... Những ngày cuối cùng của cuộc đấu tranh quyết liệt, Trần Dần nói, như một tên "tướng" bại trận: "Nhân Văn đến đây mới thật chết".

... Nhưng rồi như mọi người đều biết. Đến lớp học vừa qua, những phần tử ngoan cố nhất, trong bọn họ đă cố thủ từng bước, giở nhiều thủ đoạn phá hoại đến cùng, cho đến khi, trước nhiều chứng cớ không thể chối căi, tất cả bọn họ phải bước đầu thú nhận tội lỗi.

(Báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm trong hội nghị ban chấp hành Hội Liên Hiệp VHNTVN họp lần thứ III ngày 4-6-1958 tại Hà Nội)

________________________________________

HỎNG CươNG

 

... Không phải ngẫu nhiên mà chúng chọn tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu để phê b́nh. Chúng ta biết tập thơ Việt Bắc là một trong những tập thơ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến và Tố Hữu là người được Trung Ương và chính phủ ta giao cho nhiệm vụ lănh đạo văn nghệ. Hạ được tập thơ Việt Bắc và hạ được Tố Hữu xuống là hạ được cả giá trị văn nghệ kháng chiến xuống và hạ được sự lănh đạo văn nghệ của Đảng và chính phủ xuống.

... Chúng vu khống chế độ ta là cộng sản thời trung cổ (communisme du moyen âge), là cộng sản phong kiến (communisme féodal), chế độ ta là cộng sản suy đồi (dégénérescence du communisme), chúng xuyên tạc và nguyền rủa chỉnh huấn của ta là đồi trụy tinh thần (avilissement de lỗésprit), là nô dịch hoá tư tưởng (esclavage de la pensée). Chúng chế giễu chính sách đăi ngộ của ta là "bổng lộc" vua ban, huân chương của ta là "mề đay" của đế quốc. Không khác ǵ Phan Khôi đă ví chế độ ta với một triều đại phong kiến nào đó.

... Có lần chính Trần Dần đă túm lấy cổ một đồng chí lúc đó làm trưởng Pḥng Văn Nghệ Quân Đội mà chửi và chực đánh. Chính cái h́nh ảnh côn đồ này đă được Nguyễn Hữu Đang trâng tráo và hèn mạt xoay ngược lại rồi gợi ư cho Sỹ Ngọc vẽ lại thành bức tranh đồng chí Hoài Thanh nắm cổ Trần Dần trên báo Nhân Văn.

... Như đối với Tô Hoài th́ Trần Dần đă cho Lê Đạt tâng bốc Tô Hoài lên là đương kim vô địch về sáng tác và kích Tô Hoài viết bài trên báo Văn để chống lại báo Học Tập. Như đối với Văn Giáo, khi triển lăm xong có yêu cầu Trần Dần viết cảm tưởng về pḥng triển lăm của ḿnh, Trần Dần không viết ngay mà hỏi cảm tưởng Văn Giáo thế nào rồi căn cứ vào ư kiến của Văn Giáo mà viết, lại khích thêm vào để xúi Văn Giáo chống lại lănh đạo(3). Như đối với Phùng Quán và Phan Vũ th́ chủ trương "chẳng cần xúi giục một việc ǵ cụ thể, chỉ cần khích một câu" là Phùng Quán và Phan Vũ sẵn sàng làm đủ mọi việc mà Trần Dần muốn, như Phùng Quán và Phan Vũ đă tự kiểm thảo là trong thời kỳ Nhân Văn chờ khi có biểu t́nh nổ ra là sẵn sàng xung phong vác cờ đi đầu và cầm súng bắn vào Đảng và chính phủ(4).

Báo Quân Đội Nhân Dân, số 437, ngày 11-4-1958

________________________________________

HỎNG CHươNG

... Trần Dần viết bài Hăy đi măi có vẻ rất "tả", rất "tiên phong", "cách mạng hơn những người cách mạng", "cộng sản hơn Đảng cộng sản". Trần Dần viết:

Tôi chửa có khi nào quên táo bạo

nào là:

Tôi có thể mắc nhiều tội lỗi

            Chẳng bao giờ quá ngu si mắc tội: nằm ́

Tôi có thể mặc thây ngàn tiếng chửi tục tằn

Trừ tiếng chửi: sống không sáng tạo

Chúng ta thấy ở đây cái tinh thần "táo bạo để mà táo bạo", "sáng tạo để mà sáng tạo", cái tinh thần "luôn luôn phản kháng", "luôn luôn phá phách", không cần biết phản kháng cái ǵ, phá phách cái ǵ. Chúng ta gặp lại ở đây cái tinh thần của Ăng-đờ-rê Gít-đơ. Ăng-đờ-rê Man-rô đă nói nhiều đến sự nổi loạn, cho sự nổi loạn ấy không cần có mục đích ǵ cả, tự bản thân cái sự nổi loạn ấy là cái lẽ sống của nghệ thuật. Man-rô cũng xướng lên thứ triết lư hành động để hành động. Chính thứ triết lư này đă đào tạo ra hàng loạt người máy để đi đánh thuê cho bọn phát xít và Man-rô nghiễm nhiên trở thành một thứ quân sư cho đảng Đờ Gôn, một tổ chức phát xít mới ở nước Pháp. Chính Trần Dần và nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm đă tôn thờ cái thứ triết lư "nổi loạn", "hành động" đó. Trần Dần không sợ "mắc nhiều tội lỗi", cả đến tội chống Đảng, chống nhân dân, Trần Dần cũng không từ, miễn là Trần Dần không "mắc tội nằm ́", miễn là Trần Dần có thể "đập phá", "nổi loạn" để tỏ ra ta đây "táo bạo", không cần biết "táo bạo" để làm ǵ. Có như thế Trần Dần mới có thể buông lỏng con "người hùng" ở trong "con người Trần Dần" được tự do phá phách. Trần Dần có thể "mặc thây ngàn tiếng chửi tục tằn", cả đến những tiếng chửi  ấphản động",  ấphản cách mạng", miễn là Trần Dần không phải nghe tiếng chửi "sống không sáng tạo". Trần Dần quyết "làm thất bại mọi thứ giũa quen giũa người tṛn trặn quá ḥn bi". Thứ giũa đó, theo ư Trần Dần, đó là Đảng ta, chế độ ta. Cho rằng chế độ ta giũa người thành ra ḥn bi, cũng như cho rằng chế độ ta đẻ ra những con người máy, đẻ ra "thi sĩ máy", đó là những lời vu khống, bôi nhọ chế độ ta. Cũng cần nói rơ rằng chúng ta không bao giờ chủ trương "nằm ́" không sáng tạo. Đời sống của chúng ta là cả một quá tŕnh sáng tạo vĩ đại. Chúng ta đă lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến để sáng tạo ra chế độ dân chủ nhân dân và hiện nay đang hàng ngày sáng tạo ra chủ nghĩa xă hội. Hàng ngày hàng giờ nhân dân ta đang sáng tạo ra những hạt thóc, những thước vải, để nuôi sống hàng chục triệu con người. Hàng loạt nhà máy mới được xây dựng, hàng vạn mẫu ruộng được tưới nước, đó là ǵ nếu không phải là những sự sáng tạo? Nhưng theo ư Trần Dần th́ đó chỉ là "cuộc sống hàng ngày nhí nhách", đó chỉ là "nằm ́". "Sáng tạo", theo Trần Dần là  ấphá phách", phải  ấphản kháng hiện trạng", phải chống lại chế độ hiện thời, c̣n nếu bảo vệ chế độ hiện thời của ta là "mắc tội nằm ́". Trước đây, trong Giai Phẩm Mùa Xuân, Lê Đạt cũng từng gào thét "Mới! Mới! Luôn luôn mới! Bay cho cao! Bay cho xa!" Cũng như Trần Dần ngày nay đấm ngực gào thét  ấphải sáng tạo", "hăy đi măi!". Nhưng thử hỏi đi t́m cái mới nhưng là cái mới nào? Hăy sáng tạo nhưng sáng tạo để làm ǵ? Hăy đi măi nhưng đi đến đâu? Nếu chỉ mới để mà mới, sáng tạo để mà sáng tạo, đi để mà đi, th́ chính là đang đi vào con đường cũ, rất cũ, con đường "nghệ thuật v́ nghệ thuật" đă có hàng trăm năm nay, không có một chút ǵ là sáng tạo cả. Đó là thứ nghệ thuật cũ rích và đồi trụy.

Văn Nghệ, số 10, tháng 3-1958

________________________________________

 

Các nhà báo, nhà giáo, trí thức và văn nghệ sĩ công khai kư tên và bày tỏ thái độ công phẫn trước khuynh hướng chính trị sai lầm của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm:

 

Ba Du, Bàng sĩ Nguyên, Bảo định Giang, Bích Lâm, Bùi đức ái, Bùi Hiển, Bùi huy Phồn, Bửu Tiến, Cao Sơn, Chính Hữu, Đào Vũ, Đắc Nhẫn, Đặng Thai Mai, Đoàn Giỏi, Đoàn thanh Châu, Đoàn văn Cừ, Hà mậu Nhai, Hằng Phương, Hoa Bằng, Hoài Thanh, Hoàn Mai, Hoàng Dương, Hoàng Quân, Hoàng Trung Thông, Hoàng Việt, Học Phi, Hồ đắc Di, Hồ văn Lái, Hồng Chương, Hồng Cương, Hồng Vân, Huy Vân, Huỳnh văn Nghệ, Khương hữu Dụng, Khương Mễ, Kim Đồng, Lê mậu Hăn, Lê văn Thiêm, Lê Vinh, Lưu Cầu, Lưu chi Lăng, Lưu quư Kỳ, Lưu trùng Dương, Lương xuân Nhị, Mạc Phi, Mạnh Phú Tư, Mịch Quang, Mộng Sơn, Nam Trân, Ngọc Cung, Ngọc Truyền, Ngô Huỳnh, Ngụy Như Kôn Tum, Nguyên Hồng, Nguyên Ngọc, Nguyễn anh Tài, Nguyễn cao Thương, Nguyễn Chương, Nguyễn đ́nh Thi, Nguyễn Hiêm, Nguyễn hoàng Bá, Nguyễn huy Tưởng, Nguyễn Lân, Nguyễn ngọc Cung, Nguyễn ngọc Thới, Nguyễn quang Sáng, Nguyễn Tuân, Nguyễn văn Bổng, Nguyễn văn Mười, Nguyễn văn Phỉ, Nguyễn Vĩnh, Như Phong, Phạm Hồng, Phạm huy Thông, Phạm hữu Tùng, Phạm văn Chừng, Phan huỳnh Điểu, Phan Nhung, Phan Thao, Phùng bảo Thạch, Phùng văn Mỹ, Quang Đạm, Sỹ Tiến, Tạ đ́nh Hồng, Tám Danh, Tấn Th́nh, Tế Hanh, Thanh Hương, Thanh Nha, Thanh Tịnh, Thanh Tuyền, Thế Lữ, Thiều Quang, Tô Hải, Tô Hoài, Tố Hữu, Trần Dư, Trần hữu Tước, Trần huyền Trân, Trần kiết Tường, Trần Phượng, Trần văn Chính, Trần văn Lắm, Triệu An, Trinh Đường, Trịnh xuân An, Trọng Loan, Từ bích Hoàng, U Đa, Văn An, Vân Đài, Vân Đông, Vơ huy Tâm, Vũ Cao, Vũ đức Phúc, Vũ hồng Chương, Vũ Sơn, Vũ tuấn Đức, Xuân Ba, Xuân Dung, Xuân Hoàng, Xuân Mai, Xuân Miễn, Xuân Thịnh, Xuân Vũ

________________________________________

 

Lễ tang Trần Dần (Hà Nội, 19.01.1997)

DươNG THU HươNG

(trích sổ tang)

Anh Dần quư mến,

Em không may mắn là bạn của anh lúc anh sinh thời nhưng vẫn luôn coi anh là bậc trưởng thượng đáng kính, đáng trọng và vẫn luôn xem anh là người gần gũi về tâm tưởng. Bước gian nan của anh đă qua. Giờ chúc anh mát mẻ nơi chín suối, để lại cho hậu duệ của anh một gia tài không đo đếm được.

 

HOàNG CầM

Trọn đời v́ thơ (trích điếu văn)

Tôi được phép thay mặt gia đ́nh và một số thân hữu của thi sĩ Trần Dần ngỏ lời cảm ơn chân thành đến các vị đại diện và các bạn hôm nay có mặt đông đủ thắp nén nhang tưởng niệm và tiếc thương một thi sĩ vừa qua đời.

Mới ngoài hai mươi tuổi anh đă đứng trong một trung đoàn chủ lực: nắm chắc tay súng, anh nắm chắc luôn cây bút chiến đấu trên tờ báo của bộ đội Tây Bắc, một ḿnh xoay xở từ việc lấy tin, viết bài, vận động cán bộ và chiến sĩ gửi bài cho đến tŕnh bày, minh họa, ấn loát và phát hành đên từng đơn vị nhỏ, tay trắng làm nên một phương tiện thông tin nghị luận sắc bén trong điều kiện vô cùng thiếu thốn của một quân đội cách mạng c̣n non yếu. Đến nay, nhiều cựu chiến sĩ Tây Bắc già lăo, đă nghỉ hưu hoặc c̣n mang thương tích nặng, vẫn không quên một số bài viết và tranh biếm họa của anh.

Năm 1950, anh được điều về Pḥng Văn Nghệ Tổng Cục Chính Trị. Thời kỳ này, chiến dịch thu đông nào cũng thấy mặt anh ở các đơn vị chủ công và các binh chủng pháo binh, công binh. Năm 1952, được giao phụ trách công tác chính trị cho các đoàn, đội văn công toàn quân tập huấn 6 tháng, anh đă mở nhiều lớp bồi dưỡng chính trị chuyên môn, được các diễn viên, cán bộ ca-vũ-kịch yêu mến kính phục. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, với tư cách nhà báo nhà văn anh lăn lộn vất vả với chiến sĩ trong các chiến hào. Giữa những ngày khói lửa gian nguy anh đă hoài thai cuốn tiểu thuyết Người người lớp lớp, tác phẩm tầm cỡ đầu tiên về chiến thắng lịch sử này, đồng thời tham gia dựng bộ phim tài liệu quan trọng Điện Biên Phủ. Sau khi tiếp quản thủ đô, Người người lớp lớp được nhà xuất bản Quân Đội in với số lượng hàng vạn bản, phát hành đến từng đơn vị, trung đội, và sau đó được nhà xuất bản Văn Nghệ tái bản hai lần với số lượng tương đương.

Suốt đời ḿnh, Trần Dần sống trong một ám ảnh thường trực: sáng tạo, sáng tạo không ngừng.

Tôi có thể mắc nhiều tội lỗi

            Chẳng bao giờ

                                   mắc tội

                                               không sáng tạo -nằm ỳ (8)

Không biết có phải v́ nỗ lực sáng tác không mà cách đây hơn 20 năm, anh đă suưt gục ngă do tai biến mạch máu năo. Cũng may là anh đă qua khỏi để tiếp tục sáng tạo hàng trăm trang thơ, truyện cho đến cách đây vài năm, khi thần kinh năo của anh tê liệt hẳn, anh mới phải chịu thua số phận mà ngừng viết. Trong lĩnh vực dịch thuật anh cũng có những đóng góp không nhỏ, chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học giá trị của thế giới và hàng loạt tài liệu triết học, xă hội học, phân tâm học...

Trần Dần luôn tâm niệm: cách mạng xă hội phải đi đôi với cách mạng văn học nghệ thuật. Cho nên, bao giờ anh cũng là người tiên phong, cách tân. Cả nhóm thi hữu đồng hành của Trần Dần đều công nhận anh là người tâm huyết sâu sắc nhất với văn hoá, âm nhạc, hội họa, tâm huyết với ngôn ngữ mà anh trọn đời vun đắp. Là nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ, anh c̣n đồng thời là nhà văn hoá. Nói cách khác, để dùng lại một từ anh ưa thích, Trần Dần là một Tư Mă đích thực theo cái nghĩa: văn-nhân-hiệp-sĩ đậm đà cốt cách phương Đông.

Nếu trong cuộc đời truân chuyên khổ cực của ḿnh, Trần Dần có được một điều ǵ may mắn th́ đó là: số phận đă dành cho anh một người vợ can đảm và hiền thảo tuyệt vời. Anh biết những công tŕnh sáng tạo của ḿnh đều một phần nhờ sự chịu đựng, sức chống chọi và đức hy sinh của người vợ hết ḷng v́ chồng, v́ con.

