số... Hưng thu xếp các thứ lại.

Lát sau, anh đọc cho tôi nghe một bài anh mới làm. Đầu tiên, anh giảng cho tôi những canon này nọ.

- Ḿnh đi chăn ḅ trước cảnh vật, cảm thấy như ḿnh nhận một message ǵ... Ḿnh làm mấy thứ lời, v́ cần phải có len vào những lời khuyên.

Anh hát... "Những con chim én"... Nhạc tôi nghe như một thứ dân ca, nhiều vấn vương, âm thanh quyến luyến có cái ǵ nhớ, buồn, vang xa mà vắng. Nghĩa là khá, theo mũi phàm của tôi.

Hưng lại đọc cho nghe thêm một cannevas về một anh chăn ḅ, với một con bê lêu lổng, lạc đàn... Đôi chỗ hát kèm... Nghe nhạc này, nhiều đoạn kém. Phảng phất réminiscences "Bé nghée ơơi" hoặc ǵ đó tương tự. Cái này bâché!

Chiều tà, bọn Lê Đạt, Tử Phác về. Tử Phác mặt chảy nễ. Th́ ra, cu cậu ra Phả Lại, không t́m được cái nhà trọ nào bằng ḷng cho Tử Phác sẽ gặp vợ!

- Ông có cho trọ không?

- Có! Có!

- Vợ tôi đến, có chỗ không?

- Có! Có! Kia, gian buồng dưới kia dành riêng cho các bà... Ông nằm trên này... Nếu có cháu nhỏ, cũng có giường riêng kia!

Tử Phác muốn chung cơ. Púp! Thất vọng.

- Sao ngó bộ anh buồn vậy? Anh Cầm hỏi.

- Nhớ nhà! Tôi nói.

- Anh c̣n nhớ vậy, chúng tôi nhớ thế nào? Hồi mới ra, 54, lại gặp hồi đói, chúng tôi ở Thanh Hoá. úi trời! Nhà cứ ở một nửa, dỡ ra một nửa, bán từng cái cột cái kèo. Dân đói quá chừng! Có con bê cũng bán đi. Có con lợn con gà cũng bán đi tuốt. Cả làng không c̣n một tiếng gà gáy cơ mà...

[...]

8-9

CHăN Ḅ.

Trời rơ là thu. Mây xám, gió về từ phía bắc, bên kia rặng núi cao. Mưa lắc rắc suốt. Không có nắng nữa. Mặt trời hiền lành, lọc qua mây, tuôn những ánh trắng nhờ nhờ. Non một tuần nay, tôi đuợc hưởng thụ cảnh sơ thu ấy.

Trong cái trung đội trâu ḅ này, chỉ có một con bê là vô kỷ luật đột xuất. Rời khỏi chuồng là nó chạy nhắng, vào cả ruộng khoai, băi miá... Nó làm gương xấu, lôi cuốn mấy con ḅ, trâu a dua! Trước kia, lũ này có thế đâu? Khi về tới chuồng, nó lại không chui vào. Nó chạy quanh, nhẩy phốc qua hàng rào, vào phá vườn dược. Vào đuổi nó, nó đă lại phốc ra. Nhanh như ngựa! Trông nó, tôi đâm ghét cái tính tự do!

C̣n một con ḅ què đáng chú ư. Trông nó tội quá, đă què lại thêm bụng mang dạ chửa. Nó cứ khà khiễng theo sau đàn. Ngoan lắm. Chịu ăn, bạ đâu ăn đó, nuôi cái thai trong bụng. Con mắt nó đờ đẫn, nh́n trộm tôi, thật tội nghiệp.

[...]

9-9

Động tác số 1: đào gốc! Tôi đi làm, với toàn những lực sĩ...[...]

Động tác số 2, cuối cùng và quyết định là: cầm cái xà beng trên 20 kí, xả vào rễ cái của nó! Xả măi! Đến khi cái gốc "ngoan cố" ngă rục xuống!

Tôi đánh nhau với một cái gốc to quá. Cũng mới chỉ là bước cô lập! Mà đă: binh! binh! Cái cuốc bị văng đi. Tay ê! Cái đám rễ phụ rắn câng không chịu đứt. Rễ phụ mà to tướng, chúng tử v́ đạo, cố bảo vệ cái gốc!

Lúc đầu, tôi có cái dự định dại dột, là: cứ thử một ḿnh nhổ cái gốc khổng lồ kia xem!... Sau, kinh nghiệm nó bảo tôi, là tôi ngốc, không biết lượng sức... Tôi cố măi... Tay rát ràn rạt. Lưng mỏi. Mỗi nhát bị chồn, nó lay suốt cả đến bả vai, như muốn nhổ văng cái cánh tay của ḿnh đi... Cuối cùng, tôi chỉ làm được một giai đoạn đầu. C̣n bước sau, thôi, nhờ anh Tương, người thanh niên xà beng, răng vàng, mặt bù bụ, trông thực thà mà hóm ngầm.

Mặt trời lên đă cao, trắng lôm lốp, chói chang. Không thấy mùa thu nữa! Nắng quá, đây là một cuộc phản công trả thù của mùa hạ chắc! Mặt trời khủng bố cỏ cây, đất cát, với bọn tôi. Thịt da người cũng bốc hơi khen khét, hoà với mùi cỏ say, mùi đất thum thủm.

Tôi t́m một cái gốc hạng tép. Cuốc, xà beng, cả 2 giai đoạn! Tôi hạ được nó ngă. Cuốc bập những rễ phụ đứt phựt ngon tay lắm! Cái đường cuốc đi, đất nhẵn thín, mầu nâu bóng, có lẫn những mầu rễ trắng, trông ngon mắt. Phấn khởi, tôi hạ liền một cái gốc tép riu nữa, nhỏ hơn.

Anh em phân công tôi đi lấp các hố đă nhổ gốc. Chỉ có cuốc, vậy thôi. Các thớ thịt mỏi, muốn đứt. Sống lưng đau, cứng đờ ra. Tay muốn mưng phồng, mỗi lần nghỉ, ra cầm lại cuốc, sao mà đau, và ngại.

[...] Chiều, nắng càng tấn công gay gắt. Hàng tấn bom Napalm ánh sáng thiêu đốt đất cát nóng bỏng. 2, 3 giờ, gió máy xem chừng yếu thế, đến chiều th́ tắt gió hoàn toàn! Suốt cả cái tháng 7 này, mùa hạ mùa thu giằng co nhau. Sống trong cái thế cầm cự ấy, vạn vật mệt nhoài... Sao mà tôi ghét cái ách thống trị gắt gao của mùa hè như vậy?

- Nắng này, anh ra đào gốc, không chịu nổi đâu! Nó hắt vào mặt, rát rạt! Anh Thuần bảo tôi... Thôi, anh ở nhà(!)... Anh xuống chuồng ḅ, cào phân! Mát mà! Có được không?

- Tùy... Tôi nói. Có lẽ mát thật, tôi nghĩ bụng, song cái mùi phân, tôi sợ lắm, phổi tôi vốn yếu!

Thế là tôi chuẩn bị đi cào phân.

Lát sau, anh Thuần đổi ư:

- Tôi định phân công anh cào phân... Song anh em biểu, nặng lắm. Anh chịu không nổi... Anh đi chăn ḅ vậy...

[...] Tôi đi lùa ḅ với anh Anh: đó là một người ốm! Anh Anh bị đau dạ dày. Cơm nếp suốt...[...] Sức anh vậy...Người lại chậm...[...] Quả nhiên tôi phải chạy tợn.

Có lẽ đây là ngày nhọc nhất. Cái nhọc lùa ḅ cộng cái nhọc đào gốc.

Đêm, tôi thiếp đi trong mộng ác. Tay mưng, đau nhất là ở những chỗ đă thành chai mà lại mưng tái lại. Mọi bắp thịt suốt đêm lọc acide, và chôn cất những tế bào chết v́ lao lực quá sức... Lục đục suốt đêm vậy trong toàn bộ xác thịt tôi... Sớm sau, anh em bảo tôi "đêm qua anh nói sảng dữ!"

10-9

[...] Gió khiếp quá. Hàng sư đoàn gió bấc trèo qua núi lúc nào, đổ xuống đồng cỏ. Suốt buổi sáng, mùa hè bị đánh tan nát. Nắng bị gió may thổi mát đi, nguội lửa.

Gió tốc mái, rứt mấy lá gồi chuồng ḅ. Cây cành bị túm tóc, vật vă kêu gào, gió vẫn không tha. Các tàu chuối bị tước xơ ra. Có tầu rách mướp, trông hệt một con rết xanh khổng lồ, hàng ngh́n chân xanh ngọ ngoạy điên cuồng, cào trong không khí, cái đuôi nó bị giữ rịt ở thân, nó lồng lộn ngang ngửa, không thoát. [...]

Các nón lá bị gió nó hất chụp mặt. Nó kéo ra sau, quai nón xiết cổ như thừng thắt cổ! Bụi phả vào mắt chúng tôi, chưa dụi xong, gió đă ném thêm. Bọn tôi đào gốc, đă nhọc, c̣n bị lũ gió may kia trêu chọc. Nó đùa dai chứ!... Có lúc tôi cuốc đất, mắt nhắm tịt, một anh mù làm việc!... Sáng cũng c̣n chả ăn ai, nữa là bịt mắt! Cái nón tôi che đàng nào cũng bị gió tốc, hay úp chụp xuống! Khó chịu! Có lúc tôi bỏ nón để xuống đất, tức th́ gió nó tung hê đi; đuổi nhặt nón, gốc nhọn thửa ruộng mới phát dở dang xiên thọc chân!...[...]

Mọi cơn gió, nó không đi cùng một kiểu. Kia! Búi xoáy lốc, một thứ valse tốc độ điên loạn! Có thằng nó chạy thẳng một mạch, bắt cóc bụi, đi một hơi hàng cây số! Có thằng nó lộn ngược lại vài bước, để rồi tông tốc lôi thốc lá cây đi! Có thằng nhẩy dù từ cao xuống! Có thằng là là đồng cỏ, cứ tăng gô nhẹ nhàng mà ôm cát bụi, lai đi...

Hai ngày liền, làm việc với những anh "công nhất", tôi mệt quá. Toàn thân tê rức... không c̣n muốn sờ đến cái ǵ nữa. Cầm bút ghi cũng ngại. Uể oải. Cái sọ không muốn nghĩ... Tôi phải bắt tội tôi, giở sổ tay ra. Ghi trở nên một h́nh phạt, "chế độ cưỡng bách ghi sổ tay!"

Gió thổi cái nhớ vào đầy ắp con người tôi xương thịt đang lên một thứ "sốt mỏi". Chỉ có cái nhớ là không biết mỏi mà thôi.

11-9

Mệt quá, tôi nghỉ.

Chấm bài luận. Đầu đề ra là: "Tả cảnh khu vực Chí Linh, khi anh mới đến". Đây là một số câu của anh em, loại khá nhất:

[...]- Nơi đồng cỏ hoang vu này, trước kia có Hoàng hoa Thám, và trong kháng chiến có du kích, có cán bộ của ta (anh Thuần) -... phiá Đông có con suối, nước cuồn cuộn, từ núi đổ ra, nước trong xanh có một đàn cá đang vươn ḿnh đua nhau như reo mừng chào đón người khách  lạ phương xa (anh Thuần)- [...]

Ông Hoàng th́ làm thơ! Anh Tương cũng vậy. Sính thơ khiếp! Peuple poète! Nhân dân ta thi sĩ lắm!

12-9

Mưa lút thút suốt ngày... Trên chín từng  mây xám xỉn kia, bà Trời hôm nay có nuỗi buồn ǵ, khóc măi?

Sớm, tôi đi lùa ḅ. áo paraverse ướt hết. Nước ngấm dần, buốt vai, rét vào phổi. Tay reo lại, trắng nhợt đi... Cái chân nữa mới lạ chứ! Mọi ngày, tôi thấy nó đen xạm, bèn kết luận lầm là nó đă rám nắng! Ngờ đâu, chỉ là đất nó ngấm các lỗ chân lông, các kẽ! Bây giờ, acide của nước mưa rửa sạch đi. Cái chân tôi mới hiện nguyên h́nh: trắng bệch, như con chuột lội. Nhợt nhạt kinh!

Mấy tiếng đồng hồ dầm mưa, tôi rét run. Không dám đề nghị về! Anh Tân khoác áo tơi lá, ngồi co ra sau một đống củi, tránh gió. Không thấy người đâu? Mỗi cái áo tơi mầu ngà ngà, gió nó tốc từng mảng!... Đàn trâu ḅ lả tả, dưới băi, trên đồi cao...

- Anh lùa đám ḅ trên kia xuống, ta về thôi! Anh Tân nói.

Một câu nói đẹp như thơ vậy!

[...]

13-9

Tối qua chớp bóng. Đây là tối ciné đầu tiên ở khu vực này. Đoàn chiếu bóng của Hội hữu nghị Việt-Xô và Việt-Trung phục vụ; dĩ nhiên có những bài diễn văn hiếu hỉ dài ḍng. [...]

Tôi bằm lá. Để ủ phân xanh. Lá này cắt ở rừng, các ngọn đồi. Trâu kéo về hàng xe, đổ góc sân. Phải bằm nó ra, đem rải chuồng ḅ, chuồng trâu. Lũ súc vật rắc phân lên lá ấy. Người ta sẽ cào, trộn cho quyện nhau. Rồi chất vào cái bể trữ phân.

Động tác giản đơn: một tay vơ lá, một tay cầm dao rựa băm trên một miếng gỗ! Thân người th́ ngồi, chỉ có hai tay là lao động chính. Sống dao xiết vào đốt thứ 3 ngón tay trỏ. Đốt ấy sẽ phồng lên. Mỗi một việc lại gây sự với một bộ phận của người ta.

[...]

- Tôi gặp anh HcKư... Anh Trần Viện đi qua, nói chuyện với tôi...[...] Tôi đến chơi chỗ anh em sân khấu. Anh em hỏi thăm anh thế nào, có khoẻ không? Tôi trả lời: "Khoẻ th́ không biết, chỉ biết là cố gắng lắm![...]"

- Hừ!!... Tôi nói... Cố gắng tức là sẽ khoẻ đấy... Hừ!... Trừ phi là cố gắng quá!...

[...] Thực ra, tôi đang lo surménage! Thở khó quá. Ngực bị ép, đau đau. Nhiều buổi chiều người nó hâm hâm. Có phải là một triệu chứng bệnh lao không?... Một sự lao lực, so anh em th́ xoàng, so tôi là quá sức, cộng thêm những lo nghĩ, những nỗi buồn, liệu nó có đánh qụy tôi không?

Trong một ngày, tôi không có phút nghỉ. Hai buổi lao động. Ban trưa th́ ghi chép và soạn bài. Tôi dạy toán hoặc văn... Chưa kể những lúc tôi hướng dẫn riêng cho một vài anh! [...] Mệt hơn nữa, lúc nào trong đầu nó cũng śnh sịch: một bài thơ làm dở, với lại những câu thơ vặt vănh hàng ngày tôi phải sản xuất đều.

Một double travail! Tôi chi đi mỗi ngày nhiều calories, nhiều sinh lực! C̣n thu: chỉ trần 3 bữa, thường thường là maigres! Tiền th́ nhẵn túi, không có khả năng bồi dưỡng. Hiện nay thèm đường quá (non một tháng nay, chả đường chả mật ǵ hết), mà túi chỉ c̣n 6 chục!

Một cái tin bất ngờ: HcKư đă đến! Anh chàng đến trước sự chờ đợi của tôi, 1 ngày.

Một cái ba lô con cóc to tướng: "Của các ông cả, HcKư cười, tôi chả có ǵ!" Khổ! Anh chàng c̣m nhom thế kia mà thồ một cái quả núi con con nọ trên lưng! Ba chữ "v́ anh em" nó nặng thực!

"Mắm tôm này, HcKư nói, bà Nghĩa gửi ông... Bà ấy đă mở cho tôi ăn thử... Ruốc ông Đặng Đ́nh Hưng này... C̣n cái này của ông hử? HcKư đưa tôi mấy chiếc quần áo lả tả..."

- Hừ... Tôi khó chịu, v́ sao vợ không gói lại?... Hừ... Không phải của tôi! Tôi nói.

Lê Đạt ôm ngay lấy: "Của tao! Của tao!" 1 cái áo veston xanh, có một con dài đuôi chạy quanh, với một con dế c̣m đậu trên đó! Quái, dế ở đâu vậy?... HcKư rút thêm ra một đống những mầu nâu, xanh thợ bạc, những áo quần ǵ đó, Lê Đạt ôm chầm lấy, hí hửng "Của tao! Của tao!" Nó làm như ai tranh mất của nó.

"Cái bọc này, HcKư nói, mới là của ông này!"...

- Giầy với quần hử?

- Phải! Phải! Có đôi giầy...

- Có thư không anh? Tôi hỏi.

- Có! HcKư quay về phía lưng, lục trong cặp... Của ông đây...[...]

