13-5

KHôNG KHí

Quang Pḥng nói với Quang Dũng về việc đấu tranh tư tưởng kỳ này:

- Ḿnh thấy là làm quá!

Quang Dũng xỏ lá, nháy mắt hỏi lại: "Sao?"

Quang Pḥng giật ḿnh, nói chữa:

- Ḿnh nói là làm kỹ quá! Tốt! Tốt lắm!

17-5

MIềN NAM

Miền Nam cắn lại trả thù cái đ̣n "công hàm" 7/3(31) của ta, bằng nhiều cách:

- ra tuyên cáo chĩa lại mũi nhọn vào Liên-Xô và Đảng

- phản tuyên truyền về việc đấu tranh Nhân Văn Giai Phẩm

Tin Chánh Thành bộ trưởng bộ TTX Thanh Niên của Diệm, đầu sỏ báo Dân Chúng, - hắn làm một chiến dịch xuyên tạc việc đấu tranh văn nghệ, tung tin 17 văn nghệ sĩ "dũng cảm" bị "Việt Cộng" bắt, in lại Nhân Văn Giai Phẩm, khuyên người ta nên đọc đó mà xem, "khỏi c̣n có ảo tưởng ǵ về sự tự do của Việt Cộng"!

Tóm lại, luận điệu chúng rất là Mỹ, nghĩa là vu cáo đến cynique, bịa đặt đến ngu si, gian ngoan đến lộ liễu.

Tôi bị cái nhục chúng nhắc đến trong số văn nghệ sĩ "dũng cảm" kia; tất cả số văn nghệ sĩ đó đều đă thấy rơ tội lỗi của ḿnh trong cuộc đấu tranh tư tưởng vừa qua. Tất nhiên mọi cuộc đấu tranh tư tưởng đều có cái gay go cần thiết của nó, nhưng đây là cái gay go của sự cứu vớt, cái gay go của t́nh yêu của Đảng, phải kiên quyết cứu số văn nghệ sị đáng giận kia ra khỏi cái cũi của chủ nghĩa xét lại. Đâu là chuyện bắt bớ, cầm tù? Có chuyện ấy, nhưng lại ở Sàig̣n, hàng chục văn nghệ sĩ bị đưa ra toà, chỉ v́ tội tự do ngôn luận chính đáng, họ đă nói tới vấn đề thống nhất, có vậy thôi! ở Hà Nội này, người ta lại khuyến khích việc đ̣i thống nhất, tha hồ thả sức mà nói!   ở đâu, có tự do yêu nước, tự do bàn đến số mệnh của Tổ Quốc, Sài G̣n hay Hà Nội? ở đâu, những văn nghệ sĩ chỉ v́ thi hành cái quyền công dân của ḿnh mà lại bị tù hàng loạt?

Sự thực, ở Hà Nội, ta có bắt 3 tên Nguyễn Hữu Đang, Minh Đức, Thuỵ An. Nhưng sao lại gọi họ là văn nghệ sĩ? Nguyễn Hữu Đang là một nhạc sĩ chăng? Hay một họa sĩ, một thi sĩ? Tuyệt nhiên không phải, cả đến gọi là phê b́nh hay nghiên cứu văn học cũng không phải. Nguyễn Hữu Đang chỉ là một thủ lĩnh chủ nghĩa xét lại, nhè những sơ hở trong văn nghệ nhảy vào mà phá, Minh Đức là một tên phá hoại làm nghề xuất bản, hắn vừa có cái căm thù chế độ miền Bắc, vừa có cái đầu óc buôn tên người, coi văn nghệ sĩ là những món hàng, nh́n văn chương thành ra những tệp giấy bạc lờ lăi, đánh giá sự hay dở của tác phẩm duy nhất trên tiêu chuẩn bán chạy hay không, quan điểm "best seller" trong văn nghệ!  C̣n Thụy An, đó quả là một mụ có viết lách tí tỉnh, song mụ bị bắt không phải v́ tội "cầm bút", mà v́ tội làm gián điệp!

Vậy th́, ai là văn nghệ sĩ bị bắt ở Hà Nội?

Đâu là chuyện "khủng bố"? Nếu nói khủng bố th́ ở miền Bắc này người ta không quen nói chuyện với văn nghệ sĩ bằng quả đấm hay lưỡi gươm luật pháp! Có cần nhắc lại không? Năm ngoái Tổng Thống đă nhờ đến du côn đem đá đến nói chuyện với báo Tiến Thủ thế nào? Năm nay mấy chục nhà báo ra trước vành móng ngựa của toà "bất công lư" Sàig̣n?

Ngược lại, ở Hà Nội, nên dùng chữ cứu vớt th́ đúng hơn. Bàn tay khoan dung của Đảng đă kéo những kẻ lạc đường ra khỏi cái tư tưởng độc địa của chủ nghĩa xét lại! Sao lại vu cho là khủng bố?

Un grand mensonge cousu de fil blanc !

21-5

MẫT CUẫC HẫI đàM Bỉ ặI

(Tử Phác kể)

Tử Phác kể về Văn Cao và Hoàng Cầm. Lắm chuyện lạ.

Hoàng Cầm từ lớp về, đâm buồn, và hối là đă tố bạn. Anh ta lại đi pum, nhà người anh họ, nhưng theo anh ta nói v́ "đến bất ngờ, họ kéo vào!" (Chú ư: bất ngờ mà lại bất ngờ những hai lần!)

Trong lớp, anh ta "tố" tợn, chắc tính rằng từ nay về là "dựa hẳn" lănh đạo. C̣n bạn bè cũ phen này là đi toi cả rồi. Song, trở về th́ thấy khác! Sờ vào lănh đạo cũng chưa thấy cái mấu nào mà víu cả! Mặt khác, Văn Cao lại vẫn thấy "đ́nh huỳnh"! Khả dĩ vẫn có thể là một cái tay vịn. Khổ thân cái kiếp anh chàng, suốt đời cứ quẩn quanh t́m cái cọc cho cái thân thể dây leo của ḿnh. Hoàng Cầm bèn t́m cách "trở về" với tiên chỉ. Cũng phải nói thêm, rằng ít lâu nay, thái độ của Phùng Cung (thằng Đang nó bảo: đéo mẹ thằng Hoàng Cầm, nó khai bố láo cả) hay của Hữu Loan (khi kiểm thảo trước cơ quan Hữu Loan 2 lần chửi xỏ: thằng Hoàng Cầm hèn nhát!), những cái đó làm cho Hoàng Cầm "nghĩ ngợi", nhụt cả kết quả lớp học. Vả cuộc đời, nó có cái b́nh thường "hỗn tạp" của nó, không giống không khí cách mạng của lớp học, cuộc đời Hà Nội đă ít nhiều làm "hả" Hoàng Cầm đi. Anh chàng một hôm viết thư cho Văn Cao, đại ư nói muốn thanh minh về chuyện lớp học, song nhà Văn Cao th́ nguy hiểm, th́ mời Văn Cao đến nhà ḿnh!

Văn Cao nhận được thư ấy, không biết nghĩ sao, bèn đi gặp Nguyễn Đ́nh Thi, đem việc ấy ra báo cáo, và xin chỉ thị "xem có nên đi gặp Hoàng Cầm hay không?"

Dĩ nhiên Nguyễn Đ́nh Thi không thèm ngăn cản một cái việc chẳng có ǵ là nguy hiểm mà phải xin chỉ thị ấy!

Văn Cao đến gặp Hoàng Cầm, phố Lư Quốc Sư.

Một cuộc "hội đàm" bỉ ổi bắt đầu. Hoàng Cầm khúm núm, nhận là ḿnh dát, bị đánh quá, mụ đi như "một con đồng", họ hỏi đâu th́ cứ phun ra tuồn tuột, không c̣n nghĩ ngợi ǵ cả nữa! Thế cho nên, khi về Hoàng Cầm "không dám đi gặp anh em" nữa, sợ bị trách, ngượng mặt! Tóm lại, tức là sau khi đă thành khẩn thú tội trước Đảng trong lớp học, th́ bây giờ th́ Hoàng Cầm lại thành khẩn thú tội trước "tiên chỉ Văn Cao"!

Văn Cao lên mặt hách. Anh hạch tội Hoàng Cầm, chẳng hạn: - pum th́ có phải là chống đối đâu, sao lại khai? Anh lại bảo là Hoàng Cầm tố điêu, để che giấu cái việc có "Đảng phái chính trị", đánh lạc lănh đạo đi về hướng anh! Hoàng Cầm th́ nói hiện tượng, Trần Dần th́ nâng lên "nguyên tắc", đều là cái "âm mưu che đậy cái tổ chức chính trị ấy". Anh lại nói là việc ấy, anh đă báo cáo lănh đạo.

Hơn nữa, anh lại c̣n cynique đến nước nói là: "Tao chỉ có tội chống Tố Hữu, chứ tao có chống Đảng đâu? Toàn là chúng mày làm đổ vấy cho tao! Sao không tố những điều tốt, tao đă khuyên răn chúng mày?" (Ôi chao, lại có điều tốt Văn Cao khuyên anh em nữa cơ chứ!)

 

 

Cuối cùng, Văn Cao bảo thẳng mặt Hoàng Cầm rằng tính mày hay mách lẻo th́ nhớ cho kỹ nội dung cuộc gặp hôm nay đấy, có mách th́ mách cho đầy đủ!

Cuộc hội đàm bửn thỉu ấy xong rồi, không biết Văn Cao có về báo cáo lănh đạo hay không?... Nhưng Hoàng Cầm th́ có: anh ta gặp Nguyễn Đ́nh Thi, báo cáo ra sao không rơ, nhưng cũng có thể đoán là anh ta chắc không báo cáo đúng về riêng cái phần của anh!

Tử Phác kết luận: Cả hai thằng đều như hai con đĩ rạc đĩ rời cả. Bửn hết chỗ nói!

Hôm sau, tôi gặp Hoàng Cầm, có cả Lê Đạt, ở Hội Nhà Văn. Tôi xạc Hoàng Cầm, sao lại làm thế, Văn Cao nó khinh. Cụ thể, là khi về, Văn Cao nó có rêu rao là v́ mày thấy Đảng vẫn bảo vệ nó, nên mày lại định xun xoe dựa nó! Việc gặp Văn Cao th́ không sao, nhưng nội dung không thể như thế được!

Xạc Hoàng Cầm xong, tôi lại xạc Văn Cao (chắc rằng những lời đó sao cũng tới tai anh). Tôi nói: Văn Cao không có cái quyền ǵ đi "hạch tội" anh em như thế! Đứng trên t́nh bạn hay trên lập trường Đảng, đều không có quyền ấy. Mà lại c̣n "vu" tổ chức chính trị cho anh em, thật là một sự vu khống rẻ tiền mà bửn thiủ!... Nếu như Văn Cao trách anh em là đă v́ dát, v́ hèn mà "tố" anh, lời trách ấy cũng chỉ là trách trên quan điểm vẫn đứng ở chống đối mà trách, dù sao nó c̣n có lư một chút! Chứ bảo là "tố điêu", là "đổ vấy" th́ hoàn toàn sai!

 

 

Sau đó, tôi cũng khuyên Hoàng Cầm, thôi cái sự pum đi. Thôi cái sự lắng quắng đi t́m chỗ dựa kiểu ấy! Mà bây giờ chỉ có một con đường "dựa hẳn vào lănh đạo, c̣n bạn bè th́ chỉ là chỗ giao du t́nh cảm, đứng đắn mới được! Không nên tiếp tục cái lối "thành khẩn" đó với "tiên chỉ"!

Nhân câu chuyện, Hoàng Cầm có hỏi, tôi mới nói rơ cái việc tôi đă "tố" Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng là nghĩa làm sao?

Thực ra, trước khi Hoàng Cầm báo cáo, tôi dự định là giữ Văn Cao và Đặng Đ́nh Hưng lại, như là "giữ lại một nửa thành phố, chỉ đầu hàng một nửa", để sau đây về th́ sẽ c̣n chỗ làm ăn, sẽ cải tạo hoà b́nh thôi, như vậy khỏi bị bĩ thế quá. Nên báo cáo tổ, bị hỏi, bị dồn, bị truy nữa, tôi vẫn giấu quanh, không chịu thúc thủ cái một nửa thành phố đó!

Đến lúc Hoàng Cầm báo cáo, tức là Hoàng Cầm "rendre" hai ông bạn quư đó rồi. Phan Vũ lên tố thêm Văn Cao. Lê Đạt th́ chỉ xác nhận, tố thêm tí tỉnh, c̣n bao che Đặng Đ́nh Hưng nhiều. Hơn nữa, qua báo cáo Hoàng Cầm và Lê Đạt th́ tôi "được" đưa lên mũi nhọn, "được" hội trường chờ đợi rất ghê!

Băo lúc ấy chầu chực trên đầu lâu tôi!

Tôi phải tính kế, vừa thoát thân, vừa thoát cho 4 thằng đang bị dồn đánh ghê gớm (Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Tử Phác), vừa để sao cho Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng hiểu ḿnh, qua cái ư ngầm của bản báo cáo!

Cụ thể, tức là tôi nghĩ rằng: "Bây giờ chỉ c̣n con đường duy nhất, là đầu hàng Đảng. Không có con đường khác. Mà đă hàng th́ hàng thực sự, về sau mới thực sự trời êm bể lặng được. Thế nào là hàng thực sự? Hàng thực sự là: mỗi người phải ra mà gánh lấy cái phần băo, do chính trách nhiệm ḿnh gây ra! 4 thằng đang chịu cái trận băo đó rồi, c̣n hai ông anh Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng th́ xin nhờ đến vai hai ông, mang vác lấy cái phần của các ông! Chẳng lẽ mà ai nhận vơ lấy cái phần đó được! Gọi là cái nghĩa đồng sinh đồng tử! Nếu các ông nhận được ra điều đó, th́ trở về với Đảng cả, lại c̣n bạn c̣n bè. Làm ăn tử tế, th́ về sau, tội được nhoà đi, cả 6 thằng lại khá giả cả. C̣n như ông anh nào không hiểu, vẫn khăng khăng ở đường cũ, mà trách oán nhau th́, đó, thôi, aurevoir, mỗi người tự chọn lấy số phận của ḿnh!"

Đến giờ tôi vẫn cho chủ trương đó của tôi là đúng, nó có cái lương thiện và thông minh của nó. Đứng trước Đảng, trước bạn bè, tôi không có ǵ phải nghĩ lại cả.

Thực tế đă chứng minh cho giá trị chủ trương đó. Quả nhiên: ngay trong lớp học, băo cũng đă ngàn đi dần dần trên đầu 4 thằng, và sau khi chuyển mạnh sang đầu 2 thằng kia ít bữa, rồi nó cũng ngàn đi.

Đến sau lớp học nữa, thằng nào cũng đều được sống trong một không khí được giải vây tương đối dễ thở. Với thời gian, chắc nó sẽ càng dễ thở hơn.

Chỉ có cái là trong bộ 6 th́ có một sự phân hoá của trách móc, hằn thù... Hoàng Cầm có vẻ khổ! Lê Đạt tự cho ḿnh là oai nhất, "đúng nhất, vừa mức nhất, không vấy cho ai!", Lê Đạt cho tôi là "quá mức!", Đặng Đ́nh Hưng th́ kẻ cả: "Tất nhiên có chuyện đó, nhưng đă thuộc lịch sử rồi!" Tử Phác khó hiểu, vừa ghét Hoàng Cầm, vừa ghét Văn Cao mà vẫn nối lại một phần, c̣n đối tôi th́ lại bảo là: "anh ghê nhất, anh giỏi nhất!"

Tóm lại, có một sự lục đục phức tạp và vô nghĩa lư chưa thể kết luận ra sao.

Riêng tôi nghĩ: một sự lục đục tất yếu, ở đó sẽ nẩy ra một sự phân hoá rất tốt, đồng thời cũng sẽ nở ra một sự đoàn kết lành mạnh. Bộ phận nào thực sự đi với Đảng sẽ đoàn kết nhau làm liên minh. Cá nhân hay bộ phận nào đó đi với Đảng hai mặt, hai ḷng th́ sẽ phân hoá, mà nên có sự phân hoá đáng mừng ấy.

25-5

Bây giờ, trong văn nghệ chỉ c̣n một centre de gravité, một trung tâm lực: Đảng!

Đó là một thu hoạch lớn của cuộc đấu tranh tư tưởng vừa qua. Nó chấm hết cái t́nh trạng "Xuân Thu Chiến Quốc" trước, nát bét, dăm bè bảy mảng. Bây giờ, mọi người đă lục đục quay về tập hợp quanh Đảng.

Chính v́ vậy, lănh đạo có một trọng trách, khó và nặng nề, nếu không hơn trước th́ cũng khác trước. T́nh h́nh hiện nay là một thứ hỗn tạp mới:

- chủ nghĩa xét lại, khuynh hướng bôi đen đang bị đánh tan tác; bên sự đầu hàng thực sự đó đây c̣n có kẻ trá hàng.

- chủ nghĩa giáo điều, khuynh hướng bôi hồng đang nhăm nhe ngóc dậy. Đó đây có ḷ mặt chủ nghĩa cơ hội, thính mũi mà vô tài.

Văn học đang có cái nguy cơ hạ giá trị, nguy cơ ca ngợi một chiều, chạy theo sự cần thiết trước mắt, nguy cô bôi bác, và nhất là nguy cơ tràn ngập tác phẩm xoàng, phỉnh nịnh Đảng.

C̣n cái nguy cơ xét lại đă bị đẩy lùi, tới cái mức: không thể nào ḥng phản công lại dù dưới h́nh thức tinh vi nào. Có chăng chỉ là lẩn lút, nổ bằng mồm dăm ba quả ḿn muỗi c̣n vương sót lại trên chiến trường, không tài nào thu dọn hết! Có vậy thôi.

Những điều đó chắc lănh đạo cũng có nhận định; tôi e rằng lănh đạo có chiều lỏng tay với chủ nghĩa giáo điều và cơ hội chăng?

Đây là lúc rất tốt để phát huy đoàn kết, chứ không phải phát huy hằn thù.

Phát huy cảnh giác, không phải phát huy sự nghi kỵ bỉ ổi.

Phát huy sự sáng tạo chân thực, trung thành sự thực, không phải phát huy chủ nghĩa phỉnh nịnh rẻ tiền, không phải phát huy chủ nghĩa xoàng xĩnh, miễn là bôi hồng, c̣n tha hồ cẩu thả.

Riêng những người Nhân Văn Giai Phẩm, tôi thiết nghĩ nên phát huy sự hối lỗi và cải tạo chân thực, không phải phát huy chủ nghĩa cơ hội, tinh thần lập công giả dối; cũng không phải phát huy chủ nghĩa buông tay thả mặc. Đối họ, nên lịch sự hơn, mày tao chi tớ nhiều quá rồi, v́: nên phát huy tự giác, chứ không phải phát huy sự phẫn trí của người bị sỉ nhục... Lănh đạo có phải cùn lư đâu mà phải giở những ngón tục tằn? Chủ nghĩa nhân đạo không cho phép đè nén, lăng nhục ai, dù một người có tội nặng! Bên ta, một con người xấu nhất, vẫn xứng đáng gọi là ông, là anh, nếu không gọi là đồng chí. Dùng sự sỉ nhục để cả tạo người ta, không thể là một phương pháp cách mạng: v́ nó hết sức phản khoa học, phản trí thức.

Đừng bao giờ nữa trở lại cái thời gọt đầu bôi vôi!

VăN CAO

Trong lớp học, lúc bị đánh dữ, Nguyễn Sáng có bảo tôi là: Văn Cao nó buồn lắm, không khéo nó tự sát mất, hôm qua nó đă nói ra mồm như thế rồi!

Vậy Nguyễn Sáng thành thật lo lắng. Tôi hiểu chất Văn Cao, nên đáng lư phải lo, th́ tôi lại chỉ cười thầm.

Sau lớp, anh chàng vẫn c̣n cố giữ cái thế "tiên chỉ" trong sự thất thế. Anh nhận định, chê trách người này, ban khen kẻ khác. Chẳng hạn, Tử Phác th́ được ban chữ " propre", Lê Đạt chữ "digne". Hoàng Cầm bị ghét, có lẫn khinh. Tôi bị tiên chỉ ghét, oán và căm nữa. Hơn thế, Văn Cao c̣n hách dịch, đi hạch tội cả Hoàng Cầm.