Giờ đây, Trần Dần đă ra đi. Tôi dám nghĩ rằng c̣n phải một thời gian nữa người ta mới ư thức được sự ra đi này là thiệt tḥi biết mấy cho văn học và văn hoá nước nhà. Sự nghiệp anh để lại cho đời đâu dễ ǵ đo được đúng tầm trong một sớm một chiều. Những ǵ đă được công chúng, độc giả biết đến cho tới nay, kể cả tập Bài thơ Việt Bắc in năm 1990, và tập Cổng tỉnh (được Hội Nhà Văn Việt Nam tặng thưởng năm 1995) chỉ là mặt nổi của một tảng băng. Ngay các bạn thân cận nhất của anh đă mấy ai thấy hết được mặt ch́m của tảng băng đó. Tiếc thương này sao có thể khóc bằng lời.

 

HữU THỉNH, PHÓ TặNG THư Kí HẫI NHà VăN VIệT NAM

Lời chia buồn của ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam

Mấy năm nay, anh Trần Dần không được khoẻ. Bệnh tật đă không cho phép anh đi lại, gặp gỡ được nhiều. Nhưng anh vẫn lặng lẽ và gắng sức tham gia vào đời sống văn học. Nhiều trang viết từ những năm trước được anh xem xét, sửa chữa lại thật công phu, bên cạnh đó là những trang viết mới. Vây quanh giường bệnh và cũng là nơi làm việc của anh là t́nh cảm ấm áp, chia sẻ và khích lệ của gia đ́nh, bầu bạn và của những người đồng nghiệp trong tổ chức văn học cách mạng mà anh có vinh dự tham gia từ những ngày đầu: Hội Nhà Văn Việt Nam.

C̣n nhớ những năm 1994, trong một trạng thái tinh thần thật phấn chấn, anh vui vẻ đáp lời mời của ban biên tập tuần báo Văn Nghệ đến dự cuộc gặp mặt rất cảm động của các văn nghệ sĩ-chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử nhân kỷ niệm 40 năm ngày quân ta toàn thắng ở Điện Biên, tác giả Người người lớp lớp đă được đón tiếp thật nồng nhiệt và trang trọng.

Cũng dịp này năm ngoái, anh xuất hiện ở trụ sở Hội Nhà Văn để đón nhận tặng thưởng của Hội Nhà Văn cho tập thơ Cổng tỉnh. Những phút gặp gỡ thân thiết và bịn rịn nói lên một phần t́nh cảm của những bạn văn và bạn đọc dành cho anh. Là nhà tiểu thuyết, nhà thơ, dịch giả văn học và nhiều năm làm cán bộ văn nghệ trong quân đội, việc nào anh cũng dồn hết tài năng và nghị lực. Đến nay nhiều người c̣n ngạc nhiên v́ sao tiểu thuyết Người người lớp lớp lại được viết nhanh gần như ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc. Đặc biệt đối với thơ, anh luôn luôn t́m kiếm và tự đổi mới, phấn đấu sao cho với một phương tiện ít nhất có thể chuyển tải được tối đa.

Anh Trần Dần kính mến,

Sinh tử là luật trời không ai có thể vượt qua. Nhưng nhà văn có thể kéo dài cuộc sống của ḿnh bằng văn nghiệp. Năm tháng trôi qua, nhưng những trang văn hào hứng và tâm huyết của anh về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc sẽ c̣n lại. Trong lúc toàn giới văn học đang gấp rút kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hội Nhà Văn, anh Trần Dần mất đi là một tổn thất to lớn cho gia đ́nh và cho làng văn chúng ta. Thay mặt Hội Nhà Văn Việt Nam, chúng tôi xin kính cẩn nghiêng ḿnh vĩnh biệt anh và chia buồn sâu sắc cùng chị Khuê và toàn thể tang quyến.

Xin cầu chúc anh được yên nghỉ, anh Trần Dần kính mến. Vĩnh biệt anh.

 

Lê ĐạT

Lời tiễn

Anh em chúng tôi mỗi người một tính một nết thường có những đánh giá khác nhau về những sự việc cũng như con người, nhưng chúng tôi đều nhất trí ở một điểm: Trần Dần vượt tất cả chúng tôi một đầu về ḷng tận tụy chữ.

Ngày vă mồ hôi dịch sách, đêm lại thức mờ mắt tô ảnh mầu để kiếm sống nhưng rảnh một phút là Dần lại viết, viết hăm hở viết mải mê như có một nhà sách nào ứng tiền trước đương giục bản thảo để đưa nhà in. Tôi c̣n nhớ một buổi chiều mùa đông, Dần nhờ tôi đi vay tiền không được, tôi đạp xe đến trả lời th́ thấy Dần ngồi trong góc nhà tối bên ánh sáng leo lét một ngọn đèn Hoa Kỳ thắp hạt đỗ để tiết kiệm diêm hút thuốc lào. Mặt Dần rạng rỡ như mặt một người vừa trúng xổ số kiến thiết loại độc đắc. Hay Dần vay được tiền rồi!

Không phải- Dần đương đọc, và sửa thơ Đặng Đ́nh Hưng- Dần hớn hở: - Thằng Hưng có câu thơ đă quá:

T́m một cái ao

                        ngồi giặt áo cả ngày

Và Dần say sưa bàn với tôi về thơ hiện đại, như tất cả trên đời này chỉ có thơ là điều duy nhất đáng bận tâm. Một niềm vui thanh cao như thế không nên bị những lo toan khốn khổ về sinh nhai khuấy đục. Ngay tối ấy tôi đă chạy khắp nơi nhờ người vay tiền với lăi suất cắt cổ để kịp đưa cho anh.

Tôi có trả lời phỏng vấn một nhà báo nước ngoài: Thơ hiện đại vô dụng và cấp thiết. Vô dụng v́ nó hoàn toàn không đem lại đô la nuôi sống người làm thơ, nhưng cấp thiết v́ nó to gan chống lại cơn lũ thị trường đương hung hăng đe doạ, hàng hoá xă hội cuốn phăng mọi giá trị tinh thần và nhân phẩm. Giữa lúc đồng tiện lộng hành, nạn hàng lậu, hàng dỏm có nguy cơ bành trướng trên quy mô quốc gia, giữa lúc không ít những ng̣i bút thi chạy tốc độ theo màu xanh quyến rũ và ma quỷ của đồng đô la, một người hải quan già trung thực triệt để và có bản lĩnh ở cửa khẩu chữ, một người lăo bộc cung cúc tiếng Việt như Trần Dần mới cần thiết làm sao!

Nhưng ông trời thường oái oăm và đời nhà thơ nhiều lận đận. Hôm nay Trần Dần mới vĩnh biệt chúng ta, nhưng thật ra nhà thơ Trần Dần đă kề cái chết từ gần hai mươi năm trước. Một cơn tai biến năo đă hủy hoại dần những khả năng trí tuệ của anh. H́nh như linh cảm trước thảm họa với giác quan thứ sáu vốn cực nhạy cảm ở một nhà thơ, trong thời kỳ sung sức Trần Dần đă lao lực viết như một kẻ tội đồ của chữ. Anh để lại nhiều tập thơ và văn xuôi cũng như nhiều sổ tay thể nghiệm. Tôi không biết số phận dành cho khối những di cảo bất hạnh này như thế nào, nhưng vốn là một người làm thơ lạc quan ngoan cố, tôi đinh ninh rằng không một câu thơ thứ thiệt nào lại có thể bị mai một, trước sau nó cũng t́m được một tâm hồn tri kỷ, như v́ sao tắt ngàn năm, tấc ḷng chờ vẫn thông tin sáng(9) .

Suốt đời Trần Dần canh cánh những khoản nợ

Tôi mắc nợ

                        khoảng trời Bát-đát

Nợ rặng đèn

                        khu phố Brốt-oay

Nợ Hồng quân

                        nợ cánh anh đào Nhật Bản

Nợ tất cả những ǵ

                        tôi chưa hát được thành Thơ(10)

Những câu thơ dịch Maia mà không ai nỡ nghĩ là những câu thơ dịch đơn thuần.

Giờ chưa phải lúc nh́n lại nhưng tôi mong, tôi tin rằng nhà thơ có thể thanh thản ra đi.

Trần Dần, v́ ḷng khắc khoải cách tân yêu dấu yêu chữ thiết tha của mày, tao xin thay mặt anh em tiễn mày một lậy!

 

 

NGUYễN Đ́NH THI,

chủ tịch ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam

(trích sổ tang)

Vĩnh biệt anh Trần Dần, nhà thơ tâm huyết và tài năng, người bạn đồng đội từ Sơn La và Điện Biên Phủ những năm tháng không thể phai mờ.

 

 

NGUYễN KHOA ĐIềM,

ủy viên Trung Ương Đảng, bộ trưởng Bộ Văn Hoá-Thông Tin, tổng thư kư Hội Nhà Văn Việt Nam

(trích sổ tang)

Vô cùng thương tiếc nhà văn, nhà thơ tài năng Trần Dần, tác giả của tiểu thuyết Người người lớp lớp, trường ca Cổng tỉnh. Kính mong hương hồn nhà thơ yên tĩnh ở cơi vĩnh hằng.

 

NGUYễN HữU ĐANG

(trích sổ tang)

Hôm nay, gia đ́nh và bạn hữu bắt đầu cuộc vĩnh biệt Trần Dần: nhập áo quan sau khi khâm liệm. Tôi khóc, không nói được câu đứt ruột.

Thương nhớ Trần Dần, con người nghiă hiệp, v́ nước v́ dân, dù phải chịu một sự hiểu nhầm tai hại đưa đến hai phần ba cuộc đời cay đắng, tàn lụi. Nhưng thời gian sẽ trả lại cho anh sự công bằng, hậu thế sẽ nhắc đến anh với ḷng mến phục. Lần đầu gặp anh trong cuộc phê b́nh tập thơ Việt Bắc, đến nay dù hơn bốn mươi năm, biết bao là gian nan, trong những cố gắng chung để t́m cho văn nghệ Việt Nam một con đường phát triển thuận lợi nhất. Đúng hay sai, hôm nay tôi vẫn chưa dám khẳng định... Dù sao, thiện chí của chúng ta chỉ có kẻ ác ư mới cố t́nh phủ nhận.

Tiễn đưa anh về cơi vĩnh hằng, có lẽ tôi chỉ có thể nhắc lại cùng anh vế đối của Ngô Th́ Nhậm nói cái lẽ tất yếu: Gặp th́ thế, thế th́ phải thế. Trong vũ trụ bao la vô cực, trái đất này chưa đáng là một hạt bụi. Sống trên trái đất, chúng ta đă sống hết ḿnh không cầu danh, trục lợi, thế là đủ. Cả nước biết lúc nào anh cũng có tư tưởng nhất định thắng, dù cho ư chí ấy anh không đạt được th́ cũng vẫn là phẩm giá cao đẹp của một con người ở thế gian. Nói với hương hồn anh về điều đó, tôi không thể không nghĩ đến câu hỏi thông thường mà người ta hay đặt ra cho một cuộc phấn đấu lớn: Cuối cùng th́ đi đến đâu? Cuối cùng ḿnh được cái ǵ? Để trả lời tất cả những người có đầu óc thiết thực đó, tôi xin mượn câu danh ngôn của Lessing, nhà văn Đức nổi tiếng ở thế kỷ 19: "Giá trị một con người không ở cái chân lư mà người ấy có hay tưởng có, mà ở cái công sức mà người ấy đă bỏ ra để t́m kiếm nó."

Anh đi nhé và sẽ hưởng hạnh phúc lâu dài ở thế giới bên kia.

________________________________________

 

1955

"Phải có gan bỏ rẻ một cuộc đời

cho một cuộc thí nghiệm thơ."

Trần Dần (1955)

[...]

16-1

Cả ngày nghe anh T.H.(1) báo cáo hội nghị văn công khai thác vốn cũ. Bản báo cáo sao mà nó lơm bơm. Chỗ lư luận th́ không cất lên được thành lư luận xác đáng. Chỗ thực tế th́ không xoáy sâu được vào thực tế. Anh T.H. có một sự cố gắng nhiều. Giống như thơ của anh. Raté!

Tối xem phim Lương Sơn Bá-Trúc Anh Đài. Xem lại.

Đến quăng hai người gặp nhau, ông bố đi ra. Tôi rùng ḿnh. Trong người gió nó rít. Những cơn gió ảo năo. Tôi chạy ra ngoài nhà hát lớn. Đi thẳng. Phố vắng tanh. Trời rét. Một vài ánh đèn ngả trên đường nhựa. Sao mà buồn vậy.

Cuộc đấu tranh xây dựng chính sách và tổ chức trong văn nghệ quân đội c̣n đang tiếp diễn. Tôi xem ra nhiều anh em đấu tranh mà ít tin tưởng. Tôi cũng ít tin ở trên. C̣n lâu lắm. Lâu lắm người ta mới hiểu được rằng việc nghệ thuật cần một sự lănh đạo, một chính sách hết sức rộng răi, tự do. Tâm trạng tôi thời kỳ này lẫn lộn những cái nản, chán như vậy. Tôi không coi là khuyết điểm. Trên như thế mà bảo tin hay sao?

Buồn lắm.

Vào một quán cà phê. Không uống cà phê. Uống sữa. "Lấy sức" mà.

Muốn có một sự gặp gỡ bất ngờ. Một người quen nào đó. Cho nó dễ chịu. Những lúc này nghĩ đến sáng tác cũng thấy ảm đạm. Chẳng nhẽ những cái khó chịu, trái ngược đă đầu độc tôi nặng lắm à? Chẳng nhẽ tôi rơi xuống thảm thương? Rơi xuống địa vị tầm thường của người-không-sáng-tạo?

Gió c̣n rít trong người, ảm đạm tận khuya.

ở nhà, một vài câu chuyện, bọn Huy Du, TBHùng, Doăn Chung, về vấn đề lấy vợ. Những câu chuyện không có kết luận. Vấn đề vợ con là một chuyện bất ngờ. Nhất là với cái anh làm văn nghệ. Tôi t́m một việc làm: tính nhuận bút cho một số tác phẩm... Hết việc lại buồn. Tôi muốn cho tôi đi hết vài cỡ của từng t́nh cảm một, rồi tự nhiên sẽ chuyển sang t́nh cảm khác.

Tôi vẫn muốn lănh đạo t́nh cảm tôi theo kiểu ấy. Buồn cho hết cỡ của nó đi. Sẽ hết buồn.

Tôi nhắm mắt, cố ngủ, gió c̣n đổ từng hồi trên cuộc đời tôi.

 

20-1

Những ngày cuối năm.

Tết năm nay ở Hà Nội. ít cành đào quá. Hoa thủy tiên cũng hiếm. Hàng sách chưa thấy những b́a xanh đỏ. Phố Hàng Mă có ít hoa giấy. 10 giờ phố xá đă đóng im ỉm. Vắng tanh vắng lạnh. Những dăy phố Bà Đanh này phản ảnh t́nh h́nh chính trị kinh tế bây giờ. C̣n thiết quân luật. Những ngày đầu tiên của Hoà B́nh gặp nhiều khó khăn. Nạn đói khu 4. Nạn di cư miền công giáo. Khu 4, vụ ba làng nổi loạn. Hải Pḥng phá giá đồng bạc. Các ổ Mỹ, Ngô đ́nh Diệm phá hoại Hoà B́nh, kều người đi Nam. Đô la Mỹ vẫn làm người ta tối mắt. Chính nghĩa th́ nghèo. Kinh tế ta vừa thoát khỏi nanh vuốt Mỹ Pháp, c̣n non yếu, như đứa bé sơ sinh đỏ hon hỏn. Cán bộ máy móc. Vụ thuế công thương gây một panique lớn. Các rạp hát ế khách. Các hiệu ăn chuyển sang  ấphở" nhiều. Giá hàng đắt lên. Tiền Đông Dương ăn hơn 70 rồi. Nhiều người thất nghiệp. 6 vạn công nhân. 3 vạn cán bộ miền Nam. 30 vạn đồng bào miền Nam phải xếp việc. Trí thức không có việc. Nghệ sĩ chưa t́m được cách sống cho bằng trước. Trường tư sụt đi nhiều. Báo chí bán rẻ, ế. Khả năng mua sách của Hà Nội sụt đi. Hiệu cúp tóc vắng. Cyclo bí, cơ quan cán bộ không đi. Lạp sường lồ mát phàn một đêm khéo lắm bán được cho 2 người!

Đúng vậy. Kẻ tà có đô la. Chính nghĩa không có tiền. Tùy từng người chọn đường.

 

10-3

Pḥng Văn Nghệ(2).

Độ này tôi ít ở với nó.

Chính sách tính lại thử xem có những ǵ? - Vài cái bàn. Vài cái đèn điện lạnh và vàng. Thêm một bàn hành chính. Tờ báo ra nhưng khổ và tên SHVN(3) cũ. Người ta sợ khổ đổi là chiến đấu tính của nó đổi đi.

Có vậy thôi.

