đủ sợ. Nhưng hăy cứ hỏi ông Tô Hoài phụ trách Nhà xuất bản , ông Nguyên Hồng phụ trách báo Văn, ông Nguyễn Xuân Sanh phụ trách đối ngoại, c̣n Nghiên Cứu Sáng Tác th́ hỏi cả ông Tô Hoài lẫn ông Nguyễn Xuân Sanh!

Sự thực ra, bọn Nhân Văn ấy, non năm nay, họ đă theo một cái chính sách ǵ? Có thể tóm chính sách họ là: sợ, cầu an, cố đi gần lănh đạo, dao động, chán nản...

Nghĩa là chính sách của những người bị hiểu lầm, thậm chí bị trù oan.

Hăy xem lại những vụ nổ ra trong năm 57! Ai lũng đoạn tinh vi? Vụ chống cái ǵ Toàn, báo Học Tập, là do cái ǵ Toàn và báo Học Tập ném ḥn đất ra, tức th́ Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân tức ḿnh ném ḥn ch́ lại. Trong vụ ấy lẽ phải không ở bên cái ǵ Toàn.

Các thứ vụ Những ngày chủ nhật, Thao Thức, Ông lăo hàng xóm, Tiêu sơn tráng sĩ, rồi Vang bóng một thời, Sê-cốp (7)v.v... th́ in là do ông Tô Hoài chủ trương. C̣n thảo luận Câu Lạc Bộ th́ do ở chỗ, ở trên Liên Hiệp Hội ném một ḥn đá quá nặng xuống đầu các tác giả và đầu quần chúng nghệ sĩ, tức th́ các tác giả và quần chúng nghệ sĩ họ phẫn nộ lên, lấy ngay đá ấy, ném vào đầu Liên Hiệp Hội !

Đó, câu lạc bộ là thế. Quần chúng sáng tạo nổi giận, chống các ông quan liêu improductifs hay semi-productifs. Đó là cuộc đấu tranh giữa lực lượng tấn bộ, chống bọn bảo thủ.

Tóm lại các vụ có vậy thôi. Một ngón tay Nhân Văn cũng không có! Non năm nay họ đă nằm ẹp cả xuống, vắt tay lên trán, suy nghĩ như các nhà hiền triết cả rồi. Họ c̣n cái khao khát chiến thắng của những người tiến bộ nữa đâu?

Nói đúng ra, họ vẫn mong sự tiến bộ sẽ thắng. Song họ mong nó sẽ thắng bằng một cách ích kỷ, tức là, bằng bàn tay thúc đẩy của người khác, hơn là bàn tay họ. Vậy đỡ nguy hiểm hơn. Vả lại, họ tự coi họ bất lực, ngay mỗi việc chống đỡ những miếng cắn của thành kiến vẫn liên tiếp cắn họ vô cớ, họ cũng đă thấy bất lực, nên chi đành thúc thủ, nằm ́ ra, cho cắn chán đi ắt th́ phải thôi!

Tóm lại, cái lực lượng Nhân Văn quư báu và ghê gớm kia, họ đang tranh nhau đi vào con đường cầu an... Giá lănh đạo thuyết phục, họ sẽ có cơ giác ngộ, trở nên con nhà nết na nữa cũng nên. Đằng này lănh đạo cứ cái chính sách ục, thụi vô lư măi! Họ càng tủi thân và thất vọng. Tất nhiên, người ta phải chạy núp, cũng chẳng phải chạy đi đâu, chỉ là chạy núp vào toà lâu đài cầu an chủ nghĩa! Tôi biết họ chỉ mong nhất một điều, là mong "Thánh Đế hồi tâm!"

Nhưng, h́nh như Thánh Đế bị bọn quan hoạn lừa phỉnh. Chúng cứ bơm to, cứ thần thánh hoá bọn Nhân Văn trần tục ấy. Hoá ra, họ tự dưng bị sùng bái cá nhân! Họ tự dưng hoá ra đă làm được ói việc, thực họ không làm. Hoá ra, công trạng của cả một làng văn đông đảo lại đem quy hết cả vào cho họ. úi chao! Sự h́nh thành của tệ sùng bái cá nhân!

Vậy, nếu nói lũng đoạn, th́ chính là bọn quan hoạn đó! Bơm to, vu cáo, ton hót, lừa trên, dối dưới, các thứ thủ đoạn, tinh vi th́ không tinh vi ǵ đâu. Song không hiểu sao con mắt Đảng, mắt to thế mà chưa nh́n thấu chuyện?

Thế nào là thành kiến?

Thành kiến là chất độc của những cái đầu óc không biết suy nghĩ, hoặc những cái đầu óc u mê hoặc điên rồ, thậm chí hiểm ác nữa.

Ví thử lấy tôi làm giả dụ.

Người ta thành kiến với tôi. Người ta bao gồm: những người lănh đạo cầm cân nảy mực, những người thừa hành, những kẻ thù vô lư không biết tôi thực là người thế nào, song họ biết là lănh đạo ghét tôi, tức th́ họ cũng ghét theo ngay!

Khi tôi làm được cái ǵ, được cho là hay (như Cách mạng tháng Tám (8)chẳng hạn), th́ người ta faire silence. Thực chất là d́m.

Khi mắc lỗi, sẽ bị đưa lên thành tội.

Khi không làm ǵ, th́ gọi là nằm im.

Khi phê b́nh một cái ǵ, bèn gọi là đả kích.

Khi ca ngợi, bèn gọi là giả vờ, với lị chiêu bài... Khi nói, bèn bảo nói. Im, bảo im! Mọi sự đi đứng, tới lui đều thành tội cả.

Thế, non năm nay, tôi bèn xoay ra cái chính sách mũ ni che tai. Thây kệ sự đời... Cứ chui vào một cái lỗ, làm việc với một cái h́nh ảnh Đảng cộng sản đẹp để nó nuôi nấng sức lực cho tôi.  C̣n mấy cái ông đảng viên, vỗ ngực Đảng kia, tôi xin kiếu. Tôi tin sự làm việc của tôi sẽ căi cho tôi, trước Đảng, trước một tương lai nào đó sớm chày.

"y vậy, mà bây giờ, có kẻ nào đó, lại đặt để ra những tiếng lũng đoạn tinh vi. Mà lại "không nắm được" nữa cơ chứ!

Sao vậy?

Th́ đă nắm đâu mà bảo không nắm được? Lạ, hỏi có cái ǵ nữa mà nắm, hèn chi không nắm được là phải!

Th́ ra thành kiến với vu khống nếu không phải là một, th́ cũng chẳng cách nhau mấy ly mấy leo.

10-1

Topaze

Marcel Pagnol

Phải nói ngay rằng tôi thích vở ấy. V́ nó đánh tư bản, mà lại có thể lôi kéo được sự đồng t́nh của những người khó tính nhất.

"y vậy mà hôm nọ thấy một bài báo Nhân Dân, kư Bửu Tiến, lại chê. Nhưng cũng chỉ tới mức nói "nên cảnh giác với Topaze".

Tưởng đă xong!

Sớm nay, lại một ngôi sao ngu dốt nữa xuất hiện, ông Giang Minh! Bài này gớm hơn. Nói Topaze là một sự đầu hàng kim tiền! Lại là giới văn học đầu hàng đồng tiền! Không những thế, lại c̣n có cạm bẫy ngầm, ám chỉ Kháng Chiến! Chả là Topaze, mà phóng tác đổi ra là thày Tú, có nói với anh bạn giáo Hy đại khái: "sao mười năm anh cần cù mà không có xe đạp? V́ chúng nó (tư bản) đă cướp của anh rồi đó!"  ấy, tiếng chửi tư bản khéo như vậy! Mà ông Giang Minh lại bảo rằng: ám chỉ ai? Kháng Chiến mười năm chưa có xe đạp là dĩ nhiên, bây giờ đất nước chia cắt, khó khăn, th́ sao lại chửi?

Kỳ chưa? Sao lại Kháng Chiến?

Thật là kỷ lục về vu khống?

Tôi đang hoang mang trước bài phê b́nh quái lạ đó, không hiểu sao cái đầu óc con người ta lại   có được những sự tầm bậy vô lư vậy, th́ bỗng T.A.(9) cho biết thêm một tin buồn. Rằng khán giả đă vào đông đủ rồi, bỗng tự dưng nhà hát lớn tắt đèn! Quái, hỏi ra mới bảo là: đội kịch c̣n thiếu 12 vạn  nên phải tắt điện. Dĩ nhiên, đội kịch cáu lắm. Diễn viên có anh định manh động, ra nói với khán giả, và xin lỗi. Nhưng sau, ông bầu đành véo giật vội lấy 12 vạn, đem nộp, tức th́ ánh sáng lại bừng lên!

Tôi nghe, buồn chán ngấy. Sao lại thế được nhỉ?

May sao, có tờ Humanité, lật xem bất ngờ thấy cái tin: Vở kịch Topaze được diễn tại Moscou!

Tất nhiên, Moscou không phải Hà Nội. Nhưng có cái ǵ khác giữa hai kinh thành đó, đến nỗi một bên đề cao, một bên phỉ nhổ, cũng chỉ một vở Topaze!

Văn Giáo

Ôi chao! Sự đời chẳng dại nào giống dại nào! Tôi lại đă có cái dại đi viết cảm tưởng về Triển lăm 54, cho Văn Giáo

Thực ra không viết cũng không được. Một v́ Văn Giáo là người như thế nào, ai c̣n lạ, hắn nóng vô tả, không viết nó chửi cho, mà hắn lại cứ đến nhà tôi, dăm lần bảy lượt. Thúc giục nèo kéo, ai đừng được? Mà hắn lại c̣n chỉ vạch cả nội dung cho tôi nữa chứ.

 

Hai v́ tôi sợ lănh đạo. Lănh đạo chả đang đề cao triển lăm ấy, nào quay phim hoạ sĩ Văn Giáo, người họa sĩ thứ hai trong phe ta được quay phim, sau Tề bạch Thạch, theo lời Văn Giáo tự khoe! Nào cho tiền tổ chức triển lăm, nào mua tranh (tiếng đồn là mua tới chục triệu đồng không ít)! Nào cho đi chữa bệnh già, theo Văn Giáo khoe, hắn là người thứ hai (sau Hoàng quốc Việt) được tiêm cái phương pháp nô-vô-ca-xin này, nó sẽ làm mất mọi đường nhăn trên mặt, nó sẽ cải lăo hoàn đồng, tóc bạc chuyển về đen! Vân vân, nhiều cái thứ đề cao khác nữa. Theo dư luận, và theo Văn Giáo nữa, th́ lănh đạo đề cao triển lăm này, là đề cao một đường lối sáng tác trong hội hoạ, nó hiện thực xă hội chủ nghĩa nhất! Ai ai cũng phải viết cảm tưởng cả. Tôi lo, nếu không viết, ắt là tôi phạm cái tội không tán thành đường lối hiện thực của Văn Giáo, mà lănh đạo đưa lên làm kiểu mẫu đó. Tức là, chỉ v́ một hành động không viết cảm tưởng, có thể bị coi là một hành động chống đối về chính trị, th́ bỏ sừ cái thân thằng Trần Dần này!

"y vậy, th́ viết.

Tóm tắt nội dung: Tôi nói con đường Văn Giáo đi là đúng. Đường ấy gồm, một, bảo vệ chính sách Đảng, đến mức bất sợ một cán bộ, một cấp nào làm sai chính sách mà không phản đối. Hai, đi vào quần chúng mà vẽ. Văn Giáo đă làm thế, là đúng. Tôi cũng nói cả khuyết điểm về cá tính Văn Giáo, bồng bột, nóng nảy, điên rồ, song tôi nói: không nên xét nét những sự ấy. Sau rốt, tôi lại cũng nói, Văn Giáo không nên đ́nh lại ở sự thành công này, cần phải tiếp tục học hỏi, làm việc, vv... Tóm lại, tôi viết chính trị lắm. Viết xong th́ an tâm, ḿnh đă cư xử thật là tốt, đối bạn, và đối lănh đạo. Quả nhiên!

Văn Giáo khen tôi, rằng chỉ có hai cái cảm tưởng, một của tôi, một của Nguyễn chí Thanh là có giá trị, c̣n ra vứt đi tuốt. Tôi cũng hiểu v́ sao như thế!...Liền đó, Văn Giáo dùng cái cảm tưởng của tôi đi phô trương, ép Văn Cao, ép Dương bích Liên, ép vân vân, ép nhiều người phải "noi gương Trần Dần mà viết lại". Đâu hắn ta lại c̣n chửi những người viết chung chung một vài câu qua loa cho đă tội như Hoài Thanh chẳng hạn! Khổ chưa? Hoá ra Văn Cao, DbLiên gặp tôi đều trách, v́ tôi viết cho Văn Giáo, nên họ bị khổ sở quá đỗi. Chết tôi chưa? Song tôi ngẫm cũng chưa quan trọng lắm. Đă quên đi rồi. Th́...bỗng dưng...

Sớm hôm nay Văn Giáo đến Hội Nhà Văn, thấy tôi, bèn chộp lấy, lôi ra một chỗ:

- H́! !...Tao kể cho mày nghe một chuyện. Tiên sư chúng nó...Hôm nọ tao có viết một cái thư dài, phê b́nh Tố Hữu, ngoài đề "tuyệt đối không ai được bóc", trừ đồng chí Tố Hữu. Hừ! Mẹ chúng nó!...Tao phê b́nh. Mày chỉ cần biết thế thôi...

- Đến thế, tao cũng chả cần biết! Biết làm ǵ! Ha!

- Nguyên để tao nói... Sau đó, mày có biết không? Mười lăm hôm sau, Tố Hữu ủy nhiệm cho thằng Thi gặp tao. ừm!... Mẹ nó! Nó phê b́nh tao, nó chả giữ cái cảm tưởng mày viết cho tao mà, nó bảo, mẹ nó, là tao bị Nhân Văn nó bơm. Cụ thể là mày thổi tao...ừm!...

- Tao thổi mày, nếu có, th́ có bằng lănh đạo thổi không? Tôi nói vậy, bụng lo ngay ngáy, ôi chao tai vạ tày đ́nh, nhận định của ông Thi cơ mà.

- Mẹ nó! Thế... Tao mới cho một hồi. H́! ! "Này tao bảo cho mày biết", tao trỏ ngón tay vào mặt nó (và Văn Giáo trỏ ngay ngón tay bằng khẩu súng lục vào mặt tôi) "Thi này! Tao bảo cho mày biết, chẳng Nhân Văn nào bơm tao...Tao chỉ bị ảnh hưởng Đại Hội thứ 20 (10)thôi! Trước Đại Hội, ngay từ 49, tao đă chửi Tố Hữu là phát xít nhé! Thi! Mày có biết không? Tao lại chửi cả bọn chúng mày là bọn bồi bút! Biết không! Thi?..."H́! ! Mẹ nó. Anh mày mới đuỗn bố nó mặt ra. H́! ! Văn Giáo bưng miệng, cúi cái thân thước tám cười ngặt nghẽo. Mẹ nó. Chơi vào!...

Tôi không nói ǵ. V́ c̣n bận lo cái nhận định của ông Thi, như thể là tôi đại diện cho nhóm Nhân Văn đă chết từ năm ngoái, mà lại vẫn c̣n sai phái tôi đi thổi ông Văn Giáo! úi! Sao tôi mới sợ ông Thi vậy! Thế mà gặp tôi, ông ấy vẫn nói nói cười cười, sau lưng tôi, ông ấy lại vu vạ cho tôi những cái tội, mà cái tài nghĩ ra tiểu thuyết của ông ấy lại dựng đứng hẳn lên như vậy chứ! Ôi chao! Cái bụng của ông Thi! Ông ấy làm sao lại cắn tôi một miếng như vậy?

Văn Giáo vẫn tiếp tục nói, trong khi tôi vẫn tiếp tục lo.

- H́! Nó lại bảo tao bị obsession của Nhân Văn! H́!

- Thế nào?

- Obsession mà! Tức là mày bơm tao, tao thành ra bị obsession.

- Bị obsédé chứ.

- ! Bị obsédé! Bố anh!... Tao mới chửi lại thằng Thi: "Thi này! Chính mày mới là thằng bị Nhân Văn nó obséder!" Nó tịt. Mẹ nó... Chơi vào... Nó giữ cái cảm tưởng của mày... Tao hỏi nó bảo đánh mất... Hừ!

- Mất à?

- Không! ừm!... Tao bắt nó t́m... Hôm qua lại thấy rồi.

- May quá. Mày giữ lấy nhé. Để làm tang chứng, kẻo sau nó vu cho tao cái ǵ th́ bỏ mẹ.

- Không lo! H́!... Tao thuộc cả rồi, thuộc hết cả bốn trang! H́! H́! Thuộc từng câu, từng chữ, chứ lo ǵ thằng Thi! H́! H́!

11-1

Vinh Mai

Ce sont les ignorants qui font la loi. A...a...Bây giờ, cứ đem dịch những bài phê b́nh Topaze gửi sang Aragon. ừm! à... Aragon sẽ bảo: "Hê! quỗest-ce que cỗest que cette ducônnơrie là!"

Trung Ương

(theo đài Hoàng Yến) th́ đồng chí Lê Duẩn có nói: "Nếu Câu Lạc Bộ người ta phẫn nộ đến thế th́ phải xuống xem. Có khi sự phẫn nộ đó lại có lư, không chừng!"

Theo ông Vạn Lịch nói với Văn Cao th́ nghị quyết TƯ về văn học lần này, hết sức dè dặt. Lo rằng nó như Cải Cách Ruộng Đất.