Thời gian này, cửa hiệu Văn Cao vắng khách. Không ai dám đến đèn nhanh cúng vái, vị thủ từ nghĩa sao? Buồn làm sao? Và trách oán những ai? Có khi nào tự trách ḿnh không?

Một mặt khác, đối lănh đạo, Văn Cao lại có cái sen khác. Anh tỏ ra ḿnh tiến bộ, và anh mè nheo, dựa trên cái thế Tiến quân ca. Lê Đạt đưa lên h́nh ảnh: "đối Đảng, anh chàng như một con đĩ, v́ Đảng chót lỡ khi xưa có quan hệ với anh, có con có cái rồi, nay anh chàng cứ dắt con đến mà kêu rên, ăn vạ Đảng!"

Anh cứ tuyên bố rất đĩnh đạc là: "Đảng bảo vệ tao!" Rằng: "lớp học đang được trên đánh giá lại, v́ phương pháp phát hiện CCRĐ th́ không đảm bảo kết quả là hoàn toàn đúng" vv...

Anh cũng biết rơ, đối lănh đạo, cái điểm có thể mè nheo được, chứng cớ là khi kiểm thảo, anh nói: "Đảng khai trừ tôi, th́ đối với cái Tiến quân ca của tôi thế nào?" Quả, thật đúng là một sự rày rà, nhưng như mọi sự rày rà, nó cũng vẫn có mức độ của nó thôi, nếu Văn Cao vượt chân qua mức ấy, th́ sự rày rà đó sẽ không c̣n được xét đến nữa.

Tử Phác nói: "rất lạ, là nó cứ nói với ḿnh, rất cynique rằng, nó xưa nay vẫn là người tiến bộ, theo Đảng! Kỳ thế cơ chứ, bao nhiêu lần pum, ăn uống, nó nói những ǵ, bây giờ nó làm như không có cả! Mà nó lại rất thành thực cơ chứ!" Văn Cao quên thực hay sao? Đặng Đ́nh Hưng bĩu môi, ś một cái: "Quên!... Nó thiếu probité th́ có!"

Đang lúc kiểm thảo ở cơ quan, th́ tiên chỉ đi pum. Tất nhiên là lănh đạo phải biết! Một tối anh ṃ đến Tố Hữu. Tố Hữu hỏi:

- Có c̣n chống đối không?

- Thôi rồi, Văn Cao nói.

- Nhưng pum th́ vẫn c̣n chứ? Tố Hữu hỏi độp một cái. Khác ǵ một cái tát.

Văn Cao choáng người, cười xoà, thú nhận và xuê xoa:

- Có một lần... H́...

- Đă mắc chưa?

- Chưa... H́... Buồn quá th́ lại đi... h́... chứ chưa mắc! H́...

Văn Cao về, kể lại chuyện ấy, có vẻ khoe cái sự thân mật của ḿnh với Đảng, đến được cái độ ấy.

"Rồi trước khi nhận là có chống đối Đảng, -Văn Cao kể-, th́ ḿnh lại đến nhà mụ Đức. Vừa thấy ḿnh, mụ Đức đă kêu lên: "ối giời ơi! Cái mặt ông cứ ĺ x́ ra thế kia ḱa! Giời hởi giời!... Thôi thế th́ ông nói ra một câu đi, ông cứ giữ lại làm của làm ǵ, ông nói ra một lời đi, bây giờ cả nước mong chờ một lời ông nói đấy!"... Mụ Đức nói thế, nên về ḿnh mới chịu nhận là chống đối Đảng đấy chứ!" 

Tức là Văn Cao đă lại đi bói, xem có nên nhận tội hay không! Mà bói với toán ǵ, sao lại kỳ lạ thế!

Hoặc giả Văn Cao có bói thật, hoặc giả bịa ra, hoặc bói thế khác, về lại kể ra thế vậy!... Nhưng biết làm sao? Anh chỉ c̣n có "sự tưởng tượng" để an ủi ḿnh, chúng ta cũng nên giầu ḷng bác ái để cho anh c̣n cái quyền tự huyễn hoặc ấy... Tôi có cái cảm giác đứng trước một tay đại phú đang ngồi trên đống tro cả cái cơ nghiệp bị thui sạch, ngồi đó ôm một cái lọ cổ mà thở than cái huy hoàng cũ.

31-5

HOàNG CầM RA TOà

Tháng 4 năm ngoái, Hoàng Cầm phát đơn toà án, kể xấu vợ cả (cô Xuyến), và đ̣i ly dị. Đâu như là theo gương Đặng Đ́nh Hưng, và có cả ư kiến của mưu sĩ đó nữa th́ phải. Hoàng Cầm và Hoàng Yến lại đi gặp cả nữ luật sư VtHiển nữa. Không hiểu hỏi luật ra sao, chỉ biết là từ đó hai người có vẻ chắc mẩm.

Song toà cứ ngâm đơn đó măi, chưa xử.

Tới nay, toà mới xử. Đang lúc đánh Nhân Văn dữ dội, ôi chao, công lư lúc này mới nghiêm sắt làm sao. Sự thể thế nào?

Chị Xuyến có đơn kiện Hoàng Yến, là quyến rũ chồng chị, tức Hoàng Cầm. Chị ấy lại không kiện chồng, cao kiến đó là tự chị hay do sự mưu tính của ai, nếu có thỉ phải chăng là do anh chị?

Nhận đơn này, nhân dịp đánh Nhân Văn, toà đem án ra xử, một buổi chiều nóng nực tháng 5. Hoàng Cầm, Hoàng Yến đều ra hầu kiện. Các báo đều có phóng viên, như Thiều Quang chẳng hạn.

Phiên toà găng lắm. Đây là một bài học về đạo đức yêu nhau. BsNguyên lên kể tội Hoàng Cầm: Nào "cô hàng xén răng đen", nào "cười như mùa thu toả nắng", Hoàng Cầm ngờ đâu thơ anh lại "vận" vào anh khớp thế!

Chánh án cho Hoàng Cầm nói rất ít, gần như chỉ cho trả lời bằng chữ "có" hay "không". Ví dụ: "hỏi anh rằng, khi về Hà Nội, anh có gian díu với một người đàn bà đă có chồng không? Anh không cần nói dài, chỉ cần trả lời là có hay không thôi!" Hoàng Cầm tất nhiên đáp: "Có!" V́ việc ấy có thật. Lại hỏi: "Anh có nhận thấy việc anh làm là bất chính hay không?" Hoàng Cầm: "có", vv... Tức là rất gọn, và rất rơ. Chân tướng phơi trần ra.

Cuối cùng toà tuyên bố: 1) bác đơn xin ly dị của Hoàng Cầm,  2)không công nhận việc kết hôn giữa Hoàng Cầm và Hoàng Yến, coi đó là một việc không hợp pháp. (Không hợp pháp nghĩa là phạm pháp.) Hộ khẩu sẽ sửa lại cái việc ghi hộ tịch sai lầm ấy.

Hoàng Cầm ra về như một cái tă.

Anh chàng đọc Kiều. Ngâm mấy câu thơ "Hăy đi măi" như "khi thế kỷ rung chuông lừa bịp"(Ôi!  Anh có cảm giác bị lừa, ai lừa anh thế? Mà khi tôi làm câu thơ kia, tôi không hề nghĩ rằng làm để bênh vực cho anh!)

Sớm sau, Hoàng Cầm đến cơ quan, diện mạo suy đồi hẳn. Anh có những nụ cười sượng sùng mà hằn học, những tia mắt căm tức, những cử động không tự chủ, nhưng bao trùm tất cả là cái dáng dấp một người thất vọng lớn, bộ điệu rụng rời: anh rũ ra, hơn một cái tă!

Lúc anh thốt ra: "Công lí ǵ? Chẳng c̣n công lí ǵ nữa!" Lúc đột nhiên anh hỏi tôi: "Thành thật có lợi ǵ không hử mày?" Lúc anh phân trần "nhiều điều nói láo. Vu khống. [...]" Anh xoè cái tay, xỉa ẽo ợt một cái: "Vẫn biết là bất chính, nhưng về sau ḿnh đă xây dựng đứng đắn thế nào!" Anh ức lănh đạo: "họ không thành thực. Đùng một cái, như thế!" Có lúc anh lại oán Đặng Đ́nh Hưng: "V́ ḿnh nghe nó, đưa đơn ra toà nên mới đến nỗi này!" Cũng có lúc anh trách anh: "Đang lớp học, toà đă định xử. Lúc ấy chưa đánh to như bây giờ. Giá lúc ấy ḿnh đừng đề nghị hoăn lại sau lớp học, cứ để xử ngay, th́ không bị thế này... Chỉ v́ ḿnh không có mưu mẹo, tính toán ǵ hết. Tại ḿnh thành thực quá!" Sự phân tích thiên tài ấy, Hoàng Cầm nhắc đi nhắc lại vô số lần. Chẳng hạn, tôi hỏi anh về việc viết thư cho vợ cả, có câu "Anh yêu em v́ hoàn cảnh kháng chiến và v́ nhục dục", việc ấy có hay không? Hoàng Cầm hơi chau mày, thú thực: "Chỉ tại ḿnh thành thực quá!... Chứ một thằng có mưu mẹo, đời nào nó lại viết như thế? Thành thực chẳng có ích ǵ!" Cả đến lúc đi giải, anh cũng quay nghẹo đầu sang phiá tôi, vừa đái vừa triết lư về cái thuyết "thành thực" ấy: "Ḿnh đối lănh đạo th́ thành khẩn hết sức, mà các ông ấy lại cứ nói dối với ḿnh!..." Và anh chép miệng: "Lần này ḿnh trưởng thành thêm lên!"

Lê Đạt th́ cứ hô hố: "Cái lối làm như thế sỉ vả, ḿnh không tán thành!..." Anh nhăn mặt một cái, rúm cả mũi lại, như một con khỉ thấy cái món mắm tôm nó kinh tởm, song, sự kinh tởm chưa kịp kinh tởm hết, th́ Lê Đạt đă khoái trá tuyên bố: "Ḿnh... thương nó lắm!" (không biết sao lại thương một cách khoái trá như thế?)... "Cái việc lănh đạo ḿn cái cầu Hoàng Yến đi, không cho anh chàng trở về đó, th́ ḿnh cho là đúng. Nó sa lầy ở đó... Ḿnh cũng mong cho nó thoát ra... Không biết ông anh nghĩ thế nào, c̣n đàn em nông nổi th́... em nghĩ như vậy." (Lê Đạt có cái lối xưng "đàn em", cứ như bố người ta vậy!) Lê Đạt đang phân tích vậy với tôi, th́ Hoàng Cầm chợt vào, Lê Đạt chợt như một đứa trẻ bị bắt quả tang ăn vụng. Anh chàng len lét, trở về bàn, ngồi đọc Guerre & Paix.

Hoàng Cầm mom men đến, ngả ngốn trên bàn, tâm sự với Lê Đạt. Tôi nghe xa chỉ thấy lơm bơm, những tiếng cười hô hố của Lê Đạt, ṛn ră điểm cho những lư lẽ của anh: "ḿn cái cầu ấy đi"... "không cho anh trở lại cái hố ấy"... "thế là phải"... "c̣n về sau thế nào không biết"... "theo tao, ḿn cái cầu ấy đi là có lợi cho mày". (Lê Đạt khoái trá nhắc có đến 10 lần cái chữ "ḿn cái cầu")... "rồi về sau, đi thực tế về, suy nghĩ kỹ rồi, b́nh tĩnh rồi, th́ lúc đó, tùy theo, cũng có thể đặt vấn đề lại, chứ không phải là không!" vv... Đặc biệt là Lê Đạt cười tướng lên và nói một câu rằng: "Tính cậu hay báo cáo, nói ra rồi cậu lại báo cáo sai tinh thần đi! H́...H́...", Hoàng Cầm ngượng, lắc đầu: "Không! Ḿnh trưởng thành rồi!"

Hoàng Cầm nghe xong, ra chỗ tôi, đành ḷng mà nói: "Lê Đạt nó phân tích, ḿnh cũng đồng ư!"... Xong anh lại than phiền: "Các ông ấy cho ḿnh là đứa bạc t́nh phụ t́nh dễ như chơi. Có phải đâu! Ḿnh yêu không tính toán... Mà bây giờ ḿnh đă xây dựng gia đ́nh hẳn hoi trên tư tưởng lâu dài, ăn đời ở kiếp!" Tôi gật đầu: "Con người ta mỗi tuổi mỗi khác." Lê Đạt hề hề: "nói vậy, chưa hết đâu, ông anh th́ có đến sáu, bảy mươi cũng chưa hết." Hoàng Cầm căi lại: "Ḿnh yêu Hoàng Yến thật. Định bạc đầu trọn t́nh thật..."Tôi lại nhắc lại: "Mỗi tuổi mỗi khác, chứ không nhất thiết cứ phụ t́nh thường xuyên măi..." Xong tôi lại bảo: "cậu đa t́nh th́ đúng hơn!" Hoàng Cầm có vẻ thích, anh lại phàn nàn tiếp: "các ông ấy đánh giá ḿnh thế mới bỏ mẹ người ta chứ... Chắc cho rằng ừ th́ cắt đứt, nó cũng đau, song cái thằng t́nh phụ quen rồi th́ cũng chỉ dăm bữa nửa tháng là xong!... Đánh giá thế th́ chết ḿnh!"

Rồi không hiểu làm sao, anh lại nẩy ra một ư nghĩ thật là kỳ diệu nữa, rằng: "có lẽ các ông ấy cho ḿnh là thằng ngoan ngoăn, dễ cải tạo, nên mới làm thế!" Tôi bật ph́ cười, ư nghĩ mới ngộ làm sao! Lê Đạt chạy đến, vừa tự ngắm nghía trong cái gương tủ đứng (!) vừa hỏi: "Cái ǵ?" Hoàng Cầm lại xỉa tay ơng ẹo nhắc lại: "Ḿnh vừa nói ra một cái ư mới nữa, là, có lẽ các ông ấy cho ḿnh là dễ cải tạo nên mới giải quyết thế!" Lê Đạt phá lên cười, thiên tài như anh cũng không thể nghĩ ra được một cái ư như Hoàng Cầm thế...

Rồi Hoàng Cầm chán nản, nói "chỉ c̣n tự tử là xong", anh nói cứ trơn tuột đi, nên tôi buộc ḷng không tin. Rồi anh lại kêu vô sản chuyên chính găng quá, và le socialisme est fait lỗhomme et non lỗhomme par le socialisme vv. Nghĩa là, một số những luận điểm cũ lại lộn về với anh... Lúc năy anh nói đồng ư với cái chuyện "ḿn cái cầu" do Lê Đạt nghĩ ra, nhưng qua câu chuyện chẳng thấy sự đồng ư ấy ở chỗ nào cả.

Mà anh chàng lại có một cái chủ quan kỳ dị, là anh cứ mè nheo sao lănh đạo "giải quyết" cho anh, trước khi đi thực tế, để anh được "yên tâm!" Thật là một em bé giơ tay kều mặt trăng! Giải quyết cho anh yên tâm th́ chỉ có cách xoá cái bản án mới tuyên bố có cách đây mấy hôm, chưa ráo mực!

GặP đỎNG CHí CươNG

Chiều thứ bảy, đồng chí Cương gọi "anh em" đến, đồng chí Cương lịch sự gọi là mời. Anh em đến gần đủ số. Phan Vũ ngồi, đầu cứ cúi xuống, tôi thấy một cái gáy trăng trắng trên cái cổ áo sơ mi hôm đó sờn cổ (mọi khi th́ sơ mi Phan Vũ không bao giờ là sơ mi sờn cổ cả). Hoàng Tích Linh yên lặng, mặt như sáp nhẵn ĺ, con mắt cận gằm xuống, cố ra vẻ hiền từ. Tử Phác nửa chừng mới đến, gầy hết chỗ gầy, mặt như một cái xương khô khẳng, cậu lững thững đi vào, chọn chỗ cửa sổ ngồi, thong thả cuốn thuốc lá. Lê Đạt ngồi ghế bành, lợi dụng thời cơ, đả lẻ của anh NgvTư mặt bẹt một điếu thuốc Thăng Long I. Đặng Đ́nh Hưng măi sau tôi mới trông thấy, ngồi một góc, mặt cynique nh́n "lănh đạo".

Trước buổi gặp này, có lắm tiếng "ś sầm", chủ yếu do Thanh Châu thả ra. Theo anh th́ Vĩnh Mai đi họp Đảng về bảo rằng, kỳ này đi thực tế, lănh đạo sẽ cho mỗi người 4 vết(32)! "Bằng lương một anh lái máy cày rồi c̣n ǵ! Phần tử mà được vậy đă là may!" Thanh Châu đặt vấn đề: "4 vết th́ mày có đi được không?" Anh nói: "Xin về nhà kiếm ăn vậy!" Thái độ anh lo lắng thành thực, nhưng đó là một thứ thành thực ít nhiều "bịa" thêm ra!

Tin ấy gây hoang mang, lo nghĩ ít nhiều. Tôi cho là nó vô lư, vậy mà vẫn lo. Nhiều anh em khác cũng vậy.

Lănh đạo gặp anh em là đúng lúc. Đồng chí Cương ăn nói lịch sự, người cán bộ chính trị đó trưởng thành hơn xưa khá nhiều. Cách ăn nói vừa thực, vừa giản dị, làm người ta tin được. Đồng chí nói đại ư: "Sợ không gặp, anh em không được biết nghị quyết Đảng, nghe vớ vẩn mà đâm ra nghĩ ngợi! Trung Ương có chỉ thị cho chúng tôi: ổĐă nói cải tạo, th́ cải tạo thực bụng đến cùngỗ. Chúng tôi tích cực chấp hành chỉ thị đó. V́ vậy không giải quyết theo như một số đề nghị là giải quyết nghiêm khắc! Chúng tôi mời anh em đi thực tế 6 tháng, cơ quan vẫn đài thọ. Trước khi đi, th́ mời anh em học một lớp 1 tháng. Chúng tôi đang cân nhắc, nên chia anh em vào các tổ, hay tập trung làm một tổ riêng... Kỷ luật th́ do các Hội bàn, nếu nặng quá, chúng tôi sẽ có ư kiến, rằng: t́nh h́nh này, không nên làm gắt gao quá! C̣n nếu kỷ luật vừa, hay nhẹ quá, th́ chúng tôi thôi, không có ư kiến." vv...

Buổi gặp thoải mái.

Những  ấphần tử" chả đang chờ đợi ở lănh đạo một sự ǵ "nặng nề" hơn, nay thấy "biện pháp" dễ chịu quá, thích hợp với t́nh trạng "đă xa rời hoặc đă không lao động" của số đông!

Đi 6 tháng nó như một cái cầu bắc để thí sức, để tới những cuộc đi lâu dài hơn. Lê Đạt gọi đó là một cái baptême de sueur!

Hữu Loan th́ lại vẫn cứ muốn xin ra biên chế, về quê: anh chả đă quen làng, muốn tự lập làm ăn, khỏi bị sự phiền nhiễu với lănh đạo.

9-6

LỚP H̉C "THấI KỮ QUá đẫ" đă đưẻC 1 TUầN.

Ngoài một số như Văn Cao, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, Quang Dũng... đem gài vào các tổ khác, c̣n tất cả tập trung vào một tổ 13 người.

Mạnh Phú Tư tổ trưởng. Trần Lê Văn trước ở tổ khác, hôm sau lại điều về tổ này.

Việc đánh đống lại trong một tổ như thế, hồi đầu, gây trong các  ấphần tử" một số suy nghĩ không được tốt lắm. Bản thân tôi thấy như thế sẽ đào sâu thêm cái hố chia rẽ, đă khá sâu sắc, giữa đám Nhân Văn và mọi người. Tức là, nhấn mạnh thêm cái scission, đáng lư cần xoá dần! Chu Ngọc, đến cuối tuần, c̣n kêu về cái việc chia tổ đó, nhưng kêu một cách khéo, là: phát biểu dễ bị cười, với lị một đống như thế này, dễ "trở lại" cái t́nh trạng ăn nói bố láo tai hại trước!