Tôi không nói ngoa.

Người ta quan niệm chính sách là như vậy. Đấy. Cái thông minh của người lănh đạo tới năm 1955 tới cái mức ấy. Vậy là quá đáng lắm rồi. C̣n đ̣i hỏi cái ǵ? Văn nghệ được thế là "chiếu cố", là "châm chước" tột độ rồi. Đáng lẽ chúng mày không có bàn, có điện, có báo nữa. Đáng lẽ chúng mày không được thức khuya hơn 9 giờ. Không được ra ngoài trại. Đằng này c̣n cho đi lại một chút. Vậy là rộng răi lắm rồi c̣n ǵ!

Nhưng tôi nghĩ, những ông Cương ông Thanh ǵ đó không đáng trách. Họ nghĩ tới mức ấy là quá thông minh rồi. Không nên đ̣i hỏi nhiều. Đáng trách là cả một cái Hệ THốNG! Nó nặng như núi. Nó ở trên có, ở dưới có. ở ngang có. Đằng trước, đằng sau đều có nó. Hệ thống ǵ? Đó là hổn lốn: sợ hăi cúi đầu, làm thân con sên, con tầm gửi, - ḥ hét mệnh lệnh, làm ông sấm ông sét. Đảng ở đâu? Thương ơi! Đảng chưa ở chúng ḿnh, ở từng người một. ở những người nào có lao động. Có đấu tranh thực. Có rỏ máu trên một vần thơ, một nét bút. Đảng chưa ở đó bốc ra. V́ vậy bóng tối phản động vây hăm tất cả. Đặc xịt. Đen ng̣m.

Chỉ khi nào Đảng ở từng người, từng cánh tay ḿnh, th́ mới tan được "hệ thống".

 

Tôi nghĩ và tôi làm: Đảng ở tôi. Tôi phá Hệ Thống. Làm sao tới Hội Nghị Văn Thơ tôi phải làm được một số việc: vượt khỏi các ước lệ, điều lệnh, thành kiến mà làm bằng được. Nếu như vậy mà mang tiếng anarchiste th́ anarchiste c̣n hơn. Không làm được việc ǵ chỉ được tiếng "thuần".

 

Độ này đang có hai chiến trường khá sôi sục:

1) Vượt Côn Đảo(4)

2) Thơ Tố Hữu(5)

Tôi thích những cuộc tranh luận này. Không phải v́ bản thân những quyển sách và những tác giả ấy. Mà v́ ư nghĩa nó rộng ra nhiều mặt khác. Phát huy phê b́nh tự do. Nâng nhau lên, làm cho Đảng vào từng người một. Giương cao:

- lá cờ hiện thực

- giá trị con người

Người nào tích cực đấu tranh trong những vụ này sẽ lớn lên hàng mấy đầu. Nghệ thuật với cuộc sống gắn nhau như vậy.

 

 

8-3

Có những kẻ tourner. Một độ họ cố "làm ra tiến bộ", làm ra đấu tranh. Làm ra không công thức. Nhưng rồi cuộc sống lại trả họ về với nguyên h́nh: loài ḅ sát, -(...), - và làm giấy bạc giả.

Tại sao bọn giả mạo được tin hơn người thực thà? Tại sao loài ḅ sát lại được dùng nhiều? Tại sao chúng có mặt ở cái thời đại này? ở trong Đảng? ở cách mạng? - Lạ lùng nhất là tại sao không vạch mặt chúng ra?

Văn thơ tôi sẽ balayer bọn ấy. Quét! Quét!

Bây giờ tôi chỉ c̣n một nguyên tắc lớn thôi. Là: làm thế nào bằng cuộc sống, bằng lời nói việc làm, bằng văn thơ quét cái bọn ấy đi. Tất cả những cái ǵ, nguyên tắc ǵ trở ngại cho nguyên tắc lớn của tôi là xoá hết! Mặc! Tôi chỉ c̣n một nguyên tắc mà thôi! Sống và viết để mà đánh bọn giả mạo, bọn ́ ạch, bọn mốc x́, bọn người-bệnh, bọn người-ḍi, bọn người-ụ. Anarchiste?

Nếu vậy gọi là anarchiste th́ tôi rất muốn là anarchiste. Cám ơn quần chúng đă tạo cho tôi thành anarchiste như vậy! Và quần chúng cũng có thể cám ơn tôi ít nhiều! Thực đó chứ lị.

Tất cả những nguyên tắc nhỏ nào cản trở tôi thực hiện nguyên tắc lớn là đạp hết! Chỉ hơn nhau và kém nhau ở chỗ ấy thôi. Tôi chỉ có khả năng làm người kiểu ấy. Tôi không có khả năng công chức, khả năng người-ụ. Khả năng tôi là khả năng người-phá.

Giản dị vậy thôi.

Tôi cứ thế mà tiến. Lù lù như quả đất... Nó vẫn quay quay lớn mạnh trong Vũ Trụ, Thời Gian... Đúng... Tôi là quả đất. Không cho chúng nó ở nhờ. Chúng nó iả bậy, thối quá.

 

 

22-3

Quốc Hội họp.

Nhân dân mong chờ nhiều về vấn đề kinh tế.

ủy ban hành chính Hà Nội cũng họp: làm cho Hà Nội từ thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất.

Hôm nọ có bà bảo tháng 10 th́ vui thế. Ngày 10-10 là ngày tiếp quản Hà Nội. Một phút mà cách nhau hai chế độ mấy trăm năm. Ngày ấy người ta say mê, đầy tương lai trong người... Có cán bộ hay nhắc lại những ngày đó. Cho là dân chóng quên. Không thấy hạnh phúc của ḿnh. Hoài Thanh diễn thuyết ở Đảng Xă Hội cũng nói vậy. Chúng ta chóng quên. Quên mất hạnh phúc lớn của ḿnh. Tôi cũng đồng ư là nên nói vậy. Với điều kiện là phải nghĩ rằng: chúng ta không thể ăn được bằng dư vị bữa tiệc tháng 10 ấy. Tháng 10 là bữa tiệc lớn cho nhân dân thủ đô. Nhưng bây giờ là tháng 3-1955. Người ta phải ăn bằng những bữa cơm hàng ngày... Không thể ăn bằng kư ức một bữa tiệc từ năm ngoái được.

Người đi làm cách mạng mà cứ giải quyết bằng hồi kư cả th́ thật là nguy cho quần chúng. Cũng nguy như chỉ giải quyết bằng viễn vọng tương lai.

Nói vậy không phải tán thành chủ nghĩa sống thiển cận. Hiện tại chủ nghĩa. Mà là nhấn rất mạnh vào hiện tại. Bây giờ. Trước mắt. Đó là cứ điểm của mọi nỗ lực, mọi người, và lănh đạo.

 

 

23-4

Grandes décisions

Lá đơn giải ngũ (quyết định)

Lá đơn ra Đảng (dự định đường cùng)

Và vấn đề K.(6) Vừa là grande vừa là petite décision.

Đời đi tới một giai đoạn mới. Mâu thuẫn cũng tới độ phải phá đi, để cho sinh thành và nảy nở mâu thuẫn mới.

Từ đây bắt đầu những chuyện đói no, ấm lạnh. Chuyện thành kiến, oan ức. Những vùi dập hăm doạ của cuộc sống, mặc dầu là cuộc sống cách mạng. Nhưng mà giờ đă điểm! Giờ chiến đấu. Cỗest engagé. Cam kết rồi. Thơ, văn, cuộc sống bắt đầu xung trận.

Phải có gan bỏ rẻ một cuộc đời cho một cuộc thí nghiệm thơ.

 

 

 

22-5

Xem phim Xiếc Tiệp Khắc.

Cái anh thuyết minh luôn luôn gắn vào:  “phục vụ nhân dân". Cố ư hay không nhận thức nổi cái ư nghĩa rất cao mà anh nghệ sĩ xiếc hay nhắc tới trong phim: "Le cirque avant tout", - "Voilà notre cirque"...

Xiếc làm tôi nghĩ nhiều về thế nào là nghệ thuật quần chúng. Không phải là dễ. Không phải là ai cũng làm theo được. Nghệ thuật quần chúng chân chính phải là một sự khổ công, một sự tu luyện, t́m ṭi, sáng tạo tới cùng độ khả năngg của con người. Vui buồn, giận dữ trong nghệ thuật quần chúng được phát huy tới mức tột đỉnh của nó.

 

 

13-6 đến 14-9

3 tháng bị giam giữ lại.

3 tháng bị giữ lại kiểm thảo.

3 tháng là một bài học lớn về nhiều vấn đề: sống - kết bạn - đấu tranh....

Tự xét tự lượng được sức ḿnh, gan mật của ḿnh, trí lực của ḿnh, đức hay và tật xấu của ḿnh.

Nọc bệnh: anarchisme.

Khi xưa phản đối xă hội cũ bằng symbolisme.

ở văn công phản đối tư tưởng văn nghệ lạc hậu bằng đấu tranh quá trớn.

Bây giờ phản đối những cái sai trong lănh đạo văn nghệ bằng đấu tranh loạn ẩu.

 

Bạn bè:

Những người nào v́ địa vị mà họp bạn với ḿnh th́ cũng lại v́ địa vị mà giẫm lên thân xác ḿnh.

Những người v́ vui thú mà đánh bạn với ḿnh th́ cũng v́ vui thú mà ĺa bỏ ḿnh.

Chủ nghĩa chacun sa peau thịnh hành.

Những người thực là có t́nh bạn, không v́ lợi, v́ địa vị, v́ vui thú, th́ trước sau như một vẫn là bạn tốt.

Không oán ai, không ghét ai, không thù ai cả. Không nên hạ thấp ḿnh xuống những t́nh cảm bẩn thiủ ấy đối bạn.

 

T́nh yêu:

Yêu không nên làm khổ người yêu.

T́nh yêu là một thứ t́nh mạnh tới rồ dại, phong phú và phiền phức.

Yêu nhau th́ lấy nhau, không ǵ cấm được. Mạnh hơn số mệnh là t́nh yêu.

Tôi rất khổ, rất uất, v́ người ta cư xử quá hà khắc với chuyện yêu của tôi( 7). Người ta chỉ cần nói hai chữ "cảnh giác" là đă có thể làm khó dễ, phản đối, làm khổ sở, hành tội những người yêu nhau.

Tôi coi những sự hà khắc đối với t́nh yêu như một tội ác.

 

Đấu tranh:

Cách mạng khác nghĩa với nổi loạn, cáu uất, nổi khùng.

Dũng không đủ. Phải có trí sáng suốt.

Chế độ mới vẫn c̣n nhiều sự vô lư, những lỗi không bị trừng trị, những lỗi nặng trừng trị nhẹ, những lỗi nhẹ trừng trị nặng.

Sách nói: thái độ là phụ, không quan hệ. Nhưng thực tế tôi thấy người ta đặt thái độ lên hàng đầu.

 

Cư xử:

Khi lên nghĩ tới khi xuống. Khi xuống nghĩ tới khi lên.

Phận dưới chớ có phạm trên.

"Bố mày, mày cũng không tin được", câu chuyện Lê Đạt kể đáng nhớ.

Nhưng lại nên nhớ: cuộc sống rất bao dung.

Không nên kết bè, không nên vui thú với kẻ ham vui, không nên thân thiết với kẻ ham địa vị.

Dang tay thật rộng, yêu mến từ con người xấu nhất, nhưng đừng mở bụng cho tất cả mọi người xem, nhất là đừng mở bụng cho bọn địa vị, hưởng lạc.

 

Nhiều lắm, nhiều lắm.

Nói chung nhiều câu tục ngữ, ca dao cũ nói về t́nh đời, tôi đă nghiệm thấy rất đúng.

Ba tháng. Học khá nhiều điều...

 

Từ đây, mâu thuẫn mới thế nào? Một đằng là: thành kiến, nghi ngờ, và cả đố kỵ nữa. Nó tới mức là: đ́nh chỉ sáng tác, - hạn chế hiểu biết về t́nh h́nh chủ trương (cả văn nghệ), - hạn chế quyền lợi, - hạn chế giao nhiệm vụ và công tác... Tức là sự thành kiến, nghi ngờ và đố kỵ tới mức có phương pháp hành chính. Một đằng khác là: sức sống bản thân tôi, và một phần nào đời sống cách mạng quanh tôi.

Mâu thuẫn ấy gay go, đ̣i tôi phải có sức lớn. Càng gay go, v́ nó đặt trong hoàn cảnh nước ta lúc này, khi này...

Sông có khúc, người có lúc. Nhưng sông này sao lắm khúc? Người ḿnh sao lắm lúc vậy?

Thành kiến không thể thành kiến đời. Lấy ḷng thực mà ăn ở. Ngờ vực không thể ngờ vực đời. Lấy ḷng thực mà ăn ở. Đố kỵ không thể hại được những người thực ḷng. Nguyên tắc sống ấy c̣n là bản chất ḿnh đó, càng phải phát huy. Chân thực.Tuy vậy phải có trí sáng, giữ ḿnh, pḥng thân, làm tuyệt đường ngờ của mọi người.

Sống cho chân thành, độ lượng, sáng suốt. Có trí tuệ mà có nhân đức.

 

 

 

15-9

Mạc Phi: Ḿnh có bệnh cầu an mà đâm ra ưu điểm. Khỏi phải lôi thôi. Tuy lư luận là nên thẳng thắn, hoặc viết th́ viết cả hay lẫn dở, nhưng thực tế th́ người ta ít ưa sự thẳng thắn, ít ưa nếu cái dở ra. Ḿnh nghe trong TLai viết "3 lần 3 người TBH, TN và ông C. nêu ra vấn đề khen thưởng và kỷ luật viết. Ḿnh muốn hỏi xỏ kỷ luật thế nào, song nghĩ lại thôi, dại mặt..."

 

 

12-9

K. em,

Bỏ lỗi cho anh. Em khổ cũng nhiều rồi. Người ta có thể quen với mọi thứ, cả sự khổ năo, - nhưng anh sẽ cố làm cho em đỡ khổ, người ta không nên quen với khổ đau.

Phải có một cái không thay đổi mới có thể làm cái trục thay đổi mọi cái khác. T́nh yêu chúng ta càng vững, xung quanh chúng ta sẽ biến đổi hết.

Khi người ta khổ mọi vẻ, phải c̣n một cái ǵ sung sướng, dù là hy vọng, mới sống được. Đêm băo biển ít nhất phải c̣n một v́ sao trên trời, hay trong ḷng thủy thủ. Bây giờ anh khổ lắm, anh phải có em giữa biển khổ, anh phải có một v́ sao trong tâm hồn. Em cũng mất nhiều lắm, mất cả tiếng cười, cuộc sống hồn nhiên. Anh cố lắm... Nhưng em có thể thấy ở anh như một tia nắng giữa trời mây đen không? Nếu mà có thể, anh muốn khổ thay em tất cả, cho em sung sướng phần nào.

 

 

23-9

Mọi việc rồi đâu vào đấy cả.

Xây dựng cuộc đời:

- Những cái rất nhỏ gây ra những tấn kịch lớn. Cuộc đời làm nên bởi những cái rất tầm thường, không ra ǵ...

- Xây dựng cuộc đời không nên bỏ qua những cái không ra ǵ, des riens, những cái không đáng đếm xiả tới.

- Gay go: Coi như không th́ không gay go. Câu chuyện cái thuyền của Trang Tử. Nếu có một cái thuyền nào đó nó đâm vào thuyền ḿnh th́ hăy coi như cái thuyền ấy không có người nào cả. Thế th́ không gay go ǵ nữa.

- Hằn học: Đó là cái tật của những người cận thị...

- Sung sướng: Sáng tạo, t́nh yêu có những nỗi khổ của nó. Sung sướng là kết quả của sự chiến thắng khổ năo.

- Dựng tượng: Đặt lên bệ thờ mà không ai đến vái; - khói hương có nghi ngút, thủ từ cần mẫn nhưng không có người cúng th́ làm ǵ?

- Đạp tượng: Cái tượng cao mà đạp dưới chân nó, nó sẽ đổ lên ḿnh, đè ḿnh chết.

- Tiếng nói: Tiếng nói vô h́nh, không sờ mó cân lượng được, nhưng mà c̣n ghê hơn bom đạn.

- Sợ, không sợ: Người ta chỉ đánh những cái người ta sợ. Nếu anh bị đánh nhiều quá, anh hăy tự an ủi, đó là v́ người ta sợ anh.

- Chết: Có những cái chết xương tan thịt nát. Có những cái chết sâu trong ḷng. Tôi sợ cái kiểu chết ngay khi c̣n đang sống.

- Cấm: Của cấm ăn càng ngon, ăn bao nhiêu vẫn thèm. Có những của cấm đáng ăn. Có những của cấm không đáng ăn.