Nghị quyết nghe đâu, viết là: "Theo báo cáo của Tiểu Ban(11), th́ TƯ nhận định vv..." Như vậy, tức vẫn có sự dè chừng.

Giới văn thơ chỉ mong TƯ cho kiểm tra lại t́nh h́nh.

Sự thật sẽ lộ tênh hênh ra. Mọi sự vu khống sẽ sụp đổ. Tôi cũng chỉ mong vậy: ta có một nhúm một nhụm, ông Thi ông Tô Hoài cũng đừng nên có ai đổ làm ǵ, nhưng sự vu khống, hăy làm cho nó đổ xuống, bại lụn đi.

Tranh Bùi Xuân Phái

Ông Phái đem tặng ông Tưởng cái tranh Hà Nội xưa, vẽ một cái ngơ có chữ Cấm đái luệch nguệch, với một cô cầm ví tha thủi trong ngơ bửn.

Ông Kim Lân có mặt đó, lại dại sít soa.

Thế là một cái dịp cho ông Thi, cũng có mặt tại đó, ông mới giở cái tài "bảo vệ đường lối" ra.   Ông nh́n tranh, mặt nghiêm lại, mồm uốn éo: "Fille! Fille!"

Ông Kim Lân chả không rơ tiếng Pháp, cứ thấy ông Thi  ấph́! ph́!", bèn giương mắt ếch, nh́n ông.

Có Nguyễn Huy Tưởng biết ông Thi định giở tṛ ǵ ra rồi, bèn "coi khinh" không thèm đáp câu nào hết, thái độ filôsốp vậy.

Nguyễn Thành Long

Làm cũng để bảo vệ những "Bên bờ sông Lô"(12) với lại "Triều lên"(13) à? Hăy mua những quyển ấy, gửi lên, cho TƯ xem.

Người ta đánh "Ông lăo hàng xóm"để đưa "Giận nhau" cuả Mộng Sơn lên. Đánh Topaze để đưa ông Bửu Tiến lên ư?

Tệ nạn

Viện văn học Gorki chả lấy 8 người đi học. Gạn măi, ta mới chọn được 5! Ông Lê Đạt đâu tuyên bố: xin đi, để tị nạn!

Hoàng Cầm cười khinh: "Ông Lê Đạt mà! Băo chưa lên ông ấy đă trốn biến ngay!"

12-1

Chủ nhật

TLâm kể

+ Bộ đội phục viên đứng trước ủy Ban, chửi đổng:

- "Cho được 11 thước mà 15 cái mả!"

+ Một sào được 6 thước. Thuế mất 2. Cày bừa giống má 2. C̣n 2!

+ Tư sản nó chửi: "Chuyến này biên chế, chúng ta sẽ ối con sen, thằng nhỏ!" Après cà! Sao chưa có tác phẩm ǵ đánh vỡ sọ bọn tư sản nói láo ấy ra?

Ông Thi, ông Nguyễn Tuân

Ông Nguyễn Tuân đang đứng ở pḥng nhà xuất bản Hội nhà Văn, xem xét báo sách ǵ đó.

Ông Thi mon men đến bên. Ông Tuân quay ra, thấy ông Thi, bèn bảo:

- Này ông Thi này! Bài Sê-cốp của ḿnh đăng tạp chí Văn Nghệ, thằng nào cắt của ḿnh mấy câu? Chắc lại thằng Xuân Diệu phỏng?

- Không! không!... Ḿnh cắt đấy chứ... V́ v́ mấy câu ấy, cậu viết không... không đúng...

- Th́ phải bảo ḿnh chứ! Có cắt th́ phải hỏi... cái thằng viết chứ! Vậy mà ḿnh cứ chửi oan cái thằng Xuân Diệu măi. Ḿnh cứ chửi đéo mẹ cái thằng khốn ấy măi.

Dĩ nhiên, ông Thi không bằng ḷng. Mặt ông sạm lại, trông càng brun, cái mặt éxotique lắm.

Mấy ông bạn ở báo Nhân Dân

Sau khi đă đánh cho Đoàn Kịch Sông Nhị mấy bài báo khá nặng, nặng như một thứ đ̣n thù, th́ tự dưng có mấy ông ở báo ND đến chơi Thụy An(14).

Dĩ nhiên, đó là dịp tốt để TAn đánh một trận khẩu chiến. Tại sao lại bảo chúng tôi có cái ư ǵ? Tại sao lại bảo Topaze là giới văn học miền Bắc đầu hàng kim tiền? Tại sao vv...?

Hai ông giải thích.

- Tại sao không b́nh thường hóa việc phê b́nh? Tại sao nóng gáy?

-  Ơ hay! Các ông chửi người ta, lại hỏi sao lại nóng gáy. Các ông cầm ḥn đá ném vào cổ người ta th́ tay các ông có đau ǵ, gáy chúng tôi đau thôi chứ.

- Th́ người ta phê b́nh thế, ḿnh về cứ b́nh tĩnh tự kiểm điểm nội bộ ḿnh xem có phải không chứ!

- Ơ hay! Các ông trát cứt lên mặt người ta giữa công chúng, lại bảo người ta về kiểm điểm nội bộ... Thế tại sao, các ông thường bảo văn nghệ sĩ là có điều ǵ th́ nên phê b́nh nội bộ th́ hơn, mà rồi các ông lại không làm thế? Các ông hỏi Đoàn Kịch Sông Nhị có ư ǵ, sao không đến hỏi thẳng chúng tôi? Hỏi trên mặt báo, phải để chúng tôi trả lời trên báo chứ?

- Th́ có ai cấm?

- Các ông có đảm bảo đăng bài trả lời của chúng tôi không? Th́ chúng tôi sẽ viết.

- Cá nhân... chúng tôi không dám đảm bảo... Đó là... quyền của tổ chức.

- Tổ chức báo ND sẽ không đăng cho chúng tôi đâu.

- Chưa biết được!

Cuộc khẩu chiến chán phè. Không có kẻ thắng, không có kẻ bại, mà mỗi bên trở về, đều càng ghét thêm bên kia...

Tờ báo chủ nhật(15)

Trang chủ nhật, theo lời Chu Ngọc, thật là một trang nhọc hơn ngày thường, vô phúc ai ngây thơ, định t́m đến đó mà giải trí, chơi rảnh óc.

Quả có 3 bài gớm cả.

Một bài thơ, chửi báo Văn, có câu gớm như: "chúng lại mang ra cười đểu". Kư Đào Viên.

Một bài chửi Đống Máy(16) cũng là báo Văn.

Một bài khen. Khen những FtMinh, Hồ Phương, Nguyễn Khải. Th́ cứ khen. Dưới lại móc Lê Đạt t́m cái mới trong khoé mắt người yêu, móc Văn Cao một vũ trụ trong một hạt bụi. Chỉ có cái, c̣n chưa bới tên ra thôi.

"y vậy gọi là trang chủ nhật! Sao người ta ghét ǵ tờ báo Văn vậy nhỉ?

13-1

Kéo cưa

T́nh h́nh đấu đá đang kéo co giữa Liên Hiệp Hội (ông Thi) và Hội Nhà Văn (ông Tô Hoài). H́nh như duy có ông Thi lại sợ, hoặc ngại, hoặc không muốn có kiểm tra th́ phải! Tại sao?

Nghe đâu, kiểm tra, ai ai cũng đều mong chờ nó cả, một dịp để cho mọi người bày tỏ, giăi oan.

Ông Hà Nhân

Hà Nhân là người nào?

Th́ cứ xem bài ông ấy viết ở báo Thời Mới, chửi "ông Năm Chuột" của ông Phan Khôi. Bài viết mở đầu đại ư: "Tôi vẫn rơi ông Phan Khôi. Người bảo ông ấy đi công trường rồi! Người bảo ông ấy vẫn quanh co vài cái ngơ Hà Nội... Bây giờ th́ tôi thấy ông ấy xuất hiện ở bài “Ông Năm Chuột”.

Song cũng bằng giọng ấy, ông HNhân tóm tắt bài của ông Phan Khôi, dùng đến những chữ như "ông Phan Khôi con ông cháu cha" vv...

Đoạn dưới tiếp đến, những ông Năm Chuột "mẫu mực" ǵ, bây giờ c̣n sống nếu đi "làm văn chương", mà vẫn cái lối ấy, th́ người ta sẽ gọi là "thằng" vv...

Bài chửi ấy đề là "C̣n nữa"...

ối giời ôi đất ôi! Sao cứ mỗi ngày lại mỗi mọc thêm những v́ sao du côn măi như thế vậy!

Phố Lư Thường Kiệt

Mùa đông, đường đại lộ như rộng thêm. Hàng cây tứa lên đám cành cụt màu nâu xẫm, màu vàng; một nhúm lá lọt lưới đốm xanh trên tất cả một gia đ́nh các màu han rỉ. Trông cái phố xác ra, như một tâm tư bị giày ṿ, mọi t́nh ư đều đă mướp xơ ra cả. Các bức tường dài tun hút, trông càng thêm ĺ lợm. Dây điện, mầu vôi các căn nhà loang lổ, cho đến mây trời, tất cả đều lươm nhươm. Cái lạnh gậm nhấm tất cả xác khô ra hết, mà cảnh vật vẫn nên thơ, trông hệt một bức tranh đă dùng dao, cạo bớt các mầu sơn đi, một cách thật có nghệ thuật.

15-1

Ông Trần Thanh Mại

Ông Mại gửi một bức thư phản đối bài Hà Nhân.

Liên lạc vội gửi cho báo Thời Mới.

Tức th́, hôm nay, báo Thời Mới đăng một bài chống hữu phái. Trên có một cái mũ của toà soạn, nhắc lại cái chuyện kia, lại c̣n kéo thêm cả Ban Chấp Hành vào câu chuyện gửi cái thư phản đối ấy, thế mới tài chứ!

Ông Tế Hanh, ông Xuân Diệu

Tế Hanh là người mới tḥ ra cái thuyết có "nhân tính", bên cạnh "giai cấp tính". Ông lấy Xuân Diệu làm tỉ dụ, để chứng minh cái thuyết nguy hiểm ấy. Tức là bài "Gió! gió! gió!" của Xuân Diệu. Đại ư ông Tế Hanh nói, ví thử bài cậu làm khá ra, th́ mọi giai cấp đều thích, một thằng ăn cắp cũng sẽ đọc, thưởng thức "gió" ấy.

Tức th́ ông Xuân Diệu la ó lên rằng người ta vu oan cho ông, người ta phủ nhận cái việc ông đă đứng trên lập trường công nhân mà xem xét vấn đề gió.

H́nh như tạp chí Văn Nghệ sẽ đăng lời phản đối ấy của ông Xuân Diệu, th́ phải!

Đặng Đ́nh Hưng

Ḿnh xem bài Hà Nhân, tuy chửi bới du côn vậy, song có một điểm nhỏ ḿnh thấy mừng! (Mọi người chú ư) Ta cứ phải cho là những cái anh viết thế là do có ai mớm cho! Tự nó, không cắn vỡ được hạt cơm, phải nhờ người khác nhai bă ra, rồi đút vào miệng cho... Thế có một điểm nhỏ. Các cậu có chú ư cái đoạn chửi "các ông chức sắc", "cường hào văn nghệ" không? Vậy tức là cái thế diễn ra khác năm ngoái. Năm nay, lại đi đánh vào đầu nhau, ói người mếch ḷng, cái diện rộng ra phết! Mất! Mất!... Rung ói nhân tâm, chứ chả chơi... C̣n các cậu, cứ an tâm mà ngồi đó.

Nguyên Hồng

Cứ nằm dài ra, đấm trán, thở dài... Giai đoạn này, ông ấy ăn thịt chó, ḷng lợn, uống rượu.

Lại thấy đi mua hàng mấy vạn sách. Bảo: Nhỡ về vườn th́ đọc sách. Hơn nữa, ông lại gửi tiền cho gia đ́nh sửa chữa nhà ở  ấp Sậu, pḥng khi trở về đi cày.

Một con người vừa đang nổi khùng, vừa sửa soạn rút lui.

[...]

Lănh tụ

Bác đi chống hạn. Cũng tát nước, hệt như mọi người.

Lănh tụ nhiều sức chịu đựng hơn mọi người: xa lao động bấy lâu, lộn về đă lại làm được ngay.

16-1

Le Prince

Đó là một nhân vật xuất hiện đột ngột trong sự hỗn tạp của văn nghệ.

Ông đi dự buổi kỷ niệm Nguyễn Du tại Hội nhà Văn, tối hôm đó, người ta hát mấy bài hát nói kỷ niệm nhà đại thi hào quá cố. Lại có cụ Phan Khôi đánh trống chầu nữa. Buổi tối kỷ niệm ấy có kết quả lắm, vậy mà, ít hôm sau trên báo Nhân Dân có một bài thơ chửi xỏ một cụ tư sản ở phố Hàng Đào, có cái lối chơi "ả đào". Tên kư là Đào Viên. Vậy Đào Viên là ai?

ít sau, có bài "Tôi tự kiểm thảo", không biết của ai, nhân danh một văn nghệ sĩ đứng ra tự kiểm thảo, ḥng nêu gương thành khẩn rẻ tiền... Không hiểu vị thi sĩ nào vậy? Từ đó, có cái tên Le Prince người ta đặt ra, coi như tác giả của tất cả những cái tṛ vè nào, tuy trá danh song cùng một tính chất: hách, ngu và dốt.

Vụ Topaze, người ta cũng gán cho Le Prince ấy. Tức là le prince khạc ra một cục đờm, tức th́ Bửu Tiến đớp lấy, rồi ông Giang Minh cũng đớp theo, hoá thành một thứ phép bỉ ổi.

Mới đây nữa, bài thơ báo Nhân Dân chủ nhật, hạ cái chữ đểu cho văn nghệ sĩ, tuy kư Đào Viên, song người ta cũng cứ xếp vào loại những công việc phá hoại của Le Prince.

[...]

Sự tưởng tượng của quần chúng không có hạn độ. Nên bây giờ, Le Prince quư hoá kia đă có cả một bộ dạng, một lịch sử, một tính nết nữa.

Le Prince là người ngồi cùng một bàn "chiến sĩ cách mạng" với... Bửu Tiến! Eo ôi!

Le Prince có cái nết thích đàn bà. Thích con gái. Văn công chẳng hạn. Cải lương chẳng hạn. Mà ma cô lại là ông Bửu Tiến!

Trần Duy + Nguyễn Đ́nh Thi

Theo yêu cầu ông Thi, Trần Duy viết một bài chửi báo Tự Do, ở miền Nam (báo Tự Do mà lại ở miền Nam). Báo ấy đă xuyên tạc 6 bức tranh đả kích "một phương pháp xây dựng văn nghệ" của Trần Duy (đăng ở báo Văn). Xuyên tạc rằng là Trần Duy đả kích Việt cộng, có cái lối lănh đạo văn nghệ như vậy.

Trần Duy hăng hái về viết bài, âu cũng một dịp tỏ tấm ḷng! Anh ta giở từ Mác Engels Lênin, đến Thorez vv... Đem đến nộp, ông Thi bảo bỏ cái đoạn trên (nói về ư nghĩa 6 bức tranh), và chỉ dùng cái đoạn dưới, đoạn Trần Duy nói cái vị trí, thái độ tán thành của ḿnh đối sự lănh đạo cộng sản. Trần Duy không đồng ư sự cắt xén ấy của ông Thi. Tức th́, ông Thi nói: "Thôi, tùy cậu, cậu không muốn nói, người khác sẽ nói." Dĩ nhiên, Trần Duy vùng vằng bỏ đi.

Sớm 15, không hiểu sao, Duy ta lộn lại. Ông Thi bảo:

- Bây giờ cậu chỉ cần viết rằng cậu làm Nhân Văn, và vẽ tranh kia là sai. Không cần nói Đảng cộng sản, miền Nam người ta biết thừa điều đó rồi.

Trần Duy từ chối.

- Được rồi! ông Thi nói. Sẽ đến một lúc nào đó cậu sẽ phải nhận thấy làm Nhân Văn là sai!

- Lúc đó tức là, một đi tù, hai nhận, th́ tôi mới nhận.

Đâu như Trần Duy lại c̣n đưa ông Thi xem cái thư của em gái ở Huế gửi ra, đại khái than phiền: anh đi theo Đảng, kháng chiến bấy lâu, làm ăn ra sao mà lại có tin anh bị bắt?

Ông Thi xem xong bảo:

- Đấy! Chính em cậu cũng lấy làm lạ v́ những hành động của cậu! Nếu như cậu có bị bắt v́ thế, th́ cũng không có ǵ là lạ hết!

Duy ta lộn về, mặt đỏ hầm hầm mà lại tẽn ṭ te.

Báo Văn đ́nh bản 2 số(17)

Sớm, vừa đến Hội nhà Văn, thấy một quang cảnh nhốn lộn khác thường... Người ta đi lại, lên xuống, đổ từ pḥng này sang pḥng khác... Những cái lắc đầu, nụ cười chua và chán...

- Báo Văn đ́nh bản, mày ạ!

Tôi giật ḿnh thót cái, không ngờ sao lại có một cái tin bậy bạ th́nh th́nh vậy...

Về sau mới hiểu ra, tức là, báo Văn, v́ một cái áp lực từ đâu đó, tạm nghỉ 2 số, để củng cố lại.

ối chào, ngỡ ǵ! Vẫn chỉ là cái lối can thiệp hành chính, phàm giả ai đă cầm bút một cách lương thiện đều không ưa, nếu không phải là ghét.

