Chi ủy đang bận lắm vấn đề. Bí thư nh́n con số địa chủ đă quy là 23, so với 392 gia đ́nh th́ tỷ lệ là 4,7 %(21) rồi. Nếu quy thêm 1 người nữa th́ vượt tỷ lệ. Bí thư lo vượt tỷ lệ, lo không biết nói với trên thế nào. Cụm lại bắt kiểm tra lại hết cả th́ chậm hết, công tác lại kém cả... Bí thư cứ gạt đi, không cho lên biểu Sợi.

[...]

BầN Cẩ NôNG

Anh ta là bần cố nông, cán bộ cơ quan, có tính tự ái và bảo thủ đặc biệt, [...] rất tự tin ở bản chất bần cố nông của ḿnh. Một hôm căi nhau về vấn đề văn hoá, anh khăng khăng rằng: tôi chả có văn hoá ǵ mà tôi vẫn làm kế toán cơ quan được. V́ tôi là bần cố nông. ối anh trung nông, ối anh tư bản chủ nghĩa nhiều mà chả làm được.

Quyết vặn: - Thế kế toán có mấy loại mấy mục?

Anh ta ấp úng. Song quật lại: - Cái đó chẳng cần biết cũng vẫn làm được.

[...] Quyết cười giễu: - Thế không phải là anh biết làm kế toán. Anh chỉ biết làm có tính cộng tính trừ. Như vậy có làm cũng như lối mèo ăn cứt mà thôi.

Anh em cười ồ cả lên. [...] Anh chàng ức lắm nhưng vẫn không chịu:

- Vâng vâng các anh là thành phần trên các anh giỏi. Chúng tôi chỉ là bần cố nông dốt nát thôi. Thế Đảng dựa vào các anh tiểu tư sản hay dựa vào chúng tôi?

[...] Nhiều khi anh kêu ca về điểm "chỉ thấy nói nâng đỡ bần cố nông mà không thấy thực tế đâu cả". Anh nói "nâng đỡ" và anh hiểu ngầm là: không thấy đề bạt anh vào lănh đạo, không thấy kết nạp anh vào Đảng. Kỳ chỉnh huấn, anh đă tố khổ căm thù, các chị ở cơ quan phải khóc cơ mà? Cán bộ phải bồi dưỡng anh ngày đêm, nhất nhất liên hệ về nông thôn gần như chỉ có anh, chứ cơ quan đa phần là tiểu tư sản biết ǵ về nông thôn?

[...]

 

CHIA RUẫNG

Đă nhắc anh em cố nông dăm lần bẩy lượt, học đi học lại măi rằng: "Nhận trước th́ phải nhận có gần có xa, có xấu có tốt". ừ ào cả. Thông cả.

Đến buổi tự nhận, cố nông ưu tiên tự nhận ruộng cả buổi tối, nhận chưa xong th́ đă thấy hết cả ruộng thứ nhất, thứ nh́ và ruộng gần. Bần nông x́ xào, trung nông thở dài. "Đấy cứ bảo để anh em tự giác. Thông chỉ thông cái mồm chứ không thông cái bụng tham."

[...]

 

MẫT ANH THANH NIêN

Trước ở du kích, anh ta bị chính trị viên xă đội chèn ép nhiều bề. Ruộng nương là một, bị CTV xă đội cắm mất. T́nh yêu là hai, anh ta yêu một chị nữ du kích, [...] bị đem ra chi bộ kiểm thảo và khai trừ vị tội hủ hoá. Anh ức lắm. Mẹ nó người ta yêu nhau nó cấm, người ta yêu nhau mà gọi là hủ hoá!

Anh ta bỏ làng đi bộ đội địa phương. Kỳ cải cách, anh nhất định xin về xă. Một là lấy người yêu cũ, hai là trả thù. Anh không nói với trên rơ ư anh như vậy, mà chỉ xoáy mạnh vào chỗ có thù ruộng đất. Trên cho về.

Anh ta rất tích cực. Về sau t́m ra được CTV xă đội là một địa chủ, loại tiểu bá. Nhưng người yêu cũ th́ đă đi yêu một người khác...

[...]

 

DANH Tế

Cán bộ: - Tại sao thằng hào Thức nó lại sướng cao độ thế?

Chị cốt cán: - Nó sướng cao độ thế là v́ nhà nó đi bóc lột nhân dân.

Cán bộ: - Thế tại sao chị lại khổ cao độ thế?

Chị cốt cán: - Em khổ cao độ thế là v́ em bị nó bóc lột em trên một cái vấn đề đi ở cho nó mười mấy năm.

Hôm nay em không đi họp được v́ nhà em nó cứ khống chế em. [...]

 

TảO HôN

Chị cốt cán 20 tuổi. Đi họp. Vào Đảng. Vào ủy ban.

Trong khi đó đức ông chồng 13 tuổi trèo me bẻ sấu. Đánh đáo. Đánh nhau. Người ta kêu ngoài ngơ: "Có chồng mà không biết dạy à. Để nó bẻ cả chuối nhà người ta rồi." [...]

 

ĐẻT 4

76 xă Bái Bắc:

- Con giết bố mẹ                     26 vụ

- Vợ giết chồng                        7 vụ

- Anh em giết nhau       14 vụ

- Chú giết cháu            4 vụ

- Bố giết con                1 vụ

- Đốt nhà                                 86 vụ

 

[...]

TỉNH PHê B́NH đOàN ẹY

Phượng Mao nhiều ngụy quân ngụy quyền. Đồng chí Cần (đoàn ủy cụm trưởng) không có kế hoạch ǵ, cứ bảo tránh tổ chức cũ, đi sâu t́m người tốt. Đội hoang mang, t́m đâu ra người trắng như tờ giấy trắng. Không bị bắt th́ bị tù, không tù th́ ngụy. Loanh quanh đường ṿng măi.

Buớc 2 cũng không kết nạp được đảng viên. Chỉ v́ lư do muốn người trắng như giấy trắng. Chật vật quá. Trên cứ thúc, đề mức 10 người. Gạn lắm chỉ được 5 là cùng. [...] Ông Cần đi, ông Đạt đến thay, mang theo một cái mức của đoàn ủy là mức ruộng đất năm 1936. Chỉ những mức là mức, đội càng hoang mang.

Về gia đ́nh nhà Sợi (lang thuốc) năm lần bẩy lượt đồng chí Cần cũng không duyệt cho là địa chủ, cứ cho là tiểu thương. Đội đành cứ để Sợi là tiểu thương.

Lương phê b́nh đoàn ủy: - Duyệt cho bắt người xong th́ đồng chí đoàn ủy khác lại phê b́nh.

[...] Y phê b́nh đoàn ủy: - Lên hồ sơ ác bá Seo rồi, phát động xóm mà lên hồ sơ, lên duyệt, đồng chí Cần không duyệt, cứ bảo: ác bá th́ sao xóm này không có tay sai?

[...] Trên cứ giáng xuống chỉ thị nào, mức nọ mức kia nào. Làm đoàn ủy như vậy th́ cũng dễ. Tŕnh bày ra th́ chi ủy lại xua tay đi. [...]

 

Bà cụ chết [...]

Nguyễn t Tiến bị giết [...]

Chị Tính bị chết [...]

Tên Nhất chết [...]

Phú nông Mẫu treo cổ không chết [...]

 

Tôi giật ḿnh sợ quá, chết măi thế này, không thiết cơm nước ǵ nữa.

 

Lại một vụ đốt nhà [...] Giết trung nông Trạch [...]

 

BCL PHê B́NH HOàNG CầM

Thơ hay th́ hay thực, nhưng mà hắn địa phương tính lắm. Quê hắn ở Thuận Thành Bắc Ninh mà. Bài nào cũng đá một tí Bắc Ninh. Bên kia sông Đuống nhé. Quê hương ta lúa nếp rơm nồng... Địa phương tính quá.

 

[...]

VăN NGHệ đI THAM QUAN

A: - Văn nghệ đi tham quan th́ cũng phải "3 cùng", họp, bắt rễ... Các việc đều làm th́ mới kết quả. Viết mới hay được.

Phóng viên B: - Không nhất thiết. [...] Thế Đảng có "3 cùng" không? Sao vẫn kết quả?

A hơi bối rối, song quật lại: - Đảng khác. Nhiệm vụ Đảng là lănh đạo, cậu có phải Đảng đâu? Lập trường so sánh thế nào được?

B: - Mỗi người mỗi việc. Trong cải cách, đội viên có nhiệm vụ riêng, Đảng có nhiệm vụ riêng, người viết văn có nhiệm vụ riêng. Do nhiệm vụ, khó khăn của từng nhiệm vụ khác nhau nên nhất định cách làm việc có chỗ khác nhau.

A: - Văn nghệ c̣n phải đi sâu hơn người đội viên chứ! Càng phải "3 cùng" gấp bội chứ!

B: - Đi sâu hơn không phải có nghĩa là phải "3 cùng" hơn.

A chu chéo: - Không "3 cùng" th́ đi sâu làm sao được?

B hỏi quặt lại: - Cậu có hiểu một người viết văn cần phải làm việc thế nào không?

A: - Lạ ǵ! Phải đi sâu đi sát quần chúng, tức là c̣n phải "3 cùng" hơn đội viên chứ.

B lại hỏi: Thế Trung Ương có "3 cùng" không? Thế Trung ương có sâu sát không? [...]

A: - Anh không phải là Trung ương...

B: - Không phải là Trung ương, nhưng cũng không phải là đội viên. Là văn nghệ. [...]

A: - Anh quan niệm văn nghệ tách rời chính trị.

B: - Tôi tách rời văn nghệ khỏi chính trị máy móc.

A: - Anh văn nghệ nào cũng thế. Tự do, lại lắm lư lẽ bào chữa.

Cuộc căi vă đâm ra biến thành cuộc ẩu đả, cầm xoong chảo to tướng úp lên đầu nhau. Ai khoẻ th́ được. [...]

 

BCL

Hết tăm th́ lại ra nhà hàng ăn 100 đồng cháo ǵ đó, rồi lừa lúc chủ hàng vô t́nh vơ một nắm tăm đút túi.[...] Bảo văn nghệ ta c̣n kém quá. ít quyển hay. Kể ra th́ chỉ có 2 quyển, Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh và Sửa đổi lề lối làm việc của CB là hay.

 

Tư TưậNG THàNH TíCH

Đem một bần nông, thổi phồng khuyết điểm, quy thành cường hào gian ác, xử tử h́nh. Anh nào cũng muốn xóm ḿnh có bá. Lại muốn bá xóm ḿnh thật ác, lắm tội, thành bá xă, bá vùng. Lại muốn bá xóm ḿnh càng bị xử nặng càng thành tích. Cán bộ tranh nhau cho bá ḿnh nặng tội.

Anh nào cũng muốn cho rễ xóm ḿnh trở nên những bí thư, chủ tịch. Cán bộ tranh nhau cho rễ được kết nạp, được đề bạt.

[...]

Không nhận ra địch                             100%

Mắc ṿng vây địch bị mua chuộc         143/700

Hoang mang sợ địch                            153/700

Đả kích nhân dân                                 777/1000

Bắt người                                                        306/700

Bắt trá h́nh                                          334/1000

Nhục h́nh                                            559/1000

Vạch thành phần sai                             346/700

Chia sai                                                           277/700

Không 3 cùng, kém chịu khổ               169/1000

Bao biện                                                         824/1000

Tham ô                                                           35/700

Không muốn đi cải cách                      103/4000

 

[...]

CON GIẩNG GẫY

Văn Cao kể

Xuân Diệu(22) đang dịp đi thăm Trung Quốc, lúc sắp về th́ dốc túi đi sắm quà ngoại quốc. Mua những con giống nhỏ. Loay hoay đánh gẫy chân một con. Xong nhất định không cho tính tiền.

Tạ Phước: - Làm thế mất danh dự người Việt Nam. Con giống là bao nhiêu!

- ở Bắc Kinh này ối Việt kiều chứ. Vả lại không trả tiền để cho họ phải kiểm điểm, ai bảo làm con giống không được tốt!

 

MUA VIOLONS

Vẫn chuyện thi sĩ Xuân Diệu. C̣n thừa một ít tiền, không biết nên mua cái ǵ cho có lợi. Thi sĩ đang thiếu một cái Parker, làm sao mua cái ǵ để về nước có lời kiếm lấy một cái Parker.