- Thôi chết rồi!... Tử Phác tái mặt, kêu khẽ... Vợ tao nó chửa rồi, nó định cho thai ra!

- Sao?

- Sao?

Mọi người hỏi, chia buồn với Tử Phác. [...]

HcKư khoe anh em một cái lọ tướng: 3 cái rau(35), ướp! Tôi ngửi: sao mà tanh!

- Con em ḿnh ở bệnh viện... HcKư kể. Bảo nó làm thành sirop cho, nó đă ừ rồi, không hiểu sao lại làm thế này?

Tử Phác đă xem xong thư, cu cậu ủ rũ, có vẻ cố khai thác cái thảm kịch trường hợp ḿnh.

- à, này... HcKư quay đầu về Tử Phác... Bà vợ cậu dặn mồm ḿnh, độ 25 đến 30 bà ấy rỗi... Bà ấy sẽ lên đây!

- Lên làm ǵ chứ!... Tử Phác không muốn được hưởng một cái khẩu hiệu thấp thế. Đáng lư, cái cas anh có thể nài khẩu hiệu cao hơn, "về Hà Nội giải quyết vấn đề vợ con!"... Nhà tôi dặn ông bao giờ? Chắc là từ lâu rồi... Bây giờ, t́nh thế khác!

- Không! Không! HcKư chặn lại, thực thà. Mới hôm kia... Bà ấy đi họp ǵ, tạt qua tôi, dặn thế mà!

- Ha! Haa!... Thế là tin cuối cùng rồi!... Lê Đạt nhận xét, cu cậu nói vậy, tưởng làm an tâm được Tử Phác. Chả lâu nay, Tử Phác vẫn muốn đón vợ lên Phả Lại chơi.

Tử Phác xỉu mặt... Hy vọng vù Hà Nội tan, khó ḷng cứu văn.

[...]

14-9

Buổi tối họp với HcKư. Mọi người báo cáo t́nh h́nh. Kiểm lại, anh nào cũng cố cả. Lê Đạt làm khoẻ, có thể là khoẻ nhất? Cu cậu bị nôn nắng, giữa một buổi làm.

Đặng Đ́nh Hưng, Tử Phác thắc mắc chuyên môn tợn: không tập được Nhạc ǵ hết.

Tôi th́ đă thấy được cái lợi của lao động: nó phát triển đạo đức, trí khôn ḿnh. Song rất lo sức khoẻ. Đà này sẽ đưa đến surménage... HcKư sáng kiến: xin cho anh em được nghỉ 1 ngay nữa (ngoài chiều thứ 7 và chủ nhật).

Tôi cương quyết bỏ thuốc lá, v́ ngực đau quá, cổ đờm, mũi khó thở. Suốt tối, không hút một điếu nào hết.

15-9

Cả ngày nhịn thuốc lá. Tôi tự động viên: thử xem xem ḿnh có ư chí mạnh hay không?

Nhịn thuốc là cả một nỗi khổ! Người nó nhơ nhớ khói đắng. Sau bữa cơm càng khổ.[...] Mồm nó tanh tanh.[...)Tôi chống cự với tôi được đến buổi tối. Cả nhà đi họp đảng viên trên Klung! Thế là tôi sa ngă! Hút 2 điếu! Say đừ ra... Ôi chao! Đối với những sự chát sự đắng, cái t́nh nghĩa người ta nó mới sâu sắc, khó rứt làm sao!

Ngày hôm nay cuốc vườn rau. Những chai tay cũ, nó lại tím bầm lên, không sưng, nhưng máu tụ.

Người muốn găy xuơng sống. Đặt ḿnh xuống, mê man. Ngủ như là ngất đi, bất tỉnh nhân sự.

16-9

Lại hút mất 2 điếu. Thèm quá, tanh mồm không chịu nổi. Ngày thứ 2 nhịn thuốc, khó hơn ngày đầu... Theo kinh nghiệm, người ta nói: bỏ được 3 ngày liền, là thoát.

Ban sớm, mưa lụt trắng trời đất.[...] Chiều, theo anh Thuần dẫn, hàng chục người ra đào ao cá.[...] Tôi vác cuốc ra băi đất phá hoang.[...]

17-9

Tôi đi rào giậu. Chả có ǵ cũng mệt. H́nh như, cái mệt đă tích lại trong tôi từ non tháng nay, bây giờ nó tràn ra! Lượng biến thành chất, cộng mệt nhỏ, sẽ thành surménage lớn: nếu quả vậy thật là nguy! Mà không có cách nào cứu văn.

Công việc th́ tôi cứ lăn từ động tác này sang động tác khác. Tôi là ḥn đá lăn. C̣n đọng lại chút rêu nào? Cái ǵ cũng chỉ sơ sơ chủ nghĩa. Như vậy nó có ích ǵ, cụ thể?

Lao động phát triển những đức tốt: cần cù, óc thực tế, tinh thần chịu khổ, và mở mang thêm tri thức xă hội của tôi... Lư luận như vậy đúng!

Nhưng lao động thế nào? Lướt đi như vậy ư?... Thà học lấy một nghề ǵ, chắc bổ ích hơn.

Ôi! Ao ước thuở 20!... Bây giờ, ao ước tôi chỉ là: lao động ở một cái nghề thợ nào vừa sức, và có gia đ́nh bên cạnh.

Sau đây, khi văn nghệ đi dài, đi đời, liệu giấc mơ tầm thường của tôi, có đạt được không? [...]

Ban sáng, tôi bốc lên một chút, nhờ anh Cầm mua cho bao Thăng Long! Đó là một coup de tête!... Đang bỏ thuốc, mà lại tải cái của quyến rũ ấy về... Mới ngày thứ 3!

Thôi, hăy coi nó là một bữa tiệc khói, bữa tiệc chia tay với nicôtin!... Cũng như năm Dậu, có nhà ăn một bữa lớn, để rồi, chết cả nhà, không c̣n bao giờ yến tiệc ǵ nữa!...

[...]

18-9

Tôi cứ đổi từ động tác này sang động tác khác, luôn xoành xoạch, như một người Do Thái đổi xứ sở.

Sớm nay, đi bóc lá mía.

Con suối đỏ như nước phù sa, dềnh lên, v́ lũ. Phải cởi quần lội. Băi miá bát ngát đợi bên kia.

Động tác: chân lê kiểu chân vịt, tay bóc lá vàng, cho trơ thân miá ra! Đó là triệt chỗ trú ẩn của loài sâu...

[...] Tôi phải lê đi trong sự bề bộn những con dao lá sắc ngọt, con ngang con dọc. Tay bị đứt lúc nào không biết...[...] Mặt trời đă trắng xoá trên kia. ánh sáng như vôi nóng, rắc trên "sở miá". Tôi vừa làm vừa đơn giản những động tác thừa đi. Xoạch: 2 tay tuột lá từ trên xuống đến gốc. Xoạch: 2 tay cùng nhổ, bứt mạnh ra!... Thế là xong 1 gốc, chỉ có 2 cái xoạch... Thú vị chưa? Cái thân miá tô hô ra, sạch sẽ, thịt da mầu ngà, sâm sấp ít sương đọng!... Tưởng như một thiếu nữ trần truồng, vừa dội gáo nước cuối cùng một cuộc tắm gội!... Tôi chuyển sang chị khác! Xoạch! Xoạch!... Tôi đă lội xong bộ áo vàng thó, và hoen đỏ của chị rồi... Cô gái nữ đồng trinh đứng mơn mởn cái thân ngà ngọc! Cứ thế măi, trăm ngh́n cô thiếu nữ miá, thoát xiêm y! Một rừng lưng, đùi mầu ngà, thẳng tăm tắp! Sự mơ tưởng vật dục đó, làm đậm đà công việc! Gây cho ḿnh một thứ khoái lạc, rất động viên!

Song không phải chị nào cũng chỉ có 2 cái xoạch! Có chị khó hơn, lá dai không chịu đứt... Và khó nhất là khóm nào, có 2, 3 cô quần tụ. Lột cô chị lại vướng cô em... Tay bị cứa xót! Hơi nóng từ trời xuống, từ đất và các hốc miá bốc ngụt! Như một cái hầm... Tôi lại tức ngực... Khí thở trong cái hầm này bị đun sôi, mà hiếm, v́ phải tranh nhau với hàng vạn cây miá kia.!

[...]

Tệ PHáC

Tao về phải mua lấy đôi găng tay. Để đi làm... Đời ḿnh chỉ ăn ở đôi tay. Làm nó hỏng đi, hết cách kiếm ăn... Tao đi cắt lá, chăn ḅ, hay gánh... vẫn mặc thế này (áo sơ mi trắng, quần garbadine...) Tội ǵ?

Trần Viện về Hà Nội rồi... Có việc ǵ ấy... Nhân thể, đến xin chỉ thị anh Cương, về vấn đề cho bọn ḿnh nghỉ thêm 1 ngày...

[...]

19-9

Sớm đi rừng hụt. V́ con suối, lũ nó ngăn bọn tôi, phải quay lại.

- Đêm ư qua, em mừng nắng hạ...

Một anh ngồi xe trâu, mặt phớt đánh trâu về phía con suối lũ, miệng hát.

- Không đi được đâu! Bọn tôi ngăn lại.

- Đêm ư qua... Kệ! Đi miết!... Đêm ư qua, em mừng nắng hạ...

[...] Anh bạn không quen kia ơi!... Chắc anh cũng không ngờ, sẽ là một nhân vật trong tiểu thuyết tôi đang thụ thai.

[...]

Tôi bị tai nạn, trong cuộc bắt gà!

Khỉ thế! Tôi phóng vào con gà; bên kia, anh Châu cũng nhảy bổ vào nó.

Bốp!... 2 người văng ra... Con gà đi đâu mất! Anh Châu nằm lăn kềnh, ôm đầu gối... Tôi bệt đít, tay ôm trán. Đầu tôi váng lên, óc lọng...

[...]

20-9

Đầu tôi rức. Nuớc chẩy vàng, một thứ mủ loảng... Sáng thứ Bẩy ấy, tôi nghỉ... ít nhất tôi cũng c̣n cái quyền bảo vệ vết thương! Nếu nhiễm trùng th́ sao?... Thiệt ḿnh là một lẽ rồi, c̣n gây khó thêm cho xung quanh, ai rỗi hơi hầu ḿnh? Một trạm y xá tí teo, nơi đây, cũng chưa có.

Buổi họp tới, HcKư báo cho anh em cái tin là: anh Viện đến lần trước đưa báo cáo của Kư cho Tiểu Ban; Tiểu Ban hẹn ngày giờ; anh Viện đến đúng hẹn ấy, th́ Tiểu Ban đi vắng, đâu đi học! Không chờ được, anh Viện lộn về đây!

Vậy tức là đề nghị xin nghỉ thêm 1 ngày chưa được giải quyết. Một vấn đề c̣n treo, trong chúng tôi, quanh nó tụ lại nhiều đợi chờ, hy vọng, và hồi hộp...

21-9

Chủ nhật

Thế là được 1 tháng! Tức là non 1/5 già 1/6 kỳ hạn lao động đầu tiên này...

Cái nhớ vẫn đẽ đục trong người, không tha... Tôi đă gửi vợ 5 lá thư. Và nhận được 2 (cùng 1 lượt, 1 phong b́)... Hàng ngày, và đêm, tôi vẫn bị động, cái nhớ nó rứt thịt... Khuê, em thế nào? Các con ơi, các con ra sao? Có ốm đau ǵ không? Tiền thiếu thốn thế, sức lực cái gia đ́nh nhỏ bé của tôi, có sa sút nhiều không?... Lúc th́ cái nhớ, đứng hẳn ra, làm băo làm mưa, hành hạ tôi...   Lúc khác, nó thổi ù ù một thứ bè đệm cho mọi việc, mọi giờ phút. Nó siffle en sourdine!...

Công tác lao động, tôi vẫn làm, cố làm... Tôi hiểu giá trị, sự ích lợi của nó... Song tôi lo surménage. Tôi không thấy nó thành nghề, và đúng sở thích, nên bụng đâm chán. Đối quần chúng, tôi yêu họ, nhưng yêu theo cái kiểu yêu những nhân vật, hoặc những câu thơ của ḿnh!... Tôi t́m hiểu họ nhiều hơn về mặt cá tính, ngôn ngữ, cách sống vv... hơn là t́m những động lực đẹp đẽ nào thúc đẩy họ hàng ngày. Vả, vẫn có một sự xa cách giữa 2 bên, do cái thế của tôi, càng khó khắc phục. [...]

22-9

Tinh mơ, tôi đau bụng, như đau đẻ. Bụng rắn ḥn, cuộn ruột. [...] Chắc cái món nộm bí với đỗ lạc hôm qua! Anh Trường cũng bị, 1 đêm, 1 sớm, tháo dạ 7 lần...

[...]

Có đúng không?

- Ḿnh làm thơ, Lê Đạt nói, tự nhiên như người ta ca hát!...

Có đúng vậy không?... Lê Đạt có phải là con hoạ mi sinh ra để hót hay không?

- Ḿnh thấy nghệ thuật, Đặng Đ́nh Hưng nói, nó đầu tiên là một besoin của ḿnh... Ḿnh phải satisfaire nó....

- Không phải... Tôi nói... Nó là một besoin social... Nghệ thuật sinh ra ở trong xă hội, và v́ xă hội...

- Trước đó, nó là một plaisir, một besoin của ḿnh hăy... C̣n tác dụng xă hội của nó, ḿnh không phủ nhận, song đó là đứng về khách quan mà thấy thế!

Theo tôi, đó là điều cũ. Và sai. Thử hỏi: nếu Đặng Đ́nh Hưng từ bé sống trên một ḥn đảo, cô độc, th́ liệu anh ta có cái besoin và plaisir nghệ thuật ấy không?

Besoin nghệ thuật không phải do ḿnh, v́ ḿnh, dù khi anh tưởng lầm như thế!... Thực chất nó là một yêu cầu xă hội. Giác ngộ bản chất ấy, anh mới đi được xa. Thoát khỏi những lầm lẫn, những hoả mù, nó ḱm anh chậm lại...

Nói về nghệ thuật, tôi thấy buồn... Tôi phải khắc phục một cái khó lớn quá. Tôi cũng thú thực với anh em. Cái esthétique của tôi, nó là esthétique de la douleur, nếu có thể gọi thế!... Thế kỷ trước, chế độ đau khổ trước th́ phải... Bây giờ, tôi phải trèo qua cái esthétique ấy, một cuộc vượt Himalaya!... Đây là thời đại của niềm vui sinh thành. Một thời đại vất vả, phức tạp, nhưng mà thời đại lạc quan!... Tôi thừa cái chất vất vả phức tạp, mà thiếu cái chất lạc quan. Esthétique tôi nghiêng về thế kỷ 19!... Song, tôi cũng nhận xét rằng, có khá nhiều anh mácxít vulgaires, chỉ đ̣i người ta lạc quan, mà đánh ch́m những cực khổ c̣n tồn tại của thời đại ta đi, vậy cũng lệch! Họ làm thế, là xúc phạm chủ nghĩa Mác, xúc phạm lịch sử và nghệ thuật!... Tôi đấu tranh với những anh ấy, đồng thời đấu tranh với tôi... V́ chính tôi cũng đă từng xúc phạm chủ nghĩa Mác, lịch sử và nghệ thuật thời đại ta!

[...]

23-9

Cái kế hoạch của Klung này

- Tôi căi miết!... Ông Thỉ nằm đắp chăn rồi, c̣n ngỏm lên, nói bô bô... Tôi đi Cải Cách cũng căi miết... Làm thằng đội viên thôi, anh không bằng ḷng th́ cho tôi sang đội khác! Thấy sai, tôi lại căi miết!... Các ông ấy cứ theo diện tích rồi tính quy ra hoa mầu! Thế là như quy phú nông hồi Cải Cách! [...] Tính toán con số này khác, có biết cái chất đất ở đây nó ra sao mà những tấn này tạ khác, tính la liệt!... H́... Tính, tính... cột cái con chim trời...

- Tôi đợi đến năm 60, cho nó hết t́nh nghĩa... Hễ mà chưa Thống Nhất là tôi báo với ban chỉ huy, chỉ báo thôi, rồi tôi đi miết xuống xă, tôi làm một cô.[...] Muốn kiểm ǵ th́ kiểm... Tôi đợi đến năm 60, cho nó hết t́nh hết nghĩa đă...

24-9

Trưa nay tôi lại làm thêm một lớp toán lớp 6 nữa. Anh em đ̣i hỏi quá. Không đừng được. Một tuần lễ, sẽ học 3 buổi trưa... Như vậy, tương lai chắc đôi bên sẽ cùng mệt... Tôi cũng muốn đào tạo một số, để sau này d́u dắt đa số. Anh Cừu tích cực lắm: - Chỉ sợ anh mệt! C̣n chúng tôi th́ tha hồ... Anh có thể nghỉ thêm 1 buổi, 2 buổi lao động nào khác, để mà ghi chép, nghỉ ngơi...