- Vui buồn: ở giữa những hằn học, thù ghét kín đặc, phải cố t́m lấy một t́nh yêu, một người con gái, một người bạn hay một đứa con thôi. Đó là một cái bàn đạp cho tương lai sung sướng.

- Trừng phạt: Người ta không thể trừng phạt tất cả mọi tội lỗi. Cho nên những lỗi nào lộ liễu nhất th́ người ta trừng trị. Có những lỗi không bị trừng phạt c̣n nặng nề bỉ ổi gấp vạn những tội lỗi bị trừng phạt.

- T́nh yêu: Anh c̣n một v́ sao. Yêu K., anh không bao giờ chết được. Những người đau khổ nhất hăy t́m lấy một người yêu. Những người tưởng như sắp chết hăy t́m lấy một người yêu. Cả những người đă chết rồi, nếu mà yêu th́ có thể hồi sinh được lắm. Người ta cứ t́m măi thuốc trường sinh bất tử, thuốc cải tử hoàn sinh... Sao mà t́m quanh quẩn vậy? Khi người ta yêu nhau, th́ người ta không thể chết được, trời đánh thánh vật cũng không chết, chết đi sống lại, chôn rồi cũng lại ḅ khỏi huyệt mà sống mà yêu.

 

(...) hỏi về chuyện K.

Ông Khắc bảo:

- Bên công an báo cáo cô K. cũng không phải là làm với địch, chính trị ǵ tới mức (...). Trước kia thành phần dân nghèo nhưng bây giờ đă biến chất. Có quan hệ xă hội phức tạp. Như vậy trên không thể đồng ư được. Sợ rằng hại tương lai một người cán bộ. Khuynh hướng việc ấy trước đă sai th́ không nên giải quyết theo chiều sai của nó nữa. (...) có cắt đứt cốt là v́ lợi ích của (...)

Vân vân.

Và hỏi: Nếu trên bảo cắt th́ sao?

Tôi lẩm bẩm: Tôi chịu...

 

Những hôm gần đây tôi nghĩ nhiều. Người ta không có một (...) ǵ về t́nh yêu (...). Tốt, tiến bộ có phải đồng nghĩa với t́nh yêu đâu. (...) Công sản lại hà khắc (...) Cứ việc nói mấy chữ cảnh giác, chữ quan hệ xă hội phức tạp là người ta có thể làm khổ những người yêu nhau rồi.

Nhưng mà trên quyết định cắt, tức là (...)

Đời một người con gái, một đứa bé(8) và đời tôi người ta quyết định tuy tiện như vậy sao? Vậy có nhân đạo ǵ nữa không? Tư tưởng lập trường ǵ mà đàn áp tâm hồn người ta như vậy?

Kính gửi những người phụ trách cuộc sống ở Việt Nam, tôi buồn như thế, khổ như thế. Người ta hà khắc vô lối với đời tôi, đời người con gái tôi yêu, đời đứa con tôi sắp đẻ như thế.

Hỡi những người phụ trách cuộc sống ở Việt Nam, các người có đồng ư vậy không?

Nếu các người cũng đồng ư th́ tôi chỉ c̣n một cách: "Viết nốt lá đơn xin rút lui khỏi cuộc sống"...

La fin.

 

K. bắt đầu lo những câu chuyện thực tế của việc đứa con sắp ra đời. Bao nhiêu thứ cần: 10, 15 cái tă ngoài, tă trong, quần áo, áo len, áo bông, mũ, tất, màn cho con, chăn bông cho con, một cái gối cho con, giường cho con. Và tiền dự trữ đau ốm cho con, cho mẹ. Những món tiền không có tên nữa.

Mặt khác, chuyện giữa K. và Trần Dần cũng nhiều (...) khổ tâm. K. nghi hoặc (...) Hàng xóm lại x́ xào: "Công an người ta bảo rằng cơ quan không đồng ư v́ anh D đă có vợ cả." Thế mới rày rà, giọng lưỡi thiên hạ đặt điều ra vậy, D khó nói, K. nghi hoặc (...) anh D thế nào? Có chung thủy không? Bọn đàn ông hay nhăng nhít, trăm người như một...

Rồi những chuyện nghi ngờ chính trị khác (...). Nếu K. không dính vào ḿnh, cứ rỗi thân (...), lấy chồng Hà Nội th́ đâu có khổ vậy?

K. bảo, nhưng mà thế không có t́nh yêu. (...) Không phải riêng K., mà Trần Dần cũng vậy. Trước kia anh ta ngây thơ lắm, sống tin cậy, thẳng thắn, bộc trực, sốc nổi... Cuộc đời đă và c̣n dậy cho anh ta nhiều điều...

 

"Anh em" giúp đỡ Trần Dần nhiều quá. Bám sát từng tí một. Bới lông t́m vết.

Ví dụ Trần Dần đi lại trung b́nh không bằng một phần ba sự đi lại của "anh em". Nhưng anh em lại giúp đỡ phê phán. Anh em thích vậy. (...) Ví dụ Trần Dần để đèn xem sách, ảnh hưởng giấc ngũ của anh em (cùng ngủ một pḥng, giường kê san sát kiểu trại lính). Anh em bảo tắt đèn. (...)

Một tối khác, quá giờ, LNT(9) xem sách, không ai bảo ǵ cả. V́ rằng anh em chú ư giúp đỡ Trần Dần, chứ có chú ư giúp đỡ LNT đâu?

Ví dụ "dậy". Sớm phải dậy (điều lệnh). (...) Sớm nào trực pḥng vào cũng kêu: Dậy! Dậy!. Xong kêu cụ thể: AC, Trần Dần dậy đi. Thường thường kêu Trần Dần nhiều hơn. H́nh như trực pḥng không biết tên các anh khác. Hoặc không nh́n thấy các màn khác c̣n buông sùm sụp.

(...)

Vặt vănh vậy th́ nhiều.

Những cái vặt vănh làm nên cuộc đời chứ! Nhưng cuộc đời ǵ? Thực là một cuộc đời bị trấn áp, khổ sở, đứng không được, ngồi không được, duỗi ra không xong, co vào cũng chịu.

Trần Dần thành một thằng câm, điếc và mù.

Thế tức là tiến bộ.

 

?-9

[...]

NGUYễN Tư NGHIêM

Đầu như gỗ rồi. Không đọc được sách nữa. Chỉ xem tranh ảnh qua quít. Không t́m thấy đề tài. "Tôi không thể tự t́m ra đề tài nữa. Các anh giúp tôi đề tài."

Ngồi vẽ những motifs décoratifs cổ: mái chùa, con phượng, con rùa... Toujours inachevé.

Đi mua tranh cụ Hồ với tranh thiếu nhi (của Sỹ Ngọc) về treo. Ước ǵ gặp cụ Hồ. Làm một cái laque: cụ Hồ với 2 trẻ.

Nghe tiếng ô tô tưởng tiếng người. Lên thang gác, tiếng động mạnh đều nghe như tiếng người cả. ở quân y mất nửa tháng. Viết thư cho anh Tố Hữu. Viết thư cho Hồ chủ tịch. "Tôi là người vô tội. Sao giam tôi vào những chỗ phi nhân đạo thế này?"

Đề nghị trên giúp tôi về tư tuởng... Anh em không thể giúp được... Bản thân tôi không tự giải quyết được.

Đề nghị đi CCRĐ. "Mày làm ǵ tao làm theo y như thế. C̣n tự ḿnh tao th́ tao chịu, tao làm một ḿnh không được."

[...] Anh em góp tiền, non 10 vạn giúp riêng. Thương hại. Mến tài một phần.

Vẽ sóng biển trong đó có con mắt.

 

VăN GIáO

Đứng lù lù giữa nhà. Thẳng đuỗn. Nói giơ hai tay quều quào, vung tay một cái như quều cả gian pḥng, như đụng vào tường.

Có những ngày cafard. Tưởng chỉ c̣n đường chết.

Mày chỉ c̣n một con đường: tích cực, không kêu ca phàn nàn. Việc ǵ cũng làm. Nhẫn nại bền bỉ. Vui vẻ với mọi người. Chịu khó phê b́nh & tự phê b́nh. Nhất cử nhất động đều suy nghĩ chín chắn. Thôi không bốc nữa. Tin tưởng. Cốt nhất là tin tưởng. Có ai ghét mày đâu? Tao c̣n bao nhiêu! Khai trừ Đảng, đuổi khỏi Hội, sang bộ đội th́ như thế, đi cải tạo một năm, giờ lại biên chế khỏi bộ đội. Nhưng cũng có nhiều ưu điểm. Mày chỉ c̣n một đường. Cốt nhất là bền bỉ vui vẻ. Ăn nói ǵ th́ suy nghĩ. Cốt nhất là phê b́nh tự phê b́nh. Từng phút từng giờ, không có xao lăng một lúc nào. Cốt nhất là tin tưởng...

- Có ai khuyên mày như vậy không?

- Có.

Đi một lúc loanh quanh lại vào, lại nói. Rồi lại đi đâu một lúc, song có lẽ nghĩ là nói nhiều quá rồi bất lợi, chạy đến bàn, cầm tay thủ thỉ, mặt chân thành, thớ thịt bốn năm mươi tuổi, nhăo, răn, nhưng cũng c̣n chỗ rắn đỏ, máu lên mặt ngây thơ, cởi mở vụng về, có chút ngượng ngập, như cố t́m chuyện ǵ thực tế thay vào chỗ đă thuyết nhiều.

- Mày viết thư cho tao nhé. Tao cũng viết.

Rồi lại thuyết:

- Viết thư cho nhau lúc này bổ ích lắm. Cốt nhất là giúp đỡ nhau,...

Cười hềnh hệch, bắn cả nước dăi ra, lấy tay chùi nước dăi, thân mật: Mẹ sư mày là hay bốc lắm. Mặt đỏ lên, cười, nước dăi càng rớt ra, cười hềnh hệch, cúi gập cả người xuống.

 

[...]

Phê Phán Lê Đạt

Đồng chí định bỏ vợ lấy Thuư là bỏ cục vàng lấy cục đất. C̣n ǵ quư hơn là người làm việc cho Đảng? Đi CCRĐ bao nhiêu đợt rồi. Thành phần nông dân cốt cán. Đồng chí c̣n muốn ǵ? Không yêu nhân dân th́ yêu ai? Chỉ có kẻ thù mới không yêu nhân dân thôi chứ!

Kể xấu Thúy. Con lính đế quốc. Nhăng nhít nọ kia bao nhiêu vụ rồi.

Tôi không thể đồng ư đề nghị của đống chí. Không bao giờ Đảng đồng ư những cái sai.

Đồng chí lắm lư luận lắm, đao to búa lớn, vợ đồng chí hiền lành, đồng chí có đem lư luận đàn áp, dù vợ đồng chí có bằng ḷng ly dị, Đảng cũng không đồng ư v́ biết chắc chắn rằng đó chỉ là v́ bị đồng chí đàn áp, bằng ḷng mồm chứ không bằng ḷng thực.

Lê Đạt ông la belle France [...]

Ḿnh không xấu như chúng nó. Chúng khinh ḿnh. Ḿnh cũng không hạ thấp ḿnh xuống chỗ đả lại nó. Muốn nói: "Anh c̣n xấu hơn tôi nhiều lắm." Nó đánh giá đảng tính ḿnh thấp quá. Nó cứ lầm tốt với lại yêu. Mà cái tốt của nó th́ lạ lắm. Nó có thế, nó hại ḿnh th́ nó được thưởng.

Chết v́ t́nh th́ không ra cái ǵ cả. M.Gorki tự tử v́ t́nh.

Đảng, queest ce Đảng? Quan xa nha gần...

Ông la belle France...

 

HAI NHà VăN NGHệ

Mưa, băo từ hôm qua. Băo Quảng Trị, qua Thanh Nghệ, Nam Định, Thái B́nh về Hà Nội. Anh em đă bàn chán ra rồi, rằng kỳ này lại mất mùa, đói to. Lúa nơi đang ra đong đ̣ng, nơi sắp gặt. [...] Một nhà nhạc nói với bạn là một nhà văn:

- Ḿnh ăn no đủ hai bữa mà nh́n cây chuối xanh đổ gục ḿnh c̣n tiếc. [...] Nữa là người dân.

Nhà văn đế vào:

- Đấy, đấy là ư một bài nhạc.

Nhà nhạc cười hề hề, đắc ư.

 

MẫT NHạC Sĩ

Người ta vẫn gọi anh ta là một nhạc sĩ. Xưa kia cả 9 năm kháng chiến đâu cũng có làm được 3, 4 bài, đếm ra chưa đủ năm đầu ngón tay, Xưa kia nữa đánh đàn ở dancing, mười bảy mười tám tuổi đă đi những Nam Ninh, Quảng Kiếc ǵ đó, xem tableau những nhà thổ tầu, giật nhạc bar có tiền tiêu c̣ con mà ra vẻ ăn chơi, bé tí mà khôn ngoan, hay đứng đầu thay mặt anh em điều đ́nh với những chủ bar, kư kết những contrat nọ kia.

Kháng chiến, anh ta nhiều phen nghĩ phận văn nghệ chẳng ra ǵ, cố xoay sang cán bộ chính trị. Làm những trưởng phó BCT ǵ đó, rồi chính trị viên văn công rền măi. Són măi chẳng ra bài nhạc nào, cố rặn vài bài, giới nhạc kêu là lai Tây, anh ta cũng thành khẩn nhận là như vậy, quần chúng cũng chẳng thấy thịnh hành ǵ cả. Người ta bảo nhạc giống người anh ta, [...] ư nói giống thể xác, ám chỉ cái bộ mặt lai Tây của anh ta. Chính anh ta cũng kể lại thú vị là có lần bộ đội lầm anh ta là tù binh Pháp, suưt bắt nhầm.[...]

Nhạc luật, théorie, lịch sử vv... anh ta cũng chả biết mù tịt. [...] Người ta kể anh ta lắm cái khôn vặt. Ví dụ muốn bỏ tối học th́ anh phát vé đi nghe nhạc cho cả tổ trưởng tổ phó, thế là buổi học tan, hoăn lại. Ví dụ anh ta miệng nói rất ghê: "cấm xuất bản, giao dịch tư sản...", nhưng thực tế người ta thấy anh lén lút tới nhũng nhà xuất bản tư, van nài cầu cạnh họ in cho những bài nhạc từ trước rặn són ra mà quần chúng đă quên tự bao giờ. Đó là lối làm ăn. Homme dơaffaires. Chủ nghĩa comment réussir de la vie. Cai ǵ cũng nghĩ là "có lợi", "không có lợi"... Người ta bảo anh có cái khôn vặt của Tây lai. Anh th́ khác, anh gọi đó là tư tưởng, những ngoan ngoăn, tổ chức tính, lập trường vv...[...]

Người ta thấy trong một ngày anh làm những ǵ? Sáng cố dậy cho đúng giờ, nhưng cố "lợi dụng nằm thêm vài phút đă". Tập tí thể thao, v́ tư tưởng trong sạch nằm ở một thân thể khoẻ khoắn, v́ "văn nghệ sĩ mới phải khoẻ, chứ yếu ốm gầy c̣m là văn nghệ sĩ cũ" vv... Lập trường văn nghệ sĩ mới phải như vậy. Xong, làm tí xôi, ăn hết không để dính giấy hột nào, "không có lợi". Xong học 2 tiếng, phát biểu vài câu, cả buổi gà gật lơ đăng nhưng cũng cố nói vài tràng, vậy mới có lợi... Xong vào bàn giấy, loay hoay, ra vào, một lúc lại t́m xem thằng nào có thuốc lá đến vê một điếu bự. "A thằng cha này giầu nhỉ, có thuốc lá à?" Xong đến mục ngủ trưa, có trưa bận việc ǵ th́ xách xe đạp lẩn đi, gặp ai th́ chiềng việc ra, khéo léo nói không cho người nghe biết là ḿnh chiềng việc mà lại vẫn hiểu là ḿnh đi có việc. Chẳng hạn: "Gớm cái anh Anbani búi sờm sờm..." Xong lại chiều, lại tối. Họp. Học. Đi... Hoặc kiểm thảo đấu tranh bạn này bạn nọ, anh ta lắm ư kiến chắc chắn lắm, buộc người ta vào những tội tày đ́nh. Tối ung dung đi, gặp ai lại tất tả, vội việc quá!

Kết quả, Hoà B́nh qua một năm rồi, anh ta cũng chưa rặn được một bài nhạc nào.  ấy vậy mà người ta thường gọi anh là nhạc sĩ này nọ. Mặt trắng bệch như son phấn, môi như thoa son, cái kiểu đẹp giai de gamin Tây lai. Cười mép nhăn lên, răng hơi (...), nếp nhăn trên mặt trán trông kinh kinh như một con rắn con. Đi đứng nhanh nhẹn mà có tí vẻ đùa nghịch nhí nhảnh.

