Bài Cũ Từ Diễn Đàn "Trí Thức VN Trước Thời Cuộc":

 

Từ Yêu Say Lư Luận Dẫn Tới Lạc Bước Suy Diễn Về H́nh Tượng Văn Học "Chí Phèo"

 

 

Trường Xuân Triệu

 

Đọc tiểu luận "Chí Phèo - hiện thân bản ngă Việt" của anh Đỗ Ngọc Yên (ĐNY), tôi thấy những ư chính, nay xin nêu ra thứ tự:

- Quan điểm của anh khi "cho rằng trong lịch sử văn học Việt Nam, Chí Phèo là một h́nh tượng văn học đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngă Việt."

- Sự khác nhau giữa Chí Phèo với các h́nh tượng văn học cũ " với các h́nh tượng văn học trước đó, Chí Phèo không giống các h́nh tượng tướng lĩnh, các hiệp sĩ, các anh hùng hảo hán theo kiểu Lục Vân Tiên hay Từ Hải trong văn học cổ; các nho sĩ, thư sinh trong truyện nôm khuyết danh; hay các cậu ấm cô chiêu trong ḍng văn học những năm đầu thế kỷ." V́, " Tất cả các h́nh tượng trên là sự minh họa cho những mẫu người sống theo những tôn chỉ chính trị và đạo đức Nho giáo. Hay nói đúng hơn họ là những phương tiện để chở cái đạo theo quan niệm của nhà Nho."

- Đặc biệt, anh ĐNY c̣n dùng h́nh tượng Chí Phèo để phê nền "văn học minh họa" của đương thời: "Trong văn học đương đại Chí Phèo càng xa lạ với h́nh tượng những người cán bộ kháng chiến, cán bộ phong trào trong Tầm nh́n xa, Hăy đi xa hơn nữa; những người chiến sĩ "năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm,mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non, gan không núng, chí không ṃn"... Chí Phèo cũng không sống như một Dáng đứng Việt Nam, mà chỉ là một con người lừng lững đi giữa cuộc đời, không mong cầu, không oán trách luôn luôn say mềm trong cái bản ngă vô can của chính ḿnh."

- Nêu ra sự thật phũ phàng của những người (một bộ phận dân tộc VN) đă xả thân cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp- Mỹ, để đảng được một ḿnh hưởng lợi: "Ngay cả những người vừa rút chân ra khỏi cuộc chiến, đại bộ phận đă không thể sống theo gương những vị chúa phi tôn giáo của thời chiến được. Họ buộc phải đem các vị lên bàn thờ hay cho vào viện bảo tàng vái ba vái để đi t́m đường cứu ḿnh. Cứu nước là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng, dân tộc. C̣n cứu ḿnh dường như là việc riêng của mỗi người. Có thể nói những mẫu người chiến đấu v́ lư tưởng chung đă một thời ăn sâu vào máu thịt mỗi cá nhân và cả cộng đồng người Việt như cơm ăn, nước uống, th́ nay nó chỉ được nhắc đến xuân thu nhị kỳ trong các dịp kỷ niệm, hoặc trong các trang sách học tṛ như những giáo điều tôn giáo. Cuộc sống bao giờ cũng khôn ngoan và láu cá hơn những điều người ta huyễn hoặc ra để áp đặt cho kẻ khác."

- Dám tấn công thẳng vào thiểu số quan chức đảng bảo thủ, tố chúng là " những kẻ chỉ biết sống theo những giáo lư áp đặt từ bên ngoài chỉ có một cách ứng xử duy nhất là tiến lên phía trước, tử v́ đạo."