17-1

Ông D. và T.

Dưới đầu đề "chúng tôi không tán thành báo Văn", và dưới chữ kư tắt D. và T., người ta đọc thấy một tràng lư sự nào bênh Thế Toàn, nào bênh ông Thi, ông Bổng, ông Đồ Phồn... để rồi xoáy vào báo Văn mà phê phán.

Ví dụ: sao lại đi viết, miền Bắc "ăn phở ít thịt quá, dính mép!". Hăy thử so với những người bị cầm tù ở miền Nam xem, có phải c̣n sướng hơn không?

Lư sự đại khái đinh thép như vậy. Nhưng được cái là giọng văn tử tế hơn những Bửu Tiến, Hà Nhân...

Nguyễn Thành Long bảo: "Tao biết hết miền Nam, ai là D. với T.? Làm ǵ có? Lại mấy thằng ở báo Thống Nhất viết nặc danh đây! Bảo là ở Sài G̣n, mà bài viết lại hiểu t́nh h́nh miền Bắc hơn cả một người ở Hà Nội vậy! Phi lư!... Ông ấy đă giở đến cái lư luận Thống Nhất ấy ra, th́ thôi, ai cũng đành chịu thua cả, cho rồi."

Ông Sĩ Ngọc mách nghề

Sĩ Ngọc bảo tôi, nếu ra biên chế, th́ quay ra mà vẽ quảng cáo (publicité Hàng Gai ǵ đó một tháng măng dê những vài ba chục vạn)... Hoặc giả mài tranh sơn mài, hay tỉa lá tre.

Phải quá, vậy mà tôi chẳng nghĩ ra. Tôi bật có cái ư sẽ đi khắc tranh, chỉ học độ một tháng là thành nghề.

Ông Văn Cao th́ bảo mở xưởng sơn mài, làm objet dơart.

Vậy tức là cũng đă thêm một chút yên trí.

Thiên hạ bách nghệ, đă vội lo ǵ? Tôi chợt cười thầm, có những anh kêu ca: "Sao cuộc đời bây giờ ít nghề vậy nhỉ?" Tôi bỗng vô căn cứ ngờ rằng những anh kêu thế, là những anh không có nghề ǵ.

Chaque jour, 1 merveille!

Mỗi ngày, một sự lạ.

Th́ ra sự sáng tạo của lạc hậu, nó cũng bất tận như sự sáng tạo của tiến bộ.

Bây giờ, có những cái lưỡi, nó đă nhúng đă ngâm, đă tẩm những thứ thuốc độc ghê gớm, hễ phun phải ai, người ấy khắc giăy đành đạch, không c̣n phương cứu chữa.

Những cái lưỡi ấy đông quá.

Đến nước, Nguyễn Thành Long viết có một bài về Aragon, đăng báo Văn, lư sự rất vô tội, mà cũng phải kư một cái tên nặc danh. Trường Lưu!

Tôi cảm thấy h́nh như có cả một mặt trận, tập hợp đông đủ các thứ kiểu lưỡi, từ vu khống đến ngu si, mọi thứ mầu sắc.

Ô! Dépravation!

Ông Phùng Cung, ông Nguyễn Đ́nh Thi

Ông Thi gặp ông Cung. Đầu tiên ông Thi nói, đừng nên cho là ông ở lănh đạo mà nói, th́ câu chuyện mới lọt tai được.

Xong ông Thi bảo:

- Cậu cứ ở Hà Nội măi, kể ra sự hiểu biết của cậu về Hà Nội hơn ḿnh. Song cứ ở Hà Nội măi th́ viết làm sao được? V́ Hà Nội toàn là tư sản với tiểu tư sản. Viết th́ nó hắc ám và nguy hiểm lắm.

Ông Cung thấy khổ tai, v́ cái vốn sống của ông lại ở những băi Phúc Xá, các thứ ngơ cụt ngơ què, ổ chuột hang người này nọ... Tuy vậy ông Cung vẫn cố dỏng tai nghe, mặt cứ lợm ĺ đi.

- Cậu cần đi về xưởng máy chẳng hạn, người ta tươi vui lắm. Hoặc đi về nông thôn.

- Về nông thôn, phải biết người ta ra người ta đón ḿnh ấy chứ! Phùng Cung buột ra một câu.

Ông Thi nghĩ một lát, đáp:

- Không, người ta cũng không đón... Nhưng mà người ta vui lắm. Cuộc sống rất tươi trẻ, sẽ chia đất cho mà làm.

Ông Cung nói:

- Thật ra, tôi cũng chẳng ngại đi thực tế.

Ông Thi nắm vội lấy câu đó:

- ừ! Thế cậu làm đơn với cơ quan đi! Ḿnh sẽ hết sức giúp. Đi! Thế nào cũng được.

- Nhưng tôi c̣n nghĩ hẵng.

Ông Thi hơi chán. Lát sau ông nói:

- Ḿnh th́ cũng không ưa cậu. Song tất cả mọi người tiến bộ, người ta cũng không ưa cậu. Người ta cho là cậu co vào.

- Tôi chẳng làm ǵ, sao lănh đạo cứ thành kiến đối tôi?

- Cậu đă viết Nhân Văn Giai Phẩm, chứ c̣n sao nữa.

- Th́ tôi viết có một bài.

- Bây giờ cậu đă nghĩ khác chưa?

Ông Cung đáp:

- Kể ra nghĩ th́ mỗi lúc mỗi nghĩ khác.

- Thế th́ cậu phải nói lên chứ! Phải tuyên bố công khai lên chứ!

18-1

Publicité

Từ khi nghĩ được một cái nghề, tuy mới nghĩ không thôi, mà cái bụng lo cũng đă thấy hơi yên. Khi đi phố, tôi cứ nh́n quanh các kiểu biển hàng, cái vàng cái đỏ, cái chỉ kẻ chữ không, cái kèm theo h́nh vẽ, chẳng hạn vẽ một cái đồng hồ, hoặc giả một cái bút máy... Xem ra xoàng cả, cái nghề quảng cáo ở cái nước này, hăy c̣n ở mức ba xu, chưa mon men được tới bên ŕa nghệ thuật.

Nhưng gặp Trần Duy, hắn dọa: ai cho đăng kư mà làm? Nguyễn Sáng cũng doạ tôi vậy, lại c̣n dè bỉu: "đời đă đến cái nước ấy, c̣n ǵ?" Vậy ra, cũng c̣n có thứ nghề sang, nghề hèn nữa, đến cái nước ấy th́ tôi lại c̣n hoàn toàn chưa biết.

Hừ! Nghĩ cũng hay. Trần Dần đi vẽ biển quảng cáo. "Nhanh, đẹp, rẻ!" Giá mà chính phủ cho tôi được đăng kư nhỉ! Ôi chao! Đă vỡ mộng tưởng thuở ngày thơ!... Đến giờ chỉ mong một cái chuyện nhỏ xíu vậy, mà cũng c̣n khó ḷng ư? Thế nghĩa là thế nào? Chẳng lẽ adieu la Terre! Ô Terre! Địa cầu ơi! Mày chẳng muốn nuốt tao à?

Đừng lo

Mọi người sửa soạn đi học. Mọi người tức chỉ là đảng viên. Nghe đâu, cái lớp này là nằm trong cái chương tŕnh đấu đá.

Văn Cao buồn xỉu mấy ngày. Tức là thấy băo nó đi găng lắm. Mà cũng chưa biết nó đổ bộ lên đầu ai? Văn Cao ngờ rằng đầu ḿnh, không khéo là cái hải cảng đón băo.

Song, có ông bạn đến củng cố cho. Đại khái đừng lo. C̣n có trên cao nữa chứ! Trên cao đó, ít nay cũng có những cái ǵ mới, đáng vui. Sự xằng bậy trong cuộc đời này bắt đầu bị đe doạ. V́ bảng sắp xếp giá trị đă bắt đầu sắp xếp lại, công bằng hơn, tức là nhân đạo hơn.

Kha ốm

Con Cún ốm 2 ngày rồi. ốm to. Bỏ cả ăn uống.[...]

Ông D. và ông T. là ai?

Mấy anh miền Nam ngồi đố nhau ông D. và T. là ai, mà ở tận Sài G̣n, lại hiểu t́nh h́nh văn học miền Bắc một cách tường tận đến thế!

Họ bảo nhau, mỗi người viết kín cái tên ḿnh đoán phỏng vào ḷng tay, như cái kiểu Chu Du với Gia Cát Lượng thời xưa.

Xong, bằng ấy bàn tay xoè ra mặt bàn. Tay này là chữ: Lưu quư Kỳ. Tay kia chữ: Lưu quư Què. Tay nữa: thằng Kỳ. Tất cả mọi bàn ta đều tố cáo ra cái anh Lưu Quư Kỳ đó, xem là thủ phạm nặc danh của cái vụ xấu hổ kia.

Tại sao người ta cứ núp sau một cái ǵ đó, làm chiêu bài, để thổi phồng, bơm căng những câu chuyện chỉ nhỏ bằng cái bọng lợn!

19-1

Chủ nhật

Ông Hoàng Đạo

Sự đời nó sẽ mở mắt cho tất cả.

Ông Hoàng Đạo là một người đánh Nhân Văn như thế nào, tưởng không cần nhắc lại. Vừa đây có một chuyện xảy ra, cần ghi.

Ông Hoàng Đạo phụ trách một cuộc triển lăm cho một hội nghị nào đó. Mai triển lăm sẽ khai mạc, tối hôm nay ông Tố Hữu mới đến thăm, thấy có những sự không vừa ư, bèn bảo sửa.

Ông Hoàng Đạo thấy phiền, mai đă mở triển lăm, sửa sao kịp? Vả lại sao ông Tố Hữu lại không đến xem từ trước, mà cứ đợi lúc tận giờ tận phút này mới đến? Ông Hoàng Đạo bèn tŕnh bày hơn thiệt, ông Tố Hữu không nghe. Ông Hoàng Đạo nổi đoá lên bảo:

- Thôi th́ không kịp là không kịp. Cứ để như vậy. Tôi phụ trách, tôi chịu trách nhiệm. Phê b́nh ǵ phê b́nh sau.

Ông Tố Hữu bảo: - Quan niệm về dân chủ thế là tư tưởng Nhân Văn.

Ơ hay, ông Hoàng Đạo bèn ngạc nhiên:

- Nhân Văn th́ nó có cái sai, tôi đă phản đối rồi. Không phải nó sai hết, không có ǵ đúng. Càng không phải cái ǵ cũng có thể gạt vào tư tưởng Nhân Văn hết.

- Theo anh, Nhân Văn có cái ǵ là đúng?

- Tiếc rằng đây không phải chỗ bàn...

ít lâu sau, ông Tố Hữu gọi ông Hoàng Đạo lên hỏi:

- Anh có biết quan hệ của anh với Nguyễn Hữu Đang ra sao?

Ông Hoàng Đạo khó chịu:

- Trước hết tôi phản đối cái lối hỏi cung của anh... Nhưng tôi cũng cần nói, thích th́ nói. Quan hệ giữa tôi với anh Đang, cũng như quan hệ giữa anh với anh ấy.

- Thế là làm sao?

- Nghĩa là trước kia, anh cũng có chỗ quư mến, và phục anh Đang nữa... Tôi cũng có mặt ấy...

- Nhưng phải đứng lên trên lập trường nào mà phân biệt cho dứt khoát người xấu, người tốt.

- Theo anh, anh Đang xấu thế nào?

- Anh cứ đợi xem, rồi bàn bạc chung sẽ thấy...

Ông Hoàng Đạo ra về tỏ vẻ chán, giống như người mới khám phá ra một cái mặt nữa của cái mề đay!

Ông Hoàng Yến và ông Nguyễn Tuân

Không hiểu ông Tuân nói ǵ, ông Hoàng Yến đem đi kể lại với ông Thi.  ấy, cái ông Hoàng Yến ấy, không hiểu sao lại cứ có cái tính hay mách cấp trên như thế.

Lại cũng không hiểu có phải v́ thế mà ông Nguyễn Tuân mới viết cho ông Hoàng Yến một cái thư, nói ǵ đó, cuối cùng có một câu: "Chúc anh mạnh giỏi và tử tế!"

D. và T.

Thư ông D. và T. gửi từ Sài G̣n từ sau số báo Văn 30 (bây giờ là số 37)(18), mà lại có nói một câu chuyện, đại ư rằng: ông Mạnh Phú Tư cũng đă có viết phê b́nh báo Văn!

Nhưng, ông Mạnh Phú Tư chưa hề phê b́nh, trở về trước! Chỉ có số tạp chí Văn Nghệ sắp sửa ra mai kia, mới có  bài ông Mạnh Phú Tư phê phán nhà Văn.

Thế ra ông D. và T. là những nhà tiên tri ở xa ngàn dậm vẫn biết trước việc sẽ xảy ra hàng tháng! úi chao! Manoeuvre khôn mà chẳng ngoan, như tất cả mọi manoeuvres!

[...]

21-1

Làng văn

Trụ sở Hội Nhà Văn buồn như một tổ chim tan tác. Mỗi ngày mỗi chuyện. Nào bộ đội không mua báo Văn nữa. Nào chuẩn bị đi học. Nào các bài đánh đấm của các thứ báo. Sớm nay, ông Việt Thắng phê b́nh "Hăy đi măi" của tôi, cho là: "đưa người đến chỗ u tối", viết dài lắm,c̣n "mai tiếp" nữa! Ông cụ Ngọc bảo tôi: "Viết dài thế là không ăn thua ǵ, anh ạ!" Nguyễn Thành Long lại kể lại: một nụ cười ở báo Văn, nói vế chuyện một bố già sắp chết mà lũ con đă xâu cả lại ở đầu giường, nhăm nhe chia gia tài; ấy vậy mà ông Hoài Thanh trong một cuộc hội nghị, lại phê rằng đó lá ám chỉ việc "Bác ốm!" Ôi chao! Giời đất ơi! Cứ như là chuyện đùa mà hoá ra chuyện thực!

Chưa xong.

Lại có những chuyện "bên bờ sông Lô" của ông Nguyễn Đ́nh Thi bị xếp loại b2. Rày chưa?

Chuyện cho vay quỹ văn học, ai vay nhiều, ai ít?

Chuyện Hoàng Tích Linh gặp đồng chí Liên Xô.

Chuyện tôi viết cảm tưởng cho Văn Giáo.

Chuyện LêđThanh viết tường thuật Câu Lạc Bộ.

Chuyện Quang Dũng tường thuật cuộc họp đi thực tế, lỡ nói một câu về Lê Đạt, hoá ra tội đề cao Lê Đạt.

Chaque jour, 1 miracle! Không ai có thể tưởng tượng được ra rằng, những chuyện khôi hài thế, lại được quy lên thành tội vạ.

C̣n hiểu ra sao được nữa!

Trong "Le Monument", E. Triolet có viết một nét đáng nhớ về đồng chí tổng bí thư Đảng, tên là Torsch. Đồng chí là người rất tốt, nhiều việc người ta nói, lúc đầu đồng chí ấy không tin, sau v́ người ta nói măi, nói nhiều quá, đồng chí ấy cũng đành phải tin vậy! Thế, ai c̣n nói một cách ngây thơ giáo điều rằng "cây ngay không sợ chết đứng"?

Vu khống không phải là không c̣n cái khả năng tác hại nữa.

Thày bói, Lê Đạt kể

Các thứ thày bói rong, đầu đường xó chợ, sẽ tập trung lại, qua một cuộc sát hạch, xem ai bói đúng, ai bói sai, rồi sẽ tùy theo đó mà cho đăng kư!

Thày bói mà lại c̣n bói đúng nữa cơ chứ!

Câu đối của Tú Mỡ

Tú Mỡ ra câu đối Tết, cho số báo Văn Tết, rằng:

"Tết Mậu Tuất, túi Mậu śn, ngất ngưởng đi qua hàng mậu dịch".

3 cái mậu!

Ông Nguyên Hồng đập bàn kêu: đối với đáp! lạy cụ! cụ chẳng hiểu ǵ t́nh h́nh hết cả!

La conscience

Các đảng viên bây giờ đều bị một cái drame lớn. Một cái bi kịch của lương tâm!

Có người chuẩn bị phát biểu ư kiến, bằng cách viết ra cẩn thận, kẻo lỡ lời, bị hớ.

Một bên, sự vu khống đang hoành hành dữ. Một bên, sự thực.

Theo Nguyễn Thành Long, th́ Tô Hoài có đêm thức suốt. Chắc trong anh, cũng là bi kịch ấy. Anh cũng đă qua một cuộc CCRĐ rồi. Nhiều đồng chí khác cũng vậy.

Thế ra, cái gọi là lương tâm vẫn có, không ai có thể có quyền hoài nghi.

22-1

Nghề

Phùng Cung có lắm dự định. Kim băng, máy dệt, cà phê. Hoặc nhà in lọc xọc.

NgkhDực xoay tiền làm máy xay bột.

C̣n tôi?

óc vẫn nghĩ quanh cái chuyện vẽ phông kẻ biển măi. Ngược lại với ư kiến Trần Duy, Nguyễn Sáng, sự thực việc đăng kư không khó khăn ǵ. Ví dụ, Cừ Hoan Nhương (Đông Phương) xin đăng kư ở Sở Văn Hoá, sớm chiều được ngay! Tôi cũng có cái tiếng là một người bi quan, song thực ra tôi lại hay có nhiều hy vọng, cả trong những khi bĩ thế. Những người không c̣n nh́n thấy một tia sáng nào, một tâm hồn ảm đạm hoàn toàn ấy, tôi khó ḷng tin đó là một tâm hồn tốt.

