Diễn đàn Liên mạng Trí thức VN:

 

Tư liệu về nhà thơ Trần Dần

 

* * *

 

 

Ông mới xuất hiện là một nhà thơ th́ cuộc chiến tranh Việt Pháp bùng  nổ. Trở về Nam Định ông tham gia kháng chiến và đảm nhận công tác  tuyên truyền. Sau khi Nam Định thất thủ, ông xung phong gia nhập bộ đội  và được cử lên mặt trận Sơn Lạ ở đây, ông phụ trách điều khiển  đoàn văn công, được các văn nghệ sĩ trong Trung đoàn rất quư mến và  được kết nạp làm đảng viên. Nhưng là một văn nghệ sĩ, ông không  chịu nổi sự chèn ép của các cán bộ chính trị cấp Trung đoàn, nên đến  năm 1951, ông xin về Trung Ương. nhận công tác viết báo cho cục Quân Huấn .

 Trong thời kỳ này, ngoài việc viết báo, ông conÀ phụ trách giảng về văn  nghệ nhân dân và chính sách lănh đạo văn nghệ của Đảng đối với  văn nghệ sĩ trong những lớp đào tạo cán bộ văn công. Bị phê b́nh là  giảng sai đường lối của Đảng, ông tức ḿnh xin đi công tác tiều tuyến  và được cử lên mặt trận Điện Biên Phủ. Xúc cảm trước sự tấn công  ào ạt của quân đội kháng chiến vào thành lũy của Pháp, nhất là trước cái  chết thê thảm của Tô Ngọc Vân, bạn đồng hành của ông. Trần Dần sáng  tác cuốn Người Người Lớp Lớp. Nhờ cuốn sách này ông được Đảng  yêu chuộng trở lại và năm 1954 được cử đi Trung quốc để viết bản  dẫn giải bằng tiếng Việt cho cuốn phim "Chiến thắng Điện Biên Phủ" là  cuốn phim Việt Minh đóng lại trận Điện Biên Phủ do cán bộ Trung cộng  sang quay và mang sang Tàu thu thanh .

 

Nhân chuyến du hành này, Trần Dần được tiếp xúc với nền văn hóa  của Trung Cộng. Ông lấy làm thất vọng nên khi trở về, ông nói nhỏ với  bạn bè : "Chớ nên theo đường lối văn nghệ của Trung Quốc".

 

Cùng đi với ông sang Trung quốc có một cán bộ chính trị phụ trách về  đường lối giải thích , nhưng tên cán bộ này mặc dầu dốt đặc về  văn chương nhưng cũng cứ nhất định dùng quyền lực chính trị của ḿnh  để sửa chữa từng câu, từng chữ của Trần Dần, mà có khi ngang nhiên  đọc lời giải thích của ḿnh cho Trần Dần viết. Ông lấy làm bất măn, nên  khi về đến Việt Nam, ông cùng một số văn nghệ sĩ đảng viên khác như  Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh và Đỗ Nhuận, cùng trong cảnh ngộ,  viết kiến nghị lên cấp trên yêu cầu hạn chế sự can thiệp của cán bộ  chính trị vào lănh vực văn nghệ .

 

Kiến nghị c̣n đang được cứu xét th́ xẩy ra một việc quan trọng hơn. Đó  là việc Trần Dần tự tiện lấy vợ, bất chấp sự cấm đoán của Đảng. Theo  một đạo luật bất thành văn mà Đảng đă đặt ra, các đảng viên cấp xă  phải báo cáo cho cấp trên biết trước mỗi khi dự định lấy vợ, lấy chồng ;  các đảng viên huyện (trường hợp của Trần Dần) phải xin phép Đảng mới  được cưới xin hoặc yêu đương, c̣n về phần các đảng viên cấp tỉnh  trở lên th́ việc dựng vợ gả chồng là đo Đảng quyết định .

 

Trần Dần tuy là đảng viên ,nhưng vẫn giũ tính chất văn nghệ sĩ, không  chịu nổi luyến ái quan Mác Xít. Hồi ở chiến khu bao nhiêu lần Đảng "xây  dựng" cho ông với các nữ đồng chí , ông dều không chịu và khi ḥa b́nh  trở lại, ông t́nh cờ gặp và mê ngay một thiếu nữ tiểu tư sản ở phố  Sinh Từ, sống bơ vơ một ḿnh, v́ bố mẹ họ hàng di cư vào Nam không kịp  mang theo .

 

Trần Dần xin phép Đảng để cưới người yêu, nhưng Đảng nhất định  không cho v́ một lư do căn bản : người con gái đó theo đạo Thiên Chúạ Tuy  vậy, Đảng không nêu lên lư do tôn giáo để từ chối mà chỉ giải thích rằng  người con gái đó sống về tiền thuê nhà mà bố mẹ để lại nên thuộc vào  thành phần bóc lột, và một đảng viên không thể lấy vợ giai cấp "địch". 

Trần Dần không chịu cắt đứt t́nh yêu nên khuyên ư trung nhân mang nhà  cửa bố mẹ để lại giao cho ủy ban quản trị tài sản của những người  vắng mặt trông coi và thu hoa lợi; hai người đều cam chịu sống trong cơ  cực để yêu thương nhaụ Đảng bèn rẽ duyên bằng cách điều động  Trần Dần lên Việt Bắc công tác, nhưng Trần Dần lấy cớ ốm đau xin về  Hà Nội nghỉ dài hạn và tự ư xin ra khỏi Đảng, ngang nhiên đến phố Sinh Từ  sống với t́nh nhân không cần cưới xin. Đảng toan trừng trị, nhưng ngặt v́  lúc đó đang có phong trào di cư, nên không dám khủng bố bất cứ ai sợ làm  náo động nhân tâm khiến cuộc di cư bành trướng thêm. Đảng bèn nuốt  giận làm lành, chỉ gây dư luận là Trần Dần đă sa đọa, rơi vào hố tư sản  phản động .

 Nhưng sau khi đóng cửa Hải Pḥng, Trần Dần lại làm một việc táo bạo  thứ hai là phê binÀh đả kích cuốn "Thơ Việt Bắc" của Tố Hữu, một thi sĩ  giữ chức trung ương ủy viên, phụ trách lănh đạo văn nghệ. Tố Hữu liền  ra lệnh bắt cóc Trần Dần mang nhốt trên một nhà giam ở Việt Bắc. Vợ  Trần Dần lại sống bơ vơ giữa Hà Nội một lần nữa, hỏi thăm chồng  ở đâu, không ai biết, vẫn thất nghiệp, lại thêm bụng mang dạ chửạ  Bạn bè của Trần Dần phải chung tiền giúp đỡ và thay phiên đến thăm  hỏi nâng đỡ tinh thần .

 Tin Trần Dần bị bắt mang đi biệt tích lan ra khắp Hà Nội và gây dư luận  sôi nổi trong giới trí thức kháng chiến. Để dẹp yên dư luận, Đảng bèn  sửa sai bằng cách đưa Trần Dần về mạn xuôi, bắt đi theo chiến dịch Cải  Cách Ruộng Đất. Đảng cũng gọi vợ Trần Dần đến cho công việc may  vá cho Mậu Dịch .

 Không được bao lâu, xẩy ra vụ Krushchev hạ bệ Stalin. Nhóm văn nghệ sĩ  kháng chiến nổi lên đấu tranh chống Đảng bằng cách xuất bản tập Giai  Phẩm 1956 (sau này gọi là Giai phẩm mùa Xuân). Lúc này Trần Dần không có  mặt ở Hà Nội, nhưng Hoàng Cầm là bạn thân, biết Trần Dần hồi 1954  có viết bài "Nhất định thắng" có giá trị , nên đến nhà bảo vợ Trần Dần  đưa bản thảo và mang in trong tập Giai Phẩm . 

Tờ tạp chí vừa in xong th́ bị tịch thu ngaỵ Đảng ngờ rằng Trần Dần đă  bị nằm tù mà c̣n dám viết bài chống Đảng nên gọi Trần Dần về, mang  ra đấu giữa một cuộc hội nghị của đông đủ các văn nghệ sĩ, quy Trần  Dần vào tội phản động, lấy cớ là trong các bài thơ ông có dùng chữ  "Người" viết hoa nên gán cho ông có ư đả kích cụ Hồ và ra lệnh tống giam  vào nhà pha Hỏa-ḷ ở Hà Nộị Trần Dần uất ức quá dùng lưỡi dao cạo  cứa cổ, nhưng không chết, sau này vẫn mang cái sẹo ở cổ .

 

Năm tháng sau, Việt cộng tuân theo chỉ thị của Đệ Tam Quôc' Tế phát động  phong trào sửa sai . Giới trí thức được dịp phát động phong trào đấu tranh  chống Đảng. Họ xuất bản tờ Giai Phẩm muà Thu và tờ Nhân Văn, lên tiếng  phản đối vụ tịch thu tờ báo Giai Phẩm Mùa Xuân và việc khủng bố Trần Dần .

 Cụ Phan Khôi có nêu hai vấn đề này trong bài "Phê b́nh lănh đạo Văn Nghệ"  đăng trong Giai Phẩm mùa Thu và Hoàng Cầm viết một bài nhan đề "Con Người  Trần Dần" đăng trong tờ Nhân Văn số đầụ Bị công kích không có thế đỡ,  Đảng bèn thả Trần Dần về và phục hồi danh dự bằng cách ra lệnh cho Hội  Văn Nghệ viết bản tự kiểm thảo đăng trên các báọ Nhóm Giai Phẩm bèn tái bản  tờ Giai Phẩm mùa Xuân trong đó có bài thơ "Nhất Định Thắng" của Trần Dần .

 

Nhưng sau khi Nga Sô đàn áp cuộc khởi nghĩa Budapest th́ Việt cộng cũng  đóng cửa tờ Nhân Văn và Giai Phẩm. Một lần nữa, Trần Dần lại bị quy  là phản động và bị "treo gị" không được viết văn. Nhưng đến tháng cuối  năm 1957, nhân báo Văn trở lại chống Đảng, Trần Dần gửi đăng một bài  thơ nhan đề là "Hăy Đi Măi" nói lên ư chí cương quyết đấu tranh đ̣i tự  do đến cùng .

 

Về thơ, ông c̣n sáng tác những bài :

 

"Nói thật" trong đó ông lư luận rằng chỉ v́ cán bộ hèn nhát không dám nói  thật với Đảng nên mới xảy ra vụ "sai lầm" trong cải cách ruộng đất.

 

"Nhân Văn làm lớn con người" trong đó ông đề cao nhân văn .

 

"Một bài thơ chưa có đề" trong đó ông ám chỉ Tố Hữu là nhà thơ "ti tỉ đờn bầu"

 

Về truyện, ông viết :

 

"Chú bé làm văn" để chỉ trích nền giáo dục Cộng sản chuyên môn tập cho  trẻ em nói dối từ thuở bé để sau này nói dối thuê cho Đảng .

 

"Mâu thuẫn với cả nước" tả một nhạc sĩ bất tài (ám chỉ Lương  Ngọc Trác) dùng thế lực Đảng, quy cho một nhạc sĩ có tài hơn ḿnh vào tội  "mâu thuẫn với cả nước".

 

"Lăo Rồng" tả một nông dân hiền lành bị bọn "lư trưởng mới" chà đạp .

 

Nhưng đặc biệt hơn cả là truyện Anh C̣ Lắm, tả sự khổ cực của nông  dân trong cải cách ruộng đất. Trong đó có đoạn như sau :

 

"Tôi đi thẳng vào nhà C̣ Lắm. Vắng cả, nhà chả có ai, nhưng có tiếng trẻ khóc.  Ba gian nhà nhỏ vẫn một cái giường, một cái chơng, có thêm một lá cờ đỏ  rắt mái nhà rủ trước mặt bức ảnh Hồ chủ tịch. Một đứa bé con độ lên hai  ḅ giữa nhà, giời rét mà độc một manh áo nâu, c̣n cởi chuồng, chân tay  lắm mụn, bôi phẩm xanh lè cả ngườị Thấy tôi nó càng khóc, giơ tay quẹt má.  Tôi nh́n: Tay nó có cái ǵ vàng vàng ? à ra cứt, nó ỉa một đống c̣n kia, cổ  chân nó lại buộc một cái dây bằng vải khá dài, một đầu dây buộc vào cột  nhà, chắc hẳn mẹ nó buộc nó vào dây cho nó chơi một ḿnh ."

 

Trừ có hai bài thơ Nhất Định Thắng và Hăy Đi Măi ông kư tên thật, c̣n  tất cả những bài khác đều kư bằng bí danh, sau này bị tra khảo trong tù ông  mới nhận là chính ông viết .

 

Sau đây chúng tôi chỉ trích hai bài : Nhất Định Thắng và Hăy Đi Măi vừa điển  h́nh cho lối thơ của ông, vừa nói lên tâm sự của thế hệ mới ở Bắc Việt :

 

NHấT ĐịNH THắNG

 

HăY ĐI MăI

Bài thơ này đă gây nên cuộc đấu tố tác giả, khiến tác giả phải cứa cổ tự tử.

V́ vậy nên tuy dài, chúng tôi cũng đăng trọn bài . Đại ư của tác giả là nêu sự đói rét của  đất Bắc và nỗi u buồn trong ḷng người phương Bắc hiện naỵ

 

Tôi ở phố Sinh Từ :

Hai người

Một gian nhà chật.

Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ?

Tổ quốc hôm nay

tuy gọi sống ḥa b́nh

Nhưng mới chỉ là năm thứ nhất

Chúng ta c̣n muôn việc rối tinh ...

Chúng ta

Ngày làm việc, đêm th́ lo đẫy giấc

Vợ con đau th́ rối ruột thuốc men

Khi mảng vui --- khi chợt nhớ -- chợt quên

Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt

Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt .

Ta biết đâu bên Mỹ Miếc tít mù

Chúng c̣n đương bày kế hại đời ta ?

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc

Đất hôm nay tầm tă mưa phùn

Bỗng nhói ngang lưng , máu rỏ xuống bùn

Lưng tôi có tên nào chém trộm ?