- Thẳng thắn định vị hành vi, tư tưởng của một bộ phận xă hội, của những mẫu người mang lư tưởng sống xả thân v́ mọi người chỉ là những bầy tôi trong các học thuyết Nho giáo, là những con chiên ngoan đạo trong giáo lư Thiên Chúa giáo: " Nhưng những mẫu người loại này thực chất chỉ là sự biểu hiện của nhận thức chính trị, xă hội, đạo đức và tôn giáo. Họ không xa lạ mấy với những kẻ bầy tôi trong các học thuyết Nho giáo, những con chiên ngoan đạo trong giáo lư Thiên chúa giáo. Mới nghe qua, biết qua tưởng là một cái ǵ đó rất cao siêu, nhưng thực chất nó rất sơ lược, giản đơn và một chiều. Dường như nó được treo lơ lửng đâu đó giống như chúa Giê-su bị đóng đinh trên giá câu rút. Và cần phải thấy rằng những h́nh tượng chính trị, tôn giáo, đạo đức thực chất chỉ là những h́nh ảnh minh hoạ một cách thô thiển cho các học thuyết tư tưởng mang đầy tính chất chủ quan và áp đặt."

*

Tạm gác sang một bên những ưu điểm dễ thấy mà tôi đă nêu trên trong tiểu luận của anh Đỗ Ngọc Yên, th́ thành thật mà nói khi mới đọc tựa bài viết "Chí Phèo - hiện thân bản ngă Việt" của anh tôi đă sửng sốt. Sửng sốt v́ từ xưa tới nay tôi và hầu hết mọi người đều cho Chí Phèo là một anh chàng có những chất: ngang ngược, liều lĩnh, bắt nạt, ăn vạ, rượu chè, bất cần đời mà nay quan niệm ấy của ḿnh và dân gian đă bị anh ĐNY làm cách mạng luận lư lật đổ, rồi xoay ngược lại thành "hiện thân bản ngă Việt"?

Nay, để bảo vệ cho quan niệm truyền thống ấy của ḿnh, tôi xin làm công việc khảo t́m và nêu lại những liên hệ "máu thịt" của nhà văn Nam Cao với h́nh tượng văn học Chí Phèo của ông. V́, thiết nghĩ muốn biết Chí Phèo có bản ngă ǵ, tốt hơn hết là t́m hiểu về tư tưởng cha đẻ của gă, tức nhà văn Nam Cao đă ư thức thế nào khi sinh thành ra gă. Và, muốn hiểu đúng về tư tưởng nhà văn Nam Cao, tôi dựa vào những trang hồi kư của nhà văn Tô Hoài. Ông vốn là người có quan hệ bạn bè và t́nh đồng chí mật thiết với Nam Cao từ khi hai người mới bước vào nghiệp văn, nghiệp cách mạng. Đoạn văn sau đây, tôi trích từ cuốn "Tô Hoài Hồi Kư":

 "Trong những ngày nửa lăng mạn, nửa thời thế, có Nam Cao với tôi. Tôi quen Nam Cao v́ tôi đến học chữ Pháp ở trường tư của một bà d́ họ tôi, Trường Công Thanh ở Thụy Nam Cao dạy ở đấy, và đầu tiên tôi gọi anh bằng ông giáo Tri, ông Trần Hữu Tri. Tôi ít tuổi hơn anh, văn hóa kém anh, nhưng anh thấy tôi đă viết được truyện ngắn đăng báo. Việc đó có thể kích thích anh. Nam Cao đă đỗ bằng "đíp lôm", đă làm phóng viên báo Kịch Bóng từ hồi ở Sài G̣n, thế mà đến nay anh viết vẫn lận đận. Anh đă thử cả các cửa, thơ trào phúng, thơ mơ mộng, lúc truyện ngắn, truyện vui kư tên Nhiêu Khê, Thúy Rư, Nguyệt, Xuân Du, Nam Cao. nhưng chưa biết đứng lại đâu.

Lính Nhật chiếm cái trường tư Công Thanh với cả quăng phố làng Thụy làm chỗ nhốt ngựa. Nam Cao thất nghiệp, lên ở với tôi. Anh mới viết xong một truyện vừa. Truyện Cái Ḷ Gạch Cơũ. Nhân vật Chí Phèo trong truyện là tên một người thật ở nhà anh. Chuyện từ đời trước, anh viết theo vợ kể. Chi tiết để tô điểm chuyện Chí Phèo thời bấy giờ, tất nhiên là những tai nghe mắt thấy trong bọn chức việc họ hàng anh ở làng mà anh biết.