Song qua ít ngày, đa số lại nhận thấy cái mặt tốt khác của việc tập trung phần tử như thế: sự học tập nó tự do tư tưởng hơn là đem gài lẻ vào các tổ.

Kể ra, chia tổ như vậy là thể hiện ra sự  ấphân biệt đối xử" thật! Song đó là một sự phân biệt đối xử cần thiết, và có lợi trong t́nh h́nh c̣n ngang ngổn này.

Lê Đạt từ thứ Năm trước, làm việc liên miên với đồng chí công an, đâu tên là Miên (hay Châu?). Đây là một sự khai thác thêm tài liệu về bọn Đang & Thụy An, - đồng thời cũng là một sự giúp đỡ thêm cho Lê Đạt, nh́n kỹ lại những ngóc ngách sự quan hệ và ảnh hưởng cũ. Nghe đâu rồi cả Hoàng Cầm, cả tôi sẽ đều có những buổi làm việc tương tự.

Hoàng Cầm đề nghị gặp đồng chí Tố Hữu làm ǵ? Hôm nay, một đồng chí nào đó (inconnu!), gặp tôi ở cầu thang lớp học, bèn "à", vồ lấy, nhắn tôi nói với Hoàng Cầm là: "đồng chí Tố Hữu bận không gặp được! H.C có ǵ th́ gặp đồng chí Cương!" Do đó tôi mới biết chuyện Hoàng Cầm đ̣i gặp đồng chí T.H ấy! Cái anh chàng thật là không biết điều! Chắc lại mè nheo vợ con gia đ́nh chi đây. Một tí việc cũng đ̣i lên tận đồng chí Tố Hữu! Sự mè nheo nào cũng có cái ngu của nó.

Từ một tuần nay, trong các phần tử, có xuất hiện một nét bất ngờ là: ham học! ít nhiều ai nấy đều thành thực có cái t́nh cảm đă nguội lạnh từ lâu ấy!

Bản thân tôi thấy có một cái ǵ nó đang khôi phục lại trong người. Học lư luận bây giờ nó lại có cái thú vị, như hồi xưa, khi tôi bắt đầu vào cách mạng! 3 năm nay đă tưởng không bao giờ c̣n muốn trở về với "sách", với "nguyên lư" kinh điển nữa rồi!

Bản "Nguyện vọng" tôi viết là: - hướng lâu dài tôi muốn công nhân hoá, dùng đó mà cải tạo, và viết, - hướng 6 tháng sắp đi thực tế này, tôi muốn là 6 tháng học nghề, tập sự nghề mới, cụ thể là học "máy nổ" ở nhà máy dệt Nam Định hay Ḥn Gai!

Liệu lănh đạo có chuẩn cho không?

Tôi muốn chọn một nghề thợ nào đó, nó đ̣i hỏi kỹ thuật hơn là sức người, nó đ̣i hỏi thạo sử dụng máy móc hơn là bắp thịt: - có vậy sức tôi mới đương nổi lâu dài

Nguyện vọng ấy có phải là một sự bốc đồng tiểu tư sản hay không?

Cũng có thể, một phần nào. Song không phải là chính. Tôi đă suy kỹ:

Đối tôi, đường ấy có lợi, để tiêm cho tư tưởng và ng̣i bút tôi một cái ǵ thực sự là cuộc đời, là cái mới!

Vả, đó là đường duy nhất, thích hợp với điều kiện tôi. Tổ chức xă hội XHCN bản sắc của ta sẽ đưa đến tổ chức văn nghệ khác. Lănh đạo đă nói rồi: Sau đây, văn nghệ sĩ chỉ có: 1) trong biên chế văn nghệ, rất ít (tôi chắc hẳn là không có tôi trong số rất ít đó), 2) không ở biên chế, viết mà sống (tôi cũng chưa thể đi đường này, v́ lẽ viết c̣n khó mà dùng được), 3) ở biên chế một cơ quan, một xí nghiệp, một nông trường vv... nào đó, sống bằng lương ấy. Tôi chọn con đường này, tương đối hợp tôi nhất, gần như là duy nhất hợp tôi.

PHẽNG QUáN

Quán ở Nghi Tàm, cùng dân đi đánh cá (theo Quán khoe). Khi kiểm thảo ở Pḥng Văn Nghệ, Quán về phản ứng kịch liệt, viết thư lên trên, khiếu nại về việc bị sỉ vả quá đáng. Nghe đâu có một anh nào đó kêu là: trước ở cùng buồng Phùng Quán, anh cứ bị mất cắp luôn! - Phùng Quán chửi lại: "Chính tôi là người bị mất cắp nhiều nhất trong cái Pḥng Văn Nghệ này! Các anh ăn cắp của tôi!" Kiểm thảo đến nước thế, thật là một chuyện chỉ có Quán với những anh nào đó ở Pḥng Văn Nghệ bộ đội, mới có thể xảy ra được!

Đi học lớp Thời kỳ quá độ, Phùng Quán từ chối, không nhận phụ cấp lănh đạo cho. Không hiểu sao, Quán lần này lại tự ái vậy? Lănh đạo xếp anh vào tổ bộ đội, song, ra vào trạm gác khó, nên anh lại được xếp vào tổ khác.

Hiện nay, Quán nói với tôi là muốn vào Quảng B́nh, làm một việc ǵ đó mà sống. Cắm rễ ở đó vĩnh viễn. "Đảng cứ nên coi ḿnh là một người dân thường. Ḿnh không muốn được sự giúp đỡ nào đặc biệt. Đảng giúp đỡ toàn dân, ḿnh cũng như một người dân, Đảng giúp đỡ đến mức ấy thôi. Chứ đi 6 tháng ḿnh không thích!"

17-6

PHAN Về PHảN ỉNG

Đang giữa lớp học, ở tổ nhân bàn một vấn đề khá xa với vấn đề chuyên chính vô sản, Phan Vũ tự dưng phát biểu về chuyên chính vô sản, về Nhân Văn, về anh.

Giọng nói cáu uất, lông mày nhíu lại. Mắt long lên, đôi lúc đóng đinh vào một điểm trống trước mắt, c̣n thường th́ cúi gằm xuống: người ta có cảm giác anh biết những điều anh nói là bất lực, nhưng v́ ức quá, không ḱm được, nó cứ phải buột ra.

Đại ư anh nói:

- Tôi... tôi... tôi rất sợ vấn đề chuyên chính nó nó... cứ đi lạc đi (tay khoát chéo một cái)... Cái lối quan liêu... rồi th́... th́ bè phái... độc quyền... Chẳng hạn đôi cụ trung ương... anh tập trung tất cả lại trong tay anh... Anh làm láo!... Bè phái độc quyền... người ta không chịu được... anh lại bảo chống Đảng... Tôi, tôi, tôi cứ liên hệ bản thân tôi th́ biết. Không phải là trước kia tôi nghĩ... là là ḿnh chống Đảng... Lớp học cứ bốc người ta lên... Cái tâm trạng ấy... ở lớp học, anh bảo người ta tự kiểm thảo, rồi anh lại đăng báo! Đăng báo, nó cứ gộp lại... khủng khiếp vô tả... Con người ta trong tay anh... bất lực. Tôi cứ liên hệ tôi th́ rơ. Tôi, tôi thấy bất lực... Nói thế không phải tôi không thấy Nhân Văn sai... Nghĩa là có sai..., đấu tranh th́ phải rồi... Tôi trước kia, có sai..., không có lúc nào tôi nghĩ chống Đảng... con người ta không phải khốn nạn đến thế... Bây giờ, anh coi... tất cả là địch... Chịu sao nổi?... Tôi nói vậy, v́ tôi thấy học ở đây xuôi chiều quá... tôi phải nói ra... Bên Liên Xô, cứ chuyên chính bừa đi, về sau phục hồi bao nhiêu người, vừa đây lại phục hồi(...)... Nghĩa là chuyên chính th́ phải rồi, nhưng anh nắm tất cả... ai anh cũng cho là địch... Nguy hiểm vô cùng!... Sự dốt nát... với giáo điều, bè phái... ai chịu được... Bọn kiếm chác lại cứ lồng lên, nhân cơ hội, phê phán báo thù...

Tóm lại, một thứ hổ lốn vô lư lẽ, tiếng nói rồ dại của sự uất ức mù loà...

Tổ xô vào đấu tranh với Phan Vũ. Người ta vừa muốn vạch cho Phan Vũ thấy lẽ phải, vừa muốn tự vệ!

V́ sao Phan Vũ phản ứng?

Chu Ngọc đă vạch ra khá rơ: "Từ lớp học cho đến về cơ quan, Phan Vũ đều không thấy lỗi ḿnh, cứ đổ cho mọi người, tưởng rằng thế tức là đă tự kiểm thảo, đă là chuộc tội, đă là xong xuôi cả rồi!... Không ngờ, vẫn bị đánh, đăng báo... Do đó anh ta phản ứng!"

Tức là sự phản ứng của một sự tính lầm! Nói cách khác, cái sự tính lầm, hy vọng lầm ấy, bây giờ trở thành một sự thất vọng, nó nổ bùm ra!

Nhưng liệu sự nổ bùm đó, nó thực hay là giả? Hay là cả hai, vừa thực vừa giả?

21-6

Mùa hè năm nay có những ngày kỳ lạ. Gió đông bắc thỉnh thoảng lại tạt về miền Bắc. Bầu trời đâm nặng một mầu xanh xám ĺ lợm, h́nh thức hệt mùa thu. Cũng có lá rụng, cũng có tiếng heo may, cũng có mầu tro rắc khắp chân trời... [...]

Ơi chủ nghĩa cộng sản! Tôi yêu par anticipation, cái bầu trời mường tượng trước ra ấy, một bầu trời mát mẻ, ngoan ngoăn do con người điều khiển! Gió băo mưa nắng trong tương lai kia sẽ hiền như lũ loài vật nuôi trong nhà, một lũ gia súc nhốt chuồng hay thả rông ra, tùy ư chủ!

26-6

ĐặNG Đ́NH HưNG Và PIANO

Hội Nhạc có cái piano mới. Đặng Đ́nh Hưng thèm nó lắm. Muốn đánh song cửa khoá. Những giờ mở cửa th́ lại vào lúc Đặng Đ́nh Hưng học. Ngoài giờ học th́ lại khoá.

Hưng nḥm cái lỗ khoá, ướm bằng mắt. Anh về t́m được một cái ch́a, ước chừng có thể vừa, đến thử, quả nhiên mở được!

Thế là Đặng Đ́nh Hưng có thể chẳng hạn đến sớm hơn giờ học, mở cửa, đàng hoàng vào sử dụng chiếc piano lúc đó dĩ nhiên đang rỗi. Anh đang ở cái thời kỳ ham học kỹ thuật, anh tiếc từng giờ một, một sự đam mê đến cảm động. Cái đó cũng dễ hiểu, kỹ thuật nhạc cần lắm, nhạc sĩ kháng chiến ta lại nắm được nó chỉ ở một mức độ khá thấp. Vả, người ta biết rằng Đặng Đ́nh Hưng có nhiều tham vọng lớn về nhạc grand ambitieux, cũng tốt thôi về một mặt nào; và anh lại coi là cái "guerre de technique" là cái bao trùm thời đại này. Anh coi "technique" là cái th́a khoá, để mở cửa cái kho tàng tâm hồn anh, anh đánh giá là khá giàu có.

Một hôm, anh đang đánh cái piano ấy thi Đỗ Nhuận vào, bắt gặp. Dĩ nhiên Đỗ Nhuận phải ngạc nhiên: cái cửa khóa thế mà anh chàng lại mở được! Flagrant délit !

Đặng Đ́nh Hưng ấp úng một cách b́nh tĩnh, nói ngon lịm đi: - Anh cho tôi được đánh một chút những lúc rỗi. Đặng Đ́nh Hưng gọi Đỗ Nhuận là "anh". Cũng không phải v́ thế mà Đỗ Nhuận gật đầu, hoàn toàn không trách ǵ anh về chuyện mở trộm cửa đó. Chắc Đỗ Nhuận cũng cảm động về cái sự ham học ở một người bạn hiện đang ở cái thế kém cỏi hơn anh rất nhiều ấy.

27-6

PHẽNG QUáN CÓ MẫT CUẫC THí NGHIệM

Phùng Quán bỏ lớp học Thời kỳ quá độ. Anh chỉ học, đâu có vài buổi. Rồi anh về Nghi Tàm, ở ĺ đó, làm bạn với dân chài, thi thoảng lại phóng xe đạp về Hà Nội (thi thoảng gần như có nghĩa là hàng ngày).

Tối qua gặp, tôi mới hiểu thêm một chút về ư nghĩa việc bỏ học này.

Theo lời anh, th́ anh muốn thí nghiệm một đường lối riêng. Đảng có một cách cải tạo văn nghệ sĩ, chỉ đạo học và đi thật chặt chẽ. Anh muốn làm theo lối của anh, tức là anh không muốn cái sự chỉ đạo thắt chặt ấy. V́, anh nói: "lúc nào ḿnh cũng muốn chống một cái ǵ!" Tôi hỏi: "Sao không chống xét lại? chống tự do chủ nghĩa? chống phiêu lưu?"

Phùng Quán cười:

- Chống cái ǵ, chứ lại chống xét lại, ḿnh không muốn... Tính ḿnh vốn phiêu lưu cơ mà! H́... (Anh chàng độ này, lại mọc thêm ra cái tṛ cynique!)...H́!... Chống phiêu lưu hoá ra chống ḿnh à...

Phùng Quán im một lát, nói tiếp:... Nghe Lê Đạt bảo độ này anh quan tâm cải tạo lắm... Anh sợ à?...

Tôi cũng giở lối cynique lại:

_ Ḿnh sợ thật.

- Đánh tha hồ mà không sợ mới được chứ!

- Ḿnh thích sợ. Sợ thực thà để mà cải tạo thực thà... H́... cậu tưởng chỉ riêng cậu mới thí nghiệm à? Ḿnh cũng thí nghiệm, nhưng khác cậu. Ḿnh: sợ để mà cải tạo, những cái ǵ không thông cũng cứ nghe ông Đảng hẵng. V́ ông Đảng trước có lư nhiều lần. Vài năm xem sao... Đến khi viết nếu mà 1) Đảng thích, 2) ḿnh thích, 3) in được ra, có tiền sống, thế là thành công...

Nói với Phùng Quán, không thể nào không giở cái lối bông phèng, chỉ có cái là cố sao bông phèng ấy chứa đựng chút điều bổ ích. Tôi hỏi:

- Sao cậu không lập quan hệ tốt với lănh đạo? Cứ cái tṛ ấy, th́ viết ai in?

- Ḿnh không cần...Tôi hỏi anh: v́ sao bây giờ, dù viết tốt, lănh đạo cũng không in cho là làm sao?

- Việc ấy nếu có, cũng rất dễ hiểu. Đảng cần có những văn nghệ sĩ trung thành Đảng, cần nhất điều đó. Không trung thành th́ nay anh viết tốt, mai anh lại chửi rồi, in cho anh khác ǵ nuôi ong tay áo? Để rồi lúc anh chửi thêm khó đánh cho à? Trung thành trước hết hẵng!... Con người với tác phẩm phải thống nhất.

Phùng Quán căi:

- Balzac th́ sao?

- Thời Balzac khác, con người thiếu điều kiện để mà thống nhất với thực tế khách quan. Do đó, mâu thuẫn trong tư tưởng: 2 con người trong 1 người , có khi chính kiến sai, mà tác phẩm tốt. Thời đại đó chịu trách nhiệm mâu thuẫn ấy... Bây giờ khác, v́ ta có điều kiện để thống nhất, do thời đại cung cấp, nếu ta không thống nhất, đó là trách nhiệm ở ta...

Phùng Quán im một lát, nói:

- Tôi cũng chỉ lo nhỡ vài năm sau, tỉnh ra, thấy chuyện thí nghiệm ḿnh sai!... Nhưng tôi cứ thí nghiệm hẵng. Nếu có thất bại, th́ cũng cung cấp được một kinh nghiệm, trở thành một nhân vật cho các anh viết tiểu thuyết vậy!... (Anh hơi buồn) Thực ra, tôi có cái ư phục thù... Làm cho biết tay.

- Phục thù!... Trước kia ḿnh cũng có ư ấy. "Tôi không cần sự giúp đỡ của Đảng, tôi lại làm hay hơn những thằng được Đảng giúp đỡ, cho biết nhau"... H́... Bây giờ ḿnh lại chán cả cái ư báo thù ấy rồi, ... V́ báo thù là một sự tôi chán lắm. Chán ngấy...

Cuối cùng tôi khuyên Phùng Quán, ít nhất ở xă, "độc lập" một ḿnh như vậy, th́ nên có quan hệ tốt với ủy Ban và chính quyền xă. Phùng Quán khoe: -  ấy! Anh không biết! Tôi quan hệ tốt lắm!..

Phùng Quán ra về.

Tôi lo loanh quanh quá. Có cái ǵ nó nằm ở đằng sau câu chuyện, sau thái độ anh, mà tôi ngửi thấy nó đang đe doạ anh. Không khéo cái anh chàng trẻ người non dạ ấy đang dự định một cái coup de tête ǵ đây! Anh chàng ỷ sức quá chăng? Sức ǵ mà ỷ? Anh ỷ vào tuổi trẻ chăng? Cuộc đời vốn hay tha thứ cho tuổi trẻ thực, song, như mọi sự, sự tha thứ này nó cũng chỉ có hạn thôi... Tại sao Phùng Quán hay có cái thú làm cho người ta phải kinh ngạc về anh? Phùng Quán không hiểu, rằng cuộc đời nó không thể chịu nổi măi măi những cái surprises désagréables ấy à? Quả đô thị là một cái gi có cái "tôi" hay phát triển, cái tính khinh nhờn, nhất là ở những người c̣n non trẻ quá, như Phùng Quán.

1-7

Ba giờ rưỡi chiều ngày 30/6, mẹ Cún đẻ đứa con thứ hai. Là một thằng Cu. Chưa có tên. Nặng 2,5 cân. [...]

Tối chủ nhật 29/6, bố đi nghe ông Trường Chinh nói về Cách mạng văn hoá tư tưởng, lúc về đă muộn, thấy nhà c̣n ánh đèn, tưởng mẹ nó thức. Đến gần, thấy cửa khóa khoá chữ, bố đă sinh nghi: từ hôm qua, mẹ Cún đă kêu đau; trước lúc bố đi nghe nói chuyện, mẹ nó cũng lại kêu đau, bảo đi thăm thai. Bụng sút hẳn xuống. Thế này, chắc mẹ nó đi đẻ đây [...]

Bố về c̣n kịp. Lớp học lại đă xong. Thật là đẻ đúng thời cơ vô cùng. [...]

Đêm nhà hộ sinh tĩnh mịch, ánh sáng ngọn đèn đầu hành lang, nằm ch́m lịm trong bóng tối. Trời có ánh trăng thanh thanh. Cái sân mát quá, gió thừa thăi. Bóng lá um tùm, một sự tĩnh mịch có trọng lượng của đợi chờ, của hồi hộp... Đêm nay, ở địa điểm này, một sự tinh anh xuất hiện, với danh từ: người.

Suốt đêm, bố trằn trọc: sự hồi hộp đánh nhau với cái đức ngủ của bố. Nó sẽ thua, nếu không có khách quan, nghĩa là muỗi, kèm đó là nhiệm vụ xua muỗi cho con Kha. Mẹ nó th́ không chịu ngủ, cứ ngồi trong nhà đẻ nhăn nhó. [...]

Đến khoảng một giờ chiều, bố ngồi trong buồng đẻ, cố viết cho xong bản thu hoạnh lớp học. Xong, bố sách cặp lồng, định về nhà thổi cơm đem đến, mẹ nó nhăn, ôm bụng, gàn: bố đừng về nữa. Em đẻ đến nơi mất rồi![...]

Bà Chính ghi giấy nhận thực. Mục tên đứa bé c̣n để trống: bố mẹ nó c̣n chưa bàn được ngă ngũ về tên đứa con này!... Trông nó quắt queo quá. Sự sống cựa quậy trong tă lót, thật cảm động, nhưng đây là một sự sống rúm ró, đỏ hỏn. Có lẽ đứa trẻ nào mới ra đời cũng vậy chăng? Đa số đều giống na ná, như những ông lăo, những bà già kề miệng lỗ. Khởi điểm và kết cục cuộc sống có những chỗ giống nhau.