A ! Cái lưỡi dao cùn !

Không đứt được --- mà đau !

Chúng định chém tôi làm hai mảnh

Ôi cả nước ! Nếu mà lưng tôi lạnh

Hăy nh́n xem : có phải vết dao ?

Không đứt được mà đau !

Lưng Tổ quốc hôm nay rớm máu

Tôi đă sống ră rời cân năo

Quăng thời gian nhung nhức chuyện đi Nam

Những con mưa rơi măi tối xầm

Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng

Tôi đă trở nên người ôm giận

Tôi đem thân làm ụ cản đường đi .

- Dừng lại !

--- Đi đâu ?

----- Làm ǵ ?

Họ kêu những thiếu tiền thiếu gạo

Thiếu Cha, thiếu Chúa , thiếu vân vân

Có cả anh Nam chị Nữ kêu buồn

--- ở đây

----- Khát gió thèm mây ...

-------- Ô hay !

Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ

Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi ?

Sau đám mây kia

là cả miền Nam

Sao nỡ tưởng là non bồng củ a Mỹ !

Tôi muốn khóc giữ từng em bé

Bỏ tôi ư ? --- từng vạt áo --- Gót chân

Tôi muốn kêu lên --- những tiếng cọc cằn ...

--- Không ! Hăy ở lại !

Mảnh đất ta hôm nay dù tối

Cũng c̣n hơn

......non bồng Mỹ triệu lần ...

Mảnh đất dễ mà quên ?

Hỡi bạn đi Nam

Thiếu ǵ ư ? Sao chẳng nói thực thà ?

Chỉ là :

--- thiếu quả tim , bộ óc !

Những lời nói sắp thành nói cục

Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi

Tôi nức nở giữa trời mưa băo .

Họ vẫn ra đi .

--- Nhưng sao bước ră rời ?

Sao họ khóc ?

Họ có ǵ thất vọng ?

Đất níu chân đi .

gió cản áo bay về

Xa đất Bắc tưởng như rời cơi sống .

Tưởng như đây là phút cuối cùng

Răng rối lại : --- mỗi lùm cây --- hốc đá

--- Mỗi căn vườn --- gốc vả --- cây sung

Không nói được chỉ c̣n nức nở

Trắng con người nh́n lại đất trời

Nh́n cơn nắng lụi, nh́n hạt mưa sa

Nh́n con đuờng cũ, nh́n ngôi sao mờ

Ôi đất ấy --- quên làm sao được ?

Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi

Hôm nay đây mưa gió dập vùi

---- Mưa đổ măi lên người xa đất Bắc ...

Ai dẫn họ đi ?

------ Ai ?

Dẫn đi đâu ? ------ mà họ khóc măi thôi !

Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió

Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi

Tôi cúi xuống --- quỳ xin mưa băo

Chớ đổ thêm lên đầu họ

--- khổ nhiều rồi !

Họ xấu số --- chớ hành thêm họ nữa

Vườn ruộng hoang sơ --- Cửa nhà vắng chủ

Miền Nam muôn dặm, non nước buồn thiu

Họ đă đi nhưng chút lại tâm hồn

 

Ôi đất Bắc ! Hăy giữ ǵn cho họ .

Tôi ở phố Sinh Từ

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

... không thấy phố

...... không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

...... trên mầu cờ đỏ

 

Gặp em trong mưa

Em đi t́m việc

Mỗi ngày đi lại cúi đầu về

--- Anh ạ !

...... họ vẫn bảo chờ ...

Tôi không gặn hỏi, nói ǵ ư ?

Trời mưa , trời mưa

Ba tháng rồi

Em đợi

Sống bằng tương lai

Ngày và đêm mhư lũ trẻ mồ côi

Lũ lượt dắt nhau đi buồn bă

Em đi

... trong mưa

...... cuối đầu

............ nghiêng vai

Người con gái mới mười chín tuổi

Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi

Bóng chúng

... đè lên

...... số phận

............ từng người

Em cúi đầu đi, mưa rơi

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

... không thấy phố

...... không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

...... trên mầu cờ đỏ

 

Đất nước khó khăn này

..... sao không thấm được vào Thơ ?

Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi

Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua

Nhưng mà sách --- h́nh như khá chạy

à quyển kia của bạn này --- bạn ấy

Quyển của tôi tư lự , nét đăm đăm

Nó đang mơ : --- nếu thêm cả miền Nam

Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu

Tôi đă biến thành người định kiến

Tôi ước ao tất cả mọi người ta

Đ̣i thống nhất, phải đ̣i từ việc nhỏ

 

--- từ cái ăn ... cái ngủ ... chuyện riêng tư

------ từ suy nghĩ ... nựng con ... và tán vợ .

Trời mưa măi lây dây đường phố

Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào

Tôi vẫn quyết Thơ phải khua băo gió

Nhưng hôm nay

.....tôi bỗng cúi đầu

Thơ nó đi đâu ?

......Sao những vần thơ

Chúng không chuyển, không xoay trời đất ?

Sao chúng không chắp được cơi bờ ?

Non nước sụt sùi mưa

Tôi muốn bỏ thơ

........ làm việc khác

Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa

Chút tài mọn

....... tôi làm thơ chính trị

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

...... không thấy phố

............ không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

...... trên mầu cờ đỏ

 

Em ơi ! ---- ta ở phố Sinh Từ

Em đương có chuyện ǵ vui hử

à cái tin trên báo --- ừ em ạ

Chúng đang phải dậm chân đấm ngực !

Vượt qua đầu chúng nó.

............ mọi thứ hàng

Những tấn gạo vẫn vượt đi

Những tấn thơ, tài liệu

Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh ǵ ?

ư muốn dân ta

............ là lực sĩ khổng lồ

Đè cổ chúng mà xóa nḥa giới tuyến

Dân ta muốn trời kia cũng chuyển

Nhưng

Trời mưa to lụt cả gian nhà

Ôm tất cả che mưa cản gió

Con chó mực nghe mưa là rú

Tiếng nó lâu nay như khản em a

Thương nó nhỉ --- nó gầy --- lông xấu quá

Nó thiếu ăn --- Hay là giết đi ư ?

Nó đỡ khổ --- Cả em đỡ khổ .

Em thương nó --- ừ thôi chuyện đó

Nhưng hôm nay anh mới nghĩ ra

Anh đă biến thành người định kiến

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

...... không thấy phố

.................. không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

.................. trên mầu cờ đỏ

 

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc

Tai bỗng nghe những tiếng th́ thầm

Tiếng người nói xen tiếng người ầm ả .

------ Chúng phá hiệp thương

------------ Liệu có hiệp thương

------ Liệu có tuyển cử

------ Liệu tổng hay chẳng tổng

------ Liệu đúng kỳ ? hay chậm vài năm ?

Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng

Ôi Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người

Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương lai

Ngươi quên mất Mỹ là sư tử giấy .

Người vẫn vội --- Người chưa kiên nhẫn mấy

Gan người ta chưa phải đúng công nông

Người chửa có dạ lim trí sắt

Người mở to đôi mắt mà trông !

A tiếng kèn vang

............ quân đội anh hùng

Biển súng

...... rừng lê

............ bạt ngàn con mắt

Quân ta đi tập trận về qua

Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà ...

Lá cờ ấy là cờ bách thắng

Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan

Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn

Từ đất dấy lên

...... là quân vô sản

Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành

Thắng được Chiến tranh

............ Giữ được Ḥa B́nh

Giặc cũ chết --- lại lo giặc mới

Đoàn quân ấy kẻ thù sợ hăi

Chưa bao giờ mất bụng dân yêu

Dân ta ơi ! Chiêm nghiệm đă nhiều

Ai có Lư ? và ai có Lực ?

Tôi biết rơ đoàn quân sung sức ấy

Biết nhân dân

...... Biết Tổ quốc Việt Nam này

Những con người từ ức triệu năm nay

............ Không biết nhục

............ Không biết thua

.................................... Không biết sợ !

Hôm nay

Cả nước chỉ có một lời hô :

THốNG NHấT

 

Chúng ta tin khẩu hiệu ta đ̣i

--- Giả miền Nam

.................................... Tôi ngửa mặt lên trời

Kêu một tiếng --- bỗng mầu trời rơi xuống

Vài ba tia máu đó rớt vào tôi

Dân ta ơi !

Những tiếng ta ḥ

Có sức đâm trời chảy máu

Không địch nào cưỡng nổi ư ta

Hiền hậu lắm --- Nhưng mà đi cả quyết ...

Hôm nay

Những vần thơ tôi viết

Đă giống lưỡi lê : đâm

...... Giống viên đạn : xé

...... Giống băo mưa : gào

...... Giống t́nh yêu : thắm

Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây

Cả nước đă bầu tôi toàn phiếu

Tôi là người vô địch của ḷng tin .

Sao bỗng đêm nay ,

............ tôi cúi mặt trước đèn ?

Gian nhà vắng --- chuột đêm nó rúc .

Biết bao nhiêu lo lắng hiện h́nh ra .

Hừ ! Chúng nó đă biến thành tảng đá

.............................. chặn đường ta !

Em ơi thế ra

Người tin tưởng nhất như anh

........................ vẫn có phút giây ngờ vực

Ai có lư ? và ai có lực ?

Ai người tin ? Ai kẻ ngă ḷng tin ?

Em ơi

Cuộc đấu tranh đây

............ cả nước

.............................. cả hoàn cầu

Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu

Có lẫn máu, có sót thương lao lực

Anh gạch xóa tranh thơ hằn nét mực

Bỗng mặt anh nh́n thấy ! lạ lùng thay !

Tảng đá chặn đường này !

Muôn triệu con người

.......................................... muôn triệu bàn tay

Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực !

Anh đă nghĩ : Không có con đường nào khác

Đem ngă ḷng ra

.............................. mà thống nhất Bắc Nam ư ?

Không không !

Đem sức gân ra !

Em ơi em !

Cái này đỏ lắm , gọi là TIM

Anh cho cuộc đấu tranh giành THốNG-NHấ T

 

Bài thơ này lúc đầu lấy nhan đề là "Bài thơ Thống Nhất " và chỉ có đến đây là hết. Hoàng Cầm khuyên Trần Dần nên làm thêm một đoạn nữa để "giữ vững lập trường" mới có thể xuất bản được. V́ vậy nên mới có đoạn văn sau này và bài thơ cũng đổi nhan đề là "Nhất định thắng".

 

 

Hôm nay

Trời đă thôi mưa thôi gió

Nắng lên đỏ phố đỏ nhà

Đỏ mọi buồng tim lá phổi

Em ơi đếm thử bao nhiêu ngày mưa !

Bây giờ

Em khuân đồ đạc ra phơi

Em nhớ đừng quên

Em khuân tất cả tim gan chúng ḿnh phơi nắng hết

Em nh́n cao tít trời xanh

Dưới phố bao nhiêu cờ đỏ !

Hôm nay em đă có việc làm

Lương ít --- Sống c̣n khó khăn

Cũng là may ...

Chính phủ muôn lo ngh́n lắng

Thực có tài đuổi băo xua mưa, không th́ c̣n khổ

Em treo cờ đỏ đầu nhà

Lá cờ trừ ma

Xua được bóng đen chúng nó !

Những vết thương kháng chiến đỏ ḷm

Đă mím miệng, lên da lên thịt

Tôi bỗng nhói ở nơi lồng ngực

Em ơi

Chúng đốt phố Ga-li-ê-ni

.................................... và nhiều phố khác .

Anh đă sống ở Sài-g̣n thuở trước

Cảnh miền Nam thành một góc tim anh

Chúng đốt tận đâu

.................................... mà lửa xém tim ḿnh

Tim nó bị đen thui một nửa

Từ dạo ấy

................... mà em chẳng rơ .

--- Em hăy đỡ cho anh khỏi ngă

Đứng đây

Một lúc !

Cờ bay

............ đỏ phố

........................ đỏ nhà

Màu cờ kia là thang thuốc chữa cho anh

Ai thắng ai thua ?

Ai có lư ? và ai có lực ?

Em ơi

Hôm nay

............ trời xanh

........................ xanh đục

Nắng lên

............ đỏ phố

........................ đỏ cờ

Cuồn cuộn mít tinh

Những ngày thương xót đă lùi xa

Ḥa b́nh

............ thêm vững

Anh bước đi

............ đă thấy phố thấy nhà

Không thấy mưa sa

Chỉ thấy nắng lên

............ trên màu cờ đỏ .

Ta ở phố Sinh Từ

Em này

Hôm nay

............ đóng cửa

Cả nhà ra phố

........................ mít tinh

Vung cờ đỏ

............ hát ḥ

........................ vỡ phổi .

Hỡi những người

............ thành phố

........................ thôn quê

Đói no lành rách

Người đang vui

Người sống đang buồn

Tất cả !

............ Ra đường !

Đi !

....... hàng đoàn

........................ hàng đoàn

Đ̣i lấy tương lai :

ḤA B́NH

..................... THốNG NHấT

................................................ ĐộC LậP

........................................................................ DÂN CHủ

Đó là tim

.................. là máu đời ḿnh

Là cơm áo ! Là ái t́nh

Nhất định thắng

 

......................................................................... TRầN DầN

 

 

.G. --- Ngụ ư của tác giả trong bài này là kêu gọi những người yêu chuộng tự do

hăy tranh đấu đến cùng, bất chấp mọi sự đe dọạ

 

Khi trái đất c̣n đeo bom

........................................... trước ngực

thắt lưng

................ c̣n lựu đạn, bao xe : ---

Khi bạo lực c̣n khua

.............................. môi mơm mốc x́ ,

khẩu đại bác mỏi đừ

.............................. vẫn sủa ; ----

Khi bóng tối

................... c̣n đau như maư chém

những lời ca đứt cổ

........................................ bị bêu đầu

Lũ đao phủ tập trung

.................................... h́nh cụ

mặt trời lên

.................... phải mọc giữa rừng gươm ; ---

Khi thế kỷ c̣n rung

................................ chuông lừa bịp .

Những canh gà

........................... báo trượt rạng đông .