TPhước xui: - Violon về nhà th́ bán chạy lắm.

Thế là thi sĩ đi mua 2 cái violons. TPhước chả là nhạc sĩ: "Tuy vậy nhưng mà nước Việt Nam được thêm 2 cái violons."

 

CHạY GADôDEN

Đồng chí TL gặp Văn Cao hỏi thăm sức khoẻ bây giờ ra sao.

Văn Cao: - Độ này chạy gadôden lắm anh ạ.

Đồng chí TL chân thực không hiểu mới hỏi: - Chạy gadôden là thế nào hử anh?

Văn Cao vẫn cái điệu nói tự nhiên mà xỏ, xỏ mà tự nhiên: - Nghĩa là nó cứ xập x́ xập x̣...

 

[...]

KIệN đẫI, đ̣I BĨ CHỎNG

Một chị bần nông lấy anh ta cũng bần nông. Lấy năm ngoái (54), hai bên cùng 17 tuổi. Nhưng mà đâu như không yêu nhau lắm. Chị ấy chê chồng là bé quá. Con gái người nó phổng, chị lớn gấp rưỡi chồng.

Đội về, chị đến đ̣i li dị chồng. Đội không giải quyết, hẹn để sau CCRĐ. Sau CCRĐ chị lại đến. Lần này đội giải quyết bằng t́nh thương yêu giai cấp.

Chị không thông. Hiện nay chị vẫn chê chồng.[...]

 

25-12

10 giờ 30 về tới Tiên Phong, vào xóm Kim Quan. Một số đi thăm nghèo hỏi khổ xóm Kim Quan. 1 giờ 30 họp ủy ban xă nghe báo cáo t́nh h́nh. Tối họp đội, phân phối cán bộ đi các thôn.

[...]

 

26-12

Cán bộ xuống xóm. Thăm nghèo. T́m hiểu t́nh h́nh. Tuyên truyền chính sách. T́m rễ. 12 giờ họp du kích và công an xă. 1 giờ gặp hiệu trưởng trường học, BCH công trường. Tối họp xóm giới thiệu đội, tuyên truyền chính sách, chuẩn bị meeting.

[...]

KHÓ PHâN BIệT

Cán bộ đội hỏi nhà trưởng xóm. Một ông trạc 50 chỉ đường. Rồi dẫn đến tận nơi. Rồi vào tận nhà. Theo chân đội. Rót nước. Hút thuốc lào. Thiếu nhi theo cán bộ hàng dăm bảy em. Đang ngồi nói chuyện ở đâu các em cũng sà vào. Cán bộ nhớ báo cáo ở hội trường: Lo bị bao vây!

Bà con đến chơi. Xem mặt anh đội. Bế con bồng cháu vào nhà, đứng ở sân nḥm. Đó là ḷng tốt của nhân dân? Đó là sự bao vây của địch?

Nhà cửa tàn phá chiến tranh mới làm lại. Lộn ẩu cả. Có bần cố nông lại vớ được cái sân gạch to tướng, cái nền gạch thực đẹp. Có địa chủ lại chỉ tùm hum một cái túp tranh.

Nào công trường, nào nhà ga, nào nhà máy diêm, nào thồ nước đái, nào đẩy xe ḅ, lắm việc pha tạp. [...]

 

Lề TRẻ

Lên 2 lên 3. Mắt toét nhoèn. Ruồi đậu đầy cả vành mắt. Bụng ỏng, mỗi cái áo hoa mậu dịch đen bửn, chân đầy mụn nhọt, phẩm xanh bôi đầy cả. [...]

 

Bà BáC ANH LưẻC

[...] Mời các anh về nhà em. Nhà em th́ nghèo khổ lắm. Mà thực thà lắm. Không c̣n biết khôn ngoan ǵ cả.

Trước kia cũng ăn lộc thánh. Hồi xưa kia. Sau này thánh chẳng c̣n ăn thua ǵ nữa, đâm ra túng bấn quá. Kỳ giảm tô được loại A về quả thực. Được hơn 1 vạn. Con cháu được 1 sào tạm cấp. Xa quá. Chỗ đầu trâu trán khỉ. Không cày cấy được. [...]

 

27-12

NHà TRểC.

Thăm nghèo... T́m rễ. Chiều meeting, 3 giờ. Tối họp xóm học mục đích CCRĐ, đường lối, nhiệm vụ nhân dân. Tối họp chi bộ: chính sách xây dựng Đảng ở nông thôn, ổn định tư tưởng.

 

Con cháu nhà tôi

Đang ăn cơm bà cụ Cẩn đến ngồi xệp bên mâm cơm.

- Anh ăn xong rồi chứ?

- Xong rồi.

- Thế anh đội cho em tŕnh bày. Từ hôm đội về nhân dân ai cũng phấn khởi, mà em chảy nước mắt ra...

- Làm sao hử cụ?

- [...] Đầu đuôi câu chuyện nhà em lại băo mà 4 anh cán bộ ở.[...] Giá mà anh Thúy th́ em không thắc mắc, nhưng mà lại đúng vào anh Ân mới khổ cho em chứ. Thật là nói ra xấu hổ, em xin tŕnh bày với ông đội. Con cháu nó hư nết quá. [...] Nó lại đàng đúm với hai con nữa. [...] Nghĩa là nhân dân các ngành các giới cùng với em căn vặn con cháu măi mà nó không chịu nói ra. [...] Anh Ân anh ấy đánh mất cái đồng hồ. Anh ấy không nói ǵ cả với em mà lại đi nói với ông trưởng xóm chả biết thế nào, bảo là con cháu nó lấy. Em đánh nó 2 ngày rồi nó chả xưng ra. [...] Em doạ nó là mày không nói, đội về sẽ bắt mày "trói điếm", nó cũng không chịu xưng. [...] Em đă dùng mọi phương pháp tiến hành mà nó cứ cúi gằm mặt xuống rồi lại thơng một câu "em không lấy".

- Thế bây giờ cụ đề nghị với đội ra sao?

- Em chẳng biết thế nào nữa. Khổ quá. C̣n có một mụn con. Các anh thường hay bảo là hiện c̣n lắm địch. Em cứ nghĩ là em chẳng có liên quan ǵ với địch nào, mà lại hoá ra chính em đẻ ra địch. Em thực là nghèo khó mà em đẻ ra địch. [...] Nhà có dưa cho em xin vài cái.

 

MẫT CáI NHà BầN Cẩ NôNG

Một cái vườn chuối. Nhà nhỏ ba gian tí xíu. Cột gỗ, mái tranh. Gạch xếp chồng lên nhau, không có vôi vữa ǵ cả, thay vách. [...] 2 cái chơng, hoen hoẻn lối đi. [...] Rổ rá khắp các xó xỉnh. Niêu đất. Rế. Chổi cùn. Thúng thóc. Đi ba bước th́ hết nhà. [...]

 

Một cái nhà như thế, lại có một cái gối vuông, vải trắng, rua đăng ten, thêu những núi non phong cảnh, gối trắng nhưng cáu ghét xin xỉn. Nổi bật lên trong cả nhà. [...]

Sau mới biết là cái gối quả thực. Cán bộ chia cho bằng cái lối rút thăm. Hoá nên nhà bần nông thiếu vô số thứ cần dùng khác lại vớ phải cái gối này. Số mệnh trớ trêu, cuộc đời không có lănh đạo sáng suốt hay đâm ra lối nghịch tính như vậy.

[...]

17 TUặI

Hai bên cùng là bần nông. Kỳ cải cách học tập hiểu nhau. Cán bộ bắt rễ vào anh ta. Anh ta đi sâu chị. Rồi công tác gần gũi nhau. Hai bên cùng 17 tuổi. Rồi cùng là cốt cán. Rồi cùng vào thanh niên xóm, anh là tổ trưởng, chị tổ phó. Rồi sau chị vào BCH thanh niên xóm. Anh làm phân đoàn trưởng, chị ấy lại tiến vọt lên trên anh. Nhưng hai bên vẫn yêu nhau đằm thắm.

Tới bước 3 th́ cưới nhau. Do đội đứng lên. Đám cưới đời sống mới, chỉ có nước chè không. Thuốc lá, tí kẹo vừng cũng không có. Cưới nhau là dắt nhau về, vào cuộc đời mới.

Thế là đúng lập trường, không sợ trên phê b́nh.

[...]

 

 

28-12

Nhà Trúc.

Thăm nghèo... T́m rễ. Trưa họp quần chúng, họp phú nông, địa chủ.

 

 

29-12

Nhà Trúc.

Thăm nghèo... T́m chỗ dựa. Tối họp Nông Hội: vấn đề sản xuất- [...]

 

30-12

Nhà Trúc.

Sáng: phát động sản xuất. Đào giếng. Mương mạch. Trưa họp con địa chủ. 11 giờ duyệt chỗ dựa tạm thời.

 

 

31-12

Nhà Trúc.

Meeting lại. Tối họp: t́m tội ác địa chủ.

 

ANH LưẻC

30 tuổi. Theo nhân dân th́ anh ta là người có tính hấp. Độ giảm tô tố khổ lại cứ nói là đi ở nó cho ăn no, không phải đói, cũng không khổ bằng khi về nhà đói quá. Hoặc là bị nó đánh th́ anh cũng nghĩ là hôm ấy ḿnh cũng có sơ ư để cho trâu đói th́ nó đánh cho, ḿnh cũng vậy nữa là. [...]

Măi đêm qua, Trần Dần đến mới gặp đích anh ta. [...] Trần Dần trông cái mặt bụ bẫm đầy đặn kia, đôi môi hơi chảy nễ hiền lành, trông không thể biết là người hấp, mà chỉ thấy là một người chất phác, thực thà bậc nhất. Trần Dần hỏi anh Lược phải không? Anh quay lại, lúng túng: - Vâng, em à Lược ây... à, anh chàng ngọng, có lẽ v́ cái lưỡi anh cứng nên cái lưỡi mềm của bà con mới uốn là anh cám hấp chăng?

Biết là hôm qua anh lại được bầu, Trần Dần hỏi: - Anh có được điển h́nh nữa không?

Anh cười thẹn tḥ: - ó, em ại được điểng ́ng.

Anh chỉ vào tập sách thưởng trên thúng thóc: -  ấy, em ả đọc được... Điểng ́ng khăng mặt ơn à điểng ́ng sách.

[...]

 

ĐấU NGUYễN VăN NGA

 

1. Anh Tụng lên

- Mày mất thóc, em mày lấy, mày vu cho tao mày đánh tao.

- Nga, mày có đánh anh Tụng không?

- Không.

            Đả đảo...

- Mày có đánh không?

- Có.

            Đả đảo thái độ ngoan cố...

- Mày ngoảnh mặt lên đây. Khoanh tay lại. Bây giờ mày đă nhận mày kể lại đi.

- Thưa quư toà con mất thóc về hỏi, chả nhẽ ở nhà mất c̣n có ai, anh Tụng...

- Anh với mày à?

- Ông Tụng, con hỏi ông Tụng, xong có đánh.

- Nga! Đánh thế nào? Hỏi! Cho phép mày quay về ông bà nhân dân mà nói về việc đánh anh Tụng. Phải thưa ông bà.

- Thưa ông bà nhân dân, con mất thóc con đánh anh Tụng à ông Tụng. Con trói vào cột.

- Mày có treo anh Tụng lên không?

- Con có treo ông Tụng lên ạ...

            Đả đảo...

- Nga! Hỏi! Về sau thóc ai lấy?

- Con không biết ạ...

Kết luận: - Chúng ta nhân dân thấy bộ mặt ngoan cố tên địa chủ. Nó đă nhận là thóc con cháu nó lấy mà nó đổ cho anh Tụng, nó đánh.

 

2. Ông Sử

- Mày đánh tao nát cả người cả ngợm ra.

- Con chỉ đánh nát người thôi ạ. Không đánh vào ngợm ạ.

- Tao đói quá tao đi bẻ mấy bắp ngô. Tao lấy của nhân dân chứ có lấy của nhà mày đâu? Sao mày lột quần tao ra, chắp 10 roi đánh!

- Mày có đánh ông Sử không?

- Có.

- Mày đánh bằng ǵ?

- Con đánh bằng roi tre ạ. Ông ấy ăn cắp ngô, con đi tuần th́ con đánh ông ấy chảy máu đít.