Bi quan là một t́nh cảm không người (inhumain).

Có người mách tôi nhiều sáng kiến khác. Ví dụ cái lối vẽ hai h́nh, đưa đẩy trong một cái vỏ chấn song. Đó là một việc ăn dỗ tiền của trẻ con. Ví dụ bán "vịt lộn", đó là một việc ăn dỗ được tiền hầu hết mọi người lớn, các tầng lớp.

23-1

Báo Quân Đội Nhân Dân

Báo QĐND viết: phải chặn tư tưởng Nhân Văn xuất hiện trên báo Văn. Tư tưởng Nhân Văn là: Vỗ Ngực (Tú Mỡ), ông Năm Chuột (Phan Khôi), Lời mẹ dặn (Phùng Quán), Hăy đi măi (Trần Dần)

24-1

Quái chửa?

Qua nhiều việc tôi có cảm giác rằng người ta muốn treo bút những người đă viết Giai phẩm, Nhân văn!

V́ sao vậy?

Có phải người ta hoàn toàn v́ Đảng, v́ nhân dân không?

Có phải v́ Giai phẩm, Nhân văn là một bọn xấu hoàn toàn không?

Tại sao người ta sợ những sự tranh luận b́nh đẳng và dân chủ?

Tại sao bọn cơ hội, bọn improductifs, bọn ngu dốt được dung túng?

Ai lạc hậu?

Ông Nguyễn Văn Bổng đánh tất cả mọi thứ thơ gần đây, từ Hoà B́nh, - để lại đưa lên làm kiểu mẫu, cái thứ thơ "Rằng xưa ở tỉnh Vĩnh Trà!" Như vậy, người ta bảo là ông Bổng lạc hậu, nhưng một thế lực nào đó lại coi như ông là người tiến bộ.

Ông Xuân Diệu tự xưng là mới. Người ta ai cũng biết là ông cũ mèm đi rồi. Nhưng ông dựa vào thế lực nào, cứ đi đánh đông đánh tây, đánh một ḿnh, đánh lấy được mọi nhà thơ không có quyền được nói lại, để rồi ông tự xưng là mới, dĩ nhiên mới sau Tố Hữu!

25-1

NHà MáY TRUNG QUY Mô

Đă đổi tên là Trung Cơ Khí, xây dựng xong năm 1957.

Sớm nay, tiện chân, tôi tới xem. Quá Ngă Tư Sở một chút. Trông xa, một đống nhà mới tinh,   vôi vàng c̣n mịn mặt, các ống khói xanh xám, sạch sẽ, chưa phun khói. Đến gần, thấy sự xây dựng chưa xong hẳn, vôi cát ngổn ngang, nơi các ống xi măng, nơi đống gỗ, xe ḅ đi lại, phu hồ đánh vữa đằng đông đằng tây, những thang sàn đầy thợ nề, những căn nhà xây dở dang... Bốn phía nhà máy th́ xong rồi, đă làm, tuy mới, nhưng chỉ là làm thí nghiệm. C̣n bên phía nhà ở của công nhân, của cán bộ, chỗ ăn chỗ ngủ vv... th́ c̣n dở, gần như c̣n lâu mới xong.

Tôi bị ngợp lên v́ máy. Khoan, điện, bào, phay, mài, vv... Mỗi công nhân một máy. Máy nhiều hơn người. Tiếng máy át tiếng người... Tôi chờ một sự rộn rịp trên các nét mặt, không thấy. Nh́n bốn bề: toàn những bộ mặt hoặc chăm chú, hoặc ĺ lợm ra, những nét mặt chau, những ánh mắt b́nh thản... Anh bạn cho tôi biết: công nhân thắc mắc nhiều. Không khí lịm đi. Lương thấp quá, 3 vạn 6, 4 vạn 2, sống nh́ nhằng cũng khó đủ.

Ra đến chỗ lấy xe đạp, tôi đang nghĩ vẩn vơ hơi buồn, bỗng câu chuyện của chị giữ xe đạp với hai anh đứng đó làm tôi phải chú ư.

- Chưa được cái chính sách chết! Anh ăn vận kiểu bộ đội phục viên, đội mũ phở lụp xụp nói.

- Chính sách ǵ lại có chính sách chết! Chị xe đạp vừa cười vừa nói, tuy là hỏi vặn, song lại là lối hỏi vặn đồng t́nh, không phải lối hỏi vặn phản đối.

-... Hừ! H́! h́! anh bộ đội kia toác miệng giải thích... Chính sách th́ không ghi hẳn vậy... Song cũng có cái chết được tiền, gọi là tử cấp. C̣n có cái chết không được tiền, chỉ có tử không có cấp... Thế thằng ấy chết không được tiền, chả phải là "không được cái chính sách chết" là ǵ?

Tôi nghe mà toát mồ hôi, mặc dù trời rất rét. Cứ như một vai hề ở tuồng chèo, sự châm trích của quần chúng vô vàn h́nh thức. Anh bạn lại bảo cho tôi biết rằng lương lậu với sự đăi ngộ công nhân của ḿnh chưa được thoả đáng...

Tôi sẽ c̣n đi lại cái nhà máy có sáu, bảy trăm cái tâm tư này. Hăy xem kỹ xem những con người của một nước nông nghiệp lạc hậu họ ra sao trong một sự sản xuất tối tân? Những con người ăn ít làm nhiều, lương thấp mà thu hoạch lại cao, họ đă làm như thế nào để thu xếp nổi đồng mắm đồng muối trong gia đ́nh, và nhất là làm sao mà thu xếp cho ổn tí vui tí buồn trong cảm nghĩ?

1-2

TRầN DUY VIếT THư CHO ĐảNG

Trần Duy viết một cái thư cho đồng chí Lê Duẩn. Đại ư nói những công việc ḿnh đă làm, v́ chủ nghĩa, rồi affirmer sự trung thành của ḿnh đối Đảng, và yêu cầu giúp đỡ tư tưởng và để cho ḿnh được làm việc.

Bức thư chân thành, đồng thời vẫn có cái thảng thốt pha lẫn chút tuyệt vọng cửa một tiếng kêu "cứu! "Trần Duy dẫn cả một đoạn Thánh kinh, đoạn St Mathieu 6-7:

"Demandez et lỗon vous donnera. Cherchez et vous trouverez. Frappez et lỗon ouvrira. Car quiconque demande recoit. Celui qui cherche trouve. Et lỗon ouvre à celui qui frappe. Lequel de nous donnera une pierre à son fils, sỗil lui demande du pain? Ou sỗil demande un poisson, lui donnera t-il un serpent?" (19)

Trần Duy viết tiếp:

Hôm nay tôi gơ cửa và hỏi anh.

Bức thư lại kèm theo cả cái thư Trần Duy viết chửi báo "Tự Do" miền Nam.

7-2

2 BEAUX CONTES

Phùng Quán kể 2 chuyện: 1) Bức thư t́nh bỏ trong ống cứt  2) Chị bộ đội đẻ trên Đèo ba Ṛi.

CHệI BỚI

Từ hôm ấy đến nay, báo chí vẫn la ó rầm rĩ. Tôi đọc một bài của Lê sĩ Hà, ở ty giáo dục Sơn Tây, viết bằng thơ, kiểu leo thang, trả lời Hăy đi măi, đăng ở Thời Mới. Ton cũng tử tế thôi. C̣n ư tứ th́ rối lắm, lung tung phèo!

Rồi th́ Thiều Quang phê Tô Hoài là nghệ thuật vị nghệ thuật! Lư do là ông Tô Hoài có viết một bài ở báo Văn, đại ư nói:  bây giờ việc trước nhất là tổ chức sáng tác, để có thể tung ra được hàng loạt tác phẩm, làm cho văn học ta thịnh vượng.

Thế, ông Thiều Quang bảo: nói "sáng tác trước hết" tức là tư tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật! Rồi ông cứ kéo hàng cột báo, đấm đánh vào cái bệnh "nghệ thuật" ông đă phết cho ông Tô Hoài đó.

Ngoài ra, có Lư đăng Cao, viết ở "Thủ Đô "về Phùng Quán. Trong bài, có một chỗ Lư Đăng Cao nói về một bài thơ chưa đăng, anh ta cứ đem trích bừa ra mà phê! Quái chửa? Phê b́nh cả bài c̣n nằm trong phạm vi chưa công khai! Thế là lối phê b́nh công an à?

Một mặt báo chí làm rầm rĩ.

Một mặt lớp học đảng viên vẫn cứ tiến hành nghiêm trang, và theo lối kín đáo.

Một mặt quần chúng đợi chờ, mong ngóng. Người chán, kẻ buồn rầu. Công việc bề trễ. Tâm lư đợi.

C̣n bọn Nhân Văn Giai Phẩm? - Không lúc nào họ làm révision hơn lúc này. Ḿnh đă làm ǵ nên tội? Và thực ra, ḿnh có tội t́nh ǵ?

Chính ra, không phải tôi đợi đến giờ. Từ đầu năm (và cả trước nữa) tôi đă nhiều lần nói với những Lê Đạt, Đặng Đ́nh Hưng, cả Trần Duy nữa, về những khuyết điểm, về những cái tội của N.Văn Giáo.P., và của bản thân tôi.

Tôi đă đến với đồng chí Tố Hữu, nói như tuyên bố về việc học chính sách với đi thực tế. Thế tại sao đồng chí Tố Hữu là người quản lư việc học của Đảng, lại không mở cửa cho một người đă đến thành tâm gơ cửa?

Ôi chao!

La porte mỗest-elle fermée à jamais?

Xưa nay tôi có đ̣i ǵ ngoài cái đ̣i tôi được làm việc? Anh em được làm việc? Tôi có chống cái ǵ ngoài những cái cản trở công việc thực là có, ví như: hẹp ḥi, bè phái, dốt nát, g̣ bó, cơ hội?

Thế sao? Tôi không có quyền chống những cái xấu xa ấy hay sao? Và Đảng lại quá xa đến nỗi chỉ nghe người ta nói xấu về tôi măi như thế sao?

10-2

Lại báo chí

Báo Thủ Đô, báo Nhân Dân vẫn có bài góp ư kiến báo Văn, trong mỗi bài đó đều có đả động tới Hăy đi măi, Lời mẹ dặn, ông Năm Chuột, ông Vỗ Ngực, Đống Máy.

Bao nhiếu giấy mực đă chảy ra, để rồi sẽ thu về được cái ǵ?

TIểU THUYếT PHẽNG QUáN

Phùng Quán định viết tiểu thuyết về văn nghệ.

Cốt chuyện: một anh viết văn, v́ xa Đảng, rơi vào chỗ bế tắc. Trong khi, một anh bạn cũng ngang tài, vẫn theo Đảng, hoá ra sáng tác hay. Anh kia bèn tỉnh ngộ, lộn về với Đ., nài xin giúp đỡ. Đ. đón anh, cho anh tiền đi sáng tác. Tức th́, ít sau anh lại có sáng tác hay.

11-2

MINH ĐỉC(20)

Theo Phùng Cung nói, Minh Đức bị đưa ra toà. V́ hai tội: lậu giấy má và man khai số lượng in.

THơ QUANG DềNG

Lê Đạt kể.

Tập thơ Quang Dũng bị đ́nh lại. Nhưng, chỉ là v́ có một câu:

Nước Cộng Hoà Việt Nam trẻ tuổi

Đâu như từ Thủ Tướng Phủ có lệnh hỏi. Có vậy thôi.

Lỗi ấy cũng dễ sửa.

Tức th́ in lại rằng:

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Không trẻ tuổi, lôi thôi ǵ nữa. Và dán đè lên ḍng chữ cũ. Thế là tập thơ lại được phát hành.

VUA BếP

Hôm nay ông Táo lên chầu Trời.

Các nhà khác th́ không rơ, c̣n số nhà bạn bè tôi biết, chẳng thấy ai ăn uống ǵ cả. Không phải chuyện tin, không tin, mà chỉ là chuyện có "khả năng" hay không có. Chúng ta cứ theo cái chính sách tiết kiệm vậy. Thật là hợp với t́nh cảnh chúng ta.

Phùng Cung chạy bay lên, bán đôi săm lốp Mít Sơ Lanh ăn Tết. Theo anh nói, đă từ mấy năm nay, vợ chồng anh chẳng có miếng tết miếng nhất ǵ sốt.

Hải Như vác một số vật ra chợ Giời. Đâu như cuối năm, người làm về, anh thiếu 7 vạn trả công, th́ có thể yên tâm và minh bạch về chính sách lao tư...

Vậy th́ ông Táo thiếu cá chép lên thiên đ́nh. Không biết lăo ta đă cải tạo cái tội ăn của đút của lót chưa? Đến như một lời đấm mơm suông cũng không có!... Hỡi Táo công! Có sao nói vậy nhé. Chế độ mới rồi, cái tệ ăn không nói có có, dối giá, ắt sẽ không có chỗ dung nữa đâu!

Dối cha

            dối mẹ

Không ai

            ḥng

               dối được

                        nhân dân.

12-2

LầAMOUREUX

Nguyễn Sáng yêu một cô nào đó. Tâm trạng như người bị ideé fixe.[...]

MẫT NHà HOạ Sĩ THấI XưA

Một hoạ sĩ thời xưa, vốn là người có tài, một đêm nằm mơ thấy một con quỷ chín mắt, 64 răng, tay bằng cây đa, ngón chân bằng cối đá.

Suốt đêm ấy, cơn mộng ác hành hạ người nghệ sĩ. Đêm dài tựa năm. Nỗi sợ bằng cả một kiếp. Niềm đau lớn hơn cả nghiệp luân hồi.

Tỉnh dậy, anh đem vẽ h́nh con quỷ, treo lên vách. Tưởng chỉ để ghi lại một kỷ niệm. Cố mong gặp người biết mà hỏi xem, nó thuộc loại ǵ.

Dè đâu... Về sau anh đâm sợ bức tranh. Nó nát anh! Không dám hủy đi, ngay đêm bị ám ảnh, anh phải đèn nhang cúng vái, nỗi sợ cũng không tan. Suốt một đời, anh đeo trên kiếp ḿnh niềm kinh hoảng do chính bức tranh anh đă vẽ nó tạo ra.

15-2

PUBLICITé

Tử Phác đưa cho publicité Hoan 3 cái quảng cáo báo Nhạc.

Hoan đưa cho Dần.

Dần làm với Cầu.        

Tuy làm th́ làm song rất lo. Có ǵ mà ngại?  ấy vậy mà lỡ ra cái anh Lương Ngọc Trác triếc chẳng hạn nó biết, thế là sẽ thành vấn đề. Tại sao lại Dần làm? Thiếu ǵ người mà lại phải Dần? Thế tức là có vấn đề!

Tôi tuy vậy vẫn cứ làm. Tết chả túng. Th́ cũng cố kiếm lấy dăm vạn. Tôi mất đến một tuần vẽ đi vẽ lại, có đến mươi mười lăm cái mẫu. Tôi chọn lấy 9, đưa Tử Phác; Tử Phác ưng 3 cái, bảo về làm.

Làm?

Thật là rày. Bút không! Bột màu không! Keo, phèn không! Lại địa điểm cũng không có nốt: 4 thước chiều cao, có phải tầm thường đâu?

"y vậy, mới nhờ Hoan. Hoan nhờ Hàm. Hàm thương t́nh tính giúp tiền công hộ, cho mượn xưởng, cho mượn bút, cho mượn ít màu xanh prusse, màu đen, và bố trí thêm cho một anh nữa, tên là Cầu, cùng cộng sự với tôi.

Tôi không dám vác mặt  đến Lục quốc đành lại nhờ Hàm phái người đến lấy khung và vải về, tiền xe Hàm xuất ra giả hộ. Vải cũ, Hàm lại giặt đi hộ. Và hứa cho mượn cả tiền đanh nữa.

Nhưng...

C̣n thiếu ít mầu nữa, 2 kư blanc de zine chẳng hạn. Ai lại bắt Hàm bỏ ra vạn rưởi để ḿnh mua mầu, về vẽ kiếm ít tiền cho ḿnh? Mà ḿnh lại biết là Hàm ta cũng rất túng! Giúp ḿnh bao nhiêu thứ như vậy cũng đă là quá rồi, xưa nay nào có quen biết ǵ nhau?

 

Thế nên tôi với Cầu mới chán chứ! Báo Nhạc không avance, v́ lẽ ngân sách tháng 2 chưa có. C̣n tôi với Cầu đều túng ngang nhau. Hy vọng Tết là ở mấy cái áf fích này, hy vọng ấy đă thành tuyệt vọng. Hôm nay 27 Tết, tháng thiếu, 2 ngày nữa đă sang một mùa xuân mới.

LIêN HOAN TấT NIêN

Mỗi người đóng 1 ngh́n, tôi cũng đă đóng từ đầu tháng lương, rồi bẵng quên đi. Bất ngờ Lê Đạt rủ đến cơ quan ăn tiệc mặn tất niên Hội Nhà Văn.

Mọi người gặp nhau, bắt tay, cười nói vui vẻ, song là thứ vui vẻ cố gắng làm sao ấy. Người nọ cảm thấy người kia (vừa đi học về) có mang trong người một cái ǵ, v́ ḿnh không rơ, đâm ra là một điều bí mật... Người ta khó tự nhiên, khó hoàn toàn dễ chịu trong cái t́nh thế ấy.