Tôi từ chối đề nghị đó. V́ không đúng với sự quy định của trên, đối tôi.

25-9

HcKư về Hà Nội. Hôm kia, một liên lạc đem công văn, quần áo, với tiền lương xuống cho anh, bị rơi mất hết. Anh liên lạc kỳ! Một thứ mauvais poète! Ai lại buộc ở poócbaga, mà rơi lúc nào không biết! Chỉ có đạp từ Phả Lại tới đây mà mất.

- Chắc Tiểu Ban có trả lời về đề nghị của tổ ḿnh... HcKư nói... Nhưng mà rơi mất, không hiểu thế nào...

26-9

- Anh đi bỏ phân miá hử? Ông Cuộc hỏi tôi.

- Phải.

- Cuốc lỗ hay vun gốc?

- Cuốc lỗ.

- Vậy chứ!... Phải nếm trải hết, vậy mới là anh hùng quân tử chớ! H́! H́...

- H́...

Vào băi miá, như vào một chiến trường đặc biệt, có muôn lưỡi gươm cài tứ tung. Tôi với ông Ḱnh cuốc lỗ. Tức là cuốc hai bên gốc miá. Gốc nó trơ ra thành một cái lỗ. Động rễ, mềm cây, rễ nó đứt đi một ít, vậy sẽ kích thích miá mau lớn. Tốp bỏ phân sẽ rắc phân vào lỗ đó. [...]

27-9

Một chị áo vét cán bộ, tóc phidê, chân đi lếch thếch trên đường bụi. Trời đă nhá nhem. Một đứa bé áo sơ mi quần soóc đi cạnh, tay xách dép.

- Dần đó hử? Lê Đạt hiện ra, đưa tôi 2 bọc đồ... Mày đưa bà ấy lên ông Tử Phác! Tao về ăn cơm.

- Chị lên chơi bao lâu? Tôi hỏi.

- Mai tôi lại về ngay anh ạ Chị Nghĩa nói... Hôm nay được nghỉ... Đến 9 giờ, tôi mới biết là nghỉ... Thế là tôi đi ngay... Hôm nay đi gặp đủ điều may, anh ạ...

Tôi dẫn 2 mẹ con đến Tử Phác. Đường đi, mọi người nh́n. Trông chả lạ mắt... Tôi khuyên bà nên ở thêm 1 ngày. Tôi cũng nói về Tử Phác cho bà yên trí.

- Ông Nguyễn xuân Khoát đi Liên Xô về... chị Nghĩa không hiểu sao lại nói chuyện ấy... ông ấy bảo phải học Liên Xô... Bên ấy người ta đi allégro, mà ḿnh lại đi andantio.

Tôi bảo chị chờ bên ngoài. [...] Một người đàn bà đến cái xứ hầu như toàn đàn ông này, thật khó xử...

28-9

Chủ nhật

[...] Đọc Bartok.

29-9

Đi giồng dứa...

Điện đă chạy śnh śnh. Ban đêm, đă có mấy mảng sáng bành bạch, ánh trăng càng tăng vẻ mộng...

30-9

Đàn ḅ mới về. 22 con. [...]

1-10

Đi giết rệp miá.

Rệp trắng, nằm dưới lá, từng chùm.[...] Anh sẽ cầm một cái giẻ, lau lá có rệp. Lau đi lau lại. Các đốm trắng sẽ vỡ bọp, chẩy ra một thứ mủ tanh. [...] Quần áo bị nhiều vết mủ rệp. Bàn tay đa sát hôi quá, rửa xà pḥng vẫn c̣n tanh. Bữa sớm, không dám cầm cháy ăn. Khi và, mùi tanh ở tay bốc tận mũi, lợm giọng.[...]

Đang làm, tôi  nghe rơ tiếng "Anh ơi!" Tiếng người vợ... Quay ra, không thấy ǵ! Quái!... Sao thế nhỉ? Tai tôi nghe rơ mồn một... Tôi không tin những phép lạ. Song giải thích hiện tượng ấy bằng khoa học nào?... Lúc ấy, làm việc mệt nhọc, không phải là lúc nhớ. Chỉ có cái là ít ngày nay, tôi nhói tim dữ... Trước Kháng Chiến có bệnh ấy, song trong Kháng Chiến, tôi đă tự nhiên bỏ được bệnh quư phái ấy đi rồi... Bây giờ tự dưng nó lộn lại... Cái tiếng "Anh ơi!" tôi nghe kia, có phải tiếng gió với cây cành, đập va nhau, rồi bị cái tai ù của tôi thu nhận lầm đi không?

2-10

LạI MIá. BắT RệP XONG, đI LẫT Lá.

Cái giẻ giết rệp, mủ dầy cộp, tanh ngheo ngheo... Tôi có cảm giác, đây là một bác sĩ, nặn mủ cho hàng ngh́n người bị lở nhọt, mà chỉ có mỗi một cái giẻ!... Cứ hết mụn người này sang người khác. Kinh tởm.

[...]

3&4-10

Làm phó mộc. Đục lỗ, dựng chuồng ḅ.

Cầm xà beng vỡ một tí đồi.

Bóc lá miá.

Lá miá. Công tác này kinh quá. Cứ một ngày bóc lá miá, là vài ngày xót và nhức tay... Cái quần c̣n tốt, mà chỉ mấy ngày bị nó cứa, rách đầu gối.

Một cái tin buồn. Tử Phác nhận được thư vợ, chị báo tin: hôm thứ 2, chị gặp HcKư. HcKư bảo là anh Cương không cho ai về, cả tổ sẽ ở một lèo, tận Tết. (Ngoài ra, vợ Tử Phác bị sẩy, theo lời Tử Phác, v́ đi Chí Linh thăm anh về, mệt quá!)

Cái tin không được về đột ngột: Một thứ sét! Sự đối xử đó của trên, lại nhắc tôi, nhớ lại vị trí của ḿnh! Bây giờ tôi chưa có quyền vui.

5-10

[...]

Đặng Đ́nh Hưng đặt vấn đề đạo sống, idéal... Tôi nói: communisme est 1 art nouveau! Có vậy thôi... Yêu chủ nghĩa cộng sản, dù sự thực hành nó có khi va vấp, lỗi lầm, thậm chí thất bại bộ phận, tạm bợ... Chủ nghĩa cộng sản có nhiều, 1 multitude, 1 trăm thứ hoa nghệ thuật tương xứng, nói theo h́nh ảnh Trung Quốc. Ta nên cố trồng lấy 1 loài hoa.

6&7-10

Gió may lại đổ bộ xứ này. Đêm ngày, bụi đi trên đường, hàng đoàn hàng đoàn những linh hồn, trắng mờ. Gió gợi trong người ta thứ nhớ chu kỳ dai dẳng, là nhớ quê hương... Một lũ lĩ cảm nghĩ, đau khổ, và thắc mắc quằn quại theo những bộ điệu xấu xí, thảm thương, quái gở. [...] Trong những ngày như thế này, người ta đối với cấp trên, đối với cả công tác ḿnh làm, nó không được ổn.

[...]

9-10

Sáng sớm, tự nhiên thấy khác thường lệ. Ba bốn anh đi tháo màn các giường và quét dọn! Có phải tổng vệ sinh? Hôm nay thứ 5, sao lại tổng vệ sinh? Vả mới tổng vệ sinh hôm nọ!... Hơn nữa, trong không khí, có một cái ǵ khang khác: nét mặt quan trọng, chờ đợi... Tôi đoán già: - Chắc là đón ai đây! [...]

Buổi chiều th́ đích thân đồng chí Phạm văn Đồng đến khu vực này, và qua thăm tập đoàn Thống Nhất... Tôi đang vận quần đùi, vội lánh mặt: ḿnh không có vị trí ở đây! Vả, anh Sắc, người thợ điện (và cựu phóng viên báo Thống Nhất) cũng đi theo thủ tướng tới tập đoàn tôi, anh ngồi dưới bếp, cạnh tôi, và hỏi: "đây có một thằng Nhân Văn phỏng? Đỗ đ́nh Hưng phỏng?" Không ai đáp. Tôi lủi đi: một con cuốc buồn tủi.

Sau buổi meeting, tự dưng chúng tôi được triệu đến gặp thủ tướng. Một vinh dự bất ngờ. Cái thân phận ḿnh, sao lại được vinh dự đó?

- Chào các đồng chí! Đồng chí Phạm văn Đồng thân mật bắt tay chúng tôi. (Chữ đồng chí nghe lạ tai và ấm áp thế? Tôi đă quen nghe người ta gọi tôi là tên, là y, là hắn, hoặc gọi Trần Dần trống không)

Anh Viện báo cáo đồng chí vài câu.

- Từ hôm anh em xuống đây, anh em đều cố gắng! Phấn khởi...

- Tốt!... Đồng chí PhvĐồng nói... Cần nhất là sincérité!... Các đồng chí có phấn khởi thật không?

- Thật ạ! Chữ ạ khẽ, chữ thật to, Đặng Đ́nh Hưng đáp.

Gian pḥng khách ùn người. Anh em xông vào xem, đông quá, đứng lố nhố khắp.

- Tôi gặp các đồng chí một chút thôi... Đồng chí PhvĐồng nói... Rồi phải đi ngay. Các đồng chí có cần nhắn ǵ về Hà Nội không?

- Không!

- Không!

Chúng tôi lấy làm lạ.

- Thật mà! Đồng chí nói... Có cần quần áo, sách vở ǵ không? Cứ nhắn. Tôi có thể làm được cái ǵ giúp các đồng chí, th́ tôi làm... Thế nào? Thật mà...

Không khí hơi bí cho bọn tôi. Mọi người chờ đợi. Tôi nh́n Hưng, Chấn(36) ,Đạt. Chúng im tịt, không nói ǵ. Tôi cuống quá. Thôi phải đánh liều, nói một cái ǵ, cho nó gỡ cái không khí này. Chưa chuẩn bị ǵ hết, người không b́nh tĩnh, mặc, tôi cất giọng cảm động nói:

- Thật, anh em không có ǵ nhắn... Đồng chí tổ trưởng đây (tôi chỉ HcKư) đă săn sóc anh em đầy đủ... Chỉ có công việc của chúng tôi làm, nhân gặp anh, xin cũng nói... Cái việc đi lao động... thật ra không phải chỉ có nghĩa làm cái này, xách gồng cái khác... Mà đi lao động, tôi nghĩ là ḿnh phải thử thách ḿnh xem có đi được với xă hội chủ nghĩa hay không?... (Đồng chí gật gật,... tôi càng cuống, tuy thú vị)... Qua một thời gian, chúng tôi thấy có nhiều vất vả, phải cố nhiều... Song thấy trong bụng có cái thích. Thích thật! Chúng tôi tin có thể đi theo xă hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chủ trương của Đảng... Tôi mỗi lúc mỗi cuống, kết luận thế nào?... để... để... lại có thể như trước... về với Đảng... như trước...

Tôi thở phào một cái. Xong. Đoạn cuối hỏng quá, toàn chữ không, mà hơi vội.

- Tùy các đồng chí thôi! Đồng chí nói... Bây giờ không ai quyết định nổi, ngoài các đồng chí tự quyết định lấy!... C̣n chúng tôi th́... mong, mong lắm!... Thế là tốt!... Nó phải có chật vật, chứ êm đi th́ chưa chắc tốt đâu... Chật vật tha hồ, song cốt nhất cuối cùng là tốt... Cuối cùng tốt là được.

Buổi gặp tan. Đồng chí để lại trong tôi một cái ǵ như là niềm tin, như là một niềm vui, như là một chút t́nh thương của Đảng.

12-10

HcKư giải quyết việc về Hà Nội. Tôi được về, chữa cái mũi.

Cu Chấn cafard. Anh em phân tích. Đáng lư cu cậu manger ở cái lỗ đít ḷi rom th́ sẽ được về. Đằng này cu cậu lại đi manger ở cái hĩm của vợ! (ám chỉ việc vợ chửa, cho trụy thai.) Cái việc illégal, lănh đạo không cho là phải.

[...]

15-10

Thư Đặng Đ́nh Hưng  gửi Đỗ Nhuận

(trích)

Tôi đă 2 lần viết thơ về, nhưng cuối cùng không gửi. V́ có những chỗ viết ra sợ hơi sớm, nói rồi không làm được. Hôm nay, sau vài tháng lao động tự thấy có một vài thu hoạch, tôi viết thơ về anh kể vài mẩu chuyện "tâm sự"...

... Tôi đă kinh qua tập sự một số việc lao động thường xuyên của tập đoàn: ngoài đồng, trên núi. Thường th́ cày bừa, lấy gỗ, bón phân, chăn ḅ. Việc ǵ cũng cố tham gia một chút để t́m hiểu, nhưng gần đây th́ nặng về chăn ḅ.[...]

... Nhưng c̣n nhiều lần phải đấu tranh đau khổ lắm. Đau lắm. Tôi đứng giữa nhiều ư nghĩ chia nhau xô đẩy tôi, lắm lúc người tôi rơi thành từng mảng lăn ra, không chắp lại được... Có những lúc trời đất như xoè tay đón lấy tôi.[...] Nhưng cũng có nhiều lúc, bi quan, hoài nghi sà ập lấy tôi th́ tôi nghĩ: cấp trên đưa tôi về đây để trừng phạt, lấy không gian xa cách và thời gian không hoạt động ([...]) để trị tội một con người lầm lỗi... Nhất là những ngay đầu thức dậy trước mặt trời, đêm về tê dại thiếp đi. Có những ngày đi vác gỗ, đầu gục xuống, chân bước thập thễnh trên gốc cây phát chéo như dao cắm ngược, dây chằng vào cổ. Có những lúc tuốt lá miá, 2 tay sưng lên, tôi nằm ḅ xuống... Rồi đi cuốc, 2 tay, 10 ngón xù x́, nghĩ về cái chuyện đàn, nhạc không bao giờ có nữa... Mấy quyển sách mang đi đầy bụi lở ở trên tường đất, 2 bên nh́n nhau...

Những lúc này, tôi như người ăn năn, đánh gai sắt vào thể xác để chuộc tội cho tâm hồn... Tôi coi cấp trên như Thượng Đế cầm cân nẩy mực, xử tội tôi...

[...] (Dưới, anh coi đó là chủ nghĩa cá nhân... Anh nói về Đảng: nghiêm khắc là phải. Chứ muốn trừng trị th́ khó ǵ? Đi đây là Đảng muốn anh thành người tốt. Đau khổ vô ích, là hạ thấp giá trị ḿnh.

Dưới nữa là câu chào và: "Nhờ anh chuyển lời chào thăm anh Văn Kư và những người quen. Tôi ít viết được thơ v́ thời gian eo hẹp. Thơ này là mất 1/2 ngày chủ nhật rồi. Chiều phải dành để giặt quần áo và tắm.")

16-10 đến 31-10

Lên đường về Hà Nội! Tất cả đều như mọc cánh: chiếc xe ngựa, lùm cây, quả đồi...

Bước vào nhà. Mẹ con Kha kêu "bố! bố!"... Con Kha nhảy từ giường xuống, cũng kêu "bố! bố!" the thé. [...] Gian buồng cửa đóng tối om. Con bé đứng lặng măi, như đă nhận được bố, lại như chưa nhận được, bần thần...[...] Cả nhà 3 mẹ con đều ốm. Con mẹ sốt rét và đau bụng. Con Kha sốt, thở kḥ kḥ. Thằng cu C̣m, v́ chủng đậu, bị sốt.

[...] Sáng 20, đang rửa mặt, ông Đường béo ị, dựng xe đạp trong ngơ, trời mưa nhoà nhoà.

- A! Anh Đường!

- A! Chú! May quá... Đang định... đang định... đánh điện... gọi chú về! Ông mất... mất rồi... chú ạ...

Cái loại tin ấy khi nào cũng đến đột ngột... Bố tôi yếu quá rồi. Tombé en infance từ hơn năm nay... Mùa đông năm ngoái, tôi đă nghi rằng bố tôi về già...

- Ông mất... 2 giờ đêm qua... chú ạ!

Tôi không nghe tiếng... Người trắng bệch, trạng thái vô tri... Vụt cái, tôi nhờ hồi Việt Bắc, trước khi đi chiến dịch Lê Hồng Phong đợt 1, tôi được cái tin người mẹ thân yêu và tội nghiệp của tôi mất... Lần ấy, tôi cũng không khóc... Măi 3 ngày hôm sau, đang đêm, tỉnh một giấc mơ, mới ngồi dậy khóc rưng rưng trong bóng tối.

Đám ma làm giản đơn, không kèn không trống... Ông cụ tôi nằm ở nghĩa trang Hợp Thiện, ở Láng, chỗ Voi Phục. [...]

Mấy ngày sau, cu C̣m với con Kha lại bị rechute. [...]

- Anh ơi!... Vợ tôi bế con Kha trong ḷng, mắt rưng rưng... Hay là, ông nhớ cháu... mà bắt cháu đi theo đấy!