Truyện viết xong, nhưng cũng như bao lần, anh không tin có ai in. Anh muốn đưa nhà xuất bản Đời Mới. Nhà xuất bản này là một hiệu thuốc chữa bệnh lậu ở phố Hàng Cót, mở thêm xuất bản. Lạ một điều là ở Hà Nội hồi ấy, nhiều nhà lang thuốc kiêm nghề xuất bản sách báo. Có lẽ, v́ các nhà thuốc Hồng Khê, B́nh Hưng, Lê Huy Phách, Từ Ngọc Liên, Hương Sơn đă sẵn nhà in in nhăn thuốc, bây giờ làm báo, làm sách không tốn kém mấy chỉ thêm danh giá. Nam cao tính: "Cái thằng xuất bản hạng bét này có thể qúy bản thảo." Tuy vậy, cũng chỉ dám đến nhà xuất bản Đời Mới vào lúc nhá nhem tối, bản thảo Cái Ḷ Gạch Cũ đă quấn sẵn, tṛn như cái ống.

Ít lâu, ông Trác Vỹ, chủ nhà xuất bản viết thư mời Nnm cao đến.

Oâng Trác Vỹ nói:

- Tôi sẽ in truyện của ông. Nhưng cái đầu đề Cái Ḷ Gạch Cũ không ăn khách. Tôi đổi cho ông là Đôi Lứa Xứng Đôi. Tôi nhờ ông Lê Văn Trương văn sĩ trứ danh thay tên và đề lời giới thiệu. Sách đă in sắp xong. Tôi báo để ông mừng.

Chẳng nhớ rồi Trác Vỹ "thí" cho Nam Cao được mấy đồng. Nhưng dù sao thế là đă có sách in, từ nay anh dễ đi chào hàng những quyển khác. Và Chu Ngọc, Thâm Tâm, nhiều bạn rất khen Đôi Lứa Xứng Đôi. Nam Cao không ngờ (Tô Hoài Hồi Kư tr 280-281)."

 "Nam Cao, họa sĩ Trần Đ́nh Thọ và tôi được phân công ở lại núi Phia Bioóc ở Bắc Cạn làm báo Cứu Quốc Việt Bắc Chi bộ Đảng mà tôi là bí thư đă kết nạp Nam Cao. Lễ kết nạp trong hốc đá Chỉ có Xuân Thủy, Văn Tân và tôi dự Nước mắt chảy ṛng trên g̣ má cao, hốc hác. Nam Cao trầm giọng: "Tôi thề trung thành với Đảng Nam Cao thường kể lại lúc ấy anh nghĩ ǵ. Anh nghĩ lại những ngày trôi nổi ở Sài G̣n, ở Hà Nội, những quằn quại của con người dễ mơ mộng và xúc động, cái ǵ không có cũng thèm muốn, cái ǵ đương có cũng chán ghét, tất cả đều không nghĩa, cứ "chết ṃn" không lối thoát. Bên tai, anh nghe tiếng nói đại diện Đảng như ánh cờ bay lượn trong bóng tối cuộc đời vô vị cũ, như thế, và anh không cầm được nước mắt (tr 359)."

 