 

3. Em anh Niệm

- Anh tao là Niệm. Anh tao với mày cùng đi buôn. Mày có hiềm với anh tao. Ngày 13-7 mày thủ mưu giết anh tao.

- Việc giết anh Niệm và anh Ân thế nào? Nói ra! Kể! Từ đầu chí cuối!

            Đả đảo...

            Kiên quyết đánh đổ...

- Thưa quư toà, thằng Phồn thằng Nghĩa sai con đi giết anh Niệm.

- Nga!

- Dạ.

- Tao hỏi mày chứ tao hỏi đâu thằng Phồn thằng Nghĩa.

- Con cầm đá đập óc ông Niệm...

- C̣n một việc nữa, trong đêm hôm ấy mày giết anh Ân ra sao?

- Con với Khoát, Nghĩa, Tộ, Tính, Hậu. Ông Hậu chém.

- Chém thế nào?

- Chém vào người.

- Mày làm ǵ?

- Con lấy gậy đánh.

- Đánh thế nào? Kể sao cứ nhát một thế!

- Đánh vào người.

- Xong sao?

- Xong vứt xuống sông

Kết luận: Ngày 15-7-1950 nó giết 2 ông: anh Niệm và anh Ân.

 

4. Chị Vịnh

- Nga! Mày sai chồng tao đi lấy thẻ, mày về mày đánh chồng tao văi cứt.

- Đội giảm tô sắp về, mày sợ mày chỉ định chồng tao đi dân công mày giết chồng tao.

- Thưa quư toà, con có đánh ông ấy đâu?

            Đả đảo...

- Nga! Nhân dân nói vu cho mày à? Mày có đánh không?

- Dạ, ông bà con nhân dân đă vạch th́ con có tội ạ!

- Mày có đánh không?

- Con ở nhà con...

- Không khiến mày nói dài. Có hay không?

- Có.

- Nga! Mày có buôn lậu không? Mày làm ǵ?

- Con đi buôn lậu.

- Mày làm ǵ cơ mà? Mày làm chức vụ ǵ?

- Con buôn lậu.

Dẫn chứng: - Mày làm ủy viên hành chính.

- Con làm ủy viên hành chính.

[...]

 

9. Bà Chính

- 1952 tao khổ sở ở nhà ông Khôi, tối tao rửa chân chưa đi ngủ, mày sang nhà tao nói chuyện một lúc mày đè tao mày hiếp. Mày doạ nói ở đâu mày giết ở đấy. Tao cho mày nói. Mày nói lên.

- Mày có hiếp bà Chính không?

- Con đi từ 51 cơ mà.

- Một người đàn bà ai lại nói vu cho mày?

- Có ạ.

- Sao mày lại giơ dao ra?

- Con có dao đâu?

- Sao mày doạ, có không?

- Có doạ.

[...]

 

12. Ông Th́n

- Mày lấn ruộng bờ tre.

- Cha ông nhà tôi...

- Tôi với mày à?

            Đả đảo thái độ láo xược...

-Có chiếm đất không?

- Có.

- Chiếm thế nào?

- Tre nó đẻ dần ra lấn sang.

- Mày có đào hào không?

- Có.

- Thế có phải tre đẻ đâu?

- Con không đo không biết bao nhiêu.

[...]

17. Ông Dăm

- Thưa ông, ông vạch lại cho con.

- Mày có lấy gánh chuối của ông Dăm không?

- Không.

Dẫn chứng.

- Có lấy không?

- Có. Lấy ở đâu?

- ở cánh đồng đi sang Hạ Dương .

- Chỗ nào?

- ở giữa cánh đồng.

- Thằng này láo, chỗ gốc nhăn cơ mà!

[...]

Giải địa chủ Nga ra khỏi đấu trường.

Chị Chuột chửa hoang

6 tháng bụng to rồi. Làng mới đem ra điếm cho tuần gác, cùm, trói. Nuôi cho ăn cho đẻ xong xuôi. Trói hai ngón tay hai ngón chân, lấy xe điếu lăn chân, rứt lông cho đau. Tra hỏi: chửa với ai. Chị Chuột khai chửa với phó Riếm.

Vào bắt ḅ nhà phó Riếm. Phó Riếm không chịu, xin thử máu. Bát nước lă: giọt máu phó Riếm với giọt máu đứa bé không quyện vào nhau. Vậy là không phải.

Lại tra, lăn xe điếu. Chuột khai ngủ với Bạch.

Bạch đẹp trai, đàn sáo. Vợ cũng đẹp. Bạch nhận. Làng ăn vạ. Bắt ḅ, 2 lợn, đong thóc, cả làng ăn. Sạt nghiệp.

 

 

Cách nh́n sự vật của nhà thơ Tố Hữu (1955)

 

Tôi muốn nói tới cách nh́n của nhà thơ Tố Hữu (trong tập Việt Bắc) đối với cuộc đời, đối sự thực.

Điểm thứ nhất: thơ Tố Hữu không có cách nh́n mới nào rơ rệt.

Điểm thứ nhất là cách nh́n của Tố Hữu không có ǵ là đặc sắc cả. Người ta hay nói tới cá tính của một nhà thơ. Đó là một điều rất hệ trọng. V́ rằng cá tính của nhà thơ rơ rệt hay mờ nhạt, đặc sắc hay tầm thường là nó chứng tỏ nhà thơ đó sống và viết có ư thức sâu sắc hay nông cạn về vị trí của ḿnh, của nghề nghiệp ḿnh trong mối liên quan chung xă hội. Nói cách khác, cá tính biểu hiện tŕnh độ thức nhận của thi sĩ đối cuộc sống. Người ta có thể nhận ra câu thơ này câu thơ khác là của Huy Cận, là giọng Hoàng Cầm hoặc giọng Xuân Diệu... Vẫn biết rằng c̣n phải xem cá tính ấy thế nào, nhưng ít nhất nhà thơ phải tới mức có cá tính. Đằng này, người ta khó có thể nhận ra câu thơ nào gọi được là giọng Tố Hữu. Cá tính nhà thơ mờ nhạt quá. Tố Hữu có một số câu người đọc nhớ, những câu thơ hay ấy có thể kư Nguyễn Du, Tản Đà, hay một loại ca dao nào đó. Đây không phải là chuyện "dựa vào vốn cổ" - mà là một lối dựa kém phát triển, chưa tới mức dựa mà thoát ly khỏi nó, sáng tạo thành một cái mới hẳn hoi (như bài Voi ơi voi ơi thật là một kiểu bắt chước nhạt nhẽo). Những câu hay nhất của Tố Hữu mang cái không khí thơ xa. Tố Hữu nh́n cuộc sống mới, con mắt chưa xuyên qua được cái màng cổ cũ. Lê Đạt nhận xét cô đúc rằng, Tố Hữu nói tới những chuyện mới mà không hiện tại, là như vậy. Tôi đồng ư với Lê Đạt: Tố Hữu hay đẩy lùi h́nh ảnh mới vào quá khứ. "Trung ương, chính phủ luận bàn việc công ...", cái khí phách hội họp của trung ương, chính phủ không giống thế. Điều này làm ta suy nghĩ nhiều về phát triển vốn cũ. Nếu không tả được đúng dân tộc ta hôm nay, - nó vừa rất mới lại vừa rất kế thừa cái cũ -, th́ không thể nói dân tộc tính được.

C̣n nói chung, thơ Tố Hữu rất nhiều cái lười biếng. ư, lời tầm thường. Tầm thường chứ không phải giản dị phong phú. Như là lời th́ rất nhiều cái kiểu: "ḷng ta xao xuyến, rung rinh", - "chúng bay chỉ một đường ra, một là tiêu diệt, hai là tù binh", - hoặc "đời vẫn ca vang núi đèo", hoặc "cụ Hồ sáng soi". Không phải là thiên lệch trích ra một số câu như vậy, hăy thử đọc lại tập Việt Bắc, ta thấy nhan nhản những lối lười, nhạt, cả lảm nhảm nữa. Cũng như lời, ư thơ Tố Hữu không đặc sắc. Tố Hữu nh́n vấn đề ǵ, chỉ thấy những công thức bề mặt của vấn đề ấy. Phá đường: Nhà neo việc bận vẫn đi - làm th́ thi đua -, thi đua kết quả th́ rồi mai địch chết. Ta đi tới: đủ cả Bắc Nam, Việt, Miên, Lào, Itsala, Itsarắc ... xem ra th́ có vẻ đúng chính trị. Nhưng xét sâu xem? Tinh thần phá đường nó yếu quá (mặc dầu giai đoạn pḥng ngự ...). Ta đi tới nó tản mát quá. Thơ Tố Hữu hay nói dàn ra cho đủ vị. Người chính trị giỏi không phải là người chạy quanh cho đủ mọi vấn đề, mà là người biết xoáy mạnh vào điểm chính để giải quyết. Thơ hiện thực cũng đ̣i hỏi nhà thơ - như nhà chính trị - giải quyết cái chủ chốt của vấn đề cho tâm hồn người đọc. Chứ không đ̣i hỏi làm như một anh cán bộ tuyên truyền xoàng xĩnh, nói dàn mỏng vấn đề ra, la liệt đủ các mặt như bày hàng xén. Tố Hữu chú trọng quá nhiều cho đúng cái chính trị bề mặt, cố nói cho đủ, mà thường thường cái chính trị bề sâu không đúng : - hơi thơ Tố Hữu yếu quá, khí thơ Tố Hữu thiếu cái tấn công mạnh mẽ của nhà chính trị biết dồn tâm sức, dốc khả năng vào điểm chính... Không phải như một số bạn bảo v́ đây là loại "thơ trữ t́nh" nên nó mềm, nó nhẹ như vậy. Không! Con người mới rất khoẻ trong mọi vấn đề lớn, nhỏ, - chung, riêng. Cả trong những chuyện đời tư thầm kín, chuyện vui, chuyện buồn. Cả khi "trữ t́nh", con người mới vẫn có cái khí phách mạnh mẽ của nó (xem ca dao hay Mai-a-kốp-xki tả ái t́nh chẳng hạn...) Điểm này làm ta suy nghĩ rất nhiều về thế nào là đúng chính trị. Nếu khí phách thơ thiếu cái tấn công, cái tích cực mănh liệt th́ không thể nói đúng cái chính trị được. Về điểm này, tôi đồng ư với Hoàng Cầm: kiểu chính trị như của Tố Hữu không phải là chính trị thực. (Phải nắm cái tinh thần phê b́nh của Hoàng Cầm, không nên như bạn Đông Hoài căn cứ vào cái chữ mà bẻ quẹo đi).

Tố Hữu nh́n sự vật nó chính trị công thức quá, lười t́m ṭi quá. Chỗ nào hay th́ lại là lắp lại Nguyễn Du, Tản Đà, ca dao... Tố Hữu chưa đem tới một cách nh́n mới mẻ ǵ. Cách nh́n c̣n tầm thường. Đó là cái đau khổ của những người làm thơ: hát lên bằng một giọng hát tầm thường.