 

SAU TRậN BăO NGàY 27-28/9

Hai, ba mươi năm nay mới lại có băo to như vậy. Hà Nội đổ nhà, đổ cây, đứt dây điện. Mái tôn bay như lá. Cây lớn nhổ bật như que. Người chết, bị thương vô số. Có phố hàng tuần không có điện. Xe điện ngưng chạy một tuần. Tuần lễ phim Trung Quốc ngừng hẳn. Các việc buôn bán, ciné, hộ khẩu vv... đ́nh trệ lại hết. [...]

 

ĐảNG VIêN QUầN CHểNG

Doăn Chung kêu:

- Ḿnh ốm bỏ mẹ mà BLân đến hỏi có đi giúp dân chống băo hay không? Việc th́ ùn cả lên[...]. Ḿnh bảo BLân, ốm lắm mà đi th́ đ́nh mọi việc lại hết...

Cuốn điếu thuốc run run, mắt hơi ướt:

- Cứ những đi xem văn công Trung Triều mà ít vé th́ đảng viên đi hết. Hay là những tiệc tùng chẳng bao giờ gọi đến quần chúng ḿnh cả. C̣n những việc ǵ nặng nề th́ lại gọi quần chúng. Dậy sớm từ 4 giờ ra ga tiễn văn công Triều Tiên chẳng hạn. Hay đi giúp dân mệt nhọc như thế này th́ gọi.

 

Người đảng viên cũng có thể kêu:

- Họp nhiều, suy nghĩ nhiều, hy sinh nhiều cho quần chúng. Mà lại hay bị quần chúng chửi bới, đ̣i hỏi nhiều quá.

 

[...9

Quan xa nha gần

Anh ta bị khuyết điểm v́ tội tự do. Cấp trên bảo phải tự hạn chế đi lại. Bảo rằng không có quyết định chính thức nào quy định sự đi lại, nhưng tinh thần th́ khuyên nhủ anh nên tự hạn chế. Đó là lời của Cục.

Xuống tới Pḥng, các đồng chí trưởng pḥng trưởng ban bàn với nhau. Không nên để cho anh ta tự hạn chế, ở đời không có cái ǵ là tự ḿnh tự phát cả, cái ǵ cũng phải có lănh đạo. Đó là nguyên tắc. Nên phải bàn mà lănh đạo. Mỗi người một ư, tán rộng lời cấp trên. Tức là những cái ǵ cấn thiết mới cho đi. Cần thiết tức là về công tác thôi, c̣n lặt vặt tự do uống cà phê, xem ciné, xúc tiếp bên ngoài th́ đ́nh chỉ lại. à xúc tiếp phải hạn chế, một thời gian hầu như không cho xúc tiếp mới được. à nhưng mà công tác của anh ấy là dịch th́ có sách đấy rồi không cần đi đâu nữa.

Tóm lại bàn xong một hồi th́ hầu như anh kia không c̣n một lư do nào mà được đi lại nữa. Nhưng mà Pḥng vẫn c̣n rộng lượng cho đi thứ Bẩy chủ nhật.

Trong khi đó người ta đi lại cả ngày. Nhoáy một cái tớ đi 15 phút nhé, xong một tiếng mới về. Nhoáy một cái tớ đi ciné nhé. Nhoáy cái nào những đi chữa môrát, những sang Hội, những sang ngành, những nọ kia... Ai cấm những cái nhoáy ấy trở thành những cái rất lâu, mất cả buổi? Ai cấm những cái có lư do ấy thành những đi chơi, những hàng quán, những café, và những vân vân ǵ (...) chẳng hạn?...

Nhưng anh ta cũng c̣n được đi tối thứ Bẩy và ngày chủ nhật.

Nhưng cũng c̣n khó.

Đồng chí trực pḥng hôm ấy c̣n vặn vẹo: - Tối thứ Bẩy này đồng chí định đi đâu? Đă xin phép anh Phác chưa? Anh Phác đi vắng rồi, tôi không giải quyết, v́ theo tinh thần trên phải hạn chế đồng chí đi lại.

Anh ta phát cáu, khi đầu c̣n biết giận dữ, sau chỉ ĺ ra uất ngầm. ừ, trên bảo tự hạn chế chứ có phải bảo các anh hạn chế tôi đâu? Hừ, mà hạn chế không có nghĩa là đ́nh chỉ... Hạn chế đi lại không có nghĩa là không đi lại ǵ nữa.

Nhưng mà anh ta không biết, nên mới uất ức như vậy. Anh ta không biết, tṛ đời quan xa nha gần.

[...]

 

HOàI THANH Và TôN QUANG PHIệT

Tôn Quang Phiệt tính vớ vẩn hay nói bóng, hỏi Hoài Thanh:

- Này xem chừng bây giờ văn nghệ nịnh nhau lắm phải không? Người ta cứ bảo mẹ hát con khen hay.

Hoài Thanh giở lư luận ra nghiêm nghị:

- Chứ ǵ. Theo tôi th́ trong chế độ của ḿnh phải như thế, chứ sao? Có lợi cho cách mạng th́ làm. Chứ chê lung tung th́ địch lợi dụng, có hại.

- Ai bảo thế nhỉ?

 

HOàI THANH Và ĐặNG THAI MAI

Hoài Thanh nghe nói Đặng Thai Mai giảng trong đại học sinh viên văn khoa, có nói là "Hoài Thanh là một thằng hèn". Hoài Thanh ức lắm, t́m gặp Đặng Thai Mai.

Th́ ra không phải vậy. Đặng Thai Mai chỉ có nói:

- Trước cách mạng, ông Hoài Thanh có biết Thơ lắm, chứ không phải không biết, - vậy mà viết Thi nhân Việt Nam ông Hoài Thanh không nói đến Tố Hữu câu nào gọi là có. Sau cách mạng, trong kháng chiến đến giờ th́ ông Hoài Thanh lại chỉ có nói đến một ḿnh ông Tố Hữu, tưởng như thi nhân Việt Nam chỉ có một ḿnh Tố Hữu.

Ông kết luận: Cách mạng đổi khác con người ta như vậy, tiến bộ vượt lên hẳn.

Hoài Thanh nghe xong, không biết nói thế nào.

Chuyện có vậy, mới biết rằng lời đồn ghê gớm thực. Lời đồn hay tóm tắt lấy cái ư chính, ư sâu xa, ư thực, nó phóng đại thêm ra. Ghê thật!

 

[...]

CÓ PHảI Là Tặ CHỉC TíNH KHôNG?

Tính anh ta lăng nhăng, năm một cô, năm hai, ba cô. Khi đó đang tằng tịu với một chị. Tổ chức biết, buộc kiểm thảo. Hoá ra tội Hoà B́nh chủ nghĩa. Tội lăng nhăng cũng mang cái tên mới của thời đại. Xét thêm khuynh hướng sai, cô kia phức tạp vv... nên quyết nghị cắt. Anh ta suy nghĩ. Xong đồng ư. Anh ta được khen là có tổ chức tính.

Ai biết đâu anh ta vốn quen như vậy. Không quyết nghị th́ rồi anh ta cũng sẽ cắt. Đó là một con người cắt t́nh yêu như cắt bánh.

 

[...]

15-10

HAI Vễ TỬ Tệ V́ T́NH

Tôi được nghe hai câu chuyện về văn hoá của Hà Nội, cái thời kỳ Tây đi ta vào này, năm thứ 2 Hoà B́nh (chủ nghĩa).

Một vụ ở Khâm Thiên. Chị là một nữ hộ sinh. Tóc phidê. Anh bộ đội. Nhà chị cũng không đồng ư. Bộ đội cũng không đồng ư. Kết quả: chị tự vẫn chết (sau hai lần tự vẫn không chết). C̣n anh vẫn sống.

Một vụ [...] chị ấy xinh lắm. [...] Anh: bộ đội. Bộ đội bắt cắt. Anh đến nói với chị. Chị cười tái mặt. Ban đêm th́ tự vẫn chết. [...]

Thực ra chỉ thiệt các cô, c̣n bộ đội các anh vẫn sống cả...

 

[...]

DIệP MINH CHâU Kể:

Triển lăm hội hoạ Liên Xô tại Tiệp Khắc. Các cuộc triển lăm trước, giáo sư phải giảng tranh cho học sinh, có khi giảng hàng giờ... Lần này giáo sư chỉ nói:

- Đấy các anh xem khắc hiểu, không có ǵ mà phải giảng cả.

 

[...]

LẩY KIềU

NHĐ:              Lời nói không mất tiền mua

                        Liệu mà kiểm thảo cho vừa ḷng nhau

 

TLâm:              Sự đời đă tắt lửa ḷng

                        C̣n chui vào chỗ Cửa Đông(14) làm ǵ

                       

                        Đau đớn thay phận đàn ông

                        Ngang lưng th́ thắt phương châm

                        Đầu đội chính sách tay cầm chủ trương

[...]

 

NHà VăN

Một nhà trẻ. Đời văn chương chưa có ǵ gọi là tiếng tăm (tác phẩm). Đời tư cũng chưa có ǵ tiếng tăm (cả xấu lẫn tốt). C̣n nhà văn kia là một nhà văn già. Đă có tiếng. [...]

Nhà văn trẻ phát biểu về mục đích viết văn:

- Viết văn là để giáo dục nhân dân.

Nhà văn già đăm chiêu. Nhíu lông mày:

- Thế nhà văn là một ông giáo dậy đời à?

- Hẳn chứ.

- Anh c̣n trẻ lắm.

Nhà văn trẻ đáp:

- Anh già quá. Phải cải tạo theo lập trường văn nghệ mới.

Nhà văn già cười, khó hiểu, khinh bỉ hay nhận khuyết điểm? Hay mỉa mai hay thương hại? Hay là tất cả? Nhà văn trẻ không nhận thấy hết những cái phức tạp trong cái cười ấy, ngỡ là nhà văn già nhận lỗi một cách thảm hại, mới động ḷng thương, bèn kiếm lời nâng đỡ:

- Thế theo anh viết làm ǵ?

Nhà văn già chậm răi, nói cũng không sôi nổi tin tưởng ǵ cho lắm:

- Tôi chỉ muốn làm một người bạn của quần chúng. Văn viết nói những chuyện lớn, nhỏ, tâm t́nh đời sống chung và riêng.[...] An ủi những người đau khổ, gh́m giữ những người hăng máu vịt. Củ mỉ cù ḿ làm người bạn ḷng của thiên hạ...

Nhà văn trẻ khó chịu những chữ thiên hạ, bạn ḷng... tâm t́nh... làm một người bạn..., bèn phê phán:

- Vậy là lập trường không dứt khoát. Dễ rơi vào quan điểm văn nghệ tư sản...

Nhà văn già lại nở một nụ cười phức tạp.

[...]

Lê MINH

Bé làm liên lạc. Mộng văn chương to tát. Luôn mơ ước tên tuổi, danh tiếng. Làm thơ viết văn. Mộng không phải mộng thường, mà tới mức folie de grandeur (điên cuồng danh vọng). Trong ḷng ấp ủ th́ to tát lắm, những vĩnh viễn, những tên tuổi lịch sử... Thực tế xung quanh th́ ngược lại, người ta chỉ coi Lê Minh là một thằng nhăi, dốt đặc, tự do linh tinh, có nhiều tính xấu hèn hèn tựa nói dối, ăn tham, người ta coi Lê Minh như một con ếch ngu ngốc sần sùi mà lại muốn nuốt cả trời xanh.

Dư luận không biết có những điều quá đáng không? Lê Minh coi đó là "thành kiến".

Rất bực ḿnh về điểm bị coi là nhăi ranh, [...] Lê Minh bịa ra những chuyện ghê gớm về ḿnh, mục đích chống lại sự coi rẻ. [...] Chính anh chàng kể lại. Một lần ngủ đêm tại một nhà sàn người Thổ. Chủ nhà yêu Lê Minh v́ tính vui vẻ, nên cho Minh vào ngủ trong màn với một đứa con gái độ lên 10, v́ nhà lắm muỗi quá, chủ nhà thương Lê Minh. Ban đêm, đứa con gái hỏi Lê Minh: "Anh không đ. em à?" Lê Minh ngạc nhiên. Đứa con gái lại bảo: "Đ. em đi" (Lê Minh nói chữ đ. một cách ngọt xớt, hắn không ngượng, chỉ người nghe là ngượng.) Sau Lê Minh hỏi: Sao em lại muốn thế? Đứa bé nói:  ấy, bố em vẫn đ. em đấy...

Chuyện bịa như vậy... nghe thật kinh khủng. ư Lê Minh là [...] ḿnh cũng từng trải mùi đời, biết ói những ngơ ngách cuộc sống như ai.

[...] Tính ăn tham. Anh em có ít kẹo để trên bàn. Là kẹo lấy ở tiệc liên hoan, nhiều quá th́ anh em nhón về nhà ăn, để tránh cái lối no dồn đói góp. Con người mới hay pḥng xa, nhưng v́ con người mới nghèo, nên con người mới có tật nhón như vậy.

Nửa đêm Lê Minh về. Sớm sau anh em thấy kẹo trên bàn nhẵn hết. Anh em hỏi nhau, tra nhau. Kết luận : chỉ có Lê Minh. [...]

Lê Minh khen: - Tập thể tinh thật. Thực không có ǵ giấu tập thể được...[...] V́ ḿnh đói quá. [...] Các ông không biết chuyện M. Gorki à?...

Có anh không biết. Thế là Lê Minh chuyển sang kể chuyện M. Gorki, hồi niên thiếu thất nghiệp, đói quá, thành ma cà bông, có ăn cắp chút ít ǵ đấy. Anh em mắng:

- Mày ví với M. Gorki thế nào được?...

[...] Đổi tên là Lư đăng Cao. Phải chăng cũng là một cách khác, nói dối với cuộc đời?

 

[...]

THẽ NHAU?

Cô bán hàng cà phê "Nhân Dân", - ông cụ bị bắt lên công an mất một ngày. Về cứ uất ức măi. Tây Tầu măi không việc ǵ, Dân Chủ Độc Lập bị tù mới ức chứ. Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.

Chỉ là chuyện hộ khẩu. Khai về mục loại hộ, ông cụ khai là công chức. V́ nguồn sống chính của gia đ́nh là ông, tức là công chức. Anh cán bộ là một thanh niên khu phố cứ buộc phải khai "công chức kiêm công thương", v́ có hàng cà phê của cô con gái... Ông không chịu. Giằng co măi, sau anh thanh niên hạ cho một câu là: "Ngoan cố. Chống lại chính sách hộ khẩu của Đảng của chính phủ."

Anh ta đi báo công an. Thế là một ngày tù. Công an giải thích cho ông về. Sau cũng vẫn khai là công chức. Và người ta đặt vấn đề không biết anh thanh niên khu phố kia có phải là v́ non nớt hay là v́ có tư thù ǵ với ông cụ?

 

[...]

CON Bô(15)

Berger. K. nuôi từ bé. [...] Độ K. ốm, nó cứ hay vào buồng nghé mơm nh́n. [...] Hay soi gương. Ghếch chân lên tường soi gương. C̣i 11 giờ th́ nó cứ rú lên. Hay nghe tầu hỏa rúc c̣i nó cũng rú lên. Trước có người trả 2000 đồng (6 vạn) không bán. Bây giờ túng quá, bán 1 vạn 5 cho bà hàng cơm bên cạnh. Bà hàng cơm để nuôi, không giết, như vậy K. đỡ buồn. [...]

 

[...]

Hẫ KHẩU

[...] Một anh khai văn hoá tŕnh độ là thi tú tài trượt. Mà lại biết Ăng-lê.

Cán bộ hỏi: - Có đíp lôm không?

- Không.

- Thế có certificat không?

- Cũng không.

- Thế sao khai thi tú tài trượt?

Cán bộ hỏi vậy v́ không biết Hà Nội họ như thế. Cái tṛ thi tú tài trượt là nhan nhản ra, các cậu con nhà giầu, học dốt, muốn lấy vợ đều khai thế. [...]

Cán bộ bảo: - Vậy khai là sơ học. Biết đọc biết viết.

Anh kia: - Vâng, tùy ông.

[...]

Chuyện khác. Một cô ở Hàng Bài. Dĩ văng có những điểm mờ ám về vấn đề chữ trinh của đàn bà, nói nôm nghĩa là đă kiếm ăn bằng một sự khổ tâm như vậy.

Khi chỉnh lư, và trước kia nữa, nào cán bộ nào tổ trưởng, nào xung quanh cứ day dứt căn vặn măi về mục chồng con. Hôm đó họp chỉnh lư. Cứ lôi thôi lằng nhằng măi về mục này, đến nỗi cô ấy đỏ cả mặt, ứa nước mắt. Mà c̣n hơn thế.