Con rắn lưỡi cắng người như cắn ngóe : ----

Khi xe tăng

.................. chửa đi cấy đi cày ,

như

...... một lũ tội nhân cần cải tạo ; ---

Khi

...... con tḥ ḷ ngày đêm hai mặt đói meo ,

c̣n quay tít

...................... trên kiếp người hạ giá ; ---

Những khi ấy

.................. sẵn sàng

.................................... nổi giận,

loài người

.................. c̣n tổ chức nhau đi .

Hăy đi măi như người

................................................ cộng sản

có thể mỏi mọi điều

.................................... không mỏi tấn công !

Phải làm lại chúng ta, tất cả ---

.................................... không tha ,

để đừng có một ai lần lữa,

khi nào

..................chân lư gọi tên đi ,

Hăy đi măi ! ---

.................. dù mưa băm nát mặt

Sương rơi, hơn đạn xưa

.................................... đau đầu .

Dù bốn mùa

.................. nhung nhức nắng mưa

mùa băo tuyết thế chân

................................. muà gió độc .

Hăy đi măi ! ---

..................... dù mưa đông phục kích

hay

...... lửa hè đánh trộm sau lưng

Dù những đêm

.................. buồn như sa mạc hoang vu

Đoàn du mục tủi thân

.................................... vùi băi cát.

...... những ngày, mũi kiếm heo may

đi hành hạ

.................. những tâm tư trằn trọc

Hăy đi măi ! ---

..................... Dù trên biển cả

sống như người vật vă

.......................................... khắp đại dương .

Dù những con tầu

................................... bỗng nhớ bến b́nh yên .

c̣i rúc măi những tiếng kêu rùng rợn

Hăy đi măi ! ---

..................... Dù khi cần thiết

người ta cần đói khát

................................... vượt b́nh xa .

Ta bỗng có thể nhịn lâu

.......................................... hơn cả lạc đà .

đi

..... đến tận những kinh thành no ấm .

Hăy đi măi ! ---

..................... Dù có phen chót ngă

Hăy bó đôi chân lầm lỡ

.......................................... mà đi .

Hăy tin chắc

..................... rồi ta

........................... xứng đáng

một ṿng hoa đỏ nhất

........................................ phủ quan tài

Tôi chửa có khi nào quên táo bạo

chửa khi nào quên hát

................................ quên đau .

Tôi yêu đất mẹ đây ---

................................. có cỏ hoa làm chứng

Tôi yêu chủ nghĩa này

................................. cờ đỏ căi cho tôi .

Nhưng

......... chẳng thể rúc kèn củ rích ,

vác loa mồm kêu :

........................... "Hiện tại rất thiên đường !"

Không !

Thiên đường chúng ta

..................... là nối đuôi nhau

.......................................... vô tận triệu Thiên đường .

Đi măi

...... chẳng bao giờ thỏa .

Tôi có thể mắc nhiều

............................ tội lỗi,

chẳng bao giờ quá ngu đi

.......................................... mắc tội : nằm !

Han rĩ

..................... khac' ǵ cái chết ?

Chết con tim chẳng c̣n dám đau thương .

Chết khối óc

..................... chẳng c̣n dám nghĩ !

Nếu

..... tôi chửa đến ngày thổ huyết

phổi tôi c̣n xâu xé măi

.......................................... lời thơ .

Tôi có thể mặc thây

...................................... ngàn tiếng chửi tục tằn

trừ tiếng chửi : ---

.............................."Sống không sáng tạo !"

Nếu tôi bị gió sương

....................................... đầu độc ,

một hôm nào ngă xuống

.......................................... giữa đường đi

tôi sẽ ngă

..................... như người lính trận

hai bàn tay chết cứng

........................... vẫn ôm cờ .

Nếu vầng nhật

........................ thui tôi làm bụi,

nắng oan khiên đốt lại

....................................... làm tro

Bụi tôi sẽ

................... cùng ta ---

..................................... vẫn sống

vẫn chia nhau gió bấc

...................................... xẻ mưa phùn .

Nếu dĩ văng đè trên lưng

............................................ hiện tại

nặng nề

............ hàng tạ đắng cay ,

tôi sẽ nổ tung

..................... ngàn kho đạn tiếng kêu

tan xác pháo

.................. mọi cái ǵ cũ rích,

Nếu

.... hàm răng chuột nhắt của gia đ́nh

gậm nhấm

cả t́nh yêu cùng dự định

tôi sẽ biến thân tôi thành

thép nguội

làm thất bại

 mọi thứ rũa đă quen rũa người

tṛn trặn quá ḥn bi .

ở trong tôi

..................... nếu c̣n sức mạnh ǵ

chính là sức những ai

.......................................... nghèo khổ nhất .

những ai

................ lao lực nhất ---

............................................... địa cầu ta .

Tôi vẫn nâng chiếc đầu lâu

.......................................... nặng nề sáng tạo

như

.... nâng một viễn vọng đài

trên cuộc sống hàng ngày

.......................................... nhí nhách

 

Tôi vẫn cháy

..................... ngọn hải đăng con mắt

ở trong biển sống

..................................... từng đêm .

Tôi vẫn đóng những câu thơ

.......................................... như người thợ

.................................................................. đóng tàu ,

chở khách

.................. đi về phía trước ,

nói

.... loài người ---

..................... đă biết sống chung nhau .

Nói

..... tất cả ---

..................... chẳng c̣n ai bần tiện ,

chẳng c̣n lo

..................... cơm áo

....................................... nợ nần .

 

_________________________________________________________

 

=======

HOàNG PHẹ NG̉C TưấNG

Gặp gỡ Trần Dần

ĐẩI THOạI MấT NGẹ

 

Tháng 5, anh Trần Dần vô chơi Huế, cùng đi với Phùng Quán. Trần Dần đă đến Huế lấn đầu tiên vào năm 1946, lúc bấy giờ anh mới 21 tuổi; đây là chuyến giang hồ dành riêng cho t́nh yêu, với một người đẹp nay đă biệt tích trong đời.

Vừa đến Huế, trong một tuần lễ Trần Dần đă tiếp xúc với công chúng hai lần, ở Hội Văn Học Nghệ Thuật B́nh Trị Thiên và ở Nhà Văn Hoá Thanh Niên Thành Đoàn Huế. "ở cả hai nơi đó", Trần Dần thú nhận, "lúc đầu tôi cảm thấy rét v́ phải đối diện với đám đông, sau đó lại quá xúc động v́ tính chất thẳng thắn của những câu hỏi đặt ra cho tôi. Cả hai cuộc đối thoại sau đó đều làm tôi mất ngủ." Tôi để ư thấy trong lúc nói chuyện Trần Dần thường dừng lại đột ngột và gơ "cộp... cộp" vào micrô, dù nó vẫn hoạt động tốt: hoá ra là từ ba chục năm nay anh không hế biết tới cái micrô, và bây giờ thỉnh thoảng anh chợt thấy im bặt, không nghe được tiếng nói của ḿnh.

Lần thứ ba trong tuần, chúng tôi gặp lại Trần Dần trong một cuộc rượu bảy tám anh em văn chương ở nhà Ngô Minh nới dốc Bến Ngự, gần khu vườn cũ của Phan bội Châu. Chúng tôi quyết định tiếp tục cuộc đối thoại với thi sĩ, trên những vấn đề gợi mở từ hai cuộc gặp gỡ trước. Sau đây là câu hỏi của từng người và ư kiến riêng của Trần Dần, dưới ánh đèn dầu tù mù (v́ cúp điện) tôi ghi lại.

 

Hoàng Phủ Ngọc Tường (mở đầu): Thưa anh, con người sống ai cũng cần có nhân cách, nhà văn lại càng phải có nhân cách. Theo anh nhân cách nhà văn quan trọng nhất là ở chỗ nào?

Trần Dần: Nhân cách nhà văn chính là văn cách của anh ta. Tôi không thấy mô-đen nào cho văn cách cả. Văn cách không chung cho ai. Văn là ḿnh, không thằng nào giống thằng nào. Nó phải tự khẳng định cái tôi của nó, không lùi một ly. Hồ xuân Hương, Cao bá Quát là chính ḿnh, không lùi một ly.

Nguyễn quang Lập: Xin hỏi thật anh: qua thời Nhân Văn, anh tự thấy anh được cái ǵ nhiều nhất?

Trần Dần: Được cái hoạn nạn. (Thi sĩ chợt im lặng, và tất cả chúng tôi cùng im lặng trong nỗi xúc động. Rồi anh tiếp:) Do được cái hoạn nạn nên được không dưới ba chục tác phẩm trong ba mươi năm. (Tôi xin ghi lại ở đây một số tác phẩm của Trần Dần trong yếu mục sáng tác của tác giả: Chiều mưa trước cửa (1943), Hồn xanh dị kỳ (1944), Dạ đài (1945), vẽ và viết báo Sông Đà, Giải Phóng Tây Bắc, Giải Phóng Biên Giới vv... (1946-1949), Tiếng trống tương lai (1954), Người người lớp lớp (1954), Nhất định thắng, Cách mạng tháng Tám (1955), Bài thơ Việt Bắc (1957), 17 t́nh ca (1957-1958, nằm), Cổng tỉnh (1960, thi tập, nằm)(5), Đêm núm sen (1961, tiểu thuyết, nằm), Những ngă tư và những cột đèn (1964, tiểu thuyết, nằm), Mùa sạch (1964-1965, thi tập, nằm)(6), Một ngày Cẩm Phả (1965, tiểu thuyết, nằm), Con trắng (1967, thơ hồi kư, nằm), 177 cảnh (1968, hùng ca lụa, nằm), Động đất tâm thần (1974), Thơ không lời- Mây không lời (1978), Thiên thanh- 77- Ngày ngày (bộ tam, 1979), 36- Thở dài- Tư Mă dâng sao (bộ tam, 1980), Thơ mini (1987)...)

Nguyễn quang Lập (tiếp): Có dư luận cho rằng các anh làm dự báo tốt. Nhưng văn cách th́ các anh chưa thành công, theo tôi. V́ bạn đọc chưa hâm mộ như trường hợp Bác sĩ Jivagô.

Trần Dần (một chân bị liệt cơ lại phải ngồi trên đ̣n, đứng dậy vịn ghế cho đỡ mỏi): Ngay độc giả của ḿnh cũng chưa biết ḿnh muốn cái ǵ. Họ nói thế, nhưng họ xác định bằng cái ǵ? Tiền chiến chỉ quan trọng khi họ chưa biết chúng tôi là ai. Tôi chưa có độc giả. Tác phẩm của tôi sẽ đảm bảo công chúng của tôi.                

Vĩnh Nguyên: Nhật Bản có thơ haiku, anh có thơ mini ngắn hơn. Có người nói thơ haiku ngắn nhưng dễ hiểu. Vậy thơ mini định bắt người đọc tới đâu?

(Đêm trước ở Hội Văn Nghệ, Phùng Quán đă có dịp giới thiệu thơ mini của Trần Dần, bài chỉ có một, hai câu. Thí dụ như thế này: Mưa rơi không cần phiên dịch, hoặc Mỗi người một vụ án- Mỗi người chôn sống một chân mây, vân vân.)

Trần Dần (ừ ừ... ngẫm nghĩ): Thơ haiku mọi người biết rồi. Thơ mini nay ai cũng chưa biết. Chính tôi cũng chưa biết nó là ǵ. Nên không thể so sánh. (Một lát, tiếp). Chống công thức là đi t́m cái chưa biết. Cái mới là cái chưa biết. Tôi đi t́m cái mới nên tôi cũng chưa biết thơ mini là ǵ.

Ngô Minh: Một điều anh em rất trăn trở, nhân thơ mini của anh Trần Dần. Ḿnh muốn chữ cho đắt cho hay th́ thơ lại mất đi cái lửa. Chữ trong thơ yêu cầu rất cô. Nếu không có lửa th́ thơ không xúc động, nếu viết theo t́nh th́ chữ lại dàn trải quá.

Nguyễn quang Lập (bổ sung): Nếu chỉ có chữ hay th́ chỉ là một bức tranh đẹp anh tŕnh bày bằng chữ. Có lẽ đúng như thế.

Trần Dần: Nó mâu thuẫn nhau rất dữ, cái biết rồi là nghĩa, cái chưa biết là chữ. Cái chưa biết là cái thăm thẳm. Anh làm câu châm ngôn hay như Khổng Tử chưa phải là thơ, nghịc lư như Lăo Tử chưa phải là thơ. Nhảy qua bóng ḿnh mới là thơ. Ḿnh chưa hiểu thơ, v́ khó mà nhảy qua bóng của ḿnh.

Hoàng Phủ Ngọc Tường : Lăo Tử nói: "Vô danh thiên địa chi thủy- Hữu danh vạn vật chi mẫu."(Vô danh là khởi đầu của trời đất - Hữu danh là mẹ của vạn vật) Như thế có ǵ khác với thơ mini không?

Trần Dần: Đó là triết học. Triết học cũng là thăm thẳm.

Nguyễn quang Lập: Lúc năy anh Dần nói sở dĩ vậy là v́ anh chưa có độc giả. Nhưng thời đó các anh có độc giả, ai cũng từng biết Người người lớp lớp, Vượt Côn Đảo, vv... Tôi xin hỏi: nhiều người nói, nếu in lại những tác phẩm đó th́ độc giả ít dần đi. Vậy là văn cách chưa đủ sống với thời gian. Anh Dần nghĩ sao?

Trần Dần: Thời đó là độc giả tiền chiến. Chúng tôi cướp độc giả tiền chiến và sau đó họ cấm chúng tôi, nên chúng tôi chưa kịp có độc giả. Bây giờ chúng tôi sẽ phải chiếm lại độc giả. Chúng tôi đă ba mươi năm khuất bóng.

Ngô Minh: Ba mươi năm trước các anh có độc giả. Rồi im bặt. Ba mươi năm sau anh lại ra, liệu có độc giả hay không?