Thơ hiện thực đ̣i hỏi người thi sĩ phải khổ công nghiên cứu t́m ṭi trong cuộc sống. Gạt bỏ những công thức bề mặt, đi vào thực chất sự việc. Cũng như nhà chính trị, nhà thơ của công nông phải theo dơi từng hơi thở, từng cái giở ḿnh của quần chúng, của thời đại, của dân tộc. Càng phải chú ư tới những cái đang sinh thành, hôm nay là gió nhẹ, ngày mai là băo táp.  Phải t́m ra được những quy luật mới của khách quan. Không phải đ̣i hỏi thế là v́ thích mới, ham chuộng lạ. Mà chính là v́ cuộc sống luôn luôn đổi mới. Người thi sĩ - cũng như người chính trị - đứng dừng lại thỏa thuê với những cách nh́n đă tầm thường, đă công thức - là người sẽ bị cuộc sống vượt qua đầu, vứt bỏ lại. Pê-tô-fi bảo"hăy im đi" - và gọi tên là bọn "ca sĩ lạc hậu" những thi sĩ nào không đem tới một cách nh́n mới, - nói đúng hơn không khám phá được những cái mới sẵn có trong thực tế. Phải nói ngay rằng thơ ca quần chúng tuy nói chung c̣n lơm bơm bản năng tự nhiên, nhưng có những viên ngọc thật sáng tạo. Sự làm việc sáng tạo của họ làm cho cách nh́n và thơ ca của họ nhiều sáng tạo. Họ không biết lư luận hiện thực, nhưng chính chủ nghĩa hiện thực ở quần chúng , - cũng như xă hội tương lai. Đừng nên lo là họ sẽ rụt rè không dám làm thơ nữa. Băo to cũng không thể làm đổ trời, cuộc nghiên cứu này chỉ có khuyến khích chứ không ngăn nổi triệu triệu người tiếp tục làm thơ đâu. Có thể chỉ một số nhỏ đă hay sắp vào chuyên môn có thể rụt rè, sợ lư tưởng thơ cao quá. Tôi thường thấy con người ta kém cỏi, rụt rè chính là v́ lư tưởng nó thấp. Hay không có lư tưởng. Chứ không phải v́ lư tưởng nó cao. Thơ hiện thực là của quần chúng, do quần chúng, v́ quần chúng. Nó cao thực, người thi sĩ phải mất máu trên một vần thơ như một chiến sĩ mất máu trên một lô cốt địch. Nhưng nó cũng dễ thôi, quần chúng vẫn làm, đă đạt được một số câu. Ai muốn dễ th́ phải cố chịu khó làm như quần chúng: sống chết nhọc nhằn, mồ hôi máu đỏ. Những vần thơ hay nhất mới nhất là những vần thơ lăn lộn trong cái thực tế mưa băo ấy. Cá tính thơ Tố Hữu c̣n mờ. Sự thiếu sót thực tế làm cho Tố Hữu chưa thoát khỏi cái nh́n tầm thường và ảnh hưởng thơ xưa.

 

Điểm thứ hai là cách nh́n của Tố Hữu thật nhỏ bé quá. Nh́n vấn đề ǵ, vấn đề ấy thu hẹp lại. Yêu ai người ấy nhỏ đi.

Nh́n chiến sĩ: nh́n vào bề sâu lớn lao khí phách của chiến sĩ th́ ít. Mà lại nặng nề về những tiếng kêu trừu tượng (anh Vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế?),- những h́nh dung từ dồn dập (người bạn đường anh dũng,- anh chiến sĩ hiền lành),- những cái nét h́nh thức (bóng anh nắng chiều v.v.) ... H́nh ảnh chiến sĩ thu nhỏ lại.

Nh́n Hà Nội: yếu đuối, đợi chờ.

Nh́n bà mẹ bộ đội: thương xót, chán nản.

Nh́n Việt Bắc: xa vắng heo hút. Người ở lại, người về xuôi đều nhỏ lại trong một khung cảnh hắt hiu.

Nh́n Triều Tiên: yếu ớt, ỷ lại. Không phải cái chính là v́ Tố Hữu dùng h́nh ảnh em bé. Cái chính do cách nh́n em bé đó thế nào?.

Nh́n lănh tụ: chỗ th́ h́nh thức gượng gạo "cḥm râu mát rượi ḥa b́nh". Chỗ th́ tả thành một đạo sĩ tầm thường nhàn tản "ung dung yên ngựa bên đường suối reo" (có thể tả lănh tụ đi chơi, nhưng phải tả khác ...). Nói chung th́ "công thức cha già" nặng. Không thấy lănh tụ vừa là cha, vừa là con đẻ của quần chúng. Chỗ th́ tả lănh tụ mênh mông, - thi sĩ và quần chúng bé nhỏ đi dưới cây ch́ đỏ của lănh tụ. Lănh tụ như núi, quần chúng li ti như kiến con. H́nh ảnh không cân xứng ,- định làm to - vô t́nh hoá ra làm nhỏ bé lănh tụ đi, làm sai lệch sự liên quan giữa lănh tụ và quần chúng. Không phải là phủ nhận một vài nét khá sáng tạo của Tố Hữu, như tả lănh tụ "trẻ măi không già", nêu lên được nét Hồ chủ tịch là người thanh niên số một. Nhưng nói chung bản chất người lănh tụ kiểu mới :- vừa phi thường vừa tầm thường, - vừa độ lượng vừa nguyên tắc, vừa hành động vừa trí tuệ, vừa giản dị vừa phong phú, vừa đạo đức vừa không công thức g̣ bó, ... bản chất ấy bị thu nhỏ lại trong kính thơ Tố Hữu. Chính v́ ḷng yêu lănh tụ, gắn liền với ḷng yêu giai cấp, yêu dân tộc thúc dục ta nên mạnh dạn làm thơ về lănh tụ, - nhưng không thể khuyến khích ta thỏa thê ở mức ấy.

Nói thêm Tố Hữu nh́n sự hy sinh của quần chúng thế nào? Như trong bài "Phá đường", cứ tạm cho chị nữ dân công đó là một quần chúng tốt, Tố Hữu tả chị ấy nhà neo, con bế con bồng, ngô sắn bề bộn. Vậy mà: "em cũng theo chồng đi phá đường quan". Sự hy sinh như thế mà buông nhẹ tênh trong một câu như vậy!

Người ta hay nói tới ḷng yêu nước của thơ Tố Hữu. Người ta bảo đối với Tố Hữu, tổ quốc cụ thể ra là những bà mẹ, những người chiến sĩ, những công việc kháng chiến (phá đường, về Hà Nội, xa Việt Bắc, v.v...) Tôi cũng đồng ư vậy. Nhưng mà đối với những điểm cụ thể ấy, con mắt Tố Hữu đă thu bé nó cả lại. Không phải là đem cộng máy móc lại, nhưng v́ những yếu tố tạo nên nó đă nhỏ yếu cả, hóa ra t́nh yêu nước của nó cũng bé bỏng đi. Lê Đạt cũng đă nhận xét cái căm thù rất yếu trong thơ Tố Hữu làm cho t́nh yêu nó mỏng mảnh. Yêu nước, căm thù, chúng ta đều muốn những vần thơ không nên "tí ti yêu nước, tí ti căm thù". Chúng ta muốn như Maia-kốp-xki nói:

Đồ sộ yêu thưong

            Đồ sộ căm thù ....

Muốn thế, - v́ đó là thực tế của dân ta, thời đại ta, thực tế cuộc chiến đấu vơ trang hôm qua và ḥa b́nh hôm nay. Mỗi nhà thơ một cách nh́n, một cách nói khác nhau, nhưng đều có cái căm thù, thương yêu đồ sộ ấy.

Có người bảo không thể đ̣i hỏi trong một tập thơ nhỏ mà tả chiến sĩ, người mẹ, phá đường, Việt Bắc, Hà Nội v.v... đều là hay cả. Không, không !... Người thi sĩ có một cách nh́n lớn th́ không cần một tập thơ đâu. Mà bất cứ một bài, một câu, một ư, nói cái ǵ nó cũng thành lớn, vạch một nét nào cũng là nét lớn cả. Chuyện lớn bé không phải chuyện dài ngắn,- cũng không phải là chuyện đề tài. Mà là chuyện cách nh́n, cỡ tŕnh độ nhận thức sự vật.

 

Điểm thứ ba là cách nh́n Tố Hữu hay bao phủ lên vấn đề một cái buồn yếu đuối. Điểm này Hoàng Yến, Hoàng Cầm và nhiều bạn đă phân tích nhiều. Những người bênh vực thơ Việt Bắc nhất trước kia không nhận, bây giờ cũng đă nhận rằng cái buồn trong thơ Tố Hữu là một sự thực khách quan,- không phải do bịa đặt người phê b́nh. Mà đây không phải cái buồn xốc người ta lên hành động, không phải cái buồn tới căm thù của những hy sinh mất mát, đổ vỡ trong chiến tranh. Mà lại là một thứ buồn nó "ru", yếu đuối và nhẹ . Điều đó bây giờ đă được công nhận nhiều rồi. Cuộc nghiên cứu thơ Tố Hữu hôm nay đă tiến được một bước ấy. Nhưng mà vấn đề căn bản vẫn chưa chuyển nhích: chất tiểu tư sản là chính của thơ Việt Bắc hay chỉ là cái rơi rớt phụ ?

Tôi đồng ư với Hoàng Cầm, Lê Đạt và nhiều bạn khác rằng: căn bản thơ Tố Hữu là kiểu thơ tiểu tư sản đi theo cách mạng. Cách nh́n tầm thường, nhỏ bé, buồn yếu đuối, lại c̣n rơi rớt cách nh́n thơ xưa. Một cái kính thơ như vậy, thu hẹp cuộc sống lại như một ḥn non bộ xinh xắn, chưa phải là cái kính thơ vĩ đại của công nông. Tôi nói tiểu tư sản cách mạng, tức là nói cái ưu cũng ở đấy, cái khuyết cũng ở đấy. Tiểu tư sản rất nhiều, mỗi người c̣n ít nhiều chút tiểu tư sản, nên thơ Tố Hữu cũng có thể ngâm ngợi được. Nó có ích trong phạm vi ấy. Nhưng nếu nói nó đă là công nông, là dân tộc, là thời đại, là hiện thực th́ quả là sai sự thực. Dân ta, công nông ta, thời đại ta không phải là tầm thường nhỏ bé, yếu đuối như thế. Nếu không nhận rơ điều đó, th́ thật là tai hại cho tác giả, cho quần chúng, cho thơ hiện thực.

Rất rơ rệt là Tố Hữu có những thiện ư, có cố gắng. Cố phục vụ chính trị. Cố theo sát đề tài trước mắt. Cố quần chúng. Cố dân tộc. Cố điêu luyện thơ nữa. Nhưng chưa đủ mức thoát khỏi cách nh́n tầm thường, nhỏ bé, buồn, yếu ớt,- cho nên cái đạt được của Tố Hữu đi vào đường thơ hiện thực mới chỉ là h́nh thức. Không lấy làm làm lạ rằng thơ Tố Hữu có nhiều mâu thuẫn chưa thống nhất. Có vẻ chính trị mà chỉ là chính trị công thức. Có vẻ dân tộc, quần chúng mà thực chưa phải. Có vẻ phục vụ trước mắt mà thực lại không hiện tại. Có vẻ điêu luyện thơ mà thực c̣n rất nhiều cái dễ dàng, lười biếng.

 

Phê b́nh thế có phải là do tính khe khắt không? Có phải v́ vị trí của Tố Hữu, v́ Tố Hữu là một cây bút khá lâu năm nên ta cứ khắt khe không ? - Một ngh́n lần không phải.

Người ta hay nói tới quần chúng, thời đại. Tôi rất đồng ư quần chúng, thời đại là người giám sát tối cao quyết định nghệ thuật. Thơ hiện thực là của quần chúng. Chính cuộc nghiên cứu thơ này tức là thời đại đang xét thơ Việt Bắc, mới là một lần đầu. Thời đại ta chưa có kết luận ǵ. Nhưng phải thấy rằng thời đại chúng ta vô cùng vô tư, khách quan, trọng sự thực. Và cũng rất vô cùng nâng đỡ nghệ sỹ. Không phải chỉ nâng đỡ ng̣i bút mới- mà càng phải nâng đỡ ng̣i bút cũ (tuy nhiên cách nâng đỡ khác nhau, v́ khó khăn, điều kiện hai đằng khác nhau). Chúng ta nâng cao lá cờ thơ hiện thực, nên phải nh́n cho đúng thơ Tố Hữu đă cố gắng đi được tới mức nào,- con đường tiếp tục c̣n gian nan gấp mấy ? Vậy ra chưa có thi sỹ nào hiện thực, chân chính của công nông ư ? Tôi thấy quả như vậy. Không có ǵ mà sốt ruột, chuyện nghệ thuật phải tính hàng chục, hàng trăm năm. Chúng ta mới là lúc b́nh minh, ánh sáng c̣n non nhạt. Nhưng mà ta đă có hàng vạn vạn câu thơ c̣n tản mát do bàn tay quần chúng tạo nên, rất xứng gọi là công nông. Chỉ có cái những người chuyên môn có chịu vất vả sống chết đấu tranh như quần chúng không? Nếu như vậy, ta sẽ đẩy được mặt trời lên đỉnh sáng. Đối với Tố Hữu cũng như mọi nhà thơ, chúng ta chân thành đề nghị: lăn xả vào thực tế, mở rộng cách nh́n, sáng tác mạnh bạo tự do. Tổ quốc khó khăn hôm nay đang gọi tên chúng ta với những vần thơ vất vả, t́m ṭi, mới mẻ hơn

 

5-1955

 

 

Ḥang Yến, Lê Đạt đă phân tích nhiều

                                               Nhất định thắng (1955)

                                

 

Tôi ở phố Sinh Từ:

Hai người

Một gian nhà chật

Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui?