- Em chỉ tin nhảm.

[...] ở vợ tôi, khoa học xen lẫn với dị đoan, theo cái thế cài răng lược.[...]

Thứ 4 (29-10) định đi, phải hoăn lại. C̣n bệnh tôi th́ mũi tắc, nếu cắt, phải mất 2 tháng, hết cả thời giờ. Tôi đành hoăn lại, chờ hết hạn, Tết về hẵng hay. Hiện nay chỉ dùng thuốc xông với Eplétrine, cho bệnh đỡ phát triển.

Sớm 31-10, lên đường lộn lại Chí Linh... Con mẹ nó lại sốt đêm qua... Khổ! cái gia đ́nh neo người của tôi! Hễ con ốm, mẹ thức đêm săn sóc, là lại ốm!... Hễ mẹ ốm, là 2 con cũng lại ốm! Một cái ṿng luẩn quẩn.

Chí Linh. Mùa đông đến đây sớm hơn Hà Nội!... Khí lạnh tẩm vào mênh mông!... Đêm đen hắc ín, các v́ sao như bị đóng băng xa tít trên cao!... Ban sớm tôi c̣n ở góc phố nhỏ, ở căn buồng nhỏ Hà Nội. Đêm nay đă nằm bẹp, dưới sức đè của mênh mông, của cái lạnh, của các ánh sao Chí Linh này.

... Lần này, tôi thêm nhớ thêm thương... Một người bố mất... Vợ yếu gầy đi... Và thằng cu C̣m, nhớ nó đáo để, nó đă có "cá tính", miệng cứ cười toét ra, tươi và kháu tệ...

2-11

Chủ nhật

và 3-11

Hội nghị phát động thi đua kế hoạch vụ đông xuân thắng lợi vượt bực.

[...]

Cỗest 1 miracle!

Ngày 2, người ta c̣n bỡ ngỡ, hoài nghi, kêu ca đặt mức cao. "Cái lối kích thành phần, kích sản lượng đây!"

Sớm 3, cuộc họp tập đoàn nhận mức thi đua, cũng toái phở, chậm chạp, [...), một cách chịu đựng, chả lẽ không nhận! Chẳng có tính toán ǵ cụ thể.

Lúc lên hội trường, có cái bảng đen ghi mức thi đua. Uả! Có tập đoàn nhận những 13 tấn/ 1 ha lúa! Vượt mức 5 tấn. Họ làm ăn thế nào mà nhận hăng vậy? Anh em Thống Nhất nh́n nhau cười nhạt, lo lắng. Ông Cừu tái mặt đi.

Vào họp, chủ tịch Chí Linh lại lên:

- Hôm qua, các đồng chí làm tôi suy nghĩ, v́ cái 8 tấn của các đồng chí. Hôm nay, tôi sẽ lại làm các đồng chí suy nghĩ. V́ hợp tác xă Đồng Tróc họ nhận 16 tấn! Đây nhé... Hôm qua tôi đến họp với họ. Ngang đường, tôi ngắt vài bông lúa, đếm hạt, tính trung b́nh 1 bông 118 hạt. 1 bụi 7 bông, tức là 962 hạt; 2 centi 1 hạt, tức là 1852 centi, vị chi là 0,185 kg. Trong 1 m2 cấy lối 5x15, được 140 bụi, tức là 25 kg. Vậy 1 ha, bỏ rẻ đi cũng được 25 tấn. Do đó hợp tác xă họ nhận 16 tấn. Tức là c̣n thấp đấy! [...] Thế th́ các đồng chí suy nghĩ lại đi!... Chứ 8 tấn th́ e rồi tôi không biết giải thích với đồng bào ra sao? Nông trường mà lại có 8 tấn! [...] Cái 8 tấn, 12, 13 tấn của các đồng chí lạc hậu rồi!...

Hội nghị nghỉ, để suy nghĩ.

Thế là nhảy vọt ngay trong hội nghị. Tập đoàn tôi nhảy từ 8 tấn lên 17 tấn. Mọi nơi cũng na ná vậy. Lúa, miá, sắn, vv..., nhảy vọt toàn diện. Mà không phải bâng quơ! Người ta tính toán cụ thể, từng bông, từng hạt, từng hạt...

Cỗest 1 miracle.

Không khí như đun sôi. Người ta lo, người ta c̣n nhiều thắc mắc, nghi ngại. Song người ta tin.

- Có làm được hăy nhận! Chủ tịch Chí Linh động viên. Phiêu lưu cũng hỏng. Bảo thủ cũng hỏng... Nếu nhận th́ phải cố gắng phi thường... Đồng bào bảo thượng cổ chưa ai làm được. Tôi bảo thượng cổ là bỏ đi. Bây giờ làm hơn tất cả từ thượng cổ trở lại!... Nhưng phải cố gắng ngày đêm phi thường!

Tuần lễ 3-11 đến 9-11

Không khí chiến dịch. [...] Người ta nói những chữ: chuyển, chuyển mạnh, nhảy vọt, nhảy dài, dám nghĩ, dám nói, dám làm... Người ta nghĩ đến ngày mai, say sưa: "Chu cha! Để đâu cho hết của!"... "Nay mai về Nam, làm theo phương pháp này th́ vứt đi không hết lúa!" [...]

Dạo này rươi... Mọi người ốm, đa số mũi khụt khịt. [...] Vậy mà làm hung. Sớm 6 giờ đă ra đồng "đón mặt trời". Đứng bóng chưa chịu về. "Chưa làm được ǵ, đă trưa rồi!" Chiều 2 giờ đă đi, tối mịt mới ṃ về. Đúng là đón mặt trời mọc, tiễn mặt trời lặn... Ban trưa, ban tối, người ta bàn bạc, họp hành. Đang có một sự bồng bột thảo luận. Bồng bột làm việc. Ngày lao động kéo dài ra 9 tiếng, 10 tiếng. Mỗi người tăng sức. Anh Đồng một ḿnh dọn 2 chuồng phân (trước phải 2 người).  Chăn đàn trâu ḅ (16+46) 62 con, nay chỉ 2 người (trước 3).

Tôi mệt nhoài. Ban trưa ngắn tệ. Dạy văn hóa xong, uống bát nước là đi làm... Sớm dậy đúng giờ giấc, hơ hải rồi đi...

Tôi có cảm giác ngồi trên một chiếc xe tăng tốc độ đột ngột... Những lúc thời gian phóng nhanh vậy, những thắc mắc không có chỗ, bị vứt ra ngoài xe, lăn lóc dọc đường. Đây là những ngày 7 dặm chắc! Lănh đạo đă trang bị cho cuộc đời một đôi hia tốc hành... Chúng ta sắp biến thành những Thần hành Thái bảo cả!

10-11 đến 15-11

Tuần lễ gặt.

[...] Công việc có 4 thứ chính: gặt, bó, gánh, đập. Gặt đau lưng. Bó rát tay. Gánh bết vai. Đập: vừa rát vừa bết tay, mỏi nhất ở cánh tay, bả vai.

Tôi cố làm cho được như mọi người... Chỉ ư định ấy đă chứng tỏ tôi chưa làm được như mọi người. Gặt mệt đằng gặt. Bó mệt đằng bó. Gánh mệt đằng gánh. Đập mệt đằng đập... Nhưng kỳ này, tôi phải thấy tôi dai sức thật. Anh em bảo: anh Dần mà ở 1 năm, rồi việc ǵ cũng làm được hết. Anh Cầm nói: anh ấy làm khoẻ thật. Người có sức bền. Chỉ phải cái làm "chưa quen sương" thôi.

Trên đề ra thăm ḍ: chủ trương sáp nhập một số tập đoàn với nhau. Thống Nhất nhập với An Chính.

- Ông ấy muốn tiện cho lănh đạo, anh Cầm nói. Đem tập đoàn kém nhập với tập đoàn khá. Để rồi nhiều người nhiều miệng. Xem 3 cái thằng nào ngang bứa đem ra đấu tranh phân tích...

- Nếu nhập, tôi đánh cho lỗ đầu ra, anh Thi nói. Lâu ngày chưa được đánh nhau, ngứa ngáy tay chân. [...] Đuổi khỏi tập đoàn th́ về nông thôn, đéo một cái càng sướng!

- Tôi nói này: hễ nhập các tập đoàn vào nhau là tôi xin về nông thôn. Làm lấy một ḿnh, cưới cô vợ. Vậy thôi... ông Hoàng nói... H́!

Không hiểu sao anh em lại phản ứng chủ trương đó mạnh thế?

17-11

Một cuộc họp...

Theo trên, tức là các tập đoàn thương binh ở Đông Triều, anh Tương nói, họ lên sau, gặp nhiều khó khăn. [...] V́ vậy liên đoàn lănh đạo chúng ta họp các chi ủy, có đề ra việc chúng ta lên Đông

Triều để giúp anh em. [...] Ta đi một ngày thôi, là ngày 19. [...] Ô tô đưa đi, có cờ treo, khẩu hiệu giăng, rầm rộ...

[...]

23-11

Trở về trước, khu vực này làm một việc đặc biệt: khai hoang. Nó thành một chân trời riêng, tách khỏi phong trào toàn bộ. Cũng gần như xă hội chủ nghĩa, nhưng chẳng thấy nói những chuyện như: luá vệ tinh, chống bảo thủ, chống tư hữu, vv... Chỉ nói những: vỡ gốc, phá hoang, lúa râu tôm...

Nhưng đến dạo này, khác hẳn. Khu vực Chí Linh tham dự chiến dịch đông xuân với toàn miền Bắc. Tư tưởng bảo thủ cḥi ra, rơ, mạnh là đàng khác. "Khí hậu ta khác khí hậu Trung Quốc", "Cày sâu sẽ nổi đất vàng, sỏi, đất sét", "Nơi khác được, chứ Chí Linh th́ không được". "Thôi cứ nín hơi mà làm", anh Cầm nói như phát cỏ: "Tôi chỉ cho là đồng niên 8 tấn. Hơn nữa, cứ chặt đầu tôi đi!" [...] Có anh nói, nghe có lư, chẳng hạn:

- Cứ biểu lấy phân mà dấn đi tôi không tin!

- Phân cải tạo đất chớ c̣n ǵ? Kỹ thuật mới mà anh không tin à?

- Phải do đất làm chính. Căn bản là đất, phân là phụ... Nếu anh biểu chỉ cần phân, tôi cho anh cái núi kia ḱa... núi đá đó, tôi tải phân, gánh nước lên cho anh! Anh trồng lúa tôi xem!

- Anh lại bằng kỹ sư... Mới lớp 3, lớp 4, đ̣i căi Bộ Nông Lâm!...

Hôm nọ, đi lao động XHCN ở Đông Triều, trước sự thắc mắc của anh em, Ban quản trị chùn lại, không dám phân công ai. Kết cục: 4 ông quản trị lơ mơ đi vậy.

Hôm nay, cũng ở Đông Triều, mà lại là ngày chủ nhật "thiêng liêng", thế mà xe đạp túa đi từ tinh mơ: đi lao động ngày chủ nhật. Trời! V́ sao? - V́ có 2000 đ một ngày công, trời ạ! Thật là chẳng cần ai đả thông ai! Người ta túa đi, theo thế lực ǵ đó? Có người đùa: tư bản chủ nghĩa, đi nhanh thế? - Anh em chả túng quá, xă hội cũng nên tha thứ cho họ... Ta mới đang ở thời kỳ quá độ.

Cái cá nhân tư hữu lộ mặt nhe răng nhiều nhất trong việc sáp nhập các tập đoàn. Theo kế hoạch dự định, Thống Nhất sẽ nhập với An Chính và Quyết Tiến.[...] Người ta đang suy b́ An Chính hụt vốn nhiều, của nả chẳng có ǵ, trâu ḅ lèo tèo mấy con, miá luá đều xấu... Vậy là cái ǵ?

25-11

Tử Phác đi khám ruột, lại ḷi ra bệnh không ngờ là: lao phổi.

Trông anh chàng rộc đi. Cái Hà Nội với những sự vô điều độ của nó, đă miner cu cậu. Nhưng cái lo âu của cái bệnh đến th́nh ĺnh thế, càng miner cu cậu hơn gấp bội.

Bây giờ Tử Phác lại lộn về Hà Nội. Để bác sĩ quyết định dứt khoát xem: nội trú hay ngoại trú?

Nội trú th́ không có ǵ bàn nữa.

C̣n nếu ngoại trú th́ Tử Phác xin xuống đây. Điều dưỡng tại Chí Linh! Như thế vừa lợi cho sức khoẻ, vừa lợi tư tưởng, sẽ tiến bộ được cả về 2 mặt ấy.

- Sáp nhập rồi th́ sao? Ông Hoàng nói... Rồi th́ thằng vác cầy vác cuốc đi làm, thằng vác giầy vác guốc đi chơi à? H́!... Vậy đó. [...]

- Biểu làm to lên, ông Ḱnh nói. Sao nông trường Quỳnh Côi đang 300 lại giản chính đi c̣n 50? Nông trường tiến bộ hơn tập đoàn sao lại giản? [...]

- Tôi chẳng nghĩ ǵ con trâu con ḅ béo với gầy, anh Cầm nói. Tôi chỉ thắc mắc từ đầu, sao biểu đi sản xuất, anh em đi, c̣n những anh chây lười ở lại th́ lại xếp công tác cả? Bây giờ lănh đạo nói ǵ tôi cũng không tin nữa.

26-11

Việc sáp nhập sôi sục. Lúc nào cũng thảo luận. Số người tán thành mỗi ngày một đông hơn.

Anh Cầm nói nhẹ:

-  ấy vậy mà rồi việc ǵ cũng xong...

Anh cũng đă chuyển.

- Ông Dần này, ông Cuộc nói nhỏ... tôi tâm sự với ông chuyện này... tôi... tôi muốn hỏi ông xem, ... ở Hà Nội, ông có gia đ́nh... căn bản ở đó... ông có biết cái món công trường thừa, chính phủ thải... có một bà nào giới thiệu cho ḿnh làm vợ!... Có th́ ḿnh bán cái xe đạp, cho bà ấy làm vốn... buôn bán... H́...

Ông Vui

Chủ tịch kiêm bí thư một xă ven biển Quảng Ngăi. Tính khủ khỉ khù kh́. Đặc nông dân. Lo việc đêm ngày ngơ ngác cả. [...] Lo việc đến nỗi đâm ngây! Mặt mất hồn. Tính không ra nữa, đang chuyện này nhảy sang chuyện khác. Chi bộ bàn cho ông nghỉ, đi bệnh viện. Thay một đồng chí khác.

Ông Vui cứ vác ba lô đến văn pḥng xă. Rủ rỉ hỏi: - Tôi bị kiểm điểm ǵ? Các đồng chí cho tôi biết với.

Cáng ông đi, ông không chịu: Tôi nằm để các đồng chí cáng, ngó nó kỳ lắm!... Thế là đi bộ.

Bây giờ ông vẫn chưa khỏi ngây. Làm bí thư tập đoàn Quyết Thắng. [....]

ANH TâN

Người simpliste. Cái ǵ trên đưa xuống là "đúng! đúng!". Người ta vặn đúng thế nào, anh nói ấp úng. [...] Nói rất to. Mắt một mí ráo hoảnh. Tay hoa chân múa. Đả thông không được, là phát bẳn, nói như căi nhau.

Cái anh tích cực mà simpliste, ít tác dụng đối xung quanh. Cái tích cực của anh đó dễ bị cô lập.

27-11

Xă hội chủ nghĩa mới bắn súng hiệu từ đầu năm. Có mấy hột thời gian? - Không khí miền Bắc đă quang quẻ nhiều. Mỗi ngày đến với những b́nh minh và những chiều tà khác hẳn. Lao lực, lem luốc, và tự hào. Kỳ về Hà Nội, mới xa nó có hơn 2 tháng, tôi đă thấy lạ. Buổi chiều xuống, thủ đô lên đèn, bụi vẩn, những đoàn nam nữ sinh vác cuốc đáp trường. áo ngắn, nét mặt mệt mà vui. Các vị công chức ăn mặc cũng "b́nh dân" đi nhiều, đạp xe, mặt trầm ngâm. Tôi nhận thấy có những bộ mặt lớn tuổi ngơ ngác, lởn vởn lo âu, cả như sợ sệt cái không khí đang chứa đựng nhiều gió máy, biến thiên. Họ thuộc về thế hệ trước... Mùa thu pha vàng những buổi chiều đó. Cả Hà Nội xa hoa trước, biến thành một faubourg lớn, lem luốc. Tôi vốn yêu cái lam lũ của ngoại ô. Hà Nội đến hôm nay đă tiến thêm vào đường "lao động hoá" bao nhiêu? Số thanh niên, một số tôi gặp, chuyển tợn. Tôi thèm cái fanatisme XHCN của họ. Xưa kia, trong Kháng Chiến, tôi cũng đă từng fanatique! Không nên sợ fanatisme! Đó là lửa! Tôi đang lo: sự nguội lạnh và ngập ch́m. Thời đại, cứ xem cái đà này, sắp đi những bước 7 dặm đây!... Sẽ có những người chóng mặt, lạ cái thành phố, cái thôn quê sinh trưởng của ḿnh. Có ai là Essénine không?