Thế là gia đ́nh tôi, miền Bắc, và nước ta thêm một nhân số. Nói rộng ra là loài người, nhưng e rằng rộng quá.

6-7

HôM NAY CHO CON Về NHà. [...]

Cuộc từ biệt nhà hộ sinh tiến hành lộn xộn. Ai cũng bận cả, gặp ai th́ chào nấy. Đằng về th́ cũng vui v́ được về, người ở nhà hộ sinh th́ cũng vui v́ đỡ được một bà đẻ là đỡ việc. Tuy vậy, đằng sau cái t́nh cảm ích kỷ đó, vẫn có sự cảm động của sự chia tay giữa những người đă sống cạnh nhau ít bữa. Không thế th́ đời sống xă hội không thể có được.

Me sừ xe tay bóp chẹt nhau quá! Thường thường quăng xe Nguyễn Thái Học-Vũ Lợi này là 150, 200đ. Bây giờ, me sừ ấy bảo: 1200 đ! Và hắn ta nói: "Bà đẻ mà lại! Đến Ngơ Trạm người ta cũng vừa đi 7, 8 trăm đây nè!" Tôi không mặc cả nữa, nói thế th́ không c̣n nói chuyện mặc cả được. Lăo xe tay người cao, vạm vỡ, chạc 45 tuổi, da mặt hồng hào, môi dầy và nhờn, mắt cặp quẹm. Quần lăo xắn cao. Ăn nói trơn tru, có vẻ anh chị. Một anh xích lô khác định đi cho tôi với giá 400, bị lăo đến chèn. Lăo gọi anh kia ra. Anh chàng trẻ tuổi, c̣m, bé; sau khi nghe lăo kia nói ǵ một hồi, anh đành bỏ đi, dáng điệu miễn cưỡng, lảu bảu: "bà đẻ th́ bà đẻ chứ!... "Mẹ Cún cứ sồn sồn lên: "Thôi đi bộ! Ra kia đi xe điện! Vợ con các ông không đẻ hay sao! Bây giờ lại c̣n mê tín nữa à?"

Một xích lô khác đạp qua. Tôi làm hiệu gọi. Có lẽ găng quá không tiện, lăo xe đầu tiên kia đến bảo tôi: "Thôi, tôi đi 500 vậy. Ông khỏi phải mặc cả xe khác nữa!" Tôi gật đầu, cho xong chuyện. Lăo xe này chịu chở bà đẻ tức là lăo không mê tín. Lăo chỉ đ̣i trả bằng giá cắt cổ, tức là lăo buôn trên sự mê tín ấy.

7-7

KỰ LUậT!

Cuộc họp ở Hội nhà Văn, 51 Trần Hưng Đạo, anh Nguyễn Đ́nh Thi nhân danh tổng thư kư mới Hội nhà Văn, lên công bố nghị quyết cuộc họp Ban Chấp Hành gần đây. Giữa các mục, có mục thi hành kỷ luật những người đă tham gia Nhân Văn Giai Phẩm:

Anh nói khá rành rọt, ít hoa mỹ. Sự thành thực có trong lời anh. Việc thi hành kỷ luật này nhất thiết phải có. Trung Ương dặn anh là khoan hồng, rất khoan hồng nữa. Thi hành kỷ luật không có nghĩa trả thù. Không có nghĩa phải công bằng theo luật Talion: "mắt trả mắt- răng trả răng!" Nó chỉ nhằm 1) đảm bảo ngăn chặn sự phá hoại của tư tưởng xấu, 2) thúc đẩy sự hối lỗi của những người phạm sai lầm. C̣n mục đích: nêu gương trong xă hội, không thấy anh Thi nói. Tôi nghĩ đó cũng là một lẽ quan trọng, nếu không th́ sự ăn ở trong xă hội sẽ trở nên impossible!

TƯ cũng có chỉ thị cụ thể: phân biệt kẻ thù địch chính trị với sai về học thuật, phân biệt người hối cải với kẻ ngoan cố, phân biệt người mắc lỗi lần đầu với kẻ chống đối có lịch sử. Liên Hiệp Hội, Tiểu Ban văn nghệ có thêm: chiếu cố đến cống hiến cách mạng.

1: Chiếu theo những điều đó th́ bọn Đang, Tửu, Phan Khôi, Thuỵ An, vv... không được hưởng sự khoan hồng. Một số sẽ bị toà án trừng trị. C̣n th́ bị khai trừ hết khỏi các hội nghệ thuật. Tiền vay các quỹ các hội, đến kỳ hạn phải trả, toà án sẽ đ̣i. Tác phẩm họ, không in, trừ phi, một ngày nào đó họ có biến chuyển căn bản... Nghĩa là xă hội cô lập họ, trừng phạt họ. Chuyên chính vô sản làm nhiệm vụ cách mạng của ḿnh. Tuy vậy, cách mạng một lần cuối, cũng mở cho họ một con đường: "Anh có cải tạo lao động không? Hăy thay đổi con người anh thành một người lao động thực sự! Hăy tỏ sự thiết tha tự cải tạo bằng cách ấy!"- Tính chất cách mạng của chuyên chính vô sản như thế: sự trừng trị bao giờ cũng cố gắng tối đa kèm theo một sự mở đường sống cho kẻ phạm tội.

2: C̣n những người khác th́ kỷ luật, một thứ kỷ luật giả mau lẹ: Tôi và Lê Đạt bị khai trừ 3 năm, vẫn là hội viên, quyền xuất bản cũng đ́nh chỉ trong kỳ hạn đó. Do vậy, tiền nợ chưa đ̣i. (Đâu như Đặng Đ́nh Hưng, Tử Phác cũng bị khai trừ có thời hạn ở Hội Nhạc- Thế là trong "bộ 6", chỉ có 2 người được phân biệt đối đăi: Văn Cao, có lẽ v́ thế lực của cống hiến Tiến quân ca, và Hoàng Cầm, v́ giác ngộ sớm sủa trong lớp học.)

3: Thứ nữa, đến cái mức cảnh cáo, đ́nh chỉ quyền xuất bản 1 năm. Như: Hoàng Cầm, Trần Lê Văn, Phùng Quán, Phan Vũ, Hoàng Tích Linh, TLâm, Thanh Châu, Hữu Loan, Chu Ngọc...

Hoàng Cầm từ mức trên được rút xuống mức dưới này, chắc Hoàng Cầm lại nức nở khen sự sáng suốt của lănh đạo, sau khi anh đă bực bội phản ứng đến tuần lễ, v́ việc vợ con phải đưa ra ṭa án.

Những kỷ luật này thi hành từ ngày nào? - Tôi quên không hỏi.

Việc đ́nh quyền xuất bản, theo anh Thi, là nhằm đảm bảo ngăn chặn sự phá hoại của tư tưởng xấu. Anh cũng nói là, thời gian cũng có thể rút bớt, tùy theo tác phẩm đột xuất. Tốt, th́ cũng có thể in, với sự đồng ư của Thường Vụ.

Thế là tôi mất 7 năm, kể từ Hoà B́nh bắt đầu sinh sự, cho đến ngày xóa án.

3 năm trước là cái courbe của sự sa sút. Tôi mong 4 năm sau là cái courbe của sự phục hưng. Tư tưởng người ta, nó cũng có cái luật mouvement accéléré. Đó là là một sự an ủi không phải mơ hăo. Tôi th́ chỉ khoa học mới có thể an ủi tôi thực sự. Chủ nghĩa Mác đối tôi sẽ là thuốc, là an ủi, là đ̣n bẩy.

7 năm trong văn học có nghĩa lư ǵ? Một cái chớp mắt.

Nhưng 7 năm trong đời một con người th́ có nghĩa lư lắm! Chớp mắt măi không xong.

Nhưng sự tất yếu tới phục hưng thắng lợi là: sự thực tâm của tôi, cộng với sự thực tâm của lănh đạo... Điều tất yếu đó sẽ tác động quyết định, xiên qua tất cả sự rậm rịt của bao nhiêu ngẫu nhiên: thành kiến, ghét cá nhân, nghi kỵ, đố kỵ nữa...

Nhổ neo

Hăy hạ biển những con tầu mốc

Hăy quạt ḷ! Tích trữ than đen!

Tôi có tội đă nằm thiu hải cảng

Tầu tôi! Nào! Hăy nhổ neo lên!

Đi! -Cầm bút là nghề du mục!

Thơ ca là Khoa học Bách khoa: -

Tôi là tuyết Bắc Kinh, là thợ ḷ Cẩm Phả

là chân sào Đa-nuưp, là Thơ!

C̣i đă hú! Con tầu buồn quay mũi

Một đống mùi xoa nhợt nhạt bến tầu

Đây là lúc chiến tranh t́nh cảm

Chào con ơi! Chào mọi thói quen! Chào!

Tôi! -Được phú nhiều khả năng vượt biển!

Nằm đây ư? -Ngứa lở thân tầu!

Chủ nghĩa cá nhân! -Mày đă giam tao

trên một xứ mưa rồ tuyết dại!

Cám ơn Đảng! -Đă nhổ neo xă hội!

Nhổ neo này hơn mọi nhổ neo xưa

Đi! -Tải đá! -Những nơi cần kiến trúc

Những triền sông, hải cảng đợi chờ!

7.1958

Kỷ niệm đầu năm 1958, băo lớn tư tưởng. Tôi nhổ neo khỏi hải-cảng-xét-lại.

Trần Dần

10-7

Đi!

Sáng thứ 5 tuyên bố sự sắp xếp các phái đoàn đi thực tế.

Văn Cao, Tuân, Tưởng đi Điện Biên. Đa số những anh bị 1 năm kỷ luật, th́ được chiếu cố nguyện vọng. Anh đi Thái B́nh, anh vùng mỏ, anh Hải Dương... Đi ghép với các người khác.

Riêng 4 người 3 năm (Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, ĐdHưng) th́ đi riêng, từng người một. Không theo nguyện vọng. Mà lănh đạo xếp cho đi bộ đội sản xuất, nông trường. Theo anh Cương đả thông từ tối hôm trước, th́ đi bộ đội, lợi cho sự cải tạo hơn. Bộ đội hiện nay tập thể và lănh đạo chắc hơn cả công nhân... Anh Cương cũng có bảo là, như tôi muốn học máy nổ, th́ vào đó mà học. Học máy cày cũng có! Anh nói thành thực: "ờ ờ... chuyện này bí mật nội bộ, nhưng cũng nói... ờ...Tuy kỷ luật nói 3 năm, song vẫn có thể rút ngắn... ờ... tùy theo thái độ của các đồng chí..." Anh Cương nói th́ người ta có thể tin. Anh tŕnh bày rành rọt và thực thà chủ trương của Đảng thực tâm muốn cải tạo anh em. Lương th́ để sắp xếp lại, tương đương cũ. "Để cho anh em yên tâm mà cải tạo tư tưởng." Lao động về th́ anh em sẽ học lớp tập trung 6 tháng nữa... "tŕnh độ anh em học được lớp ấy. Qua bản thu hoạch, tôi có nghiên cứu... Chứ một số khác, như Hồ Zếnh, Mộng Sơn... th́ tuy không có sai lầm ǵ, song tŕnh độ kém quá, sẽ không học được lớp ấy!" Anh Cương nói:

- Chúng tôi có nhiệm vụ thi hành chỉ thị TƯ đối anh em. Chúng tôi phải làm cho tṛn trách nhiệm...ờ... không thể làm phiêu lưu... ờ ờ... có anh muốn ra biên chế, đi lao động, làm nghề khác...ờ... cũng tốt thôi, song chưa đảm bảo... Chủ nghĩa Mác anh em chưa được học có hệ thống... ờ... mà phải đảm bảo anh em không rơi rớt về mặt văn học... chứ thả ra th́ tư tuởng anh em có thể cố, song mặt tiếp tục văn học, th́ không đảm bảo.

Tối hôm ấy, Tử Phác lại tỏ vẻ buồn, bi đát, défaitiste: - "Tôi học một cái nghề khác. Chứ hơn 40 tuổi đầu, nhạc lại kém, ṃn đời cũng chẳng đạt tới một tŕnh độ nào trong âm nhạc đâu!... Tốt hơn hết là chọn lấy một nghề khác, để mà có một vị trí, một năng suất trong xă hội chủ nghĩa!"

Tử Phác cũng bịa thêm khá nhiều. Tuy vậy, anh Cương vẫn vỗ về:

- Đồng chí có khả năng nghiên cứu chứ! Không nên bi quan. Đời ḿnh c̣n dài!...

Sau đó, anh Cương lại nói: lo cho Phùng Quán hắn ngông mà phiêu lưu quá. Hắn cứ tưởng vậy, sẽ lại thất bại mất thôi. Tôi muốn t́m gặp nó mà không gặp được...

Lúc ấy, tôi cũng lo cho Phùng Quán thật thà. Cái anh chàng ấy nó fier một cách không suy nghĩ.   Đúng hơn th́ suy nghĩ của Quán đồng nghĩa với kiêu ngạo, bông lông và non.

Buổi tối ấy làm mọi người vui vui. Người lănh đạo chả dễ chịu, mát mẻ, do đó truyền đạt được sự nhân hậu của Đảng. Lê Đạt khoái, một thủy triều lạc quan bốc anh đi: "Trần Dần ơi! Sửa sai đi."

Hai thằng lên phố Hàng Giầy. Bát phở dừ ba tối ấy, ngon và yêu đời. Nếu không gặp cái anh chàng Đoàn phú Tứ hai mắt gần nhau kia cùng ăn một bàn, th́ bờ biển t́nh cảm tôi tối ấy không bị gợn sóng, và những épaves đen xỉn.

Lê Đạt có bảo tôi: - Thằng Phùng Quán, bảo nó th́ nó lại đi thôi mà! Đến như ḿnh, hung hăng thế mà c̣n chịu nữa là.

Tôi lắc đầu:

- Nói phét! Đố mày bảo được!

- Tao bảo được th́ mày mất ǵ nào?

- Mày bảo nó đi 6 tháng này được, tao chịu mày tài..

Lê Đạt đổi giọng:

- Thôi! Chả dại! Ai biết đâu mà dám chắc với nó.

11-7

Tôi nghe tin là Phùng Quán sẽ đi Hải Dương. Do Tử Phác nói.

Lạ chưa?

Những ư nghĩ nó đến và đi khỏi đầu Phùng Quán thật dễ như bỡn. Một cái quán trọ các thứ khách thập phương, bông lông, óc nhẹ bằng bấc.

Tử Phác đi Thái B́nh. Lê Đạt đi Thanh Hoá. Đặng Đ́nh Hưng Thái Nguyên. Trần Dần Phú Thọ. Toàn đi nông binh hết.

12-7

Phùng Quán lại đi

Đang giặt thấy Q dắt xe vào ngơ. Tôi hỏi:

- Lại đi phỏng? Không theo chủ trương riêng của cậu nữa à?

Anh chàng cười:

- Hết tiền rồi. Thôi không theo chủ trương riêng nữa.

Nói chuyện một lát, Q khoe đang viết một cái "thú lắm". Quán kêu hết tiền. Quán khoe lănh đạo cho Quán đi Hải Dương. Quán lại triềng một cái giấy đi khám bệnh, "may ra lại có bệnh ǵ, th́ Quán lại nán lại vài tháng!"

Lát sau Quán dắt xe ra, bảo là đi bệnh viện.

Tôi trông theo Quán. Mới hôm nào Quán khăng khăng không chịu "đi". Hôm nay Quán lại "đi"!  Tôi biết Quán đă khá lâu. Hiểu thấu một con người thật khó biết mấy!

20-7

Đốt mũi!

Ngày 10: đốt cái mũi phải. Đang nửa chừng con dao điện hỏng. Nói là con dao, song tôi thấy nó như cái dùi, bằng gang tay! Nó hỏng đang lúc cái mũi phải tôi đầy hơi khét của thịt cháy! Thế là ngừng.

Ngày 14: đốt cái mũi trái. Thông đồng bén giọt. Song cái dao bập sâu, nó sắc quá. Y sĩ Hạnh về sau nói là: đáng lư mũi dao phải tṛn mới tốt. Nhưng chưa có arrivage. Con dao này sắc quá. Bập sâu. Tôi nghe loáng thoáng chữ "abscès"! Abscès mũi th́ sao? Về hơi lo.

Máu ra nhiều. [...] Từ 14 đến 19, tôi cứ ngày một, hoặc cách ngày lại đến Bạch Mai.[...] Tôi hỏi, "Liệu tôi mất bao lâu?" Y sĩ Hạnh: "Có lẽ 10, 15 ngày".

Đến giờ, y sĩ tuyên bố: "Thôi! Đợt đầu như vậy cứ tạm coi là thắng lợi! Lận đận anh khổ quá! Mùa thu anh lại đến nữa!"

Vậy tức là mũi tôi đă thắng lợi bước đầu!

21-7

Đi!

Các đoàn đă lục đục đi.. Có đoàn sắp. Song họ cũng chỉ là chuẩn bị chưa xong, không có vấn đề ǵ!

Duy bọn tôi có vấn đề. Bộ đội không nhận! Một cái tin bay vọt ra, mỗi người hoạt động tưởng tượng một cách. Tôi th́ chỉ nghĩ: có lẽ cơ sở lắm vấn đề, cho ḿnh về bất lợi, nên cơ sở không nhận! Mặt khác tôi hơi lo: thành kiến thế này, đi, có khi bị đánh!

Sớm nay họp với đồng chí Cương. Anh nói rơ: - Cơ sở một số đă trả lời... ờ ờ... một số cơ sở trả lời thôi... chưa phải tất cả... ờ ờ... Họ cũng bảo, ư kiến chúng tôi th́ thế, c̣n tùy trên, nếu cứ hạ lệnh th́ chúng tôi cũng phải theo... ờ ờ... Chúng tôi đă họp lại với Tổng Cục Chính Trị. Bây giờ chưa thay đổi chủ trương. Vẫn cố khắc phục khó khăn, để thực hiện được chủ trương đưa các đồng chí đi nông binh... ờ ờ... TCCT đă phái người xuống thảo luận lại với các cơ sở... ờ ờ... cũng không nên ép họ. Nếu họ vui vẻ thông th́ càng tốt...ờ... Không th́ chúng tôi sẽ nghiên cứu lại... V́ vậy, hôm nay, mời các đồng chí đến,... báo tin các đồng chí biết... ờ ờ... để các đồng chí khỏi phải suy nghĩ... Các đồng chí sốt sắng đi th́ cũng tốt thôi, ờ ờ... thế này, nó hơi làm mất đà của các đồng chí... Song chúng tôi sẽ cố gắng... Về phần các đồng chí cũng vậy...

Sau đó, anh em đề nghị lung tung. Nào nên cho đi chỗ nào họ nhận vui vẻ th́ hơn, nào nên tổ chức anh em đi thành tổ, hơn đi lẻ, nào phái cán bộ vào phụ trách anh em. Đồng chí Cương gật đầu: - "Để chúng tôi nghiên cứu!"

Khi đó, Đặng Đ́nh Hưng cất tiếng:

- Chúng tôi mong đi ngay, đợi măi, không có việc ǵ làm. Nó thế nào ấy. Các đoàn khác người ta đi tấp nập cả rồi... Đề nghị anh xem có thể giải quyết nội trong tuần này hay không?

Đồng chí Cương đáp:

- Chỉ độ tuần này thôi. Chúng tôi sẽ cố sao cho nội tuần này xong, để các đồng chí khỏi chờ đợi lâu quá.

Đặng Đ́nh Hưng cười, équivoque.

(Sau đó, Tử Phác nhận xét với tôi rằng: - Nó đến tao, nó nói, chỉ muốn lưu lại dù một vài ngày cũng tốt. Nó hỏi thế, để tâter xem c̣n được bao lâu đấy mà!

Thế mà tôi chẳng nhận ra! Lại tưởng nó hăng đi thực, đă mừng!)

PHẽNG QUáN LạI Về

Lê Đạt nói: "tao vừa thức dậy ban sáng, đă thấy nó ngồi chồm chỗm ngoài cửa rồi!" Nó tức là Phùng Quán.