Ông Nguyễn công Hoan mở đầu tiệc, giở lối ba lơn chúc mừng ai chưa có vợ th́ có vợ, ai chưa  chồng th́ có chồng,  ai chưa con trai th́ có con trai, ai chưa có gái th́ có gái. Ai chưa có tác phẩm hay th́ có. (Kim Lân đế: c̣n ai chưa có tác phẩm dở, th́ sao? Th́ cũng nên có thế nào chứ!) Nguyễn Thành Long nhắc ông Hoan: quên chúc mừng miền Nam. Ông Hoan bèn chúc anh em miền Nam được vui vẻ.   Rồi ông đứng cười h́, không t́m ra lời kết luận cho bài diễn văn đó.

Tiếp sau ông Tô Hoài nói về lớp học. Ông bảo dư luận đấu Tuân, lui Tưởng, nẹt Tô Hoài là không đúng(21). Thực ra, ai cũng đều bị đấu cả..., tức là đấu tranh tư tưởng. Ra giêng rồi anh em đều sẽ đi học hết, rồi khi về cũng sẽ vui vẻ như chúng tôi cả.

Tôi rơi vào một mâm toàn đàn bà, chỉ tôi với Bùi Hiển, dĩ nhiên là đàn ông. Bùi Hiển chớm một tí đă đứng dậy, đi dự tiệc khác, do nhà Lê văn Tân mời báo Văn. C̣n tôi với các bà, nên chi chẳng lấy làm vui. Ăn quấy quá vài miếng, châm thuốc lá, đứng dậy đi. Tiệc rượu chưa tàn...

MấY NGàY CUẩI NăM

Mấy ngày nắng liền. Rét chỉ vừa đủ để nhắc nhở người ta rằng đây là mùa đông. Bỗng từ chiều hôm nay, đổ mưa phùn. Những ngọn đèn ở những con đường đại lộ Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo càng vàng hơn, ánh sáng loè nhoè trong cái ẩm ướt của mưa phùn. Trông ra điều Tết nhất lắm. Vườn hoa Chí Linh có đào, cúc, dược, có đèn đỏ đèn vàng giăng quanh lộng lẫy.

Phố Hàng Lược là phố hoa.

ấu trí viên có lắm thứ hoa và cây cảnh đặc biệt. Có cây du 96 năm. Tôi nhớ nhất cây liên đài, lá chụm lại như hoa, xanh như ngọc, mà dầy dặn, gẫy góc như tạc đục bằng đá. C̣n nhớ thứ cây đu đủ, giồng trong chậu hoa, cây th́ bé mà quả vẫn to, như ta vẫn thường ăn. Giá có giống ấy th́ một căn nhà nhỏ như nhà tôi cũng có thể trồng được mươi cây.

Phố Hàng Khoai là phố cá vàng.

Tất cả đều khoái mắt. Giá tôi có ít chất "bạc vụn" th́ dễ dàng khoái cảm hoàn toàn hơn.[...]

Tôi chủ trương: "Tết nhất hết sức đạm bạc. Chứ không nên ăn ba ngày Tết, để suốt năm chạy nợ không xong!" Thế tức là tôi tán thành chính sách "Tết tiết kiệm."

Cái thú "vị tha" nhất là đi xem người ta sắm Tết. Phố xá gần Tết, như nhạc cờ-rét-săng-đô. Vui ra phết. Đi phố thật là sướng con mắt, sướng lỗ tai, với một điều kiện là chớ có nghĩ đến cá nhân...

Nhưng, khi lộn về phố hẻm, khi đến đầu căn nhà tôi ở, bắt đầu đă thấy khổ mũi. Cái cống chết tiệt nhè cuối năm mà tắc, nước dềnh lên lênh láng, đen ngầu và thối... Cuối năm túng cả, 4, 5 chủ không chịu góp tiền thuê người moi cống. Mà họ ở nhà trong, với trên gác, xa cả... Riêng tôi, buồng tôi ngay sát lỗ cống, bàn làm việc sát ngay đống nước hôi hám kia.

24-2 ( 7 TếT)

Tết

Hôm nay mới khai bút (đáng lư định khi nào kiểm thảo hẵng khai một thể).

Một cái Tết đă qua, đặc biệt là tôi với vợ đâm ra kiêng kỵ quá lắm, khác hẳn mọi Tết, và khác hẳn tính nết chúng tôi. H́nh như, khi người ta khổ quá, người ta dễ đâm ra dị đoan th́ phải.

Đêm giao thừa, chúng tôi xuất hành một chút, rồi vệ tự xông đất lấy. Hai vợ chồng mừng tuổi nhau. Trông cái mắt người vợ đăm đăm mà lại enfantin, có vẻ như nguyện cầu van vỉ những lực lượng rủi may huyền bí, và rất thành tâm chúc Tết tôi, lúc lúc lại hơi cười cuời,... tôi thấy có một cái ǵ nó tội nghiệp. Vợ tôi chúc tôi ǵ? Chỉ có chúc: viết nhiều, viết ǵ in nấy, không bị các ông trên trù, để có thể nuôi gia đ́nh, bằng hai bằng ba năm ngoái!

Mồng 1, mồng 2 đi thăm họ hàng với một số bạn.

Vợ tôi cứ để ư xem xét các vấn đề tủn mủn, chẳng hạn khách khứa, ai đến ai chưa, ai xông đất, ai nhanh nhẩu, ai ù ́... Và tới mồng 2, vợ tôi cứ ta thán măi cái món khách ngồi quá lâu, xúi quẩy người ta ra, nào phải ai, chính là Phùng Quán dẫn Nguyễn bùi Vợi đến chơi, ngồi ĺ hết tối.

Ngoài ra, đôi lúc rỗi, hai vợ chồng chơi tam cúc tay đôi, vợ tôi ham lắm, tôi cũng chiều, đến tận hôm nay không dứt, cỗ bài đă nát cả v́ con Cún nó ṿ.

Khí hậu mấy ngày Tết nắng và ấm. Phố xá khô ráo. Có lẽ vậy sạch hơn là mưa phùn, người ta túa ra đường, đông vui hơn. Song giá đôi lúc có tưới tí mưa xuân thưa hạt và mảnh nhẹ, th́ thú hơn, có thi vị Tết hơn, miễn là nó không kéo dài thành một thứ mưa phùn ê ẩm và nhớp nháp.

Tất cả chuyện Tết có vậy.

Suưt quên: Tự dưng 3 ngày Tết lại rộ lên một cái tin là: tôi tự vẫn chết rồi. Có anh lại c̣n đến tận nhà xem, có cái màn đen Louis Chức(22) chăng ngoài cửa hay không? Ngày xuân có tin ấy, thế là điềm may đó... Tôi cũng nên coi là như vậy, tiện hơn. Tôi ăn cái Tết tiết kiệm ra điều ung dung lắm. Tâm tư thoáng gió mà nhàn nhă! Báo chí cũng im tịt đi, không "xây dựng" cho ai nữa, ư giả c̣n tôn trọng cái t́nh vui ngày lễ của dân ta. Tôi cũng không đến thăm hỏi đám bạn thân như Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng... V́ lẽ họ vừa đi học về(23), đến e rằng mang tiếng cho họ. Sớm, trưa, chiều, tối... tôi t́m vui thú trong sự hoan hỉ mừng xuân của thành phố. Nghĩa là vui cái vui khách quan. Và nhiều lúc tôi bắt quả tang tôi ở cái tâm trạng: "được một ngày vui, níu lấy chẳng rời ra!"

25-2

H̉P Cơ QUAN

Cơ quan Hội nhà Văn họp củng cố. Nó mới lộ ra lắm chuyện chứ. Chả quét nhà mà, quét nhà bao giờ cũng phát hiện ra rác. Mà toàn những thứ rác khiếp cả. Nào chuyện bà Giáo với anh Quang, mà nạn nhân là Chế lan Viên, là 3 đứa con bị nhếch nhác, và là cả cơ quan nữa. Rồi chuyện chị Minh vừa nghe tôlôfôn vừa để "ai ấy" ôm ngang người. Lại chuyện mấy anh thịt một con gà, ngày Tết lạc vào cơ quan. Rồi chuyện đồng chí Lăm với một cô Yến đă có chồng nào đó, câu chuyện kéo dài 3 năm nay rồi. Lại chuyện "nhẩy đầm", và lén mang cả cái radiô của cơ quan đi một nơi nào đó để nhẩy!

Vân vân, các thứ tội của một thứ tự do chủ nghĩa bệ rạc.

Ghê nhất là ngay lúc cơ quan đang phát hiện và đấu tranh như thế, th́ ở buồng bên, xảy ra một vụ khỉ gió. Số là chị Hoà nữ y tá đang ở đó, có một ḿnh, th́ ông Nam hành chính của Hội Nhạc sĩ sáng tác vừa hay đến đó, thấy chị có một ḿnh, ở giữa gian buồng hiu quạnh, ông ta bèn giở ngay cái tṛ bóp vú! Chị vùng vằng. Ông ta bảo: im đi c̣n hơn, nói ra th́ cả hai cùng tù!

Thật là ban ngày ban mặt. Một sự đểu táo tợn!

PHẽNG QUáN THễY AN

Phùng Quán không đến học Thụy An nữa. Phùng Quán bảo: "Bây giờ bạn bè không biết thế nào! T́nh thế này khó phân biệt quá!"

XéT LạI

Mộng Lân bị quy là có khuynh hướng chủ nghĩa xét lại. Anh đáp:

- Tôi chỉ có khuynh hướng hay kiểm điểm công tác mà thôi.

Báo chí không thấy hung như trước nữa. Những người đi học lớp đảng viên về đều dè dặt.  Đặng Đ́nh Hưng có vẻ bi, anh nói với cái ton buồn buồn, lời lẽ không c̣n như là nhổ cái morsures như trước: "Chân lư tức là một sự thích hợp với khách quan!" Văn Cao th́ một mặt đi với lănh đạo, một mặt vẫn đi với anh em, tuy dè dặt hơn. (Tại sao lại có cái chuyện: một bên lănh đạo, một bên anh em?) Hoài Tuân Tưởng không hiểu thế nào. H́nh như băo cũng không toucher họ nặng ǵ lắm. Có lẽ vết thương chỉ sày da, làm cho họ hăng tiết thêm lên, tuy bề ngoài dè dặt.

Một điều đáng mừng là: bọn kiếm chác xem chừng mặt mũi không có chiều hả hê. ư như không có ǵ mà kiếm chác được! Nếu vậy tức là sự lănh đạo đă có ư chuyển. Tôi thiết nghĩ, một sự lănh đạo không làm hài ḷng bọn cơ hội chủ nghĩa, đó tức là một sự lănh đạo có cơ tốt, có thể tập hợp được những tài năng lương thiện.

Tôi cũng chẳng mong ǵ hơn một sự lănh đạo như thế. Một không khí văn học trong sạch, ở đó sự sáng tạo chân thành được khuyến khích, sự kiếm chác bị ruồng răy không tha... ít lâu nay, tôi thiếu sự lănh đạo đó, và thèm không khí ấy, thèm đến khát khao.

Nếu rồi đây được như thế, tức là lănh đạo sẽ thu được nhân tâm.

C̣n như không được vậy, vẫn đi con đường cũ, dung túng bọn kiếm chác, thành kiến và ruồng răy người tài năng, th́ nhất định là mầm lộn xộn vẫn c̣n, nhân tâm c̣n ly tán. Không người này th́ cũng có kẻ khác đứng dậy phản đối. Biết trước là ai được?

Dù sao, tôi cũng mong lănh đạo không lộn về con đường xấu hổ đó nữa.

27-2

[...]

Tô HOàI

Kinh nghiệm học tập, từ ngày ḿnh vào Đảng, chưa có lớp nào dân chủ như lớp vừa rồi. Ḿnh thống nhất về điểm chuyển lên xă hội chủ nghĩa, th́ về mặt tư tưởng, nó có những chuyển biến cần phải có, mà ḿnh chuyển không kịp.

C̣n về mặt văn nghệ, đường lối nghệ thuật chủ nghĩa xét lại th́ ḿnh c̣n phải nghĩ thêm. ở lớp học ḿnh cũng đă có phát biểu. Bây giờ có cái anh nào nó xấu, nó lại nói thế nào, đến tai các ông ấy, các ông ấy lại bảo sao đi học về mà c̣n nói vậy.

Nhưng lớp học quả là không ép uổng. Chỉ có cái là có sao nhận vậy, chớ nhận liều, chớ đổ vấy. Và tuy không có chủ trương, song có lúc nó gần như CCRĐ, th́ tùy từng anh, cái chất người của ḿnh, lương tâm ḿnh vv...

HOANG MANG

Nguyễn Thành Long khó chịu cái việc Nguyễn Xuân Sanh đổ vấy cho anh em. Tôi đang nói chuyện với anh, th́ anh bảo:

- Tao lo lớp này, có người không được đi, th́ rồi cái lúc đấu tranh tư tưởng nó khó mà rơ ra làm sao...

Mặt anh nó có cái ǵ làm sao ấy, gần như lo lắng, nhuộm buồn rầu! Tôi thấy nét mặt anh và giọng anh, nó có cái ǵ làm tôi hiểu rằng "có người không được đi" kia, có lẽ là có tôi trong số. Tôi bảo:

- Ai đi học, ai ở nhà... th́ cứ lương tâm cách mạng, lương tâm nghệ sĩ mà giữ chứ sao. Có sao nói vậy. Rồi tùy các ông ấy muốn xử sao th́ xử.

Tôi ngừng một lát. Hai đứa im bặt. Rồi tôi lại hỏi:

- Ai bảo cậu là có người không đi học?

-  ấy... ḿnh cũng nghe thế!... Lớp này là Đảng mở cho đảng viên và quần chúng tốt của Đảng...

Nghe chữ quần chúng tốt, tôi im bặt. Tức là tôi hiểu rằng Bửu Tiến chẳng hạn là quần chúng tốt, vậy th́ tôi là quần chúng xấu vậy.

Lát sau...

Tôi đi đái, gặp NgxSanh ở nhà tiêu. Sanh bảo:

- Thôi, khăn gói mà đi học... Độ một tháng.

Tôi dừng lại tiếp chuyện Sanh. Tôi nói: chưa nhận được giấy. Sanh nói:

-  ấy lớp trước cũng vậy, gần đến nơi mới đưa giấy.

Rồi Sanh nói: - Tôi cũng đi học lại. Bồi dưỡng tư tưởng ḿnh cho chắc.

Xong hai người cùng đi đái. Câu chuyện có vậy, lúc tôi ra, gặp Nguyễn Thành Long đứng giữa cầu thang, hỏi vọng xuống:

- Sanh nó bảo ǵ mày đấy?

- Bảo khăn gói đi học.

NgtLong lắc đầu cười:

- Giả vờ đấy! giả vờ!...

Anh đi lên. Tôi dắt xe đạp về. Nếu quả Sanh nó giả vờ, tức thị tôi không được đi học à?

Mà "không được đi học", bây giờ riêng trường hợp tôi nó có nghĩa là "bị coi là đối tượng".

ÔNG BệU TIếN

(Cả Phùng Quán lẫn Hoàng Tích Linh kể)

Đâu trước Tết, một đêm liên hoan với đồng chí nước bạn (Vátsilép đạo diễn kịch- cái tên ghi đây không đảm bảo đúng-) th́ lúc say rượu quá, Bửu Tiến mới giở những cái tṛ vè mà lính tảy say thường giở ra đối với phụ nữ.

Tửu sắc mà lị. Đâu như ở câu lạc bộ quốc tế ǵ đó (không đảm bảo). Tức là nói nôm ra, là Bửu Tiến sử dụng hai bàn tay để lao động của ḿnh, vào cái việc sờ mó, gỡ gạc đàn bà con gái người ta.

Thế mới có cái câu: Bửu Tiến lộ nguyên h́nh!

Trước đây có chuyện Học Phi Trúc Quỳnh. Nay lại việc Bửu Tiến này nữa!

Thế ra cái loài ấy hay có cái loại việc ấy.

"Quư sự tầm quư nhân"

PHAN Về

Vở ciné "Tiếng hát cửa biển" của Phan Vũ lại gặp khó khăn. V́ nhiệm vụ tiến lên xă hội chủ nghĩa nên c̣n phải xem xét lại.

Phan Vũ bảo: nếu không quay, tao sẽ không bị thiệt về nghệ thuật, nhưng thiệt hại to về kinh tế.

Mà kinh tế bây giờ lại c̣n đẹp hơn nghệ thuật lắm cơ chứ!

Phan Vũ lại kể chuyện sáng mồng 1 Tết Văn Cao đến thăm Nguyễn Đ́nh Thi, lúc về vợ hỏi mới lộ ra, nhưng v́ có Phan Vũ ở đó, nên Văn Cao nói lảng ra rằng: "người ta đến thăm cả bọn hoạ ở đó, chứ riêng ǵ Nguyễn Đ́nh Thi." Song ông Thi không có nhà. Phan Vũ kết luận: "Sớm quá!"

PHẽNG CUNG

Tự dưng học hành đến nơi mà Liên Hiệp Hội lại cho Phùng Cung nghỉ công tác. Phùng Cung lo. Không hiểu sao. Có phải v́ các ông ấy sợ ḿnh ở đấy đâm lộ chuyện hay không? Hay là v́ cái "giả vía", các ông ấy mới cho là ḿnh là cái thằng mất dậy? Đă mất dậy th́ thôi, không dậy cho nữa, để mà biết tay!

Tôi hỏi Phùng Cung xem cái "giả viá" ấy có ǵ?