Từ những tiết lộ về thân thế, sự nghiệp, hoàn cảnh (nghe vợ kể chuyện thật ở làng) khi Nam Cao sáng tác ra truyện "Cái Ḷ Gạch Cơũ" do Tô Hoài kể ở trên, cộng những hiểu biết ít nhiều khác về tư tưởng cộng sản Nam Cao mà tôi thu lượm được ở học đường, đời lính, th́ nhà văn Nam Cao quả là một người "Cộng sản chân chính" theo định nghĩa tinh khiết thời vàng son của chế độ này. Ngoài "Cái Ḷ Gạch Cũ- Chí Phèo", Nam Cao c̣n viết "Cơn Giông", "Sống Ṃn", là những tác phẩm có nội dung cách mạng, muốn thay đổi xă hội thời Pháp thuộc. Có cội gốc tư tưởng, chí hướng cách mạng ḥng thay đổi xă hội bất công thời Pháp thuộc như thế, tất ông không thể có nhân sinh quan khác ngoài nhân sinh quan cách mạng. Đă mang nhân sinh quan cách mạng, tranh đấu, đ̣i thay đổi xă hội đương thời, tất ông phải xây dựng lên những nhân vật mang sắc thái chống đối đương thời mà Chí Phèo là một nhân vật điển h́nh của ông. Và, hiển nhiên th́ nhân vật phải phản ảnh ước mơ của nhà sáng tạo, đó là căn cơ dẫn đến việc ông đă thuần túy thai nghén ra một nhân vật Chí Phèo có những hành động cách mạng đột phá và cương quyết với xă hội thối nát khi ấy. Do vậy, hành động tất yếu của Chí là phải đ̣i quyền làm "người lương thiện", và phải đâm chết Bá Kiến, kẻ đại diện cho những bất công, những cái ác cần phải đạp đổ tức khắc, theo quan niện và khát vọng tranh đấu của nhà văn Nam Cao, người đang chịu sự giác ngộ của đảng CSVN khi mới khởi nghề viết văn! Và, dĩ nhiên, theo logic trên, Chí Phèo chỉ có thể là đại diện cho mẫu người là "một công dân đang thực hiện nghĩa vụ của ḿnh trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm lật đổ tầng lớp thống trị xă hội!"

 

Phải thừa nhận rằng, dù thế nào đi chăng nữa th́ sau khi tạo ra Chí Phèo, Nam Cao đă thành công rất lớn khi để lại cho nền văn chương Việt Nam một h́nh tượng văn học độc nhất vô nhị: Chí! Và, như là định mệnh nghiệt ngă cho dân tộc chúng ta, sau khi ông chết đi, khi tên tuổi ông đă vào vị trí trang trọng lịch sử văn học, th́ đảng của ông đă đưa xă hội Việt Nam xuống vực thẳm sâu hơn cả thời buổi đen tối ông sinh ra Chí. Hiện nay, Chí nhiều đến nỗi không chỉ mỗi làng Vũ Đại trong truyện của ông, mà khắp cơi VN đâu đâu cũng có Chí, và đang c̣n sinh sôi vô vàn Chí Chí!

Trở lại việc anh Đỗ Ngọc Yên biện lư và khẳng định Chí Phèo là "hiện thân bản ngă Việt", tôi thấy không những anh sa đà vào luận lư rồi quy kết sai lạc, mà ngay chữ "bản ngă" anh dùng cũng cần phải minh định cho rơ. Theo cách hiểu của Đạo gia, Phật gia, và phái Thông Thiên Học th́ "Bản Ngă" được biểu lộ qua ba trạng thái: "Thức", "Ư", Hành" (nhận thức, ư chí, và hành động). Riêng nhà Phật c̣n phân tách "Bản Ngă" làm hai thể: "lúc Mê" (bản ngă), "lúc Ngộ" (chân tánh hay chân thể). C̣n Đạo gia th́ quan niệm "Bản ngă" là những: tính nóng nảy, tham lam, keo kiệt, thích xa hoa, ham vui, dễơ buồn Trong khi ấy, theo cách hiểu của Tây phương, th́ "Bản Ngă" là Charakterzug, Ego, Eùgo: đặc tính, đặc điểm, tính cách, tư cách.