Trần Dần: Chúng tôi sốt ruột in, tôi mong in để xem. Tốc độ bây giờ nhanh lắm, ba mươi năm ba thế hệ, chúng tôi chỉ là một nhịp cầu để tới thế hệ mới. Đó là một thách thức. Aragông đi măi với thế hệ trẻ. Chúng tôi cũng hy vọng như vậy.

Ngô Minh: Đọc lại Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, thấy lư tưởng cao lớn, nhưng văn cách th́ thế hệ trẻ bây giờ lớn hơn nhiều. Văn cách Vượt Côn Đảo rất vỡ ḷng, dù tôi rất kính trọng về lư tưởng. Nguyễn quang Lập chẳng hạn, bây giờ, văn cách lớn hơn nhiều...

 

Phùng Quán: Nếu Lập nó chỉ viết bằng tôi th́ tôi phải đập cho nó vỡ mật...

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Giá như Truyện Kiều vừa mới được viết xong bây giờ, do một tác giả trẻ nào đó ở trường Nguyễn Du của Hội Nhà Văn đem nộp bản thảo cho nhà Tác Phẩm Mới. Liệu người ta có thèm in hay không?

Phùng Quán: Đúng quá. Bây giờ phải viết hay hơn Nguyễn Du chứ!

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Không thể viết hay hơn Nguyễn Du nổi. Vấn đề là phải viết khác Nguyễn Du.

Trần Dần: Thế giới bây giờ mong nếu anh có được một độc giả là sướng rồi, được hai ba đọc là may quá.

Nguyễn quang Lập: "Tôi chỉ viết cho những người bằng vai", anh Trần Dần đă có lần nói như thế. Vậy có phải anh chủ trương nghệ thuật phi giao tiếp, hoặc nghệ thuật dành cho những người đặc tuyển hay không?

Trần Dần: Không. Nhưng quần chúng văn học của anh như thế nào th́ là do anh tạo ra. Do đó, tôi cho rằng, tôi viết cho những người bằng vai.

Nguyễn quang Lập: Krapchenkô có nói rằng không nên đánh đồng tính dễ hiểu với sự tầm thường; nhưng tính dễ hiểu cũng là một đặc trưng của văn học. Anh nghĩ thế nào về điều đó.

Trần Dần: Tôi không coi Krapchenkô là cái ǵ cả. Tất cả mọi giá trị Chân Thiện Mỹ đều là khó hiểu, trượt băng nghệ thuật cũng khó hiểu.

Ngô Minh: Độc giả ở Hội hỏi anh: thế giới anh thích ai nhất? Tiền chiến ai nhất? Thời anh, anh nể ai nhất? Sau anh, anh đọc ai?

Trần Dần: Thế giới nhiều lắm nhưng tôi nói về văn học Pháp. Xuất phát tôi yêu Mallarmé, Baudelaire rồi nhất là Rimbaud. Tôi tiếp tục đọc, nhưng cái gốc là ở phía trước. Ḍng Rabelais tiếp tục cho đến bây giờ là Céline, hồ sơ đen số một của Liên Xô thời Stalin. Céline là tác giả của tiểu thuyết Đi đến tận cùng đêm.

Tiền chiến Việt Nam tôi thích Vũ hoàng Chương, Đinh Hùng, Vũ trọng Phụng, vớt vát thêm th́ c̣n Thạch Lam. Thời bọn tôi, ngoài bọn Nhân Văn th́ tôi chẳng c̣n thích ai. Hoàng Cầm là tên lăng mạn. Xuân Diệu vốn là lăng mạn tiền chiến.

Thế hệ trẻ à? Tôi cứ đợi măi. Nó bị trong ṿng vây của văn chương cung đ́nh, tôi sốt ruột đợi lớp trẻ đủ sức lớn lên để chôn bọn tôi, như chúng tôi đă chôn tiền chiến.

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Cho phép tôi quay lại trước một chút. Tôi e rằng anh đánh giá Đinh Hùng hơi quá, ngoại trừ việc thích hoặc không thích. Tôi có dịp đọc Đinh Hùng khá nhiều, xin lỗi anh, tôi thấy văn chương ông ta loè loẹt, có cái ǵ ghê ghê, như là son phấn. Nếu tôi nhớ không nhầm th́ ngay trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cũng chỉ xếp Đinh Hùng ngồi ở "chiếu ba" trong làng văn lúc đó...

Trần Dần: Đinh Hùng thời đó là không có chiếu ǵ. Nhưng Ngơ Ḅ (gần Bạch Mai, thời đó là nhà ông Đinh Hùng và Vũ hoàng Chương) là trung tâm thu hút. Ai cũng thấy Đinh Hùng là thi sĩ tượng trưng đầu tiên của Việt Nam trong Mê hồn ca, Lạc hồn ca, vv... Thơ Đinh Hùng như thế này: Nửa mặt phù sinh nép hậu trường. Tôi thích là vậy.

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tôi rất thú vị về cái quyết tâm "chôn tiền chiến" của thế hệ các anh. Đọc lại văn của các anh thời đó, đă in hoặc trên bản thảo, tôi lạ lùng thấy các anh đă làm nổi cái việc khủng khiếp ấy, là vừa đánh Điện Biên Phủ, vừa "chôn tiền chiến". Tôi biết, cho đến bây giờ nhiều người trong công chúng văn học vẫn chưa hết bị ám ảnh về cái lộng ngữ "vĩ đại như tiền chiến". Dù rằng, ai cũng biết tiền chiến đă tạo ra được những thành tựu lớn lao cho đời sống văn học, so với thời trước của nó. Tôi cũng sốt ruột mong cho sách của các anh viết thời đó, hoặc viết thầm lặng trong ba mươi năm qua, sẽ nhanh chóng được tái bản hoặc công bố, để có thể nh́n lại sự Đổi Mới đích thực của văn học "sau tiền chiến". Tôi cho rằng lúc đó câu chuyện văn chương "minh hoạ" hay "không minh hoạ" chắc lại c̣n nhiều điều hạ hồi phân giải.

Vĩnh Nguyên: Thưa anh ca dao như thế nào? Tôi nhớ thơ anh nói: Sấm con gái - Lúa con gái. Thế cũng như Lúa non ngấp nghé đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên... Vậy chính Trần Dần cũng là ca dao.

Trần Dần: Đó là di sản dân tộc, một ông thầy phải đặt ngang như Nguyễn Du, Cao bá Quát. Phải học, để mà chôn đi.

Phùng Quán: Các anh tiếp xúc với Trần Dần vài buổi đă thấy là bằng vai, th́ ngay anh em ḿnh trước cũng không hiểu Trần Dần. Nay hiểu, vật lộn để hiểu nhau chính là vấn đề "bằng vai".

(Nghe Phùng Quán dùng chữ "vật lộn", tôi nh́n lại: Tất cả từ bao giờ đều đă đánh trần, trừ ông Trần Dần vẫn mặc áo, tay nào tay ấy mồ hôi ṛng ră. Đêm nóng, điện cúp, nói nhỏ kẻo phiền hàng xóm, nhưng mọi cặp mắt đều có vẻ ǵ quyết liệt.)

Nguyễn quang Lập (đứng dậy, chống hai tay vào hông cho đỡ nóng): Tôi muốn hỏi lại, các anh đă bị đưa ra khỏi Hội Nhà Văn ba năm, sau đó thành ba mươi năm. Tại sao khi người ta yêu cầu các anh viết đơn để được vào lại, th́ các anh lại viết?

Trần Dần: Lúc ấy tôi thật khó xử. Nếu theo mạch của tôi, th́ tôi ghi vào phản-nhật-kư, là đốt hết và chết luôn, như nhà sư tự thiêu. Nhưng nghĩ lại, ḿnh tuổi già đă hết cái máu ấy rồi. Sáu mươi ba tuổi, nếu được hoạt động hai năm nữa cũng quư rồi, cố mà ra khỏi đó. Nhưng tôi biết, phục hồi th́ cũng vô thưởng vô phạt, chỉ là h́nh thức thôi. Sau đó nhiều người chất vấn tôi mà tôi không trả lời được. Như thế quả là hèn thực. Đáng lẽ là một Silence de la mort. Đó là cách trả lời mini nhất.

(Tan cuộc, nh́n lại đă gần mười hai giờ khuya.)

Trần Dần (chống gậy khập khiễng ra cổng, lầu bầu): Lại mất ngủ!

Bến Ngự đêm 14-5-1988

(Tạp chí Sông Hương số 31, tháng 5&6-1988)

________________________________________

 

VâN LONG

Một chút về Trần Dần

(trích hồi kư biên tập)

 

Đầu giai đoạn đổi mới văn học, tôi chuyển từ báo Độc Lập sang làm biên tập thơ cho nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Công việc mới buộc tôi phải đối mặt với những việc công luận đang chú ư đến. Thí dụ: xuất bản những ấn phẩm của những tác giả lâu nay bị "treo bút".

Ngoài việc chính ở nhà xuất bản, tôi c̣n làm cộng tác viên biên tập cho tạp chí Tác Phẩm Mới. Việc đầu tiên đánh dấu sự trả lại quyền công bố tác phẩm cho các tác giả Nhân Văn-Giai Phẩm là hăy in vài bài thơ trên tạp chí của Hội Nhà Văn. Tôi được cử đến lấy bài của các nhà thơ Trần Dần, Hoàng Cầm về in.

Tôi đến nhà ông Trần Dần ở ngay cái phố nhỏ gần nhà xuất bản. Ông ngồi trong một góc nhà thiếu ánh sáng. "n tượng của tôi hôm ấy là có cái ǵ khá đồng dạng, hài hoà giữa tâm trạng, tính khí ông và thơ ông với góc nhà này. Gương mặt râu ria, không cởi mở... Trước khi đưa thơ cho tôi đọc bằng mắt, ông có đọc vài câu thơ xen trong câu chuyện, có hai câu làm tôi giật ḿnh:

Có những chân trời không có người bay

Lại có những người bay

                                   không có chân trời

Trời ơi! Mấy chục năm ở trong bóng tối mà ông viết toàn những câu như vậy th́ "ghê gớm" thực! Nhưng khi đọc bằng mắt cả loạt bài th́ không như vậy. Nhiều bài diễn đạt hơi rối, khúc mắc. Cuối cùng bài đưa in dễ nhất lại là một chương trích trong trường ca Việt Bắc viết năm 1957. Hồi này giọng thơ của ông rất sảng khoái, sung sức, có những liên tưởng, so sánh thật mới mẻ:

Một đống Tết xa nhà

                                    đă rỉ han lên

...

Hăy sống như

                        những con tầu

                                   phải ḷng

                                               muôn hải lư

Mỗi ngày

            bỏ

            sau lưng

                        ngh́n hải-cảng-mưa-buồn

Cùng với Cổng tỉnh (thơ-tiểu thuyết) in sau đó, viết năm 1959 (được tặng thưởng Hội Nhà Văn 1995), tôi cảm thấy ông và nhà thơ Hữu Loan giống nhau ở chỗ: giai đoạn sáng tạo sung sức nhất của hai ông là giai đoạn 15 năm sau Cách Mạng Tháng Tám. Có phải sự thiếu giao lưu b́nh thường sau này đă làm rối mạch tư duy sáng tạo của hai ông?

Vào cuối năm 1989, bước vào giai đoạn tác giả có thể bỏ tiền tư in với sự đồng ư cấp giấy phép của nhà xuất bản, th́ gia đ́nh nhà thơ Trần Dần mang tập trường ca Bài thơ Việt Bắc tới nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Là người biên tập thơ, tôi phải đọc lần đầu để có ư kiến với tác giả và tổng biên tập.

Bài thơ Việt Bắc lúc đó gồm 13 chương. Tôi đọc kỹ: hơi thơ và các câu thơ đều nhất khí một mạch viết khoẻ khoắn, mới mẻ. Về h́nh thức thơ leo thang, người ta có thể liên hệ đến thơ Maiacốpxki, nhưng về ư tưởng sáng tạo trong câu chữ th́ chỉ Trần Dần mới viết được như vậy. Nhà thơ mở đầu chương I với những câu trữ t́nh, gợi kỷ niệm về mảnh đất lịch sử:

Đây! Việt Bắc!

Sông Lô

            nước xanh

                                   tṛng trành mảnh nguyệt!

Và người lính coi khinh cái chết:

ở đây

            ta đă long đong

                        chín mùa xuân sạm lửa

đạn

            như ruồi

                        bâu kín

                                    gót chân đi! (trang 7)

Ông có những cách nói rất mới:

Việt Bắc

            cho ta vay

                        địa thế

vay từ

            bó củi

                        nắm tên

Để dẫn đến: có vay th́ có trả:

Dù quen tay vỗ nợ

Cũng chớ bao giờ

                        vỗ nợ

                                   nhân dân! (trang 13)

Những h́nh tượng cụ thể giầu phát hiện:

Quả đất lớn

                       

                                   tâm địa nhỏ

Nó chi li

                        từng

                                   hạnh phúc đơn sơ (trang 21)

Những ư tưởng mănh liệt khái quát được nhiều hoàn cảnh:

Những ngày

            chân trời thấp

                                   làm

                                   cánh chim

                                               hèn hạ (trang 23)

Đọc thơ Trần Dần, thấy được sự ngang tàng trong suy nghĩ của ông:

Chẳng cách nào

                        dạy ông trời

                                   cao tít mù kia

sự

            lao động đắng cay

                                   trên mặt đất! (trang 26)

Con người ngang tàng ấy trước thiếu thốn vài trung đoàn, vài tháng không cơm ở Việt Bắc đă trở thành:

Tôi đă biến thành

                        cái que gầy khẳng

giữa

            bao nhiêu que củi

                        bạn bè tôi (trang 40)

Ông đă trải qua nhiều nỗi đau, nhưng là người có xu hướng cấp tiến, ông có nỗi đau c̣n lớn hơn là thấy những sức ́, gây cản trở:

Chẳng có ǵ

            đau hơn

                        là cái sự ́ ! (trang 54)

Tâm đắc với những câu thơ như thế, tôi nóng ḷng muốn tạo điều kiện cho ra mắt bạn đọc được sớm (mà sớm ǵ nữa sau hơn ba thập kỷ nằm trong bóng tối). Nhưng đọc đến chương 12, tôi bỗng giật ḿnh: Đó là toàn bộ bài thơ Nhất định thắng...(7)

Trong xu thế đổi mới, thời hạn "treo bút" với một số tác giả đă được chấm dứt, nhưng đă có văn bản nào đánh giá lại sự đúng, sai thời gian ấy! Tác phẩm đầu tiên của anh được in ra, lại công bố đúng tác phẩm đă bị phê phán kịch liệt một thời, ai dám duyệt!

