Phỏng Vấn GS Nguyễn Văn Canh Về Chiến Tranh Khuynh Đảo Của Việt Cộng

 

Do chương tŕnh Phát Thanh Văn Hoá Giáo Dục San Jose thực hiện ngày 14 tháng 9 năm 2003.

Người Phỏng vấn là GS Trần công Thiện và LS Đỗ doăn Quế.

GS Thiện: Thưa GS Canh, Ngày Chủ Nhật 7 tháng 9, 03 vừa qua, GS Nguyễn văn Canh trong phần nhận xét ứng khẩu về cuốn Hồi Kư Đất Nước Tôi của cựu Thủ Tướng Nguyễn bá Cẩn đă tập trung vào kế họach Thê Cá Nước của tác gỉa. Chúng tôi lắng tai nghe bài phát biểu này và thấy có nhiều điều mà không mấy ai biết về tầm quan trọng của cuộc chiến Tranh Khuynh đảo do VC phát động. Các điều phát biểu có một giá trị rất cao và chứa đựng rất nhiều tài liệu có giá trị của Giáo sư, một nhà học giả người Việt làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh Cách Mạng và Hoà B́nh thuộc trường Đai Học Stanford. V́ thế chúng tôi mời GS Canh trở lại pḥng vi âm này để đào sâu vấn đề, ngơ hầu chúng ta hiểu hơn về nguyên nhân mất nước. Xin GS nói về quan niệm chỉ đạo cho cuộc chiến tranh khuynh đảo của Việt cộng.

GS Canh: Thưa GS Thiện, Cuộc chiến tranh do Việt cộng dấy động tại Miền Nam Việt dưới danh nghĩa một cuộc chiến tranh giải phóng, hay cũng có người quen gọi là Chiến Tranh Nhân Dân, thực ra là một cuộc chiến tranh khuynh đảo Khi nói tới đặc tính “khuynh đảo”, người ta hiểu rằng cuộc chiến đó không theo một qui ước nào.
Hai điểm căn bản chỉ đạo cho cuộc chiến này là .Nông Thôn và Đơn Vị căn bản của Đảng Cộng sản mà ta gọi là hạ tầng cơ sở (HTCS):
Điểm 1: Chiến lược lấy Nông Thôn bao vây Thành Thị. Nông thôn là địa bàn chính của cuộc chiến. Tại nông thôn, xă ấp là mục tiêu phải chiếm giữ. Chế ngự được hết xă ấp, thành thị sẽ bị cô lập. Lúc đó, khi lực lượng quân sự lớn mạnh, một cuộc tổng công kích được tung ra để chiếm các cứ điểm cuối cùng này nhằm đoạt quyền hành. Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 là một thí dụ, nhưng bị thất bại. Và cuộc tổng công kích vào 1975, chúng thành công.
Điểm 2: Theo Lê nin, Đảng Cộng Sản là vơ khí của tổ chức. Đó là một công cụ đấu tranh của Đảng. Các đơn vị căn bản, chính ưêu tại mỗi thôn ấp là các chi bộ hay xă bộ mà mọi thành viên của nó họp lại thành Chi Ủy/ Xả Uỷ của Đảng, và toàn thể được gọi là hạ tầng cơ sở. HTCS là vơ khí chính yếu có nhiệm vụ để giành quyền hành tại địa phương liên hệ. Các đơn vị đó được Đảng ban cấp một quyền hành vô giới hạn trong công tác này.
Với chiến lược và ư thức hệ chỉ đạo trên, HTCS đóng một vai tṛ quyết định của cuộc chiến tranh khuynh đảo.
LS Quế: Người ta, chỉ nghĩ tới việc VC dùng biện pháp quân sự để chiếm chính quyền. Nhưng ở đây Hạ Tầng Cơ Sở của VC là đơn vị đấu tranh chính trong nhiệm vụ giành quyền lực, không phải là đơn vị quân đội. Vậy, Nhiệm vụ của nó là ǵ.
GS Canh: Ha Tang CS có 2 nhiệm vụ:

