Lời giới thiệu Thi Tập "Quê Hương&T́nh Yêu" của Giáo sư Tiến sĩ Khải Chính Phạm Kim Thư

 

 

Thi Phẩm Thơ "Quê Hương- T́nh Yêu" Của Nhà Thơ Triệu Quyết Thắng

Khải Chính Phạm Kim Thư

 

Vào giữa năm 1996, tôi được người bạn ở bên Đức, nhân sĩ Trần Quang Túc, một chính trị gia lăo thành trước khi qua đời đă giới thiệu cho tôi người bạn trẻ tên là Triệu Quyết Thắng. Anh Thắng hiện làm chủ nhiệm nguyệt san Đi Tới tại Salzgitter- Bad, Đức quốc.

Bác Túc có gửi bài của tôi cho Đi Tới và nhờ tôi giúp cho tờ báo này về ư kiến cũng như bài vở. Số báo đầu tiên tôi nhận được là số 14.07.1996. Nhờ mối duyên văn nghệ mà tôi được quen người bạn trẻ tài hoa và có chí này. Chúng tôi chỉ liên lạc với nhau qua thư từ, bài vở, báo chí mà chưa có một lần gặp gỡ.

 

I. Tác Giả:

Triệu Quyết Thắng quê ở Hà Nội, sinh năm 1952. Giống như bao bạn trẻ sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản, anh đă bị bó buộc tham gia quân đội Cộng Sản miền Bắc. Chính v́ hiểu rơ thủ đoạn của chế độ Cộng Sản nên sau khi được giải ngũ, anh đă không hoạt động ủng hộ chế độ và t́m cách đi t́m tự do. Năm 1990, anh đă để vợ và hai con ở lại quê nhà và sang Đức xin tị nạn chính trị tại đây.

Ngay từ khi đến nước Đức, anh đă gia nhập đội ngũ báo chí của người Việt tự do và đồng thời làm thơ để phơi bày những tội ác, thói xấu của Hồ Chí Minh và bè lũ mà chính anh đă mắt thấy tai nghe. Anh cũng vạch rơ thủ đoạn bán nước cầu vinh của bọn phản ṇi Cộng Sản. Những điều anh và các bạn viết ra là do chính kinh nghiệm bằng máu và nước mắt trong khi trực tiếp đối diện với kẻ thù của dân tộc mà có.

Trong những năm qua, ngoài các sinh hoạt về báo chí và thơ văn, anh và các bạn đă từng tham gia các cuộc biểu t́nh đ̣i tự do dân chủ cho dân Việt trước Sứ quán Cộng Sản tại Bonn, thủ đô Cộng Ḥa Liên Bang Đức. Lập trường của anh Thắng là dứt khoát tranh đấu cho tự do dân chủ của đồng bào ta tại quê nhà.

 

II. Vài Nét Về Nguyệt San Đi Tới:

Anh Triệu quyết Thắng và các bạn anh đă cố gắng tuyệt mức để xuất bản tờ nguyệt san mang tên Đi Tới với mục đích dùng tờ báo này làm vũ khí ngôn luận để đấu tranh với Cộng Sản.

- H́nh Thức: Báo Đi Tới có khổ 21cm X 29.5cm, b́a màu vàng, dày 28 trang và không có quảng cáo thương mại. Báo Đi Tới không bán mà chỉ để tặng cho những mạnh thường quân và thân bằng có gửi tiền và bài yểm trợ. Tiền ấn loát và phát hành chính yếu là do nhóm chủ trương tự nguyện bỏ ra. Tính đến tháng 12 năm 1996, đă có tất cả 19 số báo đến tay bạn đọc. Với t́nh trạng khó khăn về tài chính, không biết rồi đây liệu tờ báo có thể tồn tại bao lâu? Nhưng dù sao đây cũng là sự cố gắng phi thường rất đáng kính phục!

 

- Nhóm Chủ Trương Nguyệt San Đi Tới: Chủ Nhiệm: Triệu Quyết Thắng; Chủ bút Đỗ thị Thành; các Biên tập viên: Nguyễn thanh Hải; Đỗ ngọc Dũng; Đường minh Chương; Vũ văn Thâm; Đoàn Chín; Đỗ ngọc Anh; Phạm Trung Nhân; Nguyễn trường Thanh; Phan văn Tùng; Hoàng anh Hùng và các Cộng tác viên...