Tổ quốc hôm nay

                        tuy gọi sống hoà b́nh

Nhưng mới chỉ là năm thứ nhất

Chúng ta c̣n muôn việc rối tinh...,

Chúng ta

Ngày làm việc, đêm th́ lo đẫy giấc

Vợ con đau th́ rối ruột thuốc men

Khi mảng vui - khi chợt nhớ - chợt quên

Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt

Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt

Ta biết đâu Mỹ Miếc tít mù

Chúng c̣n đương bày kế hại đời ta?

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc

Đất hôm nay tầm tă mưa phùn

Bỗng nhói ngang lưng

                        máu rỏ xuống bùn

Lưng tôi có tên nào chém trộm?

A! Cái lưỡi dao cùn!

Không đứt được - mà đau!

Chúng định chém tôi làm hai mảnh

Ôi! Cả nước! Nếu mà lưng tôi lạnh

Hăy nh́n xem: có phải vết dao?

Không đứt được mà đau!

Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu

Tôi đă sống ră rời cân năo

Quăng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam

Những cơn mưa rơi măi tối sầm

Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng

Tôi đă trở nên người ôm giận

Tôi đem thân làm ụ cản đường đi

- Dừng lại!

            Đi đâu?

                        Làm ǵ?

Họ kêu những thiếu tiền thiếu gạo

Thiếu Cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân

Có cả anh Nam chị Nữ kêu buồn

- ở đây

            Khát gió, thèm mây...

                                   Ô hay!

Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ

Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi?

Sau đám mây kia

                        là cả miền Nam

Sao nỡ tưởng là non bồng của Mỹ!

Tôi muốn khóc giữ từng em bé

- Bỏ tôi ư? - Từng vạt áo - Gót chân

Tôi muốn kêu lên - những tiếng cọc cằn...

- Không! Hăy ở lại!

Mảnh đất ta hôm nay dù tối

Cũng c̣n hơn

            non bồng Mỹ

                        triệu lần...

Mảnh đất dễ mà quên

                        Hỡi bạn đi Nam

Thiếu ǵ ư? Sao chẳng nói thực thà?

Chỉ là:

            - thiếu quả tim, bộ óc!

Những lời nói sắp thành nói cục

Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi

Tôi nức nở giữa trời mưa băo

Họ vẫn ra đi

            - Nhưng sao bước ră rời?

Sao họ khóc?

            Họ có ǵ thất vọng?

Đất níu chân đi,

            gió cản áo bay về

Xa đất Bắc tưởng như rời cơi sống

Tưởng như đây là phút cuối cùng

Giăng giối lại: - mỗi lùm cây - hốc đá

                      - mỗi căn vườn - gốc vả - cây sung

Không nói được, chỉ c̣n nức nở

Trắng con ngươi nh́n lại đất trời

Nh́n cơn nắng lụi, nh́n hạt mưa sa

Nh́n con đường cũ, nh́n ngôi sao mờ

Ôi đất ấy - quên làm sao được?

Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi

Hôm nay đây mưa gió dập vùi

- Mưa đổ măi lên người xa đất Bắc...

Ai dẫn họ đi?

            Ai?

            Dẫn đi đâu? - Mà họ khóc măi thôi

Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió

Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi

Tôi cúi xuống - quỳ xin mưa băo

Chớ đổ thêm lên đầu họ

                        - khổ nhiều rồi!

Họ xấu số - chớ hành thêm họ nữa

Vườn ruộng hoang sơ - Cửa nhà vắng chủ

Miền Nam muôn dặm, non nuớc buồn thiu

Họ đă đi nhưng trút lại tâm hồn

Ôi đất Bắc! Hăy giữ ǵn cho họ

Tôi ở phố Sinh Từ

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

            không thấy phố

                        không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

            trên mầu cờ đỏ

Gặp em trong mưa

Em đi t́m việc

Mỗi ngày đi lại cúi đầu về

- Anh ạ!

            họ vẫn bảo chờ...

Tôi không gặng hỏi, nói ǵ ư?

Trời mưa, trời mưa

Ba tháng rồi

Em đợi

Sống bằng tương lai

Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi

Lũ lượt dắt nhau đi buồn bă

Em đi

            trong mưa

                        cúi đầu

                                   nghiêng vai

Người con gái mới mười chín tuổi

Khổ thân em mưa nắng đi về

                                   lủi thủi

Bóng chung

            đè lên

                        số phận

                                   từng người

Em cúi đầu đi, mưa rơi

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

            không thấy phố

                        không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

            trên mầu cờ đỏ

Đất nước khó khăn này

                        sao không thấm được vào Thơ?

Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi

Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua

Nhưng mà sách - h́nh như khá chạy

à quyển kia của bạn này - bạn ấy

Quyển của tôi tư lự - nét đăm đăm

Nó đang mơ: - nếu thêm cả miền Nam

Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu

Tôi đă biến thành người định kiến

Tôi ước ao tất cả mọi người ta

Đ̣i thống nhất, phải đ̣i từ việc nhỏ

- từ cái ăn

            cái ngủ

                        chuyện riêng tư

- từ suy nghĩ

            nựng con

                        và tán vợ

Trời mưa măi lây rây đường phố

Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào

Tôi vẫn quyết Thơ phải khua băo gió

Nhưng hôm nay

            tôi bỗng cúi đầu

Thơ nó đi đâu?

Sao những vần thơ

Chúng không chuyển, không xoay trời đất?

Sao chúng không chắp được cơi bờ?

Non nước sụt sùi mưa

Tôi muốn bỏ Thơ

            làm việc khác

Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa

Chút tài mọn

            tôi làm thơ chính trị

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

            không thấy phố

                        không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

            trên mầu cờ đỏ

Em ơi! - Ta ở phố Sinh Từ

Em đương có chuyện ǵ vui hử?

à cái tin trên báo - ừ em ạ

Chúng đang phải giậm chân đấm ngực!

Vượt qua đầu chúng nó,

                        mọi thứ hàng

Những tấn gạo vượt đi

Những tấn thơ, tài liệu

Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh ǵ?

ư muốn dân ta

                        là lực sĩ khổng lồ

Đè cổ chúng mà xoá nhoà giới tuyến

Dân ta muốn, trời kia cũng chuyển

Nhưng

Trời mưa to lụt cả gian nhà

Ôm tất cả che mưa cản gió

Con chó mực nghe mưa là rú

Tiếng nó lâu nay nghe khản em ạ

Thương nó nhỉ - nó gầy - lông xấu quá

Nó thiếu ăn - hay là giết đi ư?

Nó đỡ khổ - cả em đỡ khổ

Em thương nó - ừ, thôi chuyện đó

Nhưng hôm nay anh mới nghĩ ra

Anh đă biến thành người định kiến

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

            không thấy phố

                        không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

            trên mầu cờ đỏ

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc

Tai bỗng nghe những tiếng th́ thầm

Tiếng người nói xen tiếng người ầm ả

- Chúng phá hiệp thương!

- Liệu có hiệp thương?

- Liệu có tuyển cử?

- Liệu tổng hay chẳng tổng?

- Liệu đúng kỳ? Hay chậm vài năm?

Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng

Ôi! Xưa nay Người(23) vẫn thiếu tin Người

Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai

Người quên mất Mỹ là sư tử giấy

Người vẫn vội - Người chưa kiên nhẫn mấy

Gan người ta chưa phải đúng công nông

Người chửa có dạ lim tim sắt

Người mở to đôi mắt mà trông!

A tiếng kèn vang

            quân đội anh hùng

Biển súng

            rừng lê

                        bạt ngàn con mắt

Quân ta đi tập trận về qua

Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà

Lá cờ ấy là cờ bách thắng

Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan

Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn

Từ đất dấy lên

                        là quân vô sản

Mỗi bước đi lại một trưởng thành

Thắng được Chiến Tranh

Giữ được Hoà B́nh

Giặc cũ chết - lại lo giặc mới

Đoàn quân ấy kẻ thù sợ hăi

Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu

Dân ta ơi! Chiêm nghiệm đă nhiều

Ai có Lư? Và ai có LựC?

Tôi biết rơ đoàn sung sức ấy

Biết nhân dân

            biết Tổ Quốc Việt Nam này

Những con người từ ức triệu năm nay

Không biết nhục

Không biết thua

                        Không biết sợ!

Hôm nay

Cả nước chỉ có một lời hô: THốNG NHứT

Chúng ta tin khẩu hiệu ta đ̣i

- Trả miền Nam

                        Tôi ngửa mặt lên trời

Kêu một tiếng - bỗng mầu trời rơi xuống

Vài ba tia máu đỏ rớt vào tôi

Dân ta ơi!

Những tiếng ta hô

Có sức đâm trời chẩy máu

Không địch nào cưỡng nổi ư ta

Chúng ta đi - như quả đất khổng lồ

Hiền hậu lắm - Nhưng mà đi quả quyết...

Hôm nay

Những vần thơ tôi viết

Đă giống lưỡi lê: đâm

Giống viên đạn: xé

Giống băo mưa: gào

Giống t́nh yêu: thắm

Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây

Cả nước đă bầu tôi toàn phiếu

Tôi là người vô địch của ḷng tin

Sao bỗng đêm nay

                        tôi cúi mặt trước đèn?

Gian nhà vắng - chuột đêm nó rúc

Biết bao nhiêu lo lắng hiện h́nh ra

Hừ! Chúng đă biến thành tảng đá

                                   chặn đường ta!

Em ơi thế ra

Người tin tưởng nhất như anh

                        vẫn có phút giây ngờ vực

Ai có Lư? Và ai có LựC?

Ai người tin? Ai kẻ ngă ḷng tin?

Em ơi

Cuộc đấu tranh đây

                        cả nước

                                   cả hoàn cầu

Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu

Có lẫn máu, có xót thương lao lực

Anh gạch xoá trang thơ hằn nét mực

Bỗng mắt anh nh́n thấy! Lạ lùng thay!

Tảng đá chặn đường này!

Muôn triệu con người

                        muôn triệu bàn tay

Bật cả máu đẩy đá lăn xuống vực!

Anh đă nghĩ: Không có đường nào khác

Đem ngă ḷng ra

                        mà thống nhất Bắc Nam ư?

Không không!

Đem sức gân ra!

Em ơi em!

Cái này đỏ lắm gọi là TIM

Anh cho cuộc đấu tranh giành THốNG NH"T

 

Hôm nay(24)

Trời đă thôi mưa thôi gió

Nắng lên đỏ phố đỏ nhà

Đỏ mọi buồng tim lá phổi

Em ơi đếm thử bao nhiêu ngày mưa!

Bây giờ

Em khuân đồ đạc ra phơi

Em nhé đừng quên

Em khuân cả tim gan chúng ḿnh phơi nắng

Em nh́n cao tít trời xanh

Dưới phố bao nhiêu cờ đỏ!

Hôm nay em đă có việc làm

Lương ít - Sống c̣n khó khăn

Cũng là may...

Chính phủ muôn lo ngh́n lắng

Thực có tài đuổi băo xua mưa không th́ c̣n khổ

Em treo cờ đỏ đầu nhà

Lá cờ trừ ma

Xua được bóng đen chúng nó!

Những vết thương kháng chiến đỏ ḷm

Đă mím miệng, lên da lên thịt

Tôi bỗng nhói ở nơi lồng ngực

Em ơi!

Chúng đốt phố Ga-li-ê-ni

                        và nhiều phố khác

Anh đă sống ở Sài G̣n thuở trước

Cảnh miền Nam thành một góc tim anh

Chúng đốt tận đâu

                        mà lửa xém tim ḿnh

Tim nó bị thui đen một nửa

Từ dạo ấy

            mà em chẳng rơ

- Em hăy đỡ cho anh khỏi ngă

Đứng đây

Một lúc!

Cờ bay

            đỏ phố

                        đỏ nhà

Mầu cờ kia là thang thuốc chữa cho anh

Ai thắng ai thua?

Ai có Lư? Và ai có LựC?