1 Về chính trị:
-Chống lại chính quyền Xă Ầp của VNCH và tê liệt hoá hoạt động của họ.
-Vận động nông dân ủng hộ tài lực và vật lực như thuế má, thu góp lúa gạo, cung cấp nhân lực cho Đảng và các hoạt động chống lại chính quyền địa phương như sách động dân chúng khiếu nại, biểu t́nh v.v.; nuôi dưỡng, che dấu các cán bộ đảng tại xă ấp.
-Chế ngự và kiểm soát nông dân, tách nông dân ra khỏi ảnh hưởng của chính quyển.
-Xâm nhập/ nội tuyến vào chính quyền VN ở các cấp. Một mặt lấy tin tức cho các đơn vị VC hành động, mặt khác vừa phá hoại chính sách của chính phủ vừa che chở cho cán bộ VC hoạt động.

2 Về quân sự:
-Hoạt động t́nh báo như thu thập tin tức về đồn bót, về quân đội VNCH tại địa phương, về chính quyền, về chính trị kinh tế xă hội v.v. để đề ra các biện pháp hành động hay chống đối, nhất là cung cấp tin tức kể cả hướng dẫn cho quân chính qui VC.
-Hoạt động quấy rối, phá hoại cầu đường, đắp mô cản trở lưu thông tại các trục lộ giao thông địa phương, phục kích, đánh đồn bót; cung cấp nhân lực cho các đơn vị du kích, về sau là Tiểu đ̣an/Trung đ̣an cơ động và các đơn vị chính quy, và cả lao công chiến trường, như vận tải lương thực, tải đạn, tải thương, chôn dấu tử sĩ...v.v.
Ngoài ra, có một câu hỏi quan trọng cần nêu ra là Ha Tang Co So gồm những ai? Họ là nông dân sinh sống ở trong ấp xă. Ban ngày họ vác cuốc ra đồng làm ruộng. Có khi, phải lấy vơ khí ở một nơi nào đó đi phục kích, đào đường, xong việc vác cuốc lên vai làm ruộng. Ban đêm, đi hoạt động theo lệnh đảng. Một số thoát ly cũng sinh sống ngay trong xă ấp đươc nông dân che dấu, yểm trợ, tiếp tế. Nó tan biến vào trong dân, nên không nh́n thấy họ, như là một đơn vị quân đội chính qui. Nhiều khi không t́m ra để diệt họ.
Các hoạt động của HTCS được giao cho các Ban Tổ chức, Ban An ninh, Ban Kinh tài, Ban tuyên truyền và sách động., Ban Quân sự và các tổ chức quần chúng như Nông hội, phụ nữ,thanh niên lao động,, thíêu nhi v.v. .
Tóm lại mục tiêu của HTCS là tận diệt hệ thống cai tri của VNCH rồi tiến đến đặt một ách thống trị mới của CS tại mỗi xă ấp.
GS Thiện: Các cán bộ VC ở thôn ấp là nông dân. Như vậy họ làm rất nhiều việc nào là tiếp sức cho quân chính qui, nào là kiểm soát dân chúng trong xă, nào là làm du kích đánh phá cầu cống, gây rối đồn bót v.v. để dồn chính quyền địa phương của ta vào thế bị động. Tuy nhiên, làm cách nào mà chúng kiểm soát được nông dân?
GS Canh: Phương tiện hoạt động của chúng là Khủng bố
Đó là các công tác như ám sát, bắt cóc, mời đi họp vào ban đêm rồi mang đi mất tích, đe doạ, uy hiếp tinh thần, hạ uy tín. Mục đích là loại trừ hết chống đối trong khi đó gây ra một bầu không khí kinh hoàng khắp nông thôn.Hậu quả là khi nói tới VC, ai cũng mang một mối lo sợ khủng bố mơ hồ trong óc
Các công tác khủng bố đều được áp dụng theo một khuôn mẩu chung cho khắp mọi nơi trên ṭan quốc. Cán bộ VC phụ trách công tác liên hệ được học tập cùng một phương pháp. Có nhiều loại khủng bố:
Ám sát/giết người. Một cuộc nghiên cứu cho biết là cách giết người từ cuộc chiến 1945- 1954 ở Bắc Việt, và trong cuộc chiến 1954-1975 tại Nam Việt nam cho thấy như nhau. Thường là chặt đầu, cắt cổ bằng mă tấu, không được dùng súng, và có một bản án gài trên ngực nạn nhân hay để ở nơi nào đó gần chỗ hành quyết với thâm ư cho dân làng có thể trông thấy. Biện pháp này thường được áp dụng cả đối với các người có uy tín chống đối VC như đảng phái quốc gia, không phải là viên chức chính quyền.. C̣n đối với viên chức xă ấp, VC dùng cách ám sát hay nếu chúng bắt được, sẽ đem họ đi mất tích , giết chết và đem xác nạn nhân vùi dập vào một nơi nào đó, hay cho trôi sông.
Một hồi chánh viên được huấn luyên, phụ trách chuyên về ám sát cho biết khi thi hành nhiệm vụ này trong những ngày đầu tiên, anh ta rất sợ. Khi chém nạn nhân, anh ta chém hụt và mũi dao mă tấu đụng vào chân anh ta.