 

- Chủ Trương Của Báo Đi Tới: Đi Tới là cơ quan ngôn luận của người Việt tị nạn Cộng Sản ở Đức quốc, chủ trương tranh đấu cho Dân Chủ và Đa Đảng ở Việt Nam ngơ hầu mang lại Hạnh Phúc Thực Sự cho toàn dân Việt. Nhóm chủ trương báo Đi tới đă có Tuyên Ngôn Đấu Tranh với bọn Cộng Sản Việt Nam. Tập thể nhóm chủ trương đă khẳng định Đảng Cộng Sản Việt Nam Là Kẻ Thù Của Nhóm và Của Dân tộc Việt Nam, và đă tố cáo trước công luận rằng Cộng Sản Việt Nam Lừa Dối dân Tộc và Lệ Thuộc Ngoại Bang Để Mong Tồn Tại (Đi Tới, số 18, tháng 11 năm 1996).

 

III. Nét Chính Của Thi Phẩm "Thơ Quê Hương- T́nh Yêu"

 

Tập thơ gồm 124 bài, như lời tác giả đă nói trong "Đôi Điều Cùng Bạn Đọc", chứa đựng những thao thức về ước mơ, kỷ niệm, khát vọng và đấu tranh. Tất cả đều nhằm mục đích đóng góp vào việc tranh đấu cho tự do dân chủ của quê hương và cho hạnh phúc của toàn dân Việt.

Chính v́ mục đích cao cả đó mà Triệu Quyết Thắng đă trải tiếng ḷng trên 124 bài thơ một cách rất giản dị, phóng khoáng, lăng mạn và đầy âm điệu về đủ mọi đề tài. Chính v́ tính chất phóng khoáng tự do này nên trừ một số bài ở thể lục bát và song thất lục bát, phần nhiều những bài thơ của thi tập "Thơ Quê Hương- T́nh Yêu" được làm theo lối thơ Cổ Phong (thể tự do Đường luật), tức là những bài thơ gồm những câu 7 chữ hay 5 chữ, dài ngắn thế nào cũng được, không cần niêm luật hay đối ǵ cả, chỉ cần ư tưởng, âm điệu và vần mà thôi. Lối thơ Lục Bát, Song Thất Lục Bát, Cổ Phong này rất thích hợp cho một tâm hồn phóng khoáng và khao khát tự do dân chủ như anh Thắng để bày tỏ tâm tư một cách thoải mái, không phải g̣ bó trong niêm luật và đối của thơ Đường.

Anh Thắng thật nhạy cảm và có tâm hồn thơ thật lai láng. Bất cứ một sự việc ǵ cũng có thể làm hồn thơ của anh bừng dậy một cách dễ dàng.

Thơ của anh có thể được xếp vào loại Kư Sự Thơ; Hồi Kư thơ, hay Nhật Kư Thơ đều đúng cả. Những việc xảy ra hàng ngày đều đưọc anh đưa vào thơ một cách tài t́nh và tự nhiên. Thí dụ: như bài Bắt Cua; Sửa Máy Cà Phê; Nếu Về; Cấm Vận Hủy, v.v... ngoài ra thơ anh c̣n mang tính Ngẫu Cảm nữa. Những bài thơ thuộc loại đấu tranh, đả kích và châm biếm của anh thật là đặc sắc:

 

Hăy lắng nghe nhà thơ tả bộ mặt thật của Cộng Sản:

Những người theo "đạo Mác",

Chặn ḍng đời để ngoi. (Dă Tràng Thế Kỷ)

 

Ḥa b́nh rồi, Đảng lộ mặt gian,

Tàn ác, lừa dối với gian tham. (Lời Điếu Trước Thi Nhân)

 

Mặt nạ rụng đi hiện rơ đời,

Người th́ vô t́nh theo lừa dối,

Kẻ ư thức bịp kiếm miếng xơi. (Xuân Sách Vẽ "Chân Dung")

 

Đảng ta muốn lừa chôn lịch sử

Cái đời lệ thuộc "Bác" đă xây.

................................................

Miền Nam no ấm có tự do

Nhưng "Bác và Đảng kêu thật to:

"Giải phóng miền Nam diệt Mỹ-Ngụy",

Tự hủy đất nước thành đống tro. (Họa Lại Thơ Tụng "Bác")

 

Và chửi Hồ Chí Minh là Kẻ Phản Ṇi:

Thế mà đến nay kẻ phản ṇi

Được nằm trong lăng được ngắm coi

Nhân dân đóng thuế nuôi xác ướp

Đảng dùng làm vật đánh bóng soi. (Đau Thương và Hy Vọng)

 

Nhà thơ tả sự xảo trá, lừa dối cùng sự bán nước cầu vinh của những tên Cộng Sản chóp bu như sau:

Đuổi Mỹ đi rồi lại tỉ ti

Xin Mỹ trở lại cứu suy vi

Tài nguyên quốc gia mang bán rẻ

Độc tài cai trị muốn ngồi lỳ. (Trúng Phong)

Và cuối cùng thấy những người Cộng Sản c̣n chây lỳ, nhà thơ hô hào:

Những người Cộng sản cần tháo ra

Chiếc ṿng kim cô trên đầu họ

Nếu được sẽ thoát ách yêu tà. (Ngôi Sao Bầu Trời Tư Tưởng)

 

Hay nói với nhân dân trước thực tại của  đất nưóc:

Hăy đứng đậy đi hỡi nhân dân!