Lúc nghỉ cô ta lên gác ba, định đâm đầu xuống. Cán bộ cảnh giác đi theo ngăn lại được. Dĩ nhiên rách cả quần áo. Cán bộ bảo: - Vậy là ngoan cố, phá hoại hội nghị. Đồng bào cho biết là có nên giải lên công an không?

- Có! Đồng ư!

Cô ta bị ở công an một ngày, giải thích xong cho về. Và cũng thông qua cái mục khổ tâm ấy.

[...]

CHUYệN KHáC.

- Thế là ông câu kết với đế quốc...

- Dạ, một người anh họ tôi đi làm, tôi có ǵ đâu, mà họ xa... Tôi không nhận chữ "câu kết" được...

- Ông c̣n căi làm ǵ. Nhân dân đă nhận xét cả rồi.

- Nhưng "câu kết"...

- Ông không nên ngoan cố!

- "Câu kết"...

- Ông nhận hay không nhận? Nhận th́ thôi, không nhận chúng tôi sẽ báo cáo lên trên. Thôi. Khỏi mất th́ giờ hội nghị.

- Nhưng nặng quá, oan...

- Thế ông không nhận phải không?

- Dạ, oan...

- Thôi, thông qua. Ông sẽ lên công an sau...

 

[...]

ĐàN ôNG đẻ

Năm nay 18 tuổi. 9 tuổi bụng đă to, tưởng báng. Mà không đi nước độc sao lại báng? [...] Mổ lấy ra được một cái thai quái lạ. Như người có một chân một tay, đầu có tóc, răng như răng người lớn, có bộ phận sinh dục, 5 kg. Ra được một lát th́ chết.

Hà Nội bàn tán sôi nổi. Người ta rủ nhau đi xem, xúm đông xúm đỏ cửa nhà thương Phủ Doăn.

[...]

- Không biết có thực hay lại gián điệp phản động làm hoang mang?

- Đúng thực đấy.

[...] Bên Trung Quốc cũng có một chuyện tương tự. [...] Báo chí Trung Quốc đăng rằng: Thời đại Mao chủ tịch mới có chuyện lạ này. Và giải thích: trước kia người nghèo bị như thế chỉ có chết. [...] Cách mạng nổi lên người nghèo mới được mổ. [...]

 

QUY địNH Về đI Iả

Bản quy định khổ 40cm x 60cm, giấy hồng:

1) Tất cả các nam nữ đi iả đái phải tới chỗ quy định.

2) Phải iả đúng lỗ.

3) Nếu là chuồng xí máy, iả xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đă quy định. Nếu không phải là chuồng xí máy th́ thôi. (?)

4) Iả xong phải rửa tay sạch sẽ.

Đó là một ví dụ đi sâu về điểm thống nhất tập trung.

 

VIệT BắC LạI CểNG

Vùng chợ Chu mất mùa, dịch hoạ. Lắm bệnh kỳ lạ: nóng nửa người, lạnh nửa người.

Bây giờ lại cúng ma. [...] Ai ai cũng đổ cho là tại v́ bộ đội về xuôi cả, ma quỷ lộn về tác quái, trả thù. Nhưng không có ai nói rằng đó là sự trả thù quặt lại của dĩ văng.

 

[...]

HOàNG YếN THAN PHIềN

Ḿnh đi CCRĐ. Ai thấy ḿnh cũng thành kiến là ḿnh đả Tố Hữu, đả Trung Ương. Thành thử khó làm ăn quá.

Một lối than phiền tự đề cao.

 

2-11(16)

ĐI DỬ HẫI NGHị TặNG KếT đẻT 4 Và THAM QUAN CảI CáCH RUẫNG ĐấT đẻT 5.

Trước khi đi, Văn Phác họp một số anh em, những Văn Cao, Lương Ngọc Trác, (...), Đỗ Nhuận để dặn ḍ.

Văn Cao: Tôi thấy đi có lợi lắm, [...] dĩ nhiên là lợi lắm. Trước kia đồng chí Trần Dần hay tự do sinh hoạt, tôi lo nhỡ ra đồng chí Trần Dần lại khuyết điểm th́ bỏ mẹ chúng ḿnh. [...]

Văn Phác nhận định: đồng chí Trần Dần vừa qua công tác th́ khá, nhưng mà các mặt khác, sinh hoạt vv... th́ nhiều khuyết điểm. Thế là Văn Phác kể dài ḍng về khuyết. Ưu chỉ nói lướt qua vài chữ cụt lủn. Khuyết th́ phân tích lê thê...

Mồng 2 lấy giấy má xong xuôi.

 

 

3-11

Đi Bắc Ninh(17). Ban tổ chức bảo rằng Đảng Uỷ đóng ở thành. Trần Dần bán tin bán nghi. (...)

[...] Đợi ô tô lâu quá. (...) K. chỉ chực mếu. Ban sớm Trần Dần không cho đi tiễn, K. cứ mếu măi cho em đi cơ. Tiễn nhau khổ quá, muốn kéo dài thời gian ra; đau ḷng lại muốn rút ngắn thời gian lại, ô tô đi chóng lên, để nỗi khổ biệt ly đỡ lê thê.

Tới BN: quả nhiên Đảng Uỷ không ở đó.

Quay lại Từ Sơn, t́m Đảng Uỷ: th́ ra Đảng Uỷ ở Đ́nh Bảng. Gặp AC. Hoàng Tích Linh, hai cụ lại lộn lại, các cụ đạp mất 30 cây số công toi. Coi như một cuộc đi chơi ngược gió, không lấy ǵ làm thú vị lắm.

 

Thủ tục giấy tờ mất đến 2 tiếng. Xong đi t́m đội Thái Hoà ở xóm Thịnh Lang, Đ́nh Bảng.

Đội chưa về. T́m mất hơn tiếng.

Có cơ hội mong Hà Nội đây. Người ta không trừng phạt được những lỗi giấu kín. Bí mật là ổn. Về sau có lộ ra th́ người ta cũng không trừng trị những khuyết điểm đă qua cơ mà. Chỉ chết cái anh nào lộ liễu. Nếu đó không phải là filosofie về tội lỗi và trừng phạt, th́ cũng là kinh nghiệm rất đúng về vấn đề ấy.

Địa điểm: Khi đi bên cục tổ chức bảo đi Bắc Ninh, đoàn ủy ở ngay trong thành.

Trần Dần lẩm bẩm: Không biết có chắc không?

Có anh bảo, mày không tin ở trên. Trần Dần không nói ǵ, v́ kinh nghiệm là trên hay như thế, chứ không phải là chuyện tin hay không tin. Trần Dần trước đă vào thành t́m Đảng Uỷ rồi. Quả nhiên, không thấy. Th́ ra đoàn ủy ở Phủ Từ, Đ́nh Bảng. Mất một ngày đi t́m. 30 cây số công toi.

 

 

4-11

ĐẫI THáI HOà Về.

Trần Dần không có cơm chiều, v́ anh em quên không báo cơm cho Trần Dần.

Bữa ăn.

Hàng ngh́n người từ các nhà, các ngơ, các thôn xóm bát đũa lanh canh kéo ra chỗ ăn. Một cái trại cột không, lợp lá, xung quanh có chằng dây thép gai.

- Thiếu 2 người ăn đây...

- Cần 2 người biết ăn đây...

Cơm: nước và rau muống luộc với một món măng xào lơ thơ dăm miếng thịt. Bằng nửa đại táo bộ đội(18).

Mầu sắc: xanh bộ đội, nâu nhân dân, vàng xanh Tầu và trắng sơ mi cán bộ. Phụ nữ thuần một mầu đen và nâu. Bên nam hoá ra nhiều mầu sắc hơn bên nữ.

Người ta ăn hối hả; nắng chiều lẫn bụi. Người ta và cả nắng, cả bụi đường làng, cả tiếng ồn ào lẫn vào miếng cơm.

 

 

5-11

Sớm dậy tờ mờ đă có tiếng đập lúa ngoài sân.

Nhớ K. quá. Buổi sớm tinh mơ, t́nh yêu t́nh nhớ hay nhức nhối, đứt ruột đứt gan. Bé K. mà thức giấc những lúc này ắt sao cũng khóc. Khổ thân bé. Pḥng Văn Nghệ đă hứa sẽ săn sóc chu đáo, nhưng lời hứa của Văn Phác ấy mà, Trần Dần không tin, - chứ ai lại đi tin mồm Văn Phác có là thằng ngu dại, cả tin vậy. Có mà chết.

 

Bước từ Hà Nội ra thôn quê, là bước sang cuộc sống rộng thoáng hơn, đang sôi sục hơn. Nhưng mà nhiều cái khổ hơn. Một cái phố Sinh Từ đại biểu cho cuộc sống đôi ba vạn người thị dân. Một cái xóm Thịnh Lang, Đ́nh Bảng đây, đại biểu cho đôi ba chục triệu người nông dân.

Ḿnh có cái áo len. Anh em trong đội ư bảo: "Sang quá. "m quá". Vậy, cầm chắc là chuyến này gian khổ đặc biệt.

 

Đoàn ủy viên bảo Trần Dần: - Sớm nay đi họp đảng viên nhé.

Trần Dần: - Tôi không được họp.

Đoàn ủy viên im lặng không nói ǵ. Lát sau đồng chí Khoa lại bảo Trần Dần đi họp.

Trần Dần: - Tôi không được họp.

Trần Dần đem ít báo CCRĐ đợt 4 ra đầu ngơ ngồi xem. Ngơ rải đầy rơm mới xanh úa, nắng nửa ngơ, bóng râm nửa ngơ. Gà nó bới tung cả rơm. Một bà xi con đái đầu ngơ. Mấy đứa trẻ lăn lộn tùng phèo trên đống rơm.

Trong nhà họp Đảng. Trần Dần muốn để cả tâm trí vào tờ báo, song lại lơ đăng nh́n nắng, nh́n rơm, những ư nghĩ nó để đi đâu. Trần Dần đứng dậy không thèm rũ rơm, đi t́m một cái quán ngồi ăn chút ǵ, nói chuyện với bà hàng, nghĩ đi đâu, nhưng chợt lại nhớ rằng ở nhà Đảng đang họp. Trần Dần không được họp.

[...]

 

Thời gian dự hội nghị tổng kết đợt 4 CCRĐ:

6-11: Khai mạc - 1 ngày

6-9/11: Học nghị quyết trung ương - 4 ngày

11-18/11: Báo cáo Đảng - 7 ngày

19-22/11: Kinh nghiệm cụ thể một số vấn đề - 4 ngày

23-27/11: Chỉnh đốn tổ chức - 5 ngày

28/11- 4/12: Chỉnh huấn - 7 ngày

5-14/12: Sắp xếp đội ngũ, khái quát 4 bước, kinh nghiệm, sản xuất, công giáo, kế hoạch buớc 1-10 ngày

Cộng: 38 ngày

 

[...]

CảNH GIáC QUá

Hội nghị họp ở Đ́nh Bảng, đă giảm tô, bọn phản động càng hoạt động dữ: cắt điện thoại, đốt nhà 1 lần, ném đá 2 lần.

Có anh phê b́nh ngay đoàn ủy là thiếu cảnh giác. Vậy th́ muốn có cảnh giác phải lên trời mà họp hay sao?

 

[...]

KHôNG MưA Mà CềNG CÓ ếCH

Khi thảo luận nội quy chị X cứ thắc mắc về mục: "thế nhỡ anh ấy ở đoàn bạn, lâu ngày mới gặp th́ có được đi nói chuyện với nhau không?" Anh em can: Không nên đi một trai một gái nhiều quá. Tuy là vô tư nhưng nhân dân có con mắt nghi ngờ, kẻ địch có cái miệng hiểm, đàn bà có cái lưỡi bép xép vv...

Về sau ban đêm có hai cái bóng cơng nhau ngoài đồng. ́ ọp măi. Có anh thấy vắng chị ở giường, măi sau chị mới về, thay quần áo ban đêm. Anh đâm nghi, hôm sau báo cáo.

Dư luận nhân dân tức th́ ngay hôm ấy có câu: Không mưa mà lại có ếch. ếch to hắn cơng nhau ngoài đồng.

Về sau chị X mới kiểm thảo ra. Và dĩ nhiên chịu kỷ luật của đoàn.

[...]

 

FIGURES

1. Đội trưởng đội Thái Hoà tên là ông Liễu. Người gầy đét, quần áo nâu bạc, khoác một cái vét tông tím [...], đôi môi dầy lúc nào cũng mở làm cho bộ mặt có cái ǵ dễ tính. Cả mặt chỉ có đôi môi là có duyên. - Thành phần ǵ? - Trung nông - Quê đồng chí phát động chưa? - Chưa - Vậy th́ cái trung nông ấy là có vấn đề đấy. Đánh một cái dấu hỏi. Ông Liễu cười kh́.

2. Đội trưởng đoàn giảm tô Vĩnh Phúc trước, sát nhập sang đây chỉ làm đội viên. Trên 40 tuổi. Mặt to, vuông. Mắt sâu vào lỗ, song lại lồi lên trong đáy, viền đỏ, khi nh́n cứ trờn trợn đôi mắt toét lên, lông mày nhấp nháy, đôi môi mỏng mà sắc, hai mép nhọn hoắt cứ mấp máy, bộ mặt tuy xanh vàng nhưng có lẫn những vầng máu đỏ tụ lên. Cổ khoác khăn mặt, quần áo nâu mới, dáng cứng, tất cả toát ra một cái vẻ ǵ hào lư cũ. Ăn nói sang sảng, gọi người trống không. [...] Bên kia làm đội trưởng, sang đây làm đội viên, ông ta có thắc mắc ngầm nhưng không nói, định xúi bẩy đội viên khác nói. Phát biểu ra vẻ đành hanh, kiểu ta đây biết rồi. [...] Người ta có cảm tưởng ai làm việc với ông ta cũng sẽ bị biến thành con cờ gỗ, tùy ông xếp đặt cho nó đẹp mắt, gọn gàng, khỏi lung tung cái vấn đề ǵ lôi thôi cho ông ta. [...] Phát biểu ǵ là có tính cách thay mặt anh em Vĩnh Phúc. Kiểu anh chị. Hay căi, hay chối, hay chiềng, "sở dĩ tôi nói thế là v́... ư tôi nói thế này cơ... Đấy tôi làm việc ấy đấy..."

 

G̉I Bà QUảN Là MấT GạO

Đội vừa về, đi đâu thấy dân đang nói chuyện bỗng im thin thít, [...] là v́ có tin tung ra, đội phát động về, hễ ai gọi ông bà là bị phạt 5 cân gạo. Thành ra dân sợ, giữ mồm giữ miệng. Nếu nói kiêng th́ phải kiêng nhiều lắm: ông Quản, bà Lư, ông Hào, cụ Thơ, ông Chánh, bà Giáo vv...

Đă biết ai là địa chủ ai không mà tránh? Đâu mà đă dễ đổi giọng lưỡi, hôm qua ông bà, hôm nay thằng ngay? Đó là tâm lư của nhân dân. Chi bằng giữ miệng là hơn.

 

[...]

LươNG GIáO

Lương giáo gặp nhau, tránh vào ngơ, rẽ đường khác. Đang ngồi hàng bỏ đi. Không thèm nói với nhau một câu nào.

 

[...]

TA KHáC địA CHẹ

Một anh cán bộ X thấy tịch biên tài sản của địa chủ, lại tịch thu từ cái tă của con cái nó, anh thương lắm.

Anh Y bảo: - Thương ǵ nó? Nó có thương con cái nhân dân ḿnh đâu?

Anh X đáp: - Tôi nghĩ ta khác địa chủ ở chỗ đó. Những đứa bé con kia có tội t́nh ǵ? Chúng nó giết trẻ con. Chúng ta cứu trẻ con chứ. Mà phải cứu cho trẻ con thoát cả ảnh hưởng bố mẹ nó nữa chứ.

 

KHôNG đEM XE đạP - ÔNG TỉNH đẫI TRưậNG KHôNG BIếT Ǵ

Trước khi đi, ông tỉnh đội trưởng không biết nghe đâu về nói ầm ầm với anh em, những đi cải cách phải mặc quần áo nâu, không được mang theo xe đạp vv... [...] "Đem xe đạp đi mà nát nông dân à?" Thế là có anh gửi, có anh bán xe đáng 8, 9 vạn chỉ bán 6, 7 thốc tháo đi.

Tới nơi, mới thấy không có xe đạp th́ dở quá, dại quá nghe ông tỉnh đội không biết ǵ ấy đâm ra khổ.

