Ối “Giời” Ơi…..Gái Đĩ Già Mồm

Nguyễn Văn Tèo, sinh vien y khoa năm thứ tư Đại Học Monash

 

 

“Ngôn ngữ văn tự là đại biểu then chốt và cao nhất của văn hoá...” PTC

 

Tèo xa nhà đã được bốn năm để du học y khoa bên xứ Kankaroo (Chuột Túi) - “tư bản đang trên đà dãy chết, nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, què quặt và phiến diện” này. Câu nói đóng trong ngoặc kép đó không phải là của Tèo mà là của một cô giáo, dĩ nhiên là đảng viên, dạy Tèo môn chính trị năm Tèo học lớp 12 trường huyện. Sở dĩ Tèo nhớ như in câu nói đó ở trong đầu vì Tèo không thuộc bài và bị cô giáo bắt viết bản kiểm điểm cá nhân về thái độ học hành. Từ năm đó cho tới nay đã hơn 6 năm rồi, đặc biệt trong 4 năm qua Tèo đã chứng kiến tận mắt chính sách  dãy chết” của nó trong dân chủ đa đảng mà nhà nước siêu việt mình cứ phải gửi sinh viên và cán bộ qua đây học nó. Trước khi đi, Tèo tự hỏi - nó đang dãy chết thì mình học nó làm gi???. Nhưng bài viết này Tèo không nói về chính trị. Tèo chỉ xin kể hầu quí vị một câu chuyện về xã hội, một câu chuyện có thật xẩy ra gần đây và hôm nay với Tèo.

 

 

Tèo là một thanh niên Việtnam, có khả năng và chăm chỉ học hành và làm việc như nhiều số thanh niên Việtnam khác được đi du học ở                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     bên này.  Tèo qua đây, ngày đầu rất ngỡ ngàng, cái vốn ngoại ngữ Anh-văn bằng “C” của Tèo đem theo từ  Việtnam qua đây như một tờ giấy “lộn”. Khi Tèo bước vào quầy kiểm tra hộ chiếu, người nhân viên di trú ở cửa khẩu Melbourne mỉm cười và nói “G’day mate!, How’s goi’n? “ – Good Day Mate! How is it going on? – một kiểu chào và hỏi bạn có khỏe không của người Úc. Tèo không hiểu được nhưng cũng đoán được là nó chào hỏi mình theo phép xã giao, Tèo chỉ mỉm cười và đưa cho nó cuốn hộ chiếu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người nhân viên nọ hỏi Tèo một câu gì đó nữa và rút ra một tờ giấy và ra hiệu cho Tèo – đó là tờ khai nhập cảnh.  Tèo đưa tờ giấy đã điền sẵn trên máy bay cho nhân viên rồi đứng chờ.  Người nhân viên nọ nhìn Tèo và nhìn hình Tèo trên tấm hộ chiếu, rồi hí hoáy viết gì đó và nhẹ nhàng đóng con dấu vào tấm hộ chiếu của Tèo kêu “xoạch” một tiếng, mỉm cười và nói “ Welcome to Australia and enjoy your stay!”

 

Tèo lớ ngớ đi theo đoàn ngưòi ra băng truyền để lấy đồ. Cái va-li của Tèo ngoài hai mặt có dán giấy trắng viết tên Tèo địa chỉ tạm trú của Tèo ở bên Úc, còn có một vật đánh dấu nổi bật mà những chiếc va-li khác không có. Đó là cô bạn gái – tên Hiền , nhỏ hơn Tèo 2 lớp, trước khi tiễn Tèo vào phòng đợi ở sân bay Nội Bài - còn buộc thêm một cái khăn mùi xoa màu hồng có thêu 2 con chim bồ câu trắng cắp một dải tơ vàng bay về phía chân trời xa để cùng nhau xây tổ ấm uyên ương. Bên dưới đôi chim là dòng chữ “Kỷ Niệm Xuân 2000” được thêu với phông chữ nghiêng nghiêng rất cẩn thận. Và nhìn vào vào cặp mắt của Tèo, Hiền nói:

 

-     Em buộc tấm khăn này vào đây để khi đến bên đó anh không lấy nhầm va li của “người khác” nhé.

 

Hai chữ “người khác”, mà Hiền cố ý lên giọng là muốn đặt để vào đó lòng lo lắng của riêng mình, niềm hy vọng, niềm tin yêu, phảng phất sự hãnh diện đầy yêu đương dấu ái , cái lo lắng rất đàn bà , đàn bà Việt. Tèo hiểu rõ như thế. Nói rồi Hiền đưa tay vuốt mái tóc qua tai để cố tình khoe với Tèo chiếc khuyên tai - mới mua bằng vàng ở ngòai chợ huyện tuần trước khi theo mẹ ra đó bán đôi lợn con - rồi đứng trước Tèo bẽn lẽn bẻ ngón tay làm duyên. Lúc đó Tèo xúc động lắm và bây giờ càng bùi ngùi hơn khi nhìn thấy chiếc khăn tay màu hồng trên quai xách chiếc va-li.

 