Sau thời gian bị ghét bỏ, cô con dâu hôm đầu tiên trở lại nhà chồng, đă thay cho tiếng chào bằng câu: "Mẹ mắng con là mẹ sai!"... Chương Nhất định thắng in xen vào trường ca sẽ có cái ǵ tương tự như vậy.

Nếu tôi cứ tắc trách đưa duyệt, tập trường ca này không ra mắt được th́ chỉ thiệt tḥi cho tác giả và cho độc giả, cho nền văn học kháng chiến. Tiếc một cây có thể bỏ phí cả cánh rừng! Anh Trần Dần vốn là người ít giao tiếp, không cần hiểu cặn kẽ những sắc thái tinh tế về những việc đă qua, ḿnh phải để anh thấy rơ...

Nghĩ vậy, tôi bèn gặp nhà thơ Trần Dần, phân tích rơ, và nói thêm: "Nếu anh không đồng ư, ngày mai tôi cứ đưa duyệt nguyên vẹn, chờ ư kiến tổng biên tập!" Sắc mặt Trần Dần tối lại, ông hẹn ngày mai trả lời. Hôm sau, chống ba toong lên gác nhà xuất bản, ông nói với tôi: "Thôi được! Anh sát t́nh h́nh hơn tôi, anh cứ bỏ chương đó ra!" Tôi biết ông không vui, nhưng không biết ông có hiểu sự chân thành của tôi, chỉ v́ sự ra đời thuận lợi của tác phẩm, sự "tái xuất giang hồ" của ông với bạn đọc. Việc này tôi cũng tŕnh bày với tổng biên tập lúc đó là anh Vũ Tú Nam. Anh cho cách xử lư của tôi là thoả đáng.

Trường ca Bài thơ Việt Bắc được in ra (nghe nói anh Dương Tường bỏ tiền ra in) với số chương được đánh số thứ tự lại, c̣n 12 chương. Cuốn thơ tác giả đem tặng tôi có những ḍng thế này:

"Gửi Vân Long,

người biên tập lại Đi! Đây Việt Bắc!

thông minh và công phu!

song tôi vẫn phản đối mọi kiểm duyệt?

Tôi đ̣i sự công bằng trong sáng của texte intégral.

Trần Dần."

(texte intégral: nguyên bản toàn vẹn. ở đây tác giả vẫn gọi trường ca theo tên cũ Đi! Đây Việt Bắc!)

Đọc những ḍng đó, tôi đâm ra suy nghĩ: Vậy là cụ c̣n hận ḿnh? Ḿnh là quân tốt đen xưa nay, vô h́nh chung bị mang tiếng là người kiểm duyệt? Dù được khen là người biên tập thông minh và công phu, nhưng sao dấu chấm than lại đậm như dấu hỏi bị chữa lại? Cụ khen mỉa chăng? Tôi liền chạy sang nhà tác giả hỏi lại ông.

Nhà thơ chậm răi: "Lúc đầu, tôi có bực ḿnh thật. Nhưng sau th́ thấy anh đúng, chân t́nh với tôi! Mấy câu ấy là tôi khen thật! C̣n người viết th́ bao giờ chả muốn texte intégral!"

Nghe câu nói đó, tôi mới thực yên ḷng!

Về phía ông, sau khi Cổng tỉnh được tặng thưởng, hẳn đă thấy thêm về sự công bằng đang được lập lại!

________________________________________

 

 

PHễ LễC

"Nhân cách nhà văn chính là văn cách của anh ta."

                                                            Trần Dần (1988)

 

Dạ Đài (1946)

Bản tuyên ngôn tượng trưng

Chúng tôi -một đoàn thất thổ- đă đầu thai nhằm lúc sao mờ.

Cho nên buổi chúng tôi xuất hiện, chúng tôi để cho tàn suy giấc mơ của những người thuở trước.

Sụp đổ: lâu đài phong nguyệt; và mai một: ư tứ những thi nhân ṃ ánh trăng mà thác. Chúng tôi không c̣n khóc, không c̣n muốn khóc - v́ người ta đă khóc măi ái t́nh, công danh và thế sự.

Chúng tôi không c̣n nh́n mây, không c̣n muốn nh́n mây - v́ người ta đă nh́n măi mây chiều cùng nắng sớm.

Chúng tôi đă gào thét những đêm thâu, đă rên la những ngày dài dằng dặc. Chúng tôi đă nh́n lên Tinh Đẩu và đă nh́n xuống Thế Nhân. Chúng tôi đă về giữa non sâu để trở lại những b́nh nguyên hoang lạnh. Chúng tôi đă sống, sống hết cả những h́nh thức dương trần, đă đau khổ hết cả những mối sầu vui nhân loại.

Cho nên lúc chúng tôi nh́n lại tâm tư lại là lúc chúng tôi nh́n về muôn trùng biển lạ. Từng thớ tim đă kết h́nh thạch nhũ và toàn thân đă biến đổi chất mầu.

Đă lâu chúng tôi không c̣n rung động với trần tâm; đă lâu chúng tôi chẳng c̣n biết thương yêu mừng giận.

Vả lại, làm sao người ta cứ lặn lội măi trong mối thất t́nh eo hẹp? Làm sao người ta cứ khóc măi, than măi, rung động măi theo những con đường rung động cũ? Làm sao người ta cứ nh́n măi vũ trụ ở ba chiều, và thu hẹp tâm tư ở bẩy dây t́nh cảm! Chúng ta c̣n có nghèo nàn thế nữa đâu? Chúng ta đă mang nặng: những thế hệ tàn vong -những triều đ́nh đổ nát -trăm ngh́n lớp phế hưng. Chúng ta đă thâm cảm: những trời sao vằng vặc -những sự vật điêu tàn -sự ṃn mỏi của ngày đêm liên tục. Biết bao chuyện tang điền đă xáo động tấm h́nh hài nhân thế! Biết bao nhiêu thế kỷ đă trầm tư! Biết bao nhiêu núi lở non tàn đă bắt buộc chúng ta phải sầu thương, chúng ta đă phải trở lại chúng ta mà tư tưởng! Chúng ta suy nghĩ nhiều rồi, chúng ta đă suy nghĩ quá nhiều rồi ở một Con-đường-tuyệt-vọng.

Bởi vậy chúng ta chẳng c̣n là cái chúng ta quá văng đơn sơ thuần phác nữa: chúng ta đă góp gom h́nh ảnh tinh cầu và ḷng chúng ta đă đầy lên châu ngọc.

Thế cho nên chúng tôi -thi sĩ tượng trưng- chúng tôi có nói cũng chỉ là nói cái tâm trạng của thời nhân, của những thời nhân đă có ngày cô độc.

Chúng tôi sẽ nối lại: nghiệp dĩ của một Baudelaire - tâm sự của một Nguyễn Du - sự nổi loạn và ra đi của một Rimbaud - nỗi cô đơn của những nhà thơ lăng mạn.

Chúng tôi sẽ vén cao bức màn nhân ảnh, viết lên: quỹ đạo của trăng sao - đường về trên cơi chết. Chúng tôi đă sống, lấn cả sang bờ bến u huyền, cho nên buổi chúng tôi quay về thế tục, chúng tôi nh́n hoa lá với những cặp mắt mờ hoen. Nhỡn tiền bỗng thấy đổi thay tất cả những h́nh sông vóc núi. Chúng tôi lạ: lạ từng đám mây bay, từng bóng người qua lại. Chúng tôi lạ từ sắc nắng b́nh minh đến mầu chiều vàng vọt. Chúng tôi lạ, lạ tất cả. Và chúng tôi đă thấy những cái người ta chẳng thấy. Chúng tôi đă thấy muôn ngh́n thực tại ẩn sau cái thực tại cảm thâu bằng những năng khiếu nông gần. Chúng tôi đă thấy: thế giới bên kia, những thế giới bên kia lẩn ngay trong đám bụi dương trần một giây phút có thể bừng lên như Thực Cảnh.

Vả cái sức rung động của một bài thơ chỉ có thể vào sâu và lan rộng nếu đă thâu góp được cái sức rung động của vô biên, nghĩa là của muôn ngh́n cơi đất. Chúng ta đă chán ngắt cái thi ca nông hẹp, nhai đi nhắc lại những phong cảnh trần gian, những tâm t́nh thế tục. Chúng ta đă tự nhiên trở nên khó tính: chúng ta muốn vào sâu ngoại vật, nội tâm và muốn đi xa thiên đường, địa ngục. Hăy để cho tiền nhân những cảm giác đơn nghèo. Để cho bọn đề nho cái công việc ẩn giấu nỗi ḷng nhạt nhẽo của họ trong nỗi ḷng chung thiên hạ hay trong gió nước, cỏ cây. Để cho bọn đàn bà con trẻ cái công việc than khóc thảm thương trên một kỳ hoa tạ, trên một giấc mộng dở dang. Để cho những thế hệ đă nằm yên cái tôi nông cạn ấy.

Chúng ta muốn những cảm giác thâm u mà chúng ta mới chỉ có những thi sĩ của ḷng. Đă đến lúc chúng ta đợi những thi sĩ của linh hồn, những thi sĩ của cái tôi thầm kín.

Thế cho nên, chúng tôi -thi sĩ tượng trưng- chúng tôi cố đánh thức cái thế giới im ĺm đương nằm ngủ ở trong ḷng nhân loại. Chúng tôi cố thực hiện một cuộc trở về, chúng tôi cố trở lại cái chúng tôi với tấm ḷng khi đất trời khai lập.

Người ta đă t́m măi Đạo Lư ở đường lên: gh́m giữ bản năng kham khổ - nhục h́nh. Chúng ta sẽ t́m Đạo Lư ở con đường xuống: thả lỏng thiên năng đam mê và khoái lạc. Những triết nhân đă chẳng kêu gọi sự quay lại đó ư? Và những phong trào xă hội? Chúng ta chẳng nhận thấy rằng người ta đương gắng sức trả lại con người cái trinh bạch đầu tiên, trả lại con người cỏ cây huyền mặc, sông núi hoang sơ? Chúng ta hăy trở về cái bản năng mà thế t́nh che đậy. Hăy mơ những giâc mơ cầm thú. Hăy gợi lên những cơi sống âm thầm. Hăy đánh thức hư không, nghĩa là cả tấm ḷng xưa man rợ.

V́ thế, thơ cũng phải âm u như cảnh giới của cái tôi thầm lặng. Không thể rung cảm chúng ta nữa cái văn chương cổ tích chỉ có một chiều, chỉ nhắc gợi một cơi đất, một tâm t́nh. Thơ phải cấu tạo bằng tinh chất của vô biên. Sau cái thế giới hiện trên hàng chữ, phải ẩn giấu muôn ngh́n thế giới, cả thế giới đương thành và đương hủy.

Nhưng thi cảm phải gây trong thực tại. Những câu chuyện hoang đường, hăy dành lại cho những đàn em bé nhỏ. Bọn lăng mạn, sau khi chùi xong nước mắt lại lảm nhảm nói đến chuyện những nàng tiên. Chúng ta hăy cứ mặc họ khóc than trên tính t́nh của họ.

Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đương kể những câu chuyện cổ tích cho những người đứng tuổi nghe. Phải gây nên cả hai không khí hoang đường và hiện thực. Một bài thơ phải chứa đựng những cái ǵ đă có, nhưng phải mang ở trạng thái tiềm tàng những cái ǵ có thể có và cả những cái ǵ không có nữa.

Một ánh sao băng: nhưng đấy là muôn ngh́n sự vật ĺa tan ở những khu trời xa lạ.

Phải xáo trộn cả thực hư. Đă có: Vạn Lư Trường Thành, A Pḥng Cung, Kim Tự Tháp. Có thể và không có: thuyền bến Thanh Tuyền, đèn nơi Thiên Cảnh. Hăy nằm dưới một trời sao mà trông về thế tục. Hăy ca lên trong kẽ núi và hát giữa b́nh sa.

Chúng ta cũng không thể tách lập được hẳn thực hư, và chia đôi địa trấn bằng một bờ sao rơ rệt. Cơi mộng và cơi đời đă thâm nhập vào nhiều nơi, và ở nhiều nơi đă thấm trộn cùng nhau trong một cuộc giao hoà bí mật. Có ở cơi đất chúng ta không: những đướng lối cố đô, những v́ sao huyền ảo! Nhiệm vụ thi ca là phải khai thông con đường giao cảm ấy. Một đầu phố cô đơn, một con đường thăm thẳm: tất cả những phong cảnh trần gian sẽ phải hư lên v́ sự thực.

Làm sao mà giải quyết được sự mâu thuẫn phi thường đó? Chúng ta chỉ có một con đường đi để thoát khỏi mê đồ. Chúng ta chỉ có thể dung hợp được thực và hư bằng h́nh tượng. Phải lập lại ngôn ngữ trần gian, phải gột bỏ cho mỗi chữ cái tâm t́nh dung tục cũ. Một câu thơ sẽ có một ư nghĩa -cái ư nghĩa rất thường- nhưng sẽ mang nặng biết bao nhiêu ư nghĩa âm u và khác lạ. Mỗi một thế giới sẽ nằm trong một tầng lớp của tượng h́nh: tất cả trần gian sẽ đổi thay trên bề mặt, những cảnh giới hoang vu sẽ nằm giấu bên trong. Thực tại và u huyền đă gặp nhau và chỉ gặp nhau ở thể h́nh duy nhất đó. Chúng ta đă cứu văn được: cơi đất chúng ta, cứu văn được: những cơi đất ngoài kia, và cứu văn được bằng sức gợi cảm âm thầm h́nh tượng.