Phàm ở đời, những anh không biết ǵ lại là những anh ngậu xị, nhắng nhất. Gắt: Đi cải cách mà ăn vận công tử vậy à (quân phục mới). Xe đạp với xe điếc, đem đi người ta lại đuổi về cho ấy à? Đừng có làm xấu hổ tỉnh đội ta đi. Tôi xin các ông, các ông miễn cho món xe cộ xa xỉ ấy đi cho. "Ba cùng" mà lại c̣n kè kè cái xe bên cạnh sao?ÀGiải quyết thế nào á? Gửi đi. Bán đi... Chiều nay là lên đường rồi... Lại c̣n coi cái xe hơn là cải cách hay sao?

 

[...]

GáNH CẹI đI NHANH

Cán bộ "ba cùng" với một anh làm nghề đốn củi rừng bán kiếm ăn. Ban sớm đi theo anh vào rừng. Anh ta đi thoăn thoắt, cán bộ theo không kịp, một lát th́ thấy mất hút, vào rừng t́m măi mới thấy anh ta th́ bó củi đă to rồi. Cán bộ đẵn giúp ít cành, cũng chưa kịp phát động ǵ cả. Anh kia bó vội thành hai bó, xâu đ̣n gánh chạy về. Cán bộ đuổi theo không kịp. Loáng cái lại mất hút. Cán bộ nghĩ có lẽ anh ấy sợ cán bộ hay sao? Có vấn đề ǵ mà cứ lẩn như vậy?

Măi sau mới biết: chỉ v́ anh không có gạo, phải vội đi vội về, bán củi lấy gạo mà ăn.

 

[...]

ĐấU TêN BểT

Anh Bông là anh em họ, làm thẩm phán. Anh nói đến một tiếng để thanh minh sự liên quan giữa anh với tên Bút. Quần chúng x́ xào, anh em với nó th́ c̣n kể lể ǵ? Ai cũng sốt ruột, cán bộ véo anh Bông 2 lần, véo cái nào Bông càng thanh minh dài ḍng măi.

Trời nắng nhễ nhại. Cuối cùng Bông cũng im, hết lời lải nhải. Trong khi đấu tên Bút cứ nh́n lên trời. Anh Bông tố. Xong hỏi Bút mày có nhận không?

- Dạ thưa ông, bố ông chết tôi phải chôn, mẹ ông đi lấy chồng tôi phải rước ông với các em ông về nuôi. Ông tố vậy chúng tôi xin nhận là có ạ.

Xong nó lại nh́n lên trời cười ha hả. Quần chúng có người cười. Có người mắng: lại c̣n cười, mất cả lập trường. Có người chửi sư thằng phản động. Có người trách: cái anh Bông mới dại chứ! Mà sao thẩm phán cứ ngồi im cả thế kia! Nắng quá càng thêm khó chịu.

Kết quả: phải ngừng cuộc đấu lại.

 

[...]

Vễ áN CON GIếT Bẩ

[...]

án mạng

Ông Tuân treo cổ xà nhà bếp. Ngang tai có vết chém. Chân lại chạm đất.

Có trưởng ban công an Tuế, có phó chủ tịch Hoành làm biên bản. Có anh Thụ, vợ và mẹ (tức là vợ ông Tuân). Có cả cán bộ đội cải cách vừa mới về xă.

Tuế cứ hỏi:

- Mày giết cha phải không?

Thụ tái xanh tái xám vâng vâng dạ dạ.

- Mẹ mày với mày bàn nhau giết tên Tuân để tránh vạ phải đấu phải không? Bố mày là cường hào ác bá sắp phải đấu, chúng mày giết đi để mà trốn thoát đấu tranh của nhân dân phải không?... Chúng mày sợ bị tịch thu trâu ḅ ruộng đất, sợ bị tù tội liên quan?

Anh Thụ với người mẹ nhận hết.

- Nếu mà nhận th́ kư vào đây.

Anh Thụ kư. Người mẹ điểm chỉ.

 

NGHI VấN

ít hôm sau cán bộ cũng coi nhẹ chuyện đó. Cho là gia đ́nh ông Tuân sợ bị quy là cường hào, nên thủ tiêu ông Tuân đi cho xong.

Nhưng án mạng có nhiều cái vô lư:

- Vết chém ở tai đúng là do anh Thụ. Nhưng nguyên vết chém ấy không chết được. Vậy nên mới đem treo cổ, nhưng treo cổ chân chạm đất th́ cũng không chết được. Vậy th́ tính ra chết v́ cái ǵ?

- Bức thư trong túi ông Tuân: Tôi chết đi để cho nhân dân đừng có nghe bọn thằng Tố, thằng Hồ, thằng Sang chúng nó vu sằng vu bậy.

Vậy là ông Tuân tự vẫn.

Nhưng nếu vậy sao lại có vết chém của anh Thụ? Hay không phải anh Thụ chém? Hay bức thư là viết trá?

- Nếu bảo ông Tuân tự tử v́ lư do sợ bị quy là cường hào th́ cũng c̣n hơi có lư. Nhưng nếu thế sao lại có vết chém? Không phải anh Thụ chém th́ ai? Mà tại sao anh Thụ lại nhận tội giết cha?

- Nếu bảo anh Thụ giết cha th́ chém cũng chưa đủ chết, treo cổ chân chạm đất th́ cũng không đủ chết. Mà v́ sao lại giết cha? Anh ta khai là v́ "căm thù", nghe nó vô lư lắm. Hay là sợ bị đấu th́ bố chết đi cho rảnh để khỏi bị đấu? Hay là v́ (...)? Nhiều giả thuyết. Nhiều uẩn khúc.

Kết luận:

- Đây là một án mạng mờ ám.

- Anh Thụ cũng có dính tay vào, nhưng c̣n nhiều đứa khác nữa. Chưa biết đứa nào là thủ phạm, là ṭng phạm vv...

- Nhất định có vấn đề chính trị ở trong.

 

Dư luận nhân dân

- Nó là cường hào nên nó chết thôi.

- Bố nó hung tinh chiếu mệnh.

- Nó sợ bị đấu nên nó chết

- Vợ con nó sợ liên quan nên giết nó đi để tránh vạ...

 

PHáT đẫNG ANH MANG

Trước có đi ngụy. Có khổ có thù.

Cán bộ tới hôm đầu, anh ta đang ngồi trong nhà. Cán bộ hỏi, anh ta chỉ đáp gióng từng câu một. Cán bộ nói đả thông về "liên quan", "ngụy binh" vv... Anh kêu: Ruộng cạn rồi em phải đi tát nước.... Đi.

Hôm sau anh ta đang nấu cơm, con đang băm bèo cho lợn. Đổ bèo nấu bị vương ra ngoài, anh ta mắng. Cán bộ giúp đứa bé.

- Sớm anh đi đâu?

- Em đi tát nước về. Bây giờ thủi cơm ăn...

Câu chuyện một lúc về địch trước kia giết hại dân làng, anh bắt chuyện. Nó đánh người này, giết người kia. Bỗng có nói tới ông Tuân. Cán bộ bắt lấy: - Ông Tuân làm ǵ mà Tây nó cũng bắt?

- Ông ấy trước có giấu cán bộ đấy.

- Giấu thế nào?

- Nhà ông ấy có cái hầm cho cán bộ ở.

- Ông ấy có đi báo Tây bắt cán bộ bao giờ không?

- Không. Ông ấy giấu cán bộ tốt lắm, Tây bắt cán bộ được ở đâu th́ bắt, chứ chưa bao giờ bắt được ở nhà ông ta. Ông ấy nhường hầm cho cán bộ rồi bố con lại lủi đi kiếm hầm khác.

- Trước ông Tuân có bao nhiêu ruộng?

- Trước chả có ǵ, sau hai vợ chồng với đứa con đi măi đâu làm trại ǵ, về mới được 7 sào. Bây giờ thêm ruộng làng cho với người chị nào, nên tất cả có hơn 2 mẫu.

Cán bộ đặt vấn đề: 2 mẫu! Vậy có thể ông Tuân không phải là địa chủ.

Măi một hôm cán bộ đi về, anh Mang chạy theo chân ra. Tới chỗ giàn bí rất dày, anh Mang kéo cán bộ lại. Cán bộ theo anh ta vào một quăng kín ở giàn bầu.

- Bây giờ em mới dám nói, em nghi ông Hoành lắm. V́ em đang ở ngoài đồng th́ ông ta bảo em là du kích mà chẳng biết ǵ. Em bảo biết ǵ cơ? Ông ấy bảo sao làm du kích mà không ngăn thằng Tuân nó chết rồi. Em sửng sốt nó chết làm sao? Em làm du kích làm sao biết được mà ngăn nó? Ông Hoành nói nó là cường hào, nó chết là nó trốn khỏi sự đấu tranh của nhân dân rồi. Du kích thế là khuyết điểm. Em nghi ông Hoành lắm. Việc ǵ là ông ấy cũng biết cả.

Cán bộ hỏi: - Tuân hắn chết ai mà chả biết?

Anh Mang nói: - Nhưng em vẫn nghi ông Hoành lắm, v́ ông Tuân chết lúc 1 giờ chiều. Mà khi đó đang trưa, trời chưa đứng bóng, chưa đến 12 giờ. Vậy mà sao ông ta lại biết trước?

Cán bộ thấy có lư. Hỏi thêm anh Mang về Hoành. Anh Mang không nói được ǵ, cán bộ lại biết là anh ta lo liên quan. Sau cán bộ hẹn đến mai và bảo anh Mang nghĩ xem có những ai biết rơ về ông Hoành th́ giới thiệu ra. Anh Mang nói một số người, bà Bít, anh Diễm vv... Bảo: bà Bít ở cạnh nhà đấy, biết rơ chuyện tên Hoành, nhưng bà ấy có dây dưa liên quan ǵ ấy. Cán bộ biết anh Mang vẫn bị ám ảnh điểm liên quan...

 

PHáT đẫNG Bà BíT

Bà Bít ở gần nhà Hoành. Cán bộ đến một lát thấy bà biến mất. Lại đến...

- Chúng em sắp sửa dâng sao!

- V́ sao phải dâng sao hử bà?

- Thày Ngô bảo thế. Làng độ này động đất v́ đội cải cách về, đất đá cứ tung lên bôm bốp cả ngày cả đêm, không cúng rồi th́ sụp đất chết cả.

- Thế trước kia có dâng sao không?

- Trước kia thằng Tây c̣n đóng th́ chỉ lo chạy là hết năm hết tháng, c̣n th́ giờ đâu mà cúng lễ.

- Thế trước có động đất không?

- Không có bao giờ.

Thế là phát hiện vấn đề thày Ngô. Biết thêm Hoành trước kia hay đi Hà Nội, ông Thiệu ǵ đó, ông Hoành th́ bạn bè nhiều lắm, ông quan hai nọ, ông đồn trưởng kia... Ăn uống, vặn kèn hát.

 

ṆNG CẩT

Tiến tới một loạt rễ, chuỗi(19). Quần chúng nói nhiều về Hoành, Tuế. Hoành nó hung hăng, Tuế nó thâm hiểm hơn.

Xác định được: ông Tuân là trung nông.

 

Phát động anh Thụ

Anh Thụ bị giam ở công an Bắc Ninh, chân bị cùm. Cán bộ tới giải thích măi. Anh cứ bảo v́ em căm thù nên em giết bố. Bố là cường hào gian ác. Cán bộ giải thích: - Nhất định nhà anh là thành phần trung nông, nhân dân xác định rơ ràng rồi. Nhất định cái việc giết ông cụ đây không phải là do anh, mà là anh mắc mưu bọn địa chủ. Chúng nó lừa gạt, bắt ép anh, đó là tội của chúng nó. Anh căm thù th́ nói hết ra, đấy là căm thù, trả thù cho bố, vạch bọn phản động ra, sẽ trừng trị chúng nó. C̣n anh th́ kiên quyết tha bổng, chỉ v́ anh mắc mưu chúng nó thôi. Không sợ nó trả thù, v́ ḿnh trừng trị nó rồi th́ c̣n sợ ǵ! Anh có nói ra th́ mới trả thù được cho cha, lại gỡ được tiếng giết bố...

Thụ gục đầu lên bàn khóc. ối trời ơi. Không nói ǵ cả.

Bỏ cùm xích cho Thụ.

Hôm sau lại khêu gợi t́nh cha con, t́nh vợ chồng (trừng trị được bọn phản động anh lại về được với vợ, cùng sum họp, anh Thụ rất yêu vợ, vợ chồng trẻ). Lại nhấn mạnh: khoan hồng, không sợ trả thù...

Măi sau Thụ nói: chính thằng Hoành nó xui tôi giết bố tôi.

Thụ đang ngoài đồng, Hoành gặp, nói chuyện: - Cậu đă biết gia đ́nh cậu thế nào chưa?

- Chưa, thế nào?

- Hôm qua họp cán bộ đă xác định bố cậu là cường hào gian ác, nay mai sẽ đem ra đấu. Tớ thương cậu lắm. Cậu đă ở vùng tự do cậu biết chứ ǵ. Địa chủ th́ gặp từ đứa bé con cũng phải gọi là ông. Vợ cậu nó sẽ bỏ cậu nó đi. Trâu ḅ ruộng đất tịch thu hết. Cậu sẽ khổ lắm.

- Trời, thế làm thế nào?

- Bây giờ chỉ có một cách là làm thế nào bố cậu chết đi, thế th́ chẳng c̣n đấu chẳng c̣n truy ǵ nữa. Chết rồi th́ c̣n đấu ai?... Nhưng mà cậu vẫn c̣n bị liên quan... Nếu mà cậu tự tay giết bố đi th́ mới tỏ ra căm thù địa chủ, dứt khoát đấu tranh, đứng về với nhân dân. Tớ thương cậu lắm tớ mới bầy cách cho...

Cách mấy hôm, Thụ gặp Hoành đầu nhà.

- Hôm nay chuyển kho thóc đây. Chuyển xong, mai là đấu. Cậu về phải làm ngay đi, không có th́ chậm hỏng cả. Nếu tự cậu làm không xong đă có chúng tớ giúp.

Thụ cầm con dao 10 lần buông ra, nước mắt ṛng ṛng. Bố đau bụng nằm trong nhà quay mặt vào. Thụ chém một nhát, buông dao chạy đi.

(Chưa rơ: sao lại treo cổ)

Lần khác, Thụ lại nói thêm: - Không rơ ai treo cổ. Thụ chạy lên nhà trên ôm mẹ khóc. C̣n nghe tiếng bố: Không phải giết tao nữa, tao sẽ chết thôi. Không phải mày giết tao đâu, con đừng sợ. Không biết ai treo cổ. Chỉ thấy vụt một cái quần đen ra cửa sau chuồng trâu.

Tất cả 4 lần mới khai được thế. (Chưa rơ: lư do nào giết bố...)

 

CáN Bẫ

Được đến thế cán bộ đội đă thú vị, thoả măn. Đề nghị trên cho bắt Hoành, tấp tểnh đem đấu. Đoàn ủy đồng ư cho bắt, nhưng c̣n tiếp tục chuẩn bị. Ṇng cốt chưa vững, chưa xâu chuỗi ra quần chúng rộng răi. Vụ án chưa điều tra minh bạch. Đội phải tiếp tục điều tra thêm, và phát động quần chúng rộng nữa.

Nhiều cán bộ lảu bảu, c̣n minh bạch thế nào nữa?

 

PHáT đẫNG Vẻ THễ

Vợ Thụ lại về với chồng. Cán bộ giải thích, định dùng vợ Thụ để phát động chồng.

Hôm hai vợ chồng gặp nhau (đội đă xin công an cho Thụ về xă), cứ vợ ra chồng lại vào, vợ vào chồng lại ra. Cứ tránh mặt ṿng quanh như đèn cù. Cán bộ thân mật:

- Vợ chồng bây giờ chị ấy về rồi th́ phải hỏi han chuyện tṛ chứ lại cứ thế th́ c̣n ra làm sao nữa? (Nói thân mật như anh em vậy.)

Sau hai vợ chồng ngồi trong nhà, vợ thủ thỉ: - Em xin lỗi v́ em ngỡ bố là cường hào nên em bỏ em về, bây giờ mới vỡ lẽ là không phải, th́ ra là âm mưu địa chủ nó chia rẽ gia đ́nh ta, em lại về với anh. Th́ anh có những điều ǵ bí ẩn nên nói ra cả đi, cho vợ chồng lại sum họp một gia đ́nh, trung nông thôi chứ có phải cường hào ác bá ǵ mà cứ im đi là mất lập trường, bênh cho chúng nó chẳng có lợi ǵ mà chỉ hại cho ḿnh, thù cha không trả được, vợ chồng không được sum họp làm ăn. Cái tiếng giết cha bao giờ rửa được, vợ chồng xa cách em khổ tâm lắm.

- Nhà mày biết ǵ, thôi đi, có ǵ tao nói với cán bộ cả rồi. Mi cứ kệ tao...