Tổ tiên ta từng biết hóa thân,

Đạp kiếp nô lệ để dựng nước,

Lưu ở sử xanh những tháng thần. (Đau Thương và Hy Vọng)

Nhà thơ, ngoài những oán hận đối với chế độ Cộng Sản, c̣n có những niềm riêng thật là tha thiết, khắc khoải và đầy ước vọng:

Hà nội xưa kia tên Thăng Long,

Phố vắng nhà thưa gợi nỗi ḷng.

Hồ Tây quanh năm êm ả sóng,

Hoàn kiếm nên thơ lắm nhớ mong.

......................................................

Ngày nay cảnh cũ vẫn c̣n đây,

Nhưng xem chỉ thấy sự phơ bày,

Tan hoang xơ xác và nhem nhuốc,

Làm khổ ông bà mất công xây. (Hà Nội Xưa Và Nay)

 

Xứ người đă khá đủ rồi,

Nơi ta c̣n vướng giữa thời man hoang.

............................................................

Nay mong ai sống riêng ḿnh,

Hăy dành nỗi nhớ chút t́nh cho quê! (Bài Ca Tháng Năm)

 

Trong thơ Triệu Quyết Thắng có họa, người xưa gọi là Thi Trung Hữu Họa. Không những thế, lời thơ thật đẹp như ca dao, đầy nhạc tính, chân thành, không ước lệ hay ngụy tạo:

Chiều hè ngồi dưới tán cây,

Trời xanh nắng tỏa hây hây gió lùa. (Màu Thời Gian Với Bóng Hè)

 

Tháng Năm cảnh vật ở đây,

Trời xanh thăm thẳm, gợn mây hiền ḥa. (Bài Ca Tháng Năm)

 

Mùa xuân ở đây vắng mai, đào

Thiên nhiên tiều tụy vẻ xanh xao

Cây khô lá rụng lộc chưa nhú

Ảm đạm màu trời mây xám bao. (Xuân Và nhớ)

 

IV. Nhận Xét Chung:

Trên đây là một số câu thơ mà tôi nhớ được khi đọc xong thi tập "Thơ Quê Hương- T́nh Yêu" của Triệu Quyết Thắng. Trong phạm vi bài này, chúng tôi không thể ghi lại hết được những vần thơ rung động, hồn nhiên và đầy âm điệu trong thi tập của anh được. Có một điểm nổi bật nhất là nhà thơ Triệu Quyết Thắng có một sức sáng tác thật mănh liệt. Đây là thi phẩm đầu tay mà nhà thơ của chúng ta đă chứng tỏ rằng anh có một khả năng thật phong phú về âm điệu cũng như cách diễn đạt tư tưởng một các thật tân kỳ và làm cảm động được người đọc.

Mới làm thơ và viết văn ai không gặp khó khăn. Có nhiều người làm thơ và viết văn lâu năm mà vẫn vướng nhiều lỗi lầm. Chính v́ thế mà nhiều bạn trẻ tỏ ra ngại ngùng làm cản trở công việc sáng tác của họ. Ở đây nhà thơ Triệu Quyết Thắng với đầy ḷng tiến thủ, dám làm, dám viết và lại viết nhiều. Thật

đáng được khuyến khích!

Trong khi viết về "Đường Luật và Cổ Phong", tôi có nhắc các bạn trẻ như sau: "các bạn yêu thơ cứ làm thơ một cách tự nhiên trước, miễn sao diễn tả được ư của ḿnh và có âm điệu là đưọc. Có Đường luật th́ lại có Cổ Phong, có Lục Bát th́ cũng có Biến Thể Lục Bát. Rồi dần dần quen đi, ta sẽ đi vào thơ một cách tài t́nh, xuất khẩu thành thơ, tự nhiên đúng luật. Đừng v́ niêm luật hay đối quá mà làm bài thơ gưọng gạo, mất hồn thơ của các bạn đi."