Anh chàng đi hôm 17. Đoàn gồm: Hoàng Trung Thông, Trần Lê Văn, Chu Ngọc, Phùng Quán.

Hôm nay 21, anh chàng đă lại về!

Quán lấy cớ: xă ở bên này sông, bên kia sông là trại Hủi! Quán sợ bị hủi, uổng mạng, nên Quán bỏ về! Chẳng hỏi ư kiến đoàn, hay địa phương ǵ hết!

Anh Cương kêu: "Nó cứ làm như lănh đạo chỉ có một việc của nó! Tôi đă trả lời là làm thế vô tổ chức. Bây giờ cứ lộn về đi. Chúng tôi sẽ phái người xuống xem, nếu ở đó nguy hiểm, sẽ đề nghị tỉnh điều các đồng chí đi nơi khác. Nếu muốn cải tạo th́ đi. C̣n không th́ tùy ư!"

Tôi gặp Phùng Quán ở trên gác (Liên Hiệp Hội) đi xuống. Mặt phụng phịu như một đứa trẻ con ṿi cái ǵ không được! Cái anh chàng! Cerveau girouette!

25-7

C̣m 

[...]

26-7

Tử Phác đến chơi. Phác mặc soóc: hai chân bằng hai cái tăm. Mặt xương. Phác vừa ở Văn Cao ra:

- Tao đến đ̣i nó quyển Bartok, Tử Phác nói. Nó để hàng năm không biết có đụng đến được chữ nào không?... Các vị maitres bên ḿnh th́ chán thật. Tử Phác nói sang chuyện một vị khác. Như me sừ... Là ǵ? Chỉ là một instrumentiste thôi. Dĩ văng người ta chỉ biết là cụ chơi ở Đà Nẵng. Connaissances âm nhạc có cái ǵ chứ! Chẳng qua ông Đảng đề cao. Một số jeunes đâm ra phục. Thế là lên mặt thầy... Nói cái ǵ cứ ập ừ, ra vẻ maitre. Cứ làm như profète ấy cơ chứ!... Đấy, làm được một cái opérette... nào dạo thử... nào văn công vồ lấy mà chơi... văn công thành một cái công cụ của lăo ta... Mà đó chỉ là một cái thí nghiệm thôi. Đă xong đâu?... Ḿnh th́ bao giờ được thế?... Đảng lại trân trọng đón tác phẩm của sừ ấy... Có 45 phút thôi!...

Một lát Tử Phác lại nói:

- Ḿnh th́ đừng ḥng bao giờ!... Độ tao làm cái FMinh Đức, sừ Cương bảo đem văn công tập thử cái màn I. Chỉ thấy nói vậy, chứ có tập tành ǵ đâu! Tử Phác có vẻ chán chường.

Tôi khuyên anh một chút:

- Ngoan với Đảng th́ lại đâu có đó! Mày c̣n lạ ǵ ông Đảng nữa.

- Tao cũng nói vậy với mày đấy. C̣n lạ ǵ nữa! Cứ là bị trù suốt đời. Đừng ḥng mà ngóc lên được! Nhiều cá nhân nó ghét ḿnh quá. Tao cứ tự hỏi: "Ḿnh làm ǵ mà nó ghét tợn thế?" Bao nhiêu đứa, nó bố láo bằng vạn ḿnh, không sao! Có lẽ v́ ḿnh orgueilleux quá!

Tôi thấy cũng phải. Orgueil là một thứ insulte. Orgueil thường xuyên, là một insulte thường xuyên. Tử Phác sống ở đâu, có mặt ở đâu, cứ như là chửi người ta ở đấy! Một tiếng chửi ngầm bất tận, tức là: sự không thèm chú ư...

Tử Phác quay sang chuyện Văn Cao: - "Thứ 2 nó đi. Nó tiếc là tổ trưởng không đi... Nguyễn Đ́nh Thi nó đi nằm bệnh viện mà! Tao bảo nó là: Nguyễn Huy Tưởng làm tổ trưởng th́ thích bỏ sừ rồi c̣n ǵ! Nó lắc đầu, bảo là trên không tin Nguyễn Huy Tưởng. Giá thằng Thi đi, cứ quan hệ tốt với nó, là suốt về sau dễ chịu!..."

Tôi cười... Rất là Văn Cao!... Không cần thuyết minh thêm nữa...

Trước khi về, Tử Phác c̣n chửi Hoàng Cầm thêm vài câu: "Nó đến tao, cứ ḥ rượu! Tao refuser. Có đấy, nhưng không nên uống, tiếng bay đi!... Hừ! Ông Hoàng Cầm th́ sợ lắm!... Bây giờ tao mang tiếng là tao débaucher ông Hoàng Cầm với ông Văn Cao cơ chứ!... Hôm nọ TLâm với Hoàng Cầm cùng có mặt ở nhà thằng anh họ nó! Nó bảo pum. TLâm nhất định không! Thế mà Hoàng Cầm nó lại lăn vào hút!... Nó thế cơ chứ!"

MẫT CáI CôNG VăN

5 giờ. 1 tiếng gơ cửa.

Tôi mở hé ra: một bộ mặt quen quen, đâu ở Liên Hiệp Hội, thường đưa công văn! Chưa kịp hỏi, anh ấy đă đưa ra một cái phong b́ vàng nhờ, thứ giấy in ronéo, lộn ngược lại. 1 cái công văn. Người đưa giấy đi ngay.

Có lẽ giờ đi đă điểm!

Vợ hồi hộp chờ. Tay ẵm cu C̣m, tay quạt con Kha nằm lăn đất đá hoa.

Công văn nói vắn tắt: "Việc đi công tác của anh, Tổng Cục Chính Trị đă cho cán bộ xuống các cơ sở đả thông, nhưng chưa về. Cho nên việc đi phải như thế nào, Tiểu Ban chưa quyết định. Xin báo anh biết để chờ. Và khi Tiểu Ban hội ư với TCCT xong (sau khi cán bộ đi cơ sở về) sẽ báo đến anh!"

Giấy này, hôm qua Lê Đạt đă nhận được rồi.

Vợ yên trí. Thường những lúc cáu, vợ cứ bảo: "Chỉ mong anh đi cho nó chóng lên!" Nhưng, đó đúng chỉ là lời nói lúc cáu thôi! Lúc mất trí khôn!

27-7

Suốt đêm trước không ngủ được.

Về một scène de famille.

Có ǵ đâu?

Cuối tháng túng, vẻn vẹn c̣n 5000 đồng. Mà trước mắt c̣n đến một tuần những thức ăn, quà cáp với tiêu pha. [...]

... Ban chiều đến chơi Lê Đạt, thằng cha ốm, nằm khèo. Tôi bảo "vợ nó đuổi". Cô Thúy cười bảo: "đuổi yêu chứ ǵ!" - "Đuổi thật!"

Trời nắng. Đi cắt tóc. Vớ được quyển "Ici le Saint!" Xem tràn.

3 giờ gơ cửa. Vợ mở. Vào. Tôi cứ ngồi xem le Saint. Vợ mè nheo một ít nữa. Rồi cười. Tôi hôn cho một chặp. Vợ càng giỗi, giỗi đi giỗi lại, đến tối th́ xong! Mẹ ở nhà một ḿnh chả lắm việc, mới trách bố: "Đi! Đi nữa đi!"

29-7

Đi!

Loại cảnh cáo đă được giải quyết đi cho sớm. Hoàng Cầm đi Thái B́nh (nghe đâu Phùng Quán cũng lại đi!) Hoàng Tích Linh Hải Dương. Phan Vũ, Lê Đại Thanh Cẩm Phả.

30-7

Ông lang Đôn Thư cho đơn mẹ nó. Đơn để có sữa. [...] Một cái đơn thuốc bổ nữa, song, cạn tiền, nên mẹ nó c̣n để đấy.[...]

Những ngày chuẩn bị "đi" bận túi bụi. Mà lại là những việc không phải chuẩn bị cả. Những việc liên quan gián tiếp tôi. Nào cắt mũi, thuốc men cho con, cho vợ, với lại các việc vặt gia đ́nh. "Đi đồng một việc dài, ở nhà chín mươi hai việc tṛn!" Có những ngày, bố th́ khụt khịt, mũi chảy máu, chảy nước mũi khó chịu. Gia đ́nh th́ diễn ra cái cảnh: chồng ốm hầu vợ đẻ, vợ đẻ hầu chồng ốm!

1-8

ở nhà khó, nhu cầu nó tích lại, đợi lúc có tiền, xổng ra nhâu nhâu đ̣i hỏi. Có hàng núi của, nó cũng xâu bằng hết. Vérité plus quỗancienne!

Gió vào nhà trống chỉ lay đổ nhà. Tiền vào nhà khó chỉ làm nhà thêm khó. Suy thêm.

Ví dụ tôi có 10 vạn!

Th́ sao?

áo vợ rách rồi, có 2 cái rách bươm cả 2. Quần cũng vá chằng đụp rồi. Con Cún cũng phải ít là 2 bộ. Thằng bố chỉ c̣n độc 1 sơ mi, giặt khô lại mặc.

Thằng C̣m bị thiên ti, phải đi ông lang. Mẹ nó cạn sữa, có tiền ắt phải có chân gị, kèm với vài thang thuốc.

Thế là bao nhiêu rồi?

Chưa hết. C̣n nhiều cái cần dùng: 1 cái phích, 1 bánh xà pḥng thơm, thuốc đánh răng, bàn chải cũ cùn rồi, toè toẹt cả! Chưa xong, [...]

Thế là chớp mắt, một đống tiền đội nón đi, không hỏi chào ai hết! Nh́n xa một chút: cuối năm sẽ đến, với thuế, các món tiêu pha giỗ chạp! Cuối năm sẽ đến đột ngột như một cơn giông.

"Lo cũng chẳng lại với giời", triết lư Lê Đạt! Đó là triết lư của những người quá lo, hay ngược lại, không có lo ǵ hết. Lê Đạt thuộc số này.

Pessimiste?

Cái ǵ cũng phát triển, kể cả nỗi bi quan Tử Phác!

Lần này, anh tỏ vẻ chán hơn. "Instinct nó báo cho tao biết như là 4 thằng sẽ bị hy sinh!" Anh lo bọn Bắc Kinh nó về. Càng học Nhạc, anh càng chán, thấy ḿnh "ngoại đạo" quá. Từ tŕnh độ anh đến lâu đài Nhạc, có cả một sa mạc cháy khô. Toàn những lửa với băo cát! Anh thấy không đủ sức vượt sa mạc. V́ sao? Anh thiếu lạc đà dự trữ nước, với ḷng can đảm... Anh lại nhắc đến chuyện vù! Ôi chao! Tử Phác lại đi assommer người ta bằng cái bi quan dissolvant của anh.

Tử Phác nói về Văn Cao: "Kế của nó là tranh thủ lại kỳ được tín nhiệm chính trị đă bị mất! Nguyễn Tuân cũng thế!" Tôi hỏi: "Bằng cách nào?" Tử Phác nói gọn: "Coute que coute! Tiến bộ!... Bạn bè trừ một số nó ghét, c̣n ngay như tao, nó cũng bảo: hăy tạm xa nhau vài năm! Hừ!... Nó nói bléssent thế! Bạn mà lại xa được nhau vài năm! Bạn ǵ? Chơi với nhau không lợi nữa th́ nó thôi thôi, chứ có ǵ? Gọi là bạn th́ thiếu nhau ít ngày cũng không được ấy chứ!"

Tử Phác nói về cái besoin dỗépanchement của anh. Anh cho là anh có mâu thuẫn. Vừa thích solitude, vừa thích societé. Không như thằng Vũ Cao hay thằng LngTrác chẳng hạn. Chúng ích kỷ tận tủy. Chẳng cần chơi với ai hết! Mà đối ai cũng nói nói cười cười!... Hờn hợt đi!

Trong cả câu chuyện, tôi chỉ thấy loé lên mỗi tia hy vọng: Anh bảo lần này đi, tao sẽ prendre note, có ǵ viết. Sang cái đất văn học có lẽ hơn! Âu cũng là một cái thiện ư, may ra cũng có cơ cứu văn "cậu" chăng?

5-8

PHẽNG QUáN LạI đI

Phùng Quán lại đi Thái B́nh. Với Hoàng Cầm. Anh nói: không có bị trù chết!

Liệu lần này, cu cậu có giở quẻ nữa hay không?

Quán đưa tôi xem một bản tin miền Nam. Đâu như do một anh bạn nào bên Văn Hoá cho mượn (có phải Thành?)

Bản tin nói xấu t́nh h́nh văn học miền Bắc. Luận điệu mốc rồi, vẫn chỉ vu là: miền Bắc thiếu tự do! Tôi bị cité, cùng với Hoàng Cầm, Phan Khôi, Thụy An (!) Ngồi với cái cỗ ấy mới hôi chứ!

Đặc biệt có một bài riêng về Phùng Quán. Miền Nam nó đưa cái bài chống quan liêu của Phùng Quán, bóp méo xệch đi, thành những miền Bắc đói với lị quan liêu hại dân! Nó làm như quần chúng no ở miền Nam. Làm như quan liêu ở miền Nam không có! Ôi chao! ở đó quan liêu là cả một chế độ, không ai c̣n nói đến nữa! V́, cỗest 1 mal incurable! ở chế độ ấy, quan liêu là một sự tự nhiên!   Không cần phải bàn!

6-8

ANH QUí

Tôi đến 46 phố Thuốc Bắc. Mậu dịch thuốc... Chả lần trước có một anh xem đơn sinh sữa của vợ tôi thấy lạ, có hẹn tôi, nếu công hiệu hay không cũng đến cho anh biết. Công hiệu th́ anh học. Không th́ anh mách cho một phương khác.

Tôi đến là trường hợp này, gặp anh. [...] Anh biên cho tôi một cái đơn.

[...] Vào cân thuốc, anh làm hoá đơn lắc đầu: "Sinh địa không bán! Phải có giấy giới thiệu cơ!"

Tôi đứng ỳ ra.

"Bán th́ bị kiểm thảo chết! Vị này hiếm!"

Tôi vẫn đứng ỳ. Song, có anh làm hoá đơn khác ngồi bên, nói: "Đơn ông Quư cho đấy mà. Thôi! Đưa tôi bán cho!"

[...] 3 thang mất 4700 đồng!

Tệ PHáC

Tử Phác phê phán một hồi quyển Le idiot của Đốt. Và phê phán chung cả thiên tài ấy. Những "lằng nhằng", "nhân vật mờ", "viết ẩu", "chia đoạn 1, 2, 3 chả ra ǵ..." Tử Phác nói: "tủn mủn mà lằng nhằng quá. Connaissance về cuộc sống ít quá, toàn chuyện vặt. Viết dài ḍng thế, ở cái siècle utilitaire bây giờ không được!"

Anh quay ra chê Văn Cao là bịp. Thơ khó hiểu là bịp. Tôi nói: "Văn Cao nó có khướu, nhưng ít science thôi!" Tử Phác cứ bảo là bịp... Anh chuyển sang Đặng Đ́nh Hưng: - "Thằng Hưng cũng thế. Bịp! Anh chàng làm cái clavier câm đem đi học. Bảo tao, tao bảo: Ḿnh épicurien. Đánh cái clavier câm không có plaisir, ḿnh chịu!... Tao nói thế khỏi blesser nó thôi chứ! Nó làm cái clavier câm đó là để bịp. Đầu tiên là bịp HthịLiên... Drame tợn! Musique là cái art de lỗespace et de le temps. Phải h́nh thành trong không trung một sonorité, nó truyền đi... Chứ clavier câm th́ làm ǵ? Bảo luyện tay th́ được bao nhiêu? Ăn thua ǵ?" Tử Phác lèo lộn lại Văn Cao: "Ông Văn Cao nữa. Ông ấy bảo làm harmonie bằng mắt! Hơn cả maitre thế nữa!..."

ĐI!

Theo Tử Phác th́ 4 thằng sẽ đi chung. Đi Hải Dương. Hoàng châu Kư làm tổ trưởng. Độ tuần sau đi. Đỗ Nhuận bảo Tử Phác vậy. Đỗ Nhuận bảo đă quyết nghị rồi, nay mai cậu sẽ nhận được giấy báo!

Đi chung, có tổ trưởng thế này, Lê Đạt th́ không thích bằng đi riêng. "Phiền nhất là cái anh tổ trưởng, chứ mày tưởng!"

Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng th́ thích. Có tổ trưởng nó cảm thông hơn. Như có cái tampon giữa ḿnh với đơn vị.

Tôi th́ ba phải. Đằng nào cũng được. Con ngựa tái ông, biết thế nào nói trước được?

C̣m

Thuốc ông Đôn Thư cho cu C̣m kiến hiệu trông thấy.[...]

10-8

PHẽNG QUáN

Quái! Thằng cha dắt xe đạp đến chơi tôi. Đă đi từ thứ Hai cơ mà. Hôm nay chủ nhật!

Anh chàng đội mũ casque bộ đội tùm hum. Vành cụp xuống một bộ mặt bắt đầu cháy nắng, màu rượu vang.

Quán kêu: "Tổ nó không nhận! Bảo về đi tổ khác."

à ra thế!

Nhưng mồm Quán nói, biết đâu mà tin được? Một kỷ lục về ăn nói và hành động lung tung phèng. Quán bảo: - Ḿnh đi t́m Tô Hoài. Đánh cho một trận. Anh có quyền ǵ mà bảo tôi là "đần độn và hung hăng"! Nó viết báo Văn Học. ở đấy ḿnh xem lộn tiết, định về đánh. Bạt tai cho thật đau. Cho mà nhớ đời. Hoàng Cầm nó bảo tôi là, có đánh th́ chớ đánh ở cơ quan, nó bắt! Cứ đến nhà riêng mà đánh!...

úi chào! Mưu Hoàng Cầm với lại dự định Phùng Quán! Tôi vội can "ông em":

- Thôi! Cái việc phải thế. Chả nhẽ viết báo mà lại khen Nhân Văn à? Cái việc chửi th́ phải chửi chứ!

Phùng Quán nghĩ sao, nói:

- Nếu vậy, nó viết để cứu nó, th́ thôi!

May đời cho Quán! Chứ nếu Quán đến đánh Tô Hoài thực, Tô Hoài hắn sẽ bảo: "Đó! Chẳng đần độn và hung hăng là ǵ?"

13-8

Mấy ngày, mẹ nó bị bại hông, một bệnh mới. [...]

Nhà thiếu một lao động. Bố bận quá. Tay cứ như một cái máy, đi đến đâu, cứ như phải phá đồi. Thế là gắt... Gắt th́ c̣n cái lư ǵ nữa?

Nguy cơ của các gia đ́nh chỉ có 2: túng và bận! Đó là bọn đao phủ thủ hành hạ t́nh yêu.

Nếu chữa bại hông, phải tiêm thuốc, có chất soude, sẽ tắt sữa. Mà sữa th́ lại đang gây. Hiện tại hăy c̣n đợi xem số mệnh nó chuyển tới đâu hẵng.

Tôi vẫn chưa có lệnh đi. Trên bàn chưa xong. Lệnh nó lại hay đến th́nh ĺnh. Biết đâu mai hay mốt? Đi lúc này, mẹ con nó gay lắm. Nhưng chờ đi măi, sốt ruột, như tất cả mọi sự chờ đợi. Khó chịu.

Không có công tác (đi là công tác số 1 hiện nay), ngồi không, h́nh như ḿnh đă làm một điều ǵ bất công đối xă hội! Muốn đi, ...lại lo cho mẹ con nó. Mâu thuẫn! Cuộc đời phức tạp muốn vậy. Lúc nào tôi cũng ôm dăm bảy thứ, xô xát nhau trong bụng.

15-8

Tức 1/7 Mậu Tuất. Thế là vào thu. Thời tiết có một sự thay đổi. Nhưng có phải v́ cơn băo tạt, nó là tác giả chính của thay đổi đó không? Dù sao, đâu đó trong bầu không, có những frissons mới.