Về sau Thụ cũng nói được thêm:

- Trước kia, bố Thụ bắt Thụ đi học ở trường huyện. Thụ không thích học, cứ bét lớp, khổ lắm, học dốt, xa vợ. Sau Thụ xếp quần áo lên Hà Nội t́m đến tên Thiệu là chú xa xin việc. Thiệu làm ở Pḥng Nh́. Thiệu bảo cứ ở xă, có ǵ th́ báo: du kích, Việt Minh, là có ăn. Thụ bảo mỗi lần biết lại lên Hà Nội báo th́ xa quá. Hắn bảo, ở xă cũng có, cứ báo cho Tuế, Hoành, cũng là người của ta cả đấy. Thụ về làng, nhảy xuống ruộng lấm bết, nói dối bố là bị Tây càn nên chạy về. Hôm sau ra đồng th́ gặp Hoành toe toét:

- Hôm qua cu cậu xin việc ông Thiệu được chưa?

- Sao ông biết?

- Việc ǵ tao chả biết, bây giờ mày có tên đây cả rồi nhé. Phải bí mật không có mất mạng toi.

Về sau Thụ cũng không có hoạt động ǵ.

Cán bộ hỏi: - Vậy khi nó xui cậu giết ông cụ th́ nó có đem chuyện ấy ra doạ ép không?

- Có, nó bảo mày không giết bố mày không thoát được. Bố mày là cường hào, người ta đấu sẽ ḷi cả mày ra có ghi tên ở Pḥng Nh́ th́ mày chết...

Như thế là về Thụ đă khá minh bạch. Bản thân Thụ có yếu điểm ấy nên mới bị chúng nắm lấy doạ nạt, cưỡng ép làm điều bất nhẫn.

 

PHáT đẫNG Bà TUâN

Cúng 3 ngày ông Tuân. Cán bộ đến đang cúng ở nhà trên. Bà Tuân với họ hàng vội kéo nhau xuống bếp ngồi lo xo với nhau.

Cán bộ giải thích cứ cúng chứ không sợ ǵ. Chuyện này xảy ra thực là khổ, không những là một cái tang của gia đ́nh mà cả làng cả đội ai cũng thương xót.

Bà Tuân cho biết: trước khi đội về mấy ngày, tên Hoành có đến với nhà tôi. ở nhà trên nói chuyện những ǵ tôi cũng ở đó. Tên Hoành bảo là kiểm thảo thành khẩn đi. C̣n những đoạn bóc lột, tội ác sao không ghi vào. Ông nhà tôi cứ vùng vằng, bảo rằng thế này th́ ức nhau nhiều quá. Xong Hoành bảo đi nhà khác cho dễ, chỗ này đàn bà...

Đêm về cứ thấy ông nhà tôi thở dài... Nước mắt ràn rụa. ức quá ức quá... Loáy hoáy viết. Khéo tao chết mất thôi mẹ mày ạ...

 

Mậ RẫNG RA TRUNG NôNG

Họp ṇng cốt mở rộng trung nông. Công việc CCRĐ cứ tiến hành, không phải v́ vụ án mà ngừng lại. [...] Hoành bị bắt, phong trào đă lên một ít. Ṇng cán vững, tích cực nhiều, trung nông nhiều. Trong cuộc họp một ông cụ cho biết: người con đánh giậm có vớt đưọc 2 bộ quần áo dính máu đem chôn rồi. [...] Phát hiện ra tên Vịnh địa chủ quá điền. Quyết nghị: Khai trừ Vịnh, không cho đi họp với bà con. Về sau lại phát hiện ra địa chủ Dương, thày cúng Ngô. Nhân dân đề nghị khai trừ cả hai khỏi cuộc họp. Cán bộ nghiên cứu đồng ư khai trừ Dương. C̣n thày Ngô th́ đem ra nhận xét.

Bà con tố: - Hắn đi lại làm tay sai cho bọn Hoành Tuế. Hắn bày những tṛ dâng sao, động đất. Hắn lấy một người mẹ xong lại ngủ với cả con, lấy cả hai mẹ con.

Về sau, theo đề nghị của cán bộ th́ vẫn cho tên Ngô họp với bà con, v́ hắn chỉ là tay sai, để mở đường cho hắn ăn năn hối lỗi, nếu hắn đấu tranh tích cực vạch tội bọn kia th́ nhân dân sẽ tha thứ, bằng không sẽ xử trí.

[...] Sau hắn nói: - Tôi nói liệu có phải tội không?

- Nói thực th́ tha cho.

Hắn khai: Tuế, Hoành, Dương, ích vv... là cả một bọn Quốc Dân Đảng. Trước khi đội về, chúng họp, có gọi Ngô đến. Ngô đến chúng đă họp rồi.

Đến mục ích nói: - Tôi sợ phen này tôi thế nào cũng bị địa chủ rồi. Ruộng sờ sờ chứ không như các bác. Tôi sẽ bị đấu thôi.

Tuế bảo: - Không lo. Hăy về xem c̣n mấy thằng thiếu thóc tô th́ thí cho chúng nó. Xem ra cũng chả có mấy thằng. Một mặt ta lên Đồng Nang tháo nước cho ruộng cạn, chúng phải đi tát không c̣n th́ giờ họp hành. Chú Hồ th́ cố lấy cắp thóc gạo, cho chúng hết gạo, lo mất gạo ăn th́ cũng lơ là họp hành, hoặc chúng đi họp ít đi, nhà có hai đứa phải một đứa gác nhà, một đứa đi thôi. Rồi ném đất ném đá, tung tin động đất, chú Ngô bày việc cúng tế. Một mặt giết tên Tuân, nó già rồi chết cũng đáng, để nó sợ nó tố, em nó đi cải cách về anh em th́ thụt th́ nó nói lộ hết. Xong ta quy nó là cường hào. Như vậy cũng chả lo ǵ. Cái bọn cán bộ, như cái thằng ǵ bụ sữa hôm qua họp sản xuất với nhân dân chẳng nói ra lời, ngữ chúng chẳng lo ǵ. Cứ vậy mà làm...

Một lần khác, sau khi giết ông Tuân được 2 ngày, chúng lại họp một lần nữa. Bàn thêm: Giết Thụ, giết Diệm, Mang. Mày không dám giết Thụ th́ tự tao giết cho.

Phân hoá thêm măi Ngô lại khai: Hôm đó Ngô đến Tuế than phiền ông Sang bảo đem tiền vàng hương măi chưa thấy. Nói chuyện loanh quanh, Ngô bảo, quái, sao Thụ nó chém có một nhát vậy mà ông Tuân chết? Tuế cuời: - Thụ chém nó có chết đâu. Ḿnh phải ra tay đấy...

Đào đất t́m 2 bộ quần áo đẫm máu. Phân hoá nữa, tên Hoành thú nhận. Bắt Tuế.

Diễn lại vụ án:

Thụ chém xong, Hoành, Sang nhảy vào đè ông Tuân xuống, thọc con dao nhọn vào vết chém đâm sâu vào thái dương, ông Tuân ọc ọc rồi chết. Hoành, Sang khiêng xuống bếp, treo cổ. Hoành chạy đi. Sang chạy ra cản nhân dân, xem giấy không cho vào.

 

[...]

CHIA QUả THỬC

Căm thù địa chủ th́ có, nhưng thương yêu giai cấp th́ chưa có (người ta bảo v́ chưa được học). Nên khi chia quả thực th́ bà con tranh giành nhau í ỏm. Cán bộ lúng túng mới nghĩ ra những cái mưu thật là lúng túng.

Chia nồi:

Cán bộ bịt mắt bắt dê, nhân dân gọi tên bà Noă chẳng hạn th́ cán bộ chỉ vào đống nồi, phải cái nào th́ bà Noă phải nhận cái đấy.

Chia cuốc:

Cán bộ lấy vải trùm lên đống cuốc chỉ c̣n tḥi cái cán ra, ai cũng chỉ trông thấy có cán, lấy cái nào ra th́ là lấy cái ấy, không được chê cùn chê mẻ ǵ nữa.

Kết quả:

Người nghèo được cái nồi thủng, cái cuốc mẻ. Người khá hơn được cái nồi tốt, cái cuốc sắc. Cuộc đời trớ trêu hay là cái mưu của cán bộ kia trớ trêu?

 

V́ LậP TRưấNG QUá NêN MấT BA Lô

Anh ta là đội phó CCRĐ. Một kiểu đội phó hay nói những lập trường tư tưởng nọ kia, anh ta có tài là nhiều chuyện bằng móng tay anh có thể phân tích phê phán thành bằng con ḅ, kết luận thành quả núi.

Đến khi đi bắt rễ thấy anh cứ long đong ba lô trên lưng vào nhà này lại ra, sang nhà kia lại bỏ. Anh ta báo cáo, toàn thấy những anh này ngụy binh tổ chức cũ kiên quyết không dựa, những chị kia là cháu địa chủ có liên quan, vậy không thể là rễ tốt vv... Cứ vậy hết ngày nọ ngày kia.

Một hôm anh ta vào nhà anh Lă là người đại lao đại khổ. Tuổi trên dưới 30. Người như cục đất. Anh đội phó đă mừng. Nhưng cũng c̣n cảnh giác, nh́n xa thấy rộng con đường phát triển sau này, nên anh ta thử hỏi:

- Một tháng bao nhiêu ngày?

Anh Lă đáp: - 30 ngày.

- Thế một năm bao nhiêu tháng?

Anh Lă đáp : - 30 tháng. Không biết anh Lă nói đùa hay nói thực. Hay là do tŕnh độ anh như vậy. Nhưng tŕnh độ anh đội phó th́ anh bèn phân tích:

- Con người như thế này có bồi dưỡng lắm th́ về sau cũng chẳng có triển vọng ǵ cả. Lớn bằng ấy tuổi đầu mà ngu như vậy.

Anh đội phó lại xách ba lô đi. V́ cảnh giác nên ba lô cứ phải trên lưng, chưa có sở vững, tin cẩn mà gửi ba lô được. Hôm đó là ngày thứ 13 rồi. Trong khi đó các anh em khác đều đă có rễ cả: nơi ăn chốn ở, ba lô không phải vác vai, công tác phấn khởi.

Anh đội phó sốt ruột, t́m một bụi cây giấu ba lô, để đi t́m rễ, t́m "con người đại lao đại khổ, có triển vọng", vừa là để nhỡ có gặp anh em nào, họ thấy ba lô đeo vai th́ họ cười chết.

Sẩm tối về bụi t́m th́ thấy mất ba lô.

Về sau anh Lă do một cán bộ khác d́u dắt trở nên cốt cán, rồi vào Đảng.

 

[...]

OAN Là Tặ CHỉC Cề

Sau giảm tô(20), anh cốt cán Lụt được lên chủ tịch. Đội giảm tô đi có dặn: Địa chủ đă thoái tô th́ cho nó bán gà lợn của nó.

Nhất trời nh́ đội, anh cốt cán tuân theo.

Tổ quốc tế về kiểm tra thôn quê, tỉnh rồi huyện có lệnh: Kẻ biển tự do đi lại, đổi giấy thông hành trắng ra giấy xanh như mọi người cho địa chủ. Mục đích là tỏ ra ḿnh bảo đảm quyền tự do đi lại.

Anh cốt cán Lụt tích cực thi hành.

Xong lại có lệnh đảm bảo thóc thuế nông nghiệp. Lệnh rằng: Nếu địa chủ nó không có nhân công th́ ḿnh phải t́m nhân công chuyển cho nhanh thóc thuế của nó, và phải đảm bảo tiền công cho anh em nhân công.

Lụt lại thi hành nhanh chóng.

Đến khi đội cải cách về mới thành vấn đề. Nhất trời nh́ đội, cả quần chúng, cả đội cũng tự nh́n ḿnh như thế. Đội nghe thấy dư luận: anh cốt cán lên làm chủ tịch, không biết sao lại cho địa chủ bán lợn gà phân tán tài sản, cấp giấy thông hành xanh cho nó, lại c̣n vận động nông dân gánh thóc thuế cho nó. Đội kết luận: anh Lụt này bị nó mua chuộc thành tay sai địa chủ rồi. Tổ chức cũ ấy xấu, con người tổ chức cũ ấy cũng hỏng. Âm mưu địa chủ ghê thật.

Dĩ nhiên từ đó anh Lụt mất tín nhiệm, đội cũng chẳng nói ǵ với anh, anh cũng chẳng biết tại sao, chỉ biết rằng tự nhiên đội chẳng hỏi han ǵ anh nữa. Anh bị bỏ rơi.

Viết chuyện này, bà con sẽ phê b́nh người viết và sẽ khối thắc mắc. [...] Cuộc đời nó như vậy đó, sự thực nó trớ trêu chứ có phải tại người viết bịa đặt ra đâu?

 

[...]

LIêN QUAN địA CHẹ

Bà Toán goá chồng, trung nông, tự dưng bụng to ra, bà con điều tra là bà Toán có chửa với địa chủ Tâm goá vợ. Sau lại thấy nhà bà có con lợn của địa chủ Tâm. Bà con x́ xào: nhận của phân tán của địa chủ.

Bà Toán bị coi là tay sai địa chủ, bà con kể ra lắm tội, từ cái việc bà Toán mất con gà vén váy chửi đổng cũng bị coi là lập mưu vờ mất gà để chia rẽ nông dân, vv... Cán bộ bước tới ngơ định vào là bà con đă kéo áo: Tay sai địa chủ đấy... Liên quan đấy...

 

Về sau điều tra lại th́ ra địa chủ Tâm lại xuống trung nông... Cán bộ giảng giải chính sách đoàn kết trung nông. Bà Toán lại đi họp. Những chuyện thông dâm và nhận lợn không ai nói tới nữa. Mà người ta lại nói tới những đức tốt của bà Toán, những nỗi khổ của bà. Bà trở nên loại tích cực, chuỗi tốt! Từ cái việc bà mất con gà vén váy chửi đổng người ta cũng bảo thế là đúng rồi của đau con xót, và người ta quy, chắc lại tay sai địa chủ nào nó ăn cắp gà của bà để gây chia rẽ nông dân thôi.

 

[...]

LO LêN Bá

Đội truy bá. Sự thực toàn những tiểu bá, bá xóm cả. Nhưng cả đội đă sốt ruột. Các xă người ta cờ giong trống đánh, đấu bá cứ ầm ầm cả lên rồi. Xă ḿnh măi không t́m ra bá xă mà đấu. Nên cứ sốt vó cả lên.

- Cứ quy nó là bá xă cũng được chứ sao? Nó cũng có dính dáng đến một xóm khác ở chỗ: nó đem đánh vịt qua xóm người ta xong chửi mắng bà con cho vịt nó đi đấy thôi?

Một anh căi: - Có một tội xíu ấy quy lên bá xă làm sao được?

Nhiều tiếng khác: - Cứ quy mẹ nó lên. Cũng chẳng oan ức ǵ chúng nó mà sợ.

Thế là quy lên bá xă

 

[...]

Tế 20-11 TRậ đI

[...]

Trung nông quy lên phú nông

Đối với nhà Tiều, bà con tố rất nhiều những thái độ những cư xử những tội t́nh lầm lỗi từ mấy đời. Cũng có cả bóc lột nữa.

Lương phụ trách lên biểu. Lương lấy biểu măi vẫn không thấy đủ tiêu chuẩn, công xá gạn măi cũng không đủ 240 công.

Thành là đội trưởng cứ bảo: - Cố lấy biểu mà quy cho nó lên phú nông.

- Nhưng mà tôi đă cố măi rồi không đủ. Th́ chi ủy phải xét lại cho kỹ. Không thể lên phú nông được.

Thành lườm: - Cậu th́ cứ hẹp ḥi, c̣ kè công xá măi. Quy lên phú nông th́ có lợi cho CCRĐ, trường hợp đặc biệt c̣n tiếc ǵ mà không quy?

[...] Sau cứ quy lên phú nông.

 

ĐịA CHẹ SẻI Là LANG THUẩC

Diên là cán bộ xóm đă cùng cốt cán điều tra lên biểu địa chủ Sợi. Ruộng đất đủ tiêu chuẩn mà không có lao động. Chỉ mắc cái là Sợi có nghề bốc thuốc. Nhưng Sợi bốc thuốc từ 49 về trước, từ 49 th́ hắn chỉ bán ś sằng tí thuốc cam, cả nhà có mấy cái lọ bằng nắm tay nh́ nhằng. Theo bà con th́ hắn sống bằng tô. Đến 53 th́ hắn chết. C̣n vợ vẫn bán thuốc cam và cho phát canh 7 mẫu ruộng.

Diên báo cáo lên, trên chi ủy cứ gạt đi. Người ta có nghề thuốc, quy là tiểu thương thôi.

"Một ḿnh tôi căi chả lại", thế là Diên chịu lép vế. Giải thích lại cho bà con, không ai chịu cả.