Phùng Cung cười h́ h́, kể lại:

- Cũng chả có ǵ h́... Có một chỗ ḿnh bảo là cái đảng mạ, h́, nghĩa là cái thứ mạ, ḿnh gọi là đảng mạ, dùng tiếng quê vậy cho nó vui, h́... Lại có chỗ ḿnh định ca ngợi các đồng chí chuyên gia, th́ ḿnh cũng dùng tiếng quê, bảo là: "các ông ấy béo mà phương phi như tây đoan", "cái đệm các ông ấy nằm mà bà con ta nằm th́ ngủ không biết khi nào trở dậy được", h́... ḿnh cứ nói tiếng quê vậy, để bà con nhân dân ta đọc cho nó vui... h́...

Tôi lo dựng tóc gáy:

- Anh viết thế mà bảo là tiếng quê! Anh có bị đánh mất xác cũng không oan...

Về sau tôi hỏi Hoàng Tích Linh. Linh bảo:

- Cái thằng, nó cứ có cái lối thế. Nó cho rằng viết phải đả cái ǵ một tí th́ mới oai. Anh em khỏi cười.

- Ai bảo nó thế?

-  ấy thế mới khỉ!... Nó cứ nghĩ như thế cơ chứ!

3-3 đếN 14-4(24)

Lớp nghiên cứu 2 văn kiện.

Một lớp học lộn đảo tất cả, từ con người mắt, đến từng tế bào óc! Do đó mà rồi văn học chung cho đến cuộc đời riêng từng người cũng sẽ lộn đảo tung lên hết, từ nay trở về sau.

Từ chỗ khẳng định thế giới bây giờ là ở thời kỳ quá độ chủ nghĩa tư bản tiến sang chủ nghĩa xă hội, đến chỗ khẳng định được, ở nước ta 3 đoạn tiến lên xă hội chủ nghĩa đă bắt đầu từ ngày hoà b́nh, những nhận thức chính trị cơ bản và rất giản dị đó giúp cho mỗi người nhận thấy rơ vị trí của ḿnh trong 3 năm qua đă đứng ở đâu, ủng hộ ai, phản đối cái ǵ?

Nhân Văn Giai Phẩm thế là đă đứng về phe tư bản chủ nghĩa, phản đối xă hội chủ nghĩa; hơn thế, lớp học tŕnh bày sự thực, làm cho tất thảy đều thấy rơ chân tướng bọn cầm đầu Nhân Văn Giai Phẩm, đó là một công ty phá hoại bao gồm những kẻ phản cách mạng, đứa là phần tử Quốc Dân Đảng cũ (Phan Khôi), đứa là mật thám trước (Trần Duy), đứa là tên bất măn chống Đảng có lịch sử, đi đến chủ nghĩa trotskisme (Nguyễn Hữu Đang), ... chúng ngoặc với bọn trotskistes Trương Tửu,   TrầnđThảo, và với bọn gián điệp vẫn liên lạc với Sainteny, là Thụy An.

Nh́n rơ được chân tướng những ông bạn quư của tôi đó rồi, tất nhiên chân tướng của tôi nó cũng phải lộ ra, không c̣n có thể che đậy được nữa. Nói th́ giản đơn, song quá tŕnh tỉnh ngộ của tôi nó đă là một kết quả hết sức là phải căng năo ra, phải có sự trấn áp của khách quan, phải có bàn tay kiên quyết của chân lư cách mạng. Mà tư tưởng thù địch của tôi nó c̣n chống đánh kỳ cùng, giữ từng căn nhà, từng góc phố, khác ǵ một cuộc chiến đấu trong thành phố.

Tôi là cái ǵ?

Trước Cách Mạng, tôi là một thứ hổn lốn phản động của những tư tưởng tư sản điạ chủ: hưởng lạc đến đồi trụy, hám danh to đến bệnh "vĩ đại cuồng", vô chính phủ đến phá phách mọi trật tự, thoát ly đến rơi vào sinh hoạt sa đoạ, và đi vào các trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật, tượng trưng, lập thể, siêu thực... và vào triết học ru ngủ tối phản động của Bergson.

Trong Kháng Chiến, con người phản động đó bị trấn áp, hoàn cảnh chiến tranh và chân lư vô sản đè cổ nó xuống, nạo rửa mới chỉ được một phần nào.

Trở về Hoà B́nh, nhân cơ hội cách mạng gặp khó khăn khắp thế giới và trong nước, lại gặp hoàn cảnh một thành phố "Mỹ hoá" như Hà Nội, tức th́ con người phản động cũ của tôi nó lộn lại. Nó không hiện nguyên h́nh như cũ, mà khoác áo mới, những "chống công thức", "đi t́m cái mới", thực chất đó chỉ là cái vỏ che đậy cho cái ruột thối của chủ nghĩa xét lại và tư tưởng trotskiste. Con người phản cách mạng như thế phát triển với tốc độ "tử v́ đạo", nó phá phách khi hung hăn khi tinh vi mọi cản trở, tức là mọi nguyên tắc và lư luận cách mạng, nó húc đầu bướng bỉnh và tàn nhẫn vào quy luật phát triển khách quan của lịch sử. Nó đấu tranh ở bộ đội, ra Giai phẩm mùa xuân, làm thơ phá hoại, đứng cùng hàng ngũ bọn Nhân Văn Giai Phẩmhẩm, bắn lại cách mạng, bắn lại Đảng, trong khi Đảng vẫn dang lớn hai cánh tay kêu gọi nó lộn về, ngực Đảng hở, vô t́nh, bị viên đạn nhẫn tâm nó bắn đến bị thương.

Không thể đếm hết những viên đạn ṛng ră 3 năm qua tôi đă bắn vào Đảng, khi thẳng mặt, khi bắn sau lưng, lợi dụng t́nh thương của Đảng mà phản bội. Cứ thế, đối Đảng, đối nhân dân, đối bạn bè, đối gia đ́nh, đối văn học, tôi đă gây biết bao t́nh tội, mà suốt một cuộc đời c̣n lại, làm việc và ăn năn hết ḷng, cũng khó mà xóa đi cho hết.

Tôi đă tự lừa dối là một người có óc suy nghĩ độc lập. Song sự thực chứng tỏ tôi chỉ là một con rối mà những đường dây tư tưởng thù địch nó đă giật cho múa may tùy thích.

Tôi đă tự lừa dối tôi là một martyr của Đảng quan liêu, song sự thực chứng tỏ đối Đảng, đối nhân dân tôi là một kẻ tội đồ mà dân ta, Đảng ta hăy c̣n chưa trừng trị.

Tôi đă tự lừa dối tôi là tôi đi một con đường cao quư, con đường chịu tội cho loài người (chemin de calvaire) Song sự thực chứng tỏ con đường tôi chỉ là con đường phản bội, con đường phá hoại nhơ bẩn và tàn nhẫn.

Tôi đă tự lừa dối là tôi tử v́ đạo v́ mục đích đi t́m cái mới cho xă hội, cho văn học, cho con người. Song sự thực chứng tỏ tôi đă là đứa tay sai muốn chết cho bọn tư sản phản động, cho chủ nghĩa xét lại, cho tư tưởng trotskiste, và cho bọn đế quốc chúng đứng trên cao hết, chăng ra một bức mạng nhện những tư tưởng hiểm nghèo và độc địa.

15-4

BáO NHâN DâN VỚI MẫT SINH VIêN

ở cuộc nói chuyện của nhà văn Liên Xô ra, tôi đi với Tử Phác.

Tử Phác thấy phen này là cả một sự đảo lộn trong cuộc đời. Tôi khuyên Tử Phác nên nhân lúc này mà sống mạnh dạn hơn.

Qua nhiều câu chuyện, Tử Phác kể lại chuyện báo Nhân Dân chữa cái bài do một sinh viên viết về Trần Dần ăn cắp Maia. Tử Phác bảo: tay sinh viên đó là học tṛ Hữu Loan, kỳ này bị truy tợn, mới viết một bài gửi báo Nhân Dân, đại ư chỉ có nói đến những réminiscences thơ Maia c̣n ở trong thơ Trần Dần. Báo Nhân Dân mới chữa và đặt tít thành: ăn cắp thơ Maia. Dưới lại thêm rằng, cả Hoàng Cầm, Lê Đạt, Hữu Loan vv... cũng là bọn dùng thủ đoạn đánh cắp đó cả... Anh sinh viên kia hốt quá, đến phân minh báo Nhân Dân, yêu cầu cải chính, không được, bèn đến xin lỗi Hữu Loan, kể t́nh đầu như vậy. Hữu Loan lại kể với Tử Phác, và dặn chớ nói với Phùng Quán, Lê Đạt, sợ nó bô bô nói đi.

Tôi nghe câu chuyện, cười xoà, nói:

- Kể ra, bọn ḿnh c̣n vu cho Đảng những vố cay hơn, nên cũng không nên coi những chi tiết đó làm trọng nữa.

Tử Phác cũng gật đầu. Giá trước lớp học th́ câu chuyện không thể có một cái kết luận vui vẻ như vậy được.

16-4

[...]

Đi đâu? Làm ǵ?

Vấn đề đặt ra với tôi là cải tạo lao động, nhưng tôi c̣n có một gia đ́nh, cũng vấn đề ấy, nó bao hàm thêm một ư nữa: cải tạo lao động thế nào mà có thể đỡ đần thêm chút ít cho vợ con nữa.

Vợ yếu quá, đă mổ ruột, việc nặng không kham nổi; lại c̣n con nhỏ, vài tháng đă thêm một đứa, là 2, con trước con sau, vợ cứ xoay vào với chúng nó là đă đủ kiệt sức rồi. Nuôi con là một thứ lao động mệt nhọc bậc nhất trong các thứ lao động, chỉ có cái là nó không thể gọi là "lao động sản xuất", trừ phi muốn chơi chữ th́ gọi vậy mới được mà thôi... Vậy lấy ǵ nuôi vợ con? Một gia đ́nh 4 người, chỉ có tôi tương đối c̣n sức lao động, phải đóng vai lao động chính! Mà viết th́ phải ách lại rồi, c̣n hai bàn tay vô nghề, đi học việc th́ lương sẽ khoảng 2 vạn 7! Vợ th́ biết làm y tá, khâu khíu bít tất, dệt một chút, máy chữ một chút vv..., cũng muốn làm, mong làm, song không có việc; vả nếu được việc th́ phải nuôi người làm trông con, lỗ hà ra lỗ hổng, lại chỉ c̣n trông độc vào lương tôi mà thôi.

Thật là khó. Tôi chưa biết tính sao? Cho nên bàn với vợ giả nốt cái nhà phố Trần Phú(25), một tháng thu được 6 vạn, tôi cũng bàn suông vậy, muốn từ bỏ cái nhục ăn bám đó đi nữa mà không có lối cụ thể! Vả lại giả nhà, phải giả cả tiền thu lợi suốt mấy năm qua, trên 2 triệu, th́ lấy đâu ra?

Mà vấn đề cải tạo lao động là một vấn đề khẩn thiết bức bách lắm rồi. Không thể đừng được. Tôi có cảm giác phải vượt qua một ngọn Hy Mă Lạp Sơn! Cuộc sống có những lúc thử thách con người ta một cách hết sức nghiêm nghị. Cuộc sống có khi buộc người ta phải sống cho ra sống. Tôi không muốn làm một kẻ hèn nhát. Cái sàng lớn của xă hội chủ nghĩa sàng không thương sót, tôi không muốn làm một kẻ bị sàng đi. Ôi chao, phải nhận chân một sự thật: ḷng quyết tâm cải tạo xă hội chủ nghĩa của tôi nó c̣n ít tự giác quá. Nó c̣n như bị bó buộc. Cái mới chưa tin hoàn toàn, cái cũ chưa gột cho hết. Một con người thảm hại tột độ.

Lí ĐăNG CAO Và T́NH H́NH

Ban tối Lư đăng Cao đến chơi, với một người nữa không giới thiệu tên, chỉ bảo là: "bạn"!

Vợ tôi sửa soạn đi Nam Định, đi đ̣i nợ lũ em gái, lấy dăm vạn tiêu xài. Lư Đăng Cao có vẻ nghi, nói xa nói xôi rằng: không nên đi lại "khác quy luật", rằng bây giờ công an người ta phải theo dơi, vv...

Tôi cười xoà. Một kẻ như tôi th́ nhất cử nhất động, người ta đều có quyền đặt vấn đề cả. Tất nhiên.

Người bạn Lư Đăng Cao c̣n khuyên tôi nên giữ ǵn. V́ địch nó c̣n đang tung tin hoang mang ghê lắm: bắt người này, người kia tự vẫn vv... Và có thể nó thủ tiêu tôi đi, hoặc khiêu khích quần chúng đánh tôi, ḥng để bôi xấu chế độ ta.

Tôi nghe làm phải. Đó cũng là cái ư đă có lúc đến trong đầu óc tôi.

Hiện nay, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Minh Đức đă bị bắt, chẳng bao lâu sẽ ra toà. Báo chí vẫn tiếp tục diệt đánh Nhân Văn, một chiến dịch cần thiết, (mà trước kia tôi lại cho là một sự bơm phồng chế tạo!) - Bộ 6 Giai phẩm mùa xuân (26) đă buông tha nhau ra. Bọn NVGphẩm cũng ôrơvoa nhau hết. Sỹ Ngọc (theo lời Văn Giáo) đóng kín cửa, miễn tiếp khách!

Bản thân tôi, do chỗ đă tự giác đ́nh bản tư tưởng thù địch (phải nói là một thứ tự giác kết quả của áp lực khách quan!) nên về mọi mặt khác, tôi cũng đ́nh bản cả giao du, đ́nh bản cả việc viết lách! Có cái thú là: đ́nh bản những idées noires, đ́nh bản luồng cảm nghĩ bi thảm cũ! Tự dưng, tôi cảm thấy có cái ǵ đă nới ra quanh tôi: đất đai cho tôi sống nó rộng thêm nhiều, rất nhiều! Ṿng vây do tôi tự tạo nó ra, nay hầu như đă giải toả đi, c̣n lại ít nhiều cũng chỉ là trong phạm vi sự cảnh giác cách mạng cần thiết mà thôi.

Có nên đi gặp những đồng chí lănh đạo, để hỏi những việc cần phải làm không? Đi th́ lại sợ bị hiểu lầm. Nhưng nếu ngồi nhà, tiêu cực đợi, có khi c̣n bị hiểu lầm hơn gấp bội: Người ta dễ hiểu những biểu hiện tích cực, hơn là những biểu hiện ngấm ngầm, tiêu cực.

19-4

T́NH H́NH

Lớp học đảng viên trước Tết, lớp 304 cán bộ văn nghệ văn hoá, nghiên cứu 2 văn kiện đă bế mạc rồi. Đó là 2 lớp đấu tranh tư tưởng.

Hiện nay cuộc đấu tranh đang chuyển sang một bước cao hơn: đấu tranh chính trị. Bọn Đang - Minh Đức - Thụy An, thân th́ bị cầm tù, tội ác th́ đem bêu đầu trên báo chí. Vai tṛ của bọn chúng trong các vụ phá hoại 3 năm qua đang được vạch trần, mà mới chỉ vạch về mặt hành động, c̣n mặt bùa mê tư tưởng th́ chưa vạch.

Phan Khôi th́ đóng cửa, nằm khàn, không đọc báo, tức là trốn cuộc đấu tranh, chỉ đọc các truyện và sách vớ vẩn giải trí. TTửu, Trần Đức Thảo làm ǵ?

C̣n bọn loại B chúng tôi hiện ra sao? Làm ǵ?

Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt đang tiếp tục kiểm thảo ở cơ quan (lớp học 10 ngày) cùng với những Quang Dũng,  Trần Lê Văn, ThChâu, HPhương, YLan, Nguyễn Thành Long vv... Chúng tôi đi sâu vào kiểm điểm sáng tác hơn nữa. Kiểm điểm sáng tác cho sâu mới thật là khó sao! Cứ như phải rứt bỏ một mảng thịt của ḿnh, cứ như ly dị một người yêu. Lê Đạt được ḿnh nhắc cái "Cha tôi" (mon père) th́ cười, và rồi cũng đành hạ bút mà hạ thủ nó cho rồi. Bản thân tôi mới tiếc cái "Việt Bắc"(27) làm sao chứ!

Quang Dũng th́ thú thực là: ở lớp học nói chữ phản động không sao, bây giờ đặt cho ḿnh chữ ấy, nó cứ thế nào ấy! Anh ta kêu: trưa nay vợ căi nhau với một anh hàng xóm về chuyện cống rănh vớ vẩn, mà anh kia th́ hoàn toàn là trái rồi, thế mà Quang Dũng không giám nói ǵ. H́! V́ cái thằng cha ấy nó chả xem báo nhiều, lỡ ra căi nhau với nó, nó lại chửi móc phản động này nọ th́ khổ!  Lát sau Quang Dũng lại kể chuyện ấy một lần nữa, và nói thêm: nếu nó làm quá ḿnh sẽ đưa ra công an.

Nguyễn Thành Long th́ cứ thắc mắc về những hiện tượng phát hiện sai, như cái bếp điện Thụy An cho, như chuyện Lê Đạt, Trần Dần đi lại tụ tập ở nhà anh ta! vv... Làm ǵ có?

Không hiểu Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng, Tử Phác nay ra sao? Đôi lúc qua nhà Văn Cao nghe thấy tiếng đàn, chắc anh bạn buồn lắm đấy. V́ anh mất cái vương quốc rộn rịp của anh rồi! Anh như người c̣n lại một ḿnh trên một căn nhà cháy, ôm lấy một cái cột than, trong khi mọi người đă đi hết cả rồi! Khổ thân anh chăng!