LS Quế: Thưa Giáo sư, hôm chủ nhật vừa qua, tôi có nghe GS nói tới một phương pháp là Hạ Uy Thế. Vậy, xin Giáo sư khai triển phương pháp này. Tôi có cảm tưởng rằng hiện nay VC đang áp dụng phương pháp này tại cộng đồng tị nạn, ngơ hầu chia rẽ, hay làm giảm uy tín những người lănh đạo trong cộng đồng, như bịa chuyện, vu cáo để làm cho không c̣n ai tin ai nữa. Tôi thấy những ǵ Giáo sư tŕnh bày phản ảnh các thực trạng của chúng ta. Có thể nào Giáo sư khai triển vấn đề này.

GS Canh: Hạ uy thế có 3 cấp khác nhau:

a- Tố khổ trong các cuộc Cải Cách Ruộng Đất,

b- Hạ uy thế trong một phiên họp của nông dân (h́nh thức nhẹ của tố khổ)

c- Và hạ uy tín bằng truyền đơn, báo chí , rỉ tai.
- Tố khổ và hạ uy thế: cưỡng bách mục tiêu đến dự một buổi họp công khai và trong đó các “rễ” được huấn luyện trước nêu ra trước công chúng bất cứ vấn đề ǵ để tấn công nạn nhân. Đây là những trường hợp nạn nhân sống trong ṿng ảnh hưởng của Đảng.
- Hạ uy tín: Áp dụng phương pháp này đối với những người mà Đảng không thể ám sát, đe dọa, tố khổ hay hạ uy thế được.
Dựng chuyện hay bịa chuyện bằng các h́nh thức giật gân là căn bản. Mục đích là một mặt làm tê liệt hoá ư chí đấu tranh của nạn nhân và mặt khác làm cho quần chúng xa ĺa nạn nhân, do đó không c̣n uy tín lănh đạo chống lại đảng.
Cán bộ VC nằm vùng công khai tố cáo hay nêu một vấn đề nào đó kể cả chuyện vu vơ, lạc đề để ngơ hầu gây một mối nghi ngờ trong óc của những người hiện diện. Người đứng ra tố cáo ưu tiên phải là người có liên hệ ǵ đó với mục tiêu để cho quần chúng nghĩ chuyện có thật. Nhưng không nhất thiết các trường hợp phải có yếu tố này. Tại hải ngoại, kỹ thuật thường được sử dụng là bịa chuyện, đặt chuyện, nhất là thêm bớt vào một câu chuyện, rồi đưa ra một ư kiến nào đó với thâm ư là làm giảm uy tín của đối tượng, hay gây chia rẽ để cho nhóm nọ chống đối nhóm kia..Rải truyền đơn là một phương pháp khác Cũng có thể thuê báo chí hay cán bộ VC xâm nhập vào làm báo viết bài, bịa chuyện hay xuyên tạc, dựng chuyện viết bài tường thuật vu vơ với dụng đích là chế riễu làm hạ uy tín của mục tiêu trước quần chúng.
Ngoài Hạ Uy Thế ra, trong phương pháp khủng bố, c̣n có đe doạ và uy hiếp tinh thần, xin xem Mô thức xă Nhị B́nh, Quận Cai Lậy, Định tường ở phần dưới.