Muốn hiện đại hoá thơ ca, trước hết phải hiện đại hoá ḿnh. Trước hết mà song song. Song song mà trước hết - Pasternak có tài biết mấy? Cũng đáng thương đáng trách bao nhiêu? Thiên hạ có nhiều Pasternak, bằng cỡ hoặc cỡ nhỏ... Văn Cao với bộ mặt vàng khè, nép bên cửa, nh́n Hà Nội đang đi rầm rộ, mắt anh chàng có tia sợ, tia ló xen lẫn với những tia chán chường không? Nếu anh c̣n biết sợ, thế th́ chưa chết. Không khéo anh chàng lại tự hào với cái ổ kén của ḿnh, chưa chừng.

28-11

Sau khi đă đồng ư, đành ḷng đồng ư ép chủ trương sáp nhập, ông Hoàng quay ra nêu to những khó khăn về tài chính so le, về tŕnh độ quản lư.

Ông Ḱnh kém hẳn vui. [...]

- Tuần sau tôi nghỉ. Đi Hà Nội chơi. Ông Ḱnh nói, chán chường.

[...] Trong những thời kỳ xô lắc mạch, sự tích cực và tiêu cực càng bày ra, rơ nét, "2 phe" hẳn hoi. Được cái, tích cực tính ở đây vẫn thống trị.

Người ta mổ lợn, nói là "mừng sự sáp nhập sắp đến". Có anh muốn triệt hạ cả đàn gà, và ngỗng. Người ta tính vét quỹ ăn, xem c̣n bao nhiêu? C̣n đến 3, 4 vạn! - Thế th́ liên hoan một bữa thật say sưa, "mỗi người một con gà", theo đề nghị của một số, được tán thành.

[...]

ANH TRưấNG

Khoảng 25 tuổi. Thanh niên xà beng. Đội trưởng Cải Cách cũ. Láu. Nhớ nhiều. Ông Sêpilốp giữ chức ǵ, ông Malencốp hiện giám đốc nhà máy nào, anh nhớ cả. Dạo vừa rồi, anh có điều không vừa ư (danh từ chính trị gọi thế là bất măn). [...]

- Trên lănh đạo chúng ta tức là thượng tầng, th́ chăm lo kiến trúc. Hử, thế là thượng tầng kiến trúc! C̣n dưới chúng ta ấy, th́ ta làm cơ sở cho trên. Tức là hạ tầng cơ sở... Bao giờ các đồng chí nghiên cứu đến đó sẽ thấy.

[...] Tài học lỏm. Những kinh tế hạch toán! Những nhà máy dệt kim, vô tuyến truyền h́nh vv... Cả ông Magellan, ông C. Colomb, nói cứ vung tí mẹt lên.

[...] Dạo này, anh được bầu chi ủy, và hội đồng quản trị, thái độ khác hẳn. Không c̣n cái uể oải và lối bẻ bai hành tỏi cũ. Để xem, lại mọc ra những khía ǵ khác, với cái tính kiêu đó?

ANH ANH

- Dạo tôi ở trong Nam, việc ǵ tôi cũng xung phong. Sao ra đây, tôi đâm chán ngán vậy? Phần th́ yếu sức đi, người bị trúng "cái bệnh t́nh"! (Anh chả bị "đau bao tử"). Phần th́ nhớ vợ con. Có tài ǵ mà giữ vợ hử ông? Vợ tôi là người trinh tiết trung thành nhất đó. 2, 3 năm biểu c̣n giữ được.    Chứ 10, 12 năm, tôi cũng tin tưởng là nó đi lấy chồng thôi... Bây giờ nó 30 rồi... Nó cũng thèm đéo chứ ông!... Tôi tin tưởng là nó đi lấy chồng mất.

- Tôi bần nông mà đóng góp hung. Đảm phu quốc pḥng 80$. Quốc trái 50$. Quỹ ǵ... à... quỹ nuôi quân 50$. C̣n quỹ ǵ nữa?... Quỹ dân quân, cũng 50$. Tôi toàn đoáng bằng mức trung nông khá. Sao mà hồi Kháng Chiến, xung phong vui vẻ thế?

1-12

Bầu ban quản trị và chi ủy tập đoàn mới. Bước đầu sáp nhập về mặt chính trị và lănh đạo.

[...] Đa số đều đổ xô vào, đ̣i phải kiểm kê tài sản trước hết đă. [...] Nhưng rồi cuối cùng người ta cũng đều đi bầu cả. [...] Một tập đoàn mới, to hơn, mang tên là Thống Nhất (mới) ra đời. [...]

2-12 đến 14-12 (chủ nhật)

Giao thừa

Chữ giao thừa mọc lên. Đầu tiên nó là chữ giao thời.

Giữa thời kỳ tập đoàn nhỏ, đến thời kỳ tập đoàn lớn, có ít ngày nhập nhằng, gọi tên: giao thừa.

Đó là quăng ngày của chán nản, chờ đợi, tranh tối tranh sáng. Đó là quăng ngày của chủ nghĩa cơ hội, của những thứ bói cá. Đó là quăng ngày của nghỉ phép, tiêu cực, bệnh năo thực và vờ.

Nhưng đó cũng là quăng ngày của sự tích cực, cái tốt càng hiện lên, rơ rệt, không nhân nhượng, tự hào, ngang nhiên đạp trên sự rác rưởi của những giờ phút chậm chạp, buồn bă này.

[...]

________________________________________

 

1959

"Chao ơi! Con đường để đi đến chỗ “Đúng” mới nhiều máu làm sao? Tương lai có để dành cho tôi nhát dao nào nữa không?"

                                                           Trần Dần (1959)

11-6(1)

... Quăng ngày mà ḿnh cảm thấy ḿnh "vô ích". Tôi chờ đợi "đi lâu dài". Những người nằm ở "tạm trú xá" chờ công tác, chắc có tâm trạng na ná tôi.

ở Chí Linh về, chúng tôi dự hội nghị tổng kết, và học kế hoạch 3 năm. Xong rồi, tôi ăn một cái Tết tuy túng thiếu song vui và thoải mái hơn tất cả 3, 4 cái Tết đă ăn từ ngày Hoà B́nh.

Rồi, giữa cảnh xuân mới, tôi đi Nam Định, để sáng tác. Lúc đó, có vụ Phú Lợi(2), cả nước sôi lên một sự phẫn nộ chưa từng có. Tôi viết được 1 bài về cuộc tuần hành phản đối Mỹ Diệm... Liền đó tôi làm bài "Con tầu xă hội". Nó là một cái mốc trong đời tư tưởng của tôi. Nhiều ư kiến lắm, song tôi vẫn thích bài ấy, v́ nó là "Trần Dần 59".

Thế là hết việc. Ṛng ră ngót nửa năm rồi. Tôi chỉ thấy tôi "có ích" trong mấy việc đó thôi. Ngoài ra làm ǵ? Chỉ có: chờ đợi. Và chờ đợi...

Bắt đầu, khi lănh đạo đồng ư cho tôi và cả gia đ́nh về Nam Định th́ người tôi nó lạ lắm. Lo âu, xen lẫn thú vị, và tất cả nhuốm một chút buồn tủi... Vợ tôi cũng được về: tham quan nhà máy dệt. Chiếc xe đạp vui buồn của tôi bán được 36 vạn, đem chi dùng cho sự túng thiếu hàng tháng, và cho cuộc đi chơi Nam Định này... Vợ tôi trở về thú vị, hết cả lo âu khi đầu, mà chuyển sang cái lo khác: liệu có được nhận vào nhà máy dệt không? Vợ tôi chỉ mong chóng đi. Giục tôi "đề nghị các ông trên" luôn mồm.

Cảnh sống mới "công nhân hoá" dần dần hiện ra với tôi đầy hấp dẫn. Sáng tác, nghệ thuật, tiền đồ, tư tưởng, vv... tất cả ở đó! Vợ tôi coi đó là một lối thoát, được sống ra ngoài đống tă lót cứt đái gia đ́nh. Tôi cũng muốn vợ tôi được đi làm, được học hành. Con cái sẽ sung sướng hơn. Cảnh nhà sẽ đỡ bấn hơn, vui hơn, lành mạnh hơn. Tôi-gia đ́nh-xă hội sẽ không c̣n hàng rào. Có thể nói "một cuộc kết hôn tay ba" mà êm thắm.

Viễn vọng ấy ngày một "nên thơ" măi lên. Nó thu hút, thu hút... Không được nó, sẽ như thất t́nh! Chưa được nó, chậm được nó, cứ như là đang yêu mà chưa chắc được yêu! Như là đă gửi thư đi, mà người gái kia chưa có trả lời! Như là mối t́nh đầu, đam mê hơn rượu mạnh, chưa tới màn kết, đang diễn biến hồi hộp và đau khổ!

Tôi đang nằm trong nanh vuốt của t́nh thế này. Mỗi ngày trôi, nặng hơn ngày trước. Việc vặt gia đ́nh ray rứt, gậm nhấm. "Hàm răng chuột nhắt của gia đ́nh", cộng vào đó "hàm răng khổng lồ" của chờ đợi". Có những lúc chán nản, thấy cái vô bổ của thời giờ, của thân phận. Có những lúc cáu giận th́nh ĺnh. Trời tháng 6 (tây) nóng dữ. Đường nhựa, nhà ngói,... lửa hè nó cứ ngún trong đống đường nhựa nhà ngói. Nó ngún trong người. Châm lên những nỗi tức giận kỳ lạ... Trời cứ 33 độ, 39 độ... Nhiệt độ tâm lư của tôi có lúc phải tới 1000 độ. C̣n thường thường cũng phải vài trăm độ. Tôi có cảm giác một con tầu mise en quarantaine.

15-6

Hàn thử biểu đặt ở một góc nhà, chỗ râm mát nhất, ngay đầu giường, cạnh cái tủ đứng: quanh năm ánh sáng không tới thăm xó tối này! Hôm hàn thử biểu chỉ 33o  hôm 33o5, cứ thế giằng dai. [...] Hà Nội đă thành một cái ḷ nung người. Lửa bốc từ đường nhựa, gặp cái vung những mái ngói, lại hâm xuống. Nắng từ b́nh minh đến hoàng hôn. Tắt nắng rồi, thở ra c̣n hơi lửa. Hàng chục vạn sinh linh bị nấu ninh trong cái oi nồng kinh khủng này. "Giống đực giống cái" (Nguyễn Tuân) ḅ lê ḅ càng. [...] Gian pḥng tôi ngộn đồ đạc, đâu cũng nệm bông, thật là quê hương của sự nóng!

24-6

Gặp ông Cương. Sự nóng ruột xui tôi đến. Đi đâu? Bao giờ đi? Bao giờ học để đi? Thời gian đi như một thằng ăn cướp phi ngựa. Thoáng cái đă đầy năm, kể từ ngày bị kỷ luật. Tôi chưa làm được cái ǵ có thể quyết định một chút. Cho nhẹ bớt cái gánh kỷ luật. Nằm chờ làm cho h́nh phạt đè nặng hơn trên tâm hồn. Đè măi; đeo không nổi tội.

Ông Cương bảo, độ tuần sau phổ biến chính sách cho anh em, độ vài ngày thôi, để anh em đi. C̣n riêng trường hợp bọn tôi, th́ hôm nọ có bàn, có nên để ở gần Hà Nội, một cái xưởng nào đó, th́ gần gũi lănh đạo hơn, học hành hoặc cần ǵ, tiện hơn!

Thế nào cũng được. Tôi chỉ đang mong được làm một cái ǵ, không phải nằm chờ trường kỳ măi như thế này.

25-6

Được non tuần nay, trời đấu dịu. [...] May! Ông Sukarno(3) tới thăm ta, vào dịp những ngày mát. Hà Nội như mở hội. Cờ treo 5 ngày. Đèn chăng các công sở, vườn hoa. Rộn rịp các đám múa sư tử, múa lân, diễu các phố. Những ngă tư lớn đều có tṛ chơi mua rối hoặc kịch. Rồi th́ meeting. [...]

26-6

Măi đến hôm nay, mẹ nó mới hoàn toàn tự nguyện đồng ư về cái mục: ăn cơm hiệu. Từ lâu tôi đă đưa ra cái kiến nghị ấy. Để có th́ giờ làm việc khác. Vả đỡ tốn hơn.[...] Hăy tính sơ ra mà xem: 1 tạ củi 80 đồng, gạo : 160 đ, nuớc mắm 5 đ...

[...] Tôi bèn đến quán miền Nam phố Hai Bà Trưng, xế cửa hiệu sách Nhân Dân. [...] Đặt luôn 2 suất ăn chung 180 đ. Vị chi 1 tháng mất có 360 đ. Ngon không ngon chưa biết. Biết là rẻ hẵng. [...]

Gặp Nguyễn Đ́nh Thi. Anh nói rơ về mục hướng đi của bọn tôi. Đi quanh Hà Nội thôi. V́ đi xa vấp nhiều vấn đề thực tế. Nhà ở. Di chuyển, vv... Địa phương th́ bận sản xuất. "Quản lư văn nghệ sĩ" mà không có vấn đề ǵ họ cũng c̣n ngại! Nhỡ anh em đi, tốt không sao, e có sự hiểu lầm ǵ đâm khó. Hơn nữa, đi xa tận đâu đâu, khó giúp đỡ theo dơi. C̣n gia đ́nh th́ cũng sẽ giải quyết công ăn việc làm. Anh nói: cố làm trong tháng 7 là xong.

- Chắc Lê Đạt th́ thú vị, Nguyễn Đ́nh Thi cười. Anh ta đang lo đi xa.

Tôi trở về. Có cái vui. Cũng có cái lo.. Không hiểu sao, xa Hà Nội tự dưng vẫn gây ra nào nhớ, nào buồn, nào tủi nữa. Có cái ǵ như thể "di cư"! Vậy ở Hà Nội rồi! Nghe như đời ḿnh bớt đi được một sự đổ vỡ. Khỏi có ǵ lật đảo trong cuộc sống riêng.

Song Hà Nội có một cái đáng ghê lắm: nó có cái tài rất ma quỷ là tài đánh loăng anh ra. Một cái biển người mà anh chỉ là một chiếc bách nổi nênh. Anh rất dễ bị động với những cái thú vui lặt vặt, những phố xá, điện đèn, những cám dỗ của sự ra đường ch́m giữa đám đông... ở Hà Nội này, anh khó gặp người cần gặp. Khó ḍ sâu những tâm sự cần ḍ sâu. Anh phải có con mắt thấu thị lắm, có khả năng tập trung ư t́nh lắm, mới có thể dompter được Hà Nội. Nó cứ như một cô nhân t́nh quái ác, tinh ma. Đó, từ cái matière rebelle, fluide, phức tạp như thế, anh phải nhằn cho ra được nghệ thuật! Nó có nghệ thuật chứ, như đồng ruộng, như bất cứ nơi đâu. Chỉ khác cái là khó nhằn.

28-6

Chủ nhật

Ăn cơm hiệu khó ăn quá. 4 bữa rồi. Cơm thổi khô, gạo chiêm, thứ chiêm xấu, đen. Thức ăn: 1 bát canh rau ngót nấu suông, với một chút (đúng là một chút) rau muống xào và độ 4, 5 miếng thịt trâu kho mặn, nằm co ro một góc cà mèn. [...]

Song, cũng đành. V́ chỉ có cách ăn như thế, là rẻ nhất. Nó có ngữ. Gọi nôm là: ăn khổ. Nó c̣n khổ hơn ăn cơm đầu ghế ngoài chợ. Cơm đầu ghế thực ra ngon hơn nhiều. Có tí dưa. Có các món hợp khẩu vị, chẳng hạn canh cá, canh cua, canh dưa, đậu phụ rán, vv... Đằng này, nó là một thứ tiểu tư sản chẳng ra đầu ra cuối ǵ. Cũng nhạt nhẽo như tất cả mọi cái ǵ tiểu tư sản.

Cái tin "đi thực tế quanh Hà Nội" đến với mỗi người bọn tôi một khác. Lê Đạt Tử Phác khoái thành thật. Phùng Quán th́ kêu là: không sáng tác được! C̣n Đặng Đ́nh Hưng.

- Ghê đấy! Hưng nói.

- Sao?

- Ghê đấy. Surveiller de près.

- Thế lại hơn. Tôi nói. Không có cứ nghi nghi ngờ ngờ. Lắm thứ lắm.

Lát sau Hưng mới nói:

- Kể ra cũng có cái thú khác.

Đối anh tin này cũng có mặt thú ấy: gần gia đ́nh, gần đàn. Anh không thích, về cái mặt anh cho rằng lănh đạo c̣n nhiều nghi kỵ. ư kiến Lê Đạt khác hẳn:

- Thế là rộng hơn chứ. Tích cực cải tạo mà.