Lê ĐạT NH́N XA

Chết vẫn chưa chừa cái lối lư luận suy diễn vớ vẩn, Lê Đạt nói: "Trước kia giáo điều chả là một sự cản trở, người ta chống lại, quá đi thành ra xét lại! Bây giờ đánh xét lại là đúng rồi, nhưng nhất định chủ nghĩa giáo điều sẽ nhân cơ hội này mà ngóc dậy. Contrepoids mà! Sẽ giáo điều một thời kỳ lâu. Cho đến khi chủ nghĩa xét lại đă thành một vấn đề lịch sử th́ người ta lại sẽ thấy chủ nghĩa giáo điều là một cản trở cần phải chống nó! Đúng như thế đấy!"

Dạo này anh chàng "nhũn"tợn! Anh ta cứ bầu ḿnh lên làm "ông anh tư tưởng" của anh ta! Có bao giờ anh ta chịu cái nước đàn em một cách thực sự như bây giờ đâu?

PHẽNG QUáN Kể

Hôm bế mạc lớp học, các tổ trưởng họp bàn xem nên cho ai phát biểu. Rất là gay.

Có người nêu: không nên cho Nhân Văn nói! Xong bàn đi bàn lại, thấy rằng lớp học là lớp học chung cả, th́ nên để cho họ phát biểu, mới là có kết quả chứ.

Nhưng rồi lại bàn: chọn ai? Bàn măi, rồi quyết định là chọn: 1) Trần Dần (v́ đầu sỏ loại B) 2) Phùng Quán (v́ là một anh bị ảnh hưởng)

Nhưng rồi lại sợ nó nói bố láo câu ǵ, cuối lớp rồi, th́ phiền. Xong bàn là: cho nó viết ra, thông qua trước xem có được không hăy.

Nhưng rồi lại sợ nó lên nó nói mồm thêm ra ngoài cái đă viết. Xong bàn là: gài người bên cạnh, gài người thật cứng, để lỡ ra nó có nói ǵ láo th́ c̣n đập lại được!

Nhưng rồi Trần Dần, Phùng Quán phát biểu, cũng đường được cả thôi.

Kể ra th́ khách quan cũng có cái quyền cảnh giác như thế, v́ chủ quan tôi và bè lũ, mấy năm qua đă tỏ ra là một lũ người bất trắc, không thể nào có thể dễ tin ngay được!

22-4

D̉N NHà

Liên Hiệp Hội dọn sang 51 Trần Hưng Đạo, ở kề với Hội Nhà Văn: giải quyết vậy có lợi cho sự đoàn kết và sự chặt chẽ của lănh đạo.

Chỉ phải cái là hơi chật, dù rằng bộ phận xuất bản Hội nhà Văn dọn sang 10 Nguyễn Thượng Hiền.

Bầy đoàn thê tử lếch thếch đi. Bà Giáo th́ đi đẻ, ai dọn hộ buồng? C̣n Quang th́ đă bị toà án bắt từ một tháng nay, v́ cái tội làm loạn đạo đức cơ quan lên, ngót nửa năm nay.

Lần này, Phan Khôi không c̣n chây bướng được nữa, phải bỏ cái buồng ở Hội Nhà Văn, di sang Nguyễn Thượng Hiền, dịp này chắc lăo ta lại tức cảnh nên vài câu thơ ai oán!

26-4

TôI QUAN LIêU

Tôi vẫn thường tự coi là một người đứng ở mũi nhọn chống quan liêu, song đối phe cánh tôi, tôi đă quan liêu hết chỗ nói, dù rằng quan liêu này có nghĩa khác.

Rất nhiều việc tôi không biết. Chân tướng từng người chẳng rơ, cũng như không rơ những việc họ đă làm.

Lê ĐạI THANH

Một anh rề rà, háo danh và dâm dục đến bỉ ổi.

Anh ta vốn bất tài, năm chục tuổi đầu chưa có chỗ ngồi trong văn nghệ, không biết oán ai, bèn oán lănh đạo. Đi với Nhân Văn th́ cũng bị khinh, nhưng cứ đi, làm một tên chạy cờ. C̣n kiếm chác được tí tỉnh. Anh ta đem cái "oai" ấy về Hải Pḥng, ḥng kiếm, ăn nói, lên mặt. Đúng là một tên tướng tầu chạy hiệu.

[...]

XUN XOE.

KIếM CHáC.

Người tuyên truyền độc nhất cho Lê Đại Thanh là: chính Lê Đại Thanh! Mà lại tuyên truyền một cách rẻ tiền, cố đấm, giả dụ: "Ḿnh ở Ban Nghiên Cứu Sáng Tác", -"Ban Nghiên Cứu Sáng Tác là Ban quan trọng nhất của Hôi Nhà Văn, mọi việc từ đó mà ra cả!"

Lâu lâu, anh ta sợ người ta quên ḿnh đi, th́ anh ta lại vẽ vời ra một công tác nào đó, vụn vặt mà anh biết rằng không ai thèm làm, người ta sẵn sàng bố thí cho anh, để anh dựa vào đó mà kiếm chác chút đỉnh. Giả dụ anh đề ra: "Chúng ta c̣n ít chú ư cải lương quá! Anh em cải lương người ta thắc mắc." Thế là người ta cho anh đi làm (...) cải lương! Một dịp để cho anh lăn vào cái giới đó, huyênh hoang. [...]

Buổi kỷ niệm Nguyễn Du, anh ta tranh lấy cái việc đọc bài Văn tế thập loại chúng sinh, cái giọng thầy cúng hạng bét của tướng tầu Lê Đại Thanh là một sự thất bại thảm hại, song không sao, miễn là có chấm mút!

Bản "thú tội" của Lê Đại Thanh quanh co, chỉ nói có háo danh và hủ hoá (mà nói cũng qua loa bề ngoài), c̣n tư tưởng chính trị, quan điểm nghệ thuật th́ giấu quách đi cả!

THANH CHâU

Một nhà văn già tuổi, không già tài và bất măn. Anh ta luôn thèm thuồng ti tiện, thèm ăn, thèm uống, thèm danh vị. Một tuần lễ mà anh không được ai mời đi ăn, có tí thịt vào mồm, th́ tuần ấy vợ con mất nhờ!

Lúc nào anh ta cũng bám lấy việc "viết đă hơn 20 năm nay!". Lên xuống cái cầu thang gác, cũng là "lên xuống đă hơn 20 năm nay!". Một con người tự huyễn hoặc một cách kỳ dị. "Ḿnh viết ngày xưa kém ǵ Nguyễn Tuân!". Lại so đọ với Nguyễn Tuân cơ chứ! ếch so với ḅ! Anh đă đổ cho Đảng rằng Đảng đă bạc đăi sự bất tài của anh, không cho sự bất tài của anh được nẩy nở! Anh ta đổ cho vợ, làm như rằng vợ anh là người đă làm cho anh trở nên một kẻ bất tài! Anh ta lại đổ cho cả "bọn trẻ" nữa, khổ chưa, làm như rằng cuộc đời tiến lên nó là nguyên nhân của sự tŕ trệ của anh.

Một người như thế là người có thể "mua đi, bán lại" được, chẳng khó khăn ǵ.

Nên Thụy An nó đă mua được anh, chẳng tốn kém ǵ, bằng một cái giá hết sức rẻ mạt.

Người ta thấy anh chàng luôn luôn có mặt tại nhà Thụy An, chầu chực đó, đợi những miếng quà tấm bánh, mẹt bún sườn ban sáng, hoặc cốc cà phê, điếu thuốc lá... Cái lối che tàn của văn nghệ sĩ xửa xưa. [...]

Kim Lân gọi anh là "người kiếm chác la liếm", đúng! Anh ta chẳng biết chê cái ǵ hết, đến nước anh đă quên cả cái tư cách, sự biết xấu hổ của một con người tầm thường, dù rằng anh c̣n cố đậy điệm cho nó bằng một lượt vải the tồi tàn và rách hở.

TRầN Lê VăN

Một người có mặt ở tất cả mọi tổ chức chống đối (Nhân Văn, Giai Phẩm, Đất Mới, Sách Tết, Chủ Nhật Vui, Nhóm Thơ Đường...) mà bộ diện vẫn có vẻ "ôn hoà"!

Một người mà bọn phá hoại mỗi ngày một tín nhiệm thêm lên; đồng thời địa vị anh trong tổ chức cách mạng Hội nhà Văn cũng mỗi ngày mỗi được tín nhiệm.

Chất anh là chất đồ nho... Sự chống đối nó bền, nó dai, nó lại được đậy điệm dưới một cái h́nh thức nhu ḿ, hoà nhă.

Trước kia, trong cái nhóm 5 người Trần Lê Văn, Quang Dũng, Thanh Châu, Hữu Loan, Lê Đại Thanh, tôi với Lê Đạt vẫn thường khen Trần Lê Văn là "tiến bộ nhất", chính v́ chất hiểm đó của anh.

Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trần Đức Thảo... đều "apprécier" anh... Tại sao Trần Đức Thảo hay lui tới Trần Lê Văn? - Chính v́ hắn ngửi thấy ở anh cái chất ấy, hắn tin anh, mà đồng thời đối cách mạng, anh chưa bị lộ mặt như bọn tôi!

Chất chống đối của anh, nó ngoan cố, với mầu sắc phong kiến: cái tiết tháo phản động của một anh đồ nho chống cách mạng! Ví dụ hồi "giải toả", tôi có nói với anh: "có thể ta nên tự phê b́nh công khai, chưa biết chừng!" Anh ta cười: "Anh khuyên ǵ? Khuyên người ta đầu hàng!"

Quê Tú Xương. Yêu Tự Lực Văn Đoàn. Kháng Chiến vớ vẩn chạy quanh các cơ quan, coi Kháng Chiến là một sự "nhiễu nhương", "loạn lạc"! LêđThanh đi với bộ đội, xộc xệch, gặp Trần Lê Văn, Văn tặng ngay hai câu thơ:

Dưới chân anh thắt đôi giây rút

Trên cổ anh đeo một chiếc quần!

Trần Lê Văn với nhóm 5 người của anh có cái lối "Nhân Văn mồm". Tức là ngồi và kể, xuất bản bằng mồm, giả dụ kể chuyện: có một anh v́ nghèo quá, đầu mới đội mũ nan vành to. Quần th́ tiết kiệm, cắt ngắn và hẹp như ống túp. Thế là anh ta bị coi oan là một cao bồi!

Rồi th́ khúc khích cười với nhau.

Về nhân, gần như Thanh Châu.

QUANG DềNG

Trước là một người trong Việt Nam Quang Phục Hội, năm 44 bị lộ, trốn sang Vân Nam, công tác ở các trạm biên giới.

Nửa năm chơi với Nguyễn Tường Tam. Ngay cái tên Quang Dũng cũng tỏ rơ cái ảnh hưởng đó.

Anh sống với hiện tại cách mạng lạc lơng, bơ vơ, đầu quay về cái cũ, nhớ thương, nuối tiếc đến hằn học với cách mạng.

Hay đi t́m những cảnh tịch mịch ngồi hoài cổ. Thương xót nước Việt Nam cũ "hiền lành", "êm ả", thương tiếc quê hương nặng "thuần phong mỹ tục" trước, mà anh cho rằng CCRĐ và cách mạng đă cướp mất của anh rồi! Anh chán cái thời thế nhiều "biến thiên", lộn đảo tất cả như nay!   Thơ ca anh toàn là những cái ǵ xót xa, hẻo lánh, suy sụp, "quán nuớc bên đường", "cô hàng xén", Anh là tiếng than của sự tàn lụi, giọt lệ của quá khứ, tiếng khóc của những chế độ đă qua; anh là một tiếng thở dài, lúc nào cũng ngồi lù lù bên cuộc đời cách mạng.

Bản chất phản cách mạng như thế khác lối trotskiste hùng hổ. Trotskiste khoác áo cách mạnh để phản cách mạng, c̣n lừa bịp được một số trí thức, văn nghệ sĩ, đó là lối phản cách mạng "hợp thời trang" nhất! C̣n lối phản cách mạng của Quang Dũng là một lối quá lỗi thời, tự nó có một cái chất thất vọng, tuyệt vọng, ai oán, mà Quang Dũng lại tự dối ḿnh là "tính tôi tiêu cực,... do dự..." Anh ta sống quá cách biệt với xă hội cách mạng, lúc nào cũng hoảng hốt, lo sợ. Anh ta sợ công an đến thành panique, cho con quét đường từ nhà, ở đầu phố Lư Thường Kiệt, quét đến tận toà án, cốt chỉ để lấy ḷng công an!

Sự tấn công mạnh mẽ nhất của Quang Dũng vào cách mạng là: than văn, u hoài, và ba lơn.

"Xiếc khỉ" là cả một sự thảm thương ngậm ngùi cho thân thế ḿnh. Cái vai con khỉ kia, là kết thúc của cái kiếp con người! Nó c̣n bệ rạc hơn cái "Tây Tiến" người đi không mọc tóc, khí thế đoàn quân giống như một lũ chinh phu Quốc Dân Đảng! Anh ta c̣n dự viết những "con chó có nghĩa của người ăn mày thời xưa", hay "cảnh đêm ở nhà ga, có một số những người bán lạc rang với tẩm quất ế, gặp nhau"!

Chơi với Trần Lê Văn, đêm khuya, hai anh cứ đi xe măi, tiễn Văn tận nhà, xong Văn lại tiễn Dũng lộn về nhà Dũng, rồi Dũng lại tiễn Văn lộn lại..., cứ vậy măi không dứt ra được, một cái thứ t́nh bạn và hai cuộc đời chán mửa ra không có lối thoát!

Anh vác chai đi mua nước mắm, vác củi cho vợ, trông khổ sở, "bêu rếu" chính phủ làm sao ấy.

Một buổi chiều, đứng ở gác Hội nhà Văn nh́n ra trời gió mà nói: Napoléon ở đảo St. Hélène. (Kháng Chiến trước anh có vẽ: Từ Hải chết đứng!) (Quốc Dân Đảng= Quang Dũng đây - Nguyễn Hữu Đang-)

Tôi có cảm giác, chính Quang Dũng là hiện thân "Tiếng sáo tiền kiếp"(28), ai oán và bám riết măi lấy cuộc đời cách mạng hiện nay!

29-4

PHẽNG CUNG

- Nhục lắm. Mẹ nó. Ḿnh xin về nhà có được không nhỉ? Mẹ nó. Có những thằng nó không bằng một thằng đồ gàn phong kiến nữa! Phan Khôi chẳng hạn. Hắn cho vợ hắn gặp tôi, nhắn rằng: "Tôi đă nói ǵ với anh, anh cứ tố ra hết đi. V́ tôi th́ già rồi, mà anh th́ c̣n trẻ!" Mẹ nó, nhục quá. Anh bảo nên thế nào? Có nên xin ra biên chế không?

Tôi nh́n Phùng Cung, ái ngại cho anh quá. Đâu như trong khi học tập, anh ta "hỗn" quá, bị đuổi khỏi lớp làm sao ấy... Tôi khuyên anh, rằng nên đầu hàng đi; rằng chỉ có một con đường, "họ" là chân lư, ḿnh đầu hàng, là phải; rằng không nên xin ra biên chế, lúc này việc ấy có thể là một sự tiến công của tư tưởng thù địch; rằng không nên coi là nhục, oan ức ǵ nữa, mà cứ nghĩ lại xem tổng cộng cái bồ chữ ḿnh đă chửi vào lănh đạo nó to như thế nào, c̣n oan và nhục ǵ nữa?

Phùng Cung xem ư không thông ǵ lắm. Tôi thấy khổ! Một con người có cái gan "tử v́ đạo" là Phùng Cung, than ôi, cái đạo anh định chết v́ nó chính là cái đạo phản cách mạng, sao mà anh chưa tỉnh ngộ ra hử anh?

VăN CAO

ít ngày trước qua nhà Văn Cao, dưới thấy vắng xe đạp, trên gác th́ buông ra những nốt đàn, nó lơi bơi và lăn lóc lỏng chỏng trong bầu không, tôi tự dưng cứ nghĩ đến một cái miếu hoang, nghĩ đến nét mặt rầu rĩ của người nghệ sĩ "tiên chỉ" đó. Và nghĩ đến cái đại dương cầm Văn Cao đă tự hào tuyên bố rằng: nó sẽ là một vật quư viện bảo tàng, v́ có bàn tay Văn Cao đă đặt trên clavier đó!

Cách đây vài ngày, ở cơ quan về, buổi sáng, tôi thấy nhà Văn Cao mở rộng cửa, có một cái thang bắc từ gác anh xuống dưới đất, bên hè có một cái xe ḅ to nằm chờ, nh́n lên trên, thấy mấy người ra vào cầm dây, xem hướng, chỉ chỉ, bàn tán nhau: họ đang tính cách gịng cái đại dương cầm xuống, chở đi!...

Chắc không phải là chở đi để đặt vào viện bảo tàng.

NGUYễN HữU ĐANG KêU OAN

Lê Đạt kể. Đạt gặp công an, về việc phát hiện thêm về Đang và Thụy An. Đồng chí công an cho biết: Thuỵ An hắn đă nhận là haute police của địch.

C̣n Đang th́ hắn cũng nhận là hắn có âm mưu lật đổ Trung Ương, bằng phương pháp hoà b́nh. Về vấn đề tổ chức đảng phái chính trị, hắn khai là chưa có.