GS Thiện: Chỉ có khủng bố không thôi, liệu VC có thể tê liệt hoá được chính quyền của ta tại nông thôn không? H́nh như khi Giáo sư tŕnh bày, GS c̣n nói tới một chiến lược toàn diện của HTCS trong mưu đồ chiếm quyền hành., nhất là chiến lược này phản ảnh rơ tính cách chiến đấu của đơn vị hạ tầng này của VC.
GS Canh: Có hai chiến lược sau đây được áp dụng một cách triệt để:

a) Phá Thế Ḱm Kẹp:

- Công tác đầu tiên là phải phá vỡ hệ thống cai trị của chính quyền và được coi là hệ thống ḱm kẹp dân chúng. Tiêu diệt được hệ thống ḱm kẹp th́ VC mới có thể bành trướng. Bốn thành phần sau đây họp thành giới ḱm kẹp. Đó là “Tề, điệp, ác, ôn”. Họ được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm 2 thành phần là tề và điệp. Đó là những người nắm chức vụ trong chính quyền xă ầp hay cao hơn. Thí dụ như xă trưởng, các ủy viên trong xă, hôi viên Hội Đồng Nhân Dân Xă; nhóm này gồm cả cảnh sát, nhân dân tự vệ ( họ là tề) và những người là công tác t́nh báo, để t́m ḍ ai là VC hoạt động bí mật cho VC ( họ là điệp). Nhóm 2 là ác ôn. Nếu xếp loại theo giai cấp, th́ những người này là Trí, Phú, Địa, Hào. Họ không giữ chức vụ trong chính quyền, như cựu viên chức chính quyền, những thân hào nhân sĩ, những người giầu có, những trí thức, đảng phái quốc gia, các lănh tụ tôn giáo nhưng có ảnh hưởng và có uy tín đối với nông dân, nghĩa là có thể vận động nông dân chống lại VC. Nhóm này bị VC coi là cấu kết với nhóm 1 và lập thành giai cấp thống trị, đàn áp và bóc lột nông dân. Họ là những kẻ chống lại VC và sẽ làm cản sự bành trướng của VC. Do đó phải bị tiêu diệt. Tiêu diệt được họ là tê liệt hoá chính quyền VNCH ở nông thôn. Và ngược lại, VC có thể tuyển mộ thêm cán bộ một cách dễ dàng, và hoạt động dễ dàng hơn để tiến tới kiểm soát xă ấp, nghĩa là nông thôn. Nhờ phương thức này, HTCS hỗ trợ cho lực lượng quân sư địa phương bành trướng như thế nhắm vào việc phá hủy hệ thống pḥng thủ xă ấp, nới rộng vùng “ giải phóng”, tạo t́nh trạng bất an và dần dần đẩy lui ảnh hưởng của chính phủ quốc gia vào phạm vi địa lư hẹp hơn và thiết lập cơ quan chính quyền của VC để kiểm soát dân chúng.
b) Đấu tranh chính trị: Chiêu Bài Dân Sinh Dân Chủ.
Các chiêu bài gồm đ̣i hỏi giải quyết những vấn đề như bất công xă hội, oan ức như cảnh sát bắt bớ, chống thu thuế, chống những chương tŕnh phát triển cộng đồng, chống bắt lính, chống tham nhũng, đ̣i hỏi dân chủ thực sự cho Miền Nam, đ̣i ḥi mọi loại tự do, đ̣i nâng cao mức sống cho dân chúng.v.v. H́nh thức thông dụng được áp dụng là Khiếu nại và Biểu t́nh tuần hành, Meetings, rải truyền đơn.
- Khiếu nại. Cán bộ VC thúc bách, hướng dẫn nông dân đứng tên trên các đơn khiếu nại.
- Biểu t́nh gồm đàn bà trẻ em v.v. Thí dụ vào 1955, tại Quế Sơn, Quảng nam, VC biểu t́nh ngăn cản chính quyền Quốc Gia tiếp thu khu vực mà VC kiểm soát trước đó; vào 1957, hàng đ̣an người biểu t́nh gồm đàn bà trẻ em đến quận lỵ Mỏ Cầy, Kiến Hoà phản đối chính quyền địa phương về việc bắt người vô tội và đ̣i chấm dứt các biện pháp trả thù, đ̣i thi hành Hiệp Định Genève.
-Meetings. Cán bộ VC tổ chức meetings tuyên truyên, rải truyền đơn.
LS Quế: Giáo sư có nói tới kế hoạch Đồng Khởi, từ đó VC bành trướng thế lực. Có thể nào, Giáo sư đi sâu vào vấn đề để thấy được tầm quan trọng của CHIẾN ĐẤU TÍNH của các đơn vị Đảng như Lênin chủ trương.
GS Canh. Để trả lới câu hỏi của LS Quế, có lẽ tôi nêu một Mô thức bành tướng thế lực: Đây là công tác phối hợp các biện pháp quân sự và chính trị song song với nhau. VC phát động chiến dịch gọi là Đồng Khởi để bành trướng thế lực tại nông thôn từ 1958.