Em ơi

            Hôm nay

                        trời xanh

                                   xanh đục

Nắng lên

            đỏ phố

                        đỏ cờ

Cuồn cuộn mít tinh

Những ngày thương xót đă lùi xa

Hoà b́nh

            thêm vững

Anh bước đi

            đă thấy phố

                        thấy nhà

Không thấy mưa sa

Chỉ thấy nắng lên

Trên mầu cờ đỏ

Ta ở phố Sinh Từ

Em này

Hôm nay

            đóng cửa

Cả nhà ra phố

            mít tinh

Vung cờ đỏ

            hát ḥ

                        vỡ phổi

Hỡi những người

            thành phố

                        thôn quê

Đói no lành rách

Người đang vui

Người sống đang buồn

Tất cả!

            Ra đường!

Đi!

            hàng đoàn

            hàng đoàn

Đ̣i lấy tương lai:

ḤA B́NH     

            THốNG NHấT

                        ĐộC LậP

                                   DÂN CHủ

Đó là tim

            là máu đời ḿnh

Là cơm áo! Là ái t́nh

Nhất định thắng!

________________________________________

 

                                               1956

                                                                       "Đạo lư không có tương lai."

                                                                                     Trần Dần (1956)

1-1

Thẩm tra chỗ dựa. Tối họp: Tội ác địa chủ. Bảo vệ đường sắt.

3-1

Nhà Thu.

Tối: Trấn áp địa chủ. Họp du kích trao đổi vũ khí. Họp thanh niên, thiếu nhi.

8-1

Điếm tố khổ Nông Hội

9-1

Nhà Thu.

Thông tin kẻ khấu hiệu: Có khổ tố khổ. Đánh đổ địa chủ cường hào đại gian đại ác. Hoan nghênh đại hội nhân dân. Sáng suốt chọn người vào thẩm phán xă.

Tố khổ Nông Hội.

11-1

Nhà Thu.

Tối: công thẩm Hoàn (Nguyễn văn Nga)

12-1

Sáng: đấu Hoàn.

14-1

Nhà Thu.

Sơ bộ chấn chỉnh tổ chức. Tối kết nạp hội viên Nông Hội mới. Bầu tổ trưởng tổ phó. Học tập tiêu chuẩn BCH Nông Hội. Cử người đi dự đại hội nhân dân.

15-1

Sáng đại hội nhân dân. Chấn chỉnh BCH. Trưa kết nạp thanh niên điển h́nh xă và thôn. Tối chỉnh huấn cán bộ (cho đến chiều 16).

Cháy nhà Mộc.

16-1

Sơ bộ chấn chỉnh tổ chức. Chỉnh huấn cán bộ.

21-1

Nhà Thu.

Kiểm điểm bước 1.

23-1

Bước 2.

24-1

Nông dân khổ, lịch sử làm giầu địa chủ.

26-1

Đấu Lan xuân Trường. Giảng về thành phần.

31-1

Đấu Bá Tân ở thôn XV.

2-2

Nhận định của đội về gian khổ phát động quần chúng chống địch phá hoại.

4-2

Vạch địa chủ xóm. Kết nạp Đảng (Phệ)

5-2

Nhân dân họp tốt.

11-2(1)

30 Tết.

MạC LâN

[...] Làm tự vệ ném truyền đơn hồi bí mật. Cách mạng tháng Tám vào Vệ Quốc. Nam tiến. Bị thương về nằm nhà. Tây mũ đỏ khiêu khích Hà Nội, tự vệ đào ụ, tập tành. Gọi Lân đi tập. Lân tự ái: - Các anh hăy Nam tiến, hành quân, đánh trận rồi hăy bảo thằng này tập.

Khu phố gọi Lân làm tiểu đội trưởng, Lân không nhận, khi đó trùm chăn, chơi bời, đàng đúm, nuôi mộng văn chương.

Nổ súng Lân làm tự vệ. ít lâu phó tự vệ, đổ máu trên các hè phố Hà Nội. Rút khỏi Hà Nội. ít lâu vào bộ đội. Hoà B́nh ra bộ đội, báo Tiên Phong. [...] Đời làm báo là những năm khổ sở. ức với trên, với các ông văn nghệ chi hội, ức v́ cái vị trí của người văn nghệ trong xă hội, vật vă đau khổ v́ những khó khăn và mộng ước cao của nghề nghiệp.

[...] Văn Doăn đi Việt Bắc về. Học lỏm ở đâu về triệu tập anh em văn nghệ bộ đội. [...] Văn Doăn ó é mấy cái nguyên tắc: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Văn Doăn tưởng đó là cái bửu bối, có thể loè anh em, có thể trộ tài lănh đạo và tŕnh độ tri thức của ḿnh. Anh ta lại tưởng rằng cứ việc hô những chữ ấy ra là tự thành tác phẩm.

Anh em phản ứng. Đề ra những vấn đề mà Văn Doăn gạt vội đi, úp cho là vấn đề nghệ thuật, chuyên môn...

Trần Thư có bạn đến chơi. Lân cũng có bạn đến chơi. Lân đă báo cơm. Xong hai thằng kéo ra Sêu, trở về chậm. Hết mất cơm rồi, ông bạn ông Trần Thư đă ăn mất suất ông bạn của Lân. Lân ức: - Ăn th́ phải có ư có tứ. Chứ sao lại ăn ẩu sĩ tả. Ăn người ta bảo ăn trông nồi ngồi trông hướng...

Trần Thư trịch thượng: - Sao cậu lại nói thế?

- Sao tôi lại không nói thế? Ăn như thế sao lại không nói?

[...] Ông bạn Trần Thư kéo tay Trần Thư: - Tant pis pour lui!

Mạc Lân ức quá, nó dùng tiếng Pháp chửi ḿnh, Lân chửi lại: - Espèce de con. Tête de (...).

Trần Thư quay lại, tuy không hiểu tiếng nhưng biết là tiếng chửi, Trần Thư sấn sổ xông tới trước mặt   Mạc Lân: - Mày nói cái ǵ?

Mạc Lân đấm luôn một đấm: - Mày à?

Sau đó Mạc Lân bị đi cải tạo, trại ông Hùng Hét khét tiếng Khu 3. [...] Hùng Hét là khố đỏ cũ. Hắn là đại biểu cho tàn tích đế quốc hoành hành trong chế độ dân chủ mới sơ sinh. Nhưng hắn ta cũng có những cái tính đặc biệt. Mạc Lân không chết v́ cái tính ấy. Hùng Hét thích văn chương thi phú. Hắn biết Mạc Lân là văn nghệ mới giao cho làm bích báo. Hoan hô văn nghệ! Muôn năm bích báo!

ở trại giam 5 ngày th́ may quá có lệnh giải tán trại (ông Văn tiến Dũng về Khu 3). Mạc Lân trở về. Chi bộ họp. Trần Thư, Văn Doăn kết tội Mạc Lân là đánh chi ủy. Trần Thư chả là chi ủy. Họ đưa ra là khai trừ Mạc Lân. [...] Sau Bộ Tư Lệnh bảo: đừng khai trừ nó. Nó bị cái tính lưu manh th́ giáo dục dần. Chỉ cảnh cáo về tội đánh cấp trên.

Mạc Lân ghét Văn Doăn cái tội hô hoán, hách dịch và nhiều cái xấu khác. Một hôm Văn Doăn cho Yên Thao một bộ ka ki. Mạc Lân với bọn Tất Vinh bán đi, dĩ nhiên là tiêu vào cà phê thuốc lá bến Sêu.   Văn Doăn hỏi: - Bộ ka ki của cậu đâu mà không mặc?

Yên Thao ra vẻ mách: - Anh cho để đi làm việc, nhưng chúng nó bán mất của tôi rồi.

- Ai bán?

- Bọn Mạc Lân...

- Cậu có bằng ḷng không?

- Tôi không bằng ḷng cũng không được. Nó chửi cho ấy chứ lị.

- Chửi thế nào?

- Không bán chúng nó chửi tiên sư bố thằng nịnh ôm chân cấp trên. Tôi sợ chúng nó lắm. Có hội với nhau cơ mà.

- Hội thế nào?

- Gọi là hội 5 liều!

- 5 liều? Thế nào?

- Chúng nó đặt ra, 1 là ra trận phải liều mà lấy tài liệu, 2 là viết phải liều, không sợ cấp trên phê b́nh, 3 là ăn liều, 4 là ngủ liều, 5 là sống liều.

YThao giải thích từng điểm, Văn Doăn nghe như khám phá được một cái tổ chức ǵ ghê gớm lắm.

[...] Tối hôm đó YThao gặp Mạc Lân, hai thằng uống cà phê, [...] Mạc Lân mới đem những chuyện xấu của Văn Doăn ra nói: Hắn lợi dụng phụ trách tuyên huấn, phụ trách cả nhà in nên cho vợ con buôn giấy, rồi buôn kèm cả thuốc Tây thuốc Mỹ. Bây giờ lộ rồi, hắn muốn xoa chúng ḿnh.

Một lần họp cán bộ, Mạc Lân bị Văn Doăn phê b́nh nặng tội tự do. Mạc Lân căi:

- Tôi có lỗi thực, tôi không chối. Nhưng [...] tôi không buôn lậu, không ắn cắp của dân.

Mạc Lân đưa tài liệu ra. [...] Văn Doăn quay lại trút lên đầu Mạc Lân một lô:

- Đồng chí vu oan cấp trên. Phá hoại! Đồ hèn hạ. Bày đặt những chuyện ấy nhằm mục đích ǵ? Trả thù à? Trong Đảng ta có những người như vậy sao?

[...] Từ đó Mạc Lân hiểu thêm chữ Đảng, chữ cấp trên một cách cụ thể. Không phải hiểu như trong sách nữa. Lại hiểu thêm thân phận người cấp dưới, cách đấu tranh thế nào. Từ đó đâm ra có lối nói xỏ, biết là nó không hiểu ngay ǵ, nhưng chỉ có cách ấy.

Văn nghệ đen.

Nói xỏ, mưu mẹo.

[...]

Yên Thao

            Đừng làm chú lái buôn

            Vốn liếng ít gặp công an

            Th́ chuôn huyền chuồn

            Đừng làm ông quan lớn

            Súng nhỏ đeo kè kè

            Gặp Tây th́ khó re

            Đừng làm bác thày tu

            Ngồi tụng kinh lu bù

            Dái mốc th́ bỏ bu

Tất Vinh

            Ai bảo đi làm thơ

            Cho đời điêu tàn như bây giờ

            Ai bảo yêu văn nghệ

            Cho đời lênh đênh đôi bờ

            Đi đến đâu cuộc sống?

            Nghĩa ǵ đâu đất trời?

            Huống hồ là thi nghệ

            Chuyện nhỏ trong cuộc đời

            Có ghét trùng núi tím

            Ngăn trông thấy chân trời

            Th́ hất tung vũ trụ

            Khoanh tay mà cả cười

            Th́ làm chú lái buôn

            Tiền nhiều và vợ đẹp

            Lại được tiếng là khôn

            Th́ làm ông quan lớn

            Súng nhỏ đeo kè kè

            Nói lại nhiều đứa nghe

            Th́ làm bác thày tu

Ngồi tụng kinh lu bù

            Mặc chuyện đời dở ngu

- Viết 5 câu chuyện t́nh, không được in, đốt đi 2 c̣n 3. [...]

- Em ạ, chính sách quản lư hộ khẩu là để đánh địch, nhưng em coi chừng, nó lại đánh vào t́nh yêu của chúng ta. [...]

- Đạo lư không có tương lai.

- Viết quyển "Đời làm lính", xong lại đốt đi. V́ nó đụng đến nhiều thứ quá.

- Nhật kư cho D. "Tác phẩm xuất bản cho một người."

________________________________________

 

                                               1957

HăY đI MăI (1957)(1)

Khi trái đất c̣n đeo bom

                                   trước ngực

thắt lưng          

            c̣n lựu đạn bao xe; -

Khi bạo lực c̣n khua

                        môi mơm mốc x́

khẩu đại bác mỏi dừ

                        vẫn sủa; -

Khi bóng tối

            c̣n đau như máy chém

những lời ca đứt cổ

                        bị bêu đầu

lũ đao phủ tập trung

                        h́nh cụ

mặt trời lên

            phải mọc giữa rừng gươm; -

Khi thế kỷ c̣n rung

                        chuông lừa bịp

những canh gà

            báo trượt rạng đông

con rắn lưỡi cắn người như cắn ngoé; -

Khi xe tăng

            chửa đi cấy đi cày

như

            một lũ tội nhân cần cải tạo; -

Khi

            con tḥ ḷ ngày đêm hai mặt đói meo

c̣n quay tít

            trên kiếp người hạ giá; -

Những khi ấy

            sẵn sàng

                        nổi giận

loài người

            c̣n tổ chức nhau đi

Hăy đi măi như người

                        cộng sản

có thể mỏi mọi điều

                        không mỏi: tấn công!