Buổi chiều rơ hơn hết. Nắng nhạt đầu phố. Mưa rơi lắc rắc, có pha lẫn một chút mầu vàng. ánh hoàng hôn không đỏ chót như những ngày hạ, bị cắt cổ! Buổi chiều xuống bây giờ, hơi vàng, hơi xanh, với một chút khí mát, đôi khi hơi lạnh. Nh́n ra ngoài đường, ánh sáng đ́u hiu, hà hơi sương trên các mái nhà nâu xỉn, các thân tường vôi loang, cả các lùm cây, tuy vẫn xanh đậm. Mấy ngọn đèn sớm chảy mủ vàng trong ḷng phố. Các gian nhà co ro trong những sợi miến mưa lay nhay. Có nhà ăn cơm dưới đèn, ánh lửa không gắt như những ngày nực cũ. Buổi chiều tắt như một tiếng thở dài, man mác.

Ban tối lại có vẻ vào thu hơn cả ban chiều.

Nhạc nổi góc phố, ở loa phóng thanh, những âm thanh lơi bơi trong những sợi tơ mưa chen với ánh đèn vàng.

Mùa thu, âm nhạc nhiều khả năng buồn bă hoá người ta... Tôi bị bắt cóc đến những xứ nhiều tuyết, đen nhẻm ... Đến quá đêm khuya, anh lục tào xá ế đă qua phố, anh lồ mái phàn bán đắt, cũng ế đă qua phố,... th́, trong mưa có tiếng rao ướt át bác tẩm quất, cũng ế, trời mưa, không ai muốn tẩm!

21-8

Ngày mai, 5 giờ 30 sớm tôi lên đường!

Đi Hải Dương, nông trường Chí Linh. Hoàng châu Kư tổ trưởng. Tổ viên: 4 thằng với Hữu Loan.

Thế là ngă ngũ.

Nghe nói, các tổ khác đều phấn khởi cả. Văn Cao mổ dạ dày ở Thuận Châu, đánh thuốc mê 8 lần mới mê! Theo Nguyễn Tuân th́ đó là v́ "thằng cha tẩm nhiều thuốc phiện, rượu vv... quá!" BxPhái học nghề mộc, hứng thú: Anh thấy lợi cho việc đóng khung hoạ! Các tổ nhà máy bị gay hơn các tổ hợp tác xă. Thứ lao động xí nghiệp nó lệ thuộc vào máy: không nghỉ được với nó, không đăng trí được! Người phải khớp, phải thi với máy!

Nguyễn Thành Long đi S.Sơn về, kêu: vợ phải lại! Theo lời Tô Hoài th́ anh chàng sợ đi lao động, lấy đít vợ làm lá chắn. Những tin tức vụn như vậy. C̣n bộ đội th́ đâu hôm qua liên hoan xuất phát.

Ngày cuối cùng tôi ở nhà, càng bận hơn tất cả mọi ngày khác. Việc nó dồn lại, v́ cái thuyết bất diệt "Thôi, để mai!" - Hơn nữa, vợ lại tổ chức một tí liên hoan c̣m.

May!

Vợ đă đỡ cái hông.

Thôi! Đóng sổ.

22-8

Khởi hành. Tôi dậy sớm nhất, từ 1 năm nay, và có lẽ hơn nữa. Đáng lẽ không đánh thức con Kha dậy, sợ nó mếu, đ̣i đi. Song mẹ nó khẩn khoản: - "Anh đánh thức nó, bảo nó là anh đi công tác. Không nó thức dậy, thấy mất bố nó măi, nó không hiểu ra sao!" Tôi lôi nó, vỗ nó. Nó không dậy, ấm ứ, đạp bố. Lại khóc hứ hự nữa. Lát lâu, Cún mở mắt, ứ mấy tiếng khó chịu, rồi lại quay đi, ngủ.

Cu C̣m ăn sữa, bỏ dở đến 60. Mẹ nó hỏi: "Kha! Con có ăn sữa không?" Con Kha đang nhắm mắt tưởng ngủ, vội "Cóoo!" một tiếng dài nũng nịu, ngỏm choàng dậy. Mẹ nó đổ sữa ra bát, cho Cún ăn. Khổ thân Cún, nó thèm quá, làm một hơi ráo bát... Thế là con bé tỉnh.

Tôi vác ba lô ra ngơ. Mẹ con bế nhau theo. Tôi thương con Cún quá. Thương mẹ nó: hai đứa con, lại c̣n chợ búa, cơm nước, lau nhà... Mẹ nó sẽ bận C̣m nhiều hơn. Con Cún ai hầu? Quấy, mẹ nó sẽ đánh cho!

Trên tay mẹ, Cún nh́n bố. Nó không hiểu. Thấy lạ: ba lô to xù bên nách bố!

Tàu điện leng keng. Tôi chạy xốc đi, chào hai mẹ con. Con Cún mi bố. Tôi chạy trốn. Người sắp thành sáp rồi.

Xe điện bỏ loang loáng phố xá đằng sau, hai mẹ con bồng nhau đầu ngă tư Vũ Lợi, sớm tinh mơ quạnh quẽ.

Tân Hưng, Đại Lợi, Hưng Thịnh... các biển hàng đỏ, xanh, vàng, tím... Lần đầu tôi để ư chúng. Thôi, chào!

Bến ô tô. Ngơ ngác. Nghe tiếng gọi, tôi ngoảnh lại: Hoàng Châu Kư và Tử Phác trong một cái quán vỉa hè. Quán bánh cuốn, có che một cái phên liếp. Nắng sớm đă hắt vàng cái quán nhỏ. Tôi vào. Thấy bà Nghĩa với hai con Tử Phác, mộ u em đi kèm.

Lát sau thấy Lê Đạt, một ḿnh đang ngó các ô tô.

Đặng Đ́nh Hưng chậm ru thế? Ông anh bận những ca-cao, sữa chắc? Nắng chóng cả mặt rồi. Bến ô tô vàng, bốc hơi trong nắng sớm.

Đợi măi. Đàng xa, một người vận áo cụt tay, kiểu áo sợi sport, quần soóc tím, bệ vệ xe đạp, ở portebagage có một đứa bé! Ông anh à? Đằng sau là một xe xích lô, một đống trẻ con che lấp Thái thị Liên.

Lê Đạt kêu tướng: - "Thôi đúng ông anh rồi!" Bầu đoàn thê tử tong tả bến xe, ngổn ngang va li, túi dết, ba lô, cặp, làn... Lê Đạt cười to: "Tao ghét nhất tiễn đưa. On devient idiot!" Anh chàng vừa dứt lời: Thúy đă hiện ra, áo xanh viền lụa trắng, cúc trắng, quần đen bóng! Lê Đạt devient idiot! Th́ ra, ban sớm cu cậu đèo vợ đến, rồi xua vợ về, khỏi phải bị cái lúng túng v́ tiễn! Thúy nó lại ŕnh ở đầu phố, xem các bạn khác có ai đưa tiễn ǵ không! Bầu đoàn thê tử những bà Nghĩa, bà Thái thị Liên khuyến khích cô ta chạy ra!

Thế là bến xe bốc lên một thứ tinh cảm của chia biệt, không được phép ủy mị, song vẫn là chia biệt, nó vội, hấp tấp, không khớp lắm với cái bề bộn xe pháo của cái bến lem luốc, lổn nhổn.

Hành tŕnh: Hà Nội, đến Lai Khê th́ xuống xe. Đợi ô tô ở đó, để đi Đông Triều. Tập đoàn Chí Linh quá hay chưa đến Đông Triều? Cả bọn không biết tường. Hỏi thăm th́ thất vọng lắm: ô tô có thể không cho lên, v́ sợ nguyên tắc lấy người giữa đường! Rồi th́ những bao nhiêu bao nhiêu cây số đi bộ! vv...

Sau một đống những chuyện phức tạp, nào anh đáp nhờ xe gỗ, anh đi xe đạp vv... th́ 5 thằng đă ngồi đống trên lưng chính một chiếc xe của tập đoàn sản xuất miền nam Chí Linh: xe căm nhông, xếp đầy luồng cao tận mui. Luồng lại dài, lê thê sau xe, có lúc quét đất. 5 thằng ngồi cao tít trên cái đống luồng, không chằng buộc ǵ cả ấy, nó lồng bồng, chỉ chực tuột xe, đưa cả người xuống... Long đong trên đường xóc, chiếc căm nhông nhảy một thứ foxtrot lấc cấc! 5 thằng bật lắc trong cái điệu nhảy bị động, cắn cà cắn cẩu ấy! Mặt trời độ lượng buông xuống cho anh em hàng tấn lửa nóng ran.

Chiếc căm nhông Star (Ba Lan) đầu bẹt, thân dài, luồng lê thê sau như một cái đuôi. Nó say sưa đưa chúng tôi từ Lai Khê, qua 2 con đ̣, bập lên đất Hồng Quảng, qua thị trấn Đông Triều, ṿng vào đất Hải Dương: huyện Chí Linh bụi mù, mênh mang đồng núi. Thảo nguyên chăng? Bốn bề bát ngát, không có cây to, lũy tre xanh. Toàn bụi với những băi đất bao la, trên đó vạc con đường mới, đất đỏ cháy. Tự dưng chúng tôi đứng ở giữa băi mênh mông đó, đồi đất thoai thoải xen núi đá, bao bọc chung quanh một ṿng vây rất rộng, tít tắp chân trời: Đây! Tập đoàn sản xuất Chí Linh!

Mặt Tử Phác chẩy ra: ở đây xa Hải Dương 50 cây, 2 con đ̣. Hy vọng đạp xe ra thị xă, ḥ hẹn vợ con, tắt!

Đi rửa mặt: nước giếng đục, nước phèn khó chịu, bết tóc. Đất đỏ tiếp theo đất đỏ, từng mảng vỡ hoang trên màu lục xa tít.

ở đây có một ít lúa. C̣n toàn thấy miá từng cụm, xen với ruộng khoai. Cây cành khô xác. Aridité! Rải rác, mấy căn nhà, mấy tập đoàn ở xa nhau, lưa thưa các ngọn đồi phát bằng đi, trống vắng như mấy cù lao giữa bể. Có nhà quét vôi trắng, cái màu lôm lốp ấy lạc lơng... Chưa thành phố thành hàng ǵ hết.

Chân trời rộng quá. Không có ǵ ngáng mắt. Nhỡn quang tha hồ phóng xa, hàng chục cây số, để gặp những đồi núi thấp xa tít, một cái thành bọc trời lại. Cảnh thiên nhiên này lớn quá, vẻ đẹp hùng vĩ của nó đè bẹp hơi người. Giá ở đây một ḿnh, sẽ không thể chịu đựng nổi cái đẹp bao la, quá brut này.

Tôi có cái ǵ say trong huyết quản. Một cái Hà Nội ồn ào kêu gọi, tiếng vợ con, hoà trộn với sự mệt mỏi bắp thịt, gió máy đường xa, bụi đất đỏ, sự bí mật những ngày sắp đến. Buổi chiều xuống xanh nhợt đồi núi, lơ thơ vài bóng nhà. Một ngôi chùa nát, một ít đồn bốt giặc. Một người trại, áo khách xanh lục, tay cầm roi tre quất con trâu kéo xe củi ở rừng ra. Bữa cơm đầu tiên chúng tôi ăn có cá kho, và canh cá nấu khoai sọ!

Mỏi dừ, vẫn không ngủ sớm. 4 thằng ngồi bẹp gí dưới ṿm trời đêm quá rộng, nặng trĩu sao, đè xuống ánh sáng bạc. ở cái cảnh bao la này, chúng tôi sẽ sống mấy trăm ngày đằng đẵng.

23-8

Chiều đi tắm suối, về hâm hâm. Làm 2 viên paludrine. Ban tối, rửa chân ở giếng, bị rùng ḿnh. Suốt đêm lên cơn sốt. Lúc rét lúc nóng. Lưng, xương sống ê ẩm: cái xe luồng tẩm quất một buổi, mà 2 ngày đêm chưa hết mỏi. Cơn sốt baptême vùng vỡ hoang!

24-8

Chủ nhật. Đi chợ Ngăi. Mua sắm bát, thuốc lá, diêm... Đặng Đ́nh Hưng làm con gà thiến. Tôi lại bị sốt, ăn bă cả mồm. Tối, phân phát đi các tập đoàn. Lê Đạt tập đoàn Nam Ngăi. Tử Phác: Hành Thiện. Đặng Đ́nh Hưng: Ba Tơ. Tôi: Thống Nhất.

Đặng Đ́nh Hưng bảo: - Ḿnh thành phần sức khoẻ rồi! Nên tổ trưởng mới cho xuống tập đoàn ấy.

Lê Đạt: - Trần Dần đầu sỏ, cho đi Thống Nhất là phải. Tập đoàn tiến bộ nhất mà.

Tử Phác thêm: -Tao chờ xem thằng nào được cử đi Thống Nhất măi! Mày trúng số độc đắc đấy!

Chỗ này là Thày Lày, giáp giới Bắc Nồi, cách một con suối. Nghe đâu như Bắc Nồi nước độc th́ phải. Mấy hôm chờ đợi, khí hậu, cái bao la trời đất ngấm vào từng thớ thịt. Tôi lại ốm nữa. Người buồn, thịt bă. Miệng đắng. Đồng chí ở liên đoàn nói: "Đi chỗ cực mới đi, chứ chỗ sướng th́ các đồng chí đă chả đi!" Một châm ngôn sống giản dị, đẹp, cao, khó với tới.

Dưới ánh đèn băo uể oải, thiếu dầu, chúng tôi tiếp xúc với các trưởng tập đoàn. Những bộ mặt đen xạm gió nắng. Mấy chiếc răng vàng. Quần áo đủ kiểu, đen, xanh công nhân, bạc thếch, trắng cũng có.

Chúng tôi được giới thiệu về tiểu sử khu vực này: Từ cháng Chạp 57 mới có mấy đồng chí đi thực địa đến miền bỏ hoang đây. Mùa đông rét, cây cành chết khô. Người ta đào một cái hố, che một cái dù ở đó, vỡ hoang với 2 tập đoàn Quyết Thắng và...? Cho đến nay mới 7,8 tháng, đă mọc lên những 30 hectares miá, 2000 gốc dứa, 500 trâu ḅ, 20 hectares lúa, cộng thêm các thứ lặt vặt đến 100 hectares. Mọi người được lương ăn 6 tháng 15 vạn, tiền thiết kế cơ bản 20 vạn. Ngoài ra liên đoàn vay được của ngân hàng vốn kinh doanh, đâu như 20 triệu... Tên công tŕnh này là: liên đoàn sản xuất miền nam. Nó gồm 19 tập đoàn, trên hết có một hội đồng quản trị, cơ quan nhà nước... Đă có tiếng máy kéo śnh sịch. Một công tŕnh thủy lợi đang đắp ở chân núi, bên kia là Hoàng Hoa Thám. Nơi đây sẽ có moteur, rồi thủy điện. ánh sáng điện đèn sẽ rọi miền cỏ hoang này. Thành phần: đa số Liên Khu 5, một ít Nam, Bắc. Đó là những thương binh, những nhân viên biên chế, những cán bộ công an, thôn xă bị lộ mặt, đi tập kết, một ít rất ít vợ con... Vỡ hoang, kiến thiết miền Bắc, tiếp tục sự nghiệp cách mạng, ngày nay họ nhận nhiệm vụ ấy. "Thắc mắc nhiều, mà làm cũng nhiều", theo lời một trưởng tập đoàn. Nhớ vợ con quê hương...[...]

Buổi tiếp xúc đầu tiên với các trưởng tập đoàn dễ chịu, cởi mở, nhất là về cuối. Anh em người ta ngại: các anh là trí thức, liệu có hoà được với nông dân! Liệu hai tư tưởng có gặp nhau?

25-8

Ban sớm, chúng tôi liên hoan một ấm trà. Tính toán các món tiêu. Rồi chia nhau đi các cơ sở.

Tôi đến Thống Nhất.

Một căn nhà quét vôi trắng, dưới viền ít mầu vàng. Có tí sân trước cửa với một cái vườn hoa c̣m: cỏ xanh, 2 bụi trúc thấp lơ thơ vàng nhợt, những hoa dừa khô trắng, và một cái mâm trồng những cúc núi màu phẩm hoen hồng, những cây giền tây đỏ, bọc một túm nhân thọ xanh chưa nảy hoa. Trông ngoài, thấy đỏm.

Vào nhà. Anh Cầm, trưởng tập đoàn, người to, đen, chỉ tôi chỗ đặt ba lô, rồi đi làm ngay. Mấy người thổi harmonica trong nhà, không ra bài ǵ hết. Tường đầy những tranh Hoà B́nh 5 màu da, tranh Liên Xô, tranh Ngưu Lang Chúc Nữ, tranh trẻ em hồng hào Trung Quốc. Lại có cả ảnh ban phụ trách, 3 người, 2 người 2 bên cười, người ỡ giữa (ông Cầm) nghiêm nghị, cả 3 đều côm lê, ca vát, ông bên trái tô mầu, môi cười đỏ.

Nhà 2 buồng lớn, hành lang ở giữa cũng kê giường. Khoảng 25, 26 cái sát nhau 10 đến 20 phân chật! Màn vắt. Quần áo treo vách. Ba lô ḥm xẻng ở các đầu giường, và trên giường. Mấy chiếc xe đạp, có chiếc tháo cả vành bánh.

Khẩu hiệu Đảng lao động Việt Nam muôn năm. Rất nhiều bằng khen: CCRĐ đợt 5, sửa sai, và huân chương Chiến Thắng nữa. ảnh lănh tụ, ở đây c̣n treo Bulganine(33). To nhất là ảnh Lênin. Lênin ở đây, nơi vỡ hoang này, thật thích hợp: Lênin là người đă vỡ hoang cả một giai đoạn lịch sử.

Cấp dưỡng làm dưới bếp. Nhà vắng. Tôi ngồi bắt chuyện hai chú học sinh, đến đây học máy kéo.[...] Chú Bé cao lớn, đen, môi dầy, quần xanh vá, áo maillot: tôi không chịu được một quả đấm của chú. Chú Guốc nhỏ nhẻ, nói cứ dạ dạ theo kiểu lịch sự của miền trong.[...] Lát sau Bé hỏi tôi: "Chắc sau đây về, anh cũng sẽ đặt mươi bài thơ chắc?" Quốc thêm: "Chắc hẳn chứ! Một tập sách ấy!" Tôi cười, giấu khổ tâm trong cái cười ấy: "ừ! Có thể!..."

Lát lát, lại thấy một người từ bếp lên, chắc đi làm tạt về, lên hỏi tôi: "anh Trần Dần đó à?" Tôi vâng. Cụt có vậy thôi. Nh́n nhau một tí, cười. Rồi anh đó lại đi. Hai ba lần, liên tiếp vậy. Tôi đâm ngợ: "có phải là tôi được xem mặt hay không?"

[...] Lát sau, có một anh hút thuốc, quần áo đen, gầy, đến cạnh tôi hỏi thăm. "Bắt đầu anh làm việc nặng ngay không được. Làm việc nhẹ hẵng!" Tôi hỏi: "Việc thế nào nặng? Thế nào nhẹ?" Anh đáp: "Nặng như bón phân miá. Cây nó mọc sít. Phải chui, lách. Lá nó cứa toạc thịt. Nắng hầm hầm không chịu nổi... Nhẹ như lùa ḅ..." Tôi nói: "Từ nhẹ, đến nặng, tôi muốn biết làm mọi việc!" Anh nói: "Rồi sau anh học cả cày nữa nhé! Thôi! Anh ngồi nhé. Tôi đi làm."

Tôi sực nhớ, ban sớm, có lẽ không phải người ta đến xem mặt tôi. Một sự hoài nghi con tiều! Chỉ v́ hai bên không biết khơi chuyện. Hăy tin: người lao động có nhiều chất thiện!