a) Một thí dụ về Bành trướng thế lực: Tại xă Nhị B́nh, Quận Cai Lậy, Định tường, vào năm 1959 chỉ có vài cán bộ. Xă này được lực lượng 514 để làm áp lực với dân trong xă. V́ không đủ cán bộ buộc toàn thể dân trong xă “phát động” Đồng Khởi cùng một lúc, VC phải bắt đầu từng thôn một. Khi công tác tập rượt được hoàn tất, tất cả mọi người dân trong xă phải cùng phát động một lượt.
Phát động như thế nào? Lực lượng 514 vào 1959 chỉ gồm có 20 du kích. Nhóm này chạy trốn v́ sợ lực lượng an ninh của ông Diệm bắt, nhất là VC hù doạ về Dụ 10/59 áp dung h́nh phạt tử h́nh những kẻ theo VC. Lực lượng này chỉ có 4 khẩu súng trường cũ, rỉ cho 4 du kích. 16 người kia mang sung gỗ, màu đen. V́ thiếu người, VC phải vận động thanh niên từ nhiều xă khác đến để thực hiện kế hoạch.
Trong đêm tối tại xă Nhị B́nh Quận Cai lậy, Định tường, Lực lượng 514 chia các thanh niên này thành nhiều tiểu đội: Một số tiểu đội mang thuổng, cuốc phụ trách công tác đào quốc lộ 4 và đắp mô cản trở lưu thông. Một số khác đào các hố cá nhân xung quanh xă giống như là để lập hàng rào pḥng thủ, một số khác cắt đứt hệ thống giao thông tiến vào xă. 20 du kích lănh đạo một số tiểu đội thanh niên họp thành từng đoàn, đeo súng gỗ, tuần hành nhộn nhịp, đi đi,lại lại trên đường trong các ấp. Chỉ có 4 du kích có súng thật công khai đứng ở các trị trí có đèn, có ánh sáng là nơi VC tập họp dân chúng lại để đoàn vơ trang tuyên truyền sách động tuyên truyền. C̣n lại kể cả các thanh niên bị huy động đến đều mang súng gỗ hoạt động ở các nơi tối.
Đến khuya, lực lượng 514 rút lui.
Sáng hôm sau, dân làng đếm thấy cả trăm hố cá nhân và trong đêm tối đă tận mắt trông thấy lố nhố nhiều người đi lại có vác súng đen . Từ đó, tin đồn loan ra rằng VC rất mạnh đến xă Nhị B́nh hoạt động. Tin ấy loan đi từ xă này sang xă khác, và đánh lừa cả cơ quan t́nh báo của chính phủ dù có phái người đế tận nơi điều tra..
Các xă khác và các quận của chính phủ trong vùng được báo động về việc này.
Mọi người ngỡ ngàng không biết VC ở đâu ra mà nhiều đến thế ? Họ lấy đâu nhiều vơ khí ? Do đó, lực lượng nhân dân tự vệ của xă không dám hành quân ban đêm. Và đó là cơ hội cho VC bành trướng sự kiểm soát xă ấp và củng cố thế lực .
Đối với các đồn bót ở nơi hẻo lánh, VC có những hành động tích cực hơn. Lực lượng 514 dàn quân và vây đồn. Vài du kích nằm xung quanh đồn suốt ngày đêm. Chúng bắn vài phát súng khi trông thấy một người lính di chuyển trong đồn. Ban đêm, cùng với tiếng chống mơ, phèng la, nồi niêu xoong chảo đựoc phát động trong khắp ấp xă quanh vùng và với nhiều đuốc đốt ở đầu các cọc tre được các thanh htiếu niên đi đi lại lại quanh chu vi pḥng thủ của đồn, trong khi cán bộ vơ tuyên truyền dùng loa phóng thanh kêu gọi binh sĩ bên trong đầu hàng “cách mạng”. Rất nhiều thanh niên mang súng gỗ đi lại quanh đồn. Đồng thời VC cấm dân chúng liên lạc với binh sĩ đồn trú; cấm cả việc tiếp tế thực phẩm. Quân sĩ đồn trú cảm thấy bị đe doạ v́ bị bao vây ngày, ngày đêm, kêu gọi tăng viện và cung cấp tiếp tế T́nh trạng kéo dài, chính quyền phải bỏ bớt đồn để lấy quân bảo vệ huyện lỵ, lập một pḥng tuyến mới và VC lại có cơ hội lấn thêm đất..
Đến 1963, lực lượng ấy trở thành Tiểu Đoàn 514 cơ động tỉnh , sau đó thành Trung Đoàn cơ động Miền .
Tại Kiến hoà, VC phát động Chiến dịch Đồng Khời, từ tháng 7-1959 đến tháng 6-1960.