Tèo kéo chiếc va-li ra khỏi băng truyền, cẩn thẩn cởi chiếc khăn màu hồng, vuốt thẳng những nếp nhăn, gấp lại gọn gàng rồi cho vào túi áo như chỉ sợ đôi chim bồ câu thêu trên khăn bay mất. Sau khi qua các thủ tục khám đồ, Tèo đi ra ngoài để gặp người của nhà trường đón rước. Chỉ một vài giây sau Tèo nhận ra một người đàn bà Úc trên tay có tấm biển bằng bìa carton có tên: TEO VAN NGUYEN (Nguyễn Văn Tèo). Khi Tèo lại gần, người đàn bà đó nở một nụ cười rất tươi và chào hỏi Tèo làm Tèo rất yên lòng mặc dù Tèo nghe câu được câu không. Người đàn bà đó đưa Tèo ra xe và chạy ra xa lộ về khu tạm trú của Tèo. Ngồi trên xe Tèo mới thấy cái xứ “kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, què quặt và phiến diện” sao mà khác xã hội “siêu việt” của Tèo thế! Xe Ô-Tô quá nhiều lại còn chạy đúng nằn đường và không bấm còi xin đường inh ỏi nữa, có đèn xanh đèn đỏ chỉ dẫn xe đi, xe dừng mà không cần phải có đồng chí công an một tay cầm tập hoá đơn phạt vạ, mồm thổi còi và một tay chỉ dẫn!  Khi xe đến nơi, có một gia đình người Úc khác ra đón Tèo và bà tây nọ, họ rất niềm nở bắt tay và hỏi Tèo những câu hỏi như How are you? Are you Teo? Họ xách đồ cho Tèo và dẫn Tèo vào phòng “của Tèo”. Họ chỉ cho Tèo đâu là phòng giặt, phòng tắm, phòng vệ sinh và cách dùng nó. Sau những thủ tục căn bản cần thiết đó, họ mang đồ ăn cho Tèo ăn vân vân và vân vân… Tèo ngại ngùng cố gắng dùng cái vốn anh ngữ bằng “C” của Tèo để trao đổi những câu bình thường…Nhưng nhiều khi Tèo nói họ không hiểu Tèo nói cái gì. Họ bảo Tèo đi ngủ một giấc cho khoẻ rồi chiều họ trở Tèo đi phố mua mấy thứ đồ nếu Tèo cần.  Tèo vào phòng đóng của lại, nằm xuống những vẩn chưa quên những nụ cười thiện cảm và thái cởi mở của người nhân viên của khẩu, gia đình bà tây và người đàn bà đón Tèo. Tèo buột miệng nói một mình:

 

-     Sao công dân của cái xứ “tư bản lạc hậu” này nó cỏi mở thế nhỉ!

 

Ngày hôm sau Tèo đưa cuốn hộ chiếu của Tèo cho họ và hỏi họ cơ quan công an ở chỗ nào? Họ nhìn Tèo không hiểu gì cả và hỏi Tèo “why?” (tại sao)?  Tèo phải vận dụng hết khả năng tiếng anh (English) của Tèo để nói cho họ biết là Tèo muốn đăng ký thường trú. Họ ồ lên một tiếng lạ lùng, rồi cuống quít giải thích cho Tèo rằng ở Úc không cần phải làm vậy! Tèo cũng kinh ngạc lắm nhưng không dám hỏi vì nói ra họ không hiểu cái tiếng anh bằng “C” của Tèo, mà thày giáo Anh-văn của Tèo vẫn thường tuyên bố với học sinh  là mình phát âm “giọng Mỹ” chuẩn. 

 

Rồi thời gian “lớ ngớ” cũng vụt trôi, Tèo vào học và dĩ nhiên là phải học Anh-văn mất 6 tháng trước khi vào đại học. Cũng may là Tèo ở lại với gia đình người Úc nọ trên 1 năm mới dọn ra ngoài với đám “bạn” du học sinh “đồng hương” con nhà giàu mà Tèo quen trong đại học, cho nên vốn liếng anh-văn của Tèo cũng rất khá. Sở dĩ Tèo dọn ra ngoài ở với chúng nó vì chúng nó đi học có xe “chiến” và Tèo thường được đi ké, chúng nó có máy vi tính xách tay thỉnh thỏang Tèo có thể mượn, có ADSL Internet, có TV nối với Vệ tinh, tiền nhà rẻ, lại được ăn ngon vì chúng nhiều tiền … Mặc dù ở đây chúng chẳng bao giờ làm thêm cái gì cả. Ngược lại, đám “bạn” của Tèo thì có thêm một người phụ bếp và giúp chúng giải những bài toán khó.

 

 

Sau 3 năm ở bên này, vào những ngày hè, Tèo đi làm - “nghề nông” – (làm “farm” hái trái cây trên nông trường), bán bánh mì, chạy bàn, rửa bát ở nhà hàng, trông nhà cho mấy thằng “bạn” du học sinh của Tèo về quê ăn Tết. Năm ngoái, năm 2003, Tèo quyết định về Viêtnam thăm thày mẹ Tèo và quê nhà.

 

Khi máy bay đáp xuống phi trường Nội Bài, như bất cứ người con nào, lòng Tèo bồi hồi lắm và cứ phân vân không biết gia đình có ra đón đúng giờ không. Xong xuôi tất cả các thủ tục hải quan, Tèo lấy cái xe đẩy chất cái va-li lên rồi đĩnh đạc đẩy vội ra cửa, thuần thục, như một nhân viên thường trực ở đây vì anh không còn bỡ ngỡ nữa. Gần đến cửa Tèo bỗng nghe tiếng nói lớn trống không, gần như quát:

 

-         Đứng lại! đưa vé đây để kiểm tra!

 

Tèo ngoảnh lại thấy một gã nhân viên trong bộ đồng phục bảo vệ, chạc 40 chục tuổi đội một cái mũ kê pi rộng vành và đang hóp má vào kéo những hơi thuốc cuối cùng trên điếu thuốc đã cháy tới cái đầu lọc, mắt đăm đắm nhìn cái va-li căng đầy trên chiếc xe đẩy. Tèo hơi bực mình với thái độ của hắn, nhưng trẫn tĩnh lại ngay và lịch sự, cái lịch sự mói mẻ tự tin và tự hào của Tèo, chứ không phải là cái sợ hãi ngày xưa, hỏi:

 

-         Dạ có việc gì vậy anh?

 

Gã bảo vệ với nét mặt nặng chình chịch như bị mất sổ cấp gạo của những thập niên “siêu việt” nói:

 

-         Đề nghị cho xem giấy nhận đồ.

 

Tèo đưa cho người bảo vệ nọ tấm vé có gắn cuốc giấy nhận đồ, rồi nhìn thẳng vào mắt gã. Hắn dường như đã nhận biết ra cái dáng tự tin tự hào của Tèo, cái dáng vẻ mà hắn chưa bào giờ gặp phải ở trong xã hội Việt Nam và ít nhất là trong môi trường “cửa khẩu” này, biết không thể hù doạ hoặc làm gì được ngưòi thanh niên này, cho nên đành nói:

 

-     Giấy tờ hợp lệ. - Rồi hắn bỏ đi không nở một nụ cười và không nói lấy một lời tạm biệt theo phép xã giao của chức năng hải quan.

 

Tèo nhìn theo người bảo vệ nọ một vài giây rồi lắc đầu tội nghiệp, tiếc cho hắn, một sản phẩm XHCN. Tèo khoác cái túi xách tay lên vai và đẩy vội cái xe ra cửa.