30-6

Năm ngoái, đúng ngày này, cu C̣m khai sinh. [...] Một năm đă qua đi. [...]

Tháng 11

Mấy tháng đă qua đi. Đă chết một mùa hè. Đă khai mạc: mùa đông. Nhưng cùng với mùa rét của thiên địa đó, th́ riêng trong chúng tôi - phần tử Nhân Văn các loại - lại như là có ǵ na ná mùa xuân.

Tôi gọi là tuyết tan. Tức là, có lẽ lănh đạo có chủ-trương-tan-tuyết. Có lẽ?... Bằng chứng là: trong chính sách đối đăi có thêm một điểm: sử dụng! Trước th́ chỉ vẻn vẹn có: cải tạo lao động và cải tạo chỉnh huấn! Thế là có khác chứ?

Một vài ví dụ: Đặng Đ́nh Hưng: dịch ở Hội Nhạc. Tử Phác: thủ thư viện ở Liên Hiệp Hội, anh chàng xếp sách, đánh chuột và gián, và thú vị với công tác, đâu đă được biểu dương! Tôi với Lê Đạt: dịch ở Hội Nhà Văn. Pḥng làm việc chúng tôi ở ga-ra, yên tĩnh lắm, nḥm ra sân có một cây khế, cây ổi tầu, một giàn nho. Nguyễn khắc Dực: dịch... vv. Đa số là dịch! Một thứ "dịch" dịch.

Tôi mới làm thêm bài thơ "Sắc lệnh 59". Bài này có điểm khoái: về điệu, về tứ,  và lời có cái mới. Tôi tự gọi là một thứ limpidité piquante! Hoặc limpidité assommante! Một thứ trong sáng của người nếm trải!... Một điểm đáng ghi: đại ư có câu "tôi gọi Diệm như gọi: Lulu! như gọi: Mực!" th́- theo Lê Đạt khoái trá rapporter lại! - Đặng Đ́nh Hưng bèn "cắn" cho tôi một miếng ngập răng! Hưng nói: "Diệm nó dùng anh như dùng con chó ấy! Chứ bàn thờ nào?"

Evènements trong mấy tháng qua: - Đồng chí Kờ-rút-sốp đi thăm Mỹ, một cuộc đi "éclatant" -

trạm khảo sát tự động khoảng không các hành tinh chụp ảnh phía sau mặt trăng. Người ta nói: đă vào thế kỷ 21!

[...] Đài thiên văn báo lầm gió bấc, lầm 3, 4 lượt, mà cái gió  ấphải gió" ấy cứ lần lữa măi không đem rét đến! Có cái ǵ như bệnh quan liêu trong chuyển vận nóng lạnh rồi. Mùa đông đúng là một mùa hè mượn danh.

28-11

Hôm nay th́ rét thực thà rồi. Thằng C̣m, con Kha ốm la liệt: sốt trở trời và răng. Tôi vẫn đi về, 2 buổi Hội Nhà Văn. Ga-ra làm việc bây giờ phải đóng cửa chống rét và bật điện chống tối. Thêm một sinh linh nữa: Phùng Cung. Anh chàng in rô-nê-ô. Làm việc, anh có hứng thú, song cái bộ diện tâm hồn anh chàng c̣n lắm vấn đề. Tôi muốn gọi đó là thứ "vô chính phủ của một kẻ đao thước", "vô chính phủ đường phố".

Tôi "thi công" bài thơ Ngoại ô tôi! Chữ ấy, do Phùng Quán đặt ra, học ở Việt Tŕ... Bài thơ này, tôi mường tượng là một ưu-phẩm của tôi. Tôi muốn tổng kết một thời kỳ lịch sử quan trọng, thời kỳ bản lề như thường nói, độ vài chục năm biên thùy hai chế độ. Tôi tảo mộ tuổi thơ ấu, tuổi thành niên của tôi. Tảo mộ một thế hệ thanh niên đă qua. Tảo mộ những đau thương và chứng tật cũ! Một cuộc học ôn lại... Người với người. Thuở ấy thế nào? Bạn, t́nh yêu? Những guồng máy t́nh cảm phụ thuộc nhà nước thế nào? Xă hội bổ dụng người ra sao? T́nh yêu c̣n nằm ở đâu? Ai duy tŕ: nhân tính, đạo đức, chân lư? Ai phá đề lao? Ai cầm đầu cho dân tộc phá đề lao? Người cộng sản sinh sống, sinh hoạt và hoạt động thế nào? Thế nào là sống? Thế nào là lớn? Thế nào là nhân đạo? Con đường đi tới chân lư có chảy máu không, nhiều ít ra sao? Người với số mệnh? Xă hội và người? Trách nhiệm của đôi bên?

10-12

Sớm mai toà án xử Thụy An gián điệp và Nguyễn Hữu Đang phá hoại, cả hai: hiện hành. - Tôi không có giấy gọi cho dự, có lẽ v́ không có vị trí ǵ ở đó... Không phải là nhân chứng, cũng không phải là đại biểu của nhân dân...

Người có một cái ǵ văng vắng. Tôi đă có đứng với nhóm Đang cầm đầu. Tôi đă ly khai với "lư tưởng" đó. Cả khi đứng ở đó, cả khi ly khai, cả bây giờ, tôi vẫn cứ rớm máu. Chao ơi! Con đường để đi đến chỗ "Đúng" mới nhiều máu làm sao? Tương lai có để dành cho tôi nhát dao nào nữa không?

Đang đă thấy cái sai lớn của Đang chưa? Hay là những cái đúng nhỏ, đúng lụn vụn nó vẫn đánh lừa Đang, không cho nh́n thấy cái sai-Thái-Sơn cũ? Vận mệnh Đang ở đâu, nếu không phải ở đó? Tôi muốn biết thái độ Đang ra sao. Nếu Đang vẫn là kẻ khăng-khăng-sai, - th́ kẻ ấy đối một người khẳng-khái-sửa-sai c̣n có mảy bụi nào chung nữa?

Ngoài trời mưa bụi. Rét xoàng. Không có gió. Đôi lúc vài tiếng chuông xe đạp. Năm nay rét muộn. Đang ra toà cuối năm. Tôi cũng không thể nào nhởn nhơ với sự kiện nay. Chao ơi! Con đường để đi tới chỗ "Đúng" mới nhiều máu làm sao!

________________________________________

 

1960

                                              

"Tôi ơi! Hăy cứ vái tứ phương! V́ mày là một con... bệnh! Hăy van đất, hăy lạy trời! Hăy thổ đau thương ra độ vài chậu! Hay có lẽ ra quỳ ở các ngă tư!... V́ tội mày to lắm: Mày là một con...bệnh!"

Trần Dần (1960)

19-1

Thứ Ba, xử Đang và Thụy An 15 năm tù(1).

27-1

Đêm giao thừa

18-3

Đi Thái Nguyên.

Sớm mai đi!...

Nhiều cái sớm mai rồi. Chỉ có một cuộc đi bé xíu, mà hoăn đi hoăn lại măi, nát nhèo cả.

Những cái bận lớn, bận con... Nhưng đă là bận, th́ nào bận nó có biết lớn nhỏ đâu? Ví dụ: một đoạn thơ làm dở, nó cũng choán anh, chẳng hơn một cái nhà quét dở dang... Thế là hoăn. Con Kha chữa răng... Mẹ nó cần thi chuyển cấp (văn hoá), cần xin việc làm... C̣m, cần một lọ vitamine D2 + một lọ cốm calcium... Một cái "nhiệt độ" chưa mua... Thùng tố nô đựng nước, chưa hàn được... Thế là hoăn...

Lê Đạt mới hoăn tợn chứ. Thứ Ba... thứ Năm... Sáng thứ Năm tôi đến, cu cậu đi vắng: thế ra nó hẹn một thứ thứ Năm en lỗair! Nó khất: thứ Bẩy!... Hôm sau, nó lại "có tư tưởng" khất: thứ Hai sau. Nó kêu: trời mưa dầm quá! Mùa mưa dầm mà định đợi cho hết mưa, có là đến sang năm...  Có lẽ nó ngại mưa dầm thật, song chắc đó không phải cái ngại chính...

Thôi đi đi!... Nhổ ḿnh ra ở một chỗ này, để đóng khớp ḿnh vào một chỗ khác... Vẫn là thế giới ấy, ḿnh đây, - nhưng là một ḿnh-bị-xáo-đảo đi! Dù tự nhủ đến đâu cũng là nhà, song đến đâu... có thực đúng nhà ḿnh? Cái đồng hồ tích tắc ở một chỗ quen tai, quyển sách để ở ngăn tủ, đúng chỗ ấy,... đứa con quấy ở góc nhà... vợ làm cơm dưới bếp... Đến đâu, có thế không? Hàng phở quen đầu phố, bà thuốc lá mua chịu... Một cái hồ Hale(2) để hóng gió... Tôi với các sự vật nơi này đă quan hệ đóng khớp nhau thâm t́nh. Đi là nhổ một cái răng hàm! Người ta đă có cách đẻ-không-đau, mách giùm tôi với!... Cái giao thừa đi ở... cũng là một giao thừa, đó đây trong các ngơ tâm hồn, có mưa bụi, rồi lát nữa, có rơm rớm những xác pháo đỏ...

19-3

Xe Thái phải ghi tên, gọi tên, xếp hàng mua vé... Gọi qua tên là nhỡ xe! Quả có nhỡ một chuyến.

Sớm thứ Bẩy mưa phùn... Con Kha thằng C̣m không biết biệt ly. May cho các con! Muôn năm tuổi thơ ngây! Tôi đi với Lê Đạt... Xe lắc. Đường xấu. Mưa lép nhép. Chiếc xe cà là tàng, cửa kính dán, gỗ nứt, như một thương binh chạy bước được bước chăng, trệu trạo trên con đường đỏ... Đây mới là vùng đất đỏ. Một cái cổng chào to, lấp ló vài cô thiếu nữ gang thép... Lưu xá rồi!

20-3

Chủ nhật

Cảm xúc đầu tiên c̣n ngổn ngang...

Đồi trọc, như cái đầu trọc ông Húc ông ấy húc đất vỡ vàng nhè nhẹ... Đồi vàng, đồi đỏ, đen ghi, nhẵn th́n thịn. Vastes vues! ở đây có 3 kỷ hà (géométries). Kỷ-hà-thiên-nhiên: mây núi lờm xờm!... Kỷ-hà-nông-thôn: mái tranh, cành tre đường cong, tia khói nhạt. Kỷ hà mềm mại xinh xắn!... Và thứ kỷ-hà-đại-kỹ-nghệ: đường thẳng 3 ống khói đen 60 mét, đường cong dài xa các ngọn đồi trọc, rồi cột đèn, dây điện, ống, gỗ, vv... toàn những lignes lớn! Lớn lắm!... Một combinat những ṿng tṛn đường thẳng... Cán bộ công nghiệp! Các ông là hoạ sĩ! Các ông vẽ vào sổ sách trời đất những cái ǵ có thể gọi là tranh mô-đéc-nờ!... Tôi là cái thằng yêu tranh moderne!... Tôi có thể yêu các ông... Để tôi đóng khớp tôi, nơi này, một thời gian, chưa biết bao lâu.

21-3

Chờ. ở công đoàn Khu Đông (tổng đội I)... Tôi hưởng cái không khí chung: xe đi, người làm việc, tiếng đục làm nhà, bóng ping pông buồng bên... Và, như lệ thường: những cái đầu nh́n ngó... vài nụ cười châm chọc... vài câu nói ác!... Tôi yên tâm chịu kỷ luật quần chúng đó.

22-3

Đến đội lao động 1. Chị Lê Minh giới thiệu cặn kẽ: kỷ luật lao động ngày 8 tiếng, chia đôi ra 4 tiếng lao động chân tay, c̣n th́ công tác ǵ đó do "chúng ta" giao cho "anh ấy", đảm bảo ngày 8 tiếng...

Anh Đằng bí thư chi bộ, vẻ mặt nghiêm nghị, nói về nội quy, và nhắc nhiều lần: "ở đây, bản chất bộ đội anh em vẫn giữ... Đấu tranh phê b́nh giúp đỡ anh, anh em có thể làm..." Tôi ngồi như một người tiếp thu, không biết nói ǵ hơn là: gật. "Đấu tranh phê b́nh... giúp đỡ..." Tôi xin cái khoản "giúp đỡ"... Nghĩ bụng vậy... Tôi sẽ chẳng làm ǵ để bị "đấu tranh" nữa...

Tôi vào tổ anh Cân.

Giao thừa đi ở... Đến... T́m hiểu... Bỡ ngỡ là một cảm giác ta nên thu nó lại... Tôi thèm: thân mật, đầm ấm... Chưa có! Ôi! Cô đơn thay một người bị kỷ luật!... Thời đại vệ tinh rồi: Tôi đă có khả năng lớn hơn cô đơn, chiến thắng cô đơn!...

[...]

23-3

Vác cái đầm đi đầm đất. Bă ră chân tay. [...]

24-3

Sáng gặp đồng chí Thiện.

- Tôi hỏi các anh quan niệm lên đây để làm ǵ? Các anh!... Tôi phải gọi các anh là "các anh" là làm sao?... Tôi là đại biểu công nhân ở đây... Các anh có hiểu đưa các anh lên đây, công nhân người ta x́ xào thế nào không?...

- Ai là Đạt?... Ai là Dần?

Chúng tôi tự giới thiệu. Và đáp câu hỏi "Lên đây làm ǵ?" Đồng chí Thiện nghe xong gật gù:

- Nghe các anh nói, thấy các anh có hiểu một phần... Tôi nói một phần... V́ ngay tôi tuổi cũng dài hơn các anh mà có khi - có khi thôi - c̣n có điểm: thiếu tin quần chúng!... Nh́n quần chúng siêu h́nh th́ không hiểu được đâu. Các anh phải học nhận thức quần chúng cho đúng... Những người anh hùng, khi b́nh thường, khi hữu sự, họ đều anh hùng... Các anh phải cải tạo... Làm việc đảm bảo ngày 8 tiếng. ốm th́ nghỉ... Đừng mong sáng tác! Không ai đọc các anh!... Đừng mong sang năm, sang năm nữa, xuất bản sách các anh, ai đọc? Ngay ghi chép cũng đừng vội, tư tưởng thế, ghi chép ích ǵ? Cứ cải tạo là chính...

Tôi nghe, tự bảo: sao anh Thiện nói giống Lê Minh thế? Mà lại khác Hoàng Trung Thông? Thế là thế nào?

Tôi th́ tôi cứ cải tạo, cứ công tác những công tác được giao cho... Và cứ ghi chép... Và cứ viết những cái thấy ḿnh có thể viết. Tại v́ tôi không thể sống: cô đơn! Kỷ luật là một cảnh ngộ đau khổ, dẩy người ta vào cô đơn! Không ai thèm yêu! Không ai thèm giao việc!... Tôi phải vượt qua cảnh ngộ đó, để ḿnh có thể nói ít nhất với ḿnh. Anh đă cố để làm một với thời đại!... Lao động, công tác, sáng tác, suy nghĩ, đi chơi... Tôi phải được sống b́nh thường, và bất b́nh thường: cải tạo! Mọi cái là để cải tạo hết! Sao lại xén bớt đi một mặt nào mà sống nổi?

25-3

Mặt trời lên trên lũy tre làng xa, đă quá 2 con sào, mà nó vẫn đỏ hồng, như một cái trứng lập là. Sương lam của núi ngậm cho nó mầu ấy... Lát sau nó biến sang: một quả cam vàng! Rồi gần tới đỉnh th́ không thấy mặt trời nữa: nó loé sáng thành nắng tất cả.

Chúng tôi lại cuốc, xúc, gánh, đầm... Sau một cái nền nhà tương lai, đây là chiêu đăi sở Khu Đông.[...]

Chiều: mặt trời lại bắt chước buổi sớm, cũng lơ lửng tṛn đỏ, tṛn vàng, tṛn hồng, nhưng không nên thơ bằng buổi sớm.

26-3

Thứ Bẩy lao động thông tầm. Tôi làm kíp sáng. Tinh mơ đă dậy: 4 giờ! Xuống bếp làm tí cơm. Rồi ra hiện trường... Đài phát thanh lên, tôi làm đến 10 giờ.

Hôm nay khoái trá... Đồng chí Tế (tiền tiến) giúp tôi làm một cái bàn. Đồng chí Nhiên già giúp tôi chuyển giường... Thế là tươm: có một chỗ làm việc và ăn nằm dễ chịu!... Có một góc của ḿnh, ḿnh làm chủ nó: điều kiện của làm việc!... Cứ như tôi tự lực một ḿnh th́ chả sao mà có được cái góc ấy... Nào gỗ ván, tre, búa, đinh, mai đào vv... Nhất là phải: biết làm!... Xă hội ơi! Người là bạn của người khoan khoái thật! Lao động chân tay của người khác đem lại cho tôi hạnh phúc hôm nay! Tôi ơi! Mày chờ ǵ? Bài "Đêm đầu ô" c̣n trên 10 chương nữa!