Xong hắn lại kêu oan! Rằng: báo chí cứ bảo hắn là đầu sỏ, oan hắn quá; sự thực, đầu sỏ là bộ ba Đang, Đạt, Cầm, chứ không riêng ǵ hắn! về nội dung số 6(29), hắn khai có bàn với Đạt và Cầm. Hắn c̣n khai có bàn với Đạt và Cầm sẽ ra những số đặc biệt về CCRĐ, về công thương nữa.

Theo Đạt nói th́: Hoàng Cầm cũng biết nội dung số 6 thật, chỉ có cái là bây giờ cu cậu chối! C̣n những số đặc biệt về CCRĐ, công thương, th́ Đang hắn chưa hề bàn với ai sốt!

2-5

HOàNG Tẩ NGUYêN

Bố lái xe cho nhà Gannay, giám đốc nhà băng Đông Dương.

Gannay là người Do Thái, từ thư kư quèn mà leo đến chức giám đốc. Hắn già rồi mà không vợ không con, thường có tật kê gian. Hắn hay có lối "bố thí", người nghèo đợi hắn ở cửa nhà băng, nộp đơn xin, có người được hắn cho hàng 100$, 200$ về làm ma. Hoặc gặp người tàn tật đi ăn xin, hắn gọi vào hỏi han và cho công việc, tỷ như xén cây hay quét vườn trong nhà hắn, dĩ nhiên là tiền công rất rẻ, mà người kia không hề dám bao giờ mở mồm nài xin, v́ cái lẽ đă hàm ơn hắn!

Hoàng Tố Nguyên liệt chân từ khi mới đẻ. Bố Nguyên đánh mẹ Nguyên, ngày 1, 2 trận, chẳng mấy ngày không. Gannay bảo bố Nguyên cho Nguyên cho hắn, làm con nuôi, song bố Nguyên không nghe. Sau bố Nguyên bỏ mẹ Nguyên , người mẹ đó lên núi tu Phật. Nguyên cũng theo mẹ, song người mẹ bị bọn sinh viên lưu manh nó gạ gẫm, không tu được, bỏ chùa, sau đi tái giá. Từ đó Gannay nuôi Nguyên, cho đi học vẽ.

Nguyên có tính lưu manh. Ăn nói và hành động hung hăng. Mở mồm là chửi "Bố nó", "Đánh bể sọ thằng Lưu Quư Kỳ đi!", anh ta lại dựa vào cả cái chân tàn tật của ḿnh: "Thách đứa nào dám mó vào cái thằng Nguyên què này!" Rồi th́ doạ hành hung: "Nếu thằng Lưu Quư Kỳ mà ngồi chủ tịch đoàn th́ thằng Nguyên này sẽ đâm cho nó vài nhát, rồi muốn đi tù th́ đi!"

Trong văn học, Nguyên có cái lối làm ăn quay quắt. Anh tự xưng rất lố là nhà thơ Nam bộ số 1. Hồi Nhân Văn, anh đưa cho NV một bài thơ thật tốt, tính toán rằng, đăng ở NV bài thơ tốt ấy lănh đạo cũng không thể nói ǵ anh hết, ngược lại lănh đạo sẽ sợ mất anh, phải tranh thủ anh, th́ anh sẽ dễ bề yêu sách lănh đạo! Tố Hữu th́ anh vẫn chửi, nhưng anh làm thơ th́ ca tụng: "Lời anh Tố Hữu nói ban chiều!"

Đến việc lấy vợ cũng kỳ quặc! Nguyên với Thanh B́nh cùng nhằm một đám ở Hải Pḥng. Hai anh giao hẹn với nhau: bây giờ hai thằng cùng đến hỏi, cấm tuyệt không thằng nào được nói xấu thằng nào, và lần nào đến chơi với cô ấy th́ cấm được cất lẻn đến một ḿnh, phải hai thằng cùng đi!

Đối bạn bè, Nguyên cũng giao du theo hiểu du thực, thằng nọ chết v́ thằng kia được! Nhưng, hễ xảy ra sự ǵ Nguyên không bằng ḷng, th́ anh giở mặt ngay, như giở tay. Hôm trước, anh căi nhau với HgTấn về chuyện không cho mượn quần áo cưới, tức th́ hôm sau, vào lớp học, anh "tố" HgTấn về mọi thứ chuyện, đâu đó anh cũng móc ra! Nhà vợ anh, trước kia anh "hữu khuynh", lấy ḷng hết sức, nhưng rồi nhùng nhằng chưa cho cưới, thế là anh quay lại, định là "đem ra toà án kiện!". Nhân Văn trước đối anh, chơi bời thân thiện, đến trước lớp học, anh đùng đùng giở mặt, "nổi lập trường" lên một cách bất th́nh ĺnh, chửi bới đến mức không c̣n ai hiểu ra sao nữa!

Lá mặt lá trái, quay quắt,  cái chất lưu manh là một cái chất khó cải tạo bậc nhất. V́ nó không có lư luận, không có lư tưởng, không có tin ở cái chính nghĩa nào hết, nó chỉ có mỗi nó làm mục đích mà thôi.

7-5

KIểM THảO SáNG TáC

Đảng đoàn Hội nhà Văn để cả một tuần này, để cho Nhân Văn viết lại cái phần kiểm thảo sáng tác! Theo như đồng chí Nguyễn Xuân Sanh nói, th́ tuần trước, phần đó viết chưa sâu, v́ thiếu thời giờ, th́ tuần này viết lại cho kỹ. Mà phải viết sao cho có thể dùng in công khai được.

Sau khi mọi người đă nộp cái của quốc cấm, nghĩa là cả một đống những Nhân Văn Giai Phẩm rồi, th́ tập trung cả ở một pḥng, viết kiểm thảo.

Hoàng Tố Nguyên th́ cứ thắc mắc: Sáng tác ḿnh, bảo là khuyết điểm tiểu tư sản, giả tạo ǵ đó th́ có, chứ c̣n đánh đấm phản động ǵ th́ thiệt là hổng có!

Quang Dũng cũng không nhận thấy tư tưởng phản động đánh đấm ǵ trong tác phẩm. Anh chàng vẫn cái điệu pha tṛ kiểu Sạclô, tiếng cười đồng nghĩa với tiếng thở dài. Chẳng hạn "Là người rơ ràng mà hoá ra là élément! élément Nhân Văn! Phần tử Nhân Văn mà lị! Hi hi (khe khẽ)"

Cụ Đại th́ muốn được nói chuyện một chút: "Hàng mấy tháng rồi chưa được nói chuyện với nhau, thèm hẳn đi chứ lị!"

Anh nào anh nấy lăn vào viết. Lắm h́nh dung từ, lắm tiếng tự phê dao búa! Ví dụ Lê Đạt, có mỗi câu mở đầu bài "mấy người tự tử" là câu "Nhân đọc báo Nhân Dân số 822"(30), mà Lê Đạt lại tự phê là: "đó là một âm mưu của tôi dùng Đảng để đánh Đảng"!... Nghe mà khó tin thay! Mỗi ngày anh chàng lại có vẻ xích lại gần giống "Thiều Quang"!

Hoàng Cầm tự phê cũng gớm, đúng là bác phó vữa, rất nhiều chữ nghĩa trang kim lóng lánh. Nào: dán nhăn hiệu dân tộc, nào: thuốc độc tẩm đường, nào: bôi đen bọc giấy bóng kính vv...

Tôi cũng không kém. Bao nhiêu h́nh dung từ phản cách mạng, phản động, phản Đảng, phản bội, chống chế độ, xét lại, tờ-rốt-kít. Không c̣n thiếu chữ ǵ. Giặc-bút, viên đạn xét lại, mũi tên độc địa của chủ nghĩa cá nhân đồi trụy, chủ nghĩa vô chính phủ và đầu óc làm phản vv..., tôi sáng tác thêm nhiều chữ nữa để mà miêu tả chân tướng ḿnh, cho nó hết ḷng một thể.

Chắc các đồng chí lănh đạo đọc một loạt kiểm thảo bọn tôi lần này th́ phải bựt cười lắm đấy! "Trước kia th́ nói nhẹ chúng cũng không nghe. Bây giờ th́ chúng lại c̣n tự sỉ vả gấp triệu lần sự phê b́nh của lănh đạo!"

ATTENTION!

- Trần Lê Văn bênh vực auto-suggestion là khoa học. Anh bảo: đó là phương pháp của Couet. Rất giản dị. Mỗi tối đi ngủ, th́ ḿnh tự nhắc ḿnh 20 lần rằng "je suis meilleur à tout point de vue". Attention!

- Lê Đạt say sưa kể và bênh vực E. Triolet về lời phát biểu mới đây của bà. E.T. nói: làm avant garde thời nào cũng khó, phải trải qua bị chà đạp, đến moderne, đến trở thành classiq! Nhưng thời nay làm avant-garde càng khó! V́ người ta sẽ bảo anh hoặc chống réalisme socialiste, hoặc conformiste vân vân! Rồi E.T. nói: réalisme socialiste chỉ là lƠ angle de vue, không phải là một phương pháp! Lê Đạt tán thành quan điểm này.

Tôi tranh luận với Đạt, chưa ngă ngũ. Lời đi tiếng lại, Đạt hỏi tôi: "Có chủ nghĩa Staline không?" Đạt nói: "Văn nghệ phục vụ chính trị có phải là caractère spécifique của văn nghệ đâu, v́ ngành nào, kinh tế, giáo dục vv... chả đều phục vụ chính trị cả!" Đạt nói nếu hiện thực là phương pháp th́ bó lắm!

"Bây giờ khó lắm!"

Tôi cũng nghĩ: quả là khó!

V́ cứ lư luận của E.T. th́ bản thân nó là một con dao hai lưỡi! Ai chả nhận ḿnh là avant garde được?

Ngoài ra, c̣n nhiều chỗ quyết đoán. Sao lại bảo làm avant garde thời nay khó hơn xưa? Sao lại bảo chỉ là lỗangle de vue?

Tôi chưa được đọc nguyên văn, mới nghe mồm Lê Đạt. Attention!

- Hoàng Cầm kể, có một học sinh gặp Cầm, nói đại ư rằng: ừ th́ các anh ấy thuốc phiện, đồi trụy, vv... nhưng sáng tác hay; bây giờ chuyển th́ thử sáng tác xem có hay hơn trước không?

Chắc anh học sinh đó là một thứ adepte entête của Nhân Văn, của tư tưởng tiểu tư sản mà thôi. Attention!

12-5

PHẽNG QUáN

Lâu lắm cu cậu lại ṃ đến ḿnh! Sau lớp học, cu cậu về nhà, nghĩ quanh nghĩ quẩn ra sao, bây giờ thấy cu cậu phản ứng!

Quán kêu nhiều nhất về việc "báo chí nó đánh mạnh quá!" Không riêng báo, mà những báo cáo mồm mới ghê hơn gấp vạn. Nào bảo Phùng Quán đă hủ hoá với Thuỵ An mấy lần! Nào nói sai cả hiện tượng đi, ví dụ TTửu nó nói trí thức là viên ngọc, th́ lại nói rằng TTửu nó kích Phùng Quán là viên ngọc! Hoặc nói rằng Trần Đức Thảo nó bảo Phùng Quán trả lời báo Nhân dân về bài "Nói thật", th́ theo Quán nói, "thế là oan nó", v́ ư định ấy là "do ḿnh"!

Ngoài ra, Quán c̣n kêu là do không khí và áp lực lớp học, nên Quán bốc. Ví dụ, đi tu đạo "n độ, th́ ḿnh nghĩ rằng, "các anh, ai cũng có chỗ bi quan, đi xem bói", mà bản thân ḿnh chả lẽ không có ǵ, mới bịa ra cái việc tu đạo ấy!

Lại như việc "cầm cờ đi biểu t́nh" Quán cũng bảo là "ḿnh nói vậy cho nó oai!" Chứ chả lẽ không có ǵ?

Và bây giờ th́ Quán nhận định là: "ḿnh chỉ có cái kiêu ngạo với lại vô kỷ luật! Có vậy thôi!"

Lại sụt mức đến thế nữa cơ chứ! Quán có vẻ chán nản lắm: "Không bao giờ lấy lại được!" Quán kêu là Quán ở một xóm lao động (Vân Hồ) mà người ta không muốn nấu cơm cho tên phản động Phùng Quán ăn nữa cơ chứ! Tôi nghe lạ tai, không tin, bèn hỏi:

- Thế bây giờ cậu ở đâu?

- ở... Quán đáp... vẫn ở Vân Hồ...

Tôi cười, không muốn lật tẩy cu cậu: thế nghĩa là, ở Vân Hồ vẫn ở được, tất nhiên vẫn phải có ăn chứ lị!

Phùng Quán lại kêu nhiều về việc đăng "lời thú tội bước đầu" của Phùng Quán ở tạp chí Văn Nghệ số 12. Sao lại thú tội, tự kiểm thảo chứ! Sao lại bước đầu? Sao lại không hỏi ư kiến ḿnh? Thế mà bảo rằng "không nói ra ngoài mọi việc của lớp học", mà bây giờ lại đăng cả lên vậy! Vân vân...

T́NH H́NH

Cuộc đấu tranh cứ lộn đi lộn lại từ B sang A, lại A sang B, báo chí cứ xoay đi xoay lại măi, cứ như một cái nồi khổng lồ của vô sản chuyên chính, ninh đi ninh lại cho nó dừ cái chủ nghĩa xét lại ra.

Tôi chịu cái h́nh phạt ấy, nhẫn nại và đau khổ. H́nh phạt của một người bị bung dừ. Không c̣n cách nào. Đây không phải là một sự trừng trị cá nhân; mà đây là "chúng ta" trừng trị một phong trào, một trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa xét lại... Tôi vừa là một tội nhân. Vừa phải cố tách ḿnh ra, làm một đao phủ thủ, hành hạ cái chủ nghĩa xét lại có thực trong tôi và đám Nhân Văn.

Hoàng Cầm đọc số 12 tạp chí Văn Nghệ, có vẻ run, thấy bị "trích", bêu ra công khai. Anh chàng sống cảm tính quá, giác ngộ cũng chỉ là một thứ "cảm tính phức tạp"! Thấy bị bêu đầu, anh chàng đặt vấn đề: "Có phải là từ lớp học, vấn đề đă bị nêu ra quá to không? Ḿnh vẫn ngờ ngợ ra sao ấy!"

Thanh Châu th́ bơm cái chán đời của anh lên! Con người ấy, cả đến cái sự bi quan cũng lại c̣n "bịa" thêm ra nữa cơ chứ!

Trần Lê Văn th́ ngơ ngác. Một thứ ngơ ngác có lợi.

Lê Đạt kêu "bị lănh đạo đánh giá quá cao". Anh kể là Nguyễn Sáng rất thích cái "cương lĩnh của liên đoàn cộng sản Nam Tư".

Bản thân tôi là một mớ nhiều thứ:

- tội chống đối tôi có thấy, song lại cũng thấy là "có cần phải bị bung quá dừ, quá dai dẳng trên báo chí thế này không?"

- xem xét một số tài liệu để ly khai hẳn với những cái gọi là "stalinisme", "stalino-rakonisme", "jdanovisme".

- lo nay mai, cải tạo lao động sẽ bị surménage! C̣n có tương lai ǵ nữa được! Surménage th́ tương lai tức là ở trong bệnh viện, nếu không phải là ở một nấm mồ nào đó...

Cái lo này là chỉ đạo, thời gian này, chờ "án"... C̣n sự "thấy ḿnh bị bung quá", nó lộn đi lộn lại, mờ nét, mông lung, măi sau mới rơ h́nh thù ra, tức th́ nó bị tôi dồn đánh ngay: nó chỉ là một biến tướng của tư tưởng làm martyr từ 3 năm nay mà thôi.

ÔNG BạN NAM Tư

Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư vừa buớng bỉnh thông qua một bản cương lĩnh, tinh thần và lư luận đối địch với Hội nghị Mátxcơva.

Về thế giới, Nam Tư không công nhận lư luận về "hai phe"; về ngoại giao, không công nhận Liên Xô lănh đạo, ngược lại c̣n gán cho Liên Xô là "bá quyền chính trị", với lại "bóc lột" các nước xă hội chủ nghĩa tiến chậm! Về nội trị, Nam Tư chống việc đề cao nhà nước vô sản chuyên chính, mà lại đ̣i phải đi ngay vào đường "tiêu diệt nhà nước", đồng thời giao quyền cho quần chúng và cho những quy luật tự phát của xă hội!...

Tức là quan điểm Nam Tư về các vấn đề căn bản đều nghịch với quan điểm của phe XHCN đă xác định ở Hội nghị Moscou.

Rất lạ, làm sao Nam Tư lại sẵn sàng gán cho Liên-Xô là bóc lột với thống trị, đồng thời lại hân hoan cám ơn sự viện trợ Mỹ (đă tới 800 tỷ đô-la)!

Đây không phải một coup de tête! Mà là một hành động có cân nhắc của Nam Tư, nhất là sau Hội nghị Mátxcơva, việc này chứng tỏ cái đầu óc của Tito nó cứng và bướng, bằng đá!

Như vậy, khả năng tranh thủ Tito, xem chừng mảnh lắm. Tito đă quyết đương đầu cái gọi là "chủ nghĩa Staline", và đă quyết đi con đường "kế tục Mác" của ḿnh kiểu ấy, th́ tương lai sẽ ra sao?

Không có ǵ tỏ Tito lui. Cũng không có ǵ tỏ rằng Liên-Xô và phe XHCN nhân nhượng!... Vậy kết cuộc sẽ ra sao?

Có lẽ lần này Tito sẽ bị một đ̣n nặng, một cái ǵ na ná năm 49 mất!

[...]