 

Điều quư trọng hơn cả là tính khiêm tốn và chân thành của nhà thơ Triệu Quyết Thắng. Anh đă nói rơ là Chỉ Mới Học Làm Báo và Tập Viết Văn từ năm 1990 khi đặt chân đến Đức quốc. Với những bước đầu như thế mà Triệu Quyết Thắng đă có được những tác phẩm đầu tay: một thi tập, một tập truyện dài, một số truyện ngắn, và một tờ nguyệt san, th́ quả thực anh đă xứng đáng với cái tên Quyết Thắng của anh. Thật đúng với lời người xưa: "Có Chí Th́ Nên". Tôi chắc chắn rằng, với những bước đầu thật đáng khích lệ như chúng ta đă thấy, nhà thơ Triệu Quyết Thắng thể nào cũng trở thành nhà thơ, nhà văn và nhà báo lỗi lạc trong nền văn học của nước nhà. Thật xứng đáng với danh ngôn của người xưa: "Hậu Sinh Khả Úy".

 

Một điều đặc biệt hơn nữa là nhà thơ kiêm nhà báo và nhà văn Triệu Quyết Thắng đă được sinh ra, khôn lớn, và được giáo dục dưới chế độ Cộng Sản mà anh không bị tiêm nhiễm tính xảo trá, nói dối, phản phúc, và gian ác của loài Cộng phỉ. Nhà thơ của chúng ta quả là Bông Sen trong ao bùn Cộng Sản. Anh ắt phải có một bản lĩnh vững vàng và một lương tri mănh liệt của những bậc đàn anh như Nguyễn Chí Thiện. Nếu không bị sống trong xă hội độc tài Cộng Sản, chắc anh đă thành danh trên văn đàn Việt Nam từ lâu rồi.

 

Triệu Quyết Thắng khác hẳn với Nguyễn Hộ, Bùi Tín hay những người Cộng Sản khác. Những người này chống đối những sai lầm của Cộng Sản, nhưng trong họ, người th́ vẫn nhận ḿnh là Cộng Sản, người th́ chống từ từ, và hầu hết không dám chống Bác và chống Đảng. Điều này có nghĩa là họ chỉ muốn Đảng sửa đổi lại mà thôi. Sửa đổi để có đa đảng, để có dân chủ, nhưng Đảng Cộng Sản vẫn c̣n, công an và quân đội Cộng Sản vẫn c̣n. Đây là điều khôi hài và không tưởng giống như bảo hùm beo đừng ăn thịt, bảo tướng cướp bỏ nghề đi tu.

Điểm then chốt mà nhà thơ Triệu Quyết Thắng và các bạn của anh đă xác quyết là coi Đảng Cộng Sản Việt Nam là kẻ thù của chính các anh và dân tộc Việt Nam.

Triệu Quyết Thắng và các bạn anh, trong các bài viết và trong thơ, đă cho ta biết chỉ có mỗi con đường là loại bỏ Cộng Sản ra khỏi mọi sinh hoạt của dân tộc Việt Nam. Chúng phải từ bỏ hết và ngồi chơi xơi nước, chứ không có sửa đổi ǵ cả. Chúng ta không thể cộng tác hay thương lượng ǵ với chúng được nữa. Chúng ta không giết tính mạng những người Cộng Sản, nhưng chúng ta phải loại trừ cơ chế cùng chế độ Cộng Sản. Chỉ có như thế mới có tự do, dân chủ và ḥa b́nh.

 

Tôi rất khâm phục đường lối đấu tranh của Triệu Quyết Thắng và các bạn của anh: dứt khoát rơ ràng coi Đảng Cộng Sản Là Kẻ Thù.

Tôi tin đó là điều rất giản dị và dễ hiểu v́ ta không thể chung sống với loài sài lang, rắn rết đội lốt người mà Đảng Cộng Sản là tiêu biểu. Người chỉ sống với người chứ không thể sống với quỷ sứ ma vương được.

Với nhận thức như trên, tôi mong Triệu Quyết Thắng và các bạn cố gắng giữ vững lập trường tranh đấu kiên tŕ như Tuyên Ngôn đă công bố.

Những người Việt hải ngoại cũng chỉ có một con đường này để tranh đấu với Cộng Sản mà thôi. Làm khác đi là tự sát.

Tôi cũng rất biết ơn nhà cách mạng lăo thành Trần Quang Túc, nay mới qua đời, đă giới thiệu cho tôi người bạn trẻ tài hoa và đầy ḷng yêu nước này. Tôi có may mắn là được quen rất nhiều bạn trẻ có tâm huyết và tài năng. Anh Triệu Quyết Thắng là một trong những người bạn trẻ mà tôi kính trọng.

 

 

London, Toronto, Canada, đầu năm Đinh Sửi, 1997.

Khải Chính Phạm Kim Thư