Phải làm lại chúng ta, tất cả -

                                   không tha

để đừng có một ai lần lữa

khi nào

            chân lư gọi tên đi

Hăy đi măi! -

            Dù mưa băm nát mặt

sương rơi, hơn đạn xưa

                        đau đầu

Dù bốn mùa

            nhưng nhức nắng mưa

mùa băo tuyết thế chân

                        mùa gió độc

Hăy đi măi! -

            Dù mưa đông phục kích

hay

            lửa hè đánh trộm sau lưng

Dù những đêm

            buồn như sa mạc hoang vu

đoàn du mục tủi thân

                        vùi băi cát

            những ngày, mũi kiếm heo may

đi hành hạ

            những tâm tư trằn trọc

Hăy đi măi! -

            Dù khi cần thiết

người ta cần đói khát

                        vượt b́nh sa

ta bỗng có thể nhịn lâu

                        hơn cả lạc đà

đi

            đến tận những kinh thành no ấm

Hăy đi măi! -

            Dù có phen chót ngă

hăy bỏ đôi chân lầm lỡ

                                   mà đi

hăy tin chắc

            rồi ta

                        xứng đáng

một ṿng hoa đỏ nhất

                        phủ quan tài

Tôi chửa có khi nào quên táo bạo

chửa khi nào quên hát

                        quên đau

Tôi yêu đất mẹ đây -

                        có cỏ hoa làm chứng

Tôi yêu chủ nghĩa này

                        cờ đỏ căi cho tôi

Nhưng

            chẳng thể rúc kèn cũ rích

vác loa mồm kêu:

                        "Hiện tại rất thiên đường!"

Không!

            Thiên đường chúng ta

                        là nối đuôi nhau

                                   vô tận triệu thiên đường

đi măi

            chẳng bao giờ thoả

Tôi có thể mắc nhiều

                                   tội lỗi

chẳng bao giờ quá ngu si

                        mắc tội: nằm ́!

han rỉ

            khác ǵ cái chết?

chết con tim chẳng c̣n dám

                                   đau thương

chết khối óc

            chẳng c̣n dám nghĩ!

Nếu

            tôi chửa đến ngày thổ huyết

phổi tôi c̣n xâu xé măi lời thơ

Tôi có thể mặc thây

            ngàn tiếng chửi tục tằn

trừ tiếng chửi: -

            "Sống không sáng tạo!"

Nếu tôi bị gió sương

                        đầu độc

một hôm nào ngă xuống

                        giữa đường đi

tôi sẽ ngă

            như người lính trận

hai bàn tay chết cứng

                        vẫn ôm cờ

Nếu vầng nhật

                        thui tôi làm bụi

nắng oan khiên đốt lại

                        làm tro

bụi tôi sẽ

            cùng tro -

                        vẫn sống

vẫn chia nhau gió bấc

                        xẻ mưa phùn

Nếu dĩ văng đè trên lưng hiện tại

nặng nề

            hàng tạ đắng cay

tôi sẽ nổ tung

            ngàn kho đạn tiếng kêu

tan xác pháo

            mọi cái ǵ cũ rích

Nếu

            hàm răng chuột nhắt của gia đ́nh

gậm nhấm

            cả t́nh yêu cùng dự định

tôi sẽ biến thân tôi thành

                                   thép nguội

làm thất bại

            mọi thứ rũa đă quen rũa người

                                   tṛn trặn quá ḥn bi

ở trong tôi

            nếu c̣n sức mạnh ǵ

chính là sức những ai

            nghèo khổ nhất

những ai

            lao lực nhất -

                                   địa cầu ta

Tôi vẫn nâng chiếc đầu lâu

                        nặng nề sáng tạo

như

            nâng một viễn vọng đài

trên cuộc sống hàng ngày

                                   nhí nhách

Tôi vẫn cháy

            ngọn hải đăng con mắt

ở trong biển sống

            từng đêm

Tôi vẫn đóng những câu thơ

                        như người thợ

                                   đóng tầu

chở khách

            đi về phía trước

nơi

            loài người -

                        đă biết sống chung nhau

nơi

            tất cả -

                        chẳng c̣n ai bần tiện

chẳng c̣n lo

            cơm áo

nợ nần

________________________________________

1958

                                                                                  "Ghi trở nên một h́nh phạt."

                                                                                             Trần Dần (1958)

4-1

Cuộc họp biên chế

[...]

Tại làm sao người ta sợ bị biên chế sẽ không thể sống được? Một cái crise kinh tế, crise làm sao? Bao giờ, và với điều kiện nào th́ hết?

Biên chế là một việc, nếu làm được tốt nhất, cũng vẫn ít nhiều hại chính trị. Vậy mà ta vẫn phải làm. Tức là cùng bất đắc dĩ lắm.

NHữNG NGưấI CHắC BễNG KHôNG Bị BIêN CHế:

Họ ủng hộ biên chế. Với cái hy vọng một sự tăng lương ở tương lai! Nhưng cái sự ủng hộ chỉ biểu lộ, mạnh nhất là: không nêu khó khăn! Không thấy căi vă tay co, với những người nêu nhiều khó khăn.

[...]

Quang Dũng mặt đỏ, (một thứ tức giận nén lại), vẫn cái giọng xỏ dễ thương, cái lối pha tṛ bằng cách giả ngô giả ngọng để mà lật tẩy những cái nét khôi hài có thực, trong cuộc sống. "Chúng ta chẳng cần thảo luận câu hỏi: ổđă đến lúc cần biên chế hay chưaỗ. V́ rằng, nếu chưa đến lúc th́ trên đă chẳng đề ra việc ấy! Mà bốn xung quanh người ta đă học cả rồi!" Mọi người cười, QD không cười, c̣n tỏ vẻ hơi ngạc nhiên, không hiểu tại sao Hội nghị lại cười? Quang Dũng phát biểu nhiều lần. Anh đề nghị "bớt những tiệc tùng parade đi. V́ mỗi lần tốn đến ổvài vạnỗ!" Không hiểu nói vài vạn, là nói lỡm, hay nói thực? Hay v́ anh chàng cho vài vạn là chuyện to rồi?

Kim Lân hăng hái đem triềng cái thực tế xă hội ra. Nghề dệt làng Bưởi sập x́ sập x̣. Tôi muốn về, song lấy chi sống? Ruộng đất chia rồi, dù có ruộng, có biết nghề đâu? Làm ǵ, nếu mai "được" biên chế?

Tế Hanh quay sang hỏi ḿnh: "Bây giờ trong các ngành, ngành ǵ sống nhất?" Tế Hanh tự trả lời: dịch. Ḿnh đáp: ai cũng quay vào dịch cả à? Tế Hanh nói: hoạ sống. (Chắc nghĩ đến Văn Giáo chăng?) Ḿnh lắc. Tế Hanh nói: nhạc sống. Ḿnh cũng lắc, nghĩ tới Văn Cao, Tử Phác, Đặng đ́nh Hưng! Tế Hanh nói: cải lương sống, mi ạ! Ḿnh nói: cải lương có Bửu Tiến sống rồi!

Tan họp Quang Dũng ghé tai ḿnh: cậu ngồi buồn quá. Ḿnh chợt nhận thấy nhận xét ấy không oan, cũng không ức.

Ḿnh thấy cả ḿnh, cả mọi người đều bé hơn t́nh thế. Cả lănh đạo cũng không thể gọi là lớn hơn thế cuộc. Tất cả, h́nh như, đều đă tán thành chủ trương biên chế.

5-1

ĐáNH đấM CHẹ NGHĩA

Toàn bộ hoạt động Hội Nhà Văn  bị đánh. Tờ báo th́ có cái chuyện, cái ǵ Toàn(1) viết một bài hách dịch và dốt kiểm 10 số báo Văn, đăng ở báo Nhân Dân. Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài đáp lại cái ǵ Toàn đó, với các thứ chữ nghĩa xỏ xiên một cách lịch sự, thế là liền mắc cái tội "đánh báo Đảng"! Đó là từ dạo tháng 10, năm 57 đă quá cố.

Tiếp đó, một mặt trên các tờ báo, người ta thấy Nguyễn Tuân bị đánh, v́ các thứ tựa, v́ vài cái tùy bút Phở, Cây, và sách in lại Vang bóng một thời  (2), những cái đó liên can ít nhiều với nhà xuất bản Hôi Nhà Văn, nên chi, nó cũng bị đánh kèm vào một trận!... Mặt khác, nghe rục rịch những cái chuyện đánh hữu phái, nghe đâu, có Văn Cao được chọn làm "điểm". Có thực có cái sự chuẩn bị ấy không? Hay chỉ là một thứ panique? Nếu là panique th́, tại sao lại có thể có cái thứ panique khốn đốn thế, nó lạc vào cuộc đời tốt đẹp của chúng ta?

Nhưng rồi, chẳng xảy ra cái sự khốn ấy. Duy chỉ có hết Tuân lại Tưởng(3), lại báo Văn, lại nhà xuất bản Hôi Nhà Văn, cứ bêu cái mặt ra, cho bọn phê b́nh ùa nhau mọc lên, xô tới à à, roi vọt không tiếc... Có lúc người ta đă phải muốn kêu to lên: Đảng ơi, Đảng có biết cái t́nh cảnh văn chương sỉ nhục thế này không?

Tôi thấy lạ: ngủ một đêm dậy, đă thấy xuất hiện từ cái lỗ nào ra, thêm một ít vị phê b́nh... Không biết béo bở ǵ, sao họ cứ như tranh nhau cái chiếu nhất về ngu si và vu khống. Tôi thấy lạ: phê b́nh sao lại có nghĩa là bới lông ra, quệt nhọ lên, rồi vu cho là có vết!

Dù sao, sự vu khống cũng đă có hiệu quả (người ta tự an ủi: hiệu quả tạm bợ!) Bấy giờ, đă dựng lên cái tiếng rằng Hội Nhà Văn xấu. Có người nghi, nó xấu v́ nó bị lũng đoạn! Bởi những thứ người hay những thứ tư tưởng nào đó. Có kẻ đi t́m cái thứ đích danh thủ phạm ấy.

Song, nghe đâu không t́m ra. Bởi lẽ nó không có. Vậy th́ người ta không chịu hẫng. Hoá ra, ông Tô Hoài bị kiểm thảo! Ông Tô Hoài là cốt cán cũ của lănh đạo, đă lặn lội đầu sông cuối băi đánh dẹp cái loạn Giai Phẩm với Nhân Văn(4), sau đó được tín cẩn, cho làm bí thơ Đảng Đoàn Hội nhà Văn, kiêm giám đốc nhà xuất bản Hôi Nhà Văn, ông thường khuyên bọn "bất măn": có ǵ mà cứ kêu lănh đạo vội; th́ hăy cứ viết đi, đă ai làm ǵ phải vội kêu? Tóm lại, ông là một người lănh đạo đă cho là tốt trong thời gian ông có làm những cái việc đă kể kia, có thể là việc tốt, hay xấu, cũng c̣n phải bàn, song, đó là việc vừa ư lănh đạo! Rồi, từ khi có quyền to, ông ta lại nhỡ ra mếch ḷng người to hơn. Đâu như ông Huy Cận, ông Nguyễn Đ́nh Thi... Thế th́ tội chết rồi c̣n ǵ. Ai lại trước mặt thủ tướng mà ông Tô Hoài lại to gan, dám chửi ông Nguyễn Đ́nh Thi là "trẻ con, học sinh, chưa biết ǵ!" Rồi lại c̣n cứ nói sau đó rằng: "một tôi, một Nguyễn Đ́nh Thi phải dở! " Giá, ngày xưa, ông Tô Hoài sẽ bị mất chức, với ông Nguyễn Đ́nh Thi ấy chứ chơi à! May là ngày nay, ông Tô Hoài phải cảm ơn xă hội mới, là phải, chỉ bị kiểm thảo suông mà thôi.