GS Thiện: Để cung cấp nhân lực và vật lực cho hệ thống đấu tranh, làm sao mà Đảng CS tuyển mộ được nhân sự, trong khi ai cũng sợ nguy hiểm. Có ai muốn chấp nhận khó khăn đâu. Vậy biện pháp nào cần có để có thể tuyển mộ nhân sự, hay vận động tài chánh?

GS Canh: Khống chế là một phương thức buộc người ta phải cộng tác. Thí dụ một trường hợp tuyển mộ đảng viêng thoát ly hay vận động địa chủ đóng góp tài nguyên cho cuộc chiến . VC áp dụng kỹ thuật khống chế nạn nhân, làm áp lực phụ huynh mang con em về thoát ly theo VC. Mỗi tối, cán bộ dùng loa hướng vào nhà mục tiêu chửi bới, riếc móc, làm áp lực cha mẹ đ̣i mang con em về đi hoạt động cho VC. Công tác này làm như vậy trong nhiều ngày, nhiều tháng cho tới khị cha mẹ bị khuất phục. Vận động nông dân giầu có đóng thuế tiền hay gạo cũng giống như vậy.

LS Quế: Về công tác xâm nhập, trước 1975 chúng ta nghe thấy những vụ Huỳnh văn Trọng, Vũ ngọc Nhạ làm cô vấn thân cận cho TT Thiệu v.v. GS có nói tới VC xâm nhập vào chính quyền ta ở Nông Thôn , và có khi ở Sàig̣n để che chở hay bảo vệ cho hạ tầng cơ sở VC ở nông thôn. Xin Giáo sư cho biết thêm chi tiết.

GS Canh: Theo cuốn Đất Nước Tôi của ông Nguyễn bá Cẩn, tại quận Cái bè vào năm 1958, có tới 30% trong tổng số 550 viên chức xă ấp của quận này là nội tuyến.. Về công tác xâm nhập, cũng nên kể đến kế hoạch VC cho cán bộ theo đoàn người di cư vào Nam năm 1954. Và sau 1975, VC thiết lập một Trung tâm Huấn luyện ở Rạch Giá để gửi cán bộ ra ng̣ai với danh nghĩa tị nạn.
Một trường hợp xâm nhập cao cấp để bảo vệ cán bộ VC ở hạ tầng: Vụ Ông Già Bến Tranh.
Ông già Bến Tranh là tên đặt cho một huyện ủy viên thuộc quận Bến tranh Định tường., có tên là Lê đ́nh Duyên. Duyên là cán bộ kinh tài tại huyện này. Một buổi đêm vào lúc 11 giờ , giờ giới nghiêm, địa phương quân đi phục kích bắt gặp một bóng đen. Địa phương quân hô to để người đó đứng lại. Người đó bỏ chạy. Địa phương quân bắn theo và đương sụ bị chết, với tài liệu mang theo trong người. Một Dân biểu đăt vấn đề trước phiên họp Hạ Viện và tố cáo Tr. tá Thi, Quận Trưởng Quân Bến Tranh giết người vô tội, đ̣i điều tra và truy tố Tr.T. Thi ra trước ṭa án quân sự về tội giết người. Quân đội cho điều tra và t́m thấy có đủ bằng chứng về hoạt động của Duyên. Dân biểu liên hệ doạ mang xác của Duyên đến phơi bày trước tiền đ́nh Hạ Viện để sách động, và cuối cùng Nha Quân Pháp phải truy tố Tr. T Thi và Toà Án Quân sự Quân Khu IV đă tha bổng Tr.T Thi v́ vu cáo.