 

Khi cánh của vừa mở, Tèo đã thấy Thày Mẹ và hai người anh cùng đứng trong đám người nhốn nháo vẫy tay, cười nói, ồn ào và gọi nhau ơi ới, chờ đón thân nhân tư xa trở về. Tèo mừng lắm và reo lên:

 

-         Con chào thày mẹ!  Thày mẹ và hai anh đợi lâu chưa?

 

Như bất cứ người mẹ nào khi nhìn thấy đứa con yêu quí của mình từ nơi xa trở về xum họp, mẹ Tèo vội “quát yêu” hai người anh của Tèo:

 

-               Ơ hay, sao còn đứng đó! Đi ra giúp em một tay đi chứ!

 

Hai người anh vội chạy đến đẩy cái xe và xách cái túi cho Tèo. Mẹ Tèo đến bên Tèo và âu yếm nói:

 

-         Cái thằng Tèo của mẹ sao mà to lớn quá vậy!

 

Mẹ Tèo nhìn Tèo không chớp trong ánh mắt thương yêu đầy hãnh diện, rồi mẹ Tèo đưa đôi bàn tay xương xương nắn vào bắp tay Tèo như muốn kiểm xem có phải Tèo to lớn thật không. Mẹ nắm tay Tèo hồi lâu cứ như là sợ thằng Tèo của mẹ chạy mất.  Thày của Tèo thì it nói và trầm tính hơn, ông nhẩn nha đi bên cạnh con nhưng không dấu được sự tràn đầy tự hào vì cả huyện chỉ có một mình con ông được đi du học ở Úc. Sự vui mừng ngày hôm nay đã phá tan nét trầm tĩnh thường nhật của ông, ông buột miệng nói:

 

-     Đúng là sang tây ăn đồ bơ sữa có khác. So với hai thằng anh mày thì thằng Tèo bây giờ khác xa.

 

Sau một hồi mừng rỡ nói chuyện hàn huyên, Tèo mới cất tiếng hỏi mẹ:

 

-         Thế Hiền bận việc hay bị ốm mà không ra hả mẹ?

 

Mẹ Tèo chép miệng thở dài nhưng không có vẻ nuối tiếc:

 

-         Nó đi lấy chồng được năm tháng nay rồi con ạ!

 

Tim Tèo bỗng thấy trống vắng lạ lùng. Tèo có cảm giác hai con chim bồ câu thêu trên tấm khăn màu hồng mà Tèo thường ấp ủ để trong túi áo ngực mỗi ngày, tự dưng cất cánh bay tan tác mỗi con một ngả.  Mẹ Tèo thấy sắc mặt Tèo đượm buồn vội nói sang chuyện khác và giục mọi người mau ra xe để về nhà.

 

Về tới nhà, Tèo cất quần áo,lấy quà đặt lên bàn thờ gia tiên để Thày Tèo thắp hương. Đưa biếu mẹ Tèo ít tiền mà Tèo dành dụm bấy lâu.  Đưá em gái Tèo, làm ở Xí Nghiệp May Mặc Xuất Khẩu Đông Anh, bữa nay được nghỉ ở nhà, ra giếng múc cho Tèo chậu nước và bỏ vào đó chiếc khăn mới tinh như bất cứ ngưoi Việt nào vẫn thường làm cho một người khách quý từ phương xa. Cô gọi Tèo ra rửa măt. Đến đứng trưóc mặt em, Tèo nhìn vào mắt em gái hỏi trìu mến:

 

-               Bộ hôm qua em hồi hộp không ngủ để mong anh về hay sao mà mắt thâm quầng vậy?

 

Nó đáp:

 

-               Tối qua công ty may của bọn em phải làm cả đêm để đủ “quô ta” xuất đi Mỹ.

 

Tèo vừa lắng nghe em gái nói vừa vốc nước giếng trong, ấm áp từ cái chậu lên rửa mặt. Xong đâu đó Tèo vò tấm khăn vài cái rồi vắt cho khô nước, phơi lên cái dây thép trên đầu   quay lại hỏi em gái giọng thông cảm chê trách hơn là thắc mắc:

 

-         Tháng nào cũng phải làm như vậy cho đủ “quô ta” hả em?

 

Đứa em gái của Tèo bê chậu nước hất vào gốc cây đào rồi trả lời giọng trịnh trọng hiểu biết:

 

-               Vừa rồi bà phó giám đốc đi “ngoại tài” thêm được mấy chục nghìn  quô ta” hàng may để xuất đi Mỹ ấy mà. Em nghe họ đồn là mỗi quô ta công ty phải trả 15 nghìn đồng đấy anh ạ.

 

Tèo cười âu yếm và đùa hỏi em:

 

-         Em làm một tháng bao nhiêu tiền? Cho anh vay một ít nhé?

 

Cô em gái mỉm cười và trả lời một cách rất ngây thơ và thành thật, nhưng không dấu được nét bối rối ngượng ngùng:

 

-               Ối giời ơi, tiền lương cộng tiền thưởng và tiền làm thêm giờ cả tháng của em được 1 triệu 2, phụ tiền ăn và tiền điện với thày mẹ, tiết kiệm hơn 2 năm rồi mà còn chưa mua được chiếc xe máy Trung Quốc đây, làm sao mà dám cho anh vay?

 

Nghe câu trả lời của em gái, lòng Tèo bỗng thương cảm bùi ngùi và ân hận đã hỏi đùa em gái, dẫu là lòng mình chân thật trong tình thương mến. Tèo hỏi han em Tèo một vài điều cho giãn đi cảm giác ân hận, xong rồi Tèo đi vào nhà. Vừa ngồi xuống ghế uống nước trà và để hầu chuyện với Thày Tèo, bỗng nghe tiếng đằng hắng hách dịch  “È hèe…” ở ngoài sân. Mẹ Tèo ở trong bếp chạy ra vội vã chào to như để thông báo cho cả nhà và Tèo biết có sự hiện diện của ông “khách lạ không mời cũnng đến”:

 

-         Chào ông công an Hòe, mời ông vào trong nhà uống nước.