Buổi tối, tôi được giới thiệu với toàn tập đoàn. "Như chúng ta đă biết- lời anh Cừu, phó đoàn- đồng chí Dần có sai lầm kiểm điểm trong khi công tác ở trên kia... Nay đồng chí đă tự nguyện tự giác tới đây, làm công tác sản xuất với chúng ta. Đồng chí sinh hoạt với đoàn, văn hoá đồng chí có thể giúp thêm. Sinh hoạt Đảng không dự. Sinh hoạt phí một tháng vạn tám, như chúng ta. Giường chiếu, chúng ta phụ trách. C̣n các thứ khác, th́ đồng chí... ừ... đồng chí chuẩn bị lấy... à, c̣n sản xuất th́ đồng chí tùy sức, vào tổ sản xuất hoặc tổ chăn nuôi th́ tùy nguyện vọng. Chủ nhật ta nghỉ th́ đồng chí cũng nghỉ... Ngoài ra ta để cho đồng chí một tuần một buổi hay một ngày, để đồng chí ghi chép tài liệu, giúp cho cấp trên (!) Chúng tôi giới thiệu thêm nội quy ở đây: 20 người toàn đảng viên, một nữ, chia làm tổ sản xuất và tổ chăn nuôi. Ban quản trị có tôi, anh Phang, anh Thuần. C̣n chi ủy th́ có... à thôi, chi ủy th́ không phải giới thiệu.... Anh em thêm ư kiến. Và đồng chí Trần Dần có ư kiến ǵ cũng nên nói."

Dứt lời đă thấy tiếng đoàn trưởng Thuần cất lên, nói to như sét, mặt đanh thép:

- Đồng chí Trần Dần xưa kia là một đảng viên. Đồng chí trong một giai đoạn nhất định đă có những sai lầm nhất định đối với Đảng, đối với chế độ. Tôi vừa mới đi xa về, được đồng chí Cừu cho biết. Nay đồng chí xuống đây, do Đảng cho đồng chí tới, để cải tạo cái bản thân ḿnh. Đồng chí phải cố gắng. Phải thành thực. Phải thi đua sản xuất. Phải thi đua tăng năng suất, tôn trọng nội quy, y như một đoàn viên ở đây. Để tư tưởng đồng chí có thể cải tạo tới một mức nhất định! Cái ǵ làm được th́ phải làm hết sức. Sức khoẻ có bao nhiêu th́ phải nói thực ra. ốm th́ cũng cho nghỉ như mọi anh em, chứ không bảo là chúng tôi có một ư kiến ǵ khác với đồng chí... Nghĩa là văn hoá của đồng chí th́ chúng tôi cũng học. Nhưng đồng chí phải học sự sản xuất của chúng tôi. ở đây chúng tôi phải thảo luận nhau nẩy lửa. Có khi cùng một ư kiến th́ không phải thảo luận, c̣n khi ư kiến khác nhau th́ phải thảo luận, to tiếng sôi nổi, để mà thống nhất được...Đồng chí phải thành thực... Đồng chí có ư kiến ǵ?

Tôi chưa nói. Định đợi anh em nói xong cả hẵng. Đợi măi không thấy ai. Không khí nặng. Nghe tiếng quạt phành phạch đồng chí Thuần, một tay quạt như biến, một tay bành cổ áo maillot cho gió lọt vào ngực. Đồng chí Thuần mới đi bán 500 con vịt ở Thái B́nh, và thu cái tổ nuôi vịt 4 người ở đó về với tập đoàn. Măi sau có một đồng chí hỏi:

- Chúng tôi lao động, hay nói đùa nhau, người ngoài có thể lấy làm kỳ... Th́ đồng chí đừng lấy làm lạ.

Xong không ai nói nữa. Không khí đè xuống. Đồng chí Cừu hỏi: đồng chí Trần Dần có nói ǵ không?  Tôi có. Mọi người nh́n.

- Tôi đă đến đây th́ là tùy tập đoàn. Việc ǵ tôi làm được th́ làm. Không th́ tôi nói thực. Các đồng chí cũng nên nói thực.

Có vậy thôi. Cuộc họp sang mục phân công ngày mai. Anh em thảo luận to, cướp lời nhau.  Nhiều khi át cả chủ tịch. Cuộc họp vui lên, ồn ào.

26-8

Hai tay lấm, tôi bóp lá cây thanh hao. Thơm quá. Một thứ bạc hà nhẹ nhơm ḿnh mẩy đang mỏi dừ. Tôi được phân công nhổ lạc với ông Ḱnh hơn 40 tuổi, người Quảng Ngăi.[...] Chúng tôi làm việc, cùng với b́nh minh (nó cũng có việc của nó) Sương mù đọng các thân lạc đốm nâu, các lá rỉ, các lá c̣n cố xanh gượng gạo. Đất ẩm dính nhép. Tinh thần đến với công việc: ông Ḱnh chỉ việc tôi cặn kẽ. Chả có ǵ, chỉ là nhổ!

Thoạt đầu, tôi c̣n nhổ một tay, được cây nào lại sang tay. Kha khá rồi đập đất. Rồi xếp đống một bên. Những động tác giản đơn, có lẽ từ thời Bàn Cổ vẫn thế! Sau tôi làm nhanh hơn, không kém ông Ḱnh mấy chút [...] Chừng 10 giờ, hai chúng tôi đă nhổ xong non một mẫu.

Công việc cắt khúc nhiều quăng nghỉ. Thuốc lào, thuốc lá. Vài câu chuyện vặt...[...]

- Anh quê ở đâu?

- Anh được mấy cháu?

Tôi phải trả lời nhiều người, chỉ 2 câu đó. Và tôi cũng hỏi lại:

- Anh quê ở đâu?

- Anh được mấy cháu?

Rất giản dị. Suốt ngày.

Ban trưa, mỏi quá. Lưng và xuơng sống được hỏi tội đầu tiên. [...]

Chiều lại nắng gắt... Tôi, ông Ḱnh, thêm ông Dầu nữa, ngồi giữa đồng cỏ, dưới bầu trời đỏ lửa, bóc lạc.[...] Ông Ḱnh, ông Dầu hỏi tôi về cái tích Nhân Văn Giai Phẩm. [...] Tôi tóm tắt cái dại cũ của tôi. Và nói vắn tắt: bây giờ tôi muốn cải tạo lao động, tuy rất ngại, rất nhớ nhà... Ông Ḱnh an ủi: "Ai cũng có cái sai. Chúng tôi cũng có nhiều thắc mắc, với cái tŕnh độ của chúng tôi. Người biết cao hơn th́ mới có thể thắc mắc những đường lối chính sách này nọ. Như chúng tôi cũng thế, ḿnh cứ nghĩ là ḿnh đúng th́ mới làm. Rồi khách quan nó mới trật ra, tức là sai... Anh không nên nghĩ lắm, hao ṃn con người đi... Chứ các anh, th́ theo chính sách Đảng cho đi lao động để biết được cái cực rồi về, lại xếp vào công việc của các anh. Đâu có phải suốt đời khó nhọc như chúng tôi!" Ông Ḱnh an ủi tôi rất giản dị vậy. Mà thấm.

Nắng cắn chúng tôi có đến ngh́n miếng cắn. Vai, lưng, cổ, tay, chân. Bất kỳ chỗ nào hở ra là mặt trời nó cắn ngay.[...]

Ông Thuần chạy nhắng khắp. Cà mỗi anh một tí. Chẳng hạn:

- Thế nào anh Trần Dần?

- Khá mỏi! Tôi nói cụt lủn.

- Chưa mỏi đâu!

- ...

- Chưa mỏi đâu mà!

- ...

- Mới là động tác 1. Rồi anh sẽ lần lần qua 36 động tác.

Tôi cười nhạt.

Ban đêm, nó tê tê đi ở lưng, ở các đầu gân. Mà vẫn khó ngủ.

Các ông bạn

Hoàng Châu Kư về Hà Nội. Anh em gửi nhờ thư. Nên lại gặp nhau. Đêm sáng trăng.

Đặng Đ́nh Hưng: - Tao ra măi Cổ Vịt. Đi từ 4 rưỡi, 8 giờ đến nơi. Làm một lúc mỏi dừ, ông bạn bảo: "Anh bê hộ tôi cái thúng này ra kia!" Mỏi, vẫn bê, cứ làm như không thôi. Chả nhẽ sao?

- Ông anh có sức - Lê Đạt nói- Đi xa th́ đă làm ít.

- Chết! Chết! Giờ đi có tính vào giờ làm đâu ông anh?... Ngày mai ḿnh lại đi tải vôi... Sau nữa, cầm đục, cưa gỗ, bào... Được cái, con đường ḿnh đi làm có hàng chuối. Tạt vào, làm một trắắmm...

- Nơi tao, có cả na! Lê Đạt khoe.

- Na ở đâu? Tử Phác vồ lấy hỏi.

- Bọn học sinh... Lê Đạt nói... nó mua ở đâu... ăn cả ngày... Chắc mua ở làng.

Lê Đạt hôm đầu đi nhổ khoai. Và triềng khoai.

Tử Phác đi lùa ḅ. Pâtre. "Ḅ lang" (không phải "Ngưu lang!") Gan bàn chân cu cậu mỏi, v́ phải chạy thi với ḅ. "Tao tưởng nhẹ. Có thể đọc sách được! Nào ngờ.... Lại c̣n cắt lá nữa chứ! Nhưng được cái không phải gánh... Tao nhớ chúng mày quá!"

Ngày baptême de sueur đă qua. 4 thằng đều có vẻ khá dễ chịu.

27-8

Đi trồng thơm (dứa). Tất cả 8 người, có tôi trong số. [...]

Hai bộ phận chủ yếu: bộ phận đào lỗ 2 người, bộ phận lấp lỗ 4  người. C̣n tôi, làm nhiệm vụ bỏ ngọn dứa vào cái lỗ đă đào, để người khác đến lấp lỗ, chèn ngọn mía. Việc giản đơn. Động tác thô sơ: cởi lạt, cầm ngọn dứa, đến lỗ, cúi xuống, bỏ vào, chèn tí đất cho nó đứng tàm tạm ngay. Việc này hỏi chuyện cái lưng. Cái xương sống sẽ được mềm đi! Đó chỉ là tiếp tục sự rèn luyện hôm qua. C̣n những chuyện gai dứa đâm tay, hoặc gốc nhọn, cỏ sắc cứa chân với thịt da, không kể. Việc nào chả có tai nạn của nó. [...]

Buổi chiều, đổ mưa. Tôi muốn mang paraverse đi. Song c̣n ngại, có lẽ nó lạc lơng.

- Anh Ḱnh ơi! Có mang... mang... à... áo tơi đi không? Tôi hỏi. Và sáng kiến ra chữ áo tơi b́nh dân!

- Anh có áo tơi à?... Đem đi...

Chỉ có đổi tên nó đi thôi, mà tự dưng tôi đeo cái paraverse xanh bộ đội không thấy ngượng nữa!

Thế là phát minh được một quy luật. [...]

28-8

Thời gian ở vùng đồng cỏ này đi chậm! Măi không hết ngày.

Đêm qua khó ngủ quá. Mắt cứng như gỗ. Toàn thân mệt, nhưng nó không chịu ngủ, v́ cái trống cải lương bên cạnh. Tiếng nhị ̣ e với bài hát oán vọng cổ. Tập đoàn Quyết Tiến chuẩn bị

2-9.

[...] Hôm nay đổi động tác. Tôi vào tốp lấp lỗ. Đây là một hệ thống động tác chóng gây sự với rất nhiều bắp thịt của tôi. Cái tay th́ cuốc, lấy thêm đất lấp lỗ. Da tay phen này có cơ sưng phồng. Tay sẽ thành cái tay lư tưởng: "Bàn tay chai rắn!" Nghe câu thơ th́ êm, chứ thực tế th́ đau... C̣n cái chân phải hất đất ở trên đồi gồ ghề, lắm gốc nhọn, rồi dận, như cái vồ, cho đứng cái gốc dứa xanh. Song cái anh được tôi luyện nhiều nhất vẫn là cái anh lưng! Tôi nhận thấy, từ hôm đầu, chả việc nào là không động đến anh ta cả! Vậy, rèn luyện cái lưng, cần thật! [...]

Anh Trần Viện

Chúng tôi được triệu lên gặp anh, buổi tối. [...] Đó là người đến cắm cái dù trên băi đồng cỏ bỏ hoang này.[...]

Anh Viện hỏi thăm, chúng tôi "có ai ốm không? Ăn uống khẩu vị các anh có hợp không? Thực mà... các anh có thể ăn riêng... Cứ nói thực mà..."Rồi những "anh em họ đối với các anh thế nào?" Người anh đen, mặt dài, mắt sáng, môi hơi hở, trông thật và dễ tính... Sau, anh nói:

- Gặp các anh... để nói một sự ước mong của chúng tôi... ước mong từ lâu... Là có một quyển ǵ viết về công tŕnh của anh em ở đây... Những người ra Bắc th́ mỗi người một công tác, đâu đó cũng cần viết... C̣n ở đây, những anh em đi sản xuất... Thả vào một nơi hoang vu... Kiến thiết xă hội chủ nghĩa miền Bắc... Các anh ở đây, lao động ǵ đó th́ cứ làm. Chỉ yêu cầu các anh ghi chép cho, sau này viết thành tác phẩm...[...] Kỷ niệm hợp tác XHCN... Kỷ niệm áp dụng máy móc vào nghề nông lạc hậu,... phải nói đại lạc hậu. Như cái tracteur kia, các ông ấy đ̣i bỏ! Thôi, cày trâu rẻ hơn ét săng!... H́... Các ông ấy không nghĩ đến đất mới dỡ, c̣n lắm gốc! Trâu nào chịu nổi?... Rồi th́ những sự thất bại của chúng tôi. Giống cấy không kịp thời vụ, không hợp thổ nghi...[...] Và lại c̣n thế nào là con người xă hội chủ nghĩa nữa?

Đề nghị của anh Viện đánh thức trong 4 thằng một mớ suy nghĩ. Đánh trúng bụng nhau quá!  Nhưng yêu cầu ấy không hợp với chủ trương trên đối chúng tôi.

- ư kiến anh, Đặng Đ́nh Hưng nói, rất hợp với anh em... Song không có th́ giờ.

Lê Đạt cũng kêu: Mệt quá! Không có sức mà ghi nữa! Tôi biết là nó nói dối: thằng ấy nó có ghi bao giờ? Nó làm việc kiểu tài tử.

- Việc anh đề ra, Tử Phác nói, không thuộc thẩm quyền chúng tôi. Trên có cho 1 buổi để ghi. Nhưng văn nghệ có phải thế đâu? Có phải như con ḅ, ăn no một lượt, rồi về chuồng, nhai lại? Văn nghệ phải ghi những lúc hứng! Hứng là ghi ngay! Bỏ qua, nó sẽ quên mất... Việc này, chúng tôi không có thẩm quyền trả lời anh... Xin đợi anh HcKư.

- Tôi ghi buổi trưa. Mệt lắm. Ngày nào cũng phải ghi mới được... Tôi nói. Một tuần ghi một buổi th́ nó rụng hết. Thức trưa ghi, rức óc lắm.

29-8

Hôm nay, tôi lại biến thành phụ nữ: tôi làm cái việc đàn bà, bóc lạc. Trời! Bao giờ tôi mới thành đàn ông?

[...]

Bức thư

Sớm tôi vào chuồng hôi, thấy một bức thư chùi đít. Cứt dính trên giấy trắng nhoè nhoẹt các hàng chữ mực xanh nội hoá (tư bản làm mực ấy). "Mang danh là một cán bộ mà đi tự túc, rồi về Nam nói với đồng bào ra sao?... Tư tưởng em như vậy, em cũng nói để anh tính giúp hộ em..." Bức thư đó v́ nằm đây, tất nhiên là một bức thư không gửi đi!

Chiều mưa to và dai. [...] Mưa trắng trời trắng đất. [...] Mưa đă ăn bớt một ít núi, một ít chân trời của vùng này. [...] May! Hôm nay nghỉ. Lư do là mưa quá. [...]

30-8

Tôi tiếp tục bóc lạc. Song cũng đă làm được một động tác đàn ông, là gánh lạc từ ruộng về nhà. Chuyến đầu tôi gánh vừa phải. Chuyến sau, tăng năng suất, tôi chất đầy gánh, làm như một người khoẻ, sức lực... Đi ặc è. Tê cả vai. Tôi phải nghỉ 2 bận, không một mạch như chuyến đầu được... Qua cái cầu bắc thân cây bập bềnh, tôi chực ngă.

Anh em góp ư: - Anh gánh một nửa này thôi... Gánh nhẹ mới học trở vai được! Không có chỉ được một vai... C̣n cái lưng th́ nên kḥm kḥm nó lại, gánh mới được khoẻ! Cái lưng thẳng đuỗn vậy, yếu sức không đi xa được.

Phải! Thẳng lưng th́ yếu không đi xa được... Một bài học rất hay. Tôi tự nhận xét, thấy đúng là tôi có cái tâm lư của một người yếu: cứ làm ra như ḿnh khoẻ, không kém ǵ ai!

[...]

31-8

Hôm nay, cùng toàn miền Bắc, khu vực này làm, để nghỉ liền 1-9 và 2-9.

Trời cả nắng. Tôi chịu tội hoả thiêu trên ruộng lạc. Gió cũng đứng. Nó đi đâu? Nắng này, gió cũng sợ. Không dám tḥ mặt ra.

[...] Nhổ được vài luống, tôi thấy buốt tay dữ. Rồi cũng không để ư! Đến lúc nghỉ nh́n ra: 3 nốt phồng tướng. C̣n chân bị phồng th́ nhiều lắm. Chả lẽ nghỉ. Tôi tiếp tục cố một luống nữa. Đau quá. Nó buốt tận đáy thần kinh.

[...] Tay tôi thế này, rồi sau 2-9, tôi sẽ làm được cái ǵ? Có lẽ, chuyển sang cái động tác chăn ḅ.

Thời gian ở vùng này đi chậm. Buổi sáng lê đi rề rề, buổi trưa dằng dặc, buổi chiều ặc è. Hoàng hôn nặng ch́nh chịch, mầu son của nó đè trên núi đồi, không muốn tắt. Bao lâu rồi? Hàng mấy thế kỷ tôi đă sống ở cảnh hoang này? Không! Mới chỉ 10 ngày!... ở Hà Nội, ngoảnh đi ngoảnh lại đă thấy những Noel với Tết lù lù sau lưng!

Sau thời gian 6 tháng ở đây về, học mấy tháng? Và sau đó, th́ sao? Cuộc sống sẽ đẩy xô tôi tới những chân trời nào? Đi lao động? Đến công tác ở một cơ sở XHCN? Công tác ǵ? Cơ sở nào? Tổ chức cái tương lai ḿnh ra sao? Làm thế nào yên cửa vui nhà?... Giai đoạn quá độ này, cái nghề tôi, nghề khỉ cầm bút, nó bấp bênh, chưa có cách ổn định. Người ta khó mà sống măi trong cái thế ấy, mất thăng bằng. Cái ngày mai nhiều gió máy quá.

1&2-9

Cái Tết 2-9 qua đi, để lại một ít bă bời trong các bắp thịt, và trong tâm hồn. Một số những cổng chào, lá xanh hôm qua, hôm nay đă xám đỏ, khô khốc.

Từ mồng 1, đă mọc lên khắp vùng hàng mấy chục cái cờ đỏ thắm. Toàn cờ mới cả, mầu sắc đậm đà. Các tập đoàn rục rịch những giết bê, lợn, ít ra cũng gà vịt... Nơi tôi, một ban tổ chức được lập nên, có nhiệm vụ tiêu cho hết vài vạn tiền thừa. Người ta giết một con lợn, sớm tinh mơ mồng 2, nó eng éc ở cái sân đầu nhà. Người ta mua thêm ít thịt ḅ. Menu tương đối: thịt ḅ lụi (nướng), nem rán, thịt lợn bó thành một thứ gị giăm bông, trứng đúc thịt, giá xào, rau sống, và bánh đa!... Ăn rất lạ: món ǵ cũng đem cuộn vào với bánh đa sống dúng nước. Nem rán cũng cuộn!

[...] Những ngày tết nhất thế này, cái vui ồn ào càng gợi sự nhớ nhà... Nhiều anh ĺ ra... Nhiều anh vui nhộn, để đánh lừa ḿnh: vỗ trống như điên, hát bội, hoa tay múa chân, miệng hét tướng. Đêm chưa khuya lắm, có những đôi đưa nhau về các mạn bóng tối. Ngay sau nhà máy, phía suối cũng có. Ngày Tết!