27-3

Chủ nhật công trường... Trên là trời, dưới là thợ. [...] Mỗi người một chương tŕnh: Chợ Mới, Cam Giá, Thái Nguyên, chạy nhằng hoặc về nhà nếu gần... Buồng vắng, một bàn cờ, quân sừng chát chao trong im lặng... Một đồng chí ngồi góc nhà với quyển sách toán. ở nhà này, có đồng chí Thịnh là người chăm học. [...] Lao động nghỉ 10 phút, đồng chí bỏ gánh xuống đă thấy tay cầm quyển toán... Một người có lư tưởng mạnh lúc nào trông cũng đẹp, cả lúc ăn cơm, hay bông phèng... Tôi trông đồng chí Thịnh quả có cái đẹp ấy.

3-4

Mấy ngày đẩy xe và làm ḅ... Đau sụn lưng: đi cứ phải nghiêng nghiêng, t́m những bắp lưng chưa đau mà sử dụng.

Xe ḅ chở cát, sỏi, đá... Lên dốc, xuống dốc, cái bánh oặt oẹo, muốn gây tai nạn lao động. Chúng tôi vừa tự vệ, vừa bảo vệ cho xe. Giữ sức cho nó! Từ chở đầy, bớt xuống vơi... Xe ḅ quư lắm! Một cái cuốc mẻ cũng quư! Dụng cụ nó sống lâu được 1 ngày, nó làm ích cho xă hội 1 ngày! Bảo vệ nó, rất có lư, một người bạn làm rạng rỡ cho ḿnh mà... Người không có dụng cụ, làm sao nên danh phận là người?

[...]

4-4

Vớt tre nứa dưới sông.

Có phải sông Cầu? Hay sông Máng? Trời rét. [...]

Tháng 4 đến 11-5

Một thời kỳ gay go!... Đồng chí Tài thư kư liên chi gọi chúng tôi đến. Tên ǵ? Lên đây làm ǵ? vv... Giọng cộc, hách. Và cuối cùng, đồng chí ra chỉ thị:

1) Đi đâu phải xin phép. Từ đội này sang đội khác, cũng phải xin phép. "Kẻo người ta mất cái ǵ sẽ lôi thôi các anh."

2) Bất cứ viết ǵ, cả ghi chép cũng phải thông qua đây. Quốc tế có đến đây lấy tin hay chụp h́nh cũng phải thế.

3) Từ giờ giở đi, các anh lao động 8 tiếng!

Từ đó, chúng tôi gọi: tinh thần đồng chí Tài! Nghĩa là gay go, làm dữ.

Thật là một sự vất vả tư tưởng! Kèm thêm vào cái sự vất vả thể xác... Luôn luôn lại xuất hiện một đồng chí Tài khác!... Một khuynh hướng bao giờ nó cũng có đại biểu xứng đáng hay không!   Nó có quá tŕnh, tới tận khi nào tận số. Chờ vạ, má sưng... Tôi chịu đựng.

Lê Đạt s-péc-ma-tô-dô-ê! Cu cậu nhờ cái món ấy mà đi nghỉ! Thực ra, cu cậu nhớ nhà, lo vấn đề vợ con, và có phần nào chạy làng...

Tôi chưa khi nào vất vả thế này. Khó xử quá! Đồng chí Đằng (bí thư lao động 1) vớ được tinh thần đồng chí Tài, khác ǵ được vàng lạng! - Thôi th́ hạch: Đây, đống rác, đồng chí hăy khuân đi, tới khi nào hết lại có việc khác! Đây: làm kíp! [...] Đây: thiếu gạo! Đồng chí hăy đi đẩy xe ḅ gạo:  giờ trưa mới xong! Và vân vân.

Tôi cũng thử cái sức chịu đựng xem thế nào? [...]

A bout de force! Tôi kiệt lực. [...] Hăy cho tôi nghỉ! Tôi kêu! Để cho tôi củng cố bản thân: sức khoẻ, bắp thịt và tâm hồn!- Và đồng thời, chị Lê Minh hăy ổn định t́nh h́nh cho chúng tôi! Đến đây, tạm coi là một đợt. Có thể gọi là đợt "4 tiếng- 8 tiếng"! 2 tinh thần: 2 chính sách khác nhau!

Tôi muốn đi nơi khác, Nam Định, hay Chí Linh: có 8 tiếng ở đó, c̣n kham nổi! Chứ 8 tiếng gang thép, th́ nào tôi phải là lực sĩ đâu?

13-6

Lại đi.

Đằng trước: vẫn là Thái Nguyên, khu gang thép to lớn, không xa lạ nữa, như lần đi trước. Nhưng mà vẫn ngại! Ghê ghê thế nào: không hiểu lần này có dễ thở hơn? Hay vẫn nhiều mè nheo, cắn nhắt?...

Chiếc Scô-va đưa tôi về đằng trước, bỏ lại đằng sau: Hà Nội, phố Vũ Lợi, một gia đ́nh với những bận bịu và thương yêu của nó... Không được gọi đó là nhỏ mọn. T́nh cảm nào vẫn có thể: lớn hay nhỏ! Tùy mức độ nó có thể đưa ta đến chỗ quên ḿnh hay không.

Lại đi.

Bến ô tô đêm. Bến ô tô có cái ǵ bệu rệch, ngơ ngác, - bến ô tô như con ḅ xù có thể rống lên, khổ đau mà khôi hài, lem luốc! Bến ô tô: áo nâu, bó chiếu, tay nải vá, trẻ khóc, iả, đái. Bến ô tô: thân áo đồng lầm, bó cưa người thợ xẻ, va li, áo trắng, bụi... Bến ô tô bao giờ vẫn bệu rệch. Hát xẩm, bán thuốc rong, phong bánh khảo giấy xanh đỏ.

Đi thôi.

Bao giờ định cư? Dù sao cứ đi, để về sau, ḿnh có thể nói: "Ḿnh cũng đă chịu cái đau của đi rồi!" 34 tuổi. Như đứa trẻ trán nhăn mới vào đời: u ơ lắm!.., Không phải đứa trẻ, v́ có câu: những mơ ước ngày xưa?... 34 tuổi. Đúng ra, như nồi cơm thổi mở vung thấy sống sít, phải chữa chạy, nào đốt nào vần... Liệu có khê, có nát hay không? Buồn... Đ̣n ngấm quá cuống tim rồi. Nan nát ḷng tầm.

14-6

Chờ.

Đâu như Lê Minh đang bàn: t́m việc trong xưởng cho chúng tôi! Có thể đổi đơn vị. Vấn đề tránh nắng hè!... T́nh h́nh đối xử, có vẻ dịu hơn lần trước. Accalmie, hay đ́nh chiến hẳn?

[...] Tôi đến ngó chỗ tôi nằm trước. Bể dâu rồi! Giường khác kê đến, người ta nhổ cái bàn đi! Cái bàn xinh xinh bầu bạn ấy, bây giờ đâu?... Cả đội: không có ai quen, trừ 1 người: Đỗ Liêm (đội trưởng)! Anh kể lại: tôi về rồi c̣n bị anh Đằng đánh đuổi theo lưng, một đ̣n khá nặng! Anh Đằng (bí thư) chạy xộc lên tổng đội báo cáo: Trần Dần đào ngũ! Ôi chao! Mang một cái giấy phép 14 ngày đi, mà chỉ v́ anh Đằng đi chơi Thái Nguyên vắng, không chào anh được, thế là thành tội: đào ngũ!

May có anh Liêm! Trời đất không bao giờ hết người tốt. Anh Liêm lên tổng đội báo cáo: "Trước khi giải quyết phép cho anh Trần Dần, tôi đă gặp anh Thái, chị Lê Minh- Hoàn cảnh anh ấy thế, không giải quyết cho người ta, v́ lẽ ǵ?... Tôi là đội trưởng, tôi có thẩm quyền giải quyết. C̣n cuối cùng quyết định là tổng đội! Tổng đội đă cấp giấy phép cho anh Trần Dần rồi. Anh Đằng biết cả, sao lại bảo anh ấy đào ngũ? Thế là vu phản cho người ta à? Trần Dần có đi khỏi được trái đất này không? Diệm có thả máy bay, tôi tin anh ấy cũng không đi đâu mà! Nếu Trần Dần có đào ngũ, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng!"

Anh Đằng đuối lư. Phải, cái ǵ là vu khống, sớm muộn đều đuối lư! - Anh Đằng rút lui, c̣n đánh vớt vát:

- Thế sao anh ấy không bàn với tôi?

Anh Liêm đáp:

- V́ anh đi chơi Thái Nguyên! Vả tôi đủ thẩm quyền!...

Thảm hại.

Từ đám đông xa lạ, dần dần, nổi lên những bô mặt quen thuộc: Phụng máy tời; Thẩm cờ tướng, tổ trưởng; Đôn, nằm cạnh, học sinh lớp 6... Mỗi ngày, quen thêm một chút, biết một vài nét về người này, người khác. Thế gọi là: bắt rễ dần vào chỗ lạ!... Và cả bộ mặt ḿnh, cử chỉ ḿnh, đám đông cũng quen với nó! Có thể thân, có thể mến! Tôi, với đám đông, tôi hoà!... Quần chúng... T́nh giai cấp... ở những người lao động vô danh, có: t́nh giai cấp! Không có, hoặc có rất ít: cái lối dúi cho ngă thêm!... Người đạp người, xấu lắm! - Vài câu chuyện... Ván cờ... Điếu thuốc... Giải hộ một bài toán vv..., thế là: t́nh giai cấp! Người với người có khả năng là bạn, nhất là ở: quần chúng!

20-7

Thời gian trôi nhanh: Đă hơn 1 tháng!

[...] Tôi sáng sáng đi làm: 5 tiếng. Buổi chiều ngồi chữa thơ. "Đêm đầu ô" đă thành: "Cổng tỉnh"! Bản thảo lần 2, đứng sừng sững, cao hơn bản thảo 1, được vài mét!

Vẫn lao động linh tinh, trên bể cao! Khi tháo cốp pha, khi nhể đinh, khi gơ đinh, khi vác gỗ, hoặc dọn dẹp!... Không thành nghề ngỗng ǵ hết! Nhưng chủ nghĩa xă hội vẫn cần có những động tác linh tinh, phụ việc đó! ư nghĩ ấy có an ủi nổi ai không? -Toàn thể: Không an tâm công tác... Mơ ước là: có nghề! [...] Mỗi ngày hàng chục anh đâm đơn lên đội: xin về. Một sự vỡ mộng! Vả, đâu như số đông lên đây, cốt để đi "lánh nạn nghĩa vụ quân sự". Thanh niên Hải Pḥng! Nhộn nhạo. Ăn ở, đi đứng, đánh nhau, lấy cắp tiền và đồ vặt: thôi th́ đủ cả cái bát nháo của bến cảng đến đây!... Họ có ǵ đáng yêu? Quả không có ǵ "mê" được, ngoài cái tính thanh niên! Sans éducation! Education cũ không có, mới th́ chưa thấm tháp!...

Lê Đạt ốm hơn tuần. Cu cậu kêu: không ăn không ngủ được! Cái bệnh mới kỳ! - Không sốt, không lên cơn, màn buông sùm sụp. "Tao đánh điện về, xin Hội giải quyết!"... Giải quyết tức là cho về Hà Nội!... Bệnh nhớ rồi!... Bệnh cu cậu, nó sans suite, thoắt đến thoắt đi, khá lạ... Hồi đầu kêu spéc-ma-tô-dô-ê,... tự dưng: khỏi! Rồi kêu: không ngủ được, bệnh xá cho vài viên Bamatan (?) ǵ đó, tự dưng: khỏi!... Bây giờ th́ kêu: không ăn được! "Chỉ uống nước đường suốt ngày!"... Khổ cái anh chàng "Lê Đạt Phùng Quán" ấy! [...]

Tôi nhớ nhà nhiều. Nói kiểu Trung Quốc, tôi đang gặp kỳ "tứ khổ": 1) khổ lao động nặng, 2) khổ đối xử, 3) khổ nhớ, 4) khổ nắng mưa bất nhất, đùng đến đùng đi! "Tứ khổ" có thể thành "tư khoái" không?... Tôi vẫn có: 1) khoái làm thơ, 2) khoài thu tài liệu, 3) khoái dự định viết, 4) khoái nh́n, nghe, ngẫm ngợi và hy vọng!...

[...]

7-8

Khí hậu Khu Gang Thép cũng như muốn luyện người cho thành thép. Đùng nắng đùng mưa. Tối bức như ḷ hun, để 3 giờ đêm, rét về đột ngột, ướp lạnh những anh ngủ quên không chăn.

Mùa băo mà! Sấm sét rơi lỏng chỏng khắp khu, đánh sạt hồi nhà, xém ống khói lô cô!... Mỗi trận mưa đều có ông ù bà đoàng, chẳng sai trận nào.

Lê Đạt về Hà Nội rồi. C̣n tôi, ở cái chiến dịch vất vả này. Bùn, đất, mưa, và lửa! [...] Khi xưa tôi khoẻ. Bây giờ th́ lăo rồi! Một "ông già", theo lời anh em, lăn lóc giữa những tiếng ḿn nổ đất, tiếng máy ầm ́, và sự vất vả của công việc.

ở nhà, 3 mẹ con thay nhau ốm. Việc chưa có cho Khuê! Con Kha đau gan! C̣m cúm phát ban! Nhưng không về được... Biết xin ai? Ai cho? Tinh thần trên này: quản thúc cái thân khọm này! Lê Minh phổ biến đi một thứ chính sách quái lạ: "Bề ngoài ta coi là bạn! Trong bụng là thù!" Chính sách của Lê Minh đặt ra? Hay thế nào? Sao lại có lối "giả vờ", và "hai mặt" thế?

Công việc dạo này nặng khiếp. Có thể nói, đây là một quăng ngày 2, 3 tấn trở lên! Ví dụ gánh, 1 giờ 12 gánh x 30 cân, vị chi  3 tạ 6/ 1giờ. Một buổi sáng 5 giờ: 16 tạ!... Quần chúng, Phù Đổng chưa? Tôi mệt. Lưng, hen, buốt óc. Các thứ bệnh nhè vào cái lúc mệt. 3 giờ đêm, rét, ngồi ôm ngực, thở suyễn! Nhưng rồi ngày 2 tấn tiếp ngày 1 tấn, gánh đá, đẩy xe ḅ đá, vác cốt sắt... liên tục 3 tuần ngót rồi. Tổ này tổ khác ốm la liệt. Phù Đổng đổ bồ hôi! Giá tôi nghỉ th́ cũng phải. Không hiểu làm sao, không muốn nghỉ! Chả lẽ, đă 5 tiếng, c̣n nghỉ! Vả, sớm dậy không lê được, định nghỉ, thấy tổ nghỉ đă nhiều, 3, 4 người có lần, thế là tôi lại đi, đương đầu với một ngày mới, không biết là 1 tấn 6 hay 2 tấn 4?

Cứ tự thử xem, sức chịu đựng của cái dây thép này, lúc nào th́ đứt... sựt?

17-8

Thế là ốm.

Sút lưng: coup de reins, hay đau thận? Có lẽ cả hai. Một tuần chưa ngớt.

Buốt óc. Bệnh cũ lộn lại, thăm hỏi nhau. 49: một cơn! 55: một cơn! Bây giờ 60: lại một cơn! Liệu mày to hay bé? Chóng hay lâu?... Mấy năm nay, nó phục kích trong sọ, thi thoảng ló ra một vài giờ, một vài ngày... Bây giờ nó tấn công đây, quân ra xem chừng kịch liệt... Ôm đầu,... ú ớ đêm,... xe húc chạy trong sọ!... Có phải v́ cái "Cổng tỉnh", một sự mệt óc kéo dài ngót năm nay không?

Một cái đơn về Hội.

Một cái đơn lên công trường.

Cho điều trị ở Gia Sàng hay Kép Le, hay về Hội? Tùy! Đằng nào cũng được.

Khổ cái bệnh tôi phát, sau cái bệnh "nhược" của Lê Đạt! Cái thằng "nhanh nhẩu" làm sao... Lănh đạo liệu nh́n nhận vấn đề ra sao? Ôi lănh đạo! Rất dễ nh́n đây là: quy luật tư tưởng! Khó ḷng nh́n khách quan hơn: quy luật thể lực!

Hăy để tôi hoàn thành "Cổng tỉnh"! óc nhé, chịu khó chịu đựng, gắng gỏi lên, một ít ngày giờ!  Sau đó, dây thép thần kinh có đứt, th́ cứ đứt, tha hồ!

18-8

Xin nghỉ! Khó như... xin nghỉ!