Tôi là người ngoại cuộc, lại xa các cấp (là nơi hay phát ra các thứ chủ trương...), tôi chẳng thể hiểu ra sao cả. Có chép, chỉ là chép theo dư luận, chứ biết đâu các thứ ngơ ngách của câu chuyện.

Tôi chỉ thấy là: đă qua nhiều sự đánh, sự đấm, sự bấu chí, sự bơm phồng, sự mưu mẹo... ở trong văn học! à, ở trong hậu trường kín đáo của văn học, để cho ngoài kia, trên sân khấu văn thơ, chẳng có ai diễn được một cái tṛ tác phẩm nào khấm khớ cả.

Ôi chao! Đảng! Xưa nay Đảng đă nổi tiếng là lănh đạo tài t́nh và nhân đạo, Đảng có biết cái t́nh cảnh này chăng? Nếu biết, th́ sao Đảng không t́m ra một cách lănh đạo văn học nào, cho nó tài t́nh và nhân đạo, thay thế cho cái cách lănh đạo bằng lối ục, thụi, cấu véo này!

NUẩT đấM

Ban sớm, cơ quan xúm nhau đọc bài Bửu Tiến chê vở Topaze của M. Pagnol. Có người nói, v́ hắn vớ được một câu ông Hoàng văn Hoan nói bâng quơ đâu như đại ư là: Vở Topaze là vở đầu hàng đồng tiền!

Kim Lân tự dưng kể một đoạn Tây Du. Đức Phật khạc đờm, Đại Thánh vớ lấy, ăn hết đống đờm là thành phép! Đó, muốn có phép th́ phải luyện cách đó... Tuy anh không nói ǵ nữa, mọi người đều tức khắc hiểu rằng, Bửu Tiến đă trở nên "một chiến sĩ cách mạng", chính v́ bí quyết nuốt đờm kia.

6-1

MẫT NHà LăNH đạO VăN NGHệ

Người ta chán ông ta, hay không, cứ nghe một chuyện nhỏ này.

Kim Lân với Như Mai đi qua nhà. Nguyễn Đ́nh Thi gọi vào, dáng điệu hết sức niềm nở, mắt mũi mồm (có râu) đều cười rất hồn nhiên, rất gạ khách, kèm theo một sự vồn vă của tay chân thật đặc biệt là tây, mà lại là tây con, riêng của ông Thi... Quên chưa nói, Kim Lân với Như Mai vốn dĩ là những người đúng mực, vả lại không có thù cá nhân ǵ với ông Thi, cơ hồ trước kia lại c̣n quư trọng, và phục ông ấy về cái món học rộng, món nghiên cứu triết học, Nít Kăng(5), với lị đầu óc mới "thơ không vần" ǵ đó...

Bây giờ, họ ngồi với nhau, trong buồng ông Thi, cả ba trầm ngâm, tư lự hay không tư lự ǵ sốt, có cái họ không nói với nhau được câu ǵ cho nó có chuyện cả. Im lặng...rồi vài lời nhạt nhẽo...rồi lại im lặng. Cứ vậy hồi lâu.

- Các cậu uống nước đi, ông Thi rót hai chén nước.

Cũng chẳng ai uống.

Im lặng kéo dài, khó chịu như mọi thứ kéo dài.

Măi sau, Kim Lân nói một câu cho đỡ nhạt, không ngờ không khí lại bị nhạt hơn, rằng: - Này, Sông Lô của cậu in xong rồi đấy biết chưa?

Ông Thi biết chuyện đó rồi.

Thế là họ đi ra. Ông Thi tiễn tận cửa, nói pha tṛ một câu: "Các ông không uống, bỏ phí của ḿnh hai chén nước." Câu ấy có thể coi như một sự kết luận, nó làm sao ấy, của cái cảnh làm sao ấy đă xảy ra.

CảI LươNG

Huy Phương kể

Huy Phương vừa đi thực tế về, vậy tức là anh có thể coi như ḿnh có một cái ǵ hănh diện với anh em, gần như một cái huân chương. Phải chăng vậy, nên câu chuyện nào, anh cũng phải xen vào những câu, tựa hồ: "Chuyến đi vừa rồi, ḿnh có gặp...", hoặc "lúc ḿnh tới Vinh... "vv...rồi anh mới kể tiếp một câu chuyện ǵ đó, có thể nó không phải đă thu lượm chính trong chuyến đi ấy.

Vậy th́, theo lời anh, ở Vinh, anh đă được đi xem cải lương.

Cái tích Lưu B́nh Dương Lễ, người ta cải đi thành một sự tố khổ "chế độ đa thê". Người ta ấy lại là một nghệ sĩ khá có kinh nghiệm, tức là, anh Hà Khang đă phạm cái tội ác ấy. Anh ta bắt nàng Châu Long phải là một nạn nhân của chính sách đa thê, thoát đi không được, lại lộn về, chịu cái số phận vợ ba hẩm hiu, người chồng đanh ác ấy, tức thị là Dương Lễ.

Một chuyện khác, không phải chuyện cải biên nữa, mà lại là một sự sáng tạo của cải lương. Một vở đưa một cô tiểu thơ, đi vào quần chúng, v́ cô đă chán cảnh phú quư, chán thành phần ḿnh! Thế, do sự chân thành cải tạo ấy, nàng mới gặp một hàn sĩ, cũng là người đă chán sách vở phong kiến, quay về lao động, trở nên một nhân dân xuất sắc. Tất nhiên, hai cái tư tưởng ấy gần nhau, sinh ra một mối t́nh. Tất cả, để "nói lên" sự căm thù phong kiến và sự lao động cải tạo.

Có một cảnh đáng ghi lại. Là cảnh cô thị t́ thủ trong người một cái tặng vật của người hàn sĩ, đem về cho công nương:

- Cô nương ơi! Cô có biết hàn sĩ tặng ǵ không?

- Ta làm sao mà biết được? Con ranh?

Huy Phương quay hỏi tôi:

- Mày có biết tặng ǵ không?

Tôi đâm dại, đi trả lời là:

- Củ sắn chắc!

Huy Phương lắc đầu: "không phải". Cô thị t́ giở bọc ra: "ba bắp ngô". Tức th́, công nương vồ lấy, không đưa lên mồm ăn v́ nó c̣n sống sượng, bèn ngắm nghía, soi lên soi xuống, khác ǵ soi vết ngọc, vẻ mặt hân hỉ khôn tả xiết...Khi đó, tiếng nhị bèn oè, thị t́ cất giọng xàng xê:

Ba bắp ngô - làm cô - sung sướng!

Sung sướng! - Sung sướng!

Các cấp lănh đạo có mặt đó bèn vỗ tay phá lên (vỗ tay cũng là một cách lănh đạo)...Cả rạp bèn vỗ tay.

Huy Phương kết luận giọng bi: chết quần chúng v́ những cái tṛ văn nghệ kiểu ấy.

Tôi dĩ nhiên là không tán thành cái kết luận và tinh thần kết luận ấy.

Tôi bảo: - "Thời nào, ngành văn nghệ nào chẳng có những cái cặn bă! Không thể nh́n vào đó mà làm việc được! Không thể nh́n vào đó! Không thể..."

Tôi im bặt. V́ chợt thấy ḿnh dại! Không khéo, có ai đă ghi lời tôi nói buột ra ấy, chưa chừng!

7-1

HàNG RONG (Tệ PHáC Kể)

Tiểu thương h́nh như nằm trong cái kế hoạch phát quang thành thị. Các hàng rong bị thuế nặng. Gấp ba không ít. Bèn phải xin ngồi vào chợ, tuy bán chác ế hơn, song lại nhẹ thuế. Không phải bất cứ ai vào chợ cũng sẽ sống được, không đến nỗi vỡ vốn mà đi. Không phải bất cứ ai cũng vào chợ được cả. Bởi lẽ, chợ có hạn thôi. Vậy, sẽ dôi ra một số... Họ phải kiếm cách sống nào đó, toé về quê, hay đi các nơi nào đó, khẩn hoang chẳng hạn...

Thành phố sẽ có vẻ "mỹ quan" hơn. May cho ai không phải hàng rong dịp này.

Đó là một hiện tượng mới về kinh tế.

Làm thế nào giải quyết nạn thất nghiệp?

Ví thử, một cán bộ bị biên chế, th́ đi đâu, làm ǵ?

Về quê ư? Không phải ai cũng có quê. ói người sinh ở thành thị. Dù có quê, ruộng đă chia rồi. C̣n ít đất chó iả, ruộng thùng hay băi hoang, về gậm được ư? Cũng có người gậm được, e rằng số ấy không phải số đông.

ở thành thị? Tiểu công nghệ nay làm mai vỡ. Một gáng hàng rong để mà đua ganh với các gánh hàng rong đă đang chết dở, không xuôi! Chưa kể, c̣n sẽ ói gánh hàng rong sẽ mọc thêm, bề bộn viả hè. Xích lô, ba gác ư? Khó xin đăng kư lắm. C̣n nhà máy? Ôi, nhà máy lại là máy tối tân, dùng tới rất ít công nhân. Một con cá lội, không phải trăm, mà lại ngàn người buông câu. Đến như kỹ sư, cũng ngỡ ngàng máy mới, phải học lại, như một tṛ nhỏ.

Bây giờ, chính người ta đều mong, có một chân nào đó, ở một nhà máy nào đó! Nghe đâu, máy tự động nó tranh chỗ sống của người.

Khẩn hoang? Chính phủ có hô một tiếng, ắt có vạn người theo, không phải ít. Song, chưa thấy chính phủ hô cái tiếng hô chờ đợi ấy.

8-1

HOàNG CHâU Kí

Hoàng Châu Kư là một người nổi danh về môn nịnh. Tôi chưa được biết cái mặt anh ta, giơ ra cái vẻ ǵ, nhưng đă nghe đại danh anh, là nịnh đến đê mạt; th́ nịnh đă là đê mạt rồi, đằng này lại nịnh đến đê mạt, tức thị phải ghê gớm lắm. Song, hôm qua nghe Tố Hữu nói, không, anh ấy cũng đă có lần dám phê b́nh Đảng, trong một cuộc họp nào đấy. Lấy làm lạ, tôi mới hỏi Tố Hữu. Tô Hoài nhếch cái mép, một tay tựa và xoa khẽ cái trán hói, kể đại khái rằng, lời Hoàng Châu Kư phê b́nh Đảng khá kỳ quặc, đại để như sau:

- Tôi phê b́nh Đảng. Xưa nay Đảng lănh đạo văn nghệ, cứ hay chú ư đến những người, có tên tuổi, có tác phẩm. C̣n một loại người khác, tuy không có tác phẩm, song họ trung thành, th́ Đảng lại ít chú ư!...

Tô Hoài kết: "Sao nó lại có thể mở mồm mà nói những cái câu như thế?"

LềNG đOạN

Văn Cao đi họp Đảng Đoàn Hội Liên Hiệp, nghe phổ biến nhận định Trung Ương về văn nghệ. Đảng đoàn bốn người: Nguyễn Đ́nh Thi, Nguyễn văn Bổng, Văn Cao, Nguyễn Tuân. Dự thêm: Hoàng Trung Thông, Huyền Kiêu. Có bốn người mà dư luận, ư kiến phân đôi. Hai người thông. Hai người thắc mắc, đề nghị Đảng kiểm tra t́nh h́nh văn học.

Đâu như, theo sự truyền đạt không biết có xuyên tạc hay không của ông Thi, th́ Hội nhà Văn hữu khuynh, căn do ở chỗ nó bị lũng đoạn.

Tin chạy ś sầm xung quanh rất ghê gớm. Rằng báo Văn là một cái rớt của Nhân Văn; rằng nhà xuất bản Hội nhà Văn bị lái; rằng Câu Lạc Bộ thành nơi hoạt động của bọn Nhân Văn! Tóm lại, bọn Nhân Văn ấy, lọt vào tổ chức Hội nhà Văn, chúng ra tay chèo lái một cách "tinh vi, không nắm được!"

Lũng đoạn tinh vi?

Hoàng Cầm với Trần Lê Văn ở nhà xuất bản, Quang Dũng, Thanh Châu ở báo Văn, Trần Dần, Lê Đại Thanh ở Ban Nghiên Cứu Sáng Tác, Lê Đạt ở đối ngoại(6)... Kể tên ra cũng đă