GS Thiện: Trước t́nh thế phát triển rất mạnh của VC bằng các phương pháp bịp bợm mà VNCH không hiểu, và đối phó bằng cách thụ động, và chạy theo sự chủ động của VC. Và cuối cùng là cách đối phó là giải pháp quân sự, Ấp Chiến lược.

GS Canh: Đầu năm 1959 hoạt động du kích gia tăng: đào đường, đắp mô trên một số trục lộ, ám sát, bắt cóc, quấy rối đồn bót v.v.. Rồi dần dần, một số xă thuộc tỉnh Kiến Hoà, Kiến Phong, Định tường v.v. đă bị VC kiểm soát. Cơ quan chính quyền xă ấp đó phải sống lưu vong. T́nh h́nh an ninh trong nhiều vùng khắp nơi đă trở thành bất ổn. VC có khả năng đe dọa đồn bót, du kích đánh phá cầu cống đường xá, gài ḿn, đắp mô đào đường cắt đường giao thông nhiều hơn Tháng giêng 1960, chúng thành công tấn công Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 ở Trảng Sụp, Tây Ninh.
Để đối phó với t́nh thế này, chính phủ quân sự hóa guồng máy hành chánh,như thay thế dần dần các tỉnh trưởng và quận trưởng bằng sĩ quan quân đội gia tăng quân số để lập ṿng đai pḥng thủ. Giải pháp này được áp dụng dựa trên giả thiết rằng chiến tranh giải phóng do Cộng sản dấy động là một chiến tranh quân sự. Nói khác đi người làm chính sách miền Nam nghĩ rằng VC có quân đội và dùng quân đội chiếm cứ nông thôn, và đây là một cuộc chiến tranh qui ước. Do đó, giải pháp quân sự được ưu tiên áp dụng.

LS Quế: Như vậy đây không phải là một cuộc chiến tranh qui ước. Và người ta mang quân đội chính qui để đánh VC. Và cách đánh ấy không giải quyết được cuộc chiến, v́ VC lẩn trốn, không có trận tuyến: như lừa đánh rồi chạy; không biết chúng ở đâu. Các công tác khống chế dân chúng, để lấy phương tiện tài nguyên, cung cấp lương thục, thuốc men cho du kích v.v. làm cho Quân Đội VNCH luôn ở thế bị động. Tuy nhiên, quốc sách ấp chiến lược cũng giúp cho công việc tê liệt hoá VC được hữu hiệu chú?