Đầu tiên, tôi xin đi Gia Sàng. Cũng mong ở đó có: yên tĩnh và một sự điều trị tương đối! Chứ ở đây: mắt nh́n đồi be bét, tai óc sục lên tiếng máy!... Và ông Cư (đâu như cứu thương) th́ rất lạ. Chẳng hạn: - Hôm qua tôi buốt óc quá! - Ông ấy đáp: - Tôi cũng vậy! Người như con trâu lăn mà "Tôi cũng vậy!" Chữa bệnh thế mới gọn chứ! C̣n ông Sáu (y tá trưởng, thay y sĩ Ngợi ở pḥng y tế Khu Đông) th́ cũng là một thứ lạ. Lạ lắm! - "Việc ǵ cần điều trị... ói người một ngày nổi 3, 4 cơn điên lên, mà cũng cứ để ở đơn vị thôi. Mà là chuyển ngành hẳn hoi đấy!"...

Vậy tôi là cái ǵ?

Dù sao, đau quá, tôi cứ xin đội cho điều trị. Một tuần qua!

Đội trả lời: Làm đơn!

Th́ làm, đệ lên ban chấp hành công trường (qua đội và tổng đội)... Đợi! Đợi!...

Rồi đồng chí đội bảo: "Anh phải xin chuyên môn giấy chứng nhận!"

Tôi gặp ông Sáu. - ở Gia Sàng, Kíp Le không điều trị! Giọng như ông tướng ngoài mặt trận.

- Vậy cho tôi về Hà Nội điều trị. Anh có thể cho tôi giấy chứng nhận?

- Được!... Được! Mai anh lên lấy!... Tự dưng ông Sáu lại mềm dẻo, vồn vă!

"Mai" tôi "lên".

- Không! Ông Sáu lại nói như ông tướng. Không!... Để tôi phải hỏi liên chi đă!

úi chao!

Liên chi bảo tôi hỏi ư chuyên môn! Chuyên môn bảo hỏi ư liên chi!...

Tinh thần ấy cũng dễ hiểu thôi: Mó vào tôi, anh nào cũng ghê ghê!

Tôi ơi! Hăy cứ vái tứ phương! V́ mày là một con... bệnh! Hăy van đất, hăy lạy trời! Hăy thổ đau thương ra độ vài chậu! Hay có lẽ ra quỳ ở các ngă tư! V́ tội mày to lắm: Mày là một con... bệnh! 

                                  

Cổng Tỉnh (1960)

                                       dạ khúc trường thiên           

                                                 (trích)

           

khai từ

Kỷ niệm! Đưa tôi về chốn cũ!

Đừng ngại mây che từng cây số buồn rầu!

Đừng ngại mở trong ḷng vài khung cửa nhớ thương!

Tôi đă sống đă lỡ lầm chẳng nhỏ

Trong đời tôi đă có thơ ngây

Tôi đă có đôi ngày nhỏ dại

Hăy châm man mác các rặng đèn

                                               từ kư ức vùi sâu!

Đây có phải bụi Cửa Trường?

Một cuống nhau chôn chạnh ḷng phố mẹ!...

Đây có phải đường Hàng Song xanh lấm tấm sao chiều?

Một chút sương lên... lên vừa đủ lạnh

Thôi thế là đành: tôi chẳng có ai yêu!

16 tuổi!

Đây là đêm

Ngoài cổng đề lao tim... sao mọc hững hờ...

Đây là ngày

Thời gian lặp đi lặp lại những chiều vàng vọt như nhau

17!

Tôi nổi máu điên

Tôi chồm về ngă Bẩy

Tôi đứng lầm lầm như một cái cḥi đêm

18!

Tôi cắn chết nhiều ngày mưa

Tôi đứng sù sụ bến tầu bùn

Th́ hăy lấy mùi soa đêm chùi đôi mắt khổ

Hơn là mỏi răng nhai ràu rạu vỉa hè

19!

Khổ to rồi! Không có công ăn việc làm trên trái đất

Tôi nhẩy chồm mỗi lúc gió lên

Mau mau! Lấy t́nh yêu xích tên rồ kia lại!

Kẻo nó nhẩy từ gác mười tầng

Vồ một phố đèn lên

Dĩ văng! ối ôi! Sống!

Cái nghề này ai ai cũng thạo

Chỉ mỗi ḿnh tôi không thạo mà thôi!

Tôi đă bơ vơ

Bơ vơ phải đâu là tội nhỏ

Ai?

Ai kẻ vá may khi sứt chỉ đường tà?

Những ngày trở trời - ai cháo lăo cho tôi?

Thế là xách va li tim đi thui thủi địa cầu

Các bạn ạ!

Tôi đă không thể thoát bơ vơ nếu không

                                                           nhờ các bạn...

Nếu không Thi-mệnh bọc đùm...

Ôi! Phố mẹ! Để tôi về phố mẹ

Tôi về tảo mộ xó quê tôi...

Tôi tảo mộ từ một đứt ruột đă qua

Từ một dại khờ chưa hết dại...

Phải!

Tôi kiểm thảo bản thân cùng một thời đại

                                                           buồn rầu

Đêm xuống ướt mui rồi

Sông khuya t́ tũm vỗ

Đi thôi! Kỷ niệm!

Có lẽ xa kia là phố tôi sinh

Có sương sớm đọng trên đèn muộn

Tù và thơ ơi!

Dạ khúc khởi đầu

phần một: đêm

chương 1

một ngày như lệ thường

Điện cháy đầu ô đêm... phố dốc

Cḥi sương cánh vạc giật ḿnh

Trống đánh đoàn thợ lên tầm

Gió thổi kèn ma mưa thui ḷng ngơ hẹp

̣... ̣ đêm đi như một cỗ quan tài

Ngày về: đây mới thực là đau

Thành quách heo heo mây c̣ bợ

Bụi nổi chân thành lem luốc đám đông đi

He hé búp lai-ơn

Cửa sổ phố nhà quan vàng nghệ

Leo dốc - đoàn tầu vào ga - rú vài tiếng

                                                           ... rồi đi!

Kèn thổi bùm bum một đoàn xiếc ế

Ngă tư... nhà Lợi Tường mơ Tây tịch kư

Tượng chúa Giê-xu búa gơ tầm tầm

Gió đánh hàng bàng, lá chết chạy ṿng quanh

Phố chéo chênh chênh. Ăn mày gặp ăn mày

Lườm nhau - mắt vải điều cay cay chớp nắng

Rầm rầm lũ trẻ đuổi bà gù quăng đá làm bia

Thùng bắc! Quan công pḥ nhị tẩu!

Cả ba nhân vật lịch sử

Mặt vôi lơ láo phố tuồng chua...

Chiều buông như một tiếng thở dài

Trại lính cḥi canh nâu

Mỗi ngày hai lần ṭ te chào cờ tam thể

Lính đi manơ ắc-ê rời trại

Gặp lính về íc-ắc chào nhau!

Nhưng cổng trại đèn lên

Thôi đă hết một ngày!

...

Ai mửa sao đêm đầy các ngơ?

Để hầm hập bồ hôi cơn sốt phố về đêm.

                                              

                                              

chương 4

bạn cũ

Tôi biết ra nước đă mất rồi

Tôi th́ ở đầu ô bằng thẳng

Tuổi thơ ấu đă qua như một người đi không để giấy lại

Bạn cũ?... Một mùa lá vàng theo gió tung hê!...

Thế giới xám bổ dụng thanh niên:

                                   không đầu đường cũng xó chợ

Đêm xuống hăy mủi ḷng cứu tế họ ít v́ sao

Một bạn đi ra... từ dạ lữ viện quán chợ

Một bạn đi vào cổng gỗ mộ phu xa

Ai nữa? Lê đi ngửa ḷng tay ṿm trời xanh đậm!

Hay t́m một phố hẻm

Leo ngang cột đèn đánh đu ngơ tới khi...

Đâm bổ xuống đề lao đêm đá lạnh!

Thương ơi! Trong trắng thuở ngày xưa

Thả chiếc thuyền con theo ḍng cống chảy

Tôi c̣n một ḿnh kháng cự với mông mênh

Tôi đứng thẳng trụ người đêm ngă Bẩy

Lại về buồng gục đầu thương lượng với cô đơn!

Tôi c̣n trẻ! Cho tôi một ngơ gió

Cho tôi ngơ hoa thiêm thiếp đèn chiều

Hay bất cứ ngơ nào làm đôi lứa cho tim

Cứ lấy! Muốn lấy ǵ ở tôi tha hồ cho lấy hết

Tôi chỉ cần một chút t́nh thương

Một chút mà thôi

Hay na ná chút t́nh thương cũng được

chương 7

bơ vơ

...

ở đâu? ở đâu có ngụm đèn xanh

Rèm che nhoè cửa sổ?

ở đâu c̣n một phố thề son sắt lá đưa thư?

...

Th́ đi thôi! Có phố nào xanh

Hoa lay hàng giậu tím?

Có phố nào chờ tha thiết nữa từ ngày xưa?

Để tôi khỏi bơ vơ

Bơ vơ?

Tôi?

Một người có triệu người thân dọc quanh ngh́n bờ biển

Tôi có họ hàng ngh́n bộ lạc châu Phi

Tôi có đủ t́nh yêu

Ngh́n lẻ một đêm yêu chưa thỏa sức

Tôi có thừa cay đắng

Nào đă kịp đắng cay đâu?

Sao đă cho tôi những phố xào xạc?

Sao đă ghi tôi vào mép sổ buồn rầu?

...

Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tía

Cô đơn nắng đào cô đơn mưa tái nhợt đầu ô

Cô đơn lang thang trong các đám đông

Trên quảng trường nham nhở gió

Cô đơn ḷng ngơ rỗng trăng chênh

Cô đơn sân ga tầu chạy tốc hành

Không đỗ lại các cuộc đời xé lẻ

Cô đơn trống đổ trường chiều

ùa ra khỏi xà lim lớp học

Cô đơn pháo đánh trống lấp. Để mùa xuân

                                                           đổi tích hát ê a đào kép cũ

...

Thôi thôi! Không cuộc tôm-bô-la vui nào mở đúng tên tôi

Đi đi thôi! Hăy đến bến tầu đen

D́m đầu lui cơn trán sốt

Tôi ơi! Tôi ơi!

Rồi hăy đứng phỗng ngă tư buồn

Man mát ruột đớp đèn sương

...

chương 13

hy vọng

Dù bị vứt bên lề đường

Dù bị tàn tật

Ta vẫn khăng khăng yêu tổ quốc thật ḷng

Dù manh tải đùm thân

Bị gậy bơ vơ trời không che đất không chở

Dù đêm nghe gió quét gầm cầu

Chỉ vài ánh sao lu làm củi lửa

Ta vẫn khăng khăng yêu tổ quốc thật ḷng

...

Hăy đợi ở cầu Xanh hăy chờ nơi phố Hẹn

Vạt áo tứ thân con mắt ố đừng chùi

Nín đi thôi. Nín đi thôi các đại lộ nhiều cây

Đừng sa sút lá

Để ta c̣n khuyên gió... gió đừng rung cây

                                              

phần hai: càng đêm

chương 21

mười bảy tuổi

Tôi càng lớn tôi càng sài đẹn

Đầu ô càng tía ánh đèn khuya

Tôi càng đứng bơ vơ đầu Cổng Tỉnh

Tôi lang thang trong các tối xô bồ

Lồng lộn dưới ṿm sao nhớn nhác

Đêm... tôi ḅ về từ vực thẳm đường ga

Tôi đóng cọc trên hè ngă Bẩy

Bóng đổ... một cái đầu to lăn lóc quảng trường

Sù sụ giữa mênh mông nhiều gió thổi

Bóng hỡi! Đầu ơi!

Tôi một tên nô lệ vàng

Tôi lớn ở một đầu ô tím...

Tôi vẫn rong chơi bên mấy cột đèn mù

Vỡ! Vỡ châu á! Vỡ châu Âu!

Vỡ tuổi thơ! Vỡ tất cả!

...

Làm ǵ? Th́nh ĺnh mở tập Bôđơle

Chữ nhảy như trong nhà điên - vứt sách!

Mọi thượng đế thơ đều vô vị lúc này

...

Tôi lại rơi trên ghế ngoẹo đầu...

Tích tắc... Đồng hồ đấm tôi những đấm tích tắc ḷi tim

...

Hăy chỉ cho tôi chỗ nào

Tôi đổ bớt được tôi đi

Hai tiếng boong boong đồng hồ sốt ruột

Nện hai vồ đúng chỏm đầu tôi

Tôi gục giữa đêm đen gà chửa gáy...

chương 29

đường cùng

Tôi vẫn thế! Vết nhăn bổ dọc trán

Ch́m một đêm dâm ướt mượt môi đèn

Khô nỏ một chiều vàng cong lá đỏ con tim

Tôi lên cơn! Mây bỏ phố Hàng Song

Nơi đây tôi để một vết chân buồn chưa đóng vẩy

...

Ai bảo tôi cách nào tôi thoát khỏi chấn song tôi?

Tôi bị tiếng cơ-leng-keng phố sớm

Tiếng cơ-lao-xao xào xạc đường chiều

...

Tôi bị giọt mưa đêm lách chách thềm tim

Đồng hồ cổ kề cà cưa tích tắc

...

Tôi bị điếu thuốc cháy xèo môi

Huyệt đêm chôn một người... hở con mắt

Một ngọn đèn mồ chảy mủ phố về khuya

Tôi bị đám nữ tu áo xanh

Trưa hè vườn hoa vạch quần bắt rận

Đèn tắt... một nhà tu kín trong đêm

Bỗng tẩn mẩn tần mần

Bỏ dở trang kinh ngồi cạy vẩy

Một nỗi buồn xưa chưa mím miệng bên ḷng

...

Tôi bị - tôi không cắt nghĩa nổi

Chưa yêu tôi đă thất vọng

Tôi ra bến tầu tôi quấy quả ḍng sông

Ai? Ai có thể thu xếp cho tôi

Một thế giới hoà thuận?

Ai có thể bắc cầu đ̣ vào cơi sao bay?

Hăy cho tôi một ngày - một ngày thơ ấu hẳn!

Hăy cho tôi một góc phố nào sương xuống thật

                                                                       thơ ngây...

Tôi không thể... không thể nữa!

...

Đừng bắt tôi ăn ở với châu Âu

...

Đừng bắt tôi ăn ở với châu á

...

Có phải châu Phi không nhỉ?

Thôi thôi! Tôi đă rối trí

Chia ǵ be bét những năm châu?

Tôi không đếm xuể

Tôi th́ tôi là một thứ mọi lồ ngồ

Tôi chỉ đếm mọi cái ǵ không quá một

Tôi chỉ... thôi thôi! Tôi không chơi với các anh nữa

Tôi đi đây! Vĩnh biệt tất cả!

...

Để tôi yên! Để tôi yên!

Tôi không có đủ đau thương cho măn hạn sống

Tôi không có đủ t́nh yêu

Yêu trái đất lục đục thế này

...

Tha cho tôi. Tôi chưa đánh vỡ ǵ cả

Tôi chỉ đánh vỡ của mọi người một mảnh sống: đời tôi

Vĩnh biệt! Vĩnh biệt!

Tôi không công nợ ǵ hết

Nhỡ thử tôi quên tôi có nợ ai ǵ

Cho tôi khất. Để lần sau

Nếu lần sau c̣n có nữa!

Mẹ ôi! Thôi! Mẹ ở! Con đi...

chương 30

đêm đầu ô

Đêm đầu ô hom hem đèn lửa

Đêm đầu ô mái nát đỡ tường xiêu

He hé mắt nhà ai che liếp hở

Đêm đầu ô người đi vênh phố dốc

Người về xuôi ngơ cũ vêu vao

Tay địu rách quàng vai đừng đâm ngang băi vắng

Để các hàng cây mưa lá úa sụt sùi

Đêm đầu ô bóp phulít ngáp vệt sáng vàng khè

...

Đêm đầu ô gió năn nỉ qua ngă ba

Gơ cửa từng nhà không ai cho ngủ đậu

Gió ơi đừng vội tủi

Khuya rồi! Hăy tới khóc ở hom sông

...

chương 38

đêm cuối cùng

...

Đồng chí ngă. Hăy yên tâm

Dù yên tâm là điều chẳng thể

Dù con thơ c̣n bé dại

Dù sương mù rơm rớm ngă tư xưa

Dù người thiếu phụ áo đen đă đành không ǵ an ủi nổi

Dù trên mồ không khói thắp không bia

...

Cao Bắc Lạng! Hà Nội! Huế! Cà Mau! Sài G̣n! Mỹ Tho!

Đêm xuống dù cuối cùng, đêm xuống vẫn từng nong.

Người nô lệ khổ đạp thành già

Tay lấm đám đông gầy bẻ tan phố xích...

Sầm! Đêm đổ nặng nề

Cùng ngh́n nỗi khổ ngh́n cân

Ngày lên...

Và tôi đi...

Từ đó tôi đi

Tôi đi giữa đêm tan ngày mọc

Xa xa là non sông dày dạy rạng đông

Tiếng chim chiêm chiếp sáng

Tôi đi...           

============ Het  (28/6) ==========