 

Nói rồi mẹ Tèo dẫn ông Hòe vào nhà.  Sau vài câu giới thiệu và chào hỏi xã giao, ông Hòe con cà con kê nói hết chuyện gà qua chuyện vịt, như để kéo dài thời gian đủ để hút liên tục tới 3 – 4 điếu thuốc lá Winfield mà Tèo mua ở bên Úc để trên bàn. Bất thình lình, ông hắng giọng “e hèm” một cái như ông đã làm lúc nãy khi mới bước vào sân, nhưng không phải là để  thông cổ họng như người ta thường làm một cách tự nhiên trước khi đọc diễn văn, mà cố tình nhấn mạnh sự hiện diện quan trọng của ông cũng như chính sách nhà nước,  ông trịnh trọng nói:

 

-               Cháu về lát nữa phải qua tổ dân phố và Công An khu vực đăng ký tạm trú nhá!

 

Lâu lắm rồi Tèo mới bị nghe lại  câu nói  “đăng ký tạm trú” và nhận thức được rằng mình phải làm cái thủ tục “văn minh dân chủ” dù ở ngay chính trên quê hương đất nưóc của mình mà mình “làm chủ”, cái thủ tục văn minh dân chủ kiểu Việt Nam mà Tèo đã được phép thoải mái  lãng quên nơi nưóc Úc tư bản lạc hậu bóc lột. Biết thế, nhưng Tèo vẫn  thấy bực mình vì Tèo là con thứ 3 của gia đình, Tèo sinh ra và lớn lên ở đây, chỉ đi “du học” rồi trở về thăm nhà, thăm quê hương, thăm tổ quốc, mà lại phải đăng ký thường trú. Nhưng rồi những kinh nghiệm sống trên đất nưóc Việtnam nhắc Tèo trấn tĩnh lại, Tèo từ tốn nói:

 

-               Dạ, cháu sinh ở đây mà bác? Cháu vẫn là công dân nưóc CHXHCNVN đấy chứ!”

 

Ông Hòe thản nhiên rút thêm một điếu thuốc nữa từ bao thuốc lá Úc của Tèo để trên mặt bàn, trân trọng gắn lên đôi môi thâm thì, châm lửa rít một hơi, phả ra đầy khói rồi  cố tỏ vẻ thông thuộc chính sách của đảng, giảng giải  :

 

-               Ôi giời ơi, chúng Tôi ai mà chẳng biết rằng cháu sinh ra và lớn lên ở đây nhưng hộ khẩu của cháu đã chuyển ra Hà Nội khi cháu đi học Đại Học rồi.

 

Tèo chụp ngay lấy cơ hội này để kể cho ông Hòe nghe rằng ở bên Úc người dân không phải đăng ký thường trú, họ sống tự do, thật sự làm chủ xã hội như thế nào. Nhưng Ông Hòe lên giọng cao hơn ra vẻ trịnh trọng hơn một chút và nói vội như muốn át tiếng Tèo, và hình như để cố gằng tránh khỏi bị Tèo “tuyên truyền ngược” mất lập trường, mặt ông đanh lại, và ánh mắt tỏ ra lạnh lùng ngay như hai viên đạn AK 47 đang chuẩn bị lên nòng súng:

 

-               Anh cứ làm như chúng Tôi không biết ấy! Theo như tin tức của an ninh ngoại tuyến báo về là các anh ở bên đó còn bị quản lý chặt hơn ở bên này, tư bản họ qủan lý các anh bằng máy vi tinh cơ đấy!

 

Tèo chán ngán thầm nhủ có giải thích cho ông công an xóm này thế nào đi chăng nữa thì cũng như nưóc đổ lá khoai mà thôi. Hơn nữa ông ấy cũng chỉ làm theo chính sách của đảng, cho nên Tèo không buồn lý giải hay phân tích gì nữa. Tèo đứng dậy vào buồng lấy tấm thẻ chứng minh nhân dân đưa cho ông Hoè.  Ông lật qua lật lại ra vẻ như một chuyên viên khảo cổ học xem chứng minh thư củ Tèo có phải là đồ gỉa hay không, rồi rút bút chăm chú ghi chép một cách rất trịnh trọng vào sổ tay đen đủi và quăn mép. Xong xuôi đâu đó ông quay lên nhìn lướt qua Thày Mẹ Tèo đang nín thở lắng nghe sự trao đổi nhanh giữa Tèo và ông Hòe. Ánh mắt ông dừng lại ở Tèo và nói cố gắng ra vẻ thân tình:

 

-               Không sao ngưòi nhà cả ấy mà, tôi về sẽ làm thủ tục đăng ký tạm trú cho anh. Không phải lo gì nữa đâu! – Nói rồi ông rút một điếu thuốc nữa giắt lên mang tai rồi cất tiếng chào ra về.

 

Không để ông cất đến bưóc thứ nhất, Bố của Tèo đã lướt đến bên bàn bình thản một cách lịch lãm như một nhà ngoại giao chuyên nghiệp nhẹ nhàng cầm gọn gói thuốc lá Úc thả gọn vào túi áo của ông Hoè, nói rất khẽ:

 

-         Ấy cái này là biếu bác đấy mà!

 

Ông Hoè lờ đi coi như không có việc gì xảy ra, nhưng nét mặt đã tươi hơn rồi rảo bưóc ra khỏi cửa.

 

Qua “cơn giông nhỏ” này, Tèo xin phép Thày Mẹ đi thăm bà con chú bác trong xóm mỗi người một chút cho đúng lễ nghĩa. Nói là một chút chứ thật ra đến nhà ai cũng được níu kéo và bị nghe những lời than thở. Người thì than là giá xi măng và sắt thép lên giá, tiền học của con cái cao quá. Người thì than là mấy ông chủ tịch, bí thư  xã có mấy đám đất, có mấy căn nhà rồi chép miệng chấp nhận “ Thì họ làm quan cho nên họ phải có bổng có lộc thôi” cứ như họ là các quan triều của thời đại phong kiến của thế kỷ 19 ấy. Người thì kể là con gái của bà nọ lên Hà Nội “học nghề” và được một gia đình giàu có giao cho quản lý cả một phân xưởng bây giờ giàu có lắm mang tiền về xây nhà xây cửa. Người thì nói con trai của ông phó bí thư  ăn chơi có  tiếng “tự dưng” không bệnh tật gì người cứ lả ra mấy tháng, các thày thuốc thày bói đều chịu bó tay, rồi lăn đùng ra chết. Họ kể cho Tèo nghe một hồi rồi có người chép miệng nói :

 

-         Nếu còn bác Hồ thì cuộc sống đâu có đến thế!