GS Canh:Về bản chất, đây là một cuộc chiến tranh khuynh đảo. Cuộc chiến tranh này không theo một qui ước mà người ta thường quan niệm như chiến đấu bằng quân sự. Nghĩa là lập thành một trận tuyến trong đó quân hai bên được dàn ra để đối đầu nhau bằng quân đội. Khi nói tới chiến tranh người ta luôn kết luận như vậy. Tại Miền Nam Việt nam, với sự bành trướng của VC như tôi mô tả ở trên bằng các biện pháp mà người ta không t́m thấy một qui ước nào trong sách vở. Mỗi khi t́nh h́nh bất ổn, người ta nghĩ ngay việc dùng quân đội để giải quyết chiến trường. V́ thế, khi mất an ninh, người ta gia tăng quân số. Các chỉ huy hành chánh tại Miền nam là hệ thống Đốc phủ sứ, có đặc tính thư lại, cồng kềnh, thiếu linh động và sáng tạo, không có khả năng giải quyết được vấn đề. Người ta nghĩ ra giải pháp thay thế Tỉnh trưởng và Quận trưởng bằng sĩ quan quân đội. Và guồng máy chính quyền được quân sự hoá. Mang quân đội ra để đối phó với cuộc chiến tranh khuynh đảo – vô qui ước, như trên không thích hợp và do đó t́nh h́nh càng tồi tệ hơn. Thời đệ Nhất Cộng Hoà, người ta đă cổ vơ Áp Chíến Lược là giải pháp chống lại “chiến tranh nhân dân”. Ấp chiến lược giúp bảo vệ dân, cắt đứt các nguồn tiếp tế cho VC bằng cách mang nông dân vào trong hàng rào ấp. Như thế có nghĩa là thiết lập một pḥng tuyến mới ở địa phương. Ấp chiến lược có thể giải quyết được một vài mặt của cuộc chiến tranh khuynh đảo, nhưng không phải là giải pháp toàn bộ. Nhất là, kế hoạch này vẫn chịu ảnh hưởng bởi một cuộc chiến tranh qui ước, nghĩa là hàng rào xung quanh ấp là pḥng tuyền phân chia hai phe đối đầu nhau, trong quan niệm của một cuộc chiến qui ước, chiến tranh quân sự.
Khi đưa nông dân vào trong Ấp, và VC cũng là nông dân, đóng vai nông dân, và do đó cán bộ VC cũng được đưa vào đó. Vấn đề ấy vẫn c̣n nguyên vẹn và t́nh h́nh càng ngày càng bất ổn. Đồng thời với đường dây B.59 (thiết lập năm 1959) tục gọi là đường ṃn Hồ chí Minh, VC cho xâm nhập quân chính qui và vơ khí vào Nam để chuẩn bị cho một cuộc Tổng Công Kích nhằm cướp chính quyền.
Nhận diện vấn đề sai hay kết luận không đúng v́ không theo một phương pháp khoa học, rồi căn cứ vào đó mà t́m ra giải pháp, sẽ không phài là giải pháp tốt.
Về cuộc chiến tranh khuynh đảo này, tôi ngợi khen ông Nguyễn bá Cẩn, tác giả cuốn Hồi Kư Đất Nước Tôi, đă ṃ mẫn t́m ra kế hoạch gọi là Thế Cá Nước, và với Kế Hoạch đó tác giả đă thành công b́nh định quận Cái Bè trong ṿng 6 tháng, từ khi ông được bổ nhiệm làm quận trưởng tại quận này. Tiếc rằng, v́ hệ thống quan liêu Đốc Phủ Sứ đă cản trở kế hoạch đó để nó không trở thành quốc sách. Và t́nh h́nh Miền Nam càng ngày càng suy thoái để bị lọt vào tay Cộng Sản vào năm 1975.
Đó là trách nhiệm của những người lănh đạo đất nước./..

GHI CHÚ:
1. Tại Xă Vĩnh Kim, Quận Châu Thành, Định tường, công tác phát động khua chiên gơ mơ, phèng la, nồi niêu soong chảo.. được thực hiện qui mô hơn. hứ vào lúc lên đèn mỗi buổi tối, một nhà gây tiếng động là các nhà khác phải làm theo, rồi đến tất cả ấp trong ṭan xă. Ngoài ra, công tác nghi binh cũng được thực hiện song song..
2. Huỳnh văn Đệ, 52 tuổi, Bí thư xă Nhị B́nh, 10 tuổi đảng, hồi chánh tháng 6, 1968; Huỳnh văn Cho, 50 tuổi, xă ủy viên xă Tam Hiệp, Bến Tranh Định tường, 13 tuổi đảng; Vơ Ba 52 tuổI, 15 tuổi đảng huyện ủy viên phụ trách quân sự ( huyện đội trưởng Phù Cát, B́nh Định, hồi chánh tháng 3,1970.
3. Phạm viết Hiền, 53 tuổi, 14 tuổi đảng, nông dân xă Thạnh Phú, Cai Lậy, Định tường, 18 tuổi đảng, chỉ huy phó tiểu đoàn cơ động tỉnh, hồi chánh tháng 8,68