Vả những h́nh tượng c̣n tạo tác được những âm thanh huyền diệu nữa. Âm nhạc trong thơ không phải chỉ kết hợp hoàn toàn bởi những cú điệu số học, những luật lệ trắc bằng. Biết bao nhiêu câu thơ niêm luật rất chỉnh tề mà vẫn tắt ngấm ở mang tai sau khi chữ cuối cùng vừa đọc hết. Chỉ một sự nhận thức đó cũng đủ tỏ chứng rằng âm nhạc của một bài thơ phần lớn là do ở sức rung động Tâm Lư của bài thơ ấy. Nói đến âm nhạc trong thơ là phải nói đến sức gợi khêu của chữ. V́ những h́nh tượng mang nặng những ư t́nh nên âm nhạc gây nên cũng mang đầy âm sắc. Câu thơ đọc xong sẽ c̣n đi măi trong từng ngơ vắng linh hồn và sẽ tắt nghỉ ở tận đáy sâu Tiềm Thức.

Thế cho nên chúng tôi -thi sĩ tượng trưng- chúng tôi sẽ nói lên và chỉ nói lên bằng h́nh tượng, thứ ngôn ngữ tân kỳ, ngôn ngữ của những thế giới yêu ma, của những thế giới thần nhân mà cũng là của cái thế giới âu sầu đây nữa.

Bằng h́nh tượng, chúng tôi sẽ kể lại những câu chuyện xưa người ta kể cho chúng tôi nghe dưới ngọn đèn. Chúng tôi sẽ t́m hiểu linh hồn của những ca dao, tục ngữ. Chúng tôi sẽ tượng trưng hoá cái sức rung động của trẻ em trước một chuyện cổ tích hoang đường và cái sức rung động của gă nông phu trước những bản đồng dao thuần phác.

Cảm thâu những bài thơ siêu thực, chúng ta không được dùng lư trí, không được dùng cảm t́nh, nghĩa là không được chỉ dùng có một quan năng tách bạch của chúng ta -dù là quan năng nào đi nữa. Hăy đem tất cả linh hồn, hăy mở tất cả cửa ngách của tâm tư mà lư hội. Trận gió sẽ lên: tức khắc và đột nhiên, v́ thơ đă không cần lư luận.

Thói xấu của phần đông những người đọc thơ là t́m nghĩa trước khi t́m cảm giác. Họ đă tự tay đóng cửa lâu đài; đêm có xuống họ lại chạnh than và kêu gọi.

Đến cái h́nh thức cao nhất, thơ không c̣n lư luận, và cũng không c̣n phải tự dinh dưỡng bằng những thi đề rơ rệt. Chỉ cần có những phút mà Im Lặng rung lên. V́ trong im lặng có tất cả: những thành quách đang xây, những tinh cầu đang đổ vỡ. Thơ chỉ cần bắt được cái âm điệu khởi hành của một bài ca nào huyền mặc. Rồi cứ theo những định luật dan díu dị kỳ, những h́nh ảnh sẽ đua nhau đẩy xô trong một bản khiêu vũ mơ hồ cho hết lúc sẽ cùng nhau tắt thở. Và kẻ tiếp nhận thơ sực tỉnh, có nhớ lại cũng chỉ c̣n nhớ là ḿnh đă tỉnh một cơn mê. V́ hai bến bờ im lặng đă giao nhau và quăng thời gian xao động không c̣n di rớt lại một khe hở tâm tư, những giây phút đă vỡ ra không c̣n một minh xác.

Chúng tôi đă không cần tới thi đề, v́ thi đề của chúng tôi là tất cả một vũ trụ muôn chiều, và thi liệu của chúng tôi là tất cả mớ ngôn từ rộng răi.

Đi giữa bờ bến U Huyền và Hiện Thực, chúng tôi sẽ nói thay cho tiếng nói những loài ma. Chúng tôi sẽ khóc lên cho những nỗi oán hờn chưa giải. Chúng tôi sẽ bắt hiện lên những đường lối u minh. Chúng tôi sẽ kể lại những cuộc viễn du trong những thế giới âm thầm sự vật.

Có thể đem lại cho chúng ta một chút niềm quên? V́ chúng ta muốn quên và cần quên để sống. Thi ca thuở trước, thứ thi ca dựng xây trong cái quan niệm tính cổ truyền đă mất hẳn cái thế lực đó rồi. Chúng ta chỉ c̣n thấy nghèo nàn, vụn vặt, đắp lên trên cái trật tự đơn thuần, cái lư trí. Biết bao nhiêu thế kỷ người ta đă bắt thi nhân cùng sự vật phải đứng yên ở một điểm không gian bằng phẳng và trong một giây phút đọng ngưng. Người ta đă chẳng biết rằng một h́nh ảnh tĩnh chỉ làm cho chúng ta nhớ thương và hối tiếc. Một chiếc ảnh của người con gái khi xưa gợi lại một quăng đời hấp hối. Một người sẽ khóc măi đợi người đi, khóc măi cái sự chẳng đổi thay của góc vườn ụ đất. Và ở h́nh thức cao đẹp nhất của nó, một h́nh ảnh im ĺm chỉ làm cho chúng ta run sợ và run sợ với một cảm giác nông nghèo. Chúng ta hoảng hốt giữa non sâu, những luồng rung động đă hun hút đi qua như đi qua một khe cửa hổng. Trạng thái c̣n đây chỉ là một trạng thái phẳng bằng, một trạng thái vô cùng đơn sơ và nhạt nhẽo.

V́ thế, cái thi ca cổ rích, cái thi ca tĩnh của tiền nhân ngâm vịnh, của bọn lăng mạn khóc bạn chẳng làm chúng ta quên, v́ chẳng có thể đẩy đưa chúng ta theo những nhịp điệu bồng bênh của bản thanh âm hoàn vũ.

Thế cho nên chúng tôi -thi sĩ tượng trưng- chúng tôi sẽ đón về đây tất cả những thế giới quay cuồng, chúng tôi sẽ bắt một vầng trăng phải lặn, một ánh sao phải mờ đi, một chế độ phải tàn vong và một bài thơ phải vô cùng linh động.

Chúng ta có thể quên được chăng: cái xă hội âu sầu với một mớ dây ràng buộc? Chúng ta có thể quên được chăng trong cái sự nối tiếp u huyền của những thanh âm, mầu sắc?

Hăy đưa chúng ta đi. Đưa chúng ta ngược về dĩ văng, qua bờ tương lai, đưa chúng ta đi cho hết cơi dương trần, đi cho hết những trời xa đất lạ. Để chúng ta sống muôn ngàn cơi sống. Để chúng ta có hàng triệu năm già và vô vàn kư ức: kư ức của những dân tộc đă tàn vong, kư ức của những cơi đời xa thẳm, kư ức của những thế kỷ đă lùi xa. Để cho muôn ngàn kư ức chất chồng lên kư ức chúng ta, cái kư ức bi thương, cái kư ức đơn nghèo đă lượm thâu bằng những giác quan trần tục.

Trần Dần , Trần Mai Châu , Vũ Hoàng Địch

________________________________________

 

TRíCH THôNG CáO CẹA BAN THưấNG Vễ HẫI VăN NGHệ VIệT NAM NGàY 2-10-1956

 

I.- Vấn đề phê b́nh bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần

Trong bài thơ Nhất định thắng đăng trong tập Giai Phẩm Mùa Xuân đầu năm 1956, ban thường vụ nhận thấy có những khuynh hướng tư tưởng sai lầm nghiêm trọng cần phải phê b́nh. Tháng 2-1956, ban thường vụ tổ chức phê b́nh bài thơ đó. Vào lúc ấy, anh Trần Dần đang có một số vấn đề trong quân đội chưa được rơ ràng. Trong khi lănh đạo phê b́nh, ban thường vụ thiên về coi tác giả như một người có tư tưởng chống lại chế độ. V́ thế cách phê b́nh không đi sâu về phân tích mà nặng về chụp mũ, đao to búa lớn, trái với nguyên tắc và tinh thần đấu tranh tư tưởng trong nội bộ của văn nghệ chúng ta. Tiếp theo đó, báo Văn Nghệ lại đăng bài tường thuật cuộc phê b́nh thiếu thận trọng của anh Hoài Thanh nêu tính chất phản động của bài Nhất định thắng. Những sự việc ấy không những đă làm thương tổn đến cá nhân anh Trần Dần, mà c̣n gây nhiều lo lắng cho những người sáng tác văn nghệ. Mặc dầu liền sau đó, Phủ Thủ Tướng có phê b́nh, nhưng ban thường vụ không tự kiểm điểm kịp thời mà chỉ đăng lên báo Văn Nghệ bài thơ Đời đẹp lắm của Trần Dần, làm cho quần chúng không hiểu.

Ban thường vụ thừa nhận những sai lầm của ḿnh trong cách tổ chức và lănh đạo cuộc phê b́nh bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần. Hiện nay anh Trần Dần vẫn là hội viên Hội Văn Nghệ Việt Nam, và đang tiếp tục công việc sáng tác về cải cách ruộng đất do Hội tổ chức.

________________________________________

 

B̉N NHâN VăN-GIAI PHẩM TRưỚC TOà áN Dư LUậN (1958)

NHIềU TáC GIả, NHà XUấT BảN SỬ THậT, Hà NẫI

(trích)

 

 

Nghị quyết của các ban chấp hành các Hội Văn Học-Nghệ Thuật

 

Sau cuộc hội nghị ban chấp hành Hội Liên Hiệp VHNTVN ngày 4-6-1958, trong tuần lễ từ 21-6 đến 3-7-1958, lần lượt các ban chấp hành Hội Nhạc Sĩ, Hội Mỹ Thuật, Hội Nhà Văn đă họp kiểm điểm t́nh h́nh công tác trong thời gian vừa qua, thi hành kỷ luật đối với một số hội viên tích cực hoạt động trong nhóm phá hoại "Nhân Văn-Giai Phẩm", chấn chỉnh lại các ban chấp hành và thảo luận về công tác sắp đến để đẩy mạnh phong trào văn học nghệ thuật tiến lên, phục vụ đắc lực hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Qua các bản báo cáo trong các cuộc hội nghị, th́ trong hơn một năm qua, từ ngày thành lập các Hội Nhạc Sĩ, Hội Mỹ Thuật, Hội Các Nhà Văn, công tác ở các ngành âm nhạc, mỹ thuật, văn học đều có những bước tiến cụ thể. Nhưng đồng thời bọn "Nhân Văn-Giai Phẩm" cũng đă tiếp tục hoạt động lũng đoạn cơ quan các Hội văn học nghệ thuật, nhất là cơ quan Hội Nhà Văn, nhằm chống lại chế độ, chống lại Đảng và nhân dân. Các đồng chí phụ trách ở các Hội, nhất là Hội Nhà Văn, đă nhận ra và kiểm điểm về các sai lầm của ḿnh trước các hội nghị.

 

Chiếu theo điều lệ của các Hội, các ban chấp hành đă nhất trí thi hành kỷ luật đối với một số người trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm" đă hoạt động phá hoại nghiêm trọng ở các Hội.

Ban chấp hành Hội Nhà Văn cảnh cáo và khai trừ Hoàng Cầm ra khỏi ban chấp hành, cảnh cáo và cho Hoàng Tích Linh rút khỏi ban chấp hành. Ban chấp hành Hội Mỹ Thuật cảnh cáo Sỹ Ngọc và chấp nhận việc Sỹ Ngọc và Nguyễn Sáng xin rút khỏi ban chấp hành. Ban chấp hành Hội Nhạc Sĩ sáng tác chấp nhận việc Văn Cao và Nguyễn Văn Tư xin rút khỏi ban chấp hành.

Các cuộc hội nghị của các ban chấp hành cũng đă nhất trí quyết định khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi Hội Nhà Văn, Trần Duy ra khỏi Hội Mỹ Thuật; khai trừ trong thời hạn 3 năm: Trần Dần, Lê Đạt (Hội Nhà Văn), Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng (Hội Nhạc Sĩ sáng tác); và cảnh cáo một số hội viên khác đă tích cực hoạt động trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm".

(Tạp chí Văn Nghệ, số 14, tháng 7-1958)

________________________________________

HUY VâN

MẫT TâM HỎN đỎI TRễY: TRầN DầN

 

Xưa nay có nhiều người, tuy xuất thân hư hỏng, quá khứ xấu xa, sau nhờ có ánh sáng của Đảng, của cách mạng và nhờ có tinh thần tự nguyện tự giác cố gắng cải tạo, mà ngày nay đă trở thành những người hữu ích, những người cách mạng. Trần Dần không thuộc vào lớp đó.

Nhiều người ở Nam Định đều biết Trần Dần là con một nhà địa chủ và tư sản đă dựa vào thế lực thực dân để bóc lột nhân dân lao động. Sống trong một gia đ́nh "ngồi mát ăn bát vàng" như vậy, Trần Dần đă sớm đi vào con đường trụy lạc, bê tha. Khoảng từ năm 1943, Trần Dần đă là học tṛ của một bọn văn sĩ tơ-rốt-kít.