3-9

Sớm 2-9 hôm qua, tôi đi chăn ḅ. Để cho đỡ người. Được đi nghe radiô. Tưởng hôm nay lại được chăn ḅ th́ thú hơn, song anh Thuần phân công tôi đi nhổ lạc. Ra ruộng, anh Hoàng lại phân công lại: tôi gánh lạc về nhà [...]

Một đoàn 3 chị gánh củi rừng về nghỉ vệ đường... Tôi gánh thử. úi cha! Không nhấc lên được... Đổi vai trái, tôi cố, vai gánh lên, hục, như một quả núi đè tôi, gánh rơi phịch xuống. Tôi bị một coup de reins. Các chị cười... Ôi chao! Tôi lại c̣n chưa được bằng đàn bà. Mấy hôm trước, tôi cứ ước thành đàn ông... Thôi, hạ thấp khẩu hiệu xuống: Bao giờ tôi thành được đàn bà?

Các ông bạn

Đặng Đ́nh Hưng bị cafard tợn. Nhất là từ lúc có cái chuyện bế mạc lớp Nhạc 2 năm Triều Tiên dạy!... Hưng lo cho tiền đồ ḿnh. Liệu có bị rớt lại, trong khi người khác, họ có điều kiện học kỹ thuật, tiến ầm ầm!

Tử Phác th́ chực chạy trốn sang văn học. Cu cậu viết roman. Ghi nốt thơ... Th́ cứ làm. Đời một nghệ sĩ, đổi các vơ khí là thường, trước khi dừng ở một vơ khí sở trường... Lê Đạt nghe chuyện, tỏ thái độ catégorique: "Thôi! Bảo ông anh thôi cái chuyện ấy đi!" Đạt ta không tin ở người chuyển nghề ư? Hay không tin ở người nghệ sĩ ấy, đă tự báo hiệu bằng "Quay tơ"(34)? Tôi thấy nó tồi tội.    Cả Hưng, cả Tử Phác bị rơi vào một drame kỹ thuật, khó thoát. Từ ABC trong nhạc, đi đến chỗ đạt được cái tham vọng lớn, "đại nhạc sĩ", mà nói hay không nói ra, hai ông anh đều sẵn có! Đó là con đường lên cung trăng! Mộng cao tay thấp, biết làm sao?

Tử Phác làm vẻ cứng, an ủi Đặng Đ́nh Hưng. Chê là "kiêu mà dao động!" Nhưng chính Tử Phác đă tính kế chuồn: nhẩy sang văn học, hoặc chui vào tiền đồ của đám con, dạy nó thành tài âm nhạc, nhờ cậy chỗ tựa ao ước ấy!... Đặng Đ́nh Hưng chê Tử Phác là chủ quan! "Đánh đến thành, sắp mất cơ đồ c̣n nói không việc ǵ... Lại bảo xem tiểu sử các thiên tài nhạc sĩ! Hừ... xem tiểu sử, một lúc th́ xong. Chứ làm ǵ?... Inspiration th́ có trội hơn mọi người đâu, VChung, NđPhúc, sàn sàn cả... Khiếu văn chương trong âm nhạc cũng chẳng phải là quyết định!..."

Tôi mù nhạc. Nhưng cứ xét đoán th́ cũng thấy, tiền đồ cái "nghiệp âm thanh" của 2 ông anh đáng lo lắm... Nếu không có một cái gan autodidacte, gan bằng quả tạ, th́ rớt sau mất!... Đi đôi, phải có sự trau đúc tâm hồn, tạo dần ra cái thế giới cảm thức, thế giới âm thanh của ḿnh! Le moi est à découvrir! Vérité pour tout artiste, à nỗimporte quel période de sa vie, m à son apogée!...

Tại sao các anh không cần cù, như con kiến, tha măi từng sợi cỏ âm thanh về tổ? Tha từng cái rác một... Tôi có cảm giác, họ vẫn tài tử... Làm việc có hứng mới làm... Nhưng, người ta có thể làm hứng cả cái hứng lên cơ mà! Sao không ghi cần cù, một cái sổ tay những mẩu nhạc? Tập trung gạch đá lại, sợ rằng giầu nguyên liệu quá ư? Créer son monde! Tạo ra thế giới của ḿnh phải là một cái việc hàng ngày. Nó thành h́nh từng mẩu, chứ đừng ḥng qua một đêm sẽ nở sinh ra ngay nó!... Faites des assemblages de sons, créez votre monde, journellement!

Tôi mù nhạc... Nói không có trọng lượng, người ta không tin... 2 ông anh sẽ bị dằn vặt thế nào nữa, đến khi nào?... Cái đó tùy các ngài.

[...]

Suốt ngày gánh. Vai đau, sờ thấy nó u! H́nh như có cái ǵ mâng lên. Buổi chiều tôi gánh gấp đôi sáng. Đang đi, quang đứt phựt. Anh Cầm cười: "H́! Gánh khoẻ dữ... H́... đứt cả quang! H́!" Không phải. Cái quang lăo quá, đến ngày chết trong khi công tác đó thôi. Ông Hoàng xem vai tôi, lắc đầu: "Chưa đỏ lắm!" Chết nỗi! Giơ cánh lên không được, mà vẫn c̣n ở tŕnh độ "chưa đỏ lắm!"

Ban tối, anh em ngồi ngoài sân. Đếm các thứ sao: sao Vượt, sao Hôm, sao Cầy, sao Mắt Vịt, sao Rua, sao Vệ Nữ, Thất Tinh, sao Chổi vv... Nhưng cũng chỉ là đếm trên đầu ngón tay. Chứ trông lên cái "thực địa trời sao bạc" trên kia th́ mù tịt gần hết. Câu chuyện chuyển lung tung. Tại sao biết trái đất tṛn? Sao biết nó quay? Sao lại có cỏ cây, loài người? Sao có người đẻ 4 tháng xong lại đẻ nữa, báo Nhân Dân đă đăng đó? Sao đàn ông cũng chửa?... Rồi lại: sao có quả đất, trăng sao, loài người? Những con người ở khu vực khai hoang này căn vặn vũ trụ huyền bí. Họ không phải là những người không bao giờ biết đặt những vấn đề lớn đâu!... Tôi không có ǵ ngạc nhiên. Khi xưa, nhiều đêm hành quân, những người lính giản dị cũng đă đặt với tôi những câu hỏi tương tự!... Trên kia có người không anh nhỉ? Ai sinh ra quả đất với muôn loài?... Hôm nay, ở đây, tôi cũng được hỏi những câu hỏi đại-bác-học ấy!...

[...]

4-9

Ban sớm, mưa lụt khu vực. Trời đất bạc xoá. Chi bộ họp. Đồng chí Thuần bảo tôi: "Anh đi lùa ḅ hộ!... Anh em họp... Chiều sẽ có người thay cho anh!" Dĩ nhiên tôi "ừ".[...]

5-9

Trời tiếp tục mưa. Những anh nhổ gốc ướt như chuột lội. Đến như tôi ngồi bóc lạc ở đầu hè, cũng c̣n ướt át khó chịu nữa là...[...]

Nhất b́ nh́ cốt! Chiều nay tập đoàn ăn da nai. Một đống bùng nhùng, nâu xạm, bỏ vào xanh, bung dừ. Đem ra thái mỏng. Ruồi bâu lẫn trông chết khiếp! Rồi đem trộn với lạc giă nhỏ, và bầu thái miếng, với nước chấm. Mỗi mâm một bát tướng cái thứ nộm béo gây, dễ đau bụng ấy.

Ban tối, tôi giảng phân số cho lớp 4 lớp 5 hợp nhất. Bụng nó chuyển. Ngoài kia, trời đổi gió. Heo may trèo qua những dăy núi trước mặt, kéo nhau về hàng đàn, lồng trên đồng cỏ. Trời đầy mây, đen, xám nhờ nhờ, đó đây chỉ hở vài ngôi sao mồ côi... Gian buồng chật chội mọi đêm oi bức, hôm nay bỗng trở nên ấm cúng! Gió vào đầy nhà, thổi tốc các màn, ùa cái lạnh khắp mọi xó xỉnh. [...]

6-9

Thứ Bẩy!

Tuần này nhanh hơn tuần trước. Giá tuần nào cũng cứ phi nước đại như thế nhỉ!... Tháng Chạp, và Tết sẽ kề bên nách: Tôi về nơi phố nhỏ, về cái ổ gia đ́nh trong căn buồng bề bộn thân yêu kia!

Mùa thu nơi đây rơ nét, rất rơ... Những buồi chiều xanh tái tắt thở trên các núi đồi lợt lạt. Cỏ cây xao động...[...]

Lá thư thứ 2, tôi chưa gửi về vợ... Vừa hay, mai anh Cừu, phó ban quản trị, đi Hà Nội, tôi viết thêm bức thư thứ 3, gộp 2 làm 1, gửi tay anh Cừu... Có người ở chỗ chồng đem thư đến tận nhà, chắc người vợ phải vui hơn nhận thư ở người phắc tơ, vẫn đứng réo tướng ngoài lề đường!... Tôi đếm từng bức thư gửi vợ. 1, 2, 3... Đến thứ 7, 8 tôi sẽ về một bận: gọi là về lấy quần áo rét, chăn... Đến thư số 22, 23, đó là những bức thư cuối chợ... Măn hạn!... Một cuộc sum họp chờ nhau ở ngă tư tháng Chạp ta, tháng Giêng tây! Về sau ra sao nữa, chưa cần nh́n xa lắm. Tương lai lắc lơ, chẳng lư nào mày không dành dụm cho tao, những sung sướng, những thành công xứng đáng!

Anh Ba Ṿi

Đó là biệt hiệu Tử Phác do Văn Cao đặt cho, rất đúng. Thuở bé, học toán, đầu bài hay ra, chẳng hạn, 2 cái ṿi chảy vào một cái bể, 1 cái ṿi tháo ra, vv... Đằng này Tử Phác lại tháo sinh lực ḿnh ra, bằng 3 cái ṿi: ṿi 1 là cái róm ḷi, ṿi 2 là cô Nghĩa (vợ Tử Phác), ṿi 3 là các cô nhân t́nh nhân bánh của anh chàng đa t́nh(...) 1 foule!

Ăn ǵ, thuốc ǵ cho lại?

Cu cậu uống thuốc cả ngày. Lát lại Stovarsol. Lát lại đếm những hạt cứt dê thập toàn đại bổ... Thuốc, đối anh, có 3 tác dụng: - một, bồi dưỡng cái thân c̣m nhom, - hai, dân vận, công tác t́nh cảm tập đoàn anh ở, - ba, cung cấp khoái lạc!

Ḥm thuốc cu cậu nổi tiếng. Có anh đại đội trưởng ở Klung, phụ trách việc theo dơi thương binh ở đấy, bị loét miệng, bèn đến Tử Phác, xin tí bột và pommade, Pénicilin, Tử Phác biến thành một ông đốc tờ, cũng có ích (cho mọi người và anh!), ở cái miền hẻo lánh này.

Nhưng sao thuốc lại có thể cung cấp khoái lạc?

- Hừ... Tử Phác kể. Ḿnh đúng là cái thằng épicurien... Tao tắm xong, bôi sa-li-si-lát khắp người... Hừ... Xong tao vào đắp chăn... Hừ... người nó tê tê đi... Hừ.... Ḿnh chỉ c̣n cái plaisir ấy... Hừ... Ḿnh đúng là cái thằng chuyên môn đi chercher những plaisirs... Hừ... Cu cậu cười hừ hừ, khe khẽ, cynique. Phác nhớ Hà Nội tợn. Ôi Hà Nội với những khoái lạc của nó! Gia đ́nh, vợ, con cũng là một khoái lạc. Tử Phác loay hoay, nhiều đêm mất ngủ, nghe gió hú trên đồng cỏ. Rendez-vous vợ ở Phả Lại? hay Đông Triều? Hay là xin phép về? Tử Phác đề cao, rất cao cái việc có cái chèque truy lĩnh! Nhân đó, về mua cái viôlông, lên đây c̣ cưa... Cũng chẳng phải để tập, tuy cũng có, nhưng cái chính là để "đỡ buồn"... Những buổi chiều vô tận, những đêm bị cái nhớ hành tội.

"Ḿnh có nhiều besoins, mà nó (HcKư) không cảm thông cho được!" Bây giờ th́ Tử Phác tuyên bố:

- HcKư lên, một ngày là tao xin phép về ngay!...

Đặng Đ́nh Hưng nghe nói, chơm chớp con mắt, mơ màng:

- Giá 1 tháng cho về 1 lần là phải!

- Chết! Chết ông anh! Lê Đạt kêu tướng... Có phải chuyện tính thời gian đâu?... Người ta muốn anh thay đổi cả cái môi trường của anh.

- Ai bảo mày? Đặng Đ́nh Hưng vặn.

- Hôm bàn ở tổ đấy thôi...

- ở tổ, th́ chỉ là một ư kiến cá nhân... Hưng nói. Không phải là một nguyên tắc... Ḿnh lao động tích cực, 1 tháng chỉ xin có 2 ngày, th́ có hại ǵ!

- Chết! Chết! Ông anh! Lê Đạt lắc quầy quậy... Đấy rồi mày xem. Không nói ra nhưng đấy là một nguyên tắc. Người ta không muốn anh về Hà Nội luôn.

- Việc đếch ǵ! Tử Phác can thiệp... Nguyên tắc là anh chấp hành chính sách đi lao động 6 tháng. Tư tưởng th́ bỏ cái position cũ... C̣n đó là những vấn đề sinh hoạt... Ai chả có những besoins, cùng lắm th́ chỉ bảo là: cái thằng nó không thắng được những faiblesses của nó. Thế thôi chứ ǵ?...

- Đấy rồi chúng mày xem. Lê Đạt không chịu... Người ta muốn anh changer milieu, chứ có phải lao động đơn thuần đâu?... ít nhất là phải 2 tháng trở lên mới được!

- Tao th́, tôi nói, độ tháng 10 tao về một lần. Gọi là lấy quần áo rét. H́. Tháng 11, 12 ǵ đó, con lớn mà khoẻ th́ bảo vợ lên chơi... Tập đoàn tao nó cũng bảo cho vợ con đến ít ngày, 1 tuần. Anh em tử tế ra phết... Thế là 2 lần. Sang giêng 59, th́ hết hạn là vừa! 2 lần vậy thôi.

-  Vợ con lên đây, Tử Phác nói, mắt gườm gườm, rét lắm mày ạ, ốm mất...

- Mặc ấm th́ việc ǵ mà ốm, tôi đáp.

- H́! H́! H́!... Lê Đạt cười khoái, như nắc nẻ... Ông anh có kinh nghiệm hồi Cải Cách! H́! H́! Cái nhà ở ngay ngă tư đường đi! (ư nói nhà Hạnh Phúc) H́ h́! Độ ấy cũng rét! H́! H́!

- Không! Tôi nói... Anh em ở đây có một cái buồng, dễ coi hơn!

Bốn thằng bị cái nhớ nó hành! Lê Đạt được thư vợ hôm qua, người đầu tiên có thư nhà! Con th́ khoẻ, nhưng Thúy đau đầu, đi Viện 303 rồi.

- Không phải tao! Tử Phác tiếc rẻ... Vợ tao mà đi bệnh viện, chết sống tao về ngay!

- Về cũng chẳng làm ǵ! Lê Đạt nói, chỉ có lư một phần...

Quả vậy, nếu vợ ốm, lănh đạo hẹp ǵ chẳng cho về? Vợ con trong hoà b́nh có phải chuyện coi nhẹ mà được! Người ta không cần thăm nom nhau, dù chỉ một chút thôi ư? Trong lúc bệnh tật, nhu cầu t́nh cảm ray rứt. Có người vợ suốt đời oán chồng: "ốm đau anh bỏ mặc!" Nói quá đi, th́ biết đâu, lần ốm nào đấy chẳng phải là lần vĩnh viễn không c̣n được thấy nhau? Lỡ ra chuyện ấy, có phải cả ḿnh, cả lănh đạo sẽ có một sự hối tiếc, và cả hối hận suốt đời nữa ấy chứ!

Đặng Đ́nh Hưng dạo này, học tợn. Piocher! Theo lời Lê Đạt th́ Hưng "tự bỏ tù ḿnh" trong những nguyên tắc anh tự đặt ra, chẳng hạn: - tranh thủ từng phút,- ít tiếp anh em, vv...! Anh làm một bài hát ǵ đó, gửi TtLiên, có những "con chim én", ư giả khêu nhắc sự nhớ nhung, mùa thu.

Tử Phác t́m lối thoát: roman! Mặt khác: salisilát tê người!

Lê Đạt sống trôi đi tuồn tuột. Anh chàng bắt đầu cố ghi sổ tay, cu cậu đă cảm thấy, thơ ca là một nghề, một thứ "kỹ nghệ". Nó sống vui, thích ứng dễ dăi với tập đoàn... Xung phong đi lao động, lúc rỗi chạy nhởn những Bến Tắm, đồng cỏ, đồi thông xa tít dăm bảy cây số. Lê Đạt nó có cái "áo sơ mi của người sung sướng"! Ba nhăng ba cuội, la cà, bông lơn... Nó chỉ thèm "đớp"! Ăn ngủ ra tṛ, người béo quay. Vậy mà gặp ai nó cũng kêu: "Tao không ngủ được!" Trời, ai tin! Lê Đạt mà không ngủ được, th́ trên trái đất này, tất cả mọi con taupe phải đă quên cái giấc 6 tháng của ḿnh!

- Anh em ở đây, anh Cầm đả thông tôi, anh em hay đùa. (Chả ban sớm, anh em phọt ra đằng mồm, những nhu cầu sinh lư béo ngậy) Nhưng tồn cả lại, th́ trong bụng chả có ǵ. Nói ra mồm hết trơn... Tập đoàn này chọn lọc kỹ lắm. Có tiêu chuẩn cả đấy chứ.

- Tiêu chuẩn thế nào! Tôi hỏi.

- Tiêu chuẩn chặt chẽ nhất là vấn đề vợ con. Anh em đề ra với nhau là chỉ kết nạp người nào đă có vợ con ở trong Nam. Như vậy nó dễ. Anh nào lăng nhăng ở xă, anh nọ chị kia c̣n vấn đề, th́ không kết nạp...Bắt đầu, đề ra là đoàn không kết nạp phụ nữ. V́, nó sẽ đưa đến lủng củng nội bộ. Sau, anh Cừu làm cấp dưỡng 1 tháng, không chịu nổi... Thay sang anh Thỉ 1 tháng, không chịu nổi... Anh em không ai muốn làm, mà không đảm bảo vấn đề ăn uống... Anh em mới họp, đề ra vấn đề t́m một chị cấp dưỡng. Th́ cương quyết là t́m một người già, có chồng con rồi, có sức khoẻ đảm bảo nữa... Tiêu chuẩn vậy, khó lắm chứ không phải dễ...  ấy vậy, chị Giốc mới lên đây đó chứ![...]

7-9

Một ngày chủ nhật không đi chơi. Tôi vùi đầu vào viết: thế giới của tôi, nó cũng vui, an ủi, nhiều ước mơ.

Tử Phác đánh xe đạp, rủ Đặng Đ́nh Hưng ra Phả Lại. Chơi và thăm thú đường đất! Guidon xe Phác có cái túi dây gai mắt cáo, trong có một cái chai, một ít bọc lặt vặt. ở pócbaga, có cái paraverse bộ đội xanh, một đôi dép cao su đem đi chữa... Mưa đă gẩy đàn tanh tách trên mái, một thứ nhạc mọi! Mưa thế này, liệu hai ông anh có du hí được không? Có lẽ lại lộn về mất.

Nhà vắng. Anh em tỏa đi những nơi đông vui, [...]

Tôi đến đám tập đoàn của Lê Đạt, Đặng Đ́nh Hưng... Nh́n xa, thấy cái lưng bộ pyjama xanh của Đặng Đ́nh Hưng, lúi húi viết ǵ ở cái chơng  duới cái mái lụp xụp sau nhà. Quái? Hưng không đi Phả Lại à?

Th́ ra Lê Đạt mượn xe Hưng. Vớ được xe, cu cậu nhảy phắt lên ngay từ sân, khoái trá... Tôi nh́n thấy một đống sách nhạc, giấy má, trên ghi những biểu thức âm thanh ǵ đó, giống đại