được, cái sự đáng làm hơn khi ở gần th́ ông lại quên. Hay, diễn đạt bằng một câu sinh động cuả ông Hồ khi nhận xét tinh thần quốc tế vô sản cuả "Thọ Tây Ban Nha": "Việc nhà th́ nhác, việc chú bác th́ siêng" ấy, sẽ làm mất đi bao nhiêu giá trị nhân bản đă có trong ông? Phê b́nh như vậy, tôi cũng mong ông và bạn đọc khác quan điểm đừng cho tôi là kẻ bới lông t́m vết nhé, v́ nó quá rơ ràng lộ ra cái thiếu nhân bản qua lời kể chuyện cuả người viết, nếu như ông VTH không cải chính lại là do ḿnh bị quên!

 

Thay Lời Kết Luận: Từ những phê b́nh về mặt mạnh, yếu của hồi kư "Đêm Giữa Ban Ngày" do ông Nguyễn Hoàng Hạ và Văn Thanh viết, tôi mạn phép đi sâu vào giá trị tư tưởng của tác phẩm, chỗ đứng lập trường, ḷng nhân bản của tác giả để giới thiệu nhận xét cuả ḿnh. Và, tôi luôn thừa nhận rằng, dù ông V.T.H viết rất "thiền" (lời Ông Bùi Tín), nhưng sức tố cáo của hồi kư đối với chế độ rất là mạnh. Sự công phá mạnh ấy nằm ở những đoạn, những phần nói về lai lịch, tư tưỏng, hành vi, sinh hoạt, cá tính, ư thích, dâm bạo, hoang dại... của những cán bộ cao cấp CSVN mà tôi nghĩ là không cần phải trích lại ở phần nhận xét này.

Mặt hạn chế cuả hồi kư như tôi đă nói, cũng rất lớn ở chỗ ông đă bất công khi không nói về những tổn thất cuả một phần dân tộc, của một nửa đất nước, hay chút ít cho những oan hồn của không biết bao nhiêu thường dân và chíến sĩ quốc gia Việt Nam đă hy sinh, hay bị giết oan trong cuộc xung tranh Quốc- Cộng hồi Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Cải Cách Ruộng Đất, không kể số lớn chết trong cuộc chiến Bắc- Nam sau này.

Sau cùng, mong ông Vũ Thư Hiên sẽ nh́n nhận và thay đổi lại những đánh giá của ḿnh, cả về công lẫn tội của hai phía Quốc Cộng! Được vậy, ông sẽ thực hiện được ước vọng của ḿnh và nhóm dân chủ ở trong nước, cũng như giữ được sự trong sáng ở phần Tự bạch và kết luận hồi kư của ông!

Nếu có ǵ quá đáng, hay chấp nhất, mong tác giả và bạn đọc thẳng thắn phê phán. Đó là quyền tự do tranh luận cuả mỗi chúng ta

 

Đức quốc ngày 27.7.1997

Triệu Quyết Thắng.