Cách mạng tháng Tám thành công, trong lúc số lớn thanh niên ta đều đem trái tim và tuổi trẻ của ḿnh cùng với cha, anh đón chào thắng lợi của cách mạng, th́ "trái tim, khối óc" của Trần Dần vẫn ngập trong khói thuốc phiện. ở Hà Nội cuối năm 1946, cả dân tộc sắp đi vào kháng chiến toàn quốc, th́ Trần Dần cùng với Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch đă lập ra nhóm "thi sĩ tượng trưng" viết báo Dạ Đài để cho ra cái tuyên ngôn ngày 16-11-1946 với những câu: "Chúng tôi, một đoàn vong gia thất thổ, đă đầu thai nhằm lúc sao mờ..." Rồi giữa đêm 19 tháng Chạp, trong lúc bộ đội và nhân dân thủ đô xông vào khói lửa chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, th́ Trần Dần và những kẻ cùng nhóm vẫn c̣n chạy chọt để ḥng cho ra số 2 của báo Dạ Đài sặc mùi thuốc phiện! Những việc kể trên đây có thể tóm tắt phần nào cái thái độ lạc lơng xa lạ của Trần Dần đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn dân ta. Trần Dần cũng đi vào kháng chiến, nhưng vẫn không chịu từ bỏ những quan điểm nghệ thuật sa đoạ của hắn. Trong "nhóm văn nghệ Sơn La", hắn đă vẽ toàn lối tối tăm khó hiểu, biến h́nh ảnh anh dũng và đẹp đẽ của bộ đội ta thành những h́nh thù rất quái gở, làm thơ cũng vậy. ở Sơn La, cái lối sống và quan niệm sáng tác đă đưa Trần Dần đến nhiều sai lầm, bị thi hành kỷ luật.

Mặc dù tư tưởng của Trần Dần có nhiều bê bết của cái cũ, Đảng và quân đội ta vẫn hết ḷng giáo dục, cải tạo. Chính v́ muốn cải tạo Trần Dần có kết quả hơn, mà sau các kỳ chỉnh huấn, tổ chức của ta đă giúp cho hắn đi vào thực tế chiến đấu của bộ đội, tạo điều kiện cho hắn viết được cuốn "Người người lớp lớp" với ít nhiều tiến bộ về nội dung, song nghệ thuật vẫn c̣n non kém. Với cuốn sách đó, đáng lẽ Trần Dần phải tự thấy ḿnh c̣n phải cố gắng nữa, nhưng trái lại, hắn đă vội dương dương tự đắc, lấy đó làm cái vốn để yêu sách Đảng và quân đội.

... Khi về Hà Nội mới giải phóng, Trần Dần đă bất chấp cả tám chính sách và mười điều kỷ luật vào thành của chính phủ, bất chấp cả kỷ luật quân đội, tự do bỏ doanh trại ra ngoài sinh hoạt bê tha.

Mỗi lần về đơn vị, Trần Dần và bọn theo hắn dùng cách dương đông kích tây, cô lập người tốt, về hùa nhau đ̣i tự do, đ̣i bỏ nội quy để chúng được tự do sống theo cái lối trụy lạc của chúng.

Giữa lúc những phần tử lạc hậu trong giai cấp tư sản ầm ĩ đ̣i đảm bảo cái thứ tự do "bóc lột", đầu cơ buôn lậu của chúng, th́ trong bộ đội, Trần Dần lên tiếng đ̣i tự do tuyệt đối, đ̣i lối sống đồi trụy và xuất bản những thơ văn chống chế độ. Trần Dần đă dùng lối "bắt rễ xâu chuỗi" tập hợp những phần tử xấu trong văn nghệ quân đội như Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Tích Linh, Trúc Lâm để kéo bè kéo cánh hoạt động chống đối với cơ quan lănh đạo. Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hoàng Yến đă lợi dụng việc phê b́nh tập thơ Việt Bắc và phong trào phê b́nh văn học lúc bấy giờ để lôi kéo vây cánh đả vào cán bộ chính trị và đường lối văn nghệ phục vụ chính trị. Lợi dụng thắc mắc của một số anh em văn nghệ quân đội, Trần Dần đă nấp dưới chiêu bài "chống công thức", "đi t́m cái mới", chỉ huy cái bào thai "Nhân Văn-Giai Phẩm" trong quân đội, kéo bè kéo cánh đả kích lănh đạo và tụ tập nhau đề ra cái gọi là "chính sách về văn nghệ trong quân đội", công khai và trắng trợn đ̣i "văn nghệ phải độc lập với chính trị", "trả quyền lănh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ". Trước thái độ khiêu khích của bọn Trần Dần, tổ chức trong quân đội đă nhiều lần khuyên răn họ trở lại con đường đúng. Nhưng bọn Trần Dần vẫn tiếp tục ngoan cố. Bọn Trần Dần đă hoạt động như những phần tử tác động tinh thần.

Để truyền bá những tư tưởng phản động của ḿnh, Trần Dần đă dự định ra khỏi quân đội, mưu viết báo chống lại chế độ. Sau khi cùng với Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Văn Cao, Hoàng Cầm mặc cả với những phần tử tư sản phản động về cái chức chủ bút một tờ báo tư với số lương tháng 10 vạn đồng, Trần Dần đă viết đơn xin ra khỏi Đảng và quân đội. Những phần tử xấu trong văn nghệ bộ đội cũng hùa theo hắn viết thư "xin ra". Mặc dù Trần Dần đă đi đến chỗ rất xấu như vậy, chi bộ vẫn giữ phương châm kiên nhẫn giáo dục. Song hắn vẫn ngoan cố, lại dùng những lời lẽ khiêu khích chi bộ. Toàn thể chi bộ đă nhất trí quyết nghị khai trừ hắn ra khỏi Đảng.

Trong bài "Con người Trần Dần" đăng ở Nhân Văn số 1, để làm ra bộ Trần Dần là kẻ vô tội, bọn Nhân Văn đă đưa ra một thứ Trần Dần vô tư không hề biết chuyện bài ḿnh đăng trong cái tập Giai Phẩm Mùa Xuân năm 1956. Sự thật th́ khác hẳn. Sau khi đă ngoan cố chống lại quân đội, Trần Dần đă ra bàn với Văn Cao, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng, Hoàng Cầm để âm mưu đẻ ra cái Giai Phẩm Mùa Xuân năm 1956 với ư định tập họp nhau lại bôi nhọ chế độ ta. Chính từ cái Giai Phẩm Mùa Xuân này đă bắt đầu thành h́nh một nhóm chống Đảng, chống nhân dân. Hồi ấy là lúc quân đội đă cho Trần Dần xuống nông thôn để nh́n thấy thực tế mà sửa ḿnh, nhưng hắn ta chẳng hề tỉnh ngộ, c̣n viết chuyện Lăo Rồng và chuyện Anh C̣ Lấm để ám chỉ cán bộ Đảng và chửi cải cách ruộng đất.

Vừa tích cực tham gia Giai Phẩm Mùa Xuân, Trần Dần vừa tiếp tục nói những lời chống Đảng và có những hành động khả nghi bỏ nơi công tác về Hà Nội sinh hoạt trụy lạc. Hắn đă vi phạm nặng kỷ luật bộ đội. V́ mục đích bảo vệ sự nghiêm chỉnh của kỷ luật quân đội, tổ chức bộ đội đă phải cho giữ Trần Dần để kiểm thảo, đi tới cải tạo. Nhưng v́ quen cái lối đập đầu vu vạ của bọn khách nợ địa chủ, Trần Dần đă lấy một lưỡi dao cạo râu kéo da cổ ra, cứa ngoài da, rồi lu loa lên dọa tự tử, ḥng gây dư luận xấu đối với quân đội. Trước thái độ kiên quyết của tổ chức bộ đội, Trần Dần đành vờ viết một bản kiểm thảo nhận những sai lầm của hắn và tự đề ra một kế hoạch sửa chữa. V́ thấy thái độ của Trần Dần có biểu hiện chuyển biến, tổ chức đă đưa hắn về đơn vị giữ nguyên chức vụ cũ, và về sau lại cho chuyển ngành theo nguyện vọng. Nhưng liền sau đó, hắn đă tráo trở ngay. Hắn đă mưu mô với Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trần Duy, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Văn Cao cho viết ra cái hồi kư "Con người Trần Dần". Đó là một bài đầy rẫy những chuyện vu cáo. Khi bài "Con người Trần Dần" vừa ló ra, nhiều đồng chí trong và ngoài bộ đội biết chuyện đă từng viết bài muốn vạch sự thật về vụ Trần Dần. Biết cái mưu mô gian tà của ḿnh khó lọt, Trần Dần và Hoàng Cầm đều hứa với các cơ quan có trách nhiệm, xin tự cải chính. Nhưng rồi hắn không cải chính, Trần Dần cũng như Lê Đạt đă viết rất nhiều bài cho Nhân Văn-Giai Phẩm kư bằng nhiều tên khác nhau. Trần Dần c̣n mớm ư cho kẻ khác viết (Như Mai bài Thi sĩ máy, Mai Hanh bài Xuống trần, vv...) hoặc tự tay sửa bài của bọn khác. Nếu lấy tất cả những bài Trần Dần đă viết cho Nhân Văn-Giai Phẩm (đă đăng, hoặc chưa đăng) đem thống kê lại th́ ta thấy Trần Dần đă đả kích vào rất nhiều mặt quan trọng của chế độ ta: từ các đường lối chính trị trong nước đến quan hệ quốc tế, từ sự lănh đạo của Đảng trong văn nghệ đến sự lănh đạo chung của Đảng. Sau khi âm mưu chuyển mạnh sang hành động chính trị của nhóm Nhân Văn bị bại lộ, Trần Dần đă cùng với Văn Cao t́m cách "cứu" cho bè lũ. Đến khi báo Nhân Văn bị cấm và nhóm Nhân Văn bị dư luận quần chúng vạch mặt, th́ Trần Dần lại ra sức gặp những kẻ cùng nhóm để động viên và giữ vững tinh thần, rồi lại tập hợp nhau tiếp tục hoạt động với những âm mưu mới, tinh vi và nham hiểm hơn...

Báo Nhân Dân, ngày 25-4-1958

________________________________________

Tẩ HữU

NH́N LạI 3 NăM PHá HOạI CẹA NHÓM NHâN VăN-GIAI PHẩM

 

... Những hoạt động phản động và phản bội của chúng đă tiến hành từng bước theo kế hoạch "ăn từng miếng" như tiếng chúng quen dùng.

 

Bước thứ nhất bắt đầu từ mặt trận văn nghệ đả kích Đảng và chế độ ta.

Mọi kẻ thù của dân tộc và của nhân dân lao động trong thời đại ta ngày nay, thời đại thắng lợi của chủ nghĩa xă hội, đều hiểu rơ Đảng của giai cấp công nhân là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng, v́ lẽ dễ hiểu: những người cộng sản là những người được tin yêu nhất của dân tộc, của nhân dân.

Bọn thù địch của Tổ Quốc và nhân dân ta cũng thế, thèm muốn đen tối của chúng luôn luôn là: đánh đổ sự lănh đạo của Đảng ta để có thể xoá bỏ chế độ dân chủ nhân dân ở miền Bắc. "Tố cộng, chống cộng" là chủ đề chính trong tuyên truyền của Mỹ-Diệm ở miền Nam, cũng như của các chủ nghĩa đế quốc khác; "tố cộng ở trong ḷng cộng" là nhiệm vụ hàng đầu mà chúng giao cho tay sai của chúng ở miền Bắc.

Bọn cầm đầu nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm, những kẻ từ lâu đă nuôi sẵn trong ḷng sự hằn thù đối với chế độ ta và những người cộng sản, tất nhiên cũng hoạt động theo hướng đó. Học kinh nghiệm của bọn phản động quốc tế, bọn phá hoại ở nước ta cũng áp dụng cái thuật đánh từ mặt trận văn nghệ, là một miếng đất c̣n sơ hở của cách mạng, và phối hợp "nội công" với "ngoại kích". Như nhiều người trong bọn họ đă thú nhận, cuộc tấn công vào chế độ ta và Đảng ta đă bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi hoà b́nh vừa lập lại.

Trong khi bọn gián điệp c̣n giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tơ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lượng ở trường đại học, th́ bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong Pḥng Văn Nghệ Quân Đội, đă kết thành một bè phái chống Đảng trong văn nghệ.

Như lời thú tội của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, cuộc phê b́nh tập thơ Việt Bắc là do cái bè phái ấy sắp đặt, để đánh vào sự lănh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng, đường lối phục vụ chính trị cách mạng, phục vụ công nông binh, và để đề xướng cái "điệu tâm hồn" ruỗng nát của chủ nghĩa cá nhân tư sản, mở cửa cho lối sống tự do sa đoạ.

Đương nhiên cái "điệu tâm hồn" ấy của Lê Đạt xướng lên không thể nào hoà được với cái điệu lớn của cách mạng, và cũng rất tự nhiên nó chỉ hoà được với "tiếng sáo tiền kiếp" lóc gân của tên mật thám Trần Duy.

Cũng lúc ấy, bọn Trần Dần, Tử Phác -những đứa con hư hỏng của Hà Nội cũ- nay lại trở về với những "cảnh cũ người xưa" bỗng cảm thấy đời sống trong quân đội "nghẹt thở", chỉ v́ thiếu cái tự do trở lại đời sống trụy lạc cũ. Đối với chúng, đời sống trong quân đội cách mạng chỉ c̣n là "những sợi dây xích trói buộc phải phá mà ra". Được tiêm thêm ít nhiều chất phản động của Hồ Phong, Trần Dần gióng lên "Tiếng trống tương lai", chửi cán bộ chính trị là "người bệnh", "người ḍi", "người ụ". Cùng Tử Phác khiêu khích những anh em khác, hắn tổ chức một cuộc đấu tranh "buộc lănh đạo thực hiện mọi yêu cầu" của họ.

Họ đ̣i thực hiện những ǵ? "Trả quyền lănh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội. Thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội. Thành lập trong quân đội một Chi Hội Văn Nghệ trực thuộc Hội Văn Nghệ, không qua Cục Tuyên Huấn và Tổng Cục Chính Trị." Tóm lại là thủ tiêu sự lănh đạo của Đảng và kỷ luật của quân đội đối với họ. Và đúng như Trần Dần đă thú nhận, "cuộc đấu tranh chính sách chỉ là cái cớ để chúng tôi khoét mâu thuẫn giữa quần chúng và lănh đạo". Phá phách không hiệu quả, họ kéo nhau ra khỏi quân đội, ḥng làm cho Pḥng VNQĐ v́ thiếu họ mà tê liệt. May thay, chính v́ "thiếu họ" từ đó mà những tài năng mới trong quân đội càng nảy nở thêm lên.