Minh định nghĩa của "bản ngă" rồi, tôi thấy anh ĐNY đă nhầm lẫn khi bảo "Chí Phèo là người Việt Nam duy nhất trên thế gian này có thể đi lùi để trở về bản ngă", tức lùi về vô minh với việc Đức Phật tu hành đắc đạo cũng để trở về vô minh. Luận điểm ấy quả phản nghịch với việc Đức Phật tu hành để giải thoát bản ngă, tức tu để dứt bỏ vô minh, trở về chân tánh của ḿnh, tức "Ngộ". Mà ở tiểu luận, th́ anh ĐNY lại viết: " song con đường dẫn Thích Ca Mâu Ni đến Niết Bàn thật cao siêu và gian truân vất vả. Nhưng âu đấy cũng chỉ là một trong trăm ngh́n con đường để tiến tới bản ngă."  Đọc xong câu văn trên, tôi thắc mắc rằng anh ĐNY hểu "bản ngă" khác với ḿnh chăng?  Xin mời các anh chị đọc lại nguyên văn anh ĐNY viết: "Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tiến tới cơi vĩnh hằng bằng con đường tu luyện từ hữu ngôn đến vô ngôn, đấy là sự tu luyện của trí tuệ, có ư thức rơ ràng về bản ngă, song con đường dẫn Thích Ca Mâu Ni đến Niết Bàn thật cao siêu và gian truân vất vả. Nhưng âu đấy cũng chỉ là một trong trăm ngh́n con đường để tiến tới bản ngă. Và cách đi lùi để trở về bản ngă của Chí Phèo cũng là một con đường đắc dụng và độc đáo. Chí Phèo là người Việt Nam duy nhất trên thế gian này có thể đi lùi để trở về bản ngă. Xét cho cùng trong vũ trụ vô thường, th́ tiến hay lùi cũng chỉ là các qui ước đầy tính chủ quan của con người. Những thước đo giá trị ấy là đúng, nhưng chỉ có thể áp dụng đối với những người b́nh thường. C̣n đối với bản thể vũ trụ nó hoàn toàn vô nghiă. Nếu lấy con người hiện hữu làm mốc giới và bản thân con người hiện hữu ấy đă chứa sẵn phôi của bản thể vũ trụ, th́ sự đạt tới bản ngă xét cho cùng chỉ là Một. Nếu có sự phân biệt nào đấy th́ chỉ là các dạng thức và quá tŕnh khác nhau tiến tới bản ngă mà thôi. Con đường đạt tới cơi vĩnh hằng của Phật Thích Ca Mâu Ni không giống Chí Phèo, nhưng không v́ thế mà con đường của Chí Phèo là bất khả dụng, hoặc giả là con đường này đắc địa hơn con đường kia, hay một con đường th́ trơn tru, sáng sủa, c̣n con đường kia th́ gồ ghề, u tối. Mọi con đường tiến tới bản ngă đều phải vượt qua những lẽ phải thông thường, vượt qua sự ràng buộc của các quan hệ chính trị, kinh tế, xă hội, đạo đức và tôn giáo; rũ bỏ tất thảy những nhiễu nhương thường nhật. Thích Ca Mâu Ni đạt tới cơi vĩnh hằng là sự thắng lợi cuả ư chí tôn giáo, mang nặng tính chất răn đe và nêu gương đạo đức cho người khác. C̣n Chí Phèo đạt tới sự thắng lợi của bản ngă tự nhiên lại mang tính chất cảnh báo về giới hạn của hai trạng thái: Tồn tại và ư thức về sự tồn tại đó."

*

Kết luận: V́ không nhiều thời gian nên tôi không bàn thêm vào những điểm khác trong tiểu luận của anh Đỗ Ngọc Yên. Riêng những phân tích ở phần trên của bài viết, tôi đă chỉ ra những ưu điểm mà anh ĐNY đă giúp bạn đọc liên tưởng đến xă hội hiện tại (CSVN). Đồng thời, tôi cũng trích dẫn lại xuất phát điểm tư tưởng của Nam Cao khi ông sáng tác ra Chí Phèo để chúng ta thấy việc anh ĐNY kết luận: "Chí Phèo - hiện thân bản ngă Việt" là sự ngộ nhận. Và, việc anh bảo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu đến Niết Bàn là tiến tới "bản ngă", tức quay lại vô minh, th́ có phải là anh đă bị sa đà vào cơn say chữ, rồi lạc bước luận lư không???

 

Ngày 01.7.2001

Trường Xuân Triệu