 

Khéo chút nữa thì Tèo đã bật cười thành tiếng vì nếu bác Hồ mà còn sống thì giờ này năm nay Bác cũng đã bị lão hóa lú lẫn mất rồi, như vậy nhân dân lại còn khổ hơn là phải cắt cử những bác sỹ tài ba ra mà chăm sóc cho Bác. Tèo tự dưng thấy thương cho những con người hàng xóm chất phác, vô tư thấp cổ bé họng trong cái cơ chế thấm nhuần tư tưởng XHCN này.

 

Ngày hôm sau Tèo ghé xuống Hà Nội để thăm gia đình bố mẹ của đám bạn du học, và cũng để đưa thư của mấy thằng bạn cùng chia phòng với Tèo ở Úc cho gia đình họ. Đến nơi, nhìn nhà cửa cơ ngơi, trang trí nội thất của họ, Tèo đã phải bàng hoàng bật ngửa và phải thốt lên trong miệng “Ối “giời” ơi, sao họ giầu đến thế!” Sự giầu có của họ nó tương phản không chỉ rõ ràng mà khắc nghiệt và qúa xa so với hình ảnh lam chật vật của đại đa số ngưòi dân chung quanh!

 

Có lẽ chính vì họ tự nhận ra đưọc cái khoảng cách giầu nghèo kinh khủng này mà khi Tèo tới nhà nào cũng vậy, bố mẹ của mấy thằng bạn Tèo cũng đều phân trần một điệp khúc: 

 

-         Hai bác làm công chức, việc chính phủ, tiền đâu mà mua mấy thứ này. Con bác ờ bên Úc nó gửi về biếu đấy chứ.

 

Như vậy rõ là họ coi thường trí hiểu biết của Tèo. Tèo cố nén tiếng thở dài chán ngán trong buồn bực.  

 

Chiều đến, Tèo về nhà rồi chạy ghé thăm mấy thằng bạn cũ ngày xưa cùng học, có thằng thì lấy vợ, có thằng thì còn tôn thờ mãi chủ nghĩa độc thân. Tèo đi một vòng quanh làng. Vẫn con đường đó, vẫn bụi tre đó, vẫn những mái nhà tranh bao che những con ngưòi lam nhẫn nhịn chịu đựng với sức thay đổi của cuộc đời. Nhưng Tèo thấy có một vài cái đổi khác rất nhanh rõ nét, đó là ngôi nhà UBNDX (Uỷ Ban Nhân Dân Xã) bây giờ xây rất to, to quá khổ so với đời sống chật hẹp nhỏ bé của ngưòi dân trong xã.  Ngôi trường tiểu học ngày xưa, lụp sụp nhếch nhác với những tường vôi loang nổ khẩu hiệu hô hào xây dựng xã hội chủ nghĩa và chính trị rỗng tuếch như những cái bao tử của chúng bạnTèo và cũng như những bộ óc của thầy cô, nay đã được xây dựng lại thành hai tầng và có hàng khẩu hiệu “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn  thay cho chữ “Đời Đời Nhớ Ơn Đảng” ngày xưa, nằm ở chính giữa nơi cao nhất của trường.  Nhưng qua những sinh hoạt và cung cách ứng xử “giáo dục” thì thà để hàng chữ cũ  “Đời Đời Nhớ Ơn Đảng” nó mới đủ ý nghĩa của mái trường và xã hội, và ít gian dối trơ trẽn hơn, đỡ tội tình cho chữ nghĩa hơn. Tèo lặng ngắm cái biển chữ cao đẹp ấy mà thấy có cái gi lờ lợ nơi cổ họng.. rồi buồn bã quay về!

 

Tèo vừa về tới nhà thì thằng Hòa đi xe máy tới và kêu to:

 

-         Tèo ơi, có nhà không ?

 

Tèo vui mừng chạy ra chào thằng bạn cũ ngồi cùng bàn học ngày trước rồi kéo nó vào nhà. Ngồi tâm sự với nhau một hồi, nó bỗng nói với vẻ tinh nghịch:

 

-         Con bồ mày nó bỏ mày đi lấy chồng rồi. Chồng nó làm bí thư chi Đoàn Thanh Niên Xã, mày có biết nó là thằng nào không? 

 

Không đợi Tèo trả lời, nó nói luôn:

 

-               Là thăng Kiên “cắm” đó. Bố nó giới thiệu nó vào đảng rồi nghe đâu sang năm đi học Đại Học Tại Chức gì đó. Mày có nghe người ta nói là “Rốt như chuyên tu, ngu như tại chức” không?

 

Tèo gật đầu rồi nhớ ra cái thằng Kiên ở xóm Thượng ngày xưa lười học chuyên môn mua thuốc lá và ăn quà ký sổ của bà Hòe (vợ ông công an xóm vừa rồì). Thằng Hòa cẩm cái bật lửa lên coi rồi lại nói tiếp:

 

-               Bữa mẹ nó đến nhà tao mời ông bà già đi ăn đám cưới nói là “ Có bằng không bằng có đảng” rồi cười có vẻ đắc ý lắm.

 

Thằng Hòa đi vòng sang bên ghế chỗ Tèo ngồi và rỉ vào tai Tèo giọng vừa an ủi vừa tự đắc:

 

-               Cái xã hội này nó thế đó Tèo ơ! Thôi cái Hiền nó bỏ mày thì tối nay đi “xả xui” với tao, chỗ này “ngon” lắm.

 

Tèo không trả lời thẳng mà mời nó ở lại ăn cơm, dĩ nhiên Hòa nhận lời ngay vì mục đích “an ủi” bạn. Sau khi cơm cháo xong Tèo vào buồng thay quần áo và đi xem cái gọi là xả xui xem nó làm sao?  Anh trai của Tèo vội theo Tèo vào buồng và dặn “to nhỏ bệnh Sida” theo kiểu anh em trai. Tèo vội trấn an anh:

 

-         Em ở bên Úc có đọc nhiều về vấn đề này…không lo!

 

Xe máy chạy vòng vòng qua trường học, qua xóm Thượng, và dừng lại ỡ một căn nhà hai tầng có ánh điện hồng hồng đối diện bên kia UBNDX. Một vài cô cậu thanh niên đang dập dìu ở ngoài cổng.  Thấy Tèo và Hòa, một thanh niên vội chạy ra dắt xe cho thằng Hoà và nhanh nhảu nói:

 

-               Mời hai anh lên trên nhà, bữa nay có “hàng” mới ngon lắm đó! 

 

Tèo theo thằng Hòa đi vào và nhìn thấy một hàng chữ to “Karaoke Thanh Nien” bên dưới có hàng chữ nhỏ “ Vui Tươi - Lành Mạnh - Hạnh Phúc”  nghiêm nghị trong khung đèn neon, làm Tèo chợt nhớ tới  hàng chữ “Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc” đưọc in ngay trên đầu mọi đơn từ xin học, đám cưới, ly dị, kiện cáo, điếu văn v.v  đều có, và mọi nơi từ trung ương tới địa phương đều phải dùng. Người thanh niên nọ nói chuyện với thằng Hoà cái gì đó và một lúc sau có hai cô gái mang hai khay nước với mấy lon Cocacola, mấy gói kẹo lạc và mấy gói hạt dưa tới. Họ ngồi sát vào Tèo và rất sành điệu bật nút mở mấy lon Cokes mời  Tèo và Hòa uống.

                                                                                         

Mùi nưóc hoa ngai ngái đưa lên mũi Tèo cộng với cái dáng dấp xuồng xã quê kệch chất phác của cô gái trong bộ quần áo thiếu vải kiểu phương tây, tạo nên một hình ảnh trái ngưọc đau khổ lạ lùng. Có lẽ chính điều này đã làm Tèo ngưọng ngùng ái ngại hơn là vì xa đất nước mấy năm dù sống ở xứ phương Tây nhưng với cái cảnh trơ trẽn trên đất nưóc mình cũng không đến nỗi khiến Tèo lúng túng vụng về như thằng ngố- Tèo không thể tự nhiên “chuyện trò tay chân” với cô gái không chỉ vì có cả thằng bạn Tèo ở bên, mà lại chung một phòng nữa. Cộng thêm vào đó, có lẽ, vì Tèo có một chút kiến thức y khoa và nhớ lại câu chuyện buổi chiều làm Tèo sợ cái bệnh Si Đà “tự dưng chết” thì đúng hơn. Tèo mời cô gái đi ra ngoài vườn ngồi xuống hai cái ghế dưới gốc cau nói chuyện cho hết thời gian đợi bạn.

 

Trong ánh đèn mờ mờ ma quái giả tạo khiêu gợi rẻ tiền, bỗng dưng lại hiện ra một cảnh tâm tình cởi mở giữa Tèo, một sinh viên Việt Kiều chuyện trò “tâm sự” với một cô gái Việt Nam đầy “bản sắc”, dù phấn son đậm đà và cử chỉ gìa dặn nghề nghiệp của cô cũng chưa thể làm mất đi hết nét con gái thôn quê chất phác. Qua buổi “tâm sự” này, Tèo mới biết cô gái này còn trẻ lắm, mới 19 tuổi (hy vọng cô tâm sự  thật) thua em Tèo đến 3 tuổi, quê  cô ở tận Hưng Yên. Học hết lớp 7 rồi, không công ăn việc làm được người môi giới ra đây làm “lễ tân”.  Tèo nghĩ đến em gái, nếu như gia đình không có tí vốn, không đưọc trợ giúp, dù ít ỏi của Tèo, thì cô em gái ngoan hiền của Tèo cũng đang lâm vào cảnh giúp xã hội "thanh niên vui tươi, lành mạnh" ở đây, hay ở thành phố nào đó không hay? Nó không đành lòng nghĩ tiếp.. Tèo cố gắng pha trò và ngồi kể cho cô gái xa lạ nghe về cuốc sống ở Úc.. Tèo kể say sưa với cô gái như muốn trút hết những gì hắn đã dành dụm trong đầu để nói với Hiền. Tèo chợt thấy thân hơn với cô gái, nó nghĩ đến đôi bồ câu trên tấm khăn..Đôi bồ câu đã bay mất, giờ chỉ còn lại hai con bưóm đêm chợp chờn!

 

Bỗng trong cái nhà tròi ở góc vườn có ánh đèn pin tia qua tia lại rồi tiếng người đàn bà vừa khóc vừa la:

 

-               Ối giời ơi là giời, thế này có khổ tôi không là giời. Mày nói mày đi ra uỷ ban nhân dân xã để trực đêm mà mày lại đi trực ở đây hả giời?

 

Một vài người nhớn nhác ngó về phía tiếng khóc của người đàn bà. Một vài giây sau có một người đàn ông trạc 50 tuổi hớt hải đi về phía cổng vừa đi vừa mặc vội chiếc áo khoác. Đi sau là một người đàn bà không rõ tuổi tác vì tóc bà xõa che gần kín gương mặt vừa đi vưà chửi lẩm bẩm và khóc. Khi đi gần tới chỗ Tèo, người đàn ông vội quát khẽ người đàn bà những cũng đủ làm cho Tèo và cô “bạn gái” nọ nghe được:

 

-               Bà có im đi không! Mình là cán bộ đảng viên, thiên hạ nó mà biết là chết!

 

Người đàn bà im đi một chút, nhưng rồi hình như bà không còn sợ nữa, bà lại gào lên:

 

-               Mày bảo tao im là im làm sao? Tao đã theo dõi mày cả tháng nay rồi.  Mày để 5 mẹ con tao ở nhà mày đi với mấy con đĩ kia thì tao chịu làm sao?  Bữa nay tao phải vạch mặt mày ra! Cái mặt đảng viên của mày là cái mặt lạ, là là… cái mặt “phụ khoa”!

 

Người đàn ông vội gọi một cái “xe ôm” rồi ra lệnh cho nó chạy vụt đi.  Người đàn bà đuổi theo chu chéo vài câu rồi ngồi lên một chiếc xe Dreams II do một “bà bạn” đã đợi sẵn đuổi theo chiếc xe chở  ông chồng đảng viên. Mọi việc đâu lại vào đấy, mọi người và vật ở đây lại lắng xuống như những cặn bã trong chậu nước gạo cuối ngày - dường như ai cũng “bận rộn” với việc “lành mạnh” và coi chuyện vừa rồi là một màn phụ họa cho sân khấu về đêm thêm phần hấp dẫn.

 

 

Chừng một tiếng sau thằng Hoà dáng điệu thỏa mãn vui vẻ đi ra nhìn quanh quẩn đề tìm Tèo.  Tèo chào cô gái và đứng lên đi lại phía Hoà và cùng nhau quay vào nơi bàn tiếp tân. Lúc này Tèo mới có cơ hội đưa mắt nhìn một lượt cái phòng nhỏ đưọc sơn màu xanh nhạt, một bộ ghế dài, một cái bàn cafê, một bộ ấm tách một cái phích nước và  một cái tủ gương bên trên có một tấm ảnh Bác Hồ với gương mặt phưong phi đang mỉm cưòi thỏa mãn, ngay đó là một bình hoa cúc bằng nhựa lâu ngày đã cũ. Bên góc kia là một cái máy hát CD đang lạc điệu vọng ra những bản nhạc “vàng”. Bức tường đằng sau bộ ghế dài có dán một bức hình người mẫu áo tắm Judy Simpson của Úc mặc cái quần lót nhỏ tí síu mời gọi quì trên bãi cát một tay cầm những tờ tiền polymer mệnh giá 100 úc kim đang xòe ra như cái quạt còn tay kia đỡ chiếc áo ngực đang được cởi ra trên bộ ngực đồ sộ và nóng bỏng như những ngọn hỏa diêm sơn. Hai thứ đó, hiển nhiên, có thể thiêu hủy bất cứ thành quách đạo đứng kiên cố nào của con người xứ “siêu việt” nhà Tèo. Tèo đang suy nghĩ không biết sao cái xã nhà Tèo cũng có bức hình kia và hình dung không biết các xã khác có “tiến bộ cởi trói” như thế này không? Thì thấy thằng Hoà móc ví trả tiền, Tèo ngăn lại dành trả theo đúng “lễ nghĩa tiên khách hậu chủ” của một “du học sinh về phép”. Tèo đi theo thằng Hoà ra lấy xe, người thanh niên nọ chạy ra dắt xe giao cho Hòa giọng lịch sự đểu:

 

-         Hàng mới có ngon không anh?

 

Thằng hoà bực mình nói:

 

-               Ôi giời ơi! Đ. mẹ nó! Ngon cái gì mà ngon! Có bầu phá thai 2 ba lần rồi. Nhũ hoa và quầng vú đen thui mà nó cứ nói lem lẻm là con nhà lành không à. Đúng là đồ gái đĩ già mồm…

 

Người thanh niên lễ tân nọ vội phân trần sống sượng:

 

-               Bữa kia con nhỏ đó mới ở quê lên thề thốt là vẫn còn trinh mà.

 

Thằng Hòa ngồi lên xe định vặn chìa khóa nổ máy, nghe người thanh niên nói vậy vội ngóai cổ lại:

 

-               Chắc nó thề với mày là “ Em vẫn còn trinh! Nếu em nói điêu thì hai đứa con em ở nhà sẽ chết tươi ngay!”  phải không?

 

Thằng Hoà vừa nói vừa cho xe chạy, tiếng máy xe ròn tan pha lẫn với tiếng cưòi khoái trá trịch thượng ra vẻ sành điệu của Hòa.

 

Tèo đi từ ngỡ ngàng này qua ngỡ ngàng khác, cái thằng Hoà bạn nó ngày xưa hiền như vậy suốt ngày bị bọn con gái chòng ghẹo mà giờ mồm mép như tép nhẩy và lại còn “trác táng” nữa. Chiếc xe máy vọt mạnh quét ánh đèn sang UBNDX, lao vụt về đằng trước và để lại bóng đen đang dày đặc nhớp nháp đổ xuống những con đường đất được xây dựng từ thời văn hóa phong kiến trên làng xã của Tèo. Tèo thấy dòng chữ “Karaoke Thanh Nien – Vui Tươi – Lành Mạnh - Hạnh Phúc” đang nhảy múa trong đầu mà không hiểu nó bắt nguồn từ đâu – nhưng chắc chắn là đang thịnh hành từ trung ương tới địa phương! Cả nuớc “vui tươi lành mạnh” qua những món “hàng” bằng xương bằng thịt!

 

*****

Tèo quay trở lại Úc để tiếp tục ngành học của Tèo. Ngày ngày Tèo vẫn ở chung với mấy thằng “bạn” du học kia và vẫn đi ké xe “chiến” của chúng tới trường, vẫn dùng ADSL Internet miễn phí vẫn ăn nhiều bữa ăn ngon do tiền của bố mẹ chúng gửi qua. Và thỉnh thoảng giúp chúng làm những bài toán khó. Tèo rất bận học vì đây là năm thứ 4, nhưng Tèo vẫn dành một thói quen 30 phút đọc báo điện tử ở quê nhà – có lẽ là trong Tèo vẫn còn nặng tấm lòng vị cố hương hơn là ham muốn những mẩu “tin tức mình” được cơ quan nhà nưóc sáng tạo và biến chế. Tèo đã tập được cái thói quen đọc báo “tây” rồi phân tích và so sánh, cho nên Tèo thường tự hỏi tại sao bóng đen nhớp nháp kia đổ xuống thôn xóm của Tèo? Tại sao người dân làm việc chăm chỉ vậy mà vẫn nghèo? Trong khi báo chí vẫn đăng tải những thành công của xã hội, những đẹp đẽ của đổi mới mà nếu tổng cộng lại một cách khoa học thì nhân dân Việt Nam nhất định hạnh phúc vui tươi hơn cả nưóc Úc! 

Bữa nay Tèo bật vi tính đọc báo và đập ngay vào mắt Tèo các tựa bài nóng bỏng hơn cả  bộ ngực cô người mẫu Judy Simpson kia.  “Thứ Trưỏng Mai Văn Dâu Đã Tạm Nghỉ Việc” (www.vnn.vn 08:28' 02/10/2004 (GMT+7)) “Con Trai Thứ Trưởng Mai Văn Dâu Đã Bị Bắt” (www.vnn.vn 15:21' 30/09/2004 (GMT+7)), “Đường dây của Vụ phó Vụ XNK đã kiếm 1 triệu USD?”(www.vnn.vn 13:00' 16/09/2004 (GMT+7)), ” Mai Thanh Hải Và Phi Vu “Quota” 100000 $USA”.  Chuyện thứ trưởng nghỉ việc thì có liên hệ gì tới Tèo? Già rồi thì nghỉ việc có gì đâu? Con ông ấy bị bắt thì có ảnh hưởng tiền học bổng của mình đâu? Đúng thế, nó có thể không liên quan, ảnh hưởng gì tới Tèo! Tèo định tắt máy rồi đi đọc sách, nhưng lương tâm Tèo bỗng chất vấn Tèo sao hèn thế? Không kể cho mọi người nghe những gì mình đang nghĩ. Đúng vậy! Ở đây nó có liên quan đến mỗi một con người Việt chúng ta và liên quan đến vận mệnh thịnh vượng chung của quốc gia Việtnam. Chúng ta đi học là do tiền của của dân đóng thuế, chúng ta có quyền cất tiếng nói mà.

Đọc câu trả lời của bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển  Bình thường thì Tôi chỉ tham gia những vấn đề liên quan đến chính sách, còn thực hiện cụ thể như thế nào là anh Dâu lo là chủ yếu. Tạm thời là như vậy. Thực ra thì ông ấy cũng đã muốn nghỉ từ lâu rồi nhưng chưa có người nào thay thế trong lĩnh vực này nên vẫn phải làm tiếp.” Tèo nhớ ngay đến lối “lập luận” phân trần từ bố mẹ của mấy thằng “bạn”, nhớ ngay đến câu chửi tục của thằng Hoà khi ở nhà thổ “Karaoke Thanh Nien”, và làm cho Tèo bỗng nhiên nhận thấy rằng họ có kiểu trả lời mang tích cách khinh thường sự thông minh của người đọc, người nghe, và dĩ nhiên là của chính bản thân họ. Chẳng lẽ cả nước Việt Nam không kiếm đâu ra một người có sự hiểu biết, kinh nghiệm   khả năng làm trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu để thay thế Mai Văn Dâu hay sao? Chẳng lẽ ban lãnh đạo đảng không còn người nào xứng đáng để bổ nhiệm thay thế Mai Văn Dâu hay là các ông cũng được chia phần trong đó và giữ Mai Văn Dâu ở lại - nếu có lộ ra thì Mai Van Dau làm vật tế thần? Con trai của Mai Van Dau cũng học rốt đi “cắm” quán và được bố giới thiệu vào đảng, đi học đại học tại chức chẳng khác gì thằng Kiên “cắm” bạn học của Tèo rồi leo lên làm lãnh đạo. Tèo buột miệng hỏi bản thân:

-               Chẳng lẽ mình và những thằng đi du học thực sự ở bên này về lại bị những thằng như “Kiên Cắm, Hải Cắm” lãnh đạo sao??

Hãy đọc tiếp Trương Đình Luyện trả lời báo VNN: “Sau những vụ việc này, bản thân anh Dâu sẽ phải tự xem xét mình có sai sót gì trong chỉ đạo điều hành hay không, kiểm điểm nghiêm túc các khâu công việc của mình.” Chẳng có thằng ăn cắp nào mà có khả năng tự xem xét mình tất cả - nếu nó có thể làm được việc đó thì nó đã không thành kẻ ăn cắp - chỉ có luật pháp! Còn ông làm một bộ trưởng mà ông chỉ biết tham gia vấn đề liên quan đến chính sách thôi ư? Tất cả các chính sách, kế hoạch của ông viết ra, đề ra, sau một thời gian thực thi thì ông cũng biết là phải đánh giá cái chính sách, cái kế hoạch đó.  Vậy để Tèo chỉ cho ông nhé - Viết ra một chính sách, một kế hoạch trong hầu như mọi ngành, khâu rất quan trong gần cuối là phải evaluate (đánh giá) nó sau đó mới đến khâu duy trì (maintenance) và phát triển thêm (Further Development). Tèo nghĩ sinh viên năm thứ 2 trong đại học cũng đã biết việc đó không cần người có kinh nghiệm làm bộ trưởng như ông?? Và yêu cầu ông đừng có coi thường sự thông minh của đọc giả. Từ trong tiềm thức của Tèo, Tèo thấy thương thày mẹ Tèo làm việc trên mấy sào ruộng để đóng thuế, nuôi chúng Tèo lớn khôn. Tèo thấy cảm thông cho ông công an già chỉ biết đến thế, và bỗng thấy đôi mắt của cô em gái Tèo thâm quầng hơn nữa vì phải thức đêm làm may cho đủ “quô ta” xuất khẩu và Tèo mường tượng tới hàng triệu người như em Tèo trên đất Việt phải nai lưng ra làm để rồi tiền chạy vào túi những vị cán bộ “chuyên tu, tại chức” cấp cao kia.  Nếu qúi vị không có khả năng làm việc xin quí vị đừng đứng ở vị trí đó – quí vị và con cái quí vị, hiển nhiên, là những con mọt đục khoét mồ hôi xương máu của đồng bào. Con của quí vị du họ tự túc và ăn chơi bằng tiền cướp của dân. Các cán bộ điều tra an ninh ngoại tuyến có bao giờ điều tra con của các ông ấy lấy tiền ở đâu đi du học không? Hành động của các con mọt này kéo chậm sự hưng thịch của quốc gia. Đó chính là câu trả lời cho những câu hỏi của Tèo bấy lâu.

Tèo nhớ đến câu chửi bực dọc của bạn với cô gái làng chơi. Thấy thương cô gái nhiều hơn.. Ở một xã hội mà báo chí, nhà văn, thầy giáo, nhà nước, lãnh đạo v.v nói dối không biết ngượng, thì đòi hỏi một cô gái bán thân, nạn nhân, sản phẩm của cái xã hội ấy thành thật sòng phẳng làm sao được?   

Nghĩ đến cái bảng to lớn với hàng chữ “Tiên Học Lể Hậu Học Văn” đã thay thế cho hàng chữ “Đời Đời NHớ Ơn Đảng”.. Tèo không còn thấy lợm nơi cỗ họng mà nó ứa nưóc mắt! Đất nưóc nó bất hạnh vì được cai trị bởi những loại “gái đĩ gìa mồm” và đảng viên có bằng “chuyên tu tại chức”.

Đây là câu chuyện Tèo muốn kể cho các bạn ngày hôm nay - một câu chuyện có thật đang xẩy ra trên đất nước mình.

Nguyễn Mỹ Kim