Những "điệu tâm hồn" và "tiếng trống" của bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt và Trần Dần, Tử Phác, không gợi được sự chú ư của ai, nhưng cũng có vài kẻ tri âm hưởng ứng.

Không phải ngẫu nhiên mà báo Nói Thật của Hoàng công Khanh, một kẻ đă bán ḿnh cho địch trong thời tạm bị chiếm, lúc đó bỗng đăng "vu vơ" một bài của Lỗ Tấn viết ngày xưa trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ Tưởng giới Thạch, dưới đầu đề: "Bước chia tay giữa văn nghệ và chính trị". Nhưng đọc nó, ai không thấy ác ư của những kẻ đă quen nghề "tác động tinh thần", lên tiếng chào mừng bọn chống chế độ, chống Đảng.

Trong bóng tối, vẫn có những kẻ không phải ta, sục sạo đánh hơi chờ đợi. Thời cơ ra mắt chưa lợi cho chúng, hăy để cho lũ chống Đảng hoạt động, và giúp đỡ họ từ xa. Với túi tiền của bọn tư sản phản động và nhà xuất bản Minh Đức, Nguyễn Hữu Đang càng tích cực phá hoại, lôi kéo một số văn nghệ sĩ lạc hậu, mở rộng hoạt động phản bội của hắn. Đầu năm 1956, con ngựa Minh Đức(1) hí hửng thồ mấy cái tên ra mặt chửi chế độ, chửi Đảng, trên Giai Phẩm Mùa Xuân.

Hăy nghe Trần Dần thú nhận về bài thơ Nhất định thắng của hắn: "Làm với dụng ư xuyên tạc sự thật, bôi đen miền Bắc... Nêu cảnh thất nghiệp, hàng ế, đi Nam, hai năm không thống nhất... luôn luôn lắp lại cái điệp khúc ổmưa sa trên mầu cờ đỏỗ để nhấn mạnh Đảng là nguyên nhân của cái xă hội thê thảm này..."

Bên cạnh Trần Dần là những tiếng tục tằn khác, chửi bóng gió những cán bộ là "mèo", là "sên" và inh ỏi cái thùng sắt tây Lê Đạt kêu "Mới! Mới!", "Bay cho cao, bay cho xa!". Người ta biết chữ "bay" ấy về sau chỉ c̣n có nghĩa "vù" (đi Nam) như bọn Lê Đạt đă nói rơ.

Cái gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân ấy lập tức bị chỉ trích thu hồi. Cơ quan lănh đạo của Đảng và Hội Văn Nghệ một lần nữa cố gắng giáo dục, nghiêm khắc phê b́nh họ và thật t́nh vẫn muốn coi họ như những người rối trí, lạc đường.

Họ im đi, nhưng lại để ŕnh cơ hội phục thù.

Lợi dụng lúc khó khăn, ra mặt phản cách mạng, đánh thẳng vào chế độ và sự lănh đạo của Đảng, chống lại nền chuyên chính dân chủ nhân dân, âm mưu gây biến động.

Đại hội lần thứ 20 của ĐCS Liên Xô với những luận điểm có giá trị lịch sử và quốc tế lớn lao, đă làm nức ḷng những người cộng sản và tiến bộ trên thế giới, tất nhiên làm cho bọn phản động khắp các nước hết sức hoảng sợ. [...] Nhân cơ hội ĐCS Liên Xô dũng cảm phê phán tệ sùng bái cá nhân và những sai lầm của đồng chí Stalin, chúng lập tức khuấy lên một luồng gió độc tấn công vào các nước XHCN, chửi rủa Liên Xô và các Đảng cộng sản. [...]

Giới văn nghệ, qua một lớp nghiên cứu những quan điểm Mác-Lênin về văn nghệ, cũng thẳng thắn phê b́nh những khuyết điểm lệch lạc trước nay trong phong trào và trong lănh đạo về mặt văn nghệ. Nhưng bọn phá hoại bấy lâu mài sẵn nanh vuốt, liền nắm ngay cơ hội ấy để làm đục không khí phê b́nh lành mạnh.

Đến đây, bọn Nguyễn Hữu Đang cùng bọn gián điệp Thụy An kết thành một khối công khai chửi rủa kháng chiến, lợi dụng diễn đàn hội nghị đả kích sự lănh đạo của Đảng ta, đ̣i phải bỏ đường lối văn nghệ của Đảng, phải thay đổi chính sách và tổ chức của Đảng trong văn nghệ.

T́nh h́nh nước ta lúc đó đang trải qua một cuộc thử thách lớn. Đảng ta phát hiện những sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức. Đời sống của nhân dân ở thành thị c̣n khó khăn, lại bị bọn tư sản đầu cơ uy hiếp.

Thế giới cũng đang c̣n sóng gió; từ những vụ lộn xộn ở Ba Lan đến cuộc biến động phản cách mạng ở Hungari; chiến tranh Anh-Pháp xâm lược Ai Cập.

Dư luận xă hội đang nhiều nỗi phân vân, càng thêm xôn xao lo lắng.

Trong lúc các loại phản động trong xă hội, cùng những lưu manh cao bồi ngóc đầu dậy như những con vắt ghê tởm, bọn phá hoại trong văn nghệ càng hoạt động dữ. Tái bản Giai Phẩm Mùa Xuân và liên tiếp xuất bản các tập Giai Phẩm Mùa Thu, Mùa Đông, Đất Mới (2).Với báo Nhân Văn ra đời lúc đó, bọn phá hoại ngày càng tự lột trần chân tướng.

Báo Nhân Văn công nhiên là lá cờ phản cách mạng, đánh thẳng vào Đảng và nhà nước, chống lại nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Nó là tiếng gọi tập hợp của những phần tử phản động, kích thích những phần tử bất măn đi vào con đường phản nghịch. Sặc mùi thù địch, nó là một vũ khí tuyên truyền phản động công khai dưới chế độ ta, được mọi thành phần phá hoại tích cực ủng hộ, truyền bá ở các thành thị, trong các trường học, với cái chất ngông nghênh, phá phách và trụy lạc. Nó trở thành một thứ "món ăn tinh thần" của bọn cao bồi và lưu manh trên các đường phố, của một số thanh niên lạc hậu thèm khát phiêu lưu, hưởng lạc và kích thích họ vào con đường tội lỗi.

Trong cái công ty phản động Nhân Văn-Giai Phẩm ấy thật đủ mặt các "loại biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn tơ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của ḿnh, cố t́nh chống lại cách mạng và chế độ.

Chính v́ thế mà bọn đế quốc, nhất là Mỹ-Diệm, nhiệt liệt ủng hộ chúng. [...]

Báo Nhân Văn ra từ số 1, lập tức bị báo chí, nhất là báo Nhân Dân của Đảng phản đối. Báo Nhân Văn ra đến số 3, quần chúng và các báo càng kịch liệt lên án. [...] Trong lúc đó đài báo của Mỹ-Diệm ngày ngày gióng giả cổ vơ bọn phản động và phản bội mà chúng gọi là "những nhà trí thức văn nghệ dũng cảm", "những chiến sĩ của tự do". Những tiếng khen của quân thù làm cho chúng càng thêm "say mê" như Hoàng Cầm nói, trong khi cuộc bạo động phản cách mạng đă nổ ra ở Hungari càng như đổ dầu vào lửa.

Chúng chuẩn bị tiến lên bước nữa.

Với sự thuyết phục của Trần Đức Thảo, báo Nhân Văn càng chuyển mạnh sang chính trị, nghĩa là đi đến "hành động quần chúng". [...] Nhân khóa họp Quốc Hội thứ 6 sắp đến, bọn phá hoại tưởng thời cơ đến cho chúng, kêu gọi quần chúng hành động, biểu t́nh phản cách mạng. Đó là nội dung của Nhân Văn số 6, số cuối cùng mà công nhân nhà in Xuân Thu mặc dù bị chúng đe doạ, mua chuộc, đă kiên quyết không in và lôi chúng ra ánh sáng. Một bước nữa, không phải chúng sẽ treo cổ những người cộng sản và những người yêu nước khác, mà trái lại. Cũng là phúc cho chúng.

[...] Báo Nhân Văn bị cấm. Tuy vậy, Đảng và chính quyền ta vẫn muốn kiên tŕ giáo dục cho bọn chúng trở lại đường ngay lẽ phải, nên không dùng biện pháp khác.

Lợi dụng ḷng khoan hồng của Đảng, nhà nước, và của số đông anh em văn nghệ, bọn phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm lại bày mưu khác. Từ đấy, thủ đoạn của chúng phải khôn khéo hơn, "vơ phải kín" hơn, như Trần Dần đă bộc lộ ở lớp học tập vừa qua.

Giấu mặt phá hoại, lũng đoạn Hội Nhà Văn và các cơ quan nghệ thuật, xây  “pháo đài" chống cách mạng ở trường đại học.

Trung ương Đảng ta triệu tập hội nghị đảng viên văn nghệ giữa tháng 12-1956 để thống nhất nhận thức tư tưởng trong hàng ngũ Đảng về t́nh h́nh văn nghệ, phê phán báo Nhân Văn, vạch phương hướng tiến tới. Trong không khí đoàn kết tin tưởng của Quốc Hội khoá thứ 6, giới văn nghệ phấn khởi tiến tới Đại Hội Văn Nghệ toàn quốc lần thứ hai. [...] Đại Hội Văn Nghệ họp, dưới ánh sáng của bức thư Trung Ương Đảng và bản báo cáo quan trọng của đồng chí Trường Chinh. [...] Và Đại Hội nhất trí lên án nghiêm khắc tính chất phá hoại của báo Nhân Văn cùng những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ.[...]

Tuy vậy bộ mặt thật của nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm vẫn chưa bị lột trần. [...] Thậm chí trong Đảng, có vài đảng viên như Văn Cao, do chủ nghĩa cá nhân nghiêm trọng, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng chính trị đối địch và đường lối văn nghệ tư sản trụy lạc, đă câu kết và tích cực giúp sức cho bọn phá hoại hoạt động. [...] Sự ngây thơ về chính trị của số đông -kể cả một số cán bộ phụ trách - nhất là trong Hội Nhà Văn, đă đưa đến t́nh trạng mất cảnh giác nghiêm trọng từ đó về sau.

Nhưng bọn phá hoại vẫn luôn luôn thức tỉnh. Học mánh khoé của quân thù và vận dụng cả phương pháp hoạt động của cách mạng dưới chế độ địch, nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm [...] đă rải quân vào các Hội văn học nghệ thuật nằm trong các ban chấp hành, chui vào các bộ phận chủ yếu.

Chúng phân công nhau: Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm ở Hội Nhà Văn; Sỹ Ngọc ở Hội Mỹ Thuật; Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh ở Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu; Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng ở Hội Nhạc Sĩ... C̣n Nguyễn Hữu Đang, hắn vẫn tiếp tục làm vai tṛ của kẻ tổ chức phá hoại cùng bọn gián điệp Thụy An, bọn tơ-rốt-kít Trương Tửu, "quân sư" Trần Đức Thảo và những kẻ khác...

Từ đấy [...] phương pháp "sáng tác" của chúng là phương pháp của bọn phá hoại giấu mặt mà Trần Dần gọi là dùng "biểu tượng hai mặt". [...] Cứ như vậy, Hội Nhà Văn và một số cơ quan nghệ thuật dần dần bị lũng đoạn, đi xa dần đường lối chính trị của Đảng. Báo Văn là một cái thước đo rất rơ t́nh trạng nguy hiểm ấy. Cơ quan lănh đạo của Đảng - Tiểu Ban Văn Nghệ Trung Ương- đă nhiều lần liên tiếp nhắc nhở, phê b́nh những người phụ trách, nhưng một số đồng chí ấy vẫn bỏ ngoài tai, dương dương tự đắc, cho ḿnh "hiểu văn nghệ, có kinh nghiệm nhà văn hơn Đảng". Báo Học Tập, cơ quan lư luận của Trung ương Đảng lên tiếng phê b́nh, đặt lại vấn đề biểu hiện cuộc sống mới, con người mới. Không những không tiếp thu, một số người phụ trách báo Văn lại c̣n công nhiên cự tuyệt phê b́nh, tuôn lời đả kích báo Đảng, khinh miệt quần chúng.

Được bọn Nhân Văn cổ vơ, khen ngợi, báo Văn lại cho ra cả một loạt bài và tranh của bọn Nhân Văn ra mặt chống Đảng, đả kích dư luận phê b́nh, bôi đen chế độ: Hăy đi măi của Trần Dần, Lời mẹ dặn của Phùng Quán, Một phương pháp xây dựng nghệ thuật của Trần Duy, Ông Năm Chuột của Phan Khôi, Đống máy của Minh Hoàng, không kể những bài thâm độc khác.

Số đông văn nghệ sĩ, cán bộ và quần chúng nói: Báo Văn đă rơ nét chữ Nhân đằng trước!

Đúng như vậy. V́ nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm đă lũng đoạn nặng nề về tư tưởng và tổ chức, những cơ quan xung yếu của Hội Nhà Văn: từ báo Văn đến nhà xuất bản, từ Ban Nghiên Cứu Sáng Tác, Ban liên lạc với nước ngoài đến Câu Lạc Bộ, Quỹ Sáng Tác. [...] Cuộc kiểm tra công tác Hội Nhà Văn đă phơi bày tất cả sự thật nguy hiểm ấy. Cuộc kiểm tra tiến hành sang các cơ quan khác, cũng có những hiện tượng như vậy với những mức độ khác nhau. [...]

Cho đến khi, dưới ánh sáng của nghị quyết Bộ Chính Trị, mở ra hai lớp học tập cho ngót 500 anh chị em văn nghệ sĩ, qua một cuộc đấu tranh kiên quyết th́ mặt nạ của nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm mới hoàn toàn bị rơi xuống đất. [...] Cùng một lúc, qua cuộc học tập đấu tranh trong các trường đại học, chủ yếu ở Khoa Văn, Khoa Sử, bọn tơ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo khoác áo giáo sư cũng mới phơi trần